Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

GIEO HẠT MỖI NGÀY

Đời là một chuyến đi không biết điểm đến. Rất ít AI đến được điểm mình dự định. Thông thường ta bắt đầu cuộc hành trình với một ý niệm đích điểm trong đầu, chỉ để NHẬN RA rất sớm là cuộc đời có rất nhiều chỗ rẽ bất ngờ, và sau một lúc thì ta chẳng chắc là đời ta rồi sẽ về đâu. Nhưng như vậy thì đời mới vui.


Nếu quan sát trẻ em và người già thì ta thấy rất giống nhau – cả hai cùng rất yếu về thể xác và cùng nhiều tình cảm hơn lý luận. Và ta bắt đầu từ bụi đất, sẽ trở về cùng bụi đất. Điểm cuối cũng là điểm khởi hành.



Khái niệm đường vòng này rất ích lợi trong kế hoạch sống của chúng ta. Nếu ta biết đời không phải là đường thẳng và ta có thể vòng lại điểm đã qua, thì tốt hơn là trên mỗi bước đi, ta nên ném RA vài hạt trái cây ngũ cốc bên đường, hy vọng là dọc đường sẽ mọc nhiều cây trái, để lúc nào đó ta vòng lại thì có thể đã có sẵn trái ngon chờ đợi! Đi đến đâu gieo hạt giống đến đó, tức là sống hôm nay mà trồng cho ngày mai đó, các bạn ạ!



Dĩ nhiên là không phải hạt nào cũng lên cây tốt. Nhiều hạt sẽ bị chim ăn, nhiều hạt sẽ chết đi, nhưng sẽ có một ít hạt nẩy mầm sinh cây. Và những cây này, biết đâu lại sinh hoa trái và chim chóc sẽ mang hạt của chúng gieo rắc hàng bao nhiêu dặm xa khắp nơi. Cuộc đời biến hoá vô lường, làm sao ta có thể đoán hết hậu quả của chỉ một hạt nẩy mầm, huống chi là khi ta gieo nhiều hạt mỗi ngày.

CHỌN HẠT TỐT ĐỂ GIEO


Nếu sống khôn ngoan, thì ta gieo hạt trên mỗi bước đi.
Nhưng các hạt đó là những gì?

Thưa, chúng ta có thể chia các hạt ta có sẵn trong túi RA thành vài nhóm.

1. LỜI NÓI: Những nụ cười, những lời cảm ơn, và những lời nói hiền dịu cho bất cứ AI.

2. TIỀN TÀI: nếu có thể cho AI một ít tiền, thì cho. Nếu có thể cho AI mượn ít tiền, thì cho mượn. Nếu có thể giúp AI đỡ đói một ngày, thì giúp.

3. CÔNG VIỆC: nếu có thể mách bảo AI một cơ hội làm ăn thì mách bảo. Nếu có thể chỉ AI có được một công việc thì chỉ. Nếu có thể dạy AI một cách kiếm tiền thì dạy.

4. KIẾN THỨC: nếu có thể dạy AI đó biết đọc, biết làm toán, thì dạy. Nếu có tài năng gì đó có thể chia sẻ lại với mọi người thì chia sẻ. Nếu có kỹ năng sống nào đó có thể dạy lại cho mọi người thì dạy.

5. ĐẠO ĐỨC VÀ TRIẾT LÝ SỐNG: nếu ta đã có kinh nghiệm sống biết thế nào là đạo đức, thế nào là thiếu đạo đức, thế nào là tốt cho cuộc sống, thế nào là có hại, con đường nào sẽ đưa đến khổ đau, con đường nào sẽ đưa đến an lạc, thì hãy chia sẻ lại với anh chị em, nhất là những người ít kinh nghiệm sống hơn.

6. CÁCH SỐNG VỮNG TRÊN 2 CHÂN: có lẽ điều tốt nhất ta có thể trao tặng một người là kiến thức và kinh nghiệm giúp cho người đó có thể tự sống, tự xoay xở, dù là họ có lọt vào bất kỳ tình huống khó khăn nào. Đây là cách giúp cho họ kỹ năng sống cũng như tự tin để sống mọi nơi, trong mọi hoàn cảnh. Phần cốt cán của nó là tư duy tích cực.

Tất cả những điều này mỗi chúng ta đều đã có sẵn trong túi không ít thì nhiều. Chẳng tốn kém tiền bạc hay công lao chỉ để LẤY RA vài hạt trong túi ném RA bên lề đường mình đang đi.
Và tất cả các hạt này đều chỉ nằm trong một gia đình thực vật lớn, gọi là “TÌNH YÊU”.

  Nếu mỗi người chúng ta đều gieo hạt dọc đường thì sẽ có hai chuyện xảy ra. Thứ nhất, riêng cá nhân ta, một lúc nào đó ta sẽ hưởng được trái ngọt của hạt giống ta gieo hôm nay. Bắt buộc là như vậy. Càng gieo nhiều và càng sống lâu, xác suất được hưởng của ta càng tăng rất cao. Thứ hai, khi nhiều người gieo dọc đường, thì AI đi đâu, dọc đường nào, cũng đều có trái ngon chờ mình trên cây.

Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

* THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG PHẬT GIÁO TRƯỚC NHỮNG VẤN ĐỀ...


Gần đây, sau ngày Giáo Hội ra mắt cơ quan TTTT Trung ương, hàng loạt vấn đề nhạy cảm phơi bày mang tính méo mó của một số báo chí nói về những tu sĩ Phật giáo.

Những cái tít giựt gân chỉ là nghệ thuật câu khách của báo chí để người đọc quan tâm, đó là quyền của tác giả, hoặc tổng biên tập, người quản trị mạng... nhưng nội dung, thực tế không trầm trọng như ta tưởng. Ví dụ bài "Con đường giác ngộ" nhận xét phim, người viết không hề dùng những từ như "thâm nhiễm" và một số từ mạng các trang web giựt lên tựa đề, thế mà vẫn có người đọc không hiểu đâu là quyền hạn của tổng biên tập, người quản trị, web chủ có thể thay đổi để câu khách, và đâu là tính trung thực của tác giả bài báo. Gần đây, vụ trụ trì thay tượng Trần Nhân Tông gây hiểu lầm cho quần chúng, chẳng qua do thầy trụ trì thiếu tế nhị trong cuộc sống, xa rời quần chúng, từ đó, nhất cử nhất động dưới mắt người dân đều có ý đồ không tốt về thầy. Đáng ra, sự kiện chưa được giáo hội kết luận, chưa được cơ quan thẩm quyền di tích lịch sử điều tra thì báo chí không nên tuyên bố chắc nịch như thế để gây cho độc giả phẫn nộ và người dân hiểu không đúng về Phật giáo.

Vụ một người ở chùa của người Miên, miền Tây Nam bộ, giết người yêu, đây là hành động thuộc tội phạm hình sự, người phạm hình sự không nhất thiết phải gọi bằng sư, tu sĩ... mà chỉ là con người mang thú tính, đã là thú tính thì không thể là người công dân bình thường; vì tu sĩ thực thụ không thể làm một việc mà công dân bình thường có thể làm! Thiết nghĩ, mọi tội phạm đều là công dân phạm tội khi chưa có phán quyết của tòa án; khi có phán quyết rõ ràng thì đó là phạm nhân chứ không còn là công dân đầy đủ quyền trong xã hội.

Rồi chuyện sư cô Đàm Thục ở chùa Vân Hồ quận  Hai Bà Trưng Hà Nội, vi phạm giáo luật, nghĩa là không liên hệ đến hình sự hay dân sự, chuyện hoàn toàn nội bộ của nhà chùa, thế mà báo chí vẫn đưa tít giật gân:" sư cô đánh nhau  ai aà Trưng Hai Bà Trưng-Hà Nội, chửi bậy giữa Hà Nội". Những tin như thế có quan trọng lắm không khi mà còn bao nhiêu chuyện cần góp ý để nhà nước cải thiện cuộc sống cho người dân tốt hơn, hoặc lên tiếng can thiệp cho những vụ oan ức của người dân? Tại sao báo chí cứ chỉa mũi vào chuyện nội bộ của Phật Giáo nếu không có chủ trương hay ý đồ?

Không thiếu những tội phạm núp bóng tôn giáo để tránh sự trừng trị của pháp luật, kẻ như thế không thể gọi là tu sĩ. Và khi hành xử vi phạm luật pháp, họ không nhân danh tôn giáo, tín ngưỡng của họ mà với tư cách cá nhân. Vì thế, thiết nghĩ, báo chí khi phản ánh một sự kiện bê tha, tai tiếng trong lãnh vực tôn giáo mà chưa nắm rõ 100% sự thật, không nên dùng hai chữ "tu sĩ" hay những từ có liên quan đến tôn giáo mà giựt cái tít đao to búa lớn để làm hại nền tín ngưỡng của quần chúng, đó là lương tâm nghề nghiệp!
                                                

Đối với cơ quan TTTT của Phật giáo, trước những sự kiện tai tiếng liên tục trong tu sĩ PG, không thể nhắm mắt làm ngơ để báo chí tùy tiện quy tội hay phản ánh bừa bãi, không những bôi xấu bộ mặt tín ngưỡng quần chúng mà còn tự bôi tro trét trấu vào xã hội mà báo chí đang có mặt và tồn tại. Chả lẽ báo chí tồn tại nhờ những sự kiện phạm pháp được thổi phồng như thế? TTTT PG nên có một định hướng, không những trong nội bộ mà cần có phương án giải quyết khi báo chí đưa tin. Và kịp thời phối hợp với Ban Tăng sự, các ban ngành liên đới trực tiếp tìm hiểu, giải quyết vấn đề trong phạm vi cho phép để đi đến kết luận chuyển qua cho luật pháp xử lý.

Là con người chưa phải Thánh, cho dù mang lớp áo chức sắc cao cấp, lúc nào đó cũng khó tránh khỏi phạm giới, tuy không phạm pháp. Thế thì những tuổi trẻ chưa thấm nhuần luật đạo, còn tiêm nhiễm thói đời, không thể không vi phạm luật pháp cho dù nhẹ hay nặng; nói như thế không có nghĩa dung túng mà có nghĩa trọng trách giáo dục thuộc về thầy Bổn sư, về ban giáo dục Tăng sự và sự quản lý lỏng lẻo của Phật giáo hiện nay. Một tôn giáo bạn có giáo quyền, giáo chế thế mà vẫn xẩy ra những trường hợp phạm trọng tội, không tôn giáo nào tránh khỏi, phải chăng, đó có phải là việc đáng và cần cho báo chí rao báng? Và có phải là việc nằm ngoài trách nhiệm của một tôn giáo?

Ban Tăng sự, Ban giáo dục Tăng Ni, Ban TTTT của PG cần ngồi lại để tìm một giải pháp, hầu giải quyết những sự kiện không tốt đẹp sẽ xẩy ra sau nầy và yêu cầu báo chí thông báo cho Giáo hội những vấn đề nhạy cảm để thống nhất thông tin, trước khi kết luận chính xác mà đưa ra công khai để quần chúng không bị hiểu sai vấn đề.

Những sự kiện liên tục xẩy ra nhiều tai tiếng, chưa hẳn làm xấu bộ mặt Phật giáo, nhưng sẽ làm mất niềm tin của tín đồ và quy trách nhiệm cho tổ chức giáo hội. Chúng ta thông cảm một số báo chí quên mất lương tâm chức nghiệp và không thể trách họ mà tự trách chúng ta về giáo dục, về trách nhiệm của thầy trò trong quá trình đào tạo đệ tử, trong chức năng quản lý tu sĩ... Các chức sắc trong giáo hội cần quan tâm hơn nữa.

MINH MẪN
28/11/2013


BẠN THẬT BẠN GIẢ


Nhiều người vẫn cho rằng một trong những hạnh phúc trên đời là tình bạn. Điều này thì ai cũng dễ dàng đồng ý thôi. Thế nhưng, để có tình bạn thực sự thì cần có những người bạn thực sự. Như thế nào gọi là một người bạn?
    


      Liệu có phải những ai ta vẫn giao du đều là bạn cả? Không đâu, số người ấy gồm cả “bạn” lẫn “bè”, và phần nhiều là bè hơn là bạn. “Bạn bè” không phải là cách nói cho xuôi tai, cũng không phải là “từ láy” này nọ như nhỉều người tưởng mà là “từ ghép” của hai chữ “bạn” và “bè”. Bạn, nói đơn giản, là người đồng hành cùng chia vui sẻ buồn với ta trên những chặng đường đời. Bè là những kẻ tạt ngang qua đời ta trong chốc lát, rồi đường ai nấy đi mà không chút vấn vương. “Bè” trong những chữ “bè phái”, “kết bè, kết đảng” gợi lên ý tưởng không mấy hay ho. Tình bạn thường “tĩnh” hơn là “động”, lắng đọng hơn là sôi nổi. Những kẻ ở quanh ta trong những cuộc vui ồn ào mà ta tưởng là “bạn”, thường chỉ là “bè”. Như những cuộc vui chóng tàn, những người “bạn” ấy cũng nhanh chóng biến mất khỏi đời sống chúng ta. Những người tưởng rằng mình có nhiều bạn, thực ra là những người không có hoặc có rất ít bạn (và không biết phân biệt đâu là bạn, đâu là bè).

      Bạn lại có “bạn thật” và “bạn giả”. Bạn thật là khuôn mặt thật, không điểm phấn tô son. Bạn giả là chiếc mặt nạ, với nhiều lớp phấn dày. Như cuộc sống có hai mặt, con người vừa có bạn thật lại vừa có bạn giả. Bạn giả lúc nào cũng nhiều hơn bạn thật, đến với ta vì lợi ích nào đó chứ không vì tình thật. Bạn giả là người đóng giả vai người bạn, ngoài mặt tỏ ra thân thiện nhưng có thể bất ngờ tặng cho ta những nhát dao trí mạng từ phía sau lưng hoặc phun ra những nọc độc của lòng đố kỵ.



Đôi lúc có kẻ thù còn dễ chịu hơn có những người bạn giả. Bạn giả cũng tựa như bạc giả vậy, đã không xài được mà để trong túi có khi mang họa.

      Khác với bạn giả, bạn thật là người thực tâm mong muốn những điều tốt lành cho người bạn mình và vui sướng trông thấy bạn mình hạnh phúc, thành đạt trong cuộc sống (dẫu có “qua mặt” mình đi nữa). Bạn thật không ngại nói thẳng nói thật về những sai trái của bạn mình để giúp bạn cải thiện bản thân cũng như không ngại tán thưởng về tài năng hoặc thành công của bạn mình để giúp bạn thêm tự tin trong cuộc sống. Bạn thật luôn nói tốt về bạn mình sau lưng bạn.

Bạn thật là người đến với ta trong lúc ta trần trụi hay trong thời kỳ đen tối nhất của cuộc đời, và cũng là người mà ta có thể đến gõ cửa một cách thoải mái khi cần sự giúp đỡ.

      Những người bạn như thế làm sao có nhiều được, thường chỉ đếm được trên những đầu ngón tay của một bàn tay (và ít khi đếm hết được). Đến một tuổi nào đó người ta khó mà có thêm được những người bạn mới, trong lúc những người bạn cũ thì cứ mất đi lần lần. Tình bạn cần có một bề dày của sự gắn bó, cảm thông và tin cậy.

      Với những người tôi thực lòng quý mến, tôi vẫn nói: Tôi mong cho anh/chị không có bạn hơn là có những người "bạn giả". Có được chừng vài ba người "bạn thật" thì anh/chị là người may mắn và hạnh phúc.

Lê Hữu                                       

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Ý TƯỞNG ĐẸP



 
Không ai sinh ra là được hạnh phúc ngay, nhưng tất cả mọi người đều được sinh ra với khả năng tạo hạnh phúc.


Bốn ý tưởng hay cho cuộc sống:
Nhìn lại đàng sau để có Kinh nghiệm!
Nhìn về phía trước để thấy Hy vọng!
Nhìn xung quanh để tìm ra Thực tại!
Nhìn vào bên trong để tìm thấy Chính mình! 


Tại sao ta lại đổ lỗi cho một người nào 
đó trong đời mình.
Người Tốt mang Hạnh Phúc cho ta...
Người Xấu cho ta Kinh Nghiệm...
Người Tệ nhất thì cho ta một Bài Học... 


Bài học tốt nhất trên đời là hãy lắng nghe mọi người và học hỏi từ mọi người, vì không một ai có khả năng hiểu biết tất cả mọi chuyện và tất cả mọi người thì sẽ hiểu biết được một điều gì đó. 


Người bạn là người biết ta rất tường tận, am hiểu gốc gác ta,
 chấp nhận chỗ đứng của ta và vẫn dịu dàng để cho ta tiến tới. 


Khi ta tìm một người bạn, đừng cố tìm một người hoàn
hảo mà chỉ nên tìm cho được một tình bạn chân chính. 


F - few: vài (chỉ có một vài, chỉ có rất ít)
R - relations: mối quan hệ
I - in: trong
E - earth: trái đất
N - never: không bao giờ
D - die: chết 
Chỉ có rất ít mối quan hệ trên đời này mới tồn tại mãi mãi.


Những lời nói tử tế có thể rất ngắn và rất dễ nói 
nhưng âm vang của chúng sẽ thật sự tồn tại vĩnh viễn. 


Lẫn trốn một vấn đề rắc rối chỉ làm cho việc giải quyết vấn đề càng lùi xa thêm mà thôi!
Cách dễ nhất để thoát khỏi một vấn đề là tìm cách giải quyết nó.


Sự thật đáng ngạc nhiên về về Cái Lưỡi của con người: Phải mất 3 năm mới biết được cách sử dụng nó, nhưng phải mất cả một đời người mới biết được 
Ở ÐÂU và KHI NÀO thì mới nên sử dụng nó.

Không ai có thể làm tổn thương ta được nếu ta
không cho phép họ.

Tâm trí sẽ được an bình không cần hao tốn gì cả nếu ta biết loại bỏ 3 điều này đi (3 chữ C trong tiếng Anh):
Criticizing: chỉ trích
Comparing: so sánh
Complaining: phàn nàn.


BA QUY TẮC VÀNG của Vivekanand:

- Ai giúp ta - Ta đừng quên họ.
- Ai yêu thương ta - Ta đừng ghét họ.
- Ai tin tưởng ta - Ta đừng lừa gạt họ.

20 bí quyết loại trừ căng thẳng


        20 BÍ QUYẾT ĐỂ LOẠI TRỪ CĂNG THẲNG         1/ Hãy yêu thích việc mình làm, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn        2/ Xét lại các yếu tố gây căng thẳng. Cố loại bỏ những yếu tố nào gây trói buộc và gây bực mình vô ích        3/ Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người. Bạn cần hiểu rằng: ta không thể nào làm được điều đó.        4/ Hãy sống đúng với con người mình. Tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.        5/ Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình.        6/ Thỉnh thoảng hãy ra nơi thanh vắng và nhìn lại nội tâm mình.        7/ Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra những điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.        8/ Muốn tránh dằn vặt suy tư, hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình làm được hôm nay.        9/ Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không đủ thời gian để giải quyết.        10/ Dành thì giờ để làm việc mình ưa thích, hoặc chỉ ngồi mà mơ mộng vẩn vơ.        11/ Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút).         12/ Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng. Hans Selye nói


20 BÍ QUYẾT ĐỂ LOẠI TRỪ CĂNG THẲNG 
1/ Hãy yêu thích việc mình làm, bạn sẽ cảm thấy thú vị hơn và làm việc hiệu quả hơn

2/ Xét lại các yếu tố gây căng thẳng. ...Cố loại bỏ những yếu tố nào gây trói buộc và gây bực mình vô ích

3/ Đừng tìm cách làm vừa lòng tất cả mọi người. Bạn cần hiểu rằng: ta không thể nào làm được điều đó.

4/ Hãy sống đúng với con người mình. Tránh phí phạm năng lực một cách vô ích.

5/ Hãy biết làm vui lòng mình và lo nghĩ đến mình.

6/ Thỉnh thoảng hãy ra nơi thanh vắng và nhìn lại nội tâm mình.

7/ Hãy bộc lộ xúc cảm: Hãy nói ra những điều mình nghĩ, những điều mình cảm nhận.

8/ Muốn tránh dằn vặt suy tư, hãy đối diện với các vấn đề của mình. Đừng hoãn lại hôm sau những gì mình làm được hôm nay.

9/ Đừng để những thay đổi quan trọng trong cuộc sống xảy ra liên tục trong thời gian quá gần nhau. Những căng thẳng chồng chất sẽ làm bạn không đủ thời gian để giải quyết.

10/ Dành thì giờ để làm việc mình ưa thích, hoặc chỉ ngồi mà mơ mộng vẩn vơ.

11/ Mỗi ngày thực hiện hai lần thư giãn (mỗi lần 15 phút). 

12/ Hãy tập thể dục, hãy làm tiêu hao bớt năng lượng. Hans Selye nói "Như khi ta đói thì ăn ngon miệng hơn, ta cần phải mệt thì nghỉ ngơi mới thoải mái trọn vẹn".

13/ Thỉnh thoảng để xe ở nhà mà đi bộ.

14/ Đừng hy sinh thì giờ nhàn rỗi của mình.

15/ Hãy sống điều độ, dùng thức ăn đầy đủ, đúng bữa và ngủ đủ giấc.

16/ Hãy bắt đầu với bữa ăn sáng đầy đủ chất bổ.

17/ Hãy mỉm cười! Tương quan của bạn với những người xung quanh sẽ tốt hơn.

18/ Hãy hít sâu vào khi mình bực bội. Khi chú ý đến hơi thở thì nỗi bực tức đã vơi đi một nửa rồi.

19/ Hãy học cách yêu thương (bằng những cử chỉ âu yếm). Tình yêu là liều thuốc an thần tốt nhất.

20/ Tránh xa tiếng ồn, đừng xem truyền hình trong khi ăn. Hãy tìm cho mình những giây phút thinh lặng và yên tĩnh.

( Tác giả: David Niven, Ph. D.)See More



__._,_.___

SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG

Thích Tánh Tuệ


Photo

Photo: GẬP GHỀNH SÔNG MÊ     Có người đứng giữa đôi bờ  Bao lần tự hỏi.. biết giờ về đâu?  Quay qua ngó lại, bạc đầu..  Ngập ngừng, bịn rịn, chìm sâu giữa đời.    Đôi dòng kẻ ngược, người xuôi  Đôi bờ lận đận, tới lui muộn phiền.  Tay này muốn vịn cửa Thiền  Tay kia dệt mộng.. trần duyên sa đà,  Lên rừng, nhớ tưởng phồn hoa  Ngồi nơi phố mộng trăng ngà đầu non.    lắm khi gối mỏi chân   mòn  Mà hồn   chưa mỏi, đời còn mê say  Mắt vừa hướng tới nẻo mây   Vội che khuất bởi bàn tay nhân tình.    Dùng   dằng trong chốn tử sinh  Khi   ni, lúc nọ... Hỏi mình về mô ?  Dưới lòng nôi một nấm mồ  Biết rồi   sao vẫn lửng lơ   nẻo   về
 ?  Cây Si với Cội Bồ Đề  Nghiêng đôi bóng đổ nặng nề cõi đêm.    Chợt Vô thường đến gọi tên  Chỉ còn dư lệ trên miền ăn năn.  Xưa kia nếu chẳng dùng dằng  Biết đâu thanh thản nhọc nhằn Tử, sinh!     Trầm luân vì nợ Thế tình  Mong manh hồn nhỏ gập ghềnh sông mê...    Thích Tánh Tuệ    __(())__    GATE,GATE,PARAGATE, PARASAMEGATE, BODHI SVAHAAA...

GẬP GHỀNH SÔNG MÊ 


Có người đứng giữa đôi bờ
Bao lần tự hỏi.. biết giờ về đâu?
Quay qua ngó lại, bạc đầu..
Ngập ngừng, bịn rịn, chìm sâu giữa đời.
Đôi dòng kẻ ngược, người xuôi
Đôi bờ lận đận, tới lui muộn phiền.
Tay này muốn vịn cửa Thiền
Tay kia dệt mộng.. trần duyên sa đà,
Lên rừng, nhớ tưởng phồn hoa
Ngồi nơi phố mộng trăng ngà đầu non.
lắm khi gối mỏi chân mòn
Mà hồn chưa mỏi, đời còn mê say
Mắt vừa hướng tới nẻo mây 
Vội che khuất bởi bàn tay nhân tình.
Dùng dằng trong chốn tử sinh
Khi ni, lúc nọ... Hỏi mình về mô ?
Dưới lòng nôi một nấm mồ
Biết rồi sao vẫn lửng lơ nẻo về ?
Cây Si với Cội Bồ Đề
Nghiêng đôi bóng đổ nặng nề cõi đêm.
Chợt Vô thường đến gọi tên
Chỉ còn dư lệ trên miền ăn năn.
Xưa kia nếu chẳng dùng dằng
Biết đâu thanh thản nhọc nhằn Tử, sinh! 
Trầm luân vì nợ Thế tình
Mong manh hồn nhỏ gập ghềnh sông mê...
Thích Tánh Tuệ

Photo: Biết đâu tha thứ cho người  Tức là tha thứ cho tui.. hổng chừng! (*__*)    THA THỨ.    Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”    Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”     Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật   nhẹ cả người! Coi như xong!”    Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm,   mở hết lòng ra thương yêu   họ.”    Người   đệ
 tử gải   đầu:   “Tha   thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”    Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.    Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”    Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”    Sư phụ cười: “Vậy   thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có   lầm lỗi gì mà con tha  
 thứ hay không tha   thứ.”      SUY   NGHĨ :    Câu chuyện thật ý nghĩa, chúng ta có thể nhận ra rằng tha thứ giúp cho chúng ta đóng lại những đau thương, bất công trong quá khứ và nhìn nhận các sự việc rõ ràng để buông xuống. Tha thứ giúp cho chúng ta mở rộng lòng yêu thương, giúp cho ta nhìn lại chính mình đã làm hao phí năng lượng khi đánh mất lòng khoan dung.    Tha thứ chính là một tiến trình tiến hóa tích cực của nội tâm, khi chúng ta thật sự đối diện và buông xuống những đau thương, mất mát, bất công… chúng ta sẽ không còn mang lòng oán hận, giận dữ… từ đó giúp cho chúng ta không nuôi dưỡng những niềm cay đắng,   phẫn uất, trả thù… để rồi tạo thêm những điều bất thiện ở hiện tại và tương lai lại phải nhận   sự khổ đau.    Qua đó,  
 chúng ta nhận rõ tha   thứ giúp cho   chúng   ta sống an ổn hiện tại và tương lai. Vì vậy, có thể nói rằng “tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình”, vì khi chúng ta buông bỏ lòng thù hận, sẽ giúp cho tâm mình luôn bình an. Tâm bình an sẽ là chất liệu để tạo dựng nên lòng yêu thương từ bi cho mình và cho tất cả.    Đọc và suy ngẫm câu chuyện một lần nữa, chúng ta thấy rõ như một trình tự khi bạn biết tha thứ , bạn sẽ có lại tình thương với những đối tượng đã gây cho mình đau khổ mà bấy lâu mình đánh mất vì thiếu lòng khoan dung , hiện khởi Tâm Từ Bi rộng lớn, nhớ ơn tất cả   đã cho chúng ta sự thành tựu này và chợt nhận ra rằng “vạn pháp vốn bình đẳng”.    Trên bước đường tu tập của   người con Phật, chúng ta phải  
 cảm ơn những bậc   thiện hữu tri thức   đã   đưa đến cho mình nghịch duyên để chúng ta có cơ hội nâng cao đời sống tâm linh của chính mình. Nghịch tăng thượng duyên là vậy! Thật vậy, nếu lúc nào cũng thuận duyên, cũng đều được quí mến thì ta dễ dàng bị ru ngủ trong niềm tự hào, hãnh diện , ta đang biến mình thành nô lệ cho sự cống cao ngã mạn… tự đánh mất chính mình lúc nào không hay. Vì vậy, vị Sư đã dạy người học trò của mình phải biết ghi ơn những người đã đem đến cho mình những phiền não, oan uổng….để chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình, thực hành và chuyển hóa nội   tâm, để nhận chân sự thật “chẳng có ai là người tha thứ và được tha thứ cả!”    Với tôi, việc học cách tha thứ   và hành theo những lời dạy của
 Chư   Phật, Chư Tổ không   phải đơn giản và dễ     dàng nhưng cũng không phải là quá khó nếu mình muốn và tôi đã bắt đầu cho những sự việc nhỏ nhất từ trong cuộc sống của chính mình với mọi người xung quanh…để có được sự bình an hạnh phúc chân thật!    Cổ Đức có câu này:     “ Càng buông bỏ dưới chân này.   Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao ”   (*__*), phải vậy không pà koan?

THA THỨ

Một thiền sinh hỏi: “Thưa sư phụ, con đau khổ vì cha mẹ tàn nhẫn, người yêu con ruồng bỏ, anh em phản bội, bạn bè phá hoại… Con phải làm sao để hết oán hờn và thù ghét đây?”

Vị sư phụ đáp: “Con ngồi xuống tịnh tâm, tha thứ hết cho họ.”
Vài hôm sau, người đệ tử trở lại: “Con đã học được tha thứ cho họ sư phụ ạ. Thật nhẹ cả người! Coi như xong!”
Sư phụ đáp: “Chưa xong, con về tịnh tâm, mở hết lòng ra thương yêu họ.”
Người đệ tử gải đầu: “Tha thứ thôi cũng đã quá khó, lại phải thương yêu họ thì… Thôi được, con sẽ làm”
Một tuần sau, người đệ tử trở lại, mặt vui vẻ hẳn, khoe với sư phụ là đã làm được việc thương những người mà trước đây đã từng đối xử tệ bạc với mình.
Sư phụ gật gù bảo: “Tốt! Bây giờ con về tịnh tâm, ghi ơn họ. Nếu không có họ đóng những vai trò đó thì con đâu có cơ hội tiến hóa tâm linh như vậy.”
Người đệ tử trở lại, lần nầy tin tưởng rằng mình đã học xong bài vở. Anh tuyên bố: “Con đã học được và ghi ơn hết mọi người đã cho con cơ hội học được sự tha thứ!”
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.”

SUY NGHĨ:

Câu chuyện thật ý nghĩa, chúng ta có thể nhận ra rằng tha thứ giúp cho chúng ta đóng lại những đau thương, bất công trong quá khứ và nhìn nhận các sự việc rõ ràng để buông xuống. Tha thứ giúp cho chúng ta mở rộng lòng yêu thương, giúp cho ta nhìn lại chính mình đã làm hao phí năng lượng khi đánh mất lòng khoan dung.

Tha thứ chính là một tiến trình tiến hóa tích cực của nội tâm, khi chúng ta thật sự đối diện và buông xuống những đau thương, mất mát, bất công… chúng ta sẽ không còn mang lòng oán hận, giận dữ… từ đó giúp cho chúng ta không nuôi dưỡng những niềm cay đắng, phẫn uất, trả thù… để rồi tạo thêm những điều bất thiện ở hiện tại và tương lai lại phải nhận sự khổ đau.

Qua đó, chúng ta nhận rõ tha thứ giúp cho chúng ta sống an ổn hiện tại và tương lai. Vì vậy, có thể nói rằng “tha thứ cho người khác chính là tha thứ cho chính mình”, vì khi chúng ta buông bỏ lòng thù hận, sẽ giúp cho tâm mình luôn bình an. Tâm bình an sẽ là chất liệu để tạo dựng nên lòng yêu thương từ bi cho mình và cho tất cả.
Đọc và suy ngẫm câu chuyện một lần nữa, chúng ta thấy rõ như một trình tự khi bạn biết tha thứ , bạn sẽ có lại tình thương với những đối tượng đã gây cho mình đau khổ mà bấy lâu mình đánh mất vì thiếu lòng khoan dung , hiện khởi Tâm Từ Bi rộng lớn, nhớ ơn tất cả đã cho chúng ta sự thành tựu này và chợt nhận ra rằng “vạn pháp vốn bình đẳng”.
Trên bước đường tu tập của người con Phật, chúng ta phải cảm ơn những bậc thiện hữu tri thức đã đưa đến cho mình nghịch duyên để chúng ta có cơ hội nâng cao đời sống tâm linh của chính mình. Nghịch tăng thượng duyên là vậy! Thật vậy, nếu lúc nào cũng thuận duyên, cũng đều được quí mến thì ta dễ dàng bị ru ngủ trong niềm tự hào, hãnh diện , ta đang biến mình thành nô lệ cho sự cống cao ngã mạn… tự đánh mất chính mình lúc nào không hay. Vì vậy, vị Sư đã dạy người học trò của mình phải biết ghi ơn những người đã đem đến cho mình những phiền não, oan uổng…. để chúng ta có cơ hội nhìn lại chính mình, thực hành và chuyển hóa nội tâm, để nhận chân sự thật “Chẳng có ai là người tha thứ và được tha thứ cả!”
Với tôi, việc học cách tha thứ và hành theo những lời dạy của Chư Phật, Chư Tổ không phải đơn giản và dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó nếu mình muốn và tôi đã bắt đầu cho những sự việc nhỏ nhất từ trong cuộc sống của chính mình với mọi người xung quanh… để có được sự bình an hạnh phúc chân thật!
Cổ Đức có câu này:    
“Càng buông bỏ dưới chân này.
Ấy là chỗ đứng càng ngày càng cao”.

 
SỐNG ĐỂ YÊU THƯƠNG



Mở Tâm ra trọn với người
Cho tình thương nở.. đẹp ngời đóa sen.
Mở lòng với lạ cùng quen
Cơn mưa Từ ái nhẹ len vào hồn.

Bình minh rồi lại hoàng hôn
Sống chan hòa... chớ để buồn một ai.
Cho, cho đến tuổi đời phai
Mỉm cười đã sống không hoài kiếp ni.
Trải lòng Hỷ, Xả, Từ, Bi
Đường về cố quận cùng đi dập dìu.

Sẽ không buồn những buổi chiều
Khi mình đã Sống rất nhiều ban mai.

Thích Tánh Tuệ 



Photo: Hãy biết quý trọng từng giây phút mà bạn có!    Sưu tầm    Có một ngân hàng, mỗi buổi sáng, cung cấp vào tài khoản của bạn   86.400 USD.    Số dư trong tài khoản không được phép chuyển từ ngày này qua ngày khác.    Mỗi buổi chiều, ngân hàng sẽ hủy bỏ hết   số dư còn lại mà bạn đã không dùng hết trong ngày.    Bạn sẽ phải làm gì ? Sử dụng hết số tiền đó, dĩ nhiên !  Mỗi người trong chúng ta đều có một ngân hàng như vậy.    Tên ngân hàng là THỜI GIAN.  Mỗi buổi sáng, ngân hàng này cung cấp cho bạn 86.400 giây.  Vào mỗi buổi tối,   ngân hàng sẽ xóa bỏ, coi như bạn mất, thời gian mà bạn không đầu tư   được vào các mục đích tốt.  Ngân hàng không cho phép bạn được để lại số dư trong tài khoản.  Cũng   không cho     phép bạn bội
 chi.    Mỗi ngày, ngân hàng lại mở một tài khoản mới cho bạn.  Mỗi tối nó lại hủy hết những gì còn lại trong ngày.  Nếu bạn không dùng được hết thời gian mà bạn có trong ngày,người bị mất chính là bạn.  Không có chuyện quay lại ngày hôm qua.  Không có chuyện tiêu trước cho “ngày mai”  Bạn phải sống bằng những gì bạn có trong tài khoản ngày hôm nay.  Hãy đầu tư vào đấy bằng cách nào đó,  để bạn có thể nhận được nhiều sức khỏe,   hạnh phúc, và thành công nhất !  Đồng hồ vẫn đang chạy. Hãy cố thực hiện thật nhiều trong ngày hôm   nay.      Để biết được giá trị của MỘT NĂM,  hãy hỏi một học sinh bị ở lại một lớp.    Để biết được giá trị của MỘT THÁNG,  hãy hỏi một người mẹ sinh con thiếu   tháng.    Để biết     được
 giá trị của MỘT TUẦN,  hãy hỏi biên tập viên của một tuần báo.    Để biết được giá trị của MỘT GIỜ,  hãy hỏi những người yêu nhau đang mong chờ được gặp nhau.    Để biết được giá trị của MỘT PHÚT,  hãy hỏi một người bị lỡ chuyến tàu.    Để biết được giá trị của MỘT GIÂY,  hãy hỏi một người vừa thoát khỏi một tai nạn.    Để biết được giá trị của MỘT PHẦN NGÀN GIÂY,  hãy hỏi người vừa nhận   được huy chương bạc   trong kỳ thi Olympic.    Hãy quý trọng từng giây phút mà bạn có !  Và hãy nên quý thời gian hơn nữa bởi vì bạn   đang chia sẻ thời gian đó với ai đấy thật đặc biệt đối với bạn, đủ đặc biệt để có thể chia sẻ thời gian của bạn.    Và hãy nhớ rằng thời gian chẳng   chờ đợi ai cả.  Ngày hôm qua   
  đã là lịch sử. Ngày mai là một bí ẩn.  Hôm nay là quà tặng. Cũng vì vậy mà nó được gọi là PRESENT !  (có nghĩa là HIỆN TẠI, mà cũng có nghĩa là QUÀ TẶNG ).



LỜI PHẬT DẠY VỀ THỜI GIAN - NGHIỆP BÁO
Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.

Photo
TỪ BI NGUYỆN

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Nguyện cầu tám hướng mười phương
Chúng sanh muôn loại hãy thường an vui
Dứt trừ oan trái nhiều đời
Bao nhiêu đau khổ đến hồi duyên tan.
Hại nhau chỉ chuốc lầm than
Mê si điên đảo vô vàn lệ châu
Chúng sanh vô bệnh sống lâu
Nguyện cho thành tựu phước sâu đức dày
Nguyện cho an lạc từ nay
Dứt trừ thống khổ đắng cay oán hờn
Dứt trừ kinh sợ tai ương
Bao nhiêu phiền não đoạn trường vĩnh ly
Nguyện cầu Tam Bảo chứng tri
Sống đời thanh tịnh, từ bi vẹn toàn.

Nam Mô Thập Phương Thường Trú Tam Bảo.

Photo: HAPPY FATHER,S DAY  ( 16/6/2013 ) TO..  CẢ NHÀ  (*__*)    Tại sao lại có ngày Lễ của Cha?    Nếu như mẹ có ngày Lễ của mẹ, ngày Quốc tế Phụ nữ 8-3, ngày Phụ nữ Việt Nam 20 -10,...   thì bố lại rất hiếm ngày lễ của riêng mình. Có lẽ vì thế mà ngày Lễ của Cha đã ra đời để nhắc nhở mọi người luôn nhớ đến, tôn vinh người giữ vai trò quan trọng nhất trong gia đình.    Ngày Lễ của Cha (Father's Day) chính thức được tổ   chức   rộng   rãi đầu tiên ở Mỹ   vào ngày Chủ nhật thứ ba của tháng 6/1972.    MẾN CHÚC MỌI NGƯỜI LUÔN ẤM ÁP TÌNH THƯƠNG TRONG NGÀY THÂN PHỤ.    A DI ĐÀ PHẬT     __(())__
Photo: NGÓ LÊN TRÊN ... mình không bằng ai.    NGÓ XUỐNG   DƯỚI ... cả khối người muốn bằng mình cũng không được.
  

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

- XÁ LỢI -


1 BÍ ẨN CHƯA ĐƯỢC KHÁM PHÁ

- Đó là những hạt tinh thể với đủ màu sắc, long lanh như ngọc, rắn như kim cương, búa đập không vỡ, lửa thiêu không cháy. Chúng được tìm thấy trong đống tro tàn sau khi hỏa thiêu hài cốt của một nhà tu hành nào đó. Cho đến nay, khi nền khoa học kỹ thuật của nhân loại đã phát triển ở trình độ cao, chúng vẫn tồn tại như một bí ẩn chưa được khám phá.
Bảo vật của nhà Phật
Xá lị là từ ngữ phiên âm tiếng Phạn: sarira – nghĩa đen là “những hạt cứng”. Theo ghi chép trong lịch sử Phật giáo, khi Phật tổ Thích Ca Mâu Ni viên tịch, các tín đồ đã đem xác của ngài đi hỏa táng. Sau khi lửa tàn, họ phát hiện thấy trong phần tro còn lại có lẫn rất nhiều tinh thể trong suốt, hình dạng và kích thước khác nhau, cứng như thép, lóng lánh và tỏa ra những tia sáng muôn màu, giống như những viên ngọc quý. Họ đếm được cả thảy 84.000 viên, đựng đầy trong 8 hộc và 4 đấu. Nó được đặt tên là xá lị, được coi là một bảo vật đặc biệt quý hiếm của Phật giáo.
Những năm gần đây, lịch sử Phật giáo cũng như nghiên cứu của các nhà khoa học đã ghi lại khá nhiều trường hợp các vị cao tăng sau khi viên tịch, hỏa thiêu đã để lại xá lị, chẳng hạn như:
Tháng 12/1990, một vị cao tăng là Hoằng Huyền Pháp sư ở Singapore viên tịch, sau khi thi thể được hỏa thiêu, người ta phát hiện thấy trong phần tro của ngài có 480 hạt cứng, hạt to cỡ như hạt đỗ tương, hạt nhỏ cỡ bằng hạt gạo, trông gần như trong suốt và tỏa sáng lấp lánh như những hạt kim cương. Sau khi phân tích, các nhà nghiên cứu đã xác định rằng, đó chính là thứ gọi là xá lị.
Tháng 3/1991, Phó hội trưởng Hội Phật giáo Ngũ Đài Sơn – ủy viên thường vụ Hội Phật giáo Trung Quốc, sau khi viên tịch đã được tiến hành nghi thức hỏa táng theo tâm nguyện của ngài, trong phần tro còn lại người ta phát hiện được tới 11.000 hạt xá lị, đạt kỷ lục thế giới từ trước đến nay về những trường hợp xá lị được ghi nhận một cách chính thức.
Viên xá lị có thể to như quả trứng vịt, đó là trường hợp của Pháp sư Khoan Năng, vị chủ trì Tây Sơn Tẩy Thạch Am ở huyện Quế Bình, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Ngày 27/9/1989, ngài viên tịch thọ 93 tuổi. Sau khi hỏa thiêu người ta tìm thấy trong tro hài cốt 3 viên xá lị màu xanh lục, trong suốt, đường kính mỗi viên lên tới 3-4cm, tựa như những viên ngọc lục bảo.
Lại có một số trường hợp, xá lị chính là một bộ phận nào đó của cơ thể không bị thiêu cháy. Tháng 6/1994, Pháp sư Viên Chiếu 93 tuổi, chủ trì chùa Pháp Hoa, ở núi Quan Âm, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, trong một buổi giảng kinh tối đã nói với các đệ tử là: Ta sẽ để lại trái tim cho chúng sinh. Sau đó vị sư này ngồi kiết già và siêu nhiên viên tịch.
Theo đúng pháp quy của nhà chùa, các đệ tử đặt thi thể bà lên một phiến đá xanh, xếp củi chung quanh và tiến hành hỏa hóa. Lửa cháy sáng rực suốt một ngày một đêm. Trong đống tro nguội, các đệ tử thu được 100 viên xá lị to nhỏ khác nhau. Có viên thì hình tròn (xá lị tử), có viên lại nở xòe ra như những bông hoa (xá lị hoa). Những bông xá lị hoa trông rất đẹp, lóng lánh như những bông hoa tuyết, chung quanh còn được giát bằng những hạt xá lị nhỏ cỡ hạt gạo, sắc đỏ, vàng, lam, nâu… hết sức kỳ diệu. Nhưng điều kỳ diệu hơn cả là trái tim của bà không hề bị thiêu cháy. Sau khi ngọn lửa tắt trái tim vẫn còn mềm, nóng, rồi mới nguội dần và cứng lại, biến thành một viên xá lị lớn, màu nâu thẫm. Khoảng 100 đệ tử có mặt trong lễ hỏa táng đã tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng đó. Theo kể lại, Pháp sư Viên Chiếu là người từ bi, tính tình điềm đạm và ôn hòa, thường ngày bà chỉ ăn rất ít. Chùa Pháp Hoa đã cho người mang những viên xá lị đó đến giao lại cho Hội Phật giáo tỉnh Thiểm Tây.
Khoa học bó tay?
Vài chục năm trở lại đây, giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng huyền bí được nhà Phật nói đến trong kinh điển như họ đã từng nghiên cứu lý giải các hiện tượng trong thiên nhiên, vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng xá lị, họ đã gặp phải không ít khó khăn, trở ngại.
Trước đây người ta không tin là có xá lị Phật tổ. Mãi đến năm 1997, ông W.C Peppé, người Pháp, khi tiến hành khảo cổ tại vùng Piprava, phía Nam Népal đã tìm thấy những viên xá lị đựng trong một chiếc hộp bằng đá. Trên hộp có khắc những văn tự Brahmi, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: “Đây là xá lị của đức Phật. Phần xá lị này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ” (Theo Phật quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong Kinh Trường A Hàm và rải rác ở những sách kinh điển của Phật khác về việc phân chia xá lị đức Phật thành 8 phần cho 8 quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là có thật. Điều kỳ lạ là trải qua hơn 25 thế kỷ, xá lị đức Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh màu sắc.
Về sự hình thành của những viên xá lị, cho đến nay vẫn tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau. Các nhà xã hội học cho rằng, do thói quen ăn chay, thường xuyên sử dụng một khối lượng lớn chất xơ và chất khoáng, trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ, rất dễ tạo ra các muối phosphate và carbonate, những tinh thể muối đó tích lũy dần trong các bộ phận của cơ thể và cuối cùng biến thành xá lị. Tuy nhiên, giả thuyết này không đủ sức thuyết phục. Bởi lẽ số người ăn chay trên thế giới có tới hàng trăm vạn, nhưng tại sao không phải ai khi bị hỏa táng cũng sinh xá lị. Số người theo đạo Phật cũng nhiều vô kể, thế nhưng tại sao trong cơ thể của những tín đồ bình thường lại không có xá lị?
Các nhà khoa học lại cho rằng, có thể xá lị là một loại hiện tượng có tính bệnh lý, tương tự như bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi mật… giả thuyết này cũng khó đứng vững. Bởi vì, sau khi đưa xác đi thiêu, trong phần tro của những người mắc các chứng bệnh kể trên, không hề phát hiện thấy có xá lị. Mặt khác, những cao tăng có xá lị thường là những người lúc sinh thời thân thể rất khỏe mạnh và tuổi thọ cũng rất cao.
Nhà Phật cũng có những quan điểm riêng về vấn đề xá lị. Quan điểm thứ nhất cho rằng xá lị là kết quả của quá trình tu hành và khổ luyện. Quan điểm thứ hai cho rằng: xá lị là kết quả của quá trình tu dưỡng đạo đức, chỉ ở những người có tấm lòng đại từ đại bi, luôn làm việc thiện thì sau khi viên tịch mới có thể sinh xá lị.
Tuy nhiên, cuối cùng thì xá lị đã được hình thành như thế nào? Thành phần của nó ra sao? Chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, cũng chẳng phải kim cương, lục bảo, chỉ là tro cốt còn lại của người tu hành sau khi hỏa táng, vậy mà sao đốt nó hoài cũng không cháy, thậm chí vẫn sáng lấp lánh màu sắc, thách thức với thời gian, chẳng mảy may hư hỏng… Hàng loạt câu hỏi như vậy cho đến nay vẫn là những câu đố chưa có lời giải đáp!
Phật Thích Ca Mâu Ni 02 
 Phật Thích Ca Mâu Ni 01
Phật Thích Ca Mâu Ni Xá Lợi Huyết
Phật Thích Ca Mâu Ni Xá Lợi Ðầu
XÁ LỢI NGÓN TAY PHẬT THÍCH CA MÂU NI
XÁ LỢI ĐẦU PHẬT THÍCH CA MÂU NI
XÁ LỢI RĂNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI
XÁ LỢI NÃO BẢY MÀU CỦA PHẬT THÍCH CA MÂU NI
XÁ LỢI TIM PHẬT THÍCH CA MÂU NI
XÁ LỢI XƯƠNG PHẬT THÍCH CA MÂU NI
XÁ LỢI TÔN GIẢ VÔ NÃO
XÁ LỢI TÔN GIẢ A NAN ĐÀ
XÁ LỢI TÔN GIẢ LA HẦU LA
XÁ LỢI TÔN GIẢ CAMADA

18 ĐIỀU SUY NIỆM!



1/ Kho tàng vô tận của ta, là nụ cười
2/ Thông minh nhất của ta, là tự chủ
3/ Công bình nhất ta có, là thời gian
4/ Bạn thân nhất của ta, là sức khoẻ
5/ An ủi nhất của ta, là bố thí
6/ Sức mạnh nhất của ta, là khoan dung
7/ Thông thái nhất của ta, là tình thương
8/ Hy vọng nhất của ta, là tự thay đổi
9/ Thành công nhất của ta, là sự lễ độ
10/ Kẻ thù nhất của ta, là tham vọng
11/ Cô độc nhất của ta, là mặc cảm
12/ Dại dột nhất của ta, là tuyệt vọng
13/ Đau khổ nhất của ta, là tự ty
14/ Sai lầm nhất của ta, là dối trá
15/ Ăn năn nhất của ta, là bất hiếu
16/ Tật nguyền nhất của ta, là ghen tỵ
17/ Yếu đuối nhất của ta, là thịnh nộ
18/ Thất bại nhất của ta, là tự kiêu.