Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Phật Đản 2549 - 2005


Phật Đản một lần nữa lại trở về trên quê hương, nhưng vào thời điểm lịch sử mà 30 năm trước đã có kẻ khóc, người cười, kẻ được tất cả, người mất tất cả, kẻ hoan hỷ, người hận thù đến tận gốc những sợi tóc bạc màu, nhưng trong buổi giao thời những bất toại tất yếu phải có, giờ đây, cuộc sống nhộn nhịp hơn, tiện nghi hơn, nhiều cái hơn của thập niên 1975 –1990, kể cả tệ nạn, tham ô, bệnh nan y cũng hơn hẳn thời chiến tranh khốc liệt.

Nhà nước VN tất bật tổ chức chào mừng 30 năm ngày giành thắng lợi, thống nhất tổ quốc, đồng thời đánh dấu giai đoạn đổi mới của đất nước, trong buổi họp chuẩn bị lể Phật Đản 2549 tại SG, cán bộ Tôn Giáo thành phố truyền đạt chỉ thị:- năm nay, để chào mừng 30 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, PG có quyền tổ chức lể Phật Đản bằng khả năng tối đa, trên nguyên tắc, tôn giáo nầy không tự phát triển thì tôn giáo khác cũng phát triển...Thành hội có người phát biểu:sợ làm xe hoa sẽ kẹt xe, cản trở giao thông và tốn tiền...các quận huyện có ai muốn làm xe hoa và tổ chức Phật Đản? tất cả im lặng!
Trong những mùa P Đ trước, dù Thành Hội không chủ trương, một vài quận, huyện ngoại thành vẫn làm xe hoa, nhà nước vẫn không cấm cản, nhưng cảm thấy hạ tầng cơ sở quá năng nổ, Một vài nhân sự quyền hành trong Thành Hội sợ mất mặt, bèn chỉ thị cấm đóan, kể cả treo cờ PG. Năm vừa rồi, nhà nướic cho phép PG treo cờ mặc dù Ki tô giáo suốt 30 năm vẫn không gián đoạn việc treo cờ, làm hang đá ngay chổ công cộng, giăng cờ qua cả khu ngoại giáo; nhạc giáng sinh và chương trình văn nghệ vẫn nhan nhãn trên phương tiện truyền thông đại chúng , giờ nhà nước chính thức cho làm xe hoa và mọi hình thức chào mừng ngày Đức Phật Đản sinh, tuy là mới đối với PG nhưng quá cũ đối với Kito giáo trên mãnh đất nầy. Cái điều lạ, ai cũng biết Kito giáo là một tôn giáo mang nợ máu đối với dân tộc, rước voi dầy mã tổ, thế mà thời chiến tranh Pháp- Mỹ, không một nhà thờ nào bị dội bom hay giật sập, trong Nam cũng như ngoài Bắc, ngược lại đình chùa có nơi mất hẳn dấu vết một thời có mặt cùng với dân tộc; Nhiều chùa vùng ngoại biên từng là nơi cưu mang những người dân chạy nạn cuộc chiến, là nơi giúp con em biết đọc chữ quốc ngữ, từng cứu trợ thương binh, từng vào sanh ra tử với dân tộc, hầu hết từ xưa, cửa chùa là trung tâm văn hóa của nhân dân, tinh hoa của đất nước. Thiền môn từng là linh hồn dân tộc;thành trì bảo vệ lảnh thổ quốc gia...thế nhưng, cũng là điểm mà các thế lực xem như nguy hiểm, cản trở ý đồ chính trị, nên mọi cách cần phải loại trừ, hạn chế sự hiện diện của PG nơi công công càng nhiều càng tốt, thậm chí còn bôi bác, bêu rếu dưới nhiều hình thức như chương trình Gala cười là một ví dụ; vì thế, mang tiếng cùng với dân tộc tồn tại từ thời lập quốc, nhưng ngày lể P Đ không ai biết, ngày Giáng sinh chỉ mới hơn 400 năm tại VN, ai cũng quen thuộc điệu nhạc, hình ảnh, nhất là ông già Noel và cây thông biểu tượng.
Nhiều lý do để P Đ năm nay được tự do tổ chức, ngoài kỷ niệm ngày chiến thắng lịch sử, thống nhất tổ quốc, còn những vấn đề tế nhị về tâm lý và chính trị, nhất là sau chuyến hành hóa của Thiền sư, để lại cho nhà nước VN một ấn tượng tốt về một PG và hình ảnh tu sĩ chân chánh của PG mà đa số cán bộ trước kia đều hiểu PG một cách méo mó, xem nó như một loại tín ngưỡng dân gian thiếu khoa học, bị xem thường, không đáng trân trọng!
Gần 30 năm,PGVN không tổ chức được buổi lể P Đ mang tầm vóc quốc gia, trách nhiệm thuộc về giới lảnh đạo GHPGVN hiện tại, một phần do tính thụ động, một phần không muốn năng nổ sợ mích lòng bề trên, sợ ảnh hưởng chức vị quyền lợi, chỉ thị đâu làm đấy như một thừa sai, duy chỉ một vấn đề tự chủ động , đó là TIỀN, bằng mọi cách phải làm ra tiền mà không sợ mích lòng ai! Trong thời buổi ràng buộc bởi cơ chế nên thụ động đã đành, khi nhà nước tháo khoán, các sư cũng nhác tay và lo trước cái lo của nhà nước, sợ kẹt xe và sợ tốn tiền. Nếu các sư là cán bộ, hẳn là những cán bộ gương mẫu nhất! Dịp lể 30/4 kỷ niệm 30 năm giải phóng, từ Bắc chí Nam rầm rộ tổ chức, chắc hẳn tốn kém bạc tỷ và quần chúng hưởng ứng đông hơn cả ngày lể Phật Đản, nhà nước không sợ kẹt xe, không sợ tốn kém; Tiền đã vào túi, dù vào bằng cách nào, dù không đổ mồ hôi, không bỏ bỏ vốn liếng,thò tay rút ra, các sư cũng cảm thấy như rát ruột. Năm vừa rồi, nhờ sự năng nổ của thầy Nhật Từ, vài bản nhạc PG được rỉ rả trên truyền thanh truyền hình, thế nhưng, Thành Hội cũng chỉ chu cấp vài triệu để sau đó, thầy Nhật Từ vừa bỏ công lại bỏ của bù vào khoản chi phí nhạc lể đó cả chục triệu! Năm nay, có sự hứa khả của thầy Chân Tính chùa Hoằng Pháp, chắc chắn thầy Nhật Từ mạnh dạn tổ chức văn nghệ P Đ chu tất hơn, và Thành Hội không còn sợ tốn kém nữa ( một điềiu lạ, nếu cần một phong bì hàng chục triệu cho ai đó, các ngài vui vẻ trao hai tay mà còn cảm thấy hảnh diện, không đau xót như chi phí cho ngày Phật Đản )
Theo nguyên tắc, khi được nhà nước khích lệ tổ chức lể P Đ như vậy, thêm một câu khích tướng: Tôn giáo nầy không phát triển, tôn giáo khác cũng phát triển, đó là quy luật cạnh tranh, đáng ra chúng ta phải hồ hởi và tự ái,nhưng các sư không cần cạnh tranh, cha chung không ai khóc, miễn an phận là đủ; Người Phật tử đau xót khi thấy cái vô trách nhiệm của giới lảnh đạo PGVN ngày nay trước mùa lể trọng đại của PG; Thay vì chỉ thị các quận huyện mỗi nơi tùy khả năng mà tổ chức cho chu đáo, Thành Hội lại hỏi – có ai muốn làm không ! ngầm hiểu rằng đừng nên làm; mặc dù các vị đại diện quận huyện im lặng, không có nghĩa tất cả đồng tình để ngày lể chìm trong lặng lẽ, nhưng các ngài lặng lẽ chìm trong ngao ngán tính thụ động tắc trách của bề trên.Trên thế giới, mọi người con Phật cồ thể hiện tinh thần Phật Đản, nhất là những Phật tử tha hương, muốn tìm sự an ủi, ấm áp trong tinh thần đồng đạo; Tại miền Trung, nhất là từ Đà Nẳng ra Huế, tuy tài chánh hạn hẹp, năm nào cũng thể hiện sự trang trọng và hưng phấn cho buổi lể, tuy tín đồ ngheo tiền bạc, nhưng tâm đạo phong phú, tinh thần sung mãn, qua chuyến thăm quê của Thiền sư N.H. vừa rồi đã chứng tỏ điều đó..Ngoài xã hội, nhưng đứa con tha hóa mất gốc chỉ biết hưởng thụ ăn chơi, không hề quan tâm đến kỵ giổ cha mẹ ông bà, thậm chí xem đó là gánh nặng kinh tế, chỉ những đứa con mà không người đó mới vô tâm với cội nguồn, nhưng một tôn giáo, đạo đức làm nền tảng lại thiếu trách nhiệm với đấng cha lành kể cũng lạ. Chuyện khó tin nhưng có thật là những thiên tiểu thuyết nhiều tập trong PGVN ngày nay, không thể nói hết. Thành Hội không chỉ thị, ở dưới cũng không dám vung tay quá trán, sợ hậu quả, nhưng rất may, vẫn còn nhiều tu sĩ tuy không có chức năng quyền hạn nhưng có tấm lòng, vẫn âm thầm năng nổ góp phần trong những dịp lể quan trọng.
Xã hội VN đang cải thiện nhiều mặt, cố gắng xóa những tiêu cực, để làm cho bộ mặt VN sáng hơn trên trường quốc tế, nhất là Tôn giáo và tín ngưỡng, nhà nước muốn các tôn gíao tự do phô trương nhân dịp lể của mình, vừa mừng ngày trọng đại của đất nước, vừa chứng tỏ cho thế giới thấy cái tự do tôn giáo của VN hiện nay, vừa muốn khôi phục nền tảng đạo đức tôn giáo hầu góp phần giảm bớt tệ nạn xã hội mà nhà nước một mình không thể giải quyết, đó là một trong nhiều điều kiện để hội nhập vào WTO; Cũng dịp nầy, các tôn giáo khác ngoài PG, đang ra sức chen chân trong mọi ngõ ngách, thể hiện sự có mặt của mình trong xã hội,tìm một thế đứng trong trái tim nhân dân, trong cơ cấu nhà nước bằng những phương tiện vật chất dồi dào sẳn có, họ có tinh thần, có trình độ, có tổ chức, biết đâu VN sẽ là Philippines thứ hai nếu các sư nhà ta nằm chờ sung rụng, bởi lẽ hiện nay, quần chúng phần lớn thờ ơ với PG, không hiểu Đạo Phật là gì, cái hào quang 400 năm qua thời đại Đinh Lê Ly Trần chỉ còn trên sử sách, các sư quyền cao chức trọng đang ngái ngũ trên bả lợi danh.
Đản sanh năm nay, đức Phật cũng một tay chỉ thiên, một tay chỉ địa, nghĩa là trời ơi, hãy nhìn xuống mà xem bả lợi danh đang chôn sống đám đệ tử của Ngài.

MINH MẪN
Mùa Phật Đản 2549

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét