Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

CÂU TRẢ LỜI CỦA PHẬT GIÁO

ĐỐI VỚI CÁC THÁCH THỨC VỀ VẤN ĐỀ KHÍ HẬU

Tiến sĩ Manpreet Sigh 
Diệu Thủy - Đặng Thị Hồng dịch


Sự biến đổi khí hậu nhanh chóng đang là điều đáng kinh sợ cho hành tinh và mọi sinh linh. Lúc đầu do thiếu hiểu biết, chúng ta chỉ muốn phủ nhận khả năng hiện hữu của nó. Sự đe dọa của các thiên tai toàn cầu đang được chờ đợi tăng lên mỗi ngày. Một trong những thảm họa do con người gây ra là sự hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên của hành tinh. Nếu một giải pháp khôn ngoan nào đó không được áp dụng ngay, thì vấn nạn này coi như là sự đe dọa to lớn hơn cả nạn khủng bố và chiến tranh hạt nhân.
Ai còn sống được nếu hệ sinh thái bị hủy diệt ? Đây là câu hỏi phải được giải đáp và truyền thông cho mọi cư dân trên trái đất. Sự biến đổi khí hậu và môi sinh có phản ứng tiêu cực đến xã hội kinh tế và đạo đức làm ảnh hưởng đến sự sống lành mạnh và hòa hợp trên hành tinh này. 
VẤN NẠN KHÍ HẬU
Cụm từ “Biến Đổi Khí Hậu” theo từ điển nó có nghĩa là sự thay đổi các cấu trúc thời tiết trên địa cầu. Sự thay đổi dài hạn của các vùng khí hậu, đặc biệt là sự gia tăng nhiệt độ và các hoạt động của gió bão được coi như là hiệu quả tiềm ẩn của hiệu ứng nhà kính. Tuy nhiên từ tầm nhìn thực tế, vấn nạn này có sự phức tạp và có ý nghĩa lớn hơn cho tất cả sự sống trên trái đất cũng như cho mọi sinh linh và thế giới tự nhiên. Các nhà khoa học cảnh báo chúng ta rằng: Sự biến đổi khí hậu như là sự gia tăng sức nóng địa cầu sẽ báo hiệu thời tiết khắc nghiệt. Sẽ có nhiều hơn các trận mưa A-xít các trận lục lội. Nó sẽ châm ngòi cho sự hủy diệt các chủng loài khắp hành tinh. Các sự cố động đất bão tố, hạn hán, đói kém và các bệnh truyền nhiễm sẽ tăng lên rất nhiều. Chứng cứ đầu tiên của sự biến đổi khí hậu là sự gia tăng các luồng không khí và nhiệt độ đại dương, sự tan chảy lan rộng của băng tuyết hai đầu cực và sự gia tăng mực nước biển. Đang là sự đe dọa không còn nghi ngờ và không lối thoát cho môi sinh của chúng ta.
Thảm họa môi trường tiếp tục tăng lên đối trước tham vọng của con người khi mà các chính phủ khác nhau khắp thế giới đang hăng say phấn đấu bằng mọi giá để cạnh tranh tăng trưởng kinh tế. Đối với đời sống tự nhiên thì nền văn hóa tiêu dùng đang chứng tỏ là một trong những thủ phạm chính. Các hoạt động con người như phá rừng và công nghiệp hóa đang gia tăng, sự đe dọa vì làm cô đặc các loại khí nhà kính, cảnh tượng này chắc chắn đang gây sốc mạnh.
PHẬT GIÁO VÀ HỆ SINH THÁI
Bởi vì tôn giáo hướng dẫn con người đến lối sống lành mạnh cho nên để đối diện với mọi thách thức, Phật giáo hiến tặng cho chúng ta các giải pháp dễ dàng và có hiệu lực bằng hình ảnh của sự giản đơn và tính khả dĩ cho vấn đề. Ngày nay số lớn các nhà môi trường học và các nhà trí thức coi Phật giáo là tôn giáo của môi sinh, rất sâu sắc trong khi tìm kiếm giải pháp để chấm dứt sự bóc lột có chủ định các nguồn tài nguyên của hành tinh. Một trong những mặt nổi bật của Phật giáo là làm tiên phong cho một tình huống là sự diễn đạt mạnh mẽ mối liên hệ của con người với thiên nhiên. 
Loài người chúng ta đang bị sức ép quá tải bất khả khán lên các nguồn tài nguyên thiên nhiên chỉ vì lòng tham không đáy đối với hàng hóa, v.v… Nào là xe hơi, máy móc giải trí và các sản phẩm điện tử, quần áo thời trang và các đồ trang sức trong đời sống hàng ngày. Kĩ thuật đang làm cho đời sống trên hành tinh phức tạp hơn nhiều, do con người luôn truy tìm và mắc kẹt vào các trò chơi điện tử như: điện thoại, máy vi tính và máy truyền hình. Xã hội tiêu dùng đã chẳng may nhắm trúng lòng tham và kiểm sót hành vi con người, bằng cách đốt nóng các đòi hỏi đối với các sản phẩm tiêu dùng vô bổ.
CHỦ NGHĨA TIÊU DÙNG VÀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 
Người ta có khuynh hướng mua các sản phẩm tiêu dung. Trong nền văn hóa mua sắm nơi mà sự mua sắm nối kết với lòng kiêu hãnh, sự thỏa mãn là hạnh phúc, chẳng cần hỏi xem sự mua sắm đó có cần thiết và hữu dụng không? Đời sống có vẻ hạ thấp thành việc đi mua sắm. Sự cân bằng lành mạnh giữa các nguồn tài nguyên có sẵn và việc sử dụng chúng một cách khôn ngoan là nhu cầu bức thiết bây giờ và sự cân bằng này có thể có được bằng cách áp dụng các “Giới Luật” của Phật giáo trong đời sống giản dị và tri túc. Các nguyên lí đạo Phật về lòng từ bi đối với thiên nhiên và chính mình vấn đề bất bạo động đối với mọi sinh linh ngay cả đối với núi, sông, cỏ cây và xúc vật, có thể là giải pháp hiệu quả để ngưng lại việc tàn phá sinh thái.
Tuy nhiên trong bầu không khí tăng lên của chủ nghĩa tiêu dùng hiện nay không có gì bất thường khi thấy một người dùng tới ba điện thoại di động để tỏ ra mình hợp thời trang. Một gia đình có nhiều tivi và máy lạnh cho các phòng riêng và một nhà có trên ba chiếc xe hơi. Sự say mê đối với hàng hóa vật chất đã vô tình dẫn tới sự bóc lột các tài nguyên thiên nhiên. Người tiêu dùng có vẻ không tự hỏi trước khi mua, xem các hành động của họ có ảnh hưởng tới môi trường không, họ đang góp phần vào việc làm mất cân bằng môi sinh ra sao và họ sẽ từ từ tỏ thái độ phá hoại không chỉ đối với chính họ và ngay cả cho các thế hệ mai sau.
Kinh Tăng Chi  kể chuyện một người núp dưới táng cây sung  ăn trái của nó, rồi bẻ cành bỏ đi, một tâm linh sống trong cây đó nghĩ: “kì lạ quá !ngạc nhiên quá! cái ông kia ác quá! ăn no rồi còn phá hoại. Giả dụ cây không có trái nữa thì có đâu mà ăn.”
GIẢI PHÁP PHẬT GIÁO 
Trong bầu không khí tham lam, việc sử dụng vô ý thức các nguồn tài nguyên đang là vấn đề cấp bách cần giải quyết. Phật giáo cống hiến vài giải pháp hữu hiệu như là: Chấp nhận đời sống giản dị, nuôi dưỡng lòng từ đối với muôn vật không đốt phá rừng, v.v... Đó chính là những giải pháp cần được áp dụng để kiềm chế sự biến đổi khí hậu. Thách thức là sự đối ứng với văn hóa tiêu dùng, trong việc làm giảm đi sự lãnh đạo của các quốc gia. Đối với vấn nạn và sự nhấn mạnh quá mức việc phát triển kinh tế. Nhiều Phật tử đang phải đối mặt với sự giận dữ của nhà cầm quyền đối với việc chống chủ nghĩa tiêu dùng của họ.
Các đề nghị về môi trường của phật giáo có thể khó được chấp nhận trong một thế giới tiêu thụ vật chất. Ngay sau khi kế hoạch phát triển kinh tế đầu tiên của Thái Lan được phát thảo, chính quyền Bangkok đã bắt giam nhiều nhà sư Phật giáo, vì các sư dạy họ sống tri túc. Các nhà cầm quyền sợ rằng: Lí tưởng này của Phật giáo sẽ gây trở ngại cho sự phát triển kinh tế của họ. Sự sợ hãi của các trung tâm kinh tế toàn cầu hóa mới, đối với khoa kinh tế học và tín ngưỡng. Do luôn nhắc tín đồ về những gì là giá trị cốt lõi. Để hướng dẫn đời sống con người bằng lòng ít hơn –  để chia sẻ với người khác. Thấy rõ rằng: sự tiêu thụ của mình làm tổn thương các sinh linh khác trong hành tinh và vì tính không tương quan làm các hình thái biến dạng. Thay vào đó người ta nên được yêu cầu giữ gìn sự cân bằng giữa con người và thiên nhiên.
Nhân loại qua nhiều thế kỉ đã luôn hăng say tìm cách kiểm soát và bóc lột thiên nhiên, họ quên mất sự tàn phá đang gây ra cho hành tinh nơi họ sống. Chúng ta cần bày tỏ từ tâm đối với trái đất. Đã từ lâu các nhà lãnh đạo Phật giáo luôn coi các vấn đề môi trường là một trong số các thách thức chính mà loài người phải đối mặt.
Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng được giải thưởng Nobel hòa bình, Đức Đạt Lai Lạt Ma – đã luôn bày tỏ lòng từ bi cho hành tinh và chúng sinh. Khoảng đầu năm 1986 khi sự biến đổi còn chưa được nghe nói Ngài đã nhắc: “Nền hòa bình và sự sống trên trái đất, như chúng ta đã biết, đang bị đe dọa bởi các hoạt động của con người. Những hành động thiếu sự cống hiến đối với các giá trị nhân đạo như phá hoại thiên nhiên và các tài nguyên là do si mê, tham lam và thiếu tôn trọng đối với các sinh linh trên trái đất”.
Theo như ý nghĩa hiện nay, sự nhận thức về mối nguy hiểm đối với sự biến đổi khí hậu cần được truyền thông cho con người ý thức. Cố nhiên cho mọi cá nhân, tôn giáo có thể giúp truyền sự nhận biết này, Phật giáo và các Phật tử có thể đóng vai trò chủ động. Khôi nguyên của nền hòa bình và tâm từ bi của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma, thúc đẩy hành động, nhấn mạnh sự thay đồi thái độ đối với thiên nhiên.
Có rất nhiều thống khổ trên hành tinh này, do đó có nhu cầu tăng trưởng tình yêu, sự phục vụ của chúng ta đối với trái đất là góp phần cải thiện đời sống sinh thái. Chúng ta rất sai lầm khi tưởng là có thể kiểm sót thiên nhiên, Ngài nói “Hành tinh này là nhà của chúng ta, chăm sóc thế giới của chúng ta, hành tinh của chúng ta chính là chăm sóc ngôi nhà của chúng ta. Đời sống của chính chúng ta lệ thuộc vào “Trái Đất” này – môi sinh của chúng ta. 
TÍNH TƯƠNG QUAN
“Tương quan” là từ chính mà Phật giáo hiến tặng để cứu môi trường. Sự nhấn mạnh tổng quát về môi trường là có tương quan, Phật tử cần nhận thức. Sự hiện hữu của mọi vật trên trái đất là lệ thuộc vào nhau không ngoại trừ ai. Bám vào ý nghĩ về sự hiện hữu riêng biệt là không thực tế. Quan điểm của Phật giáo về tính tương quan phải được truyền thông khắp thế giới và mỗi cá nhân cần được cho biết về trách nhiệm của anh ta đối với xã hội và thiên nhiên.
Tôn trọng thiên thiên là thái độ quan trọng trong triết lí Phật giáo và tầm nhìn thế giới, bởi do vấn đề biến đổi khí hậu trở nên nghiêm trọng hơn và sự đe dọa đời sống cũng thế. Thế giới hướng về Phật giáo để tìm cảm hứng cho các giải pháp. Phật giáo, người ta được nghe nhiều hơn là tôn giáo thân thiện với môi trường, thường nghe nói rằng bởi vì Phật giáo nâng cao quan điểm môi trường đối với mọi sự. Người ta nhấn mạnh sự hòa hợp cần thiết giữa nhân loại và thế giới tự nhiên. Điều làm cho phật giáo “Xanh” chính là quan điểm nhân sinh. Sự liên hệ thật sự của tôn giáo và ý tưởng môi trường được tìm thấy trong các kinh Phật nói về “Giới Đức”. Các đức tính như: Từ bi, bình đẳng và lòng nhân ái là tính cách của mỗi cá nhân có đời sống tâm linh sáng suốt. 
NHẬN THỨC TĂNG LÊN
Đang có sự nhận thức tăng lên trong số các học giả và các nhà sinh môi là Phật giáo, bao gồm mọi trào lưu của đời sống thế tục. Tôn trọng đất đai và sự giàu có của nó. Đức phật dạy, chúng ta tôn trọng đời sống trên trái đất cũng như tôn trọng tất cả mọi sinh linh và môi trường thiên nhiên. Cuộc đời Ngài sống giữa thiên nhiên.
Các bản kinh về cuộc đời đức Phật luôn được thiên nhiên tô điểm. Khi Ngài bước những bước đầu tiên, hoa sen bừng nở, trong thời niên thiếu Ngài thường quán niệm dưới tán cây Hồng Táo. Ngài chứng đạo ngay dưới gốc cây Bồ Đề  - một loại cây rất thiêng liêng đối với Phật tử Ấn giáo và Kỳ-na giáo, khi Ngài nhập diệt thì hoa Ta-la nở rộ. 
Phật giáo nhấn mạnh sự quan trọng của thiên nhiên đối với mọi sinh linh. Các kinh sách Phật giáo ngày nay có mối quan tâm về thế giới tự nhiên. Trong một bản kinh rất sớm Đức Phật dạy: “Các vị có biết rằng cỏ và cây, sâu bọ, mối và các loài kiến, các vị có biết rằng ngay cả các loài vật bốn chân to, nhỏ và rắn cá, chim … các vị có biết rằng các dấu hiệu biểu hiện các loài đó là của chúng và các chủng loại của chúng là rất đông.” 
THIỀN VÀ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN
Hiện nay, đang có sự quan tâm cao, trong số các học giả quan tâm tới triết lí và các nguyên lí Phật giáo về lòng Từ Bi, sự giản đơn, lòng bao dung, sự tự bằng lòng và tinh thần tương quan tỏ rộng giữa thiên nhiên và các sinh vật. Để truyền thông sự thách thức về sinh thái khi biết rõ về sự biến đổi khí hậu. Có câu nói triết lí về sinh thái của phật giáo rất hấp dẫn vì có hiệu quả. 
Trên bề mặt thì vấn đề có vẻ là sự nhận thức sâu sắc của Đại thừa bao gồm cây cối núi non, sông ngòi, tỏ ra đặc biệt muộn đối với các nhà sinh thái học mới. Thiền chứng tỏ là một niềm cảm hứng quan trọng cho những người quan tâm đến môi sinh, đặc biệt đối với những ai hướng tầm nhìn vào màu xanh của cầu vòng ở hai cực trái đất.
Lịch sử chứng tỏ sự tôn trọng sinh thái sâu xa của Phật giáo. Sự thật là một số các vị thiền sư đã tiến xa trong việc cho rằng không chỉ loài người và cả thế giới tự nhiên đều có Phật tính bao gồm các sinh vật và cỏ cây Chan-jan (711-781) của trường phái Đại Thừa sau này khuyến khích người ta coi thảo mọc đất đai đều có Phật tính. Trong hội Hoa Sen tất cả đều hiện diện không chia giai cấp. Cỏ cây và đất trong đó chúng mọc một số đang duy chuyển từ từ trong khi số khác đang tiến nhanh trong đường Đạo, nhưng tất cả sẽ vào Niết-bàn quý giá. Ai có thể thực sự cho rằng mọi sự không sống động thì quả là thiếu Phật tính.
KẾT LUẬN
Trong các văn bản hiện nay, Phật giáo và các Phật tử khắp thế giối có thể giúp truyền thông các lí tưởng được tàn trữ trong giáo lí của Phật để tạo sự nhận biết trong khắp mọi người về phía thiên nhiên bao quanh ta, bao gồm: cây cối và xúc vật. Sự nhận thức và trách nhiệm về sinh thái không thể bị tách rời khỏi con người biết cảm nhận và hiểu biết. Để có cảm nhận về mình và xung quanh mình, cây cối, sông, núi, rừng, chim muông, xúc vật, cá v.v... là giải pháp mà Phật giáo có thể đánh thức mọi người và lí tưởng về cuộc sống giản dị và tâm Từ Bi. Tinh thần trách nhiệm đối với xã hội, đối với tự nhiên phải được tạo lập trong cuộc sống và âm vang của từ “Sinh Thái”  trong lối sống một sự tự quan tâm sáng suốt có thể thúc đẩy chúng ta chăm sóc cho thiên nhiên như thiền sư Nhất Hạnh đã nói:
“Chúng ta phân loại súc sinh và chúng sinh như là tự nhiên là như vậy, làm như chúng không phải là thành phần của nó. Rồi chúng ta lại nêu câu hỏi: “Chúng ta đối xử với thiên nhiên ra sao?” Chúng ta phải đối xử với thiên nhiên như cách chúng ta tự đối xử với mình. Chúng ta không được làm hại thiên nhiên. Vì con người và thiên nhiên không thể tách rời.

NHÂN ÁC LỚN NHẤT LÀ SÁT SANH, ĂN THỊT



Hòa Thượng Tuyên Hóa
Mỗi người đều có nhân quả báo ứng của riêng mình. Hễ tạo nghiệp gì thì chịu quả báo đó. Không những chỉ có loài người là phải chịu quả báo mà tất cả chúng sanh cũng vậy; tạo nghiệp từ xưa, ngày nay gặt quả. Điều đó không dễ hiểu đâu. Ví như bị đọa làm súc sinh hoặc ở nơi ác đạo thì rất khó khôi phục lại thân người; nên nói rằng: 
Nhất thất nhân thân,
Vạn kiếp nan phục.
Nghĩa là: 
Thân người mất rồi,
Vạn kiếp khó tìm.
Trên thế gian, có hai loại nhân: một là nhân thiện, hai là nhân ác. Khi mình trồng nhân thiện thì gặt quả thiện, khi trồng nhân ác thì gặt quả ác. Người trồng nhân thiện đi đâu cũng biết "khắc kỷ phục lễ" (tự ghép mình theo lễ nghĩa), "khuất kỷ đãi nhân" (hạ mình mà đối đãi với người); lúc nào cũng không chiếm đoạt tiện nghi của kẻ khác, luôn luôn sẵn sàng chịu thua thiệt. Hễ ai gặp điều gì khó khăn thì mình lập tức giúp đỡ. Lúc nào cũng có chí làm điều thiện, lập công tu đức, chứ không phải như kẻ chỉ biết lợi cho mình mà không nghĩ tới lợi ích của kẻ khác. Khi công đức thiện của mình đầy đủ thì tự nhiên mình sẽ thăng tiến, cho nên nói: "Chủng thiện nhân, Kết thiện quả." Từ nơi loài người mình có thể thăng lên cõi trời, rồi từ cõi trời có thể thăng lên cõi A La Hán, cõi Bích Chi Phật, cõi Bồ Tát, từng bước từng bước mà thăng tiến. Đó là khí thế hết sức hưng thạnh. Hễ tạo công đức gì thì nhất định có được quả báo nấy, công đức không bao giờ mất đặng. 
Thế nào là trồng nhân ác thì tương lai sẽ gặt quả xấu? Tức là nếu mình tạo ra oan nghiệt, phạm đủ thứ lỗi lầm, thì tương lai sẽ thọ quả báo của địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh. Ai bảo mình làm nhân ác như vậy? Chẳng có ai bảo cả mà tự mình tạo lấy. Có câu rằng: Tự tác nghiệt, Bất khả hoạt. (Tự mình tạo ra điều oan nghiệt, không ai có thể tha thứ cho mình được.) Trồng nhân ác thì sẽ đọa vào ba ác đạo. Tóm lại, làm điều thiện thì được thăng lên, mà làm điều ác thì bị đọa xuống. Do đó, mọi thế giới đều do mình tạo ra, tự mình phải làm chủ, đừng ỷ lại vào kẻ khác. Song, cái nhân ác lớn nhất là gì? Tức là sát sinh! Con người nếu phạm Ngũ Giới (sát, đạo, dâm, vọng, tửu) thì sẽ rất dễ đọa vào ba ác đạo và cũng rất dễ thành kẻ đầy dẫy tri kiến sai lầm, tà vọng, không tin Phật Pháp, không kính Tam Bảo. Đọa vào ba đường ác rồi thì khổ không cách gì nói được. 
Tội lỗi lớn nhất mà mình đã phạm là gì? Tức là sát sinh, ăn thịt. Nếu bạn ăn thịt của người thì sau đó người sẽ ăn thịt của bạn lại. Hỗ tương ăn thịt lẫn nhau, hỗ tương chém giết, rồi hỗ tương đọa lạc. Một khi đã đọa lạc thì khó mà tiến lên được, đó là điều hết sức nguy hiểm, là đi vào "hiểm lộ" vậy. Có câu rằng: 
"Tam Giới vô an,
Do như hỏa trạch."
Nghĩa là: 
"Ba cõi không an,
Giống như nhà lửa." 
Đáng tiếc là tuy nhà cháy mà người ở trong đó vẫn thản nhiên coi thường! 
Ngày hôm nay cử hành pháp hội Vu Lan, các vị thử nghĩ xem: Chúng ta và Tôn giả Mục Kiền Liên, ai là người có đạo đức tu hành cao hơn?
Tuy công đức của Ngài cao như vậy mà còn phải thỉnh Phật siêu độ mẹ Ngài; sau đó Phật đặt ra Pháp hội Vu Lan để siêu độ cho cha mẹ, tổ tiên trong bảy đời. Đem mình so sánh với ngài Mục Kiền Liên thì mình không thể nào bì được. Song phụ mẫu, tổ tiên của mình thật là đang chờ mình cầu xin siêu độ cho họ đó. Bởi vậy chúng ta đừng lãng phí thời gian, và đừng quên bổn phận làm người. Một khi mất thân này thì có hối hận cũng đã quá trễ!
Hòa Thượng Tuyên Hóa
(Vạn Phật Thành ngày 29 tháng 8 năm 1982)
Trích: Khai Thị Quyển Hai Trang 163 Vạn Phật Thành Xuất Bản

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA ĂN TRƯA VỚI ĐÔNG ĐẢO NGÔI SAO LỪNG DANH HOLLYWOOD

Tâm Phương


Trong chuyến thăm và giảng pháp tại Hoa Kỳ trong lần này, đầu năm 2014, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp tổng thống Mỹ Barack Obama, mở đầu cuộc họp Thượng Viện bằng buổi cầu nguyện Phật giáo (và đây là sự khởi đầu lịch sử), gặp gỡ chủ tịch Hạ Viện John Boehner, và trưởng nhóm thiểu số của Hạ Viện là bà Nancy Pelosi.
Thế nhưng, có một cuộc gặp gỡ khác cũng tạo chú ý lớn là bữa ăn trưa tại trung tâm Khoa Học của California do Lourdes Foundation tổ chức với sự tham dự của rất đông minh tinh màn bạc, ca sĩ, nhạc sĩ, diễn viên và giới truyền thông nổi tiếng của Trung tâm điện ảnh Hollywood lừng danh của thế giới như: Sharon Stone, Larry King, Anna Kendrick, Lupita Nyong'o, Amber Heard, Eva Longoria, Naomi Watts, Jeremy Renner, Jim Carrey, Nikki Reed, Joshua Jackson, Malin Akerman, Christina Hendricks, Rosario Dawson, Sandra Oh, Amber Valletta, Joanna Krupa and Lisa Vanderpump…

Hàng trăm nghệ sĩ đã tham dự mà trên đây chỉ là một số ngôi sao tiêu biểu.

Nữ minh tinh Sharon Stone giới thiệu ngài “Chúng con biết ơn ngài vô hạn về tất cả những điều thiện lành mà ngài đã thực hiện” và cô đã gọi ngài là “nhân vật của tất cả mọi mùa”.

Vua truyền hình Larry King, cựu bình luận gia nổi tiếng của đài truyền hình CNN, thì giới thiệu phóng viên truyền hình Ann Curry, và Ann Curry phỏng vấn ngài tại chỗ, mà buổi phỏng vấn bắt đầu với hai nghệ sĩ David Foster và Eric Benet cùng bắt giọng cho mọi nghệ sĩ cất lên ca khúc “Tất cả những gì mà thế giới bây giờ cần đến chính là Tình Yêu” (What the World Needs Now Is Love) một tác phẩm của nhạc sĩ Burt Bacharach.

Cái gì trong túi vải của ngài?

Các nghệ sĩ cũng tò mò muốn biết trong túi vải mà ngài mang theo trong hành trình quốc tế là những thứ gì? Và ngài đã đồng ý để tiết lộ.

Ngài tiết lộ rằng đó là hai thanh kẹo chocolate loại nhỏ hiệu Toblerones, một bàn chải đánh răng, một hàn thử biểu, hai cặp kính và một tượng điêu khắc Đức Phật vào thế kỷ 11 được gói lại. Tài tử Sharon Stone muốn xem nhưng ngài từ chối.

Khi được hỏi về tuổi tác, thì ngài nói là “Tôi cảm thấy trẻ trung hơn tuổi thật của tôi, cảm giác trẻ trung không ảnh hưởng gì đến tuổi thật sự cả.” Năm nay ngài 78 tuổi.

Sau lần gặp gỡ này, các nghệ sĩ đã Twitter những lời ca ngợi ngài hết lòng.

Dưới đây là những lời trích từ Twitter:

-    Nữ diễn viên Lisa Vanderpump viết: “Tranh luận là tốt cho tiến bộ, nhưng khi gặp phải con chó quá lớn (ám chỉ ngài Đạt Lai Lạt Ma) thì tôi bỏ chạy.”

-    Nhà truyền thông vĩ đại Larry King viết: “Ngài thật là một con người đáng nễ!” Cuộc phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ phát vào ngày 10 tháng 3. Hy vọng chúng tôi sẽ có clip này để xem cùng qúy vị.

-    Nữ diễn viên Eva Longoria: “Thế giới cần nhiều tấm lòng từ bi hơn”.

-    Diễn viên Jim Carrey: “Thật là một tình yêu may mắn tràn ngập hồn tôi. Ngài quả thật là một linh hồn ngọt ngào.”

-    Nữ người mẫu Ba Lan Joanna Krupa: “Cầu nguyện cho mọi người đều có tầm nhìn giống như Đức Đạt Lai Lạt Ma. Thế giới của chúng ta sẽ được tràn ngập sự tử tế và lòng từ bi, chứ không phải hận thù và ghen ghét.”

Thế giới nghệ sĩ tại Hollywood lâu nay vẫn thần tượng và tôn sùng ngài.
Tâm Phương (PTVN)
Dưới đây là chùm ảnh của báo Hollywood Stars:

CÔNG BỐ ẢNH HIẾM 
NGÀY THIÊN TÀI ALBERT EINSTEIN QUA ĐỜI


Einstein 1921 by F Schmutzer.jpg
Albert Einstein in 1921

- Lễ tang của thiên tài Einstein chỉ có duy nhất một nhiếp ảnh gia được mời đến, và đến hôm nay, sau 60 năm, những bức ảnh này lần đầu được công bố.
Kỷ niệm 60 năm ngày mất của ông, tạp chí Life đã tiết lộ bộ hình hiếm hoi, ghi lại khoảnh khắc ngày ông qua đời.
 
Nhà vật lý học Albert Einstein, người đưa ra thuyết tương đối và định hình cách chúng ta hiểu về vũ trụ đã qua đời ngày 18/4/1955, hưởng thọ 76 tuổi. Đám tang của ông diễn ra trong bí mật, và chỉ có nhiếp ảnh gia Ralph Morse tạp chí LIFE là người duy nhất ghi lại được hình ảnh của sự kiện diễn ra ngày hôm đó.
Với chiếc máy ảnh đơn sơ và một thùng rượu, Morse đã thu thập lại được những hình ảnh về sự ra đi của một trong những biểu tượng của thế kỉ 20. Nhưng ngoài tấm ảnh nổi tiếng ghi lại cảnh văn phòng của Einstein, được chụp sau khi ông qua đời chỉ vài giờ, tất cả các bức ảnh Morse chụp hôm đó đều chưa từng được công bố. Con trai của Einstein yêu cầu sự tôn trọng dành cho gia đình họ, do đó ban biên tập của LIFE đã không công bố toàn bộ số ảnh. Và trong hơn 5 thập niên, các bức tranh của Morse bị bỏ quên trong kho lưu trữ của tạp chí.
Đặc biệt câu chuyện về cách mà Morse chụp được những bức ảnh đó là một bài học về sự kiên trì và khả năng ứng biến. Sau khi nhận tin Einstein qua đời, Morse đã cầm máy ảnh và lái xe trên quãng đường 150km từ nhà ông (phía Bắc New Jersey) tới Princeton. Nhiếp ảnh gia Morse kể lại: "Einstein qua đời ở Bệnh viên Princeton, nên tôi qua đó trước. Nhưng nó thật hỗn loạn, rất nhiều nhà báo, nhiếp ảnh gia, người hiếu kì ở đó. Do vậy tôi quyết định tới văn phòng của Einstein ở Viện nghiên cứu cao cấp. Trên đường đi, tôi mua một thùng rượu scotch. Tôi biết người ta sẽ rất khó nói chuyện, nhưng hầu hết mọi người sẽ chấp nhận giúp đỡ chỉ với một chai rượu, thay vì đưa tiền cho họ. Và thế là tôi tới đó, tìm gặp người quản lý, biếu ông ấy một chai rượu và ông ấy đã mở cửa văn phòng cho tôi".
Đầu giờ chiều, thi hài của Einstein được di chuyển tới nhà tang lễ Princeton và được đặt ở đó trong 1 đến 2 giờ. Theo dự đoán của Morse lễ an táng sẽ diễn ra rất sớm. Để tìm vị trí gần ngôi mộ, ông mau chóng lái xe tới Nghĩa trang Princeton.
"Tôi lái xe tới nghĩa trang để thử tìm nơi Einstein sẽ được chôn cất. Nhưng phải có hơn 20 ngôi mộ được đào sẵn vào ngày hôm đó. Tôi thấy một nhóm người đang đào mộ, tặng cho họ một chai rượu và hỏi xem họ có manh mối nào không. Một trong số đó cho biết: "Ông ấy sẽ được hỏa táng trong vòng 20 phút, ở Trenton!". Sau đó tôi cho họ số rượu còn lại, nhảy lên xe và tới nhà hỏa táng ở Trenton ngay trước khi bạn bè và gia đình Einstein xuất hiện." Và như vậy Morse là nhiếp ảnh gia duy nhất có mặt ở hiện trường, nơi an táng Einstein.
Trước đó, con trai của Einstein là Hans có hỏi tên của Morse. Đó là một hành động bình thường, nhưng lại có tác động rất lớn. Morse nhớ lại: "Tôi rất sung sướng, vì tôi biết mình là người duy nhất có những bức ảnh đó. Đó là một tin chấn động. Einstein là một hình mẫu lớn, nổi tiếng thế giới và chỉ chúng tôi có hình ảnh về sự kiện này." Ông tới văn phòng của LIFE ở Manhattan và chắc chắn mình sẽ có câu chuyện để đời.
Morse cầm cuộn phim tới New York gặp Ed Thompson, biên tập viên của LIFE, một nhà báo lỗi lạc. Ed cho biết là tạp chí LIFE sẽ không phát hành câu chuyện về cái chết của Einstein. Điều này khiến Morse choáng váng. Hóa ra Hans Einstein đã gọi tới văn phòng của LIFE và yêu cầu họ không đăng báo về sự kiện này để tôn trọng sự riêng tư của gia đình. Và thế là Morse đành chấp nhận và tiếp tục công việc của mình. Ông nghĩ rằng các bức ảnh sẽ không bao giờ xuất hiện trở lại và hoàn toàn lãng quên chúng.
Tuy nhiên 60 năm sau, tạp chí LIFE đã lật lại hồ sơ và cho công bố một loạt ảnh chụp ngày hôm đó, những bức ảnh ghi lại một buổi sáng mà Albert Einstein từ giã cõi đời, để lại bao tiếc nuối với cả thế giới.
Công bố ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đờiẢnh chụp văn phòng của Albert Einstein chỉ vài giờ sau khi ông qua đời, tại Princeton, New Jersey, tháng 4 năm 1955.
Công bố ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đờiTài liệu giấy tờ, tẩu thuốc, gạt tàn và đồ dùng cá nhân khác của Einstein vẫn còn nguyên trên bàn làm việc trong văn phòng tại Princeton, 18 tháng 4 năm 1955.
Công bố ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đờiQuan tài của Albert Einstein, di chuyển trong từ Bệnh viện Princeton đến nhà tang lễ, tại Princeton, New Jersey, tháng 4 năm 1955.
Công bố ảnh hiếm ngày thiên tài Albert Einstein qua đờiCon trai của Einstein (Hans) cùng người thân và bạn bè của Albert Einstein trên đường tới nhà hỏa táng Ewing, tại Trenton, New Jersey, ngày 18 Tháng Tư 1955.
Đoàn người đưa tiễn đi qua chiếc xe chở linh cữu của Einstein từ Princeton.Đoàn người đưa tiễn đi qua chiếc xe chở linh cữu của Einstein từ Princeton.
Bạn bè và đồng nghiệp của nhà vật lý tham dự đám tang trong lặng lễ.Bạn bè và đồng nghiệp của nhà vật lý tham dự đám tang trong lặng lễ.
Thư ký của Albert Einstein, bà Helen Dukas, chuẩn bị theo đoàn xe hỏa táng tháng 4 năm 1955.Thư ký của Albert Einstein, bà Helen Dukas, chuẩn bị theo đoàn xe hỏa táng tháng 4 năm 1955.
Thư ký của Albert Einstein, bà Helen Dukas, chuẩn bị theo đoàn xe hỏa táng tháng 4 năm 1955.Gia đình và bạn bè trở về nhà của Einstein tại 112 Mercer Street ở Princeton, nơi ông đã sống 20 năm, sau khi đám tang kết thúc.
Thư ký của Albert Einstein, bà Helen Dukas, chuẩn bị theo đoàn xe hỏa táng tháng 4 năm 1955.Tiến sĩ Thomas Harvey (1912 - 2007), nhà nghiên cứu bệnh học đã là người tiến hành khám nghiệm tử thi của Einstein tại bệnh viện Princeton vào năm 1955.

Theo Life

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Giọt nước Cam Lộ


Giọt nước Cam Lộ 
Ngày 9.8.01, Thầy cùng một tăng đoàn xuất gia lên đường cho chuyến hoằng pháp mùa Thu tại Hoa Kỳ. Trong chuyến đi này có một số các vị thượng tọa từ Việt Nam qua tháp tùng: đó là các thượng tọa Minh Nghĩa, Nguyên Chơn, Giác Trí, Phước Tịnh và Thông Hội. Máy bay đáp xuống phi trường Boston rất khó nhọc vì có mưa bão rất lớn. Phái đoàn về tới tu viện Rừng Phong lúc 10 giờ tối. Ngày 13.8.01, đại chúng cùng đi lên khóa tu tổ chức tại trường đại học Massachusetts ở Amherst thuộc tiểu bang MA. Chủ đề của khóa tu là "Yểm trợ cho sự thực tập an hòa và bất bạo động trong khung cảnh gia đình, học đường và nơi làm việc" (Supporting the Practice of Peace and Non-Violence in the family, school and workplace). Số lượng các vị xuất gia có mặt để hướng dẫn khóa tu là 80 vị. Có trên 800 thiền sinh Hoa Kỳ tham dự. Sáng ngày 18.8.01, ngày cuối của khóa tu, có lễ truyền quy giới cho thiền sinh. Bốn giờ chiều hôm ấy, tại Mullins Center của trường đại học, trên 3.000 người đã tới tham dự buổi thuyết giảng của Thầy với đề tài là: ‘Sống hạnh phúc, chết bình an’ (Living happily, dying peacefully).

 Ngày hôm sau tăng đoàn bay về tu viện Lộc Uyển ở tiểu bang California. Ngày 22.8.01, khóa tu cho người Hoa Kỳ được tổ chức tại trường đại học UCSD. Ngày 26.8.01 tất cả các thiền sinh của khóa tu đều được đưa về Tu Viện Lộc Uyển để thực tập một ngày. Buổi sáng có pháp thoại ở Rừng Sồi, buổi chiều có vấn đáp. Ngày 27.8.01, có lễ truyền giới Tiếp Hiện, và sáng ngày 28 có lễ truyền Năm Giới.

Khóa tu vừa chấm dứt ngày 28.8.01 thì ngày hôm sau đã bắt đầu khóa tu cho đồng bào, cũng tại trường đại học UCSD. Phẩm chất của khóa tu này rất cao, và đồng bào tu tập rất nghiêm chỉnh. Hạnh phúc và sự chuyển hóa được nhìn thấy trên mặt mọi người. Trong khóa tu này, sư cô Chân Đức đã phiên dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh cho một số thiếu niên không đủ giỏi tiếng Việt để theo dõi trực tiếp những bài giảng bằng tiếng Việt. 

Ngày 5.9.01, Thầy thuyết giảng cho khoảng 1.500 người Mỹ tại Civic Auditorium tại thành phố Pasadena. Ngày 06.9.01, hòa thượng Thanh Từ và một số các vị đệ tử xuất gia của Ngài đã ghé thăm Thầy và đại chúng Tu Viện Lộc Uyển. Sáng hôm sau, Thầy và một số các vị xuất gia cũng sang thăm Tu Viện Đại Đăng. Ngày 08.9.01, tại công viên Balboa Park ở San Diego có ngày chánh niệm cho 1.500 người Mỹ. Ngày hôm sau, 09.9.01, tăng đoàn viếng thăm chùa Huệ Quang ở quận Cam (Orange County) và Thầy đã thuyết giảng cho một thính chúng người Việt khoảng 7.000 người. Sáng sớm ngày 11.9.01, Thầy và tăng đoàn lên xe ca đi về Tu Viện Kim Sơn ở Watsonville, miền Bắc California. 

Trước khi lên xe, Thầy đã được thông báo về biến cố xảy ra tại New York và Washington DC nhưng không có nhiều chi tiết. Về tới Tu Viện Kim Sơn, tăng đoàn mới biết được tầm quan trọng của biến cố. Vì tầm quan trọng ấy của biến cố, nên Thầy đã quyết định đổi đề tài của buổi diễn thuyết ngày 13.9.01 tại Berkeley. Thay vì lấy đề tài đã được đề nghị trước đây là Sinh Tử Tương Tức, Thầy quyết định nói về đề tài Đối Phó Bạo Động, Ôm Ấp Để Chuyển Hóa Hận Thù. 

Buổi diễn thuyết tại nhà hát cộng đồng Berkeley (Berkeley Communal Theater) có trên 4.000 người tham dự. Tăng đoàn đã bắt đầu bằng một lễ cầu nguyện. Tất cả các thầy và các sư cô đều đắp y tăng già lê. Bàn thờ gồm có một bình hoa, một bát hương và hai cây nến được đặt trên sân khấu, giữa tăng đoàn và thính chúng. Khi Thầy đi vào, tất cả thính chúng đều đứng dậy. Thầy niêm hương bằng tiếng Anh. Thầy nói:"Trong giờ phút này, chưa có ai trong chúng ta đã vượt thoát được sự chấn động tâm can gây ra bởi biến cố ngày 11.9 ở New York. Chúng ta hãy cầu xin Bụt, các vị bồ tát và tất cả tổ tiên tâm linh của chúng ta có mặt để giúp chúng ta ôm ấp được nỗi khổ niềm đau to lớn này, nỗi khổ niềm đau không những của thành phố New York, của nước Hoa Kỳ, mà còn là của cả trái đất, của cả gia đình nhân loại, để chúng ta có được sự trầm tĩnh và sáng suốt. Sự trầm tĩnh và sáng suốt này sẽ giúp chúng ta thấy được những gì ta cần làm và những gì ta không nên làm, như vậy để chúng ta đừng hấp tấp, vội vã mà gây thêm khổ đau cho chúng ta và cho kẻ khác. Trong chiều sâu tâm thức, chúng ta biết rằng mọi hình thái bạo động đều có tính cách bất công, rằng hận thù không thể nào giải tỏa được hận thù, rằng chỉ có sự hiểu biết và tâm thương yêu mới có thể tiêu diệt được bạo động và hận thù. Cố nhiên trong lúc này ta phải làm được tất cả những gì ta có thể làm để cứu trợ cho những người đang được cần cứu trợ, và ngăn cản bạo lực và khủng bố không cho phép chúng tiếp tục gây tàn hại trong ta và chung quanh ta. Chúng ta hãy dâng lên bàn thờ tổ tiên tâm linh của chúng ta những lễ vật quý báu nhất mà chúng ta có thể cúng dường: đó là sự vững chãi, sự trầm tĩnh, tuệ giác và lòng từ bi của chúng ta. Giờ đây, chúng ta hãy dâng hương và tụng đọc Tâm Kinh với tuệ giác và tất cả sự thành kính.’ 

Sau khi dâng hương và tụng Tâm Kinh bằng Anh ngữ, tăng đoàn đã tụng bài We are trurely present (Chúng con hiện tiền tâm thanh tịnh). Trong suốt thời gian đó, trên 4.000 thính giả đều đứng dậy và phần lớn đã chắp tay. Lễ cầu siêu và cầu an chấm dứt, mọi người ngồi xuống và lắng nghe Thầy giảng dạy. Bài giảng của Thầy đã xoa dịu được vết thương trong lòng mọi người, chỉ cho mọi người thấy con đường của tình thương và bất bạo động, chuyển hóa được hận thù và sợ hãi. Mỗi lời Thầy nói đều như một giọt nước cam lồ rưới lên trái tim khổ đau của từng người. Sau khi tụng kinh hồi hướng, tăng đoàn đưa tay vẫy chào thính chúng, tất cả đều đưa tay vẫy lại. Có những người đứng dậy và hô lớn: "We love you! We love you!" Cảnh tượng rất cảm động. Không ngờ một buổi sinh hoạt ba giờ đồng hồ mà có thể đem tới nhiều chuyển hóa và an ủi cho nhiều người như thế. Bài thuyết giảng này đã được phát thanh toàn vẹn nhiều lần trên đài KPFK và được nhiều đài khác tiếp vận. Bài này cũng đã được các thầy trong tăng đoàn thu hình, hiện được tàng trữ tại Làng Mai.  

Ngày 24.9.01 tờ New York Times có đăng một thông bạch Thầy chia buồn với các nạn nhân của cuộc thảm sát ngày 11.9 tại NewYorkđồng thời báo tin là Thầy sẽ diễn giảng tối ngày 25.9.01 tại nhà thờ Riverside Church ở số 490 đường Riverside Prive, Nữu Ước, với đề tài Embracing Anger (Ôm ấp và chuyển hóa hận thù). Bản thông bạch này chiếm một phần tư trang của tờ Nữu Ước Thời Báo. Sáng ngày hôm sau, tờ báo này lại đăng một thông bạch nội dung tương tợ, nhưng chiếm hết cả một trang đầy, đó là trang A 5. Để đăng thông bạch này, Phật tử New York và Vermont đã phải trả tới 40.000 Mỹ kim. Thông bạch báo tin là nhạc sĩ Paul Winter và ca sĩ Judy Collins sẽ có mặt để trình diễn, yểm trợ cho chương trình sinh hoạt đêm ấy tại thánh đường Riverside. Thông bạch này nhắc lại những điều cốt tủy Thầy đã nói tại Berkeley, có in bài thơ Ấm Áp của Thầy và nhắc lại cuộc tàn phá thị xã Bến Tre của không lực Hoa Kỳ. In lại bài thơ và nhắc lại ngày đau thương ấy để kêu gọi người Hoa Kỳ hãy bình tĩnh trong biến cố New York như Thầy đã bình tĩnh trong biến cố Bến Tre để có thể có đủ sáng suốt mà hành động. 

Sáng ngày 25.9.01, Thầy phải đến cơ sở Equitable Production Group, 787 seventh Avenue ở NewYork để cho các đài truyền thanh và truyền hình trong nước Mỹ phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn này đã kéo dài từ 6 giờ sáng cho đến 2 giờ chiều, và đã được nhà xuất bản Riverhead sắp đặt nhân dịp cuốn sách mới nhất của Thầy ra đời. Cuốn sách này tên là Anger (Giận). Ngày ra đời của cuốn sách là ngày 10.9.01, chỉ trước biến cố World Trade Center hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Các đài truyền hình và truyền thanh luân phiên phỏng vấn Thầy. Thầy chỉ cần ngồi kiết già trên một cái bục gỗ và ký giả của các đài đều từ xa gọi đến. Các cuộc phỏng vấn hầu hết đều là trực tiếp truyền hình và truyền thanh. Hình ảnh và âm thanh của Thầy đã được truyền đi từ Nữu Ước. Có cuộc phỏng vấn kéo dài 15 phút, có cuộc phỏng vấn chỉ kéo dài có 3 phút. Tính ra thì trong buổi sáng ấy Thầy đã tiếp xúc được ít ra là 50 triệu khán giả và thính giả Hoa Kỳ. Sau đây là lịch phỏng vấn, do nhà xuất bản Riverhead cung cấp.  
Buổi phỏng vấn ở Satelite Media Tower tại New York ngày 25 tháng 9 năm 2001
ABC Radio (The Bob & Lou Show) truyền thanh, toàn quốc, thu trước
WDAF/ FOX (morning show) truyền hình, Kansas City, trực tiếp
KUSA / NBC (morning news) truyền hình, Denver, thu trước
WJRT / ABC (morning news) truyền hình, Flint, trực tiếp
WALA / FOX (morning news) truyền hình, Mobile, trực tiếp
KTRT / ABC (morning news) truyền hình, Houston, trực tiếp
KSDK / NBC (morning news) truyền hình, St. Louis, thu trước
Radio America (Good day USA) truyền thanh, toàn quốc, trực tiếp
KPFO / CBS (morning news) truyền hình, Phoenix, trực tiếp
NEWS 12 LI (morning edition) truyền hình, New York, trực tiếp
WJBK / FOX (morning news) truyền hình, Detroit, trực tiếp
OHIO NEWS (morning news) truyền hình, Ohio, trực tiếp
KDFW / FOX (5 PM News) truyền hình, Dallas, thu trước
USA RADIO (Day break USA) truyền thanh, toàn quốc, thu trước
KOVR / CBS (morning news) truyền hình, Sacramento
CONUS (All news channel) truyền hình, toàn quốc
WS™ / NBC (5 PM News) truyền hình, Syracuse, thu trước
NEWS 12, WESCHSTER (morning edition) truyền hình, New York, trực tiếp
WIOD-AM (morning news) truyền thanh, Miami, thu trước
WLVQ-FM (morning show) truyền thanh, Columbus OH, thu trước
KPTV / UPN (morning news) truyền hình, Portland, trực tiếp
CABLE VISION (See, hear) truyền hình, St. Louis, trực tiếp
KRON / NBC (Medical Feature) truyền hình, San Francisco, thu trước
VOA (Book World) truyền thanh, quốc tế, thu trước
WKRC / CBS(5 PM News) truyền hình, Cincindi, thu trước
KXL-AM (News Feature) truyền thanh, Portland, thu trước
WAMC-NPR (The Round Table) truyền thanh, N.E, thu trước 
Bảy giờ chiều hôm ấy tại nhà thờ Riverside Church ở NewYork có khoảng 3.000 người được vào ngồi trong nhà thờ. Đứng bên ngoài nhà thờ có chừng 1.500 người không vào được. Sau phần trình diễn của các nghệ nhân, tăng đoàn trong y áo nghi lễ đã làm lễ cầu nguyện và tụng kinh trước khi Thầy giảng dạy, hình thức cũng gần giống như ở Berkeley, nhưng khác hơn là thay vì niêm hương, Thầy đã niêm đăng, nghĩa là thay vì nâng lên ba cây nhang, Thầy đã nâng lên một cây đèn nến, như vậy để cho có vẻ gần gũi với văn hóa Tây phương hơn. Kết quả của buổi sinh hoạt cũng tốt đẹp không khác gì buổi sinh hoạt ở Berkeley. Phần lớn đều biết chắp tay trong thời gian cầu nguyện. Sự chuyển hóa được trông thấy trên mọi khuôn mặt. Mọi người ra về nhẹ nhàng và thư thái gấp bội, không như khi họ vừa đến. Thầy và tăng đoàn đã đem giọt cam lộ của Đức Như Lai tưới lên trái tim đau khổ và nóng bức của từng thính giả. Pháp Bụt quả thực là mầu nhiệm. Năng lượng của tăng đoàn đã giúp cho giáo pháp của Đức Thế Tôn chuyển hóa được hàng ngàn người sau chỉ mấy giờ đồng hồ thực tập. 
Cất tiếng lên cho chim xanh ngàn phương bay về quy tụ 
Buổi thuyết giảng tại nhà thờ Riverside quả thật là một phép lạ. Trước hôm 25.9.01 nhiều người đã lo lắng cho Thầy, sợ Thầy sẽ bị ám hại ngay trong đêm diễn thuyết, bởi vì Thầy đã muốn nói lên một tiếng nói mà ít ai dám nói. Có một số những vị nhân sĩ trong giới lãnh đạo chính trị, doanh nghiệp, trí thức đã tỏ ý yểm trợ Thầy, hứa sẽ đến có mặt để giới thiệu Thầy đêm đó, nhưng đã không đến được. Lý do sâu xa không phải là vì họ bận rộn, nhưng vì họ biết tiếng nói nhân bản này sẽ làm cho họ mất quần chúng, bởi vì các giới quần chúng đang sôi sục hận thù, ai nấy đều muốn yểm trợ chiến tranh. Hận thù không phải là lý do duy nhất, ngoài hận thù còn có lý do sợ hãi. Vì sợ hãi nên người ta muốn tỏ ra là mình can đảm, sẵn sàng để đối phó bằng bạo lực; sợ rằng nói ra lời nói của thương yêu, của từ bi thì sẽ bị người ta xem là mình yếu đuối và bất lực, cũng như người đi ban đêm sợ ma thì hay hát lớn lên để tỏ ra rằng mình không sợ, nhưng có thể là mình đang run. Ngoài lý do hận thù và sợ hãi, còn có lý do tự ái bị tổn thương. Nước Mỹ thường nghĩ là mình mạnh nhất hoàn cầu, đánh ai thì kẻ ấy thua, và không ai có thể đánh bại được mình, và chạm được đến mình. 

Năm 1975, lần đầu nước Mỹ bị thất bại ở Việt Nam, phải rút quân về. Bây giờ thì kẻ thù đã tấn công Mỹ ngay trên đất nước Mỹ, và nhắm vào những biểu tượng quan trọng nhất của uy thế Hoa Kỳ là Ngũ Giác Đài (quân sự) và Trung Tâm Quốc Tế Thương Mại (kinh tế). Ba lý do đó (hận thù, sợ hãi và tự ái tổn thương) đã khiến cho đa số người Mỹ yểm trợ tổng thống của họ trong cuộc chiến A phú hãn. Lên tiếng ngăn cản bạo động trong tình thế sôi sục hận thù này là một việc làm rất nguy hiểm. Những đầu óc quá khích đã được đọc thông bạch của Thầy ở tờ New York Times, họ có thể đem súng đến để bắn Thầy trong đêm ấy. Thầy cũng ý thức được điều đó nhưng Thầy không thể không làm công việc mà Thầy thấy Thầy phải làm.Ngồi giữa các vị xuất gia đêm 24.9.01, Thầy nói: "Thầy đã lớn tuổi, chết thì cũng không sao. Chỉ thương cho các con của Thầy, có đứa mới xuất gia tu học với Thầy chưa được một năm. Những đứa ấy sẽ cảm thấy bơ vơ. Nhưng dù sao các em vẫn còn các sư anh và sư chị hướng dẫn. Nếu Thầy ham sống sợ chết mà không dám lên tiếng, thì tuy hình hài Thầy còn nhưng giá trị tâm linh của Thầy đã mất, và như vậy thì cũng như các con đã mất Thầy. Tuy nhiên Thầy tin rằng chư vị hộ pháp và long thiên sẽ yểm trợ cho Thầy, vì thầy trò mình đang làm một công việc rất cần làm, và công việc này có thể ngăn cản không cho một cuộc thế chiến bùng nổ". Đêm ấy các học trò và thân hữu của Thầy ai cũng hộ niệm cho Thầy. 
Người lái xe limousine cho Thầy, chiếc xe mà nhà xuất bản mướn cho Thầy đi, đã nói với sư cô Jina Diệu Nghiêm buổi sáng ngày 26.9.01: "Nhờ lái xe cho Thầy mà tôi được đi vào nhà thờ và có chỗ ngồi hẳn hoi để nghe Thầy. Nghe Thầy xong tôi cảm thấy là những gì Thầy nói rất phù hợp với những gì tôi suy nghĩ, nhưng những điều tôi suy nghĩ ấy, tôi đâu có dám nói ra cho bè bạn và các đồng nghiệp của tôi nghe đâu. Nói ra những điều ấy tôi có thể bị tẩy chay và kỳ thị. Thầy đã nói dùm cho tôi, và cho rất nhiều người như tôi." Trong thời gian ở Nữu Ước, Thầy và tăng đoàn đã lưu trú tại các cư xá của đại chủng viện Union Theological Seminary sát ngay trường đại học Columbia. 
Sáng ngày 26.9.01, có đại sứ Andrew Young và một số thân hữu của ông tới thăm và đàm đạo với Thầy. Sáng hôm ấy đài truyền hình PBS từ thủ đô Hoa Thịnh Đốn đến để phỏng vấn Thầy tại tư gia của giáo sư Chung, người gốc Đại Hàn, hiện đang giảng dạy tại đại chủng viện Union. Thầy cũng tiếp các ký giả khác như ký giả Rachel Neumann của tờ The Village Voice ở Nữu Ước. Ký giả Jeff Cochran của tờPublishers Weekly và ký giả Peter Alsop của tờ Tricycle cũng ở NewYork. Chiều hôm ấy đại sứ Andrew Young đã đưa Thầy đến thăm Ground Zero, tàng tích của hai cao ốc chọc trời của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế. Cảnh sát canh phòng rất nghiêm mật. Xe cam nhông từ những ngày qua vẫn tiếp tục bốc dỡ và chở đi nơi khác đống gạch ngói và xi măng khổng lồ của hai tòa nhà sụp đổ, nhưng những đống gạch ngói và xi măng ấy vẫn còn cao như núi. Mùi tử thi vẫn còn rất nặng. Bao nhiêu xác chết đã và đang ngún cháy trong đống vôi gạch khổng lồ kia. Tăng đoàn chỉ còn biết niệm Bụt, Pháp và Tăng để cầu Tam Bảo cứu độ cho hàng ngàn người tử nạn trong đó, cho gia đình họ, và cho cả thế giới. 

Từ giã các bằng hữu ở NewYork, Thầy và tăng đoàn trở về Tu Viện Rừng Phong bằng máy bay nhỏ 8 chỗ ngồi. Sáng ngày 27.9.01, Thầy trả lời mấy cuộc phỏng vấn nữa từ xa gọi tới, trong đó có thông tấn xãReligious News mà chương trình được quảng bá bởi 95 đài phát thanh địa phương trong toàn quốc và ký giả Anne Simpkinson của hãng Beliefnet. Bài phỏng vấn này của cô Anne đã được nhiều tờ báo ở Mỹ châu và Âu châu đăng tải bằng nhiều thứ tiếng. Đề tài của bài báo là: "Nếu gặp Osama Bin Laden, tôi sẽ nói gì với ông ấy.
Trong những ngày 27 và 28.9, Thầy đã dành thì giờ để sinh hoạt với tứ chúng của Đạo Tràng Thanh Sơn và Tu Viện Rừng Phong. Đáng lý Thầy được ở lại đây tới bảy hôm để sinh hoạt với đại chúng, nhưng vì biến cố ở New York nên Thầy chỉ về được với đại chúng có hai ngày. Chiều 29.9.01, Thầy và các vị phụ tá ra phi trường Boston để bay về Pháp. 


-- 
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
                                            (Phạm Nhuận)