Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

TÂM SỰ CHIẾC QUẦN LÓT



Lần đầu tiên, thay mặt chủng tộc thấp hèn nhất, tôi xin mạo muội được bộc bạch tâm sự mà giòng họ chúng tôi có diễm phúc theo lòai người suốt chiều dài lịch sử nhân lọai tồn tại và phát triển.
Kính cùng những con người có hiểu biết, có lẽ chúng tôi có mặt từ lúc con người xuất hiện lâu lắm chứ không chỉ sáu bảy ngàn năm như con cháu vua David, lúc bấy giờ chúng tôi là những tấm lá chắn che cái của tội mà cắc cớ Chúa tạo ra giống như của Chúa hay ít ra giống như ý muốn của Chúa, để rồi con cái của Chúa phải khốn khổ lao đao vì nó, càng ngày cái của tội đó được che đậy tốt đẹp hơn, nó lại càng phạm tội nhiều hơn, đến nỗi, không riêng gì kẻ phàm phu tục tử mà ngay cả các đấng bề trên được Chúa chọn đồng trinh, độc thân để thay mặt Chúa chăn dắt con chiên, cũng lén lút làm nhiệm vụ truyền giống mà Chúa tạo phương tiện sẵn, phải chi những đấng thánh thiện được Chúa chỉ định, lúc sanh ra Chúa không nên gắn thêm của thừa đó, giòng họ chúng tôi cũng khổ tâm chứng kiến cảnh trạng như vậy. Chúng tôi khổ tâm với nếp sống bình thường của kẻ phàm tục đã đành, có ai ở phạm vi của chúng tôi mới thấy nhiệm vụ giòng họ chúng tôi to lớn nặng nề không kém kẻ có sứ mạng mở mang nước Chúa.Thỉnh thỏang quý vị ngửi phải khí độc đã cảm thấy khó chịu, chúng tôi thường xuyên phải chịu trận; bà con chúng tôi may mắn ở trong giới thượng lưu qúy tộc còn đỡ, chẳng may lọt vào giai cấp cùng đinh thì cái khổ của chúng tôi đi liền với cái nghèo khó của chủ. Những chủ nhân sinh lực bất thường, chúng tôi cũng phải chứng kiến lắm điều trơ trẻn; Khi con người tiến đến xài khố, là tiền thân của chúng tôi, giòng họ tôi tuy phải chịu sự bẩn thỉu của thể xác, nhưng tinh thần của chúng tôi ít có vấn đề nghĩ ngợi, vào thời hai thiên niên kỷ về trước, một dịp may đến với chủng lọai chúng tôi, được lối xóm ghen tỵ khi chúng tôi có diễm phúc theo Jesus ở trên cây thập ác, chúng tôi hãnh diện vì gắn liền với con người hy sinh cứu rỗi cho nhân lọai, nhưng niềm vinh dự chưa thấm, đã thấm nỗi ô nhục bị thiên hạ chọc quê, bà con chúng tôi cũng bị đóng đinh theo hai kẻ trộm bên cạnh Jesus, chúng tôi chưa biết phải vui hay buồn, hãnh diện hay nhục nhã khi biết rằng đấng chịu chết cứu chuộc nhân lọai, lại là người bất bình thường, đó là lời phán của ông Giuse và bà Maria, và cái chết đó, theo con người bấy giờ là Jesus đã vi phạm luật lệ của chính quyền, chống lại pháp luật sở tại, nếu quả vậy, làm sao chúng tôi hãnh diện được! Đã thế, chúng tôi theo ngài qua tận Ấn Độ, chịu nóng, chịu rét lúc ngài tham vấn cầu đạo với các đạo sĩ Yoga và các vị đệ tử Đức Phật, học ít pháp thuật, mang về Jerusalem, cảm ứng thế nào ấy mà ngài tự nhận mình vừa là con Thượng đế, vừa là Thượng đế, vừa là chúa Thánh thần. Mặc dù nằm phía dưới thân thể của ngài, nhưng diễm phúc theo ngài suốt như hình với bóng, tôi cảm thấy chóang váng với lối lý luận chẳng phải một trong ba, hay ba trong một mà ba là một hay một là ba; Đám trẻ con nói – cắc ké là mẹ kỳ nhông – kỳ nhông là ông kỳ đà – kỳ đà là cha cắc ké còn có thể hiểu được chứ cái mửng con cũng là cha, cha cũng là anh em, anh em cũng là con thì thú thật tôi trộm nghĩ, có ngày người ta cũng có thể lột chúng tôi ra đê’ lau mặt vì xem như cái khăn cũng là quần lót, quần lót cũng là cái khăn lau mặt, dưới trên cũng một thứ, biết đâu đó là cuộc đại cách mạng, lúc bấy giờ giòng họ chúng tôi cũng nở mày nở mặt hãnh diện đôi chút! Nhưng ước mơ đó khó thành sự thật, vì lý thuyết là lý thuyết, thật tế không được lý tưởng. Sau ngày Jesus được đệ tử dàn cảnh hạ xác chết xuống, mai táng vào hang, nhưng Jesus chưa chết, bèn tẩu tán, tín đồ bắn tin ngài đã về trời, một lần nữa, tôi theo ngài lẫn trốn khắp xứ Do Thái, rồi qya Ấn Độ, giòng họ chúng tôi cũng rải rác theo các Tông đồ, chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường theo những con người bình thường. Vài trăm năm sau, tộc họ chúng tôi thêm một lần đổi đời, Constantine củng cố giáo hội, có giáo phẩm, chức sắc hẳn hòi, anh em bà con chúng tôi được hầu hạ Giáo hoàng và các đấng bề trên, tuy phận bề dưới của các ngài, nhưng vẫn hãnh diện vì có nhiệm vụ nâng bi, bợ đỡ các ngài, để các ngài yên tâm thống lĩnh thiên hạ; Cái hãnh diện thì ít, cái mặc cảm nhục nhã thì nhiều cũng bởi nhiều đấng Giáo hoàng bê tha chè chén, cưỡng đoạt dâm tình, sát nhân hại bạn vì ngôi vị thay mặt Chúa tại trần gian, giòng họ chúng tôi chứng kiến tất cả mọi thứ trong bóng tối mà người đời không thấy được, chúng tôi thông cảm vì bồi dưỡng quá nhiều, dinh dưỡng thoải mái mà ông bà từng nói: no cơm ấm cật, dâm dật suốt ngày, vì thế mà các ngài trửng mở phạm tội buổi tối,dâng mình Thánh Chúa buổi sáng và chiều tha tội cho kẻ khác; chúng tôi chứng kiến một cách khôi hài. Đã thế, xem mạng người như cỏ rác, thiêu sống những giáo sĩ chống lại tòa Thánh, sát hại người ngoại đạo, giam cầm các nhà trí thức, khoa học gia đi ngược lại Thánh kinh hay luật hội Thánh; Không những bốn cuộc Thánh chiến, các đấng bề trên còn toa rập với thế lực đế quốc cướp đoạt tài sản nhân dân gom về làm tài sản hội Thánh, cướp đoạt linh hồn con người gom về làm dân Thiên Chúa tạo máu đổ thịt rơi chảy dài trên mười bảy thế kỷ; chúng tôi đau lòng nhưng phận bề tôi biết sao hơn! Nếu không bị kìm hãm bởi quyền lực độc đoán của tòa Thánh, các nhà khoa học đã đưa con người tiến xa hơn ngày nay rất nhiều, biết đâu họ tộc chúng tôi thoải mái và đẹp đẽ khác lạ hơn nhiều để phục vụ tốt cho nhân loại!

Vào thế kỷ XXI, trên hành tinh có nhiều diễn biến từ chính trị, khoa học, kinh tế. Trong đó có tôn giáo, nhất là tôn giáo độc thần một khuôn với Kitô giáo, tiếp tục gây kinh hoàng cho con người thay vì phụng sự con người như họ nói, vì Chúa ở cùng anh chị em, nghĩa là anh chị em cùng một cha, thế mà họ vinh danh cha, giết anh chị em không thương tiếc! Thêm một diển biến mà trên hai ngàn năm chưa hề có, tại vùng đất văn minh, con cái Chúa chối chúa, bỏ hội Thánh theo ngoại giáo đến nỗi nhiều nhà Thờ phải bán hoặc đóng cửa vì không ai đi lễ nữa, tín đồ ngày càng giảm, các đấng chăn chiên phải nghĩ đến chuyện dọn đường dời đô sang VN, ôi thêm một chuyện đổi đời, nhưng không quan trọng bằng cái đổi đời cho chúng tôi, một giòng họ từ lâu bị thiên hạ xem là bần cùng nhất, nay được con cái Chúa cho phong Thánh tất!

Chuyện nghe kể rằng – trong lúc quẩn trí vì Chúa đi vắng trong tâm hồn, một hay vài người con bất trị của Chúa, bèn nghĩ cách thay ngôi vị chúa bởi chiếc quần lót đàn bà, họ muốn làm cuộc đảo chánh, thế là một vị thánh nhân phương Đông mà các nhà bác học từng xem tư cách đạo đức của ngài lớn hơn Chúa – đó là đức Phật – họ cho vào quần lót, có nghĩa họ thánh hóa quần lót đàn bà, hàm ý quần lót đó vẫn đạo đức hơn chúa ba ngôi; chỉ trong một đêm, sáng ra giòng họ chúng tôi đựơc phô bày khắp nước Mỹ, chúng tôi được bàn dân thiên hạ trầm trồ ngắm nhìn nhưng tuyệt nhiên không ai dám đụng tới chúng tôi, vì chúng tôi đã là Thánh. Một vài kẻ tiểu tâm, vô ý thức tiếp tục bắt chúng tôi phục vụ của nợ mà Chúa lỡ trao cho họ, có nghĩa họ cũng Thánh hóa nốt của nợ đó, thảo nào các đấng bề trên vụng trộm mân mê o bế nó đến khi bể bạt, bị tố tụng, tòa Thánh phải bồi thường hàng triệu đô la. Thật sự chúng tôi không sung sướng gì, từ xưởng may, qua nhiều khâu, trong bóng tối được bày ra ánh sáng, đến khi nằm trong các shop cho thiên hạ chiêm ngưỡng, hay lăn lóc ở các sạp chợ trời để thiên hạ xáo tung lựa chọn, bị chê khen đủ điều, giờ đây được nâng cấp hàng Thánh, chúng tôi đâm hoảng, giòng họ chúng tôi không mong như vậy, chỉ được yên tâm, cải tạo tốt, đóng góp cho nhân loại trong quyền hạn tầm thường, nhưng ngày nào chúng tôi chưa bị khước từ đẳng cấp Thánh đó, chúng tôi vẫn ăn không ngon, ngủ không yên, vì sẽ xa rời khách hàng, thất buồn;

Ai có thể phục hồi quyền công dân cho chúng tôi?
Chuyện lạ là những kẻ cướp quyền hội Thánh để tự phong Thánh cho chúng tôi, đến nay vẫn không nghe các đấng bề trên khiển trách hay ngỏ lời xin lỗi tôn giáo bị mang đấng giáo chủ làm quân hàm phong Thánh cho chúng tôi! im lặng đồng nghĩa với toa rập, không biết điều và vô ý thức trách nhiệm ở cương vị dẩn dắt tín đồ.

Chuyện lạ là chính quyền sở tại vẫn xem đó là quyền tự do, một trong những quyền tự do giết hại, xúc phạm, cực đoan quá khích một chiều!
Chuyện lạ là trong kỷ nguyên Hoàng kim khoa học trí thức mà vẫn còn rơi rớt lại những tâm hồn lẩn quẩn trong quần lót đàn bà, chưa đầu thai làm người được, có lẽ đó là những oan hồn bị phá thai sau một cuộc truy hoang của các đấng bề trên.

Nhưng giòng họ chúng tôi tự an ủi, biết đâu là rủi, biết đâu may, chả có gì lạ, vì họ hành xử theo bản năng được un đúc từ giáo thuyết ngạo mạn, cực đoan phản động, thế mà mấy sư cứ bảo hơi đâu tranh luận tầm thường, vâng, vì các ngài ở đẳng cấp cao thượng, chúng tôi loại đẳng cấp tận cùng xã hội, có tâm sự với những việc tầm thường nầy cũng không tầm thường thêm, ta cứ tiếp tục sứ mạng tầm thường nhất để không phạm phải những tội lổi bất thường, cho dù đang phục vụ cho những con người không bình thường. Nhờ dịp may, chúng tôi mới bộc bạch cùng những ai có hiểu biết hơn chúng tôi!!!

Thay lời đồ vật vô tri.
Minh Man

08/4/2009

thầy trụ trì và nghệ sĩ ưu tú Bạch Tuyết



THẦY TRỤ TRÌ CHÙA KỲ QUANG - GÒ vẤP - THÍCH THIỆN CHIẾU
VÀ NGHỆ SĨ ƯU TÚ BẠCH TUYẾT


PHÓNG SANH


Phóng sanh là tập quán vốn có từ nhà Phật. Người con Phật thể hiện lòng từ bi đối với các sinh động vật. Trong những lễ lớn, rằm nguơn của Phật giáo, chim cá được phóng thích thường xuyên, cũng từ đó mà nhiều vấn đề được đặt ra và những tệ nạn tiêu cực phát sanh.
Ngày 25/2/2011 tức ngày 23/01/Tân Mão, cơ sở Từ Thiện chùa Kỳ Quang 2 ở quận 12 vừa thiết lễ kỳ an đầu năm, an vị tôn tượng Di Lạc và “phóng sinh quy hướng Tịnh độ” cho các loài thủy tộc. Khuôn viên khá rộng, nằm dọc con sông lớn An Phú Đông, nơi đây nuôi và hướng nghiệp cho hàng trăm trẻ khiếm thị, do ĐĐ Quang Hạnh đảm trách. Hàng tháng, Phật tử chùa Vạn Đức Thủ Đức và một số nơi đem cá đến đây phóng sinh. Thỉnh thoảng vẫn có những cá nhân đến để thả chim, cá về với môi trường tự nhiên của chúng..
Một số người phản đối việc phóng sinh, họ bảo: làm như thế tạo thêm những kẻ săn bắt; mình thả, họ bắt, con vật biến thành vật hy sinh cho việc mua bán và bị giam cầm thường xuyên;
một số sinh vật bị giam cầm đã chết hoặc suy dinh dưỡng, lúc thả ra, không đủ sức bay hoặc bơi lội…
Cũng có một số người quan niệm: Thú vật là dạng chúng sinh mang nghiệp nặng, hãy để cho chúng trả nghiệp, đừng gánh lấy nghiệp của chúng …
Những người ngoại đạo lại bảo: Sinh vật được Thượng đế tạo ra để nuôi dưỡng loài người, hà cớ lại đem tiền ra mua, thả chúng thật phí phạm. Nếu tất cả đều như thế thì các động vật sẽ phát triển nhanh, chiếm hết không gian cuộc sống và ảnh hưởng hoa màu của con người….
Tóm lại, rất nhiều lý do để phản đối hành động phát khởi do tình thương của người con Phật mà ra. Việc thể hiện lòng từ bi đối với mọi loài là việc tốt. Chuyện kẻ săn bắt lợi dụng tình thương đó mà phát triển nghề nghiệp là việc của họ. Nếu thấy một người đói khổ, bảo rằng đừng giúp đỡ vì họ là kẻ ăn cắp, giúp rồi họ vẫn tiếp tục đói, hoặc do nghiệp của họ phải lãnh thì cả xã hội, không ai giúp ai, mạnh ai nấy sống, tinh thần từ bi và hạnh bố thí của nhà Phật áp dụng vào đâu? Cổ nhân có nói: Kiến nghĩa bất vi, phi dõng giả, lâm nguy bất cứu mạc anh hùng . Trước việc khổ đau của kẻ khác, chúng ta có bổn phận giúp đỡ, giải thóat khổ đau trong khả năng, nguyên nhân nào và hậu quả thế nào là do những yếu tố phụ thuộc khác; đừng vì những hệ lụy liên đới mà ngăn chận việc làm đúng, thể hiện lòng từ, là sai. Người con Phật có trí tuệ khi hành động và thực hiện lời dạy của đấng cha lành. Nếu do nghiệp ác của chúng sanh mà ta sợ lãnh nghiệp, thì Đức Thế tôn đã không bỏ ngôi báu tìm phương giải thoát cho chúng ta. Lý luận bảo rằng mọi sinh vật đó là vật nuôi dưỡng chúng ta do Thượng đế tạo ra, là lối biện luận của kẻ tham ăn và lòng hiếu sát. Mọi sinh động vật đều có giá trị sinh tồn bình đẳng, bởi chúng đều có cảm thọ vui buồn, sướng khổ như nhau, đều tham sống sợ chết như chúng ta. Quy luật cân bằng sinh thái của tinh cầu, không cho phép các động vật, dù nguy hiểm như rắn, hổ và những thú dữ khác phát triển hơn bình thường. Hàng tỷ năm hình thành sự sống, loài người có mặt sau cùng, thế mà các thú hoang có bao giờ phát triển quá độ? Trong cõi riêng tư của gia đình, con người thích nuôi thú và nhất là thú hoang để làm cảnh, tại sao trong đời sống, chúng ta không cho phép chúng tồn tại đồng thời với cuộc sống của chúng ta một cách hài hòa, thân thiện? Dù chúng ta có phóng sinh hay không, từ lâu vẫn tồn tại kẻ săn bắt và các thú hoang vẫn bị giam cầm, tại sao chúng ta không đốt bớt một giai đoạn giam cầm những động vật đáng thuơng đó, cho dù chúng hưởng được một tự do trong khoảnh khắc ngắn ngủi? Những tín đồ ảnh hưởng giáo lý Từ bi có khác với những người bình thường, tại sao chúng ta lại nghe theo những ngăn cản mà thoái tâm từ, vốn dĩ đó là một trong những mắt xích trưởng dưỡng đạo tâm của chúng ta. Dĩ nhiên bât cứ lòng tốt nào cũng bị lợi dụng, nhưng đừng vì bị lợi dụng mà chúng ta bỏ lỡ cơ hội cứu giúp một sinh mạng. Một tù nhân thèm khát tự do như thế nào thì các chú chim trong lồng cũng ao ước một chân trời tự do bay lượn như thế, hãy cho chúng một tự do trong khả năng của chúng ta. Luật nhân quả bảo rằng Nhân nào Quả đó, thế thì phóng sanh ắt phải có quả báo tốt đối với người phóng sanh! Biết như vậy, chúng ta không nên do dự khi có điều kiện làm điều thiện.
Rất nhiều lần cá được thả xuống thì người dân chèo xuồng bơi dọc bờ sông chích điện đem lên lại, và chim bị cắt cánh, không bay được nên bị bắt lại. Đó là một thảm kịch lẩn quẩn không có lối thoát. Những người dân sống trên sinh mạng của muông thú và lạm dụng lòng từ của con Phật, họ không ý thức luật nhân quả và đồng cảm nỗi đau của một sinh vật, họ hành động một cách tự nhiên của luật sinh tồn trong cỏi vô minh, người con Phật có lòng từ đối với các sinh vật đó, cũng phải có lòng bi đối với những người dân như vậy. Giải quyết một vế thì vế bên kia cũng phải phát triển tương xứng, vì thế, chúng ta phải nghĩ đến cách giải quyết cho người đánh bắt. Với số lượng chim trời cá nước phóng sinh hàng chục triệu. Có những cuộc phóng sinh trên 26 tấn cá ở Cà Mau những năm trước, tại sao chúng ta không trích một phần tương đương thu nhập một ngày của họ để giúp họ và nhờ họ cùng chúng ta phóng sinh, tránh được đánh bắt trở lại ngay lúc đó, giúp họ có cơ hội hành thiện. Nếu song hành với việc phóng sinh là giúp đỡ đồng bào nghèo trong vùng phóng sinh, dù là tượng trưng, cũng tạo cho họ một ý thức cộng tác từ thiện, khuyến nhủ cho họ hiểu lợi ích việc phóng sinh, thế nào cũng có người cảm nhận được từ trường bi mẫn của chúng ta. Giúp kẻ khó và phóng sinh đều có giá trị như nhau. Người Phật tử thường hành thiện theo thói quen và nặng về hình thức, nếu chịu khó suy xét kỷ thì việc bố thí, phóng sanh, hành thiện sẽ đạt kết quả sâu sắc hơn. Phóng sinh không có nghĩa phải đợi chú nguyện làm lễ, một giây phút chờ đợi là kéo dài thêm nỗi đau khổ của sinh loại. Chúng có thể được phóng sinh bất cứ lúc nào và bất cứ nơi nào, không nhất thiết phải có nghi lễ tôn giáo. Hôm phóng sinh tại cơ sở xã hội Kỳ Quang, có một số cá, ốc, chim đã chết hoặc ngất ngư vì thiếu nước và ngạt thở trong thời gian quá lâu. Nhưng phần lớn chúng sung sướng tung tăng bơi lội trong nước và tung cánh vào không gian tự do khi được thả.
Tại cơ sở xã hội nuôi dạy trẻ khuyết tật Kỳ Quang 2, quận 12, treo tấm banderole lớn: Lễ Hội phóng sinh, quy hướng Tịnh độ. Từ trước nay, phóng sinh thì nhiều và thường, nhưng ít thấy tấm biều ngữ mang nội dung như vậy. Trước khi làm lễ phóng sinh, Thượng Tọa T. Minh Thọ đã giảng ý nghĩa phóng sinh hơn 15 phút. Tham dự nghi thức hành chánh cũng có nghệ sĩ nhân dân ưu tú Bạch Tuyết, ĐĐ T. Lệ Thọ và một số chư Tăng các nơi. Một tôn tượng Di Lạc lộ thiên, hoàn thành trong thời gian không quá một tháng chuẩn bị đón tết truyền thống, hướng ra mặt sông. Cảnh trí được sắp xếp thật u nhàn trang nhã. Người tham dự khá đông, nhưng mấy ai hiều đúng nghĩa hai chữ phóng sanh. Quy hướng Tịnh Độ mang hai ý, một là loài cầm thú được phóng sinh cầu cho chúng quay về với cõi Tịnh, cõi giải thoát. Hai, người làm công tác phóng sinh nguyện chuyển đổi phước báu nầy hướng về cõi Tịnh, giải thoát. Cõi Tịnh, giải thoát không chỉ mang hình ảnh của một cảnh giới, cũng có thể là một tâm thái. Cổ nhân quan niệm phóng sinh: phóng chư phiền não chi tâm, sanh chư trí tuệ chi ý. Như vậy phóng sinh không chỉ giới hạn trong việc trả tự do cho các loài động vật mà phải giải phóng những uế trược phiền não ràng buộc trong Tâm để phát sanh trí tuệ giải thoát cho chính mình. Nếu song hành cả hai cách phong sanh như thế thì việc phóng sanh mới có ý nghĩa và có kết quả như ý.
Cho dù việc phóng sanh có những khó khăn, chúng ta tìm cách giải quyết và giúp đỡ những kẻ lạm dụng việc phóng sanh song song với việc giúp những sinh vật bé nhỏ đó,tạo thêm niềm vui cho người và vật. Không nên chùn bước trước những lời bàn ra mà thối tâm từ bi. Đồng thời không xem việc phóng sanh là làm phước mà còn là phương cách tiến tu đạo nghiệp tuệ giác, giải thoát.

Một lễ phóng sinh đầu năm của cơ sở xã hội Kỳ Quang 2 được yểm trợ bởi an ninh địa phương và tham dự của quần chúng, tạo thêm bầu không khí tươi mát vốn có của giòng sông An Phú Đông, để tất cả đồng Quy Hướng tịnh Độ trong cuộc sống.

MINH MẪN
25/02/2011

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

LẠI CHUYỆN CẢI ĐẠO


Gần đây, trên các mạng truyền thông của Kito giáo loan tin “nữ chân tu Phật Giáo trụ trì chùa Quán Âm, Bình Hưng, Bình Chánh” đã cải đạo từ giường bệnh.

Sau tin đó, hàng loạt bài từ Phật giáo phản hồi và tìm hiểu sự thật. Qua một số bài, trong đó có bài của thầy Thanh Thắng xác minh: cô Phụng không phải là ni cô, am Quan Âm không phải là chùa mà chỉ là tư gia thờ phượng như cái am, cái thất cá nhân thôi.
Việc cải đạo từ bên nầy qua bên kia là ”chuyện thường ngày ở huyện”, không riêng ở Việt Nam mà khắp nơi trên thế giới, nhất là Âu châu hiện nay, rất rất nhiều tín hữu Kito giáo chuyển sang đạo Phật và nhà Chúa biến thành nhà Chùa, chẳng có gì phải ầm ỉ. Cái ầm ỉ là việc cải đạo không do tự nguyện và xẩy ra trong lúc đương sự thiếu tỉnh táo. Qua sự kiện nầy, nguời đưa tin lập lờ đánh lận con đen, biến một tín đồ thành ni cô, biến am thất thành chùa để thăm dò phản ứng Phật giáo và khích lệ những linh hồn còn lừng khừng chạy theo mốt thời thượng về tín ngưỡng, để hãnh diện trên cổ tòn ten cây Thập ác, xem như là trào lưu tiến bộ.

Các soeur có mặt thường xuyên trong các bệnh viện để giúp các bệnh nhân thiếu sự quan tâm của thân quyến, trước 1975, miền Nam cũng đã có như thế; khi cảm hóa được một linh hồn bệnh hoạn hoặc tranh thủ áp đặt tín ngưỡng trong lúc hôn mê, các soeur liền thông báo cho vị Linh mục đến rửa tội. Các tội phạm trong lao khám, trước khi tử tù bị hành quyết, Linh mục tuyên úy khuyên nhủ tử tù nên chấp nhận Thượng Đế để được rửa tội đưa về ở cùng nước Chúa.
Tóm lại, mọi tình huống`trong cuộc sống đều luôn có mặt các soeur, các cha, và giờ đây, các mục sư bên cạnh chúng ta.Đó là tinh thần tiếp thị của kinh tế thị trường một cách bài bản của Phương Tây.
Các tôn giáo Đông phương ngược lại, mang tính thụ động trong việc truyền tải giáo lý, ai có “duyên” thì đến, không chủ động đem đạo đến với ai. Thà các sư bị đẩy lên núi như Hàn quốc hiện nay; thà bị chính phủ làm nhục Tăng Thống Phật giáo Hàn quốc, thà để họ chặt đầu tượng Phật…;Vì quan niệm: Phật tại tâm, Phật luôn bàng bạt khắp mọi chúng sanh, Phật không bao giờ mất, hết suy đến thịnh, hết thịnh đến suy…Đạo chân chính không cần quảng bá, thà ít mà chuyên chính hơn là số đông mà phức tạp…vì thế Phật giáo an phận thụ động và co cụm trên các quốc gia mà Phật giáo từng chiếm đa số.
Không những tại Hàn quốc bị Tin lành trấn áp, tại Việt Nam, tín đồ Kito giáo chỉ 7% mà Phật giáo và tín đồ Phật giáo đôi khi còn bị chèn ép. Ví dụ chùa Hiển Quang ở Giáo xứ Vinh Sơn, Tân Bình bị đốt năm 2005 chỉ vì lý do xin dựng bảng chùa nằm bên dưới bảng nhà thờ. Một giáo xứ ở Bảo Lộc bắt cóc con của một cuộc trưởng Nông Tín cuộc năm 1967 sau khi đập phá, ném đá, khủng bố vì sống và làm việc tại giáo xứ mà không theo Đạo. Còn rất nhiều sự quấy nhiễu mà Phật giáo phải chịu đựng suốt đệ Nhất và đệ nhị Cọng Hòa miền Nam Việt Nam trước đây.
Ta không muốn đặt vấn đề cuồng tín tôn giáo ra đây, chúng ta chỉ nói đến tính quá khích và nghệ thuật cải đạo của Thần giáo. Tại sao các tôn giáo Thần quyền thường cao ngạo? Giáo Hoàng Gregory IX đã tuyên bố rằng Giáo Hoàng là Chúa tể của vũ trụ, có quyền hạn không những trên tất cả người dân mà còn trên tất cả những hiện vật của thế gian. Vì thế mà từng có những cuộc trừng phạt dị giáo hoặc những ai không tuân theo luật thánh.Innocent IV cũng là người đã cho phép dùng cực hình, dùng mọi hình thức tra tấn để lấy khẩu cung và cưỡng bách những kẻ ngoại đạo cải đạo sang đạo Ca Tô La Mã. Chiến dịch khủng khiếp này, dược mệnh danh là Toà Án Xử Dị Giáo (Inquisition), đã kéo dài gần 300 năm tại Âu Châu.Dưới thời đệ nhất Cọng Hòa, miền Nam Việt Nam đã có vô số phuơng cách cải đạo cho ngoại giáo bằng nhiều hình thức, khuyến dụ, mua chuộc, đe dọa, tra tấn, thủ tiêu…Giáo Hoàng tự nhận là người thay mặt Chúa cai trị nước Chúa tại trần gian.Chúa là người duy nhất có quyền năng cứu rỗi loài người.
Chính tín lý cực đoan, chuyên chế mà tín đồ và các chức sắc Thần học tự xem mình và tôn giáo mình có quyền cải đạo kẻ khác, bởi làm đẹp lòng Thượng đế, chỉ có một Thượng đế duy nhất mà thôi. Trong khi tín đồ được rao giảng: Chúa lòng lành vô cùng…thế mà Chúa không rộng lượng chấp nhận tín ngưỡng của kẻ khác! Hãy nghe Đức Đạt Lai Lạt ma thứ XIV tuyên bố về việc cải đạo của Kito giáo khi nhà báo phỏng vấn:
Le Point : Ngài cũng chống cả việc cải đạo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Nhất định là chống ! Quý vị là những người Thiên chúa giáo, quý vị đang làm một việc hoàn toàn lỗi thời và quá xa xưa, đấy là việc nhiệt tình lôi kéo người khác theo tôn giáo của mình (prosélytisme – proseletysm). Tại Mông cổ chẳng hạn, các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo cải đạo cho hàng nghìn người trước kia theo Phật giáo Tây tạng. Đồng thời người Trung quốc tại Tây tạng khuyến khích các vị cố đạo của quý vị cải đạo những người đồng hương của chúng tôi. Tại các vùng miền đông Ấn độ các nhà truyền giáo người Mỹ sử dụng các phương tiện tài chính để cải đạo các bộ tộc miền núi nghèo đói, cô lập họ với cội nguồn, văn hóa và lối sống lâu đời của tổ tiên họ để lại. Như thế thật không hợp lý : thế giới phải ngày càng cởi mở hơn. Quý vị thi hành việc cải đạo, đấy là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với dân tộc và văn hóa của quý vị. Như thế không đúng với thông điệp của đức Chúa Trời (Christ) !
Không những Ngài chống việc cải Đạo của Kito giáo đối với Phật giáo, ngay cả người Kito theo Phật giáo như một phong trào, vội vã bỏ đạo gốc, Ngài cũng không chấp nhận:

Le Point : Thưa Ngài, Ngài có biết là một triệu người Pháp đến gần với Phật giáo hay chăng ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Thế à ? Người ta bảo với tôi là con số này lên đến 5 triệu kia mà [Ngài cười] ! Tôi xin trả lời câu hỏi này bằng hai cách khác nhau : trên khía cạnh tích cực người Pháp rất thích tìm hiểu và học hỏi – thật vậy tôi còn nhớ lần đầu tiên đến Pháp vào khoảng năm 1973 thì phải, tôi vô cùng ngạc nhiên vì các ký giả đã đặt các câu hỏi rất cao siêu gần với lãnh vực triết học ; trái lại ngày nay tôi nhận thấy Phật giáo Tây tạng trên đất Pháp tương tợ như là một phong trào và người Pháp có vẻ dễ thay đổi quan điểm – đấy là gì mà tôi không tán thành – điều đó chứng tỏ nền móng tín ngưỡng lâu đời không hề ăn sâu vào văn hóa của quý vị, sự bành trướng dễ dàng của Phật giáo đã chứng minh điều ấy.
Le Point : Vậy có thể xem đấy là một phong trào Phật giáo ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Có vẻ như thế ! Và tôi không tán thành một “phong trào” Phật giáo. Hơn nữa tôi nghĩ rằng người Pháp theo Thiên chúa giáo đã lâu đời vì thế cứ giữ lấy tín ngưỡng của mình. Tốt nhất cứ bảo tồn giá trị truyền thống của mình. Chỉ khi nào đã suy nghĩ thật cẩn thận và cân nhắc kỹ lưỡng và thấy Phật giáo có thể mang lại một cái gì đó nhiều hơn so với Thiên chúa giáo thì khi đó mới nên theo Phật giáo.
Đức Đạt Lai Lạt Ma không đồng ý cải Đạo theo phong trào khi mà chưa hiểu tường tận Đạo mình muốn theo. Một trẻ em chưa đủ ý thức phân biệt, một cuộc hôn nhân nặng vì tình, một người lâm vào tình cảnh khó khăn kinh tế, một nạn nhân đang cần cứu giúp, một cán bộ nhân viên đang muốn tiến thân đành phải chấp nhận cải Đạo còn không thể xem cuộc cải Đạo đó là chính nghĩa thì một bệnh nhân hấp hối không làm chủ được ý thức, việc cải Đạo như thế sao gọi là chính nghĩa?
Nhân cách liêm sĩ của một tôn giáo không thể khuyến dụ, áp đặt, bức hại kẻ khác để kiếm thêm tín đồ, thế mà đủ can đảm đến làm lễ cầu hồn cho một vong linh đang được Tăng sĩ Phật giáo thực hiện mai táng theo nghi lễ tín ngưỡng truyền thống của “nạn nhân” và tại “nơi trú xứ của nạn nhân”. “Nạn nhân tôn giáo” đã từ chối bánh lễ khi vị linh mục cho vào miệng bằng cách phun ra, thế mà quý tu sĩ Kito giáo vẫn kiên quyết giành giựt một linh hồn đem dâng cho Chúa. Có lẽ Chúa không hài lòng với những việc làm của những tín đồ như thế, như Đức Đạt Lai lạt Ma bảo:
Quý vị thi hành việc cải đạo, đấy là một hình thức chiến tranh chống lại các dân tộc khác và các nền văn hóa khác không giống với dân tộc và văn hóa của quý vị. Như thế không đúng với thông điệp của đức Chúa Trời (Christ) !
Quả thật, giành giật là một thái độ gây hấn, cho dù giành giật một miếng ăn hay giành giật một linh hồn; chính vì thế mà giữa Vatican và Hồi giáo giết nhau suốt nhiều thế kỷ. Ngay cả anh em cùng cha khác mẹ như Tin Lành cũng khó mà thuận thảo với Vatican. Tại sao? vì vậy một giáo Hoàng như J.Paul II từng nói : bọn Tin Lành là lũ chó sói đói mồi. Một tín lý tự xem mình là chân lý duy nhất thường đưa đến cực đoan, cuồng tín. Một giáo phái tâm linh xuất hiện vào thập niên 1980, có mặt bất hợp pháp tại Việt Nam gần 20 năm, tuy sanh sau đẻ muộn so với các tôn giáo ở Việt Nam, lượng số tín đồ không đáng để so sánh với các tôn giáo khác, thế mà mầm mống cực đoan cũng thấm sâu vào máu thịt của những kẻ tân tòng. Họ cực đoan đến độ không dám bế bồng con cháu vì sợ lây nghiệp chướng. Không giao du với kẻ ăn mặn dù là vợ chồng, cha mẹ, anh chị em ruột thịt. Con cái từ bỏ bố mẹ, bỏ đói anh em cũng vì những người đó không đi chung đường với họ. Họ không cho những người không tu đụng đến vật dụng của họ vì sợ nhiễm từ trường xấu. Họ khắc khe với mọi người, nhưng lại lạm dụng đức tin của đồng tu làm chuyện trái đạo lý và lòng từ bi mà họ thường rao giảng về tinh thương. Nhiều gia đình tan nát đổ vỡ hạnh phúc cũng do sự giáo dục đó, không chỉ tại Việt Nam mà bất cứ quốc gia nào có mặt của họ đang sinh hoạt.
Những tôn giáo và tín ngưỡng như thế mà phát triển thì xã hội sẽ như thế nào? Chả lạ cuộc nổi loạn đòi lập quốc gia tự trị Dega của Tin Lành trên cao nguyên; Nhóm Tin lành sinh hoạt công khai tại Mỹ Đình đòi dâng đất nước, dân tộc nầy cho Thượng đế và xem tập quán, truyền thuyết, tín ngưỡng của một dân tộc trước đây đều là ma quỷ! Thời đệ nhất và đệ nhị Cộng Hòa miền Nam Việt Nam, tổ quốc nầy cũng từng được Giáo Hội Kito Việt Nam xin dâng cho đức mẹ Vô nhiễm nguyên tội. Lạ thật, làm như dân tộc nầy không có chủ quyền, ai muốn dâng hiến cho ai cũng được!
Tại sao họ chọn Việt Nam cũng như các nước Châu Á làm điểm hội tụ đức tin cho Thần giáo? Bởi vì cái nôi của Kito giáo trên các quốc gia Tây âu đã từ chối họ, quây lưng với họ. Ta lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời:
Le Point : Có đúng là Đức Giáo hoàng đang cố gắng tìm cách ngăn chận sự suy tàn của Thiên chúa giáo hay không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Đúng, hành động như thế rất tốt ; hơn nữa tôi còn nhận thấy Giáo hoàng thật tuyệt vời, là một vị thầy tâm linh thành thực quan tâm đến các vấn đề đang chi phối thế giới ngày nay. Ngược lại, hơn một lần, tôi không đồng ý với cách Ngài gọi “Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong niên kỷ thứ III” : Sự kiện ngày nay tại Tây phương không mấy khi có người đến nhà thờ và thiên hướng giảm sút không phải là một lý do để tìm cách cải đạo những người nghèo khổ ở Đông phương và để đào tạo các tu sĩ, các bà xơ (soeur) ở Ấn độ [rất nhiều nhà truyền giáo và các bà xơ Thiên chúa giáo hoạt động tại Phi châu chẳng hạn, là người Ấn gốc Kérala hay Tamil Nadu]*. Tốt hơn hết là Giáo hoàng nên chăm lo sự an lạc tâm linh cho những người Thiên chúa giáo ngay trên quê hương của quý vị : hiện nay sự khủng hoảng tâm linh đang thật sự xảy ra tại Tây phương, sự khủng hoảng đó đòi hỏi những phương thuốc hữu hiệu.
Le Point : Thế nhưng Thiên chúa giáo và Phật giáo cùng chia sẻ một số giá trị nào đó, có đúng thế không ?
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma: Hoàn toàn đúng như thế : cùng nêu cao tình yêu thương đồng loại, chủ trương lòng từ bi, sự tha thứ và giúp con người vượt lên các thói hư tật xấu… Tất cả các tôn giáo lớn đều mang mục đích giống nhau. Tuy nhiên phải nói Phật giáo có đôi chút khác biệt với Thiên chúa giáo : chúng tôi tin có vô lượng kiếp – và quý vị chỉ tin có một kiếp. Quý vị tin có một Vị Sáng Tạo – và chúng tôi thì không. Quý vị tin có sự tự do ý chí (libre arbitre – free will) – và chúng tôi thì nhất quyết đấy là do nơi nghiệp


Tại sao những quốc gia văn minh tiến bộ đó lại quay lưng với một tôn giáo hàng ngàn năm thấm sâu trong máu huyết họ? Bà Anne Rice [Nữ văn sĩ Mỹ] đã không thể chấp nhận một tôn giáo chống lại ngừa thai, đồng tính…mà đó là một thực tại trong cuộc sống. Một số khác trong giới trí thức không thỏa mãn lý thuyết của Kito giáo về cuộc sống và tâm linh có liên quan tới khoa học. Một số khác cảm thấy bế tắt tâm linh trước giáo luật, giáo lý và giáo hội cùng trạng huống của các Linh mục. Quần chúng không thỏa mãn tâm lý khi Thần học không đáp ứng và tương thích với khoa học hiện đại về mọi mặt, ngược lại còn có khuynh hướng phủ nhận khoa học. Rất nhiều và rất nhiều lý do để họ bỏ đạo mà tâm lý chung cảm thấy một tín ngưỡng quá lỗi thời so với dân trí đương thời. Một thực tại như thế, thay vì Vatican tìm phương cách hóa giải, bổ sung và làm mới giáo hội, tín lý để tồn tại nơi quê hương mình, ngược lại trốn chạy sang các quốc gia nghèo đói chậm tiến để tìm thêm tín đồ bù đắp lại số lượng tín hữu đã mất tại Phương Tây. Thay vì mình xét lại những khiếm khuyết tự thân, lại đi khai thác những yếu điểm của kẻ khác mà bành trướng. và còn cao ngạo tuyên bố: “Á châu là mảnh đất truyền bá Phúc âm trong niên kỷ thứ III”.
Do chủ trương lấn đất giành dân như thế, nên các tu sĩ hạ tầng bằng mọi cách phải tiếp thị vào đời sống hạ tầng trong xã hội. Chúng ta không trách các tu sĩ làm nhiệm vụ đó, chỉ trách một giáo sách của thượng tầng giáo hội luôn lấn lướt kẻ khác. Những hy sinh của các soeur, các linh mục vì lý tưởng phụng sự tôn giáo mình mà chịu khó có mặt khắp nơi, kể cả trại phong, các bệnh viện, các trại cai nghiện., các trường học, các công sở, xí nghiệp là việc đáng hoan nghinh…
Các tu sĩ Phật giáo tại sao không chịu khó như họ mà lại ngồi đó oán trách? Trong cuộc sống và xã hội, ai chậm tay là kẻ thua thiệt. Tín đồ gặp cơn hoạn nạn cho dù lúc khỏe, họ là một tín đồ nhiệt tình cúng dường, không một chùa nào đến thăm viếng ủi an. Nỗi cô đơn tuyệt cùng đó đã có hình bóng soeur mẹ hiền xuất hiện đáp ứng mọi nhu cầu tình cảm và vật chất, cải đạo như thế là lương thiện hay không lương thiện? Đất hoang bỏ trống thì cỏ phải mọc! Hầu hết tu sĩ Phật giáo quá thụ động và chỉ biết hưởng thụ mà không hy sinh, có những tu sĩ trẻ nhiệt tình năng động thì lại bị những kẻ có chức sắc cản trở, trù dập. Tự chúng ta trói tay và co cụm trước làn sóng bành trướng của ngoại đạo; đừng trách họ mà phải nhìm lại thành quả sinh hoạt của chúng ta từ ngày có giáo hội đến nay đã làm được gì cho quần chúng, cho tín đồ, chưa nói cho tổ quốc. Mỗi khi phát hiện cung cách bành trướng cải đạo của họ, chúng ta chỉ biết kêu la mà không có một phương sách hành động cụ thể, ít nhất phải biết lắng nghe tín đồ mình yêu cầu những gì nơi một tu sĩ. Tại sao cứ phải xây chùa thật lớn, thật nhiều khi mà tín đồ mỗi ngày một vơi dần? Có những ngôi chùa bạc tỷ, trên khu đất hàng ngàn met vuông mà số tu sĩ thường trú không đủ lau chùa quét sân vì không có tín đồ lai vãng. Hiện nay Phật giáo Việt Nam có khuynh hướng phô trương cơ sở vật chất và làm từ thiện hình thức mà không đi sâu vào chuyên tu, không có kế hoạch hoằng pháp hữu hiệu trong xã hội; sân chơi hiện nay bỏ ngỏ quá nhiều ở vùng cao, vùng sâu, vì thế Tin Lành đã đáp ứng kịp thời để nhân dân có nơi nương tựa niềm tin. Nặng về nghi lễ cúng kiến, chẳng ăn nhập gì đến khát vọng tâm linh của tín đồ. Lễ Phật Đản cũng thế, chuyên phô trương hình thức mà không quan tâm đến đói lòng đức tin nơi quần chúng, trong khi đó,mùa Noel 2010, ngay phường 11 quận ba, TP HCM, hẽm trường Nhân Đạo đối diện công viên Lê Thị Riêng, Kito giáo huy động hàng ngàn tín hữu khắp nơi đổ về nghe LM giảng và làm lễ nơi công cộng như thế. Khắp nơi đều có khuynh hướng ít phô trương hình thức như hang đá hay rước kiệu mà thuần túy đọc kinh, nghe giảng.
Bệnh hình thức và bệnh quan liêu tự mãn, đố kỵ của tu sĩ Phật giáo đã làm trở ngại hạnh Bồ Tát vốn dĩ Đạo Phật thường đề cao, ngược lại Tin Lành và Vatican không hề khoe khoang ồn ào, không hề lên mạng công bố đã giúp bao nhiêu ca mổ mắt từ thiện, bao nhiêu lần cứu trợ, xây bao nhiêu nhà tình nghĩa, cầu cống v.v…họ âm thầm làm việc một cách có hiệu quả.
Việc Bồ Tát Thích Quảng đức tự thiêu, để lại di ngôn cho Phật giáo còn chứng tích, thế mà vẫn bị đám Kito cực đoan xuyên tạc bóp méo sự thật, cho là bị thiêu sống, thử hỏi rồi đây, khi đất nước nầy nằm trong tay của họ, Phật giáo sẽ đi về đâu?
Một ngày nào đó, sau một đêm, mở mắt ra chúng ta sẽ thấy Thánh giá mọc khắp nơi, biết rằng lúc đó các sư chung số phận với Phật giáo Nam Triều Tiên, đôi khi còn tệ hơn thế nữa, vì không còn đất để dung thân; Chùa cao Phật lớn đó xây sẵn để thay chữ Vạn bằng cây Thập ác và bên trong Chúa ngự thay cho đức Phật bổn sư. Phật giáo đang dọn đường từ vật chất đến tình cảm tâm linh cho Chúa ngự trong thời gian không xa lắm. Hãy ngồi đó mà la toáng khi nhìn tín đồ mình đang bị cải đạo khắp nơi. Việc cải Đạo như thế không thể bảo lương thiện hay không lương thiện khi mà các sư không tự bảo vệ tín đồ mình một cách công chính và lương thiện hơn.

MINH MẪN
22/2/2011