Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

MÀ QUÊN SƯƠNG TUYẾT

- Nguyễn Duy Nhiên


Tôi thích thơ Haiku.  Mỗi chữ như hạt sương nhỏ chứa trọn một vầng trăng, mỗi câu thơ đơn sơ nhưng chuyên chở được cả một thực tại.  Nơi tôi ở bây giờ là mùa đông.  Mấy hôm trước trời có một cơn mưa tuyết.  Buổi tối bước ra vườn, con đường nhỏ phủ tuyết trắng màu sáng xanh dưới ánh trăng.  Chợt nhớ đến câu thơ của Basho:
Quét tuyết sương
Mà quên sương tuyết
Cây chổi trong vườn
Hình ảnh tuy đơn sơ nhưng người đọc vẫn cảm nhận được sâu sắc một sự tĩnh lặng và một thái độ vô cầu.  Giữa cuộc đời, ta hãy làm những gì cần làm mà vẫn thong dong giữa những đến đi, mất còn trong cuộc sống.
Chỉ cần một ý thức sáng tỏ
Trong đạo Phật có nói về một yếu tố giúp ta có được một cuộc sống thong dong hơn, bớt dính mắc hơn khi tiếp xúc với thực tại, đó là một cái thấy tự nhiên và trong sáng.
Có một câu truyện về Tổ Long Thọ (Nagarjuna). Một anh ăn trộm tìm đến gặp ngài Long Thọ nói, "Thưa Thầy, con là một tên trộm, nhưng con rất muốn được làm đệ tử của Thầy, con thật lòng và nhất định dầu cho Thầy có đuổi con cũng không đi.  Xin Thầy hãy nhận con làm đệ tử, nhưng cũng xin Thầy đừng bắt con phải bỏ nghề ăn trộm này, vì con đã cố gắng từ bỏ nhiều lần nhưng không thể nào được!" 
Ngài Long Thọ nhìn anh ta rồi nói, "Ta không có vấn đề hay lo ngại gì hết.  Anh có tâm cầu đạo như vậy rất tốt, ta sẽ nhận anh làm đệ tử của ta.  Từ nay anh hãy sống và làm những gì anh làm, nhưng ta chỉ có một điều kiện thôi: là anh phải có ý thức rõ ràng về những hành động của mình, mà chỉ cần thấy đơn giản và tự nhiên thôi, chứ cũng không cần phải dụng công gì hết."  Anh ăn trộm vui mừng nhận lời ngay, vì Ngài không hề bắt anh phải từ bỏ nghề sống của mình.  
Một tháng sau anh trộm trở lại gặp ngài Long Thọ và nói, "Lời dạy của Thầy thật là khó thực hiện, vì mỗi khi con có ý thức rõ ràng thì tự nhiên con không thể nào làm chuyện bất thiện được, vì con thấy được nguyên nhân của khổ đau.  Và những khi con bất cần, và cứ làm việc bất thiện, thì cái thấy trong sáng của con cũng không thể nào có mặt nữa!"
Một mảnh trăng lấp đầy
Cuộc sống có những ràng buộc và bất an, nhưng ta vẫn có thể bước đi thong dong được, bạn có nghĩ vậy không?  Quét tuyết sương, mà quên sương tuyết...  Chúng ta không bao giờ chối bỏ được sự có mặt của khổ đau, nhưng chúng ta cũng có thể tiếp xúc được với hạnh phúc bằng một cái nhìn sáng tỏ.
Đối với tôi trong giờ phút này, hạnh phúc là được ngồi yên bên ly cà phê với một người bạn, nghe một lời kinh xưa, đi thiền hành dưới trời nắng ấm, hay được đọc một bài haiku hay...  Còn bạn thì sao?  Mỗi phút giây này cũng là một giây phút duy nhất trong cuộc đời mình.  Chúng ta có thể chán nản, phiền muộn về nó, hoặc chúng ta cũng có thể thấy những gì bình yên đang có mặt tự nhiên.
Trên đầu ngọn cây
Khoảng trống nơi cành khô gãy
Một mảnh trăng lấp đầy
Phan Thị Kiều Trang
Trong đêm khuya, nơi khoảng trống giữa những nhành cây gầy guộc khô gãy ấy, bạn có thấy chăng một vầng trăng sáng.
Thực tại là tự nhiên
Thiền sư Lâm Tế có nói về địa hành thần thông, có nghĩa là ta đang thể hiện thần thông trong mỗi bước chân của mình.  Sự tu tập không phải để giúp ta đạt được những khả năng phi thường như là đi được trên lửa, bay trên mây hoặc bước trên mặt nước, mà phép lạ là đi trên mặt đất.  Và khi ta ý thức được rằng những gì ta muốn chưa chắc gì sẽ có mặt ở nơi ta đến, nhưng lúc nào cũng có thể có mặt trong bước ta đi.  Ta thanh thản và thật sự có mặt với mỗi bước chân của mình.  Phép lạ không phải là làm sao để mình vượt qua hoặc tránh né, mà là để thật sự có mặt trong thực tại.
Có lẽ, lý thuyết thì bao giờ cũng dễ hơn thực hành phải không bạn!  Nhưng tôi nghĩ, tất cả đều bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức và cái nhìn của mình mà thôi. Muốn có cái thấy sáng tỏ ấy ta phải dùng đến thần nhãn của mình.  Ta thường cho rằng, người có thần nhãn là người có thể nhìn xuyên suốt được qua khắp ba nghìn thế giới, thấy được quá khứ và tương lai, hoặc nhìn thấy được hào quang của Phật...  Nhưng có lẽ Ngài Lâm Tế sẽ nghĩ khác, thần nhãn là thấy được những gì đang có mặt trong giây phút này, như chúng thật sự là.  Có tuyết sương thì ta quét sương tuyết, nhưng rồi ta nắm giữ lại làm gì, thì hạnh phúc cũng sẽ là một thực tại tự nhiên thôi, phải không bạn?
Trăng vào của sổ
Mùa đông năm nay trời có mưa nhiều và thật lạnh.  Những ngày bước ra ngoài, sương mù dày đặc không gian phủ kín khu vườn, che khuất đường đi.  Và trong cuộc đời, đôi lúc nhờ lối đi xưa bị che lấp mà ta lại chợt thấy được con đường mới.  Nhờ có những khổ đau mà mình lại tìm được sự thong dong. 
Có những đêm khuya sau khi tắt chiếc đèn nhỏ bên bàn viết, tôi thấy trăng soi vào thật sáng.
Trong lều nhỏ
Một ánh sáng vuông
Trăng vào cửa sổ
Basho
Và bạn có thấy không, ánh sáng vuông ấy cũng thật như một vầng trăng trong sáng ngoài kia...

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2016

Xót xa vì Học viện Phật giáo bị Trung Quốc dỡ bỏ


Nhóm hoạt động mang tên Tây Tạng Tự do (The Free Tibet) có trụ sở tại Luân Đôn (Anh quốc) cho biết, Trung Quốc đã và đang bắt đầu phá dỡ các nơi lưu trú của Học viện Phật giáo Larung Gar, một trong những trung tâm đào tạo Phật học lớn nhất ở Tây Tạng.



Cũng theo nguồn tin này, việc phá dỡ tại học viện đã bắt đầu từ hôm thứ Tư qua (ngày 20-7) và nhiều Tăng Ni đang sống trong khuôn viên học viện bị trục xuất ra khỏi đây. Việc phá dỡ này là theo lệnh của chính quyền địa phương được ban hành hồi tháng rồi “nhằm mục đích cắt giảm số lượng Tăng Ni lưu trú trong học viện xuống còn khoảng 5.000 người”.

Tay Tang 1.jpg
Học viện Larung Gar - Ảnh: Getty Images



Các quan chức Trung Quốc cho biết họ quan ngại về việc tập trung quá đông đúc của Tăng Ni tại đây.

Larung Gar được xem là viện Phật học Tây Tạng lớn nhất trên thế giới. Học viện và tu viện này được thành lập năm 1980 trên một sườn núi ở vùng Sertar, phía đông Tây Tạng và là nơi thu hút hàng ngàn tu sĩ Phật giáo có mong muốn đến học Phật tại đây.

Học viên của học viện sống trong các gian cabin và các phóng viên cho biết khu học viện đã tăng triển đáng kể trong những năm gần đây.

Nhóm hoạt động The Free Tibet đã đăng tải nhiều hình ảnh trên trang cộng đồng Twitter và các đoạn video ngắn trên YouTube cho thấy các gian nhà bằng gỗ bị san bằng nằm rạp trên mặt đất. Các thiết bị nặng cũng được sử dụng để thực hiện việc dỡ bỏ này, có thể thấy qua một số hình ảnh mà nhóm này chia sẻ.

Nhóm hoạt động nói trên cũng cho biết nhóm người đảm trách việc phá dỡ các dãy nhà lưu trú là cảnh sát và lực lượng vũ trang Trung Quốc mặc thường phục. Cho đến giờ, vẫn chưa có bình luận chính thức nào của giới cầm quyền Trung Quốc về việc này.

Một quan chức của quận Sertar liên hệ với AP, nói rằng mục đích của hoạt động này là để cải tạo hơn là phá bỏ các nơi lưu trú này.

“Nếu cách duy nhất để giải quyết vấn đề quá tải dân số là phá hủy các ngôi nhà thì tại sao chính sách này không được áp dụng cho các thành phố và thị trấn của Trung Quốc, vốn đang có rất đông người sinh sống? Và công lý nằm ở đâu, luật pháp ở đâu và an sinh xã hội, tự do tôn giáo và quyền bình đẳng của các quốc gia nằm ở đâu nếu ta đi giật sập nơi ở của những người thực hành tôn giáo trong sáng, vốn chỉ sống cuộc sống thật bình dị?” - một học viên ở Larung Gar chia sẻ với nhóm The Free Tibet.
Chính quyền Trung Quốc nói rằng dân số của Larung Gar phải giảm từ 10.000 người xuống còn không quá 3.500 Ni và 1.500 Tăng - thời hạn đến tháng 10 năm nay.

Giám đốc của The Free Tibet, Eleanor Byrne-Rosengren khẳng định: “Sự phá bỏ diễn ra ở Larung Gar rõ ràng không có liên quan gì đến sự quá tải dân số mà chỉ là một chiêu thức trong nỗ lực phá hủy sự ảnh hưởng của Phật giáo tại Tây Tạng của Trung Quốc mà thôi”.

Tay Tang 2.jpg
Tay Tang 3.jpg
Nhà cầm quyền Trung Quốc đã ra lệnh dỡ bỏ các khu vực trong Học viện với lý do không thuyết phục: là giảm bớt lượng Tăng Ni theo học tại đây khiến dư luận hoài nghi về sự tự do tôn giáo ở đất nước này - 
Ảnh: The Free Tibet

Chính quyền Bắc Kinh đã tuyên bố chủ quyền từ nhiều thế kỷ đối với vùng Himalaya. Lịch sử Tây Tạng đã ghi nhận sự hiện diện của quốc gia này như một chủ thể độc lập vào các thời kỳ bị cai trị bởi Trung Quốc hay các triều đại Mông Cổ.

Trung Quốc đã phái hàng ngàn toán quân đến để tuyên bố lãnh thổ vào năm 1950. Một số khu vực trở thành vùng tự trị Tây Tạng và một số khu vực khác được sáp nhập vào các tỉnh lân cận của Trung Quốc.

Bắc Kinh cho rằng Tây Tạng đã phát triển đáng kể dưới sự cầm quyền của mình. Các nhóm hoạt động cho rằng Trung Quốc vẫn tiếp tục xâm phạm nhân quyền và trấn áp chính trị, tôn giáo nhưng chính quyền Bắc Kinh đều không thừa nhận những cáo buộc này.










Thứ Năm, 28 tháng 7, 2016

* NĂNG LƯỢNG TỰ THÂN



“Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhứt-thiết Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm.
Cụ túc Bồ Đề Đạo,
Thành tựu Như Lai hương”.


Để rồi, tin tưởng rằng mình sẽ cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới:

“Viễn-ly chư vọng-nghiệp,
Viên-thành vô-thượng đạo.”


Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: "Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo" là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, "Nguyện thử diệu hương vân"... không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:

Mọi loài hương không thể bay ngược gió, chỉ có hương giới đức tự thân mới có khả năng ngược gió bay khắp muôn phương. Một bậc chân sư ẩn cư trong hang sâu núi thẳm, vẫn có người tầm cầu vì danh thơm lan tỏa. Xưa kia, có những vị vua hạ chiếu chỉ cung thỉnh những bậc chân sư trên non cao về cung triều vấn đạo. Ngược lai, chốn thị thành có những tu sĩ không ai biết tên. "Phàm cư phố thị vô nhân vấn, Thánh ẩn cao sơn khách hữu tầm".

Vì sao??? Mọi sinh vật đều sở hữu một năng lượng tự thân, ngoài năng lượng vật thể còn có năng lượng tâm thể gọi là năng lượng sinh thức. Bậc chuyên tu đạt đến tâm thức thanh tịnh thuần nhất, năng lượng sinh thức sẽ chuyển thành năng lượng siêu thức, có một chấn động lực mạnh đủ tác động mọi đối tượng ngoại biên. Năng lượng tự thân trong mỗi chúng ta bị phân tán bởi vọng niệm, phiền não, kiết sử nên lực tác động giới hạn. Ánh sáng mặt trời phân tán khắp nơi nên chưa đủ đốt cháy một vật, kính hội tụ gom nhiệt lượng đó vào một điểm thì lửa sẽ bốc lên, cũng thế,năng lượng sinh thức bị phân hóa quá nhiều trong mọi ngỏ ngách của cuộc sống nên lực tác động tâm thức lên mọi vật một cách yếu ớt. Bậc thiền định rốt ráo có một định lực tinh chuyên cộng với giới đức thanh tịnh sẽ là nguồn năng lượng thanh khiết, còn gọi là nguồn năng lượng dương, đối lập với năng lượng âm của cuộc sống vô minh. Người sở hữu năng lượng dương là người có nguồn lực từ bi vô hạn, lúc bấy giờ từ bi, trí tuệ, siêu thức, chấn động lực tự thân cũng là một. Người thủ đắc được một năng lượng như thế thì đã là:

“Nguyện thử diệu hương vân,
Biến mãn thập phương giới.
Cúng dường nhứt-thiết Phật,
Vô lượng hương trang nghiêm".


Tự nó đã là “Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Không nhất thiết phải cố gắng để đạt đến cảnh giới như thế, và nếu có cố gắng thì cũng còn nằm trong vòng vọng tưởng tham muốn làm sao "Viễn ly chư vọng nghiệp mà viên thành vô thượng đạo" được.

NĂNG LƯỢNG TỰ THÂN LÀ GÌ?

Năng lượng là nguồn sinh lực luân lưu trong cơ thể vật chất đang sống. Năng lượng được tiếp nối bởi năng lượng vật thể để tiếp ứng năng lượng sinh học. Nếu nguồn năng lượng sinh học thanh khiết và hội tụ thì năng lượng đó sẽ là năng lượng sinh thức tiến dần đến năng lượng siêu thức, chuyển phàm thành Thánh. Thánh phàm cũng chỉ là một bản thể, loạn động được chuyển hóa thì thanh tịnh thức hiển lộ, chuyển hóa càng nhiều thì Phật tánh càng rõ, lòng Từ càng mạnh và Trí tuệ càng thông.

Muốn đạt đến năng lượng siêu thức, đòi hỏi đời sống từ thể chất đến tinh thần cần tinh khiết. Vật thực không nhiễm ô sinh mạng của chúng sanh, không cảm khoái những chất kích thích, tư tưởng không phạm những bạo lực, ác ý, ích kỷ, tham vọng... và dĩ nhiên không có hành động sát hại, làm tổn thương mọi loài, không có lời lẽ làm đau thương phiền muộn kẻ khác.

Một hệ phái tâm linh - Surat Shabd Yoga dạy đệ tử sử dụng nhật ký tâm linh ghi nhận hàng ngày những hành động xấu, tốt của thân-khẩu-ý, theo đó mà chuyển hóa. Nhật ký tâm linh sẽ cho ta thấy cái xấu nhiều hơn cái tốt của cuộc sống đời thường, đó là cách kiểm soát và chuyển hóa tiến bộ nhất, hiệu quả nhất cho sự tu tập.

Kinh Pháp Cú phẩm Tâm, đoạn 36. "Tâm khó thấy, tế nhị, theo các dục quay cuồng, người trí phòng hộ tâm, tâm hộ, an lạc đến".

Và đoạn 38: "Ai tâm không an trú,không biết chân diệu pháp, tịnh tín bị rúng động, trí tuệ không viên thành".

Tâm không an trú có nghĩa tâm vọng động thì đức tin tĩnh lặng cũng bị giao động, năng lượng sinh thức không hội tụ thì năng lượng sinh thức khó hoàn hảo mà Pháp Cú gọi là:"Trí tuệ không viên thành".

Cuộc sống ngày nay, con người đối diện với quá nhiều bất an, bởi tâm thức huân tập và sanh trưởng những hạt giống đen tối, xấu xa và bất an, kết quả tất yếu phải như thế, để giải quyết những hận thù và đau khổ, đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ dạy:

“Mục đích chính trong đời của chúng ta là giúp đỡ kẻ khác. Và nếu bạn không thể giúp họ, ít nhất đừng hại họ.”

“Hạnh phúc không phải là điều tự nhiên mà có. Nó đến từ những hành động của chính bạn.”

“Chúng ta có thể sống mà không có tôn giáo hay thiền định, nhưng chúng ta không thể sống mà không có tình người.”

“Chúng ta không bao giờ có thể có được hòa bình trên thế giới cho tới khi chúng ta có được hòa bình trong thâm tâm.”

"Mục đích của tất cả những truyền thống tôn giáo lớn trên thế giới không phải là để xây dựng những ngôi đền to lớn bên ngoài, mà là để xây dựng những ngôi đền thiện lành và từ bi bên trong, trong trái tim chúng ta."


Thiền sư Nhất Hạnh bảo:

- Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà bạn có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu bạn không thể thấu hiểu, thì bạn chẳng thể yêu thương.

- Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc

- Khi một người làm bạn đau khổ, ấy là vì ẩn sâu bên trong, nỗi đau khổ của anh ta đang tràn trề. Anh ta không đáng bị trừng phạt. Anh ta cần sự giúp đỡ.


Phật tánh, trí tuệ là năng lượng, là ánh sáng tự thân.

Thiền sư Nhất Hạnh cũng đã nói:

- Chúng ta được tạo ra từ ánh sáng. Chúng ta là những đứa trẻ của ánh sáng. Chúng ta là con cái của thần mặt trời.

Thế thì ánh sáng đồng nghĩa của Trí tuệ, mà trí tuệ là tướng dụng của sóng não, bản thể là lòng từ vô đối. Khoa học hiện đại phân loại năm tần số chính của những dao động trong não bộ sinh ra những luồng điện này và có tên là: sóng Delta, Theta, Alpha, Beta, và Gamma.

Sóng não bình thường của sinh hoạt trong cuộc sống là sóng Alpha, Delta, Beta, Theta, nhưng trạng tái nhập định thì chúng sẽ ở dạng Gamma. Khoa học ngày nay áp dụng sóng não vào công nghệ, nhất là công nghệ quốc phòng, quân sự.

"Theo Huffington Post, suốt nhiều năm qua, các nhà nghiên cứu về định hướng và điều khiển robot tại đại học bang Arizona đã làm việc với quân đội Mỹ về lĩnh vực ứng dụngđiều khiển robot bằng suy nghĩ trên các thiết bị bay không người lái như trong bộ phim khoa học viễn tưởng Oblivion."

"Delta – Sóng delta có tần số không quá 4 Hz. Loại sóng này có biên độ rất cao và thông thường hay xuất hiện trong não bộ người lớn khi ngủ say không mộng mị hay khi bất tỉnh. Trẻ em khi ngủ say đôi khi cũng có. Ở người lớn, loại sóng này thông thường xuất hiện tại não bộ phía trước, và tại não bộ phía sau ở trẻ em.

Theta – Sóng theta có tần số từ 4 đến 7 Hz. Loại sóng này được thấy ở các trẻ em nhỏ. Sóng theta xuất hiện khi buồn ngủ, trong những khi được thư giãn hoàn toàn nhưng vẫn còn tỉnh thức, khi có ý nghĩ tà dâm, kề cận trai gái, và nhất là khi nhập định ở những người tu tập thiền định thành công.

Alpha – Sóng alpha có tần số từ 8 đến 12 Hz. Loại sóng này thông thường xuất hiện ở não bộ phía sau, tụ về một bên não. Những sóng não khi tụ về một bên có biên độ cao hơn phía không tụ. Sóng alpha xuất hiện khi nhắm mắt, hay trong lúc tập thở đều để được thư giãn, hay lúc ngủ sắp thiếp đi. Sóng alpha sẽ tan biến hay giảm hẳn biên độ khi mở mắt trở lại hay khi bắt đầu suy nghĩ hoặc tỉnh ngủ.

Beta – Sóng beta có tần số từ 12 đến 30 Hz. Loại sóng này thông thường tụ về não bộ phía trước và đối xứng cả hai bên não trái và phải. Sóng beta xuất hiện khi phải tập trung suy nghĩ, bận rộn, chăm lo mải mê làm công chuyện, hay trong khi làm những việc quen thuộc không đòi hỏi suy nghĩ nhiều. Sóng beta luôn luôn xuất hiện khi mắt mở và đã tỉnh táo.

Gamma – Sóng gamma có tần số từ 25 đến 100 Hz. Khoa học hiện đại chưa hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ của loại sóng não này nên vẫn còn có nhiều tranh luận sôi nổi. Nhiều giả thuyết lý luận rằng sóng gamma phát xuất từ khối não chứa tuyến yên (thalamus), tập trung ở tần số 40 Hz và giúp não bộ có trí nhớ và ý thức được các sự việc xảy ra chung quanh. Loại sóng này còn được tìm thấy ở những bậc tu hành Phật giáo Tây Tạng khi nhập định tĩnh lặng ở trình độ giác ngộ. "Khi sóng não Gamma xuất hiện thì mọi sóng não khác được lắng yên.

(sóng não)

Khi sóng Gamma xuất hiện cũng là cơ hội phát sanh trí tuệ hay đột biến một phát minh mới. Sóng Gamma trong trạng thái mơ màng tạo ra ảo giác, trường hợp nầy xẩy ra cho những hành giả chuyên tâm hành trì trong giai đoạn đầu, yếu hơn trạng thái nhập định chuyên sâu. Từ nhập định chuyên sâu, sóng não có thể gia tăng lên 250Hz đưa đến phát sanh trí tuệ, hoặc khoa học gia tiếp nhận được thông tin siêu việt. Chẳng hạn như phát hiện về tốc độ ánh sáng của Albert Einstein hay mô hình nguyên tử của Neils Bohr.


Do vậy, ngoài việc tu tập Thiền định sâu, sóng Gamma còn là cơ hội cho những phát minh đột biến. Từ đó, ta không lạ gì những Thiền sư, những bậc chân tu đều sở hữu một trí tuệ tuyệt vời, một trí tuệ siêu việt thời-không gian của Đức Phật đã chứng minh điều đó.

Mỗi tự thân trong con người đều sở hữu một năng lực vô biên, nếu gom tụ sẽ là một năng lượng không biên giới, năng lượng đó là Phật tánh, là trí tuệ, là từ bi, là chất dung môi tồn tại, cân bằng trong vũ trụ. Năng lượng đó là hương giới đức, hương trí tuệ, hương giải thoát châu biến thập phương, vì đã "Viễn ly chư vọng nghiệp- viên thành vô thượng đạo".

MINH MẪN
30/7/2016
Vùng tệp đính kèm

* VU LAN VÀ TẬP TỤC




Vu Lan là một trong những lễ lớn của Phật giáo Bắc truyền, ảnh hưởng sâu rộng trong cộng đồng Phật giáo Đông Nam Á.

Truyền thống báo ân đã được dung kết vào mùa Vu Lan, gọi chung là mùa Báo Hiếu. Truyền tích do ngài Mục Kiên Liên cứu mẹ bị đọa, phải nhờ đạo lực của 10 phương Tăng sau ba tháng chuyên tu, trau dồi giới đức.

Qua nhiều thế kỷ cho đến nay, Việt Nam trong thời chiến cũng như thời bình, các chùa đều trang trọng tổ chức cầu an-cầu siêu cho bá tánh sau khi mãn hạ an cư. Cùng với chùa, quần chúng Phật tử cũng tham gia hỗ trợ lập đàn siêu độ cho Cửu huyền Thất tổ, cầu cho quyến thuộc hiện tiền và mưa thuận gió hòa, đất nước an lành thịnh vượng.

Một số tư gia cũng cúng tháng bảy như một lễ tục lớn trong năm ngoài Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu... Nhất là tháng bảy. Không những tín đồ Phật giáo, dân thường cũng hương hoa trà quả bái vọng bàn Thiên, đất đai thổ nhưỡng.

Đã là tập tục trở thành truyền thống dân gian chứ không riêng của Tôn giáo, chùa chiền và mọi người dân đều có quyền thể hiện niềm tin của mình. Thế nhưng, một vài địa phương cũng không tránh khỏi khó khăn khi cán bộ không hiểu lý do gì không chấp thuận cho việc cúng bái như thế.

Tại Củ Chi, bà Nguyễn thị Kim Chi, ngụ tại tổ 9 ấp Xóm chùa, xã Tân An Hội, huyện Củ Chi, hàng năm vẫn tổ chức cúng dường trai Tăng, cầu siêu bạt độ cho thân quyến và kỳ an cho bá tánh vạn gia. Năm nay, bà Chi làm đơn trình báo UBND xã Tân An Hội xin tiếp tục thực hiện công hạnh của người Phật tử đối với Tam Bảo, nhưng ba lần đều bị bác đơn. Bà ta lên Huyện thì Huyện bảo về Xã xác nhận dù là không chấp thuận cũng phải nêu lý do. Bà Trần thị Ngọc Ánh, phó bí thư Xã đặc trách Tôn giáo không ký mà cũng không nêu lý do, bà ta nói: nếu tổ chức tại gia mà có hình bóng tu sĩ bà ta sẽ phạt và xử lý hành chánh.

Thiết nghĩ, với chính sách tự do tín ngưỡng hiện nay đối với tôn giáo và đối với người dân, một lễ tục lớn như mùa Vu Lan, một phó bí thư Xã thể hiện uy quyền vi phạm chính sách như thế làm sao người dân tin "chính sách trước sau như một" của nhà nước.

Là 1 cán bộ xã ở vùng ngoại biên thành phố mà đã hạch sách người dân chất phác, chỉ với việc thực hiện tín ngưỡng hằng năm, như đã từng làm trước đây. Thử hỏi, nếu có tội thì sẽ bị đối xử như thế nào??? Đây có phải là "Phép vua thua lệ làng" hay không???

Khi mà người dân đối diện với khó khăn về tín ngưỡng, không có điểm tựa, họ chỉ biết than vãn qua báo chí, nhờ các cấp thẩm quyền giúp đỡ.

Mùa Vu Lan gỡ mọi rối rắm tội lỗi chứ không phải tạo thêm phiền não cho người dân, những cán bộ uy quyền như thế cần phải được chỉnh huấn để thân cận dân.


MINH MẪN
29/7/2016

Thứ Tư, 27 tháng 7, 2016

CẢNH ĐẸP VN

CẢNH ĐẸP TỰ NGÀN XƯA CÓ CÒN HAY KHÔNG:
 
 
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 1.
 Thái Lan ư? Không, đây là Côn Đảo.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 2.
Peru á? Không, Mù Căng Chải đấy!
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 3.
 Campuchia? Đừng nhầm, Mỹ Sơn, Việt Nam.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 4.
 Thái Lan? Không, là Cam Ranh.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 5.
 Malaysia đây à? Không phải, là Sài Gòn đấy.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 6.
 Trung Quốc? Không, là Tam Cốc, Việt Nam.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 7.
 Lại Trung Quốc? Không, là Hội An đấy.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 8.
 Bắc Ai-len à? Không phải, là Phú Yên.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 9.
 Có phải là Philippines không? Không, là vịnh Hạ Long.
 
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 10.
 Hongkong à? Không, là Bà Nà.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 11.
 Pháp ư? Không, Hà Nội đấy.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 12.
 Maldives? Không, là Phú Quốc.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 13.
 Trung Quốc? Lại không, là Huế đấy.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 14.
 Mỹ à? Không, là Mũi Né.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 15.
 Thái Lan? Không, là sông Mekong.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 16.
 Myanmar đây ư? Không, là Ninh Thuận!
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 17.
 Mexico? Không phải, là Sơn Đòong.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 18.
 Thái Lan? Không, Nha Trang đấy.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 19.
 Brazil đây sao? Không phải nhé, ở Đồng Tháp đấy.
 
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 20.
 Đây chắc chắn là Brazil rồi! Lại nhầm, là Hà Giang!
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 21.
Indonesia à? Không, Rừng tràm Trà Sư ở An Giang đấy.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 22.
Sri Lanka đây đúng không? Mộc Châu đấy!
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 23.
Lào à? Không phải, là Daklak!

Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 24.
China à! Không, miền Bắc VN!

Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 25.
 Langkawi, Malaysia? Không phải, là Lăng Cô.
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 26.
 Cánh đồng muối ở Bolivia? Không phải nhé, là Khánh Hoà!
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 27.
 Hà Lan à? Không, Đà Lạt!
Đây là những cảnh đẹp tuyệt vời của Việt Nam, tuyệt đối không phải ở Tây ở Tàu! - Ảnh 28.
Trung Quốc? Lại không, là Lạng Sơn.