Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2019

* NHÂN CÁCH VÀ GIÁO DỤC



Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát...
Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn.
Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
* * *
GIÁO DỤC TRONG XÃ HỘI:
Đối với thế tục, việc trang bị kiến thức là cần thiết, kiến thức cao tạo nhân cách tương đối ổn định, nhân cách tiếp xử ở mức độ vừa phải, bởi lẽ, từ trong sâu thẳm nhân cách vẫn tiềm ẩn những hạt giống bất toàn, cơ hội thuận lợi, hạt giống “tam độc” sẽ bộc phát lấn át nhân cách bình thường. Từng có nhà giáo lên cơn thịnh nộ, đánh vợ đầy thương tích! Chính vì thế, thường xuất hiện những nhân cách có địa vị trong xã hội khởi sanh thâm lạm công quỹ, đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích quốc gia, tập thể, thậm chí thanh toán lẫn nhau. Do bất mãn, một trí thức có thể bộc phát những hành động, ngôn từ của giai cấp hạ đẳng, bôi nhọ đối phương, xuyên tạc sự thật, đôi khi châm biếm một tập thể, một tôn giáo mà không nghĩ đó là thái độ vượt quá nhân cách của một trí thức trong xã hội...
Herbert George Wells (1866 - 1964) Như vậy một nền giáo dục có giá trị thật sự là tự thân nó phải đóng góp tích cực cho sự văn minh và tiến bộ của con người, nhằm đem lại an lạc và hạnh phúc cho mọi loài.
Việc giáo dục lấy lệ, người truyền đạt thiếu nhiệt tâm, chính sách thiếu nhất quán, mang tính chắp vá, không đồng bộ, vì vậy, qua bao năm, môi trường giáo dục tại Việt Nam vẫn không có gì thay đổi. Không những thế, ngày càng khủng hoảng trì trệ; hàng năm ngân sách đầu tư cho giáo dục ngày càng tăng nhưng hiệu quả giáo dục vẫn không tiến bộ.
Nhân cách của người truyền đạt, vì lý do kinh tế, vì áp lực chính trị hay do những hoàn cảnh bất như ý, trở thành kẻ nói dối, truyền đạt không đúng chức năng, gieo tạo tiếp theo là những thế hệ kế tục biết nói dối. Lecmôntốp đã nói rất hay: "Lúc nhỏ tôi chỉ nói thật, nhưng nói thật không ai nghe thành ra phải nói dối”.
Trên thế giới, ngành giáo dục luôn quan tâm cải tiến cho thích hợp thời đại. Các quốc gia có nền giáo dục ưu việt như: Phần Lan, lấy học sinh làm đối tượng điều chỉnh giáo dục. Mỹ lấy tự do làm nền tảng để phát triển. Nhật phép tắc ứng xử, tinh thần tự tôn dân tộc và trách nhiệm xã hội. Những Trẻ em ở đây luôn được giáo dục đạo đức từ nhỏ nên có tinh thần tự giác rất cao. Nền giáo dục Úc: Khuyến khích học sinh theo đuổi đam mê và sở thích của mình.
Giáo dục không chỉ cung cấp kiến thức, kỷ năng mà còn giáo dục nhân cách. Giáo dục Việt Nam hiện nay chỉ quan tâm đến dạy chữ, chạy đua thành tích mà quên dạy nhân cách và hướng nghiệp theo bản năng từng đối tượng. Đôi khi người truyền đạt không biết giáo dục như thế để làm gì ngoài chức năng kiếm sống. Thử đặt vấn đề tại sao con người trước 1975 và xa hơn nữa, ngã nón chào trước một đám tang đi qua, nhường ghế trên xe cho các cụ già, nâng đỡ kẻ cơ nhỡ, tôn ti trật tự kẻ lớn người nhỏ, không vì quyền lợi hãm hại nhau...
Thời đại toàn cầu hóa hiện nay, giáo dục không thể khu biệt trong một quốc gia, cần giao lưu, biến tấu cho tương thích trình độ toàn cầu, nếu không, sẽ bi tụt hậu.
Giáo dục ngày nay, tạo cho lớp kế thừa cố gắng lấy một mảnh bằng chuẩn bị cho một cuộc sống ổn định mà không ý thức trách nhiệm phát triển tài năng, sáng tạo và nhân cách đóng góp cho nhân loại. Vì vậy cần đặt vấn đề đổi mới giáo dục, đổi mới tư duy và môi trường giáo dục.
Trước khi cung cấp cho thế hệ kế thừa một nhân cách tương xứng với kiến thức, người truyền đạt kiến thức cũng phải có một nhân cách xứng đáng của nhà mô phạm. Gần đây, trên các giảng đường thường xuất hiện những nhân cách quá tệ của một vài người được gọi là nhà giáo, không những tiêm sâu vào kiến thức của lớp trẻ những ấn tượng xấu, chọc cười cho học trò, mà còn bị học trò xem người thầy biến thành tên hề trên bục giảng!
Một GS phát biểu:
"Ngày nay, sau mấy chục năm giáo dục chìm đắm trong khủng hoảng triền miên bởi các ràng buộc ý thức hệ cứng nhắc, đã đến lúc chúng ta phải có sự lựa chọn: hoặc là tiếp tục con đường cũ, tiếp tục giam hãm đất nước trong nền giáo dục ngày càng tụt hậu so với thế giới, hoặc là cương quyết thay đổi tư duy, thực hiện bước ngoặc cơ bản, mở đường cho một giai đoạn giáo dục khai phóng phát triển.
Và đây là định nghĩa đã được tập thể Cánh Buồm đồng thuận chọn và theo: Giáo dục là tổ chức sự trưởng thành của thanh thiếu niên cả dân tộc.
Theo định nghĩa này, giáo dục sẽ tôn trọng người học. Giáo dục không làm công việc “dạy dỗ dân” theo quan điểm Khổng Tử. Giáo dục dù cao quý đối với dân với nước, nhưng không có quyền tự coi mình đứng trên mọi con người mà về bản chất “sinh ra đã là tự do”.
Định nghĩa này quy định cách hành xử của Giáo dục là làm công việc tổ chức sự Học của con người, chứ không phải là làm công việc Dạy con người.
Khi đó, “tự học” không phải là một lời khuyên mà là một phương pháp, một lối sống, một thói quen, một thành phần của năng lực người. 
Cần phải có cách học khiến con người tôn trọng sự tự do của mình. Đó là cách học để người học bị cuốn hút tự nhiên vào con đường học cho mình và xây dựng dần dần được tinh thần học vì Tôi – học vì Chúng Ta.
Theo W. O. Lester Smith, Giáo Sư Đại Học Luân Đôn, Chủ Tịch Hội nghiên cứu giáo dục Anh Quốc đã nói: "Khi nghĩ về giáo dục chúng ta không được quên rằng giáo dục có tính cách trưởng thành của một cơ thể sinh động. Trong khi có những tùy thuộc thường xuyên nó vẫn liên tục thay đổi tự thích ứng với những nhu cầu mới và hoàn hảo mới".
Trong quyển "Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống" của Krishnamurti viết: "Mục đích của giáo dục đích thực là rèn luyện trau dồi mối tương giao chính đáng không chỉ giữa các cá nhân, nhưng cũng giữa cá nhân và xã hội".
Nếu gọi là giáo dục để con người tiến hóa gần với hạnh phúc, đạt được hạnh phúc trần gian, đó là một ảo tưởng; ngày nay, con người sống  trong nhung lụa, quyền lực vẫn phải đau khổ vì bệnh hoạn, vì lo sợ, vì áp lực, kể cả bị áp lực bởi khối tài sản khổng lồ. Để thoát khỏi những áp lực đó, các nhà tỷ phú như Tỷ phú Mỹ Bill Gates hay “James Bond” của giới từ thiện vừa cho đi phần tài sản cuối cùng của mình.
Khi giới truyền thông hỏi tỷ phú Chuck Feeney vì sao phải quyên tặng hết? Ông trả lời rất đơn giản, “Bởi vì vải liệm tử thi không có túi”.
Và tỷ phú Tiến sĩ Supachai Verapuchong người Thái Lan với tư cách một doanh nhân theo đạo Phật tỷ phú nói: "Nếu ai đó nói rằng kiếm được nhiều tiền mới là hạnh phúc nghĩa là họ không hiểu được bản chất sự sinh ra của con người"
Trên thế giới còn rất nhiều tỷ phú thầm lặng bố thí, một tỷ phú Bình Dương đã biến khách sạn thành chỗ cư trú cho người vô gia cư và cung cấp mọi nhu cầu cuộc sống cho họ. Hầu hết sau khi bố thí toàn bộ tài sản vì ích lợi cho mọi người, họ đều cảm thấy thoải mái nhẹ nhõm hơn khi chưa bố thí. Đó là một trong những lối giáo dục tự thân khi ý thức vật chất không phải điểm đưa đến hạnh phúc.
* * *
GIÁO DỤC TRONG PHẬT GIÁO:
Trong phạm vi giáo dục thế tục, luôn cập nhật và chuyển hóa cho thích hợp trình độ tiến hóa xã hội; kiến thức càng uyên thâm, hạt giống phàm tục càng ngấm ngầm chìm sâu phát triển một bản ngã vững chắc được che đậy một nhân cách mỹ miều; nhưng khi gặp những trường hợp thuận lợi cho hạt giống phát triển, hạt giống “tam độc” bùng vỡ biến nhân cách trí thức thành nhân cách phi trí thức.
Vậy quan niệm giáo dục Phật giáo như thế nào? Giáo dục Phật giáo thế nào tránh được những bất toàn về nhân cách?
Ngày xưa, khi xã hội chưa phát triển, khoa học kỹ thuật chưa bùng nổ, mái chùa vẫn là môi trường giáo dục mang tính “gia giáo”. Không những tình thầy trò khắn khít mà sự truyền đạt kiến thức giáo lý và sự hành trì giữa thầy trò vô cùng sâu nhiệm. Người đệ tử luôn được thầy theo dõi tứ oai nghi để chỉnh sửa cho đúng với nhân cách của một tu sĩ. Với tinh thần đó, việc giáo dục mang tính "Khai hóa, Nhiếp hóa, chuyển hóa, khuyến hóa”... Không mang tính áp đặt từ chương, khuôn mẫu, mục đích đưa đến sự chuyển hóa tự thân. Việc giáo dục trong nhà Phật không có đích đến của danh vọng, địa vị. Vì thế không có từ trở thành, thành đạt mà là chuyển thành một nhân cách thấp nhất là 24 oai nghi, vượt khỏi quy phạm oai nghi trở thành nhân cách Thiên nhân sư, nhân cách khiêm hạ mà cao thượng, không chỉ vô ngã mà là phi ngã.
Mối quan hệ giữa thầy và trò trong việc giáo dục, Đức Phật dạy: "Này các Tỳ-kheo, Ta cho phép vị thầy tế độ. Này các Tỳ kheo, vị thầy tế độ sẽ gợi lên nơi người ở cùng phòng (đệ tử) thái độ của một người con và người đệ tử sẽ gợi lên ở vị thầy tế độ thái độ của một người cha. Như thế, trong khi sống cùng với nhau, họ có sự kính trọng, tôn trọng, có sự tương kính nhã nhặn với nhau; họ sẽ đạt đến sự lớn mạnh, tăng trưởng, phát triển trong Pháp và Luật này...
Nhận định của HT. Thích Thiện Siêu trong bài viết: "Bàn về mục tiêu của Giáo Dục Phật Giáo", Hòa Hòa Thượng đánh giá như sau: "Bao lâu ý nghĩa hạnh phúc chưa được xác lập thì xã hội còn phải mò mẫm phương hướng phát triển. Lịch sử đã ghi nhận bao nền văn minh đã sụp đổ vì những mục tiêu sai lạc trong phương hướng phát triển... chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật suy thoái đạo đức, ô nhiễm môi sinh... là kết quả của những sai lạc ấy. Giáo dục phải chia sẻ trách nhiệm và xã hội trước những hậu quả gây khổ đau khôn lường đó".
Đúng như lời Phật dạy: “Một trái tim bao la, một lời nói chân thành, một cuộc sống phụng sự, và từ bi tâm là những điều giúp làm mới tình người”.
Theo nhận định của T.T. Thích Chơn Thiện nói về "Mục tiêu giáo dục" trong Phật Học Khái Luận ở trang 60 có ghi: "Ngài cho rằng một đường hướng giáo dục tốt luôn luôn nhắm đến hai mục tiêu đó là đào tạo con người xã hội và con người chính nó. Nếu thiếu đi một trong hai mục tiêu ấy là một nền giáo dục không hoàn chỉnh."
Giáo dục Phật giáo không nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, vì nhu cầu xã hội mỗi ngày một phát triển, chạy theo nhu cầu là tự đánh mất chính mình. Con người đánh mất chính mình sẽ là con người nổi loạn mà các nước công nghiệp phát triển từng phát triển bệnh lý trầm cảm, thần kinh và tự sát hoặc thảm sát tập thể. Đáp ứng nhu cầu giáo dục theo tiêu chuẩn xã hội biến con người hoặc thành đạt tột đỉnh vinh quang hoặc tận cùng thất bại cho chính tự thân; dù vinh quang hay thất bại cũng không còn là chính mình.
Con người là đối tượng cơ bản để chuyển hóa, xây dựng một xã hội công bằng, trong sáng và yêu thương, vì con người được xây dựng trên tinh thần vị tha, vô ngã, từ bi vô điều kiện, khác xa với lối giáo dục nhằm mục đích đạt được để thỏa mãn lòng tham vị kỷ. Lối giáo dục con người hoàn chỉnh mà không cách biệt xã hội, tuy hòa nhập mà không bị hòa tan trong guồng máy cơ học. Đó là tinh thần tự giác, làm chủ cảm xúc chiến thắng mọi cám dỗ, vì thế: “Chiến thắng vạn quân không bằng tự chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là chiến công hiển hách nhất”.
Nho giáo từng nói: “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” trước nhất là tu bản thân, làm chủ bản thân được mới làm chủ ngoại cảnh. Đó là cách giáo dục phương Đông khác với phương Tây.
* * *
Giáo dục Phật giáo ngày nay không thể tách rời phương pháp giáo dục thế học, đòi hỏi giáo dục Phật giáo duy trì vững mấu chốt cơ bản chuyển hóa thân tâm để không bị pha tạp phương pháp giáo dục học đường đại trà. Tuy học đường cung cấp kiến thức phổ thông, cơ sở khoa học, giúp cho một căn bản nhận thức và ý chí vươn lên, giáo dục cùng luôn dựa trên căn bản: “văn-tư và tu”, đó là dây cương dẫn đường khỏi sa lầy vào chân trời viễn mộng duy vật. Tuy nhiên tu sĩ vẫn không quên nghĩa vụ với xã hội trước những thiên tai, hoạn nạn. Giáo dục thế học có: “đức dục- thể dục và trí dục" thì nhà Phật có: “giới-định Huệ”. Phước huệ song tu được gọi là: “Phước huệ lưỡng toàn phương tác Phật”.
Khai giảng niên học mới, cố HT T.Minh Châu huấn đạo: "... Là sinh viên Phật giáo trong thời kỳ xã hội hóa, hiện đại hóa, tiến lên văn minh toàn cầu hóa. Với tinh thần Duy Tuệ Thị Nghiệp, sống bằng pháp hạnh vô ngã vị tha, bổn phận và trách vụ của chúng ta phải luôn luôn tinh cần phát huy toàn triệt khả năng ‘Giới đức, Tâm đức và Tuệ đức’ phải tập trung hơn nữa, nỗ lực chuyên sâu hơn nữa các môn Phật học lẫn thế học. Nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đồng thời nêu cao gương hạnh Phật trong sứ mệnh lịch sử giao phó là ‘truyền trì mạng mạch - tiếp dẫn hậu lai - hoằng pháp lợi sanh - Báo Phật ân đức’ ngay trong cuộc đời này."
Sử gia triết học người Anh đã nhận định: "Phật giáo mang lại sự tiến bộ cho thế giới văn minh và văn hóa chính đáng nhiều hơn bất cứ ảnh hưởng nào khác trong tiến trình nhân loại.
Một học giả khoa sử Việt Nam nhận định về giáo dục như sau: "Nền giáo dục Phật giáo của khối óc và con tim. Khối óc sáng suốt và con tim quả cảm. Tư tưởng giáo dục Phật giáo là tư tưởng giáo dục hiện thực và hành động."
Điều mà Carl Roges gọi là: "Self concept" mà An dras Angyal gọi là: "Self - organization" một sự thâm nhập vào cái tôi của tự mỗi người mới có thể giúp người ấy nhận thấy cái nguyên nhân khổ đau trên đời. Nói thế cũng chưa đủ, vì thiếu bản đồ dẫn đường để đương sự nhận thấy cái tôi nào chịu đau khổ và nguyên nhân khổ đau để đương sự tự thân chuyển hóa “tam độc”.
Đức Phật trong kinh Thiện Sanh, thuộc Trường Bộ kinh: quy định 6 quan hệ vào quyền hạn của mỗi thành viên giữa cha mẹ - con cái; giữa thầy – trò; giữa chồng - vợ; giữa bạn bè; giữa chủ - thợ; giữa tu sĩ - cư sĩ.
Hòa thượng Thích Chơn Thiện phân tích cặn kẽ hai nội dung “Con người là Năm uẩn”, “Tu tập Năm thủ uẩn là giáo dục” (từ trang 105 đến trang 176); từ đó Hòa thượng đã đề ra mục tiêu cụ thể của giáo dục Phật giáo trong một đoạn văn ở trang 169:
“Sự tu tập năm thủ uẩn là công phu giải thoát có hai việc để thực hiện:
- Chế ngự thói quen của con người nghĩ về các hiện hữu như là có một ngã tính thường hằng từ đó dục vọng dấy khởi.
- Phát triển cái nhìn sự vật là vô ngã từ đó vô dục khởi sinh.”
Điều quan trọng, ngoài kiến thức chuyên môn, cần phát triển khả năng tư duy và phán đoán độc lập, không quá tùy thuộc vào những huấn thị truyền đạt.
* * *
Giáo dục thế học chủ yếu giải phóng ngu dốt, u trệ, lạc hậu, bất công, áp bức, bóc lột... được mệnh danh giải phóng dân tộc, giải phóng nghèo đói, giải phóng nô lệ... để đem lại hạnh phúc cho con người. Thật ra, các nước công nghiệp tiên tiến hiện nay, người dân chưa hẳn thỏa mãn một hạnh phúc trên cơ ngơi vật chất và thủ đắc nhiều tiện nghi. Ngược lại, một vài sắc dân như Bhutan, Bộ tộc Burusho hay còn được gọi là Hunza phía bắc Pakistan; một bộ tộc từ chối mọi tiện nghi trong đời sống khoa học, chỉ dùng xe ngựa làm phương tiện đi lại ở bang Pennsylvania, Pittsburgh Hoa Kỳ... đa phần sống thân thiện với thiên nhiên, họ cảm thấy rất hạnh phúc, không bị chi phối bởi các tiện nghi hiện đại. Chứng tỏ, một xã hội quá đầy đủ tiện nghi luôn bị chi phối những nhu cầu phụ, đua đến lo toan phiền não.
Vì thế, giáo dục thế học không thể giải quyết nguồn cội khổ đau, không thể đem lại hạnh phúc thực sự khi lòng tham và những kiết sử còn tồn tại. Một giáo dục bất toàn, chỉ chú hướng ngoại vật thì bản chất thật con người bị đánh mất, khổ đau vẫn tồn tại.
Phật giáo có khác, luôn lấy con người làm tâm điểm để giải quyết khổ đau; hệ thống giáo lý từ lúc Đức Thế tôn xuất hiện giáo hóa cho năm anh em Kiều Trần Như đến lúc nhập Niết Bàn, luôn là tiêu chí giúp con người tự thoát vượt mọi ách tắt trong đời sống. Dĩ nhiên từ đó một nhân cách sống thánh thiện phải xuất hiện. Tự chuyên hóa tam độc bằng “lục độ”, “Bát chánh đạo”... đến với mọi người bằng “tứ nhiếp pháp”, sống với tập thể bằng pháp “lục hòa”. Một khi đã thấm nhuần “tứ đế” để thoát khỏi lục đạo luân hồi”…
Tự thân đã nhuần nhuyễn thì nhân cách khiêm hạ luôn có mặt, tránh được cống cao ngã mạng dễ xuất hiện đối với những trí thức thiếu căn bản đạo đức từng xuất hiện trên bục giảng học đường ngày nay.
* * *
UNESCO đã khẳng định trong tuyên bố ngày 20/12/1999 “Giáo dục không còn là một quá trình mà con người chỉ tham gia trong thời gian đầu cuộc đời”. Đối với việc giáo dục của Phật giáo, tự giáo, tha giáo là suốt quá trình một đời người. Mục đích giáo dục của Phật giáo giúp con người nhận chân sự thật từ óc phán đoán nhận xét bằng trí tuệ chứ không bị khuôn đúc trong quy tắc thọ giáo. Phật dạy: “Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì được nghe nói. Đừng chấp nhận điều gì chỉ vì do truyền thống. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ do tuyên truyền. Đừng chấp nhận bất cứ điều gì chỉ vì phù hợp với kinh điển của mình...” Vì thế, chuyên ngành giáo dục Phật giáo đề cao: Duy tuệ thị nghiệp” làm tiêu chí.
Nhân cách và sự giáo dục thế học có thể có kẽ hở, nên thỉnh thoảng xuất hiện người bệnh tâm thần phát ngôn vung vít, cho dù phát ngôn chuyên ngành của mình. Phật giáo một tu sĩ qua trường lớp đào tạo, cho dù được đào tạo gia giáo, cũng không thể phát ngôn xúc phạm các bậc trưởng thượng khi nhìn hiện tượng hành hoạt mà không thấu rõ bản chất mật hạnh của một bậc chân tu. Mặc áo tu sĩ mà chuyên về chính trị ấu trĩ, làm sao đủ công đức trả nợ áo cơm cho bá tánh???
Trí tuệ và đạo đức là nhân cách giáo dục của Phật giáo là vậy.
Pháp Cú kinh phẩm Song Yếu, đức Phật dạy:
13. Như mái nhà vụng lợp,
Mưa liền xâm nhập vào.
Cũng vậy tâm không tu,
Tham dục liền xâm nhập.
Như ngôi nhà khéo lợp
Nước mưa không thấm vào
Tâm khéo tu cũng vậy
Tham dục khó lọt vào
(PC 14)

MINH MẪN
25/11/2019

Thứ Sáu, 22 tháng 11, 2019

* LÀM CHỦ SANH TỬ


Sanh tử là đại sự, chư Phật vì mục đích này mà xuất hiện ra đời.
Tại sao?
Sáu nẽo luân hồi trôi lăn chìm đắm, trong lục đạo, cõi người tương đối buồn vui lẫn lộn. Bốn cõi dưới khổ nhiều, cõi trên chư Thiên quá sướng, chính vì thế, theo Phật, cõi “người” là điểm then chốt giải quyết mắc xích tử sinh, dễ tu.

                                                      * * *
Sự thường ở đời, người trí tự xử, người không tự xử cần nương nhờ người khác trước một sự kiện. Vấn đề “sinh tử”, dù trí hay ngu, đều cần một phương hướng giải quyết, giải quyết theo hướng được dẫn dắt, người trí cần nỗ lực và tự nỗ lực. Chính sự nỗ lực của người trí đầy bản lãnh, được tôn xưng là “đại nhân”, hơn hẳn kẻ tầm thường, gọi là “thượng nhân”.

                                                      * * *
Mỗi xã hội, mỗi thời đại đều có những vấn đề cần hành xử. Có những phương cách hành xử ở góc độ này hợp lý, lại là vô lý ở một góc độ khác. Cũng thế, trong tâm người, nhìn một sự kiện cảm thấy bất an, vô lý, thế nhưng thời gian sau lại đồng cảm chấp nhận. Một tập thể có chung cái nhìn cá biệt, làm thành một cộng đồng ý hệ, nếu vì quyền lợi hay bị kích động, trở thành phong trào đối nghịch với một cộng đồng dị biệt về quan điểm, chánh kiến. Tất cả đều là cộng nghiệp và biệt nghiệp!

                                                     * * *
Xã hội Việt Nam ta, xưa cũng như nay, không tránh khỏi sự tương tranh về ý hệ, không tìm thấy mẫu số chung, tình nghĩa ruột thịt đồng bào phân ly, đó là một bi kịch. Không ai hoàn toàn đúng, cũng chả ai hoàn toàn sai; vì thế, gà nhà bôi mặt đá nhau! Thu gọn trong phạm vi Phật giáo, vẫn là những hiện tượng trong xã hội thu hẹp. Ta chỉ nói đến phạm trù Phật giáo hoạt dụng. Những bậc chuyên tu miên mật tầm cầu giải thoát hiện đời, không phải là đối tượng bị bình phẩm, dị nghị, bị ném đá. Các ngài thu mình vào phạm vi hẹp nhất để đối diện với việc tử sanh, tìm ra mấu chốt để gỡ. Không vì thế mà các ngài được yên ổn. Trong những lúc căng thẳng với nghịch duyên và nghiệp thức trỗi dậy, lực phấn đấu không mệt mỏi luôn là năng lực hóa giải các chủng tử tiềm ẩn trong tàng thức, chúng luôn chờ cơ hội trỗi dậy chống phá hành giả. Mỗi hành giả có một pháp hành đặc thù; có những pháp nhìn thẳng vọng tưởng để hóa giải, có những pháp không quan tâm đến vọng tưởng, đường ta ta cứ đi, vọng tưởng tự nó thui chột trước công năng pháp hành miên mật. Tuy vất vả với nội tâm, nhưng niềm an lạc bao phủ thân hành trong đời sống ẩn cư.

                                                     * * *
Trong thời Đức Phật và Thánh chúng, vừa nỗ lực hành trì, vừa giáo hóa chúng sanh, tuy có gặp không ít chướng duyên, do đạo lực của Phật và Thánh chúng, mọi ác duyên dần được hóa giải. Ngày nay, cuộc sống phát triển đa dạng, người tu phải đối diện với bao khó khăn khi chấp nhận nhập cuộc, vừa tu tập vừa giải quyết bao thế sự liên quan đến Phật giáo, một khi nhập cuộc liên quan đến xã hội thì bản chất chính trị khó mà thoát khỏi. Chính trị của người tu khác với thế nhân. Chính vì thế, các ngài là những dũng sĩ đi giữa bao lằn tên mũi đạn ba bề bốn phía. Thương có, ghét có, đúng có, sai có, cho dù bao việc vây quanh của thế sự, mục đích chính của những dũng sĩ đó vẫn là giải quyết sanh tử tự thân. Giải quyết sanh tử vẫn không quên nhiệm vụ với cõi trần, vì thế, những dũng sĩ như vậy phải hứng chịu bao lằn tên mũi đạn.

                                                     * * *
Trong giai đoạn thập niên 1960, Phật giáo đứng trước cơn lốc bão chưa từng có tại miền Nam Việt Nam. Chư Tôn túc phần lớn là những nhà tu chân chánh, chưa từng đối mặt với những khó khăn về chính trị đe dọa sự tồn vong của đạo Phật. Một số tu sĩ tốt nghiệp các trường Phật học tại Huế, tài năng xuất chúng về mẫu người tu sĩ dấn thân, lúc bấy giờ chỉ có TT Trí Quang và TT Thiện Minh, tuổi trẻ đầy nhựa sống và óc sáng tạo. Chính thời cuộc nhiễu nhương đối với sinh mệnh Phật giáo, các ngài thuộc thành phần dấn thân để bảo vệ đạo. Lúc bấy giờ, một vài Tỉnh miền Trung, các huynh trưởng GĐPT và các bác hội trưởng thường bị thủ tiêu, Phật giáo vẫn im lặng, mãi đến khi cao trào triệt tiêu PG, mới xuất hiện các nhà tu dấn thân đòi quyền bình đẳng Tôn giáo chứ không đòi lật đổ chế độ. Nếu các tướng lĩnh quân đội đảo chánh là do chính sách Mỹ hậu thuẫn, Phật giáo không có quyền sai khiến quân đội trong khi các tướng lãnh đa phần tùy thuộc vào các cha cố.

Ngoài những tu sĩ tình nguyện dấn thân, số còn lại cũng là những bậc uyên thâm nội điển, tham gia vào việc hoằng dương PP bằng cách trước tác, phiên dịch, giáo dục quần chúng và đào tạo Tăng tài, truyền đăng tục diệm... Cho dù dấn thân nhập thế hay ẩn tu xuất thế, con đường thoát ly sanh tử vẫn là mục đích ưu tiên của tu sĩ.

                                                     * * *
Dấn thân nhập thế: Tên tuổi Ngài T.Trí Quang trở thành một hiện tượng đương thời, một nhân vật khó hiểu, không một ai có thể đoán định đúng mẫu người thâm trầm sâu sắc hiếm có ở một tu sĩ trẻ. Ta nghe sự nhận xét sau đây của các phía:

LỜI DẪN NHẬP: Đã 44 năm sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, vẫn còn những câu hỏi chưa có lời giải đáp. Chỉ riêng tên tuổi Thích Trí Quang đã gây ra rất nhiều tranh cãi.(1) Có nhiều nhãn hiệu gán cho ông: với một số người Việt chống cộng thì cả quyết Thích Trí Quang là cộng sản đội lốt tu hành hoạt động với sự chỉ đạo của Hà Nội; nhưng ngay với giới chức cộng sản cũng đã từng coi Trí Quang là một loại CIA chiến lược; còn theo tài liệu giải mật của CIA thì đánh giá Trí Quang không phải cộng sản, mà là một nhà tu hành đấu tranh cho hòa bình và muốn sớm chấm dứt chiến tranh. Thêm nguồn tài liệu còn lưu trữ về những cuộc đàm luận giữa Trí Quang và các giới chức Hoa Kỳ, cho rằng Trí Quang chống cộng mạnh mẽ và hiểu được sự việc sử dụng quân đội Hoa Kỳ để chống lại Cộng sản Bắc Việt và Trung cộng.

Với những rối loạn chính trị trong tuần lễ vừa qua, có một hiện tượng TRÍ QUANG trên khắp các báo chương ngoại quốc. Tuần báo Time coi ông như xuất hiện một Machiavel mới, trong khi báo L'Express gán cho ông là mẫu người đang làm rung động cả Mỹ quốc, đó là chưa kể tới những bài báo nói về ông đăng trên US News and World Report và Newsweek... Hiện tượng trên cũng được các báo Việt ngữ toa rập theo, thích thú đem ra phiên dịch và đăng tải. Nhiều người coi đó như một khám phá mới lạ về một nhà tu hành tài ba, nhiều quyền lực nhưng cũng rất bí ẩn và khó hiểu. Trở lại trường hợp Thích Trí Quang, từ nhận định bảo ông là cộng sản đến ý nghĩ một tay quốc gia cực đoan, hình như chỉ cần một chút ngộ nhận. Nghĩ rằng tôn giáo sẽ còn đóng một vai trò quan trọng trong tương lai chính trị miền Nam, việc tìm hiểu mẫu một nhà tu-hành-dấn-thân đang có nhiều ảnh hưởng là điều cần thiết, đó là lý do cuộc gặp gỡ Chín mươi sáu phút với Thượng Toạ Thích Trí Quang buổi chiều ngày 5-5-1966 tại Chùa Từ Đàm Huế. Tuy chưa giáp mặt ông lần nào, chúng tôi đã biết mặt Thượng toạ qua hình ảnh báo chí, và đặc điểm đầu tiên để nhận ra ông là đôi mắt vô cùng sắc sảo. Không với một cử chỉ xa cách nghiêm trọng, không với cả tia nhìn mãnh liệt như thôi miên, Thượng toạ vui vẻ tiếp chúng tôi qua những nụ cười dễ gây thiện cảm và những cử chỉ tự nhiên thoải mái. Trái hẳn với triết lý nhà Phật hiểu theo nghĩa thông thường là xuất thế và yếm thế, Thượng toạ Thích Trí Quang mang khuôn mặt của một nhà tu hành mới: một Nhà-Sư-Dấn-Thân, dấn thân vào tất cả những biến động xã hội, dùng tất cả những uy tín và quyền năng sẵn có để lèo lái tới một cảnh đời thích hợp với sự phát triển của đạo giáo. NGÔ THẾ VINH

PHẠM ĐÌNH VY
Chùa Từ Đàm, Huế 05.05.1966
[Trích Nguyệt san Tình Thương, số 29, 1966]

Theo đài VOA:
Hòa Thượng Trí Quang là một trong những nhà lãnh đạo Phật giáo gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử chiến tranh Việt Nam. Mãi cho tới ngày nay, nhiều thập niên sau khi chiến tranh kết thúc, báo chí, dư luận quốc tế, trí thức trong và ngoài nước vẫn chưa hết thắc mắc, không biết Hòa Thượng Thích Trí Quang theo quốc gia hay cộng sản; là cao tăng dấn thân vì đạo, bị cộng sản Bắc Việt lợi dụng, hay là ‘CIA chiến lược’ như tố cáo của các cán bộ cộng sản, hoặc ‘cộng sản nằm vùng’ hoạt động theo chỉ đạo từ Hà nội. Những thắc mắc đó vẫn là đề tài tranh cãi không dứt giữa các nhà khoa bảng, các nhà báo, cũng như trong giới tình báo Mỹ. Nhưng điều mà dường như mọi người đều đồng ý là Hòa Thượng Thích Trí Quang là một lãnh đạo Phật giáo đầy quyền lực vào lúc mà sức mạnh của giáo hội Phật Giáo lên cao nhất trong những năm đầu và giữa thập niên 1960. Lúc đó, Time, tạp chí có uy tín của Mỹ, đã đăng ảnh của Hòa Thượng trên trang bìa với dòng chữ “người đã làm lung lay nước Mỹ”. Báo chí ngoại quốc gọi Hòa Thượng Thích Trí Quang là ‘người đã lật đổ chính quyền Tổng thống Ngô Đình Diệm’ vào năm 1963.

Các học giả cánh hữu cho rằng Thích Trí Quang có nhiều khả năng là cán bộ cộng sản hoạt động dưới sự chỉ đạo của Hà Nội. Còn các học giả cánh tả lại cho rằng ông là một Thủ lãnh tôn giáo đấu tranh bất bạo động cho hòa bình và để bảo vệ Phật giáo.

Trong bài tham luận mang tựa đề “Political Monks: The Militant Buddhist Movement during the Vietnam War” - “Tăng Sĩ làm chính trị: Phong trào đấu tranh Phật giáo trong Chiến tranh Việt Nam”, tác giả Mark Moyar của Đại học Cambridge viết trong phần tóm lược nội dung:

Một nữ phóng viên chiến trường, từng đoạt giải Pulitzer và làm phóng viên tại Toà Bạch Ốc, bà Marguerite Higgins, là một trong những người hiếm hoi đã trực tiếp phỏng vấn Hòa Thượng Trí Quang. Sau cuộc phỏng vấn tại Chùa Xá Lợi vào cuối năm 1963, bà Higgins không dấu vẻ hoài nghi của bà đối với Hòa Thượng. Bà viết trong quyển ‘Our Vietnam Nightmare - Cơn Ác mộng Việt Nam của chúng ta’, miêu tả vị cao tăng của Phật giáo Việt Nam là “một Machiavelli thắp nhang.” Machiavelli ám chỉ một người quỷ quyệt, không có đạo đức, chủ trương “cứu cánh biện minh cho phương tiện.”

Nhà đấu tranh cho nhân quyền và Phật giáo Võ Văn Ái, cũng là một sử gia chuyên nghiên cứu về đạo Phật và lịch sử Việt Nam, nói cá nhân ông rất khâm phục Hòa Thượng Thích Trí Quang, vì ông là nhà sư am hiểu giáo lý Phật giáo rất thâm sâu, và có nhiều đóng góp cho Phật giáo Việt Nam.

Ông Võ Văn Ái nói: “Ngài là đại biểu, là tiếng nói của tinh thần Phật giáo qua suốt 2000 năm, mà qua suốt 2000 năm đó đã chứng tỏ sự kết hợp của Phật giáo Việt Nam, đối với dân tộc Việt Nam trên lĩnh vực tâm linh, văn hóa cũng như trong vấn đề chống ngoại xâm. Trong cuộc đóng góp cho dân tộc Việt Nam trên phương diện tôn giáo, tôi thấy sự đóng góp của Hòa Thượng Trí Quang rất lớn và cho thấy tinh thần của Phật giáo Việt Nam.”

Theo một tài liệu được giải mật của CIA có tựa đề “Momorandum for the Director”- (Báo cáo lên Giám Đốc) ghi ngày 11/9/1964 về đề tài ‘Động cơ, Mục tiêu và Ảnh hưởng của Thích Trí Quang’ ký tên George A.Carver, Jr., đại diện nhóm ‘South Vietnam Working Group’, các tác giả nói về Hòa Thượng Thích Trí Quang như sau:

“Đầy tham vọng, khôn khéo, một người không ngần ngại dùng mọi mánh khóe để lôi kéo, vận động chính trị và là một kẻ mị dân bẩm sinh. Ông là một trong những người hiếm khi xuất hiện - một nhà lãnh đạo chính trị thiên bẩm.”

Sau khi phân tích, tài liệu này kết luận rằng ‘không có bằng chứng thuyết phục để kết luận Thích Trí Quang là cộng sản’. Các tác giả nói rằng những người tố cáo Hòa Thượng Trí Quang là cộng sản thường là người của chế độ Tổng thống Ngô Đình Diệm, tuy cũng có một số nhà quan sát Mỹ hiểu biết và công tâm cũng tin như vậy.

“Sau khi suy xét cẩn thận, kết luận của chúng tôi là Trí Quang có phần chắc không phải là một người cộng sản, hoặc một gián điệp Việt Cộng.”

Kết luận đó được dựa trên cơ sở ‘Không một ai trong số nhiều người Việt thù ghét Thầy Trí Quang, chỉ chờ cơ hội để bôi nhọ ông, và không ngừng tìm cách chứng minh ông là cộng sản, có thể đưa ra bằng chứng vững chắc về bất cứ liên kết nào giữa ông với cộng sản.”

Đây cũng là ý kiến của nhà nghiên cứu James McAllister của Đại học Cambridge, trong bài tham luận “Thích Trí Quang và Chiến Tranh Việt Nam” (Only Religions Count in Vietnam: Thich Tri Quang and the Vietnam War) được Nhà Xuất Bản Modern Asian Studies ấn hành năm 2007.

 Bài tham luận viết:
“Nói tóm lại trong quá trình nghiên cứu của tôi, tôi không tìm ra được bất cứ quan chức Mỹ nào có thể nhận diện được, chưa nói tới bất cứ quan chức cấp cao nào, nghĩ Thích Trí Quang là người cộng sản hay có cảm tình với cộng sản.”

                                                      * * *
Quả là bản năng chính trị bẩm sinh mặc dù xuất thân dưới mái chùa từ bé, khác nào một Lý Công Uẩn. Tuy nhiên, không vì bẩm sinh mà sa lụy vào chính trị thế tục. Có những kẻ chủ quan tin rằng Thích Trí Quang có mộng tham chính hay ít nữa là một quốc sư. Ngài từng trả lời với báo chí rằng điều đó không thể có trong xã hội ngày nay khi mà VN là quốc gia đa Tôn giáo.

Nổi cộm trong thời chiến là một hiện tượng hiếm hoi đối với một tu sĩ Phật giáo, nhưng thời bình, sau 1975, việc im hơi lặng tiếng của “người” cũng là đợt sóng ngầm cho bao vấn nạn:

“Sự 'im lặng' của Hòa thượng Thích Trí Quang, một lãnh tụ của các phong trào đấu tranh sôi động của Phật giáo Việt Nam thời chiến, người được cho là đã từng làm 'rúng động' nước Mỹ, từ sau ngày 30/4/1975 có thể được nhìn nhận như thế nào là một chủ đề được các khách mời Bàn tròn thứ Năm tranh luận tuần này.
Trước hết, từ California, Hoa Kỳ, ông Mặc Lâm, nhà báo từng nhiều năm làm việc tại RFA Tiếng Việt, nêu quan điểm với cuộc hội luận hôm 14/11/2019:

"Về sự im lặng của Hòa thượng Thích Trí Quang từ sau tháng Tư 1975 đến bây giờ, chúng ta ai cũng ngạc nhiên và có rất nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh thái độ này của Hòa thượng.

"Nhưng chúng tôi nghĩ rằng, chung quy đó là quyền tự do biểu đạt của từng người một trong thế giới này và khi Hòa thượng đã xuống đường, đã đem bàn thờ Phật xuống đường hay là đã biểu tình (tuyệt thực) trong vòng 100 ngày, cũng như những hoạt động khác, để chống lại một chế độ mà Hòa thượng cho rằng đã không phù hợp với Việt Nam, thì đó cũng là một quyền tự do của người tu hành, kể cả người tu hành đó là Phật giáo, Công giáo hay bất cứ một tôn giáo nào khác.

"Chúng tôi rất trân trọng những chuyện đó. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh Việt Nam bao nhiêu năm nay, mà Hòa thượng không lên tiếng một chút nào, thì người dân cũng có quyền của họ về suy nghĩ về thái độ sống và thái độ tranh đấu của Hòa thượng, trước đây, nó đã rất mạnh mẽ và rất là dấn thân, nhưng bây giờ lại im lặng hoàn toàn như vậy, thì người dân cũng có thể đánh giá rằng đây là một thái độ có vẻ là nó bị khuất phục trước cường quyền, hay là một thái độ mà ngài có thể là ăn năn.

"Hay là có thể cảm thấy rằng bây giờ nếu có chống lại chế độ hiện thời đi nữa, thì cũng không đi tới đâu. Cho nên đó là suy nghĩ riêng của ngài mà chúng ta không ai có thể đoán được, hay xét đoán được qua hành động của ngài."

'Không thể đổ tội cho một người'

Tiến sỹ triết học, nhà nghiên cứu Phật giáo Thái Kim Lan trước hết phản biện một số quan điểm liên quan Hòa thượng Thích Trí Quang và nêu quan điểm về bản chất tình hình chính trị của giai đoạn lịch sử hơn một nửa thế kỷ trước, có liên quan tới các phong trào Phật giáo ở miền Trung và miền Nam Việt Nam, bà nói:

"Trước hết, tôi muốn nói như thế này là nhận định lịch sử phải khách quan và rất kỹ lưỡng, bình tĩnh nữa. Bởi vì nếu chúng ta dùng chữ sai, thì sai một li là đi một dặm. Dùng chữ "tiếp tay", là tôi không đồng ý.

"Ví dụ như dùng chữ tiếp tay là cuộc vận động Phật giáo, hoặc là Hòa thượng Thích Trí Quang đã tiếp tay cho Cộng sản, tôi không đồng ý. Tôi không đồng ý ở cái chỗ trong lúc cuộc vận động Phật giáo xảy ra, thì mục tiêu của Phật giáo lúc ấy rất là hòa hoãn, chỉ muốn chính quyền ông Diệm chấp nhận sự bình đẳng tôn giáo.

"Và chấp nhận thứ hai là những nạn nhân của cái đêm Phật đản phải được bồi thường, chính tôi là một trong những người đi tuyệt thực để đòi sự thực thi công bằng như vậy.

"Thì trong mục tiêu này, không bao giờ có vấn đề tiếp tay cho Cộng sản một chút nào cả, nếu có sự tiếp tay, thì có thể những chuyện xảy ra là sau này, mà đó là xảy ra bên ngoài, chứ không phải là tự thân của cuộc vận động 1963. Thành thử chữ "tiếp tay", chúng ta nên cẩn thận để sử dụng.

"Điểm thứ hai là vấn đề lật đổ ông Ngô Đình Diệm không có ở trong chương trình của cuộc vận động 1963, mà chúng tôi khẳng định là mặc dù có nhiều cái giải thích khác nhau, nhưng mục tiêu và cuộc tự thiêu của Hòa thượng Thích Quảng Đức chỉ muốn đánh động sự công bằng, tinh thần công bằng mà ông Ngô Đình Diệm và chính quyền Ngô Đình Diệm nên chú trọng.

"Bởi vì chính quyền đã buộc tội, cáo buộc tất cả đều là Cộng sản, mà chúng tôi thực sự lúc đó là sinh viên, rất là trong sáng, ngây thơ, không có một chút gì là chúng tôi nghĩ chúng tôi theo Cộng sản cả. Chúng tôi chỉ thấy nhà Chùa và người dân bị đánh đập và tuyệt thực, chúng tôi can thiệp, chúng tôi muốn đứng ra.

"Và đó là một tinh thần tự do ngôn luận, và phải nói đó là một điểm son ở trong chế độ đó, chúng tôi có quyền, chúng tôi đã được nói và chúng tôi được phản đối. Còn về lịch sử, tại sao Việt Nam sau này rơi vào tay như các ngài nói là "tiếp tay để rơi vào tay Cộng sản", thì chúng ta phải hỏi tất cả những nhà cầm quyền kế tiếp - trách nhiệm của họ thế nào? Tất cả những hành động của người Mỹ như thế nào?

"Chúng ta không thể nào nói một cách võ đoán được để mà buộc tội một người được!," Tiến sỹ Thái Kim Lan nói:

'Chánh pháp và hành động'

"Thì dù có nói lớn hay không nói lớn, vẫn chưa ai làm được gì cả. Tôi nghĩ rằng trong trường hợp của cố Đại lão Hòa thượng Thích Trí Quang, thì trong thuật ngữ Phật giáo có một câu nói rằng: nói năng như Chánh pháp, im lặng như Chánh pháp.

"Nghĩa là ngài có nói năng, có phê bình, có xuống đường, có biểu tình, hay là không có tất cả những việc đó, tất cả những điều đó đều là Chánh pháp, chân lý của Đạo Phật."

"Sau năm 1975, cố Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang ở Bình Định và Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ vẫn tiếp tục con đường đòi hỏi công lý và hòa bình cho dân tộc.

"Tất nhiên, không có một sự im lặng, không có một sự thối lui, không có một sự khuất phục nào cả."
"Và ông giữ vững quan điểm của mình là sự im lặng này vượt lên trên hết tất cả các tranh cãi mà toàn là giả thuyết và ông không bao giờ trả lời," bà nói với Bàn tròn của BBC News Tiếng Việt.

Từ Paris, Pháp, ông Võ Văn Ái, một nhà biên khảo và hoạt động Phật giáo chia sẻ quan điểm của mình, đặc biệt về những câu hỏi đặt ra về "sự im lặng" sau 30/4/1975 của Hòa thượng Thích Trí Quang, ông nói:

Ông giữ vững quan điểm của mình là sự im lặng này vượt lên trên hết tất cả các tranh cãi mà toàn là giả thuyết và ông không bao giờ trả lời.

Thích Trí Quang và Chiến tranh Việt Nam – James McAllister
 Nghiên cứu của James McAllister, giáo sư Williams College, dựa trên hồ sơ lưu trữ của Bộ ngoại giao Mĩ. Trần Ngọc Cư dịch từ tiếng Anh.

 Tóm tắt
...Qua thời gian lâu dài, Thích Trí Quang vẫn là một trong những nhân vật gây nhiều tranh cãi nhất trong lịch sử Chiến tranh Việt Nam. Học giả bên cánh hữu thì cho rằng Trí Quang chắc chắn là tay sai cộng sản hoạt động theo chỉ thị của Hà Nội. Học giả bên cánh tả thì lý luận rằng Trí Quang là một lãnh đạo tôn giáo ôn hoà dấn thân cho dân chủ và quyết tâm đòi chấm dứt chiến cuộc nhanh chóng. Bài viết này cho rằng cả hai lối lý giải ấy đều không có tính thuyết phục. Như nhiều giới chức Hoa Kỳ đã kết luận đúng đắn ngay trong thời gian cuộc chiến còn diễn ra, không ai có bằng chứng vững chắc để nói được rằng Trí Quang là một công cụ của cộng sản hay chí ít là có thiện cảm với những mục tiêu của Hà Nội hay Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam (MTDTGPMN). Nếu căn cứ vào những bằng chứng được lưu trữ qua các cuộc đàm thoại của Trí Quang với giới chức Mỹ thì rõ ràng là, Trí Quang thực sự có thái độ chống cộng mạnh mẽ và hoàn toàn chấp nhận việc Mỹ dùng sức mạnh quân sự đối với Bắc Việt và Trung Quốc. Yếu tố chính dẫn đến xung đột giữa phong trào Phật giáo và chính quyền Johnson là việc Trí Quang quả quyết rằng các chế độ quân sự tiếp theo Ngô Đình Diệm có thái độ thù nghịch với Phật giáo và thiếu khả năng đưa cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa Cộng sản đến một kết thúc thắng lợi.



Khó có thể xem nhẹ vai trò quan trọng của Thích Trí Quang trong việc tìm hiểu quá trình diễn biến của Chiến tranh Việt Nam.

. Đáng tiếc là, các sử gia đương thời vẫn chỉ biết được rất ít ỏi về những mục tiêu và động lực chính trị của Trí Quang trong giai đoạn nghiêm trọng này của Chiến tranh Việt Nam. Cũng như nhiều yếu nhân khác ở Miền Nam, những nhân vật chính trị và tôn giáo như Trí Quang rõ ràng là ít được giới sử gia về quan hệ đối ngoại của Mỹ quan tâm; những sử gia này vẫn tiếp tục dành sự chú ý ưu tiên cho tiến trình hoạch định chính sách tại Washington, chiến lược quân sự hay những nỗ lực ngoại giao nhằm chấm dứt chiến tranh qua các cuộc đàm phán. Như George Herring đã nhận xét từ lâu: “Sự tương tác giữa người Mĩ và người Miền Nam Việt Nam là một trong những lãnh vực ít triển khai nhất trong kho tư liệu ngày một nở rộ về Chiến tranh Việt Nam. Người ta càng viết nhiều về cuộc chiến bao nhiêu, thì Sự thiếu quan tâm của giới học giả dành cho Trí Quang và cho mối quan hệ của ông với các giới chức Mĩ là điều đặc biệt đáng tiếc bởi vì chắc chắn không thiếu gì các nguồn tư liệu trực tiếp (primary sources) để các sử gia nghiên cứu. Các giới chức Mĩ thường xuyên gặp gỡ Trí Quang suốt những năm 1964 – 1966 ; những cuộc đàm thoại này đủ cung ứng một cái nhìn toàn diện về những tín lí của ông đối với hàng loạt vấn đề. Mặc dù Trí Quang trên một số mặt nào đó vẫn còn là một nhân vật mà giới sử gia khó nắm bắt, nhưng những tương tác giữa ông và giới chức Mĩ có thể cung ứng một nguồn tư liệu không thể thiếu và chưa được sử dụng đúng mức cho việc tìm hiểu cả phong trào Phật giáo lẫn sự thất bại chính trị to lớn của Mĩ tại Miền Nam.

Như các nhà phân tích của CIA đã kết luận tháng Chín 1964: “ Không một ai trong số nhiều người Việt thù ghét Trí Quang, những kẻ chỉ chờ cơ hội để bôi nhọ ông, hay thậm chí những kẻ hoài nghi về động lực chính trị của ông, có thể đưa ra bằng chứng vững chắc về bất cứ liên kết nào hiện có giữa ông và Cộng sản”. Giới tình báo Mĩ và Sứ quán Mĩ ở Sài gòn không bao giờ do dự trong cách đánh giá của họ về những động lực chính trị của Trí Quang, ngay cả vào thời cao điểm của cuộc khủng hoảng Phật giáo năm 1966. Vào thời đó và cả ngay bây giờ, người ta vẫn có nhiều lí lẽ rất thuyết phục để phản bác luận cứ cho rằng Trí Quang cố tình làm tay sai cho Cộng sản hay thậm chí trên bình diện trí thức đã có thiện cảm với chương trình chính trị của MTDTGPMN. Sự thể về sau này Trí Quang bị chế độ Cộng sản hành hạ và phải sống trong tình trạng quản thúc ở Việt Nam thời hậu chiến chỉ là một trong nhiều lí do để hoài nghi luận điểm của Higgins/Moyar .

Sau khi đánh giá kĩ lưỡng các bằng chứng do nhiều người chỉ trích Trí Quang đưa ra, CIA kết luận rằng không có bất cứ bằng chứng vững chắc nào để xác nhận giá trị của những luận cứ cho rằng ông ta chịu ảnh hưởng của cộng sản. Nhìn vào bản chất cá tính của Trí Quang, nhân viên CIA kết luận: “Khó mà tưởng tượng được Trí Quang chịu làm ‘tay sai’ cho bất cứ ai, dù đó là Hà Nội, Bắc Kinh hay Mạc Tư Khoa ”. Vì bất cứ một nỗ lực nào nhằm triệt hạ Trí Quang khỏi sân khấu chính trị Việt Nam sẽ gặp thất bại thảm hại, CIA kết luận rằng ông ta là một “thực tế” không thể bỏ qua được vì “bất cứ một chế độ chống cộng nào ở Miền Nam muốn có cơ may tồn tại đều phải được Trí Quang ủng hộ hay chí ít, chấp nhận” .

Sau cùng, điều khá lí thú về quan điểm của Toà Đại sứ Mĩ ở Sài Gòn là chính Toà Đại sứ lại lo lắng về một chính phủ có nhiều nhân vật thân cận với Tâm Châu, vị sư thường được coi là chống cộng hơn [Trí Quang], hơn là lo lắng về một chính phủ mà thành viên là người thân cận với Trí Quang.

. Theo quan điểm riêng của Komer, chính quyền Johnson cần phải đặt vụ khủng hoảng Phật giáo trong một tầm nhìn xa rộng và cần phải “trấn an những người hoảng hốt ” : “ Trí Quang và nhiều người khác nhất định là không cố tình làm cho người Mĩ phải rời bỏ Việt Nam. Chúng tôi cũng không hề thấy những Phật tử bất đồng chính kiến cũng là những người chủ trương trung lập, hay muốn thương thuyết với VC. 

James McCallister
Nguyên tác tiếng Anh: “Only Religions Count in Vietnam :
Thich Tri Quang and the Vietnam War,”
tạp chí Modern Asian Studies 42, 4 (2008), pp. 751–782

Nhiều chứng liệu tương tự đưa đến một kết luận giản dị hơn: Thích Trí Quang chắc không phải là một cán bộ cộng sản và Hà Nội đã coi ông như một nhân vật độc lập, một nhân vật có tiềm năng đe doạ quyền thống trị của họ như ông từng làm tại miền Nam Việt Nam...
(Nguồn: diendan.org)
                                                     * * *
Một nhân vật xuất thân dưới mái chùa từ bé, làm dậy sóng chính trường, các nhà hoạt động chính trị chuyên nghiệp và lão luyện cả hai phía, không thể đánh giá, nắm bắt được tư tưởng thầy Trí Quang, bởi vì họ quan trọng hóa tư tưởng chính trị mà quên rằng thầy không phải nhà chính trị chuyên nghiệp đi đúng bài bản. Nguyên chất vẫn là một chân sư dấn thân vì thời cuộc. Dựa vào đâu xác định như thế? Hãy xét trên quan điểm tu tập của nhà Phật.

Dấn thân hành trì: Sau 1975, Phật giáo nói riêng và bất cứ tổ chức hay Tôn giáo nào, không còn nhiệm vụ cá biệt đối với xã hội, nhà nước gom chung vào “Mặt trận”, xem như là một trong những thành viên của Mặt trận. Vì thế, HT Trí Quang “phong kiếm quy ẩn” chuyên lo tu tập, san định kinh sách. Gần 45 năm giam mình trong tư thất, chuyên tâm tu tập và biên dịch, chú thích kinh điển Bắc truyền. Thời kỳ dấn thân vào xã hội đã qua, đã đến lúc phải dấn thân giải quyết nghiệp thức và tô bồi công đức lưu truyền kinh pháp.

Qua hiện tượng viên tịch đã gây chấn động trong và ngoài nước (một người còn sống gây chấn động đã đành, viên tịch vẫn còn tác hưởng dư âm một thời quả là hy hữu). Ngài lưu lại xá lợi “thượng thủ” và để lại di ngôn như một cuộc cách mạng xây dựng nền văn hóa sinh tử cho PGVN.

Làm chủ sanh tử là gì? Người tu hành dụng công phu phải làm chủ sanh tử mới cho là công phu liễu sanh thoát tử, mới cho là công phu minh tâm kiến tánh, mới cho là công phu đại triệt đại ngộ, mới cho là công phu thành Phật làm Tổ. Nói tóm lại, chỉ có công phu tham thiền mới có thể khiến mọi người làm chủ sinh tử. (Tổ sư Thiền)

Làm Chủ Sanh Tử: Trong Tín Tâm Minh nói: “Nhị nhân nhất hữu, nhất diệc mạc thủ” (hai do một mà có, một cũng chẳng trụ), đó mới là thật một tâm, là thật lìa sanh diệt, là thật lìa sanh tử. Phải biết, sanh diệt là nhân, sanh tử là quả. (tổ sư thiền)

Lời Phật dạy:
“Này các Tỳ kheo! Chính vì không giác ngộ, không chứng đạt bốn pháp mà Ta và các Ngươi, lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử. Thế nào là bốn pháp?

1- Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ, không chứng đạt Thánh giới mà Ta và các Ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển sanh tử.
2- Này các Tỳ kheo chính vì không giác ngộ... Thánh định mà...
3- Này các Tỳ kheo chính vì không giác ngộ... Thánh tuệ mà...
4- Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ... Thánh giải thoát mà...

Này các Tỳ kheo Thánh giới được giác ngộ được chứng đạt... thời tham ái một đời sống tương lai được diệt trừ” những gì đưa đến một đời sống mới được dứt sạch, nay không còn một đời sống nào nữa.
 (Trường Bộ, kinh số 16 Ðại Bát Niết Bàn, Mahàparinibbàna Sutta, DN.16). Trong bốn pháp môn này chỉ cần chúng ta giác ngộ và chứng đạt một pháp cũng đủ cho chúng ta không còn trôi lăn trong biển sanh tử.

Ðó là Thánh giới, Thánh định, Thánh tuệ, Thánh giải thoát “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”. Ðó là đức Phật đã dạy như vậy, hãy lắng nghe: “Này các Tỳ kheo, chính vì không giác ngộ và chứng đạt Thánh giới mà Ta và các ngươi lâu đời phải trôi lăn trong biển khổ sanh tử”. Thu nhiếp tâm mình là một kỳ công tu tập, chớ không thể chỉ hiểu biết trong kinh sách suông là thu nhiếp được tâm. Hãy nghe đức Phật dạy: “Thế nào là các Tỳ kheo tự thu nhiếp tâm mình? Ấy là các Tỳ kheo trước quán THÂN trong thân, tiếp theo quán thân ngoại thân, sau này là quán thân trong thân và ngoại thân.

Phải quán một cách siêng năng, không lười biếng, ghi nhớ không quên để từ bỏ lòng tham dục, lo buồn của thế gian... (Trường A Hàm tập một 1 trang 110

“qua dòng sanh tử mà không tu tập theo pháp cấm giới” thì bị Ma Ba Tuần chiếm phần tiện lợi, đó là theo con đường đi tìm cầu Niết Bàn mong được giải thoát trọn không đạt kết quả, tự tạo tội lỗi và nghiệp báo cho mình, lại còn làm cho người khác đắm chìm trong tội lỗi và nghiệp khổ”. (Tăng Nhất A Hàm, tập 4, trang 179)

Phật dạy:
“Không thở ra thở vào
Tâm trú vào chánh định
Không tham ái tịch tịnh
Với tâm an bất động
Như đèn sáng chợt tắt
Tâm giải thoát Niết Bàn”.
(Tương Ưng Kinh)

“Như đá tảng kiên cố
Không gió nào lay động
Cũng vậy giữa khen chê
Người trí không dao động”.
(Kinh Pháp Cú, 81)

“Vô minh sanh ảo tưởng. Ảo tưởng chấp ngã nhân. Sanh tử vô lượng kiếp. Chỉ là niệm chấp thân. Duyên sanh trong vạn vật. Thuần tịnh một tánh không.  Phật mở khoa phương tiện . Nói tứ đế nhân duyên. Để lìa tâm chấp ngã. Thấy duyên giả tánh không. Tự tại nơi cõi lòng. Thuận duyên hành tùy pháp. Nhất thừa đạo vô thượng. Phật Phật hiện toàn chân!”

Theo HT Thanh Từ ái là gốc sanh tử luân hồi; Thiền sư Trung Phong nói: người thời nay tham thiền không linh, nguyên nhân là không xem việc sanh tử vô thường là đại sự. Cũng vậy, niệm Phật không linh nguyên nhân do không xem việc sanh tử là chuyện lớn, tâm sanh tử không tha thiết, đây là vấn đề to lớn, thế nhưng đại đa số người đều xem thường. Tâm sanh tử là căn bản để nhập đạo “Nếu không thật vì sanh tử mà phát tâm. Tất cả những khai thị đều là hí luận”.

 Giải Thoát Sanh Tử:
một trong những vấn đề chính của Phật giáo là giải thoát khỏi sanh lão bệnh tử, Thiền tông là một con đường của Phật giáo, chủ đề chính của Thiền phải là giải thoát khỏi sanh tử.

Tại sao có sanh tử?

Vua Trần Thái Tông có bài kệ về núi Sanh như sau:

Châu tể luân đào vạn tượng thành
Bản lai phi triệu hựu phi manh
Chỉ sai hữu niệm vong vô niệm
Khước bối vô sanh thọ hữu sanh
Tỵ trước chư hương thiệt tham vị
Nhãn manh chúng sắc nhĩ văn thanh
Vĩnh vi lãng đãng phong trần khách
Nhật viễn gia hương vạn lý trình)

Trời đất nấu nung vạn tượng thành
Xưa nay không móng cũng không manh        
Chỉ sai hữu niệm quên vô niệm
Liền trái vô sanh nhận có sanh
Mũi lưỡi đắm tham hương lẫn vị
Mắt tai mờ mịt sắc cùng thanh
Lang thang làm khách phong trần mãi
Ngày cách quê hương muôn dặm trường.

(HT. Thanh Từ dịch)

. Kinh Pháp Hoa nói: ‘Các pháp từ xưa nay, thường tự tịch diệt tướng.’ Chỉ vì tâm động cho nên có thế giới  chuyển động, vì tâm phân biệt khởi lên nên có thế giới phân chia. Vì tư tưởng phân biệt khởi lên nên có thời gian cách biệt,
 ‘Pháp ấy trụ pháp vị, thế gian tướng thường trụ’ (Kinh Pháp Hoa). ‘rỡ ràng thường tự tại’ (minh minh thường tự tại).

Như thế, một trong những giải quyết vấn nạn sanh tử của Thiền là ở ngay trong sanh tử để thấy bản tánh của sanh tử chính là tánh Không, do đó không có ai để tìm cách tránh và không có cái để phải tránh đi đâu cả. Thiền sư Giới Không, Thế hệ thứ 15, dòng Tỳ Ni Đa Lưu Chi, một hôm không bệnh, Sư nói kệ dạy chúng:

Ta có một việc kỳ đặc
Chẳng xanh, vàng, đỏ, trắng, đen
Thiên hạ tại gia, xuất gia
Yêu sanh, ghét tử là giặc
Không biết (nên) sanh tử khác đường
Sanh tử chỉ là được mất.
Nếu cho sanh tử khác đường
Lừa cả Thích Ca Di Lặc.
Nếu biết sanh tử sanh tử
Mới biết lão tăng ở đâu
Các người môn nhân, hậu học
Chớ nhận vòng vo phép tắc.

Nói kệ xong, Sư cười lớn một tiếng, chấp tay mà mất.

                                                      * * *

“Đạo phật dạy làm chủ nhân quả, vượt qua nhân quả, chớ không dạy ngăn chặn và dừng nhân quả. Vì từ nhân quả con người tạo ra thì chỉ có làm chủ tâm không tạo nhân quả ác nữa thì nhân quả sẽ chấm dứt, như Phật đã dạy trong pháp Tứ Chánh Cần (“ngăn ác, diệt ác pháp, sanh khởi thiện, tăng trưởng thiện”). Đó là pháp tu tập làm chủ nhân quả, hay là pháp môn tu nhập định để làm chủ sanh, tử, luân hồi.”

 Phật dạy: “1- Hộ trì các căn 2- Tiết độ ăn uống 3- Chú tâm tỉnh giác”.
“Trong Kinh Di Giáo, Ðức Phật có dạy: "Không nên quan tâm chuyện thế gian. Không nên loan truyền các tin đồn". Tại sao vậy? Bởi vì các chuyện thế gian thường là những chuyện thị phi, phải quấy, đúng sai, tranh chấp hơn thua, còn các loại tin đồn thường là vô căn cứ, không xác thực, khó kiểm chứng được, chỉ làm hại thanh danh người khác, tất cả đều làm cho tâm trí chính mình bất an, xao động chẳng ích lợi gì.”

Người đạo đức, là người hiền trí. Trí để không ai lợi dụng mình. Hiền để không ai ghét mình. Chỉ có bậc hiền trí mới tránh được cạm bẫy của người khác. (Trang Tử)

                                                      * * *
Bậc xuất ly, thân tuy nhập trần, hành sự vì chúng sanh, nhưng tâm luôn an trú vào chánh niệm. Đời sống các bậc chân sư thể hiện qua những tiêu chuẩn như:

“1- Thích giản dị, không thích sống rờm rà, cầu kỳ.
2- Ưa thích yên lặng, không thích nói nhiều.
3- Ít ngủ nghỉ, không ham ngủ.
4- Không kết bè, kết bạn, không nói những điều vô ích.
5- Không tự khoe khoang trong khi mình thiếu đức.
6- Không kết bạn với những người xấu ác.
7- Thích ở một mình nơi rừng núi thanh vắng”.
(Trường A Hàm tập 1 trang 92)

Làm chủ sanh tử, qua việc dẫn chứng trên đây; có thể hiểu 2 trường hợp:
 – Làm chủ sanh tử như Đức Phật muốn trụ thế bao lâu cũng được, gia đình Bàng Long Uẩn muốn bỏ xác lúc nào tùy ý. Người rời bỏ xác thân vẫn còn minh mẫn, lưu lại xá lợi, do tâm nguyện và công hạnh lúc sanh tiền, đó là làm chủ lúc Tử, nhưng cũng là cái nhân cho việc lai sanh. Người không tu không thể được như vậy.

- Làm chủ sanh tử, lúc sanh tiền luôn làm chủ cảm thọ, giới luật tinh nghiêm, tâm luôn chánh niệm, đó là làm chủ nhân sanh để đến lúc quả tử xuất hiện vẫn tỉnh giác ra đi tùy ý.

Như vậy làm chủ sanh tử là người làm chủ thân tâm lúc sống, lúc mãn nghiệp ra đi tỉnh táo không bị lạc dẫn hôn mê vào cảnh giới trầm luân. Làm chủ sanh tử là làm chủ tạo nhân chứ không phải làm chủ diệt quả đã tạo.

                                              * * *
Qua công hạnh của một danh Tăng, lưu lại thế gian lắm sóng cuộn gió dồi, nhưng mọi người chỉ nhìn hiện tượng hành hoạt  mà không thấy được bản chất ẩn mật, công năng tu tập của người, vì thế, cho là người khó hiểu. Một đặt để cho người ở vị thế bên này hay bên kia đều vô nghĩa. Thế nhân đánh giá sai lầm cũng đúng. Đến lúc ra đi, lời đàm tiếu cũng không xóa mờ hiện tượng công phu tu tập 96 năm trụ thế. Dù tán thán ca tụng, dù phẩn nộ sỉ vả, cũng chỉ mây trôi giữa khung trời miên viễn; Đạo đức làm người, xin tặng chân sư một niệm hoan hỷ bao dung! Vì dẫu sao, di ngôn người để lại cũng đã trở thành viên gạch đầu tiên làm nền tảng xây dựng văn hóa sinh tử cho PGVN hiện nay, thật giản dị, nhưng vô cùng mầu nhiệm!

MINH MẪN
17/11/2019

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2019

* TÀ HUY LƯU TÍCH




Cội tùng bóng ngã về Tây, chứng tích Phật ngôn: SANH-LÃO-BỆNH-TỬ.
                                                     
***
Triêu dương tô đẹp vầng hồng,
Tà huy ảm đạm chưa thông lối về...

Ai bảo mặt trời rạng rỡ muôn dân hoan hỷ, chốn tịch liêu có lắm kẻ vừa lòng? Thế đấy, từ kim chí cổ, từ giáo chủ thánh nhân đến bàn dân hạ tiện, từ bác học trí thức đến người lao động chân tay, chả bao giờ có sự đồng thuận đối với một vấn đề, hay một nhân vật. Nhân vật càng cao, vấn đề càng lớn thì sự đồng thuận hay chống đối càng nhiều (càng cao danh vọng, càng dày gian nan). Đó là quy luật tương phản, chả lạ.

Đức Phật sanh tiền vẫn có người chống báng, Jesus đâu tránh khỏi đóng đinh, Gandhi đã bị ám sát, Khổng Tử bị bạc đãi, lê lếch khắp xứ người... Còn vô số danh nhân chưa từng được an nhàn tấm thân trong cuộc sống. Ngay cả Tổng Thống đời thứ 45 của Mỹ, Donald Trump đem lại bao lợi ích cho dân Mỹ, vẫn có lắm kẻ chống đối muốn hạ bệ. Thế thì đừng ai vì sự đố kỵ cá nhân mà hủy nhục danh  nhân  

                                                 ***
Những nhân vật từng đưa Phật giáo thoát khỏi khủng hoảng thời cuộc, ba bề bốn phía đều hướng tầm nhìn, kẻ khen người chê, tùy mỗi góc độ đang đeo cặp kính màu. Một danh Tăng thâm trầm sâu sắc, từng bị quy chụp vì khen chê. Họ biết rằng không đủ chứng tích, thế mà cứ ngờ là người của bên này hay phía bên kia, nhưng sao họ không nghĩ rằng thực sự người của phía này liệu bên kia để yên?

Từng cơn sóng cuộn luồng dư luận, biến hình ảnh một chân sư méo mó kinh tởm! Một người thật sự kinh tởm như dư luận đồn thổi, làm sao có sự đồng thuận tôn kính của mọi giới trong và ngoài nước. Ngạn ngữ từng nói: "Cây kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra". Vâng, một khi cuộc đời kết thúc, bậc thánh hiền hay kẻ phàm phu tục tử sẽ lộ rõ bản chất, đó là hiện tượng cuối cùng chứng minh cuộc sống hành hoạt nổi trôi trên cơn sóng cuộc đời. Khen chê sá gì khi nguồn sáng tâm linh hiển lộ.

Bậc chân sư sau khi hỏa táng luôn lưu lại một hiện tượng gọi là xá lợi. Cũng như Đức Phật và chư Tổ quá khứ, một Bồ Tát Quảng Đức từ bi vô lượng lưu lại quả tim minh chứng. Một Trí óc Quang minh chính đại để lại hộp sọ như một chứng tích trí tuệ vô biên, đủ xóa tan mọi đồn đoán dị nghị bất minh trong cõi nhân quả kiếp người.

Di ngôn người để lại: “Sau 6 giờ viên tịch là liệm, liệm rồi các pháp tử lạy ba lạy đưa ra xe tang, không bàn thờ, bát nhang thành phục, đưa đám, phúng điếu, chuyển đến lò thiêu, đem về làm chung thất tiểu tường, đại tường, mỗi lễ chỉ tụng trong các kinh, Kim Cang, Địa Tạng, Bồ tát giới, Pháp Hoa và Thủy sám. Mỗi lễ không thông báo mời ai dự cả.”

Nghĩa là không xây tháp, không trọng nghi lễ rườm rà; cũng lời dặn dò của một danh sư hiện tiền, sau khi viên tịch, rải tro mà không xây tháp tốn kém của bá tánh.

Nếu không là bậc chân sư thì không thể xem nhẹ kiếp phù du. Các minh sư đều xem nhẹ nhục thân, lúc sống thật đạm bạc, khi quá vãng cũng thật đơn giản. Vô thường mà vẫn muốn thường còn là đi ngược quy luật sống. Tây Tạng, người quá vãng, kể cả chư Tăng, thịt xương bằm nát cho chim ăn, cuối đời vẫn còn giữ hạnh xả thí cho chúng sanh. Phật giáo là vậy, tinh thần nhà Phật không nặng vật chất phù du. Tâm hồn đơn giản, thanh thoát, nghiệp nhẹ như quả bong bóng thổi khí nhẹ bay lên.

                                                   ***
Trước cảnh biệt ly, lần lượt ai cùng bước dần đến miệng hố, hơn chăng, biết trang bị cho mình những hạt giống lành, không tạo nghiệp làm khổ người khác, cho dù trong ý tưởng nghĩ xấu cho người, huống thay tạo nghiệp khẩu! Mình chưa trọn vẹn thì đừng bắt ai cũng hợp ý mình, ý riêng mình chưa hẳn đã đúng. Nhân quả là hạt giống tiềm ẩn trong nghiệp thức, có đủ cơ duyên sẽ sanh trưởng quả hạnh phúc hoặc khổ đau.

Ngọn lửa hồng kết thúc một cuộc sống, tiễn đưa người về đời sống tương lai, theo hạnh nguyện, theo công đức đã gieo tạo, nhưng lửa oán thù cay nghiệt, cũng đốt cháy thân xác, để đoạn đường đời loang tím gập gềnh đau khổ ngập tràn mà trong xã hội hiện bày ra bao thương cảm nơi bệnh viện, chốn quan trường...
                                                   ***
Kính cẩn nghiêng mình trước ngọn lửa của các chân sư từ bi trí tuệ, để lại cho đời một công án tư duy, buồn vui cuộc sống có sá gì!!!
                                               
TÀ HUY LƯU TÍCH!!!

MINH MẪN
14/11/2019



Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2019

@@@ HOAN NGHÊNH - DƯƠNG NGỌC DŨNG




HOAN NGHÊNH - DƯƠNG NGỌC DŨNG

Ngọn lửa âm ỉ rồi ngọn lửa bùng phát, đốm lửa bé xíu bộc xuất bởi tâm nhỏ nhen, manh tâm nham nhở từ một phụ nữ “cài độ”.

Lạc lòng trước giây phút cám dỗ, hối hận trước tai tiếng không ngờ, người tu ăn năn hối lỗi trả áo cho chùa, làm lại cuộc đời như cách chuộc lỗi “Tổ tông”.

Vâng, Phật từng nói: ta bà là cõi dục, dục qua nhiều hình thức: dục vọng, dục tính, tham dục, thậm chí mong cầu là dạng dục vi tế. Phạm lỗi, dù trong ý tưởng, chưa qua hành động, cũng là tội, tội với lương tri, sư Toàn ý thức như vậy. Giáo Hội xử lý là vì tai tiếng.

Chuyện chỉ có thế, cá nhân sư Toàn cũng đủ ân hận, ân hận cả một tập thể khi sự việc đi quá xa mong đợi. Chỉ có người phụ nữ ác tâm, thay vì khai thác dự án, nhiều lần rủ sư đi đêm để khai thác phàm tính, nhưng tính dục chưa thành khi sư biết kềm chế, thì nữ nhà báo biết cách khai thác sự phẫn nộ của xã hội, biết khai thác cách đốn ngã danh dự tập thể tu sĩ và gián tiếp hủy hoại niềm tin quần chúng đối với Phật giáo. Tập thể tu sĩ Phật giáo và tín đồ ân hận, thì riêng dâm nữ và một số người manh tâm hận thù nhà Phật được phen hả hê!

                                                        *** 
Mình tự hỏi: - Có tập thể nào tránh khỏi cá nhân lệch hướng? Bất cứ tôn giáo nào cho đến xã hội, không đâu là hoàn hảo. Thế tại sao cứ nhao nhao hả hê như mình luôn là người trong trắng!

Phỉ nhổ, phê phán, châm biếm, chỉ trích đối với một nạn nhân... như một phụ nữ ngoại tình bị đem ra ném đá thời Trung cổ, chúa Jesus hỏi – Trong đây ai là người chưa từng phạm tội thi hãy ném đá đầu tiên.

Hận thù ngấm ngầm vì duyên cớ mơ hồ, có dịp bùng phát như trút cơn giận dày xéo con giun; đốm lửa nhỏ bùng phát cháy lan, ảnh hưởng vùng biên địa. Chuyện sư Toàn quá nhỏ so với những tôn giáo có hàng trăm tu sĩ ấu dâm, thế giới lên án, nhưng giới trí thức Việt Nam không hề quan tâm. Một câu tuyên bố ngẫu hứng chưa được kiểm chứng tài sản của nạn nhân, lại được một tiến sĩ giảng viên đại học như vớ phải mồi ngon, huênh hoang ngấu nghiến như mèo vồ phải chuột.

Cơn sóng phẫn nộ trào dâng trong giới Tăng trẻ Phật giáo trước những lời lẽ quy chụp thiếu ý thức của một người trí thức, tưởng chừng sân hận vì vô ý xúc phạm tập thể; oan chăng cho một Dương ngọc Dũng mà trong clip Cách đọc sách - TS Dương Ngọc Dũng nói có cảm tình với PG “Tôi có tinh thần PG và ngưỡng mộ PG”. Rồi nghe đâu tốt nghiệp Tiến sĩ khoa Tôn giáo học tại Đại học Boston (Mỹ) năm 2001. Từng đi tham khảo các chùa trong và ngoài nước, hướng dẫn cựu Tổng Thống Barack Obama viếng chùa Ngọc Hoàng, đề cập đến luật Tứ phần khi phê phán tài sản của sư Toàn... Người viết nghĩ rằng, TS Dương Ngọc Dũng bị chửi oan do đột hứng vô tình xúc phạm cộng đồng tu sĩ nhà Phật; phải chăng chúng ta tự ái vặt?
                                                      ***
Bình tâm kiểm lại quá trình sinh hoạt của Tiến sĩ DND; hiểu một cách toàn diện về ông TS; để bảo vệ luận án tốt nghiệp khoa Tôn giáo học, dĩ nhiên TS phải đi tham khảo thực tế các tự viện ngoài kinh văn sách vở. TS nắm được cái vỏ của Phật giáo và một ít lý thuyết, chính vì thế TS đã hiểu đạo Phật quá ư nông cạn, để rồi, TS thể hiện cái hiểu của mình về Tôn giáo như đồng cô bóng cậu tùy hứng. Barack Obama muốn hiểu ý nghĩa ba cây nhang, TS phán ngay một câu:- đó là biểu tượng cho Tinh-Khí-Thần. Ông mẹt ơi, Phật giáo chứ phải Tiên giáo đâu! Ngay cả việc cựu Tổng Thống Mỹ muốn thắp nhang, ngài TS phán ngay một câu: ngài không nên thắp, vì làm thế là lỗi đạo của ngài (TS nói, tổng thống là người theo đạo Tin lành, cho nên việc thắp nhang không tốt sau này cho ông ấy. Nguyên tắc Tin lành không thờ ai ngoài Thiên Chúa. Do vậy, tôi đề nghị tổng thống chỉ nên cúi đầu để bày tỏ sự tôn trọng với tôn giáo khác.)

Rồi, TS lại tham gia vụ tranh luận một tác phẩm ”Bước qua ngưỡng cửa hy vọng” của Giáo hoàng John Paul II, TS DND phản bác các tác giả viết về “Đối thoại...” của Giao Điểm, TS DND không dẫn chứng cụ thể, mà theo một tác giả trong Giao Điểm nhận xét: ”ông ta lạc đề như thế nào và mục đích ông ta viết bài đó để làm gì.”

...”Để hỗ trợ cho những luận cứ của mình, tác giả đã phải dùng đến tiểu xảo trích dẫn ngoài ngữ cảnh hay ngoài toàn bộ vấn đề (out of context), nhặt trong bài này một đoạn, trong bài kia một đoạn, thường là độc lập với nhau, góp lại thành một luận điểm để dựa vào đó mà đả kích các tác giả viết trong cuốn "Đối Thoại...", và đặc biệt là tác giả đã cố ý thay đổi cả nguyên văn lời trích dẫn, dựa vào đó dựng lên một số hình nộm người rơm để rồi quật những hình nộm này xuống”...

..."Đọc văn phong của Dương Ngọc Dũng chúng ta có cảm tưởng là ông ta mới ở trong rừng ra. Căn bản lý luận của tác giả có thể tóm gọn trong một điều: tác giả đặt vấn đề thẩm quyền, không ở trong các luận cứ, không ở trong các tài liệu khả tín dẫn chứng, không ở trong nội dung các bài trong cuốn "Đối Thoại Với Giáo Hoàng Gioan PhaoLô II Nhân Đọc Cuốn "Bước Qua Ngưỡng Cửa Hi Vọng"...

... “Đọc những luận điểm của tác giả tôi thấy ở đây trường hợp của một người có một cái Ngã rất lớn, tự cao tự đại với cái sở học của mình mà không biết rằng đó chỉ là một sở học còn thiếu sót rất nhiều, và nhất là chưa tiêu hóa được cái học khoa cử, sách vở. Vì chưa tiêu hóa được cái học sách vở cho nên cái sở học này tích tụ ở trong người, nhất là ở trong đầu, và mỗi khi có dịp thoát ra thì nó thoát ra qua những từ rất nặng mùi như "dốt nát", "bẩn thỉu", "thối tha" v.v... mà chúng ta thấy tác giả dùng đầy rẫy trên các trang sách để phê bình người khác, điều mà một người trí thức biết tự trọng không bao giờ làm...”

(Gần đây John Paul II đã gọi những nhà truyền giáo Tin Lành ở Nam Mỹ là những "con chó sói đói mồi", và trong cuốn BQNCHV đã lên án Đức Dalai Lama là mang Phật Giáo vào "khuấy động" các xã hội Tây phương), cho nên Giao Điểm đã dùng cái nghĩa rộng và tổng quát hơn của từ "Đối Thoại": "Một sự trao đổi những ý kiến và quan niệm" (An exchange of ideas and opinions:  The American Heritage Dictionary.

...“. Sau cùng, nếu cho rằng những bài khảo luận trong cuốn "Đối Thoại..." với đầy đủ tài liệu dẫn chứng, mà phần lớn những tài liệu này lại do chính những chức sắc trong GiaTô LaMã Giáo trong đó có cả Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục, Linh Mục, nhà Thần Học GiaTô, Giáo sư đại học chuyên về tôn giáo v.v.. mà tôi chắc bất cứ người nào cũng có trình độ chuyên môn vượt xa ông DND”... (hết trích  Đối thoại).
                                                   ***
Tạm dẫn chứng những đoạn của Giao Điểm phê bình và nhận xét TS DND, đủ thấy ngài TS đầu óc không bình thường với mớ kiến thức, học hàm, học vị chỉ là nhãn mác phô trương cái nhận thức kém cỏi của mình về lĩnh vực Tôn giáo Tâm linh.

Một TS đi tham vấn các tự viên, không vì mục đích nắm được tinh túy của Đạo Phật, để bổ sung cho luận án, ngài lại phát hiện: ... "Nhưng những lùm xùm không chỉ xuất hiện mới đây. Thời gian trước, ở ngôi chùa Phật Quang của tiểu bang Philadelphia (Mỹ), có sư cô tên Thích Tuệ Đức, trụ trì là thầy A Mi Giác Nghiên. Trong một buổi sáng nọ, mọi người tới chùa cúng thì không thấy ai trong chùa hết. Hóa ra vị sư cô đã dẫn trụ trì trốn đi đâu mất. Sau một hồi lục soát, người ta phát hiện trong tủ lạnh của chùa có mồi nhậu và bia còn dở dang.”

Những hiện tượng đó, TS suy diễn là Phật giáo bị lung lay, suy đồi chăng? TS không phân biệt thế nào là hiện tượng và bản chất. Những hiện tượng như thế làm lung lay Phật giáo thì bản chất Phật giáo ở đâu?

Thay vì trên bục giảng, với cương vị chuyên gia về Tôn giáo học, giúp cho sinh viên, lớp trẻ, tương lai của đất nước, nắm bắt về chiều kích tâm linh hay giá trị triết học Tôn giáo, hầu thế hệ trẻ đủ kiến thức và năng lực xây dựng đất nước sáng sủa hơn, ngài TS lại nhồi nhét cho lớp trẻ những phẩm chất tệ nạn của vài cá nhân mà tôn giáo nào, tập thể nào cũng không tránh khỏi. TS lại lưu ý đến “mồi nhậu còn dở dang”. Một TS đến chùa xuống bếp lục soát việc ăn uống thế sao? Đó là những cứ liệu để hoàn thành một luận án Tôn giáo học?

Một Tôn giáo như Đạo Phật, tinh thần tự chủ quyết định tương lai chính mình bằng cách loại trừ tam độc, xây dựng cuộc sống trên tám con đường chánh, không làm các việc ác, không bỏ các việc lành... đó là những yếu tố đào tạo con người tốt cho xã hội, không đặt đức tin và giao phận số vào Thần Thánh vu vơ, nhiệm vụ những nhà trí thức không trao truyền nhân tố thánh thiện cho lớp trẻ, lại truyền bá, phát biểu vu vơ những tệ nạn của vài cá nhân không tiêu biểu cho bất cứ tổ chức nào hà huống là một tôn giáo được thế giới tôn kính, thảo nào những trí thức như thế, trong xã hội ngày nay, tiếp tay cho mọi băng hoại từ lớp trẻ.
                                                          ***
Do vì không có tâm thẩm thấu Phật giáo, TS chỉ biết trên sách vở, thì làm gì hiểu được giá trị của việc xuất gia: “Thân hình dị tục, phát túc siêu phương”, “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ”. Những tâm hồn cao thượng, thì học hàm,học giả, học thuật, khoa học, kỹ thuật... mục đích phát triển trí tuệ tài năng để phục vụ cộng đồng, những ai cố đạt phẩm vị trong xã hội xem như một nghề kiếm sống, thì lý tưởng và phẩm chất chỉ giới hạn tầm nhìn bởi ý tưởng vụn vặt tầm thường; như thế chả lạ khi nghe TS DND nhận thức: “Người không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào Chùa. Từ chuyện đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào Chùa có sư nuôi rồi được thiên hạ đến cúng. Mới hôm qua người ta gọi mình bằng “thằng”, nay chỉ cần cạo đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng “thầy”, có chỗ ở, được cho đi học, đi tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Họ chỉ mượn bóng cửa thiền để trải qua cuộc sống một cách dễ chịu thay vì phải tự mình đi lao động ở ngoài”.

Hoan hô TS DND can đảm có một nhận thức khá sâu sắc, một ai đó cũng có thể nói rằng: TS chỉ mượn cái mác Tiến sĩ, giảng viên Đại học có một địa vị dễ chịu, khỏi cần vận dụng đầu óc hiểu triết lý sâu xa của Phật giáo, với mác TS, phát ngôn tâm thần cũng đủ cho sinh viên tin tưởng là đúng. Ra khỏi trường, bạn bè, gia đình gọi TS là thằng, vào trường,  học trò gọi bằng thầy chả lạ lắm sao?

Không những thế, trên giảng đường, ngài TS cứ đem Phật giáo ra diễu cợt cho sinh viên giải khuây. Với câu nói: Nay chỉ cần cạo đầu, mặc bộ đồ lam tự nhiên được gọi bằng “thầy”, có chỗ ở, được cho đi học, đi tới đâu người ta kính nể tới đó thì hỏi có thích không? Nói như thế ngài TS đã xem thường nhận thức của quần chúng đối với tu sĩ giống như TS xem thường tu sĩ của quần chúng?

... Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng nói, “Tuy nhiên, theo Tứ Phần luật, Tăng Ni không được giữ tiền, vàng, đá quý... và không được tham gia kinh doanh, buôn bán. Luật rất nghiêm túc về chuyện này”. Nghe qua, người không hiểu giáo luật, cứ tưởng vị TS này am hiểu Phật giáo, kỳ thực, đó chỉ là cách phô trương kiến thức trên phần lý thuyết, ngài TS làm sao hiểu “khai- trì – giá – phạm” trong luật học là gì. Ngài chưa phân biệt thế nào là tu sĩ xuất thế và tu sĩ nhập thế. Giới luật nghiêm túc giành cho vị xuất thế không thể áp dụng cho vị nhập thế để hoằng truyền Phật pháp, đó là sự linh hoạt trong tinh thần giới luật nhà Phật. Trình độ hiểu Phật giáo đã là như thế thì việc TS DND so sánh nếp sinh hoạt của Phật giáo Trung Quốc và sinh hoạt nội tự PGVN một cách khập khểnh chả lạ.

Một nhận thức thật buồn cười khi TS trả lời phỏng vấn về việc tại sao Mỹ chọn địa điểm thăm viếng chùa Ngọc Hoàng, TS trả lời: “- Tôi đánh giá sự chọn lựa đó là hoàn toàn đúng đắn. Điều thứ nhất, chùa Ngọc Hoàng nhỏ, việc bảo vệ tổng thống khá dễ dàng. Nếu chọn ngôi chùa quá to như Vĩnh Nghiêm thì lực lượng đặc vụ không đủ để để bao phủ toàn bộ từ bên trong bên ngoài. Ở chùa Ngọc Hoàng thì rất gọn, tổng thống đứng ở giữa, xung quanh là đặc vụ, hai bên là nhà báo quốc tế và Việt Nam. Trước mặt là bàn thờ, không ai có thể ẩn nấp ở những chỗ như vậy”.

Đặc vụ Mỹ và an ninh Việt Nam không đủ nhân sự bảo vệ Tổng Thống Mỹ nên phải chọn vị trí nhỏ hẹp cho dễ kiểm soát! Chả hiểu trình độ nhận thức và kiến thức tổng quan của một TS như thế sao?

Về Phật pháp, về đối luận, về sự kiện đủ cho thấy nhận thức của TS DND có vấn đề, nhất là tiên hậu bất nhất khi ông đánh giá thấp các tu sĩ mà phần trên trích dẫn, dưới đây ông lại khuyên rất ư nhân văn đạo đức: “Một con người lành mạnh thì mình hoàn toàn được quyền có niềm hoài nghi lành mạnh. Có bằng chứng như sư Toàn thì phê bình họ sai giới Luật Phật, còn nếu chưa có bằng chứng thì tôi nghĩ chúng ta cứ tạm thời gác để đó. Đừng tuyệt đối hóa vai trò của nhà sư, cũng không nên bôi bác họ khi chưa có bằng chứng. Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn mà về sau nhìn ai cũng giống sư Toàn thì đó là thành kiến”.

Thế thì bằng chứng đâu TS bảo: “Người không có công ăn việc làm, mồ côi hoặc nghèo nên cha mẹ gửi vào Chùa. Từ chuyện đáng lẽ chết đói đi ăn xin ngoài đường thì đột nhiên vào Chùa có sư nuôi rồi được thiên hạ đến cúng”?
                                                  ***
Chuyện nói về tánh khí thất thường của ngài TS DND là chuyện dài nhiều tập, bấy nhiêu cũng đủ làm cho một số Tăng tín đồ phẫn nộ khiếu kiện. Mặc dù Đức Phât dạy: “Người ta cho quà mình không nhận thì phần đó thuộc về người cho. Thế nhưng, còn phàm tánh, cần thông cảm sự phẫn nộ khiếu kiện của những cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu Giáo Hội chính thức đứng ra đối chất khiếu kiện một cá nhân không bình thường, không tương xứng với vai trò lãnh đạo Tôn giáo lớn như Đạo Phật, là điều cần bàn. Rồi mai đây, có ai đó lạm dụng danh xưng, địa vị trong xã hội xúc phạm tu sĩ, chúng ta lại tiếp tục đối chất khiếu kiện, trở thành tiền lệ cho một GH chuyên đị khiếu kiện. Chén kiểu đập chén sành càng làm cho những kẻ ác tâm châm chích nhạo báng.

Giang sang dễ đổi, bản chất khó dời, không phải mới đây mà từ lâu, tánh khí cao ngạo, châm biếm, diễu cợt đã ăn vào máu thịt từ lúc cha sanh mẹ đẻ ngài TS. “Tại sao nhóm nghiên cứu Social Life lựa chọn một nhân vật như Dương Ngọc Dũng để làm trường hợp nghiên cứu đầu tiên trong Dự án Những câu chuyện cuộc đời đặt trong bối cảnh Việt Nam. Có phải vì ông được nhiều người biết đến trong lĩnh vực tôn giáo học, Phật học và được mời phiên dịch, giới thiệu chùa Ngọc Hoàng cho tổng thống Obama? Hay cuộc đời ông vốn dĩ được biết đến là người ngang tàng và hào hoa như các chàng kiếm khách trong truyện võ hiệp?”
                                                      ***
Đức Phật đã dạy: “Này các tỳ kheo, tâm ý của mình không đáng tin cậy. Đừng tin vào tâm ý của mình khi chưa đắc Thánh quả!” (Trích kinh Tứ thập nhị chương)”.

Một người Bà La Môn theo sau lưng Phật la mắng đủ điều, Phật vẫn chậm rãi tiến bước đều đều không một lời đối đáp. Đến đầu đường, ông ta chạy đón trước mặt Phật, chặn lại hỏi: Cù-đàm thua ta chưa? Phật ung dung trải tọa cụ xuống đất, ngồi kiết già đọc bài kệ:

Kẻ hơn thì thêm oán
Người thua ngủ chẳng yên
Hơn thua hai đều xả
Ấy được an ổn ngủ.
(Kinh Trung A-hàm)

Trong “Kinh lời dạy cuối cùng của đức Phật” đã nêu rõ “Này các đệ tử, hý luận chỉ làm cho tâm trí rối loạn. Người xuất gia mà sống hý luận thì không thể đạt được tuệ giác giải thoát. Vì thế các vị phải nhanh chóng từ bỏ vĩnh viễn tâm lý hý luận, vô ích. Diệt trừ các hý luận tạp loạn mới có thể đạt được an lạc tịch diệt”.

Hoan nghênh Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng với chứng tích lừng lẫy được đào tạo trong và ngoài nước; tốt nghiệp Thạc sĩ Đông phương học tại Đại Học Harvard (USA), Tiến sĩ Khoa Tôn giáo học tại Đại Boston (USA), thiết kế những chương trình giảng dạy độc đáo, sáng tạo và hài hước, chưa bao giờ được thực hiện ở Việt Nam và trên thế giới. TS DND cũng sáng tạo và hài hước châm biếm tu sĩ Phật giáo một cách quá “thông minh”, biết cách gây phẫn nộ trong giới tu sĩ trẻ chưa bao giờ ai dám thực hiện.

Hoan nghênh một Tiến sĩ đầy bằng cấp nhưng ý thức rỗng tuếch!
Hoan nghênh một vị mệnh danh trí thức mà không ý thức được luật nhân quả trong bộ môn Tôn giáo học của mình!
Hy vọng sự thông minh, hài hước của ngài TS DND sẽ không nằm trong danh sách bệnh nhân của bệnh viện tâm thần trong thời đại 4.0 hiện nay!

MINH MẪN
31/10/2019