Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

SỐNG ĐỜI TÂM LINH
BẢN CHẤT CỦA HẠNH PHÚCCẩm Nang Cho Đời Sống
Nguyên tác: The Essence Of Happiness – A Guidebook for living
Tác giả: His Holiness The Dalai Lama và Howard C. Cutter, M.D.
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển Tỳ kheo Thích Từ-Đức / 20 – 11 – 2010


5. SỐNG ĐỜI TÂM LINH

Chúng ta thường nghe người ta nói rằng tất cả con người là bình đẳng.  Qua điều này chúng ta muốn nói rằng mọi người có một khao khát rõ ràng về hạnh phúc.  Mọi người có quyền là một con người hạnh phúc.  Và mọi người có quyền chiến thắng khổ đau.  Vì thế nếu ai đấy tìm thấy hạnh phúc hay lợi ích từ một truyền thống tôn giáo đặc thù, thì điều trở nên quan trọng là để tôn trọng những quyền căn bản của người khác; vì thế chúng ta phải học hỏi để tôn trọng tất cả những truyền thống tôn giáo quan trọng.  Điều này là rõ ràng.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Một cách của việc làm mạnh sự tôn trọng hổ tương giữa những tôn giáo tín ngưỡng khác nhau là qua việc tiếp xúc.  Sự tiếp xúc cá nhân.  Qua loại tiếp xúc gần gũi này, chúng ta có thể học hỏi về những sự cống hiến hữu ích rằng những tôn giáo này đã làm cho con người, những việc tích cực, vì thế khi đối diện với những tôn giáo khác, vào lúc ban đầu một cảm giác tích cực, một cảm giác thoãi mái, sẽ sinh khởi.  Chúng ta sẽ cảm thấy nếu người ấy tìm thấy một truyền thống khác thích hợp hơn, hiệu quả hơn, thế thì điều ấy là tốt!  Rồi thì nó giống như đi đến một nhà hàng – chúng ta có thể ngồi xuống tại một bàn ăn và gọi những món ăn khác nhau tùy theo khẩu vị của  mỗi người – chúng ta có thể ăn những món ăn khác nhau, nhưng không ai tranh cải về nó!
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Có quá nhiều thứ đã chia cách con người, quá nhiều vấn đề trên thế giới.  Tôn giáo nên là một phương pháp cứu chửa để giúp làm giảm thiểu xung đột và khổ đau trên thế giới – chứ không phải là một nguồn gốc nữa cho việc xung đột.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Có thể có hai trình độ của tâm linh.  Một, người ta phải hành động với niềm tin tôn giáo.  Nếu chúng ta tin tưởng bất cứ tôn giáo nào, điều ấy là tốt.  Nhưng nếu ngay cả không có một niềm tin tôn giáo, chúng ta vẫn có thể giải quyết được.  Trong một vài trường hợp, chúng ta có thể xoay sở thậm chí tốt hơn.  Nhưng đấy là quyền cá nhân của chúng ta; nếu chúng ta mong ước một niềm tin, tốt!  Nếu không, cũng tốt thôi.  Nhưng thế thì có một trình độ khác của tâm linh.  Đấy là điều mà tôi gọi là tâm linh căn bản – những phẩm chất căn bản của con người của lòng hào hiệp, tử tế, từ bi, ân cần.  Cho dù chúng ta là những người có tín ngưỡng hay không, loại tâm linh này là căn bản.  Cá nhân tôi xem trình độ tâm linh thứ hai này quan trọng hơn trình độ thứ nhất, bời vì bất chấp một tôn giáo đặc thù nào có thể diệu kỳ như thế nào, nó sẽ vẫn chỉ được chấp nhận bởi một số giới hạn con người, chỉ một phần của nhân loại.  Nhưng cho đến khi nào mà chúng ta vẫn là con người, cho đến khi nào mà chúng ta vẫn là những thành viên của gia đình nhân loại, tất cả chúng ta cần những giá trị tâm linh căn bản này.  Không có những điều này, sự tồn tại của con người vẫn là khó khăn, rất khô khan.  Như một kết quả, không ai trong chúng ta có thể là một con người hạnh phúc, toàn thể gia đình chúng ta sẽ khổ đau, và rồi, cuối cùng, xã hội sẽ rắc rối hơn.  Do thế, rõ ràng rằng trau dồi những loại giá trị tâm linh cơ bản này trở nên cần yếu.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Nếu chúng ta thấu hiểu sự thực hành tâm linh trong ý nghĩa chân thật của nó, rồi thì chúng ta có thể sử dụng toàn bộ hai mươi bốn giờ một ngày của chúng ta cho việc thực hành của chúng ta.  Tâm linh chân thật là một thái độ tinh thần mà chúng ta có thể thực hành bất cứ lúc nào.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Sự thực tập tâm linh thực sự trong một ý nghĩa nào đấy giống như một bộ ổn áp điện thế.  Chức năng của bộ ổn áp là để ngăn ngừa những năng lực bất thường dấy lên và thay vì thế cho chúng ta một nguồn năng lực ổn định và liên tục.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Dấn thân vào việc rèn luyện hay một phương pháp của việc đem đến những sự luyện tập trong tâm thức con người là cốt lõi của đời sống tôn giáo, một sự luyện tập có mục tiêu của việc trau dồi những thể trạng tinh thần tích cực.  Do thế, con người có hướng đến một đời sống tinh thần hay không tùy thuộc trên việc con người có thành công trong việc đem đến sự luyện tập ấy hay không, đấy là thuần hóa thể trạng của tâm thức và biến thể trạng tâm thức ấy vào trong những hành vi hằng ngày của chúng ta.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Những người nghiên cứu đã thấy rằng ngay cả một nét cau mày hay mĩm cười cảm ứng giả tạo có khuynh hướng để cảm sinh cảm giác tương ứng của sân hận hay hạnh phúc, điều này thừa nhận rằng chỉ “đi qua những cảm xúc” và lập lại sự tiến hành trong một thái độ tích cực có thể cuối cùng đem đến một sự thay đổi nội tại chân thành. 
--- HOWARD CUTLER
Mặc dù những kinh nghiệm của con người là một kết quả của những hành vi quá khứ, điều ấy không có nghĩa là cá nhân không có sự lựa chọn hay không có chỗ cho việc bắt đầu để thay đổi… Chúng ta không nên trở thành thụ động và cố gắng để miễn trừ chính mình đối với việc tiếp nhận sự thay đổi cá nhân trên những nền tảng mà mọi thứ là một kết quả của nghiệp thức, bởi vì nếu chúng ta thấu hiểu khái niệm nghiệp báo một cách chính xác, chúng ta sẽ thấu hiểu rằng nghiệp báo có nghĩa là “hành động”…Vì thế, loại tương lai nào sẽ đến, trong một phạm vi rộng, tùy thuộc trong chính bàn tay của chúng ta trong hiện tại.  Nó sẽ quyết định bằng những thứ mà chúng ta bắt đầu hành động bây giờ.
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
Bây giờ, bí mật hạnh phúc của chính tôi, tương lai tốt đẹp của chính tôi, là nằm trong tay tôi.  Tôi không được đánh mất cơ hội ấy!
---  ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét