Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

BAO LA VÀ SÂU SẮC: HAI HƯỚNG CỦA CON ĐƯỜNG

TẤM LÒNG RỘNG MỞ:
BAO LA VÀ SÂU SẮC: HAI HƯỚNG CỦA CON ĐƯỜNG 
(THE VAST AND THE PROFOUND: TWO ASPECTS OF THE PATH) 


Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life




CHƯƠNG VI 
Trên con đường hướng đến Phật giáo, có 2 hướng đi phản ánh rõ rệt 2 phương pháp tập luyện. Mặc dù Đức Phật đã gộp thành một phương pháp, những bậc thầy vẫn truyền dạy cho học trò theo 2 phương pháp. Tuy nhiên, giống như 2 cánh của một con chim, chúng đều cần thiết khi chúng ta tiến hành cuộc hành trình tìm kiếm sự giác ngộ – trạng thái không bị ràng buộc bởi những đau khổ hoặc trạng thạng thái thông suốt hoàn toàn về Cõi Phật (Buddhahood) mà chúng ta cố tìm kiếm nhằm giúp đỡ mọi người.
Đến đây chúng ta tập trung vào "sự bao la". Việc luyện tập này được xem như là một phương pháp nhằm mở rộng trái tim của chúng ta về lòng yêu thương và lòng từ bi, cùng những phẩm chất như lòng khoan dung tồn tại nơi một trái tim nhân hậu. Ở đây, việc luyện tập của chúng ta bao gồm việc phát huy những phẩm chất đạo đức và hạn chế những khuynh hướng phi đạo đức.
Mở rộng trái tim có nghĩa là sao? Trước hết, chúng ta hiểu rằng hình tượng "trái tim" ở đây là một hình tượng ẩn dụ. Trong hầu hết mọi nền văn hóa, "trái tim" được xem như là nơi chứa đựng lòng từ bi trắc ẩn, lòng yêu thương, lòng thương cảm, sự hiểu biết và tính ngay thẳng, chứ không đơn thuần chỉ là một bộ phận cơ bắp có chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể. Theo quan điểm Phật giáo, cả 2 phương pháp này đều diển ra trong tâm hồn. Thật là buồn cười , theo quan điểm Phật giáo thì tâm hồn nằm nơi giữa ngực. Một trái tim rộng mở là một tâm hồn rộng mở. Một sự thay đổi nơi trái tim là một sự thay đổi nơi tâm hồn. Hơn nữa, trong nhất thời, khái niệm của chúng ta về "trái tim" tạo ra những lợi khí hữu ích để cố gắng thông hiểu sự khác biệt giữa sự "sự bao la" và "sự sâu sắc" của việc luyện tập.
Một khía cạnh khác của việc luyện tập là "sự thông suốt" (wisdom), cũng được biết đến như "sự sâu sắc". Ở đây, chúng ta đang tập trung vào "đầu", nơi mà mọi sự hiểu biết, phân tích và nhận thức đều hiện diện. Xét khía cạnh "thông suốt" của việc luyện tập, chúng ta luyện tập nhằm nâng cao sự hiểu biết về tính tạm thời, điều bất hạnh của cuộc sống này, và lòng vị tha. Những ai muốn có được sự thông suốt sâu sắc này có l sẽ phải hy sinh cả đời để mà luyện tập. Tuy nhiên, chỉ cần nhận thức được tính tạm thời của mọi sự vật, chúng ta có thể có được sự thông suốt về chúng và mọi khái niệm về tính lâu bền. Khi chúng ta thiếu sự hiểu biết về bản chất đau khổ của cuộc đời này, lòng lưu luyến của chúng ta đối với cuộc đời này sẽ gia tăng.
Nếu chúng ta trau dồi hiểu biết của mình về bản chất đau khổ của cuộc đời này, chúng ta sẽ chiến thắng lòng lưu luyến đó.
Chủ yếu mọi khó khăn của chúng ta đều xuất phát từ ảo tưởng cơ bản này. Chúng ta tin vào sự tồn tại cố hữu của chúng ta và của mọi sự vật hiện tượng khác. Chúng ta đề ra và bám vào, những quan niệm về bản chất của mọi sự vật hiện tượng mà ở đó những điều phi thường hoàn toàn không xảy ra. Chúng ta hãy lấy một cái ghế làm ví dụ, chúng ta tin, mà không nhìn nhận đầy đủ niềm tin này, rằng có một vật được gọi là "ghế",phẩm chất gía trị của một cái ghế dường như tồn tại bên trong những bộ phận của nó: chân, chỗ ngồi và chỗ dựa. Cũng giống như vậy, mỗi người trong chúng ta đều tin rằng có một cái "tôi" bền bỉ thiết yếu lan tỏa trong khắp tâm hồn và thể xác của chúng ta để cấu thành chúng ta. Phẩm chất bền bỉ thiết yếu này là do chúng ta gán cho nó; nó thật sự không tồn tại.
Tin vào sự tồn tại cố hữu này là một tri giác sai lầm cơ bản mà chúng ta phải loại trừ khỏi việc tập luyện thiền định theo hướng thông suốt (wisdom). Tại sao? Bởi vì nó là căn nguyên của mọi đau khổ. Nó là cốt lõi của mọi cảm xúc đau khổ.
Chúng ta chỉ có thể loại bỏ được ảo tưởng sai lệch về bản thân và mọi sự vật này bằng cách sáng suốt trau dồi những tư tưởng đối kháng với ảo tưởng đó, nhận ra sự không tồn tại của phẩm chất bền bỉ thiết yếu đó. Một lần nữa, chúng ta trau dồi những tư tưởng đối kháng giống như khi chúng ta phát huy lòng khiêm tốn để trừ khử tính kiêu căng của mình. Đầu tiên, chúng ta quen với những nhận thức sai lệch về bản thân, những nhận thức sai lệch về những điều phi thường tồn tại nơi bản thân chúng ta; sau đó, ta phát huy một tri giác đúng đắn hơn về bản thân và mọi sự vật xung quanh. Dần dần, tri giác này sẽ thấm vào tâm hồn chúng ta giống như những kiến thức dần dần thấm vào tâm trí của một người nghiên cứu học hỏi những lời truyền dạy. Để tăng thêm sức mạnh của tri giác này, đòi hỏi sự luyện tập bền bỉ được trình bày ở những chương sau. Chỉ khi chúng ta luyện tập bền bỉ như vậy, tri giác này mới có thể thật sự gây tác động đến quan điểm của chúng ta về bản thân và mọi sự vật sự việc. Bằng cách nhận thức ra được một điều rằng đời sống này chỉ là tạm bợ, chúng ta tiệt trừ được tính ích kỷ cá nhân gây ra mọi điều đau khổ.
Phát triển "sự thông suốt" là một quá trình làm cho chúng ta suy nghĩ đúng đắn theo đúng bản chất của mọi đối tượng. Qua quá trình này, chúng ta dần dần khai trừ những tri giác sai lầm về thực tế mà chúng ta đã bám vào bao lâu nay. Điều này không phải dễ dàng. Để hiểu được "sự tồn tại thực chất của mọi đối tượng", đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và suy xét rất nhiều. Để nhận ra được rằng mọi sự vật đều không tồn tại cố hữu- đó là một hiểu biết sâu sắc- đòi hỏi chúng ta phải nhiều năm suy ngẫm và thiền định. Chúng ta nên bắt đầu hòa mình vào những quan điểm này, phần sau của quyển sách này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, tiếp ngay đây chúng ta hãy quay lại với phương pháp khảo sát ý niệm về lòng từ bi.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Phật Bên Hè Phố Oakland



28/09/2014
  • Trần Khải
Vina Vo (left) and Kieu Do pray at sunrise near a Buddhist shrine at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
Vina Vo (left) and Kieu Do pray at sunrise near a Buddhist shrine at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland. Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com ngày 15-9-2014, rằng pho tượng Phật đã làm cho một khu phố Oakland bình an.

Dan Stevenson không phải Phật Tử, cũng không phải tín đồ của bất kỳ tôn giáo nào. Anhc hỉ là một cư dân bình thường trên đường 11th Ave., trong khu phố Eastlake của Oakland. Năm 2009, khi vào tiệm bán vật dụng xây dựng Ace, chợt khởi tâm từ bi và đã mua pho tượng Phật cao 2 feet (tương đương 61 centimét) bằng đá, và anh gắn tượng này vào một góc phố trong khu cư dân góc đường 11 và đường 19.

Vina Vo (left), Lien Huynh and Kieu Do pray at Buddhist shrine. Crime in the neighborhood has plunged since the shrine went up. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
Vina Vo (left), Lien Huynh and Kieu Do pray at Buddhist shrine. Crime in the neighborhood has plunged since the shrine went up. Photo: Paul Chinn, The Chronicle


Anh hy vọng rằng tượng Phật để góc phố như thế sẽ làm bình an cho khu phố khét tiếng về tội hình sự này, nơi đủ thứ chuyện mua bán ma túy, sơn xịt, xả rác, bán dâm, cướp bóc, đánh nhau và trộm cắp.

Vậy mà tuyệt vời, theo bài báo SFGate và đài KPIX. Cư dân tới cúng nơi chân tượng Phật: hoa, thức ăn, đèn cầy. Một nhóm phụ nữ Việt Nam mặc áo tràng bắt đầu tới trước pho tượng tụng kinh, câù nguyện.
From left, Kieu Do, Lien Huynh and Vina Vo pray at sunrise in front of a Buddhist altar erected at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland, Calif. on Saturday, Sept. 13, 2014. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
From left, Kieu Do, Lien Huynh and Vina Vo pray at sunrise in front of a Buddhist altar erected at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland, Calif. on Saturday, Sept. 13, 2014. Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Khu phố thay đổi lạ kỳ. Dân chúng không xả rác vào góc phố này nữa. Bọn thanh niên ngưng màn sơn xịt các bức tường quanh đó. Các tay buôn ma túy cũng kiếm chỗ khác làm ăn. Các cô gái mãi dâm lẳng lặng tìm nơi tụ tập xa hơn.

Vina Vo prays before a statue at the shrine, which has become an informal site for Buddhist ceremonies. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
Vina Vo prays before a statue at the shrine, which has become an informal site for Buddhist ceremonies. Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Phóng viên Chip Johnson hỏi cảnh sát về thống kê tội hình sự khu phố quanh pho tượng. Kể từ năm 2012, khi quý bà tới tụng kinh hàng ngày, tội hình sự giảm 82%. Các trường hợp cướp bóc giảm từ 14 vụ xuống còn 3 vụ, tấn công từ 5 vụ xuống thành số không, trộm từ 8 vụ còn 4 vụ, ma túy từ 3 vụ xuống số không, và bán dâm từ 3 vụ xuống cũng số không.

Người cảnh sát thống kê nói rằng không thể nói nguyên nhân vì sao, nhưng đó là các số thống kê.

Hồi năm 2009, khi người ta nghe chuyện Stevenson gắn pho tượng, bất giờ nhiều thứ cúng dường tới đặt nơi cửa nhà anh. Nghe y hệt như trong cuốn phim của Clint Eastwood có tựa đề "Gran Torino."

Images of Buddha are the centerpiece of an altar that grew around a single statue placed by a non- Buddhist. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
Images of Buddha are the centerpiece of an altar that grew around a single statue placed by a non- Buddhist. Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Stevenson kể, “Người ta để cả tấn trái cây, và thức ăn đặc sản Việt Nam, và kẹo nữa, nhưng chỉ có tôi và vợ tôi tên là Lu đây, và chúng tôi không ăn hết nổi, nhưng chuyện cảm động là vậy.”

Anh nói với nhà báo, “Tôi đã cố gắng giaỉ thích về lý do đặt tượng Phật ở góc phố. Tôi không có gì xúc phạm hết, nhưng tôi không tin những gì quý vị tin.”

Vina Vo prays at sunrise in front of a Buddhist altar erected at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland, Calif. on Saturday, Sept. 13, 2014. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
Vina Vo prays at sunrise in front of a Buddhist altar erected at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland, Calif. on Saturday, Sept. 13, 2014. Photo: Paul Chinn, The Chronicle

Vậy mà anh chàng vô thần Stevenson đã biến đổi cả khu phố.

Bây giờ, cứ mỗi buổi sáng, lúc 7 giờ sáng, các Phật Tử rung chuông, gõ mõ, tụng kinh buổi sáng. Pho tượng nguyên thủy bây giờ được đặt trong một cái am nhỏ xây lên, trong đó có kiến trúc ngôi chùa gỗ tí hon, cao 10 feet (tương đương 3 mét), và trong am này có thêm một số tượng nhỏ nữa, và vật phẩm thờ cúng.

A book of mantras is open at a daily sunrise prayer session in front of a Buddhist altar erected at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland, Calif. on Saturday, Sept. 13, 2014. Photo: Paul Chinn, The Chronicle
A book of mantras is open at a daily sunrise prayer session in front of a Buddhist altar erected at 11th Avenue and East 19th Street in Oakland, Calif. on Saturday, Sept. 13, 2014. Photo: Paul Chinn, The Chronicle


Alicia Tatum, 27 tuổi, nói với phóng viên, “Chỗ này hồi đó bị người ta tới xả rác. Nhưng bây giờ chung quanh là hoa cúng Phật, và cứ mỗi sáng quý bà ra góc phố này tụng kinh.”

Và những ngày cuối tuần, tín đồ tới khoảng hơn một tá người: dân da đen, dân da trắng, đủ sắc dân... theo lời Andy Blackwood, một cư dân gần đó. Mới hai tuần trước, một nhóm du khách Đức quốc tới thăm ngôi đền thờ tí hon này.

Blackwood nói, “Mấy tay buôn ma túy biến đi hẳn rồi, các cô gái giang hồ cũng không thấy tới nữa.”

Ngồi đền tí hon thờ Phật này hai lần đứng vững trước nỗ lực muốn gỡ bỏ: 1 lần là từ dân hình sự, lần thứ nhì là từ chính quyền. Cả 2 lần đều không đẩy được tượng Phật này đi.

Hồi mới gắn tượng Phật ra góc phố, một tên trộm tìm cách cạy tưọng này ra, nhưng Stevenson trước đó đã hàn cứng khung bằng các thanh sắt và đế dán bằng keo tổng hợp trị giá 35 đôla. Thế nên, tượng Phật không hề nhúc nhích.

Rồi vào năm 2012, sau khi một cư dân than phiền, thành phố cho nhân viên xuống gỡ pho tượng, nhưng dân chúng túa ra bảo vệ ngôi chùa tí hon, và các viên chức thành phố quyết định là sẽ “nghiên cứu” thêm chuyện này. Hai năm sau, chuyện này không được chính quyền nhắc tới nữa, và tượng Phật vẫn an vị nơi đó.

Khi phóng viên Chip Johnson tới thăm ngôi chùa nhỏ này, lúc đó có 4 phụ nữ nơi đó, họ không nói hay không hiểu được tiếng Anh, nhưng có vẻ như họ tin rằng Johnson là mới chuyển sang theo Đaọ Phật.

Phóng viên báo SFGate kể rằng khi anh bắt đầu nói, một phụ nữ trong nhóm đó lễ phép lấy cây bút của anh từ một tay, lấy cuốn sổ từ tay kia, và hướng dẫn anh cách chắp tay trước ngực, cúi đầu vái pho tượng và lập laị lời niệm Phật theo phụ nữ này. Anh Johnson cũng làm theo y hệt vậy.

Đám đông nhìn thấy anh chắp tay, niệm Phật như thế... đã “oh... rồi ah”... Phụ nữ kia mới bảo anh Johnson ngồi xuống, xếp bằng trên một chiếc thảm đặt trên đường, và đặt một kệ gỗ với cuốn kinh trước mặt anh Johnson... Anh ngồi như thế và hạnh phúc thấy anh ngồi kiểu giống hệt như Đức Phật. Và anh nghĩ, có lẽ đó là lý do quý bà Phật tử chung quanh ưa thích thấy anh như thế.

Thế rồi, khi anh đưa ra một câu hỏi... và lần này, vị phụ nữ hướng dẫn tâm linh như dường hiểu, và nói mấy chữ tiếng Anh, “Next week.” (Tuần sau nhen.)

Anh Johnson nghĩ rằng anh đã tìm thấy đủ những gì anh tìm... và kết quả là bài phóng sự trên báo SFGate.com.

Hình ảnh ngôi chùa hè phố này ở đây:

http://www.sfgate.com/bayarea/johnson/article/Buddha-seems-to-bring-tranquillity-to-Oakland-5757592.ph

Nguồn vietbao.com

TRỌNG TÂM CỦA LÒNG TỪ BI

TRONG ĐỜI SỐNG VÀ XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đại Học Stanford / October 14, 2010 
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển / 7-5-2012
HỎI & ĐÁP
Bác sĩ DOTY: Nghiên cứu khoa học về những phẩm chất của con người như từ bi và vị tha tạo nên mối quan tâm bởi nhiều người rằng khoa học đang làm giảm thiểu đạo đức của chúng ta và nhân loại chúng ta bằng những phản ứng thuần hóa học trong não bộ, điều này có làm xói mòn sự đánh giá đúng đắn của chúng ta về những giá trị của loài người không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước khi trả lời, tôi muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện của chính tôi. Tôi nghĩ là khoảng bốn mươi năm trước đây, tôi đã bắt đầu nghĩ rằng, sẽ thật là lợi ích hay thích thú thảo luận hay đối thoại với khoa học và Phật học - đề cập đến những hạt vi trần và dĩ nhiên tôi nghĩ một số trong các bạn biết theo như vũ trụ học quan tâm và núi Tu Di trên những vấn đề này. Rồi thì quan trọng hơn như tôi đã đề cập trước đây, Đạo Phật không có khái niệm về đấng tạo hóa nhưng điều gì đấy như sự tự sinh. Khi chúng ta nói về tạo hóa hay tạo tác, chúng liên hệ một cách căn bản đến cảm xúc. Cho nên trong Đạo Phật, một cách tương đối, tôi nghĩ thông tin rất phong phú về tâm thức, cảm xúc và việc xử trí những cảm xúc khác biệt này như thế nào và sau khi có một số kinh nghiệm ở đấy như thế nào. Thành ra tôi nhiệt tình đối thoại với các nhà khoa học hiện đại.
Rồi thì một số người bạn của tôi, họ phản hồi với tôi rằng, khoa học là kẻ giết tôn giáo, là nguy hiểm, hãy cẩn thận. Và tôi suy nghĩ và suy nghĩ, theo như sự quan tâm của Đạo Phật, đặc biệt truyền thống Na Lan Đà. Đức Phật chính ngài đã tuyên bố rõ rằng, tất cả những môn đồ của ta, không nên tuân theo giáo huấn của vì sự ngoan đạo, hay tin tưởng nhưng đúng hơn là qua khảo sát và thẩm nghiệm. Thế nên, điều này cho chúng ta một loại tự do nào đấy để nghiên cứu những gì kinh điển nói đến. Vì vậy, về phương diện lịch sử, hơn hai nghìn năm qua, rất nhiều đạo sư Phật Giáo ở Ấn Độ, dựa vào sự khai phóng này để thẩm tra những ngôn từ của chính Đức Phật. Những lời nào của Đức Phật, những giáo huấn nào của Đức Phật mâu thuẩn với sự thẩm tra, thế thì các đạo sư nói là các ngài không chấp nhận theo từng chữ, từng lời. Những kinh điển nào với sự khảo sát phân tích xa hơn vẫn có thể tin cậy được, đấy - như thế đấy, thì mới chấp nhận. Đấy là truyền thống của Na Lan Đà.
Do vậy, khoa học cũng thế, có một loại, một phương pháp nào đấy để nghiên cứu điều tra những gì là thực tại. Truyền thống Na Lan Đà cũng vậy, phương pháp để thẩm tra về thực tại. Là như thế, rồi thì tôi đã bắt đầu đối thoại với khoa học. Bây giờ, như tôi đã đề cập phía trước, hai mươi năm qua càng nhiều sự đối thoại hơn, càng trở nên rất rõ ràng rằng khoa học hiện đại họ tìm thấy những thông tin hữu ích từ những giải thích của Đạo Phật về tâm. Và đối với giới Phật Giáo, sự khám phá của khoa học về những hạt vi lượng (quark), hạt hạ nguyên tử (subatomic), và những hạt là rất hữu ích, rất hữu ích.
Một trường hợp ngẫu nhiên liên hệ về núi Tu Di tối thiểu đối với tôi, bây giờ không tin về núi Tu Di nữa. Đấy là một trường hợp ngẫu nhiên ở đấy, không có vấn đề gì (cười). Cho nên loại nghiên cứu sâu xa này, không có vấn đề gì. Bây giờ ở đây, theo những nhà chuyên môn về não bộ, trong một cuộc gặp gở với những nhà khoa học ở trình độ não bộ, nó là thần kinh học, dường như là những trung tâm não bộ trở nên linh động hơn khi chúng ta trải nghiệm đau đớn cho chính mình dường như là cũng là những trung tâm bị kích động một cách nổi bật hơn khi chúng ta cảm nhận trắc ẩn, thấu cảm với nổi đau đớn của kẻ khác.
Nên sau khi tôi nghe điều đó tại hội nghị (cười) tôi phản ứng nửa đùa rằng, ô, trong trường hợp ấy, não bộ rất ngu ngơ (cười). Không có khả năng phân biệt nguyên nhân thật sự là gì. Một là lòng trắc ẩn (sự thấu cảm), cảm giác quan tâm đến sự cát tường cho người khác, có một yếu tố tinh thần quyết định một loại tự tin vô vàn tự nguyện quan tâm săn sóc đến sự cát tường của kẻ khác là như thế nào. Nên, có một sức mạnh liên hệ nỗi đau của người khác trong chính mình, đến sự tuyệt vọng của kẻ khác. Nên trong trình độ tinh thần, những khác biệt lớn lao, lại chỉ thấy phản ứng giống nhau tại cùng một vị trí trong não bộ. Nên các bạn thấy, điều ấy có nghĩa là não bộ không có khả năng phân biệt những nguyên nhân thật sự của trình độ tinh thần. Và với điều ấy, tôi cũng thường nói đùa với mọi người, như nước mắt, khi chúng ta thật vui mừng, hết sức vui mừng, thì trào nước mắt. Nhưng đôi khi không có cảm nhận gì nhiều nhưng do bởi cười vui, cười quá, nước mắt cũng tuôn ra. Và kinh nghiệm rất đau buồn cũng làm rơi nước mắt.
Nên bây giờ là, ở trình độ tinh thần, trình độ cảm xúc là những khác biệt lớn lao nhưng sự phản ứng của cơ thể là giống nhau. Do thế, nếu trình độ thân thể vật lý là hoàn toàn minh bạch, thế thì nước mắt do quá vui mừng, nước mắt phải tuôn ra từ mắt bên phải (mọi người cười), và nước mắt do quá đau buồn phai trào ra từ mắt bên trái. Thế thì não bộ mới có khả năng làm một sự phân biệt (mọi người cười và vỗ tay). Do vậy, tôi nghĩ có thể là quá sớm để nói nhưng tôi vẫn cảm thấy tâm hay thức là vi tế hơn nhiều so với thân thể vật lý. Dĩ nhiên là tâm có rất nhiều trình độ khác nhau, tâm thô, tâm vi tế hơn, và tâm vi tế thậm thâm nhất.
Thí dụ, vào lúc thức, thể trạng tinh thần sử dụng các giác quan (thấy, nghe, ngửi, nếm,...). Rồi thì tình trạng giấc mơ, các giác quan không hoạt động, hệ thống tâm thức không thể hiện chức năng nữa, thể trạng tinh thần. Và trong giấc ngủ sâu, không có mộng mị, ngay cả thể trạng tinh thần sâu hơn, rồi thì tình trạng chết giấc, rồi vào lúc chết, thể trạng tinh thần sâu hơn, sâu hơn, sâu hơn như thế.
Những thể trạng tinh thần thô, rất cần tiến trình hoạt động thân thể vật lý của chúng ta. Bây giờ, những khám phá khoa học mới đây nhất qua thí nghiệm, họ thấy chỉ qua việc rèn luyện tâm thức, [thì có] một sự thay đổi nào đó, một sự phát triển nào đó trong não bộ. Điều này làm dễ hiểu hơn sự kiện rằng qua những tiến trình tinh thần, chúng có thể tác động và thay đổi trình độ của não bộ và điều này đã trở nên dễ chấp nhận hơn [khi] các nhà khoa học nói với tôi rằng [đấy là] do bởi sự khám phá về tính tạo hình của não bộ.
Vì vậy, những vấn đề này bây giờ, như một loại khảo sát nghiêm túc hơn về não bộ và tâm thức. Tôi thấy không có gì tổn hại, rất quan trọng.
Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, một số người cảm thấy rằng bằng việc thể hiện từ bi hay vị tha, thì điều này có thể làm cho người ấy thật sự ít thành công hơn hay có thể sống còn trong một thế giới thật sự không? Dường như đây là một cảm nhận rằng điều ấy không quen thuộc ở phương Tây. Sự trả lời của ngài đến suy nghĩ này như thế nào và ngài có nghĩ rằng điều này có cũng là căn bản cho căn bệnh vốn dĩ của phương Tây không?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, từ bi, có hai trình độ.
- Một trình độ, như tôi đã đề cập phía trước là nhân tố sinh học. Loại từ bi ấy bị trộn lẫn rất nhiều với luyến ái, rất thành kiến, rất giới hạn và bị định hướng bởi thái độ. Nên loại từ bi này chỉ đối với bạn bè hay người thân, hay bất cứ người nào tử tế với ta thì loại từ bi ấy có thể phát triển. Loại từ bi ấy không bao giờ mở rộng đến kẻ thù của ta. Bây giờ một trình độ khác của từ bi, trong loại từ bi này, dĩ nhiên, thông thường với thú vật như tôi đã đề cập.
- Bây giờ một trình độ khác của từ bi mà tôi nghĩ chỉ con người mới có thể phát triển bởi vì nó phối hợp với sự thông minh của con người như tôi đã đề cập, được phân tích qua lý trí, một loại hòa bình tinh thần nào đó của tâm là rất quan trọng cho sự cát tường của chính ta. Kẻ hủy diệt sự hòa bình của tâm hồn là giận dữ, thù hận, nghi ngờ, ganh tỵ. Đối lập - năng lực đối kháng những thứ này là từ bi, thế đấy, phát triển một loại nhận thức, từ bi thật sự hữu ích cho sự cát tường của ta.
Rồi thì một cách thận trọng cố gắng tăng cường điều ấy và nổ lực giảm thiểu những loại năng lực tiêu cực và những loại cảm xúc tàn phá. Nên bây giờ, sự thông minh liên hệ ở đấy. Trình độ thứ hai của từ bi không tập trung trên thái độ của người khác mà chỉ đơn giản xem như một loại chúng sinh, như một loại chúng sinh nào đấy.
Thí dụ, mỗi cá nhân có một loại tự yêu mến nào đấy, tự yêu mến ở đấy, điều ấy không có nghĩa tự tôi tử tế với tôi, không. Nhưng là tôi có quyền để hạnh phúc, chỉ lý do ấy, nhân tố ấy, các bạn thấy, đem đến sự tự yêu mến. Tương tự thế, bất chấp thái độ của họ đối với chính bạn, đúng hay sai, tích cực hay tiêu cực không hề gì. Nhưng cũng giống như những điều này, như tôi bẩm sinh muốn hạnh phúc, không muốn khổ đau, trên sự hiểu biết ấy, bây giờ không phải do xu hướng thái độ của người khác, tự chính người ấy, phát triển sự tự quan tâm với chính mình, và mở rộng lòng từ bi đến với những kẻ thù như tự thân mình.
Kẻ thù theo như sự lưu tâm của họ đối với ta là tiêu cực, nên ta gọi là kẻ thù. Nhưng theo mức độ con người của họ hay tính chất chúng sinh của họ được quan tâm thì giống nhau, cùng giống nhau cái quyền [muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau]. Vì loại từ bi ấy [loại từ bi không phân kẻ oán người thân] phối hợp nhuần nhuyễn với tuệ trí.
Bây giờ, trả lời cho câu hỏi của các bạn, người thực tập chân thành từ bi với sự hỗ trợ của tuệ trí, luôn luôn là một quan điểm thánh thiện. Bây giờ nếu ai đấy, lợi dụng ta, với sự bất công nào đấy. Hãy nghĩ nếu ta để sự bất công ấy tiếp tục, một cách căn bản họ sẽ khổ đau. Thậm chí ngay trong kiếp sống này. Nhiều người bàng quan cảm nhận, "Ô, người ấy lợi dụng trên con người đáng kính ấy", nên càng nhiều người bình phẩm họ. Cho nên, hãy có một quan điểm thánh thiện để chấm dứt sự bất công của họ như một sự minh chứng về lâu về dài sẽ phải xảy ra.
Nên, từ bi phối hợp với tuệ trí luôn luôn đem cho chúng ta một nhận thức rộng rãi hay thánh thiện. Nên ở đây, các bạn biết, bạo động và bất bạo động thật sự liên hệ rất nhiều với động cơ. Do nơi thù hận, do nơi một loại, tôi nói là khao khát lừa dối bằng việc sử dụng nụ cười, bằng việc sử dụng những ngôn từ đẹp đẽ và với quà cáp gì đấy nhìn là hành động bất bạo động, nhưng do bởi động cơ muốn lừa gạt, muốn làm tổn hại. Nên một cách căn bản là bạo động.
Cha mẹ tốt hay giáo viên tốt, thuần túy phát xuất từ lòng quan tâm đến sự cát tường của những chúng sinh khác, con cái hay sinh viên. Đôi khi các bạn thấy - sử dụng những ngôn từ nghiêm khắc, một hành động kỷ luật nào đấy, trông hơi thô tháo nhưng do bởi lòng quan tâm, lòng từ bi, một loại thái độ như thế. Do vậy, một cách căn bản là bất bạo động.
Bây giờ hàng xóm của các bạn lợi dụng bạn một cách bất công, một minh chứng rõ ràng là không bạo động. Do vậy, với sự thận trọng, tôi nghĩ - câu hỏi này là từ sự thiếu hiểu biết, si mê [với] sự từ bi của một người
Bác sĩ DOTY: Tôi không viết những câu hỏi này (mọi người cười).
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tự bảo vệ chính mình nhé? (mọi người cười).
Bác sĩ DOTY: Đúng đấy. Một câu hỏi nữa mà cũng không phải tôi viết (mọi người cười).
Tôi biết rằng thường khi nếu tôi thấy một người không nhà (homeless) hay một người đang cần giúp đở, tôi cảm thấy tôi cần phải làm điều gì đấy ngay lúc ấy, nhưng tôi đã không làm gì. Điều gì làm cho một người cảm thấy từ bi trong một hành vi thật sự? Có phải là chỉ gia tăng một cảm nhận mạnh mẽ hơn về từ bi thúc đẩy hành động hay có những nhân tố khác?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Lần này, tôi nói thế này - máy bay của tôi đi từ Bombay đến Tokyo, vì gần Bombay có một sự kiện lớn, họ mời tôi đến đấy, do vậy chuyến bay của tôi khởi hành từ Bombay - nên tôi đã ở lại Bombay một đêm. Trên đường phố, tôi đã thấy một khu phố tồi tàn, với những con người rất nghèo khổ, hàng trăm người với con cái của họ, dường như không ai quan tâm đến. Rồi thì đôi khi tôi cũng thấy một số con chó, chó trên đường phố, thân thể rất tiều tụy, rất ốm yếu, không ai săn sóc. Hay năm ngoái - tôi nghĩ là hai năm trước, tôi thấy một tấm hình, một con chó, do bởi kinh tế khó khăn, một con chó bị bỏ rơi. Một tấm ảnh tôi thấy trên báo Ấn Độ. Tôi nhìn vào con chó, thường được nuôi nấng cần thận bởi người chủ, không cần phải chạy lang thang - chạy tìm kiếm thức ăn - không có kinh nghiệm đó. Nên bộ mặt con chó trông rất buồn bã. [Tôi] gần như muốn rơi nước mắt, nhưng không thể làm được gì. Và điều gì đó về những người nghèo khổ trên đường phố, nếu tôi dành hết thời gian của tôi để phục vụ cho họ, điều đó cũng giới hạn. Vì vậy, bây giờ các bạn phải chờ đợi một cung cách nào đó để hỗ trợ trên trình độ căn bản, về lâu về dài, có thể làm nên những điều lợi lạc hơn. Nên đôi lúc, khi tôi thấy những điều này, tôi chỉ cầu nguyện, không thể làm điều gì hơn. Nên tôi nghĩ bạn nên thực tế hơn. Nếu bạn có thể làm điều gì đó ngay hiện trường, hãy làm. Nếu có những sự giới hạn, bạn không thể làm, thế thì nghĩ về những điều này rồi cố gắng gia tăng sức mạnh từ bi của chính mình về kinh nghiệm cảm nhận từ bi. Đôi lúc khi chúng ta thấy những người hay những con vật đang thật sự đối diện với kinh nghiệm đớn đau, thì rất rất là lợi ích để làm mạnh mẽ hơn lòng trắc ẩn, sự thấu cảm trong những điều này. Như thế đấy.
Bác sĩ DOTY: Ngài nói rằng từ bi là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của con người, nhưng làm thế nào để giáo dục con cái chúng ta trên vấn đề làm những người từ bi như thế nào?
ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Bây giờ, điều ấy vô cùng quan trọng. Trong vài năm gần đây, tôi thấy một số tổ chức hay một số nhà khoa học cũng như một số nhà giáo dục thật sự nghiêm túc tiến hành nghiên cứu vấn đề giáo dục, qua vấn đề giáo dục. Điều ấy vô cùng quan trọng. Hệ thống giáo dục - sự hiện hữu của hệ thống giáo dục, như tôi đã đề cập, trong hai trăm năm gần đây, quan tâm chỉ những vấn đề ngoại tại. Nên giáo dục cũng liên hệ chính yếu đến vấn đề ấy. Một số bài học kinh tế, kỷ sư, và những thứ này, ngay cả y học giống như nhìn vào thân thể con người, không chắc quan tâm đến cảm xúc hay tâm thức. Trái lại, tôi nghĩ trong hệ thống y học Ấn Độ, hệ thống Tây Tạng thánh thiện hơn, tâm thức cũng được bao gồm. Nên toàn bộ sự hiện hữu của hệ thống giáo dục căn cứ rất nhiều trên giá trị vật chất.
Tôi nghĩ khoảng một nghìn năm trước, hệ thống tổ chức giáo dục đã bắt đầu ở Âu châu. Vào lúc ấy, quan tâm về đạo đức luân lý được nhà thờ cũng như gia đình đảm trách. Trong xã hội hiện đại, ảnh hưởng của nhà thờ bị suy tàn và giá trị gia đình cũng hơi bị suy giảm. Bây giờ, chỉ nền giáo dục thôi phải đảm trách cả hai, sự phát triển não bộ, và sự phát triển trái tim nồng ấm (lòng nhiệt tình).
Lại nữa, ở đây như tôi đã nói, tôi nghĩ tất cả những biện pháp khả dĩ này là cung cách thế tục không căn cứ trên niềm tin tôn giáo. Nếu các bạn dựa trên tín ngưỡng, như Ấn Độ, rồi thì sẽ phức tạp. Có rất nhiều truyền thống khác nhau, rất khó khăn. Nên không liên hệ đến tôn giáo như tôi đã đề cập, có ba lý do, kinh nghiệm thông thường, cảm nhận thông thường và những khám phá khoa học. Qua những cơ sở này, sử dụng cơ sở này chúng ta có thể giáo dục thế hệ trẻ. Đấy là nhân tố chìa khóa, sự chuyển hóa. Chuyển hóa sáu tỉ con người, không phải qua cầu nguyện mà qua giáo dục. Đấy là con đường duy nhất. Nên tôi nghĩ việc làm của chúng ta, công trình nghiên cứu, những thứ này cuối cùng là những cội nguồn rất hữu ích để phát triển một loại chương trình mới trong lãnh vực giáo dục trên căn bản thế tục, căn bản khoa học và giới thiệu cho trẻ con tầm quan trọng của sự nhiệt tình. Và rồi thì, tôi cũng thường nói với mọi người, thế kỷ 20 là thế kỷ của bạo động. Bởi vì lịch sử trong thế kỷ ấy, qua bạo động hơn 200 triệu người đã bị giết. Cho đến đầu thế kỷ 21 này vẫn còn những rắc rối ở đấy. Những điều này là do sự thờ ơ hay chính sách sai lầm trong thế kỷ 20.
Do thế, các bạn cũng thế, việc sử dụng sức mạnh, các bạn không thể giải quyết những rắc rối. Sức mạnh thôi, các bạn chỉ có thể khống chế thân thể hay các bạn có thể dẹp bỏ thân thể nhưng đối với tâm thức thì không. Việc thay đổi tâm thức chỉ qua từ bi hay giáo dục, chứ không phải sức mạnh (vỗ tay).
Do vậy, thế kỷ này, bây giờ thế kỷ này - bất cứ khi nào chúng ta đối diện với rắc rối, chúng ta phải tìm những cung cách và phương tiện để giải quyết qua đối thoại. Nên tôi thường nói, bây giờ thế kỷ 21 phải là thế kỷ phải là thế kỷ của đối thoại. Bây giờ, nhằm để thực thi sự đối thoại đầy đủ ý nghĩa, trước nhất cần yếu là tôn trọng người khác, những người có quan điểm khác, hãy quan tâm đến bộ phận "chúng ta" - bộ phận của loài người. Tương lai của tôi cũng tùy thuộc họ, vì thế hãy tôn trọng và lắng nghe sự quan tâm của họ và nói với họ quan tâm của chúng ta và cố gắng tìm giải pháp công bằng phải chăng. Đấy là cách duy nhất. Như vấn đề Palestine, cả hai bên đối diện với những chủ trương cứng rắn của mình. Nên cách duy nhất là qua đối thoại.
Nên nhằm để đem đến một thế kỷ đối thoại, thế kỷ 21, đã qua 10 năm rồi, còn 90 năm sắp đến, những người trẻ này, các bạn là những người của thế kỷ 21. Thế hệ của tôi thuộc về thế kỷ 20 đã qua rồi, đã sẳn sàng để nói lời giã biệt. Nên những người trẻ này, các bạn phải nghĩ làm thế nào để đem thế kỷ này là thế kỷ hòa bình hơn, thế kỷ từ bi hơn.
Hòa bình, từ bi không có nghĩa là không còn những rắc rối nữa. Rắc rối vẫn ở đấy cho đến khi nào loài người vẫn còn ở đấy, sự quan tâm của con người ở đấy. Sự quan tâm khác biệt, những quan điểm khác biệt luôn luôn ở đấy. Đấy là cội nguồn của xung đột. Đấy là thực tế, và thực tế là chúng ta đối diện với thực tế đó như thế nào, nói chuyện, đối thoại, không sử dụng vũ khí. Nên các bạn phải phát triển niềm tin mạnh mẽ này. Bất cứ vấn nạn nào - trình độ gia đình, trình độ cộng đồng, hay trình độ quốc gia hay quốc tế, tất cả những thứ này phải qua giải pháp đối thoại. Cũng vì lý do ấy, trọng tâm từ bi đem đến ý chí cho các bạn. Và với tuệ trí, không có đối tượng nào khác, chỉ qua đối thoại. Đấy là phía tuệ trí. Rồi thì là tôn trọng sự quan tâm của kẻ khác. Chân thành quan tâm đến sự cát tường của kẻ khác, đấy là căn bản. Phối hợp hai thứ này, sự đối thoại tâm linh chân thành có thể phá triển. Các bạn nghĩ gì? Các bạn có đồng ý không? (vỗ tay). Cảm ơn.
Bác sĩ DOTY: Thưa Đức Thánh Thiện, tôi muốn kết thúc với một câu chuyện ngụ ngôn, được một khôi nguyên Nobel khác kể cho tôi, Wangari Maathal [3]. Bà là người thành lập Phong trào Vành đai Xanh ở Phi châu, và bà kể một câu chuyện về một vụ cháy rừng dữ dội, và tất cả thú vật chạy khỏi rừng và đứng ở bìa rừng để nhìn nhà cửa của họ bị đốt cháy. Mặc dù thế một con thú nhìn lên và thấy một con chim ruồi (hummingbird) bay đến hồ và ngậm đầy mỏ nước và đổ lên ngọn lửa. Con thú nó với con chim rằng, "Tại sao chim làm thế? Không có cách nào để chim có thể dập tắt ngọn lửa." Và những gì con chim nói là, "Tôi biết, nhưng tôi đang làm những gì tôi có thể làm."
Chúng ta thường thấy nỗi đau khổ vô hạn, chúng ta cảm thấy bất lực hay nhụt chí, nhưng tôi nói với các bạn rằng, mỗi một con người chúng ta có khả năng để làm tối thiểu một người ít khổ đau hơn mỗi ngày. Nên hãy làm việc ấy và chỉ làm những gì các bạn có thể làm và cảm ơn. (vỗ tay).
Thứ năm, ngày 14 tháng Mười, 2010/ 9:30 AM-11:00AM
Nguyên tác: Centrality of Compassion in Human Life and Society
Ẩn Tâm Lộ ngày 16/6/2012
http://www.youtube.com/watch?v=uSL_xvokoF8
http://ccare.stanford.edu/content/centrality-compassion-human-life-and-society

ĐAU KHỔ (AFFLICTIONS)

TẤM LÒNG RỘNG MỞ:ĐAU KHỔ 
(AFFLICTIONS) 


Tác giả Dalai Lama - Lê Tuyên biên dịch - Lê Gia hiệu đính
Dịch từ nguyên tác tiếng Anh: An Open Heart Practicing Compassion in Everyday Life



CHƯƠNG V 


Chúng ta đã nói về những cảm xúc đau khổ và những tác hại mà chúng gây ra cho tâm hồn chúng ta. Tôi phải công nhận rằng chúng ta ai cũng có những cảm xúc như tức giận, khao khát… . Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là chúng ta bỏ mặt những cảm xúc đó. Tôi biết rằng ở trường Tâm lý Western người ta khuyến khích bày tỏ biểu lộ mọi cảm giác và cảm xúc, thậm chí là những cảm xúc tức giận. Dĩ nhiên là có một số người đã gặp phải một số vấn đề đau thương mất mát trong quá khứ của họ, nếu những cảm xúc này bị kìm nén, quả thực chúng có thể gây ra những tác hại tâm lý lâu dài. Trong trường hợp như vậy, nói theo kiểu người Tây Tạng: "Khi vỏ sò hé mở, cách tốt nhất làm cho nó sạch sẽ là hãy thổi vào nó!".
Vì vậy, tôi thật sự cảm thấy rằng những ai rèn luyện tâm hồn nên chọn cho mình một phương pháp kháng cự những cảm xúc mạnh mẽ như tức giận, tình cảm lưu luyến, ganh tị và phải phát huy tối đa khả năng kềm chế của mình. Thay vì tự cho phép mình đam mê những cảm xúc mạnh mẽ, chúng ta nên cố gắng giảm thiểu sự lôi cuốn cám dổ của chúng. Nếu chúng ta tự hỏi bản thân rằng chúng ta sẽ hạnh phúc hơn khi chúng ta tức giận hay khi chúng ta bình tĩnh sáng suốt, thì câu trả lời quá rõ ràng. Như trước đây chúng ta đã thảo luận, trạng thái tinh thần rối loạn là do những cảm xúc đau khổ xuất hiện làm chúng ta mất thăng bằng, chúng làm cho chúng ta bất an và buồn phiền. Để tìm được nguồn hạnh phúc lâu dài, chúng ta phải chiến đấu với những cảm xúc đau khổ này. Chúng ta có thể đạt được qua việc rèn luyện và nỗ lực bền bỉ trong suốt một khoảng thời gian dài- cũng có thể là cả cuộc đời hay từ đời này sang đời khác.
Như chúng ta đã biết, những nổi đau tinh thần không hoàn toàn biến mất; chúng cũng không đơn giản tiêu tan theo thời gian. Chúng chỉ kết thúc khi chúng ta tỉnh táo đẩy lùi chúng, giảm thiểu tác hại của chúng và cuối cùng loại trừ chúng hoàn toàn.
Nếu chúng ta muốn thành công, chúng ta phải biết cách tham gia chiến đấu với những cảm xúc đau khổ đó. Chúng ta bắt đầu luyện tập học thuyết Dharma của Đức Phật bằng cách đọc và nghe những bậc thầy kinh nghiệm giảng giải. Đây là cách để chúng ta có thể cải thiện hoàn cảnh khó khăn của mình trong vòng luẩn quẩn của cuộc đời và trở nên nhuần nhuyễn những phương pháp luyện tập giúp chúng ta thoát khỏi vòng luẩn quẩn đó. Với sự nghiên cứu học tập như vậy chúng ta sẽ có được "những hiểu biết có được nhờ lắng nghe". Nó cũng là nền tảng cần thiết cho việc khai thông tâm hồn. Sau đó chúng ta phải suy ngẫm về tất cả những kiến thức và thông tin mà chúng ta đã học hỏi được, rút ra những kết luận thâm thuý. Làm như vậy chúng ta sẽ có được "những hiểu biết có được nhờ chiêm nghiệm". Mỗi khi chúng ta có được sự tin tưởng tuyệt đối vào những gì mình đã học hỏi được, chúng ta trầm tư thiền định về những vấn đề đó, nhờ vậy tâm hồn của chúng ta có thể hòa tan, trộn lẫn vào những vấn đề mà bản thân đã đọc được. Điều này đem đến cho chúng ta sự nhận thức được goi là "những hiểu biềt có được nhờ thiền định".
Ba mức độ hiểu biết này rất quan trọng trong việc đánh giá những thay đổi thật sự trong cuộc đời chúng ta. Với những hiểu biết có được qua việc nghiên cứu học tập, lòng tin tường của chúng ta trở nên sâu sắc hơn, tạo ra sự thông suốt về thiền định. Nếu chúng ta thiếu mất những hiểu biết có được qua nghiên cứu học tập và chiêm nghiệm thì cho dù chúng ta có thiền định chuyên tâm, chúng ta cũng sẽ gặp phải một số khó khăn lớn để có thể thông suốt về vấn đề mà chúng ta thiền định, đó cũng là bản tính luẩn quẩn của những điều đau khổ của chúng ta. Điều này cũng giống như là chúng ta bị ép buộc phải gặp một người mà chúng ta không muốn gặp. Vì vậy chúng ta phải cố gắng thực hiện được 3 mức độ hiểu biết này liên tục với nhau .
Hoàn cảnh xung quanh ảnh hưởng nhiều đến chúng ta. Chúng ta cần phải có một không gian yên tĩnh để thực hiện việc luyện tập. Điều quan trọng là chúng ta cần phải luyện tập ở những nơi vắng vẻ- có vậy tâm hồn chúng ta mới không bị xao lãng.
 KẺ THÙ NGUY HIỂM NHẤT  
(OUR MOST DESTRUCTIVE ENEMY) 

Việc luyện tập Dharma của chúng ta phải là một quá trình nỗ lực không ngừng nhằm đạt được trạng thái thoát khỏi những điều đau khổ. Nó không đơn giản là một hành vi đạo đức qua đó chúng ta tránh những điều tiêu cực và phát huy những điều tích cực. Trong việc luyện tập Dharma, chúng ta cố tìm cách vượt qua hoàn cảnh mà tất cả chúng ta đều gặp phải: những nạn nhân của đau khổ – kẻ thù số một của sự bình an trong lòng chúng ta. Những đau khổ này như là tình cảm lưu luyến, lòng căm thù, tính kiêu căng, lòng tham… - là những cảm xúc xui khiến chúng ta cư xử theo những xu hướng tạo ra những đau khổ cho chính bản thân mình. Trong khi luyện tập nhằm đạt được sự bình an và hạnh phúc trong tâm hồn, chúng ta phải luôn xem chúng như là ma quỷ, bởi vì chúng giống như là ma quỷ, chúng luôn ám ảnh chúng ta, chúng chẳng đem đến ích lợi gì ngoài những điều đau khổ bất hạnh. Trạng thái vượt ra khỏi những cảm xúc và những suy nghĩ tiêu cực, vượt ra khỏi mọi nỗi buồn phiền gọi là Niết Bàn (Nirvana).
Ban đầu chúng ta không thể đối đầu trực tiếp với những sức mạnh tiêu cực này. Chúng ta phải từ từ tiếp cận chúng. Trước hết chúng ta phải áp dụng hình phạt; chúng ta kềm chế để không bị áp đảo bởi những suy nghĩ và cảm xúc này. Chúng ta làm như vậy bằng cách chọn một hình phạt hợp với luân thường đạo lý. Theo Phật giáo, điều này có nghĩa là chúng ta kềm chế 10 hành vi phi đạo đức. Những hành vi này là biểu hiện của những nỗi đau tinh thần sâu sắc: tức giận, căm thù và lòng lưu luyến.
Khi chúng ta suy nghi theo chiều hướng này, chúng ta sẽ nhận ra rằng những cảm xúc cao độ như lòng lưu luyến – đặc biệt là cảm xúc tức giận và căm thù – rất có hại khi chúng xuất hiện. Chúng ta có thể nói rằng những cảm xúc này là một lực lượng phá hoại thật sự đối với thế gian này. Chúng ta có thể nói rằng hầu hết mọi rắc rối và đau khổ mà chúng ta gặp phải đều do những cảm xúc tiêu cực này gây ra. Chúng ta có thể nói rằng mọi đau khổ đều là hậu quả của những cảm xúc tiêu cực như lưu luyến, lòng tham, ganh tị, ngạo mạn, tức giận và căm thù.
Mặc dù ngay tức thời chúng ta không thể diệt trừ tận gốc những cảm xúc này, nhưng ít ra chúng ta cũng không hành động theo những cảm xúc đó. Từ đây, chúng ta phát huy nỗ lực chiêm nghiệm thiền định của mình để chống lại những đau khổ tâm hồn của chúng ta và luyện tập một lòng từ bi sâu sắc hơn. Sau cùng chúng ta sẽ trừ diệt mọi đau khổ này. Để làm được điều đó chúng ta cần phải có được nhận thức về tình trạng trống rỗng.

TỪ BI VÀ VỊ THA

NÂNG ĐỠ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI


Trong những năm vừa qua đã có nhiều cuộc nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng phát triển từ bi và vị tha đã có một tác động tích cực về sức khỏe thể chất và cảm xúc. Thí dụ trong một thử nghiệm nổi tiếng, David MacClelland, một nhà tâm lý học thuộc Đại Học Harvard (Mỹ) cho một nhóm sinh viên xem cuốn phim về Mẹ Teresa hoạt động giúp những người đau yếu và nghèo khổ tại Calcutta (Ấn Độ). 
blank
Những sinh viên này thuật lại cuốn phim kích thích cảm nghĩ từ bi. Sau đó nhà tâm lý học này phân tích nước bọt của các sinh viên này và phát hiện ra có sự gia tăng chất immuno-globulin-A, một kháng thể có thể giúp chống lây nhiễm đường hô hấp. Trong một cuộc khảo cứu khác của James House tại Trung Tâm Nghiên Cứu của Đại Học Michigan (Mỹ), những nhà nghiên cứu thấy làm những công việc thiện nguyện đều đặn, tương tác với người khác bằng thái độ từ bi và ân cần, tăng tuổi thọ thêm và chắc chắn là tăng sức sống chung. Nhiều nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực mới về tâm-thể trong y học đã chứng minh những khám phá tương tự, dẫn chứng trạng thái tích cực của tâm có thế cải thiện sức khỏe thể chất của chúng ta. 

Thêm vào hiệu quả lợi ích về sức khỏe thể chất của ta, có bằng chứng là từ bi và ứng xử chu đáo có lợi cho sức khỏe xúc cảm. Những cuộc nghiên cứu cho thấy chìa tay ra giúp đỡ người khác có thể đem lại cảm giác hạnh phúc, điềm tĩnh hơn, và ít chán nản hơn. Trong một cuộc nghiên cứu ba mươi năm của một nhóm tốt nghiệp tại Đại Học Harvard, nhà nghiên cứu George Vaillant kết luận, thực tế áp dụng lối sống vị tha là một thành tố cốt yếu có lợi cho sức khỏe tinh thần. Một cuộc khảo sát khác của Allan Luks, được tiến hành với vài ngàn người thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác, cho thấy hơn 90 % những người tình nguyện ấy báo cáo họ ’"hân hoan" liên tưởng đến hoạt động này, có đặc điểm là cảm thấy ấm áp tình người, nhiều nghị lực hơn. Họ cũng cảm thấy cảm giác bình thản rõ ràng và nâng cao giá trị của mình sau hành động mà cách ứng xử chu đáo không chỉ mang lại tác động nuôi dưỡng xúc cảm mà người ta còn thấy rằng sự điềm tĩnh của người giúp đỡ liên quan đến sự giảm bớt các loại rối loạn thể chất do căng thẳng. 


Hình ảnh: “Người đời muốn tu Tịnh nghiệp không nên nói tôi bận rộn hãy đợi khi rảnh rang, hôm nay tôi nghèo thiếu hãy đợi lúc giàu có, hôm nay tôi còn trẻ hãy đợi đến khi già. Nếu số phận thường bận rộn, nghèo thiếu, mất sớm thì đối với Tịnh nghiệp không có duyên tu tập. Bất chợt qua đời, dù hối hận nhưng đâu còn kịp nữa! Chi bằng, lúc thân thể khỏe mạnh nỗ lực tu hành”.

HT.Tịch Thất
Trong khi rõ ràng bằng chứng khoa học là hậu thuẫn cho lập trường Đức Đạt Lai Lạt Ma về giá trị thực sự và thực tiễn của từ bi, ta không cần phải chỉ dựa vào những công cuộc thử nghiệm và khảo sát để xác định sự đứng đắn của quan điểm này. Chúng ta có thể nhận ra sự liên quan chặt chẽ của quan tâm, từ bi, và hạnh phúc riêng tư trong đời sống của chúng ta và đời sống của những người chung quanh. Joseph, một nhà thầu xây cất sáu mươi tuổi, mà tôi gặp vài năm nay, là một minh họa tốt cho việc này. Trong ba mươi năm, Joseph điều khiển công việc kiếm tiền dễ dàng, lợi dụng việc xây cất tăng vọt dường như vô tận tại Arizona để trở thành triệu phú.
Tuy nhiên vào cuối thập niên 80, việc buôn bán bất động sản địa ốc đổ vỡ tồi tệ nhất trong lịch sử Arizona. Joseph bị thiệt hại nặng và mất mọi thứ. Cuối cùng ông phải tuyên bố phá sản. Những khó khăn về tài chánh gây căng thẳng trong hôn nhân của ông, dẫn đến ly dị sau 25 năm chung sống. Không đáng ngạc nhiên lắm, Joseph đã không chịu đựng được mọi sự, ông bắt đầu uống rượu nhiều.
May mắn là cuối cùng ông đã bỏ được rượu nhờ sự giúp đỡ của Hội Bài Trừ Rượu (AA). Là thành viên trong hoạt động của Hội này, ông trở thành người bảo trợ, và giúp người khác chừa rượu. Ông nhận ra ông rất vui trong vai trò bảo trợ, chìa tay giúp người khác, và tình nguyện gia nhập vào các tổ chức khác. ông đã đem kinh nghiệm làm ăn của ông để giúp đỡ những người bị thiệt thòi kinh tế. Về đời sống hiện tại, ông nói: "Hiện tôi có một cơ sở tân trang nhỏ. Cơ sở này có thu nhập vừa phải, nhưng tôi hiểu rằng tôi sẽ không bao giờ giàu có bằng trước đây. Điều nực cười là tuy vậy tôi thực sự không muốn có tiền như trước đây nữa. Tôi muốn dành nhiều thì giờ tình nguyện làm cho các đội ngũ khác nhau, trực tiếp làm việc với mọi người, và giúp đỡ họ bằng tất cả khả năng của tôi. Những ngày này, tôi cảm thấy hoàn toàn vui sướng từng ngày hơn là cả tháng kiếm được nhiều tiền. Tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết trong đời tôi." 
Phương Hà st (Giáo dục & thời đại)

TẠI SAO NÊN ĂN CHAY ...?






Bạn có biết nhà khoa học vĩ đại – Albert Einsten, ông hoàng nhạc pop huyền thoại – Michael Jachson, vị cựu tổng thống danh tiếng của Hoa Kỳ – Bill Clinton, cựu CEO của hãng hoạt hình trứ danh Walt Disney – Michael Eisner và nhiều bậc hiền triết kiệt xuất khác đều là những người trường chay. Tại sao vậy?
Rõ ràng, với sự đa dạng của các loài động vật, con người đang được hưởng thụ rất nhiều vị ngon và hấp dẫn của các món ăn từ thịt. Thế nhưng, hiện nay đang có nhiều người từ bỏ những lạc vị đó để chọn cách ăn uống thanh tịnh và không động vật. Thế ăn chay có những lợi ích gì?

alt

Albert Einstein: “Không gì có lợi cho sức khỏe 
và tăng tuổi thọ con người trên trái đất này bằng việc trường chay”

1. Ăn chay là phù hợp theo cấu tạo cơ thể

Trước hết,răng của loài người được cấu tạo một cách đặc biệt giống như răng của các loài động vật ăn thảo mộc, được Tạo Hóa sáng chế một cách khéo léo để nghiền và nhai nát thức ăn. Cấu tạo răng hàm và xương quai hàm giúp nhai theo cử động chiều ngang và qua lại. Ngược lại loài động vật ăn thịt có răng nanh rất bén nhưng không có răng hàm và xương quai hàm. Do đó khi ăn thịt, chúng chỉ xé và nuốt trọng luôn chứ không hề nhai.

Hơn nữa, bàn tay của loài người không có móng vuốt sắc bén nên chỉ dùng để lặt rau và hái quả, trong khi loài động vật ăn thịt có móng vuốt rất bén và rất mạnh để vồ mồi và xé thịt.

Ngoài ra, trong bộ phận tiêu hóa của loài động vật ăn rau quả và loài người so với loài động vật ăn thịt có điểm khác biệt là đường ruột. Tạo Hóa đã ban đặc ân cho động vật ăn thịt có đường tiêu hóa chỉ dài gấp khoảng 3 lần chiều dài cơ thể. Trong khi đó đường tiêu hóa của loài người và loài động vật ăn rau quả thì dài gấp khoảng 10 lần. Vì thế chất cặn bã ở trong ruột của loài thú ăn thịt sẽ được bài tiết ra ngoài nhanh chóng hơn. Trong khi đó chúng sẽ ở lại trong ruột của loài người và loài động vật ăn thảo mộc lâu hơn. Chính vì thế mà có cơ hội sinh ra độc tố nhiều hơn trong quá trình tiêu hóa ở những người ăn thịt.

2. Ăn chay để có sức khỏe và tăng tuổi thọ
Một số thành kiến cho rằng thức ăn chay sẽ không thể nào bù đắp vào chỗ thiếu sót chất Protein cần thiết trong cơ thể của con người. Một số người khác thì cho rằng chất Protein thực vật không có tính cách tương đồng để thay thế chất Protein động vật. Vậy thì loài trâu, bò, ngựa, voi…đâu có ăn thịt mà vẫn có đầy đủ chất Protein và luôn khỏe mạnh bình thường, thậm chí cơ thể còn to lớn hơn các động vật khác.

alt

Ảnh: wikipedia.org
Thực ra chất Protein gồm có 22 amino acids. Trong số đó chỉ có 8 loại là cần thiết cho nhu cầu của cơ thể con người và đều đã hàm chứa đầy đủ trong các loại ngũ cốc và rau đậu. Đôi khi số lượng còn nhiều hơn các thực phẩm bằng thịt đã chế biếnnữa. Chúng ta có thể so sánh: 100g thịt bò chứa 20g chất Protein, 100g phó mát chứa 25g và 100g đậu nành chứa đến 34g chất Protein.

Một cuộc nghiên cứu của tiến sĩ Fred Stare -Viện Đại học Harvard và tiến sĩ Marvyn Hardinge – Đại học Loma Linda bằng cách so sánh giữa hai nhóm người ăn chay và ăn thịt. Kết quả cho thấy rằng nếu được ăn uống đầy đủ thì chất lượng Amino acids trong cơ thể của họ đều gấp đôi nhu cầu cần thiết.

Ông T.Colin Campbell, nhà sinh hóa học, hiện là giám đốc cơ quan nghiên cứu của Cornell-China-Oxford đã tiết lộ rằng “Ăn ít chất béo theo như sự hướng dẫn của Cơ Quan Sức Khỏe và Dinh Dưỡng Hoa Kỳ cũng chưa chắc có thể phòng ngừa được các bệnh nan y. Điều cần yếu là chúng ta phải ăn chay với những thức ăn thanh đạm nhưng không kém phần bổ dưỡng”.

3. Ăn chay để tâm tính hiền hòa, an vui
Rõ ràng, ngựa, voi, trâu bò và các động vật ăn rau quả khác đều hiền hòa và gần gũi hơn so với cọp, gấu, sói … Thậm chí loài chó nhà được nhiều người yêu mến đôi khi cũng cắn lại chủ nó. Quá trình sát sinh hoặc săn bắt cũng khiến con người và loài ăn thịt trở nên tàn bạo, hung tợn hơn. Thịt và máu động vật cũng chứa nhiều chất kích thích hơn thảo mộc nên làm loài người và thú ăn thịt dễ bị kích động.

alt

Ảnh: vegsoc.org

Ngược lại, người ăn chay với thức ăn chính là rau quả, ngũ cốc và trái cây thường có tâm tính hiền hòa hơn. Việc tiêu thụ các thực phẩm từ thiên nhiên cũng khiến người trường chay có cảm giác thanh bình, an nhiên.

Hơn nữa, các loài động vật cũng như con người, đều biết đau, biết sợ cái chết. Chúng cảm giác được giây phút sắp bị tàn sát nên có con la hét thất thanh, con thì khăng khăng không chịu bước đi, con thì bất lực mà rơi nước mắt. Chúng ta đều cảm giác đau khi đứt tay, chảy máu, thế thì nỗi đau sẽ cùng cực như thế nào nếu bị cắt cổ, thọc tiết … Do đó việc ăn chay giúp con người thể hiện tình thương yêu muôn loài, gia tăng lòng bát át và vị tha. Từ đó tâm được yên vui và thoải mái.

Cựu tay đấm của Mỹ Mike Tyson, một trong những nhân vật thể thao nổi tiếng nhất mọi thời đại, vừa tiết lộ trong một chương trình truyền hình rằng nhờ chế độ ăn chay trường mà anh giảm được “cái điên” trong tính khí và trở thành người sống có trách nhiệm với gia đình và xã hội hơn.

4. Ăn chay để thế giới tốt đẹp hơn
Trong giai đoạn 2011-2013 ước tính số người bị đói trên thế giới là 842 triệu người. Thật ra có phải thế giới đang thiếu lương thực nên mới có tình trạng đó?

Tiến sĩ Aarol Altshul, trong quyển Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa Học và Chính Trị) đã viết: “Nếu chúng ta sử dụng diện tích đất một mẫu Anh (4046m2) để trồng hoa màu cung cấp lương thực cho người ăn chay, ta sẽ được một sản lượng gấp 20 lần nếu dùng đất ấy để chăn nuôi súc vật lấy thịt. Hiện nay tại Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất để trồng trọt được dùng để sản xuất thực phẩm gia súc. Tôi nghĩ rằng nếu toàn thể đất đai canh tác trên quả địa cầu này đều được dùng để sản xuất nông phẩm cho loài người thì chúng ta sẽ có khả năng cung ứng đầy đủ lương thực cho 20 tỷ dân số trên thế giới một cách dễ dàng”.

Ngày nay, ăn chay không còn là thói quen ăn uống đạm bạc của những bậc tu hành nữa. Ăn chay đủ chất, khoa học đã trở thành một phong trào sống khỏe, an vui và đang được khuyến khích mạnh mẽ tại khắp nơi trên thế giới.
Ths. Trần Lương Thuận

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014

TRÁNH TRỘN LẪN TỰ NGÃ VỚI THỰC HÀNH

Tác giả: Alexander Berzin, Berlin, Germany, October 2004
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 12-17/08/2010


1.-SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TỰ NGÃ LÀNH MẠNH VÀ TỰ NGÃ KHÔNG LÀNH MẠNH
Phật giáo nói về sự khác nhau giữa cái “tôi’ quy ước (tục đế) và "cái tôi" không thật. "Cái tôi" quy ước là "cái tôi" có thể quy cho sự tương tục không ngừng của mỗi cá nhân – những thời khắc thay đổi [liên tục] của kinh nghiệm. Nói cách khác, những thời điểm của những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta đi theo từ thời khắc này đến thời khắc khác theo luật nhân quả hành trạng (nhân như thế nào cho quả như thế nào). Trên căn bản sự tương tục của những thời khắc này, chúng ta có thể định danh “tôi.” "Cái tôi" quy ước của thế gian này thật sự tồn tại và trong dạng thức của "cái tôi" này mà chúng ta có thể nói, “tôi đang ngồi; tôi đang ăn; tôi đang thiền tập.” "Cái tôi" quy ước, tuy thế, chỉ đơn thuần là điều gì đấy có thể được quy cho sự tương tục tinh thần của chúng ta: không có điều gì [cố hữu] có thể tìm thấy về phía "cái tôi" quy ước, bằng năng lực của chính nó, làm cho "cái tôi" tồn tại như như "cái tôi". Một "cái tôi" thật sự tồn tại với điều gì đấy có thể tìm thấy về phía chính nó, thiết lập sự tồn tại của nó, là không thể có. "Cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy hoàn toàn không hiện hữu; đó là "cái tôi" sai lầm, không có thật, "cái tôi" bị bác bỏ.
Phương Tây, trái lại, nói về cá tính (tự ngã) lành mạnh và cá tính không lành mạnh. Cá tính lành mạnh là cảm giác của một "cái tôi" căn cứ trên "cái tôi" quy ước; trong khi cá tính (tự ngã) không lành mạnh là ý nghĩa của cái “tôi’ sai lầm, không có thật. Cá tính không lành mạnh có thể hoặc là một thứ phô trương hay không phô trương. Cá tính không phô trương căn cứ trên sự tin tưởng "cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy; trong khi cá tính phô trương được căn cứ hoặc là trên sự tin tưởng rằng ngay cả "cái tôi" quy ước là không tồn tại, hay trên ý nghĩa được thiết lập rất yếu đuối của "cái tôi" quy ước.
Đối với sự thực tập Phật Pháp lành mạnh, chúng ta cần một cá tính lành mạnh, vì thể chúng ta chịu trách nhiệm cho những gì chúng ta trải qua trong đời sống. Trên căn bản của việc lãnh lấy trách nhiệm này, chúng ta hình thành một phương hướng an toàn trong đời sống của chúng ta (quy y Phật, Pháp, Tăng), hướng đến sự giải thoát và/hay sự giác ngộ, và đi theo một phương thức thực tập đối với những mục tiêu này căn cứ trên niềm tin vững chắc trong Phật tính của chúng ta và trên luật nhân quả nghiệp báo. Tuy thế, cho đến khi chúng ta được giải thoát như những vị a la hán, chúng ta vẫn sẽ phải bám víu cho một sự tồn tại thật sự có thể tìm thấy của một "cái tôi". Do bởi điều đó, sự thực tập Phật Pháp của chúng ta bị trộn lẫn với một cá tính không lành mạnh một cách không thể tránh khỏi. Nếu chúng ta tỉnh thức về những cung cách mà trong ấy điều này xãy ra, chúng ta có thể cố gắng giảm thiểu tối đa sự tổn hại bởi sự thiền tập trên điều đó và sự áp dụng những phương pháp tạm thời. Tuy thế, công thức căn bản là sự thấu hiểu về tính không của tự ngã (cá tính).
2.- NHỮNG RẮC RỐI SINH KHỞI TỪ CÁ TÍNH (TỰ NGÃ) PHÔ TRƯƠNG QUA VIỆC ĐỒNG NHẤT VỚI SỰ TỒN TẠI THỰC SỰ CỦA "CÁI TÔI"
Một số người trở nên liên hệ với Phật Pháp do bởi một số lý do nghiệp lực mà điều ấy làm cho họ tò mò và thích thú trong Giáo Pháp, một khi sự thích thú ấy được thúc đẩy bởi một hoàn cảnh nào đấy. Nhưng, một số tiếp cận Phật Pháp vì những lý do không ổn định căn cứ trên cá tính (tự ngã) phô trương. Có ba hình thức thông thường của triệu chứng này. Suy nghĩ về chính mình như một "cái tôi" thật sự tồn tại có thể tìm thấy, chúng ta có thể hướng về Phật Pháp:
  • Để được chấp nhận bởi một nhóm thân hữu nào đấy, bởi vì Phật giáo là phong trào và một số tài tử phim ảnh và âm nhạc là những thành viên của Phật Pháp;
  • Để tìm một sự trị liệu mầu nhiệm cho một vấn để cảm xúc và thân thể mà không có giải pháp nào khác để hỗ trợ; hay
  • Để thỏa mãn cho sự hấp dẫn trong những thứ lạ lùng.
Một cách tổng quát, để tránh những hiểm họa có thể đến từ việc trở nên liên hệ với Phật Pháp cho bất cứ lý do nào trên đây, chúng ta cần thể nghiệm và điều chỉnh động cơ của chúng ta. Tuy thế, có những bước đặc thù tạm thời mà chúng ta có thể xem như sự vượt thắng những “chuyến du hành-tự ngã” thông thường bị phối hợp với một trong ba hình thức của tự ngã phô trương.
a- Muốn Là Một Bộ Phận của Đám Đông
Với một ý nghĩa phô trương của "cái tôi", chúng ta có thể cảm thấy tự đắc rằng chúng ta là một bộ phận của những kẻ “giàu sang hay nổi tiếng hay tinh túy”. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần hoan hỉ rằng chúng ta đã tìm thấy Phật Pháp, hơn là cảm thấy kiêu hãnh về điều ấy. Chúng ta có thể thiền quán về từ bi cho những người khác vẫn chưa tìm ra phương hướng. Xa hơn, so sánh với những người khác những người đã tiến xa trên con đường tu tập, chúng ta cần nhận thấy rằng chúng ta chỉ là những thiếu nhi trong Phật Pháp. Vì thế không có gì căn cứ cho một cảm giác kiêu căng.
b- Muốn Tìm Một Phép Lạ Trị Liệu
Chán nản để tìm một sự trị liệu nhiệm mầu cho khổ đau của chúng ta thường đưa đến một cảm giác phô trương của sự tự quan trọng. Chúng ta có thể trở nên quá bị bận tâm với chính mình cũng như những rắc rối mà chúng ta cố gắng quản lý thời gian của vị thầy hay của lớp học với những câu hỏi liên tục. Chúng ta muốn sự chú ý liên tục. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nghĩ về sự bình đẳng của chính mình và những người khác. Không ai muốn khổ đau và mọi người muốn được chữa trị.
Với một cảm giác phô trương của cái “tôi,” chúng ta cũng có thể nghĩ rằng chúng ta giống như Milarepas – những hành giả quá cấp tiến (chín háp) cho rằng chúng ta sẽ đạt đến giác ngộ một cách chắc chắn trong chỉ một vài năm. Hậu quả là chúng ta đòi hỏi một sự chú ý đặc biệt từ những vị thầy của chúng ta. Để chạy chữa cho sự phô trương tự ngã này, chúng ta cần đọc tiểu sử của những đại đạo sư Phật giáo và nghiên cứu những thiền giả thật sự giống như thế nào.
Cũng thế, bị tự bận tâm lo lắng, chúng ta có thể quá liều lĩnh, rằng chúng ta sẽ làm bất cứ điều gì mà vị thầy nói. Chúng ta có thái độ: “Chỉ nói cho con những từ ngữ mầu nhiệm để trì tụng hay thực hành pháp thuật, và con sẽ làm điều ấy.” Với một tinh thần như thế, chúng ta có thể lạy phủ phục 100.000 lần hay trì tụng mật ngôn Kim Cương Tát Đỏa (Vajrasattva), nhưng khi không có phép mầu xảy ra như một kết quả, chúng ta rơi xuống một sự chán chường cùng tận. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nghĩ về một số lượng lớn của những nguyên nhân như thế nào phải theo đuổi để mang đến một kết quả.
Chúng ta cũng chạy đôn chạy đáo đến mọi lễ quán đảnh khai tâm được tổ chức, bởi vì biểu hiện quan tâm thái quá về một "cái tôi" dường như tồn tại thật sự, chúng ta không muốn thiếu vắng bất cứ điều gì. Chúng ta chạy vội vả điên cuồng như vậy do bởi muốn được nhóm mình muốn tham dự thừa nhận, hay do bởi một sự cuồng nhiệt với những điều kỳ lạ. Nhưng bất cứ lý do không chính đáng nào có thể, chúng ta cần nhớ rằng một lễ quán đảnh vào trong một hệ thống bổn tôn là chỉ nhằm cho những ai thật sự nguyện ước để thực hành về Đức Phật biểu tượng đặc thù ấy và có thời gian để thực hành. Chúng ta cần thực tế về thời gian mà chúng ta có cho sự thực tập hằng ngày. Sự khuyên bảo tương tự áp dụng đến những người chạy hết thầy này đến thầy kia và rồi bối rối mờ mịt, hay những người chạy đi thọ giới - phát nguyện mà không quan tâm đến việc mình có thể thọ trì được hay không.
c- Sự Quyến Rũ của Những Điều Lạ Lùng
Với một sự quyến rũ đối với những điều lạ lùng, chúng ta có thể tích lũy nhiều tối đa những pháp khí, tranh thờ thangka, và v.v… như chúng ta có thể và rồi thì thu xếp một phòng thiền tập trong nhà của chúng ta với sự trang trí như Hollywood hay Disneyland. Sau đó chúng ta đặt thời khóa biểu hằng ngày về việc thực hành cúng dường puja với chày kim cương, linh, trống, đèn bơ và hương. Để vượt thắng hình thức tự ngã phô trương này, chúng ta cần nhớ rằng mục tiêu côt yếu của sự thực hành Phật Pháp là để chuyển hóa tâm thức, chứ không phải sắp đặt cho một màn trình diễn lạ mắt.
3.- NHỮNG RẮC RỐI SINH KHỞI TỪ MỘT CÁ TÍNH TIỀM ẨN (TỰ NGÃ KHÔNG PHÔ TRƯƠNG)
Chúng ta có thể đến với Phật Pháp do bởi một tự ngã tiềm ẩn, vấn đề ấy đến từ việc không có một cảm giác vững vàng với "cái tôi" quy ước. Với một cảm giác yếu đuối với "cái tôi", chúng ta có thể bị đẩy đến những giáo phái Phật giáo bởi một thủ lĩnh hấp dẫn, người hứa hẹn với chúng ta rằng:
- Dòng truyền thừa mà họ dạy và người khai sáng là nhất hạng, và bất cứ hình thức tâm linh nào khác là không tốt.
- Họ là những vị thầy nhất hạng, và tất cả những người khác là không tốt.
- Chúng ta sẽ trở nên mạnh mẽ nếu chúng ta buông bỏ sự yếu đuối, suy nghĩ sai lầm của chúng ta và hoàn toàn vâng lời họ như vị thầy của chúng ta và sự diễn dịch của họ về Phật Pháp là không thể sai lầm được, và
- Nếu chúng ta đi theo một vị hộ pháp tâm linh mạnh mẽ, vị siêu phàm này sẽ đập nát tất cả những kẻ thù của giáo phái họ, vì tất cả những truyền thống những vị thấy khác là kẻ thù.
Những vị thầy như thế đòi hỏi một sự trung thành hoàn toàn và sử dụng yếu tố sợ hãi của địa ngục, là những thứ mà chúng ta sẽ rơi vào nếu không vâng lời. Những học nhân bị đẩy vào những thứ này thường có cá tính yếu đuối, không có sự vững vàng, và bị hấp dẫn bởi những hứa hẹn về sự đạt đến sức mạnh vô số và sức mạnh từ vị thầy, giáo huấn, dòng truyền thừa và vị khai sáng của giáo phái ấy, và vị hộ pháp. Những học nhân bị kích thích một định hình cá tính bởi toàn nhóm.
Triệu chứng này đưa đến cuồng tín tôn giáo, căn cứ trên sự sợ hãi, mong ước để tốt chứ không xấu, mong ước được hài lòng và để được chấp nhận cùng được vị thầy yêu mến cũng như nhóm ấy, và một cảm giác tội lỗi nếu chúng ta không thực hành một cách toàn hảo. Tất cả những điều này vô nghĩa, hay là một ý nghĩa rất yếu đuối, của một "cái tôi" cá nhân quy ước của tục đế, và một sự bám víu đến một “cái nhóm- tôi” sai lầm. Trong một ý nghĩa, chúng ta có thể gọi triệu chứng này là “phát xít tâm linh.” Nó có thể xảy ra cho dù vị thầy có lừa bịp hay không, và cho dù chúng ta có liên hệ trong một giáo phái Đạo Phật hay không.
Có nhiều loại triệu chứng khác nhau cùng loại với triệu chứng này. Thí dụ, chúng ta cứng nhắc và không uyển chuyển trong sự thực tập của chúng ta. Hay chúng ta thiết lập thời khóa mỗi ngày quá dài, vì thế nó trở thành một gánh nặng và không có hỉ lạc trong ấy. Chúng ta cần nhớ rằng một trong những điều hỗ trợ cho nhẫn nại tinh tấn hoan hỉ được biết khi để cho chúng ta thư thái và giải lao – và không cảm thấy tội lỗi về việc làm như thế. Nếu chúng ta áp đặt quá nghiêm ngặt, chúng ta chỉ được điều mà người Tây Tạng gọi là “lao phổi” (một năng lượng nản chí trong cơ thể của chúng ta) và nó là thối bộ. Một triệu chứng khác là chúng ta cố chấp những cung cách khác nhau hay những loại thực tập khác nhau. Để đáp ứng với điều này, chúng ta cần nhận ra rằng, với phương tiện thiện xảo, Đức Phật đã dạy nhiều pháp môn khác nhau để thích hợp với những người khác nhau. Nếu chúng ta loại ra và xem thường chúng, thế thì chúng ta đang phủ nhận Giáo Pháp.
4.- NHỮNG HÌNH THỨC DỊU DÀNG CỦA VIỆC TRỘN LẪN CÁ TÍNH VỚI GIÁO PHÁP
Chúng ta có thể không quá bị quấy rầy một cách nghiêm trọng với bất cứ những triệu chứng được đề cập bên trên, nhưng nhiều người trong chúng ta có thể vẫn có những hình thức nhẹ nhàng của việc trộn lẫn cá tính với sự thực hành Phật Pháp. Thí dụ, chúng ta có thể tiếp cận “sự tích lũy công đức” giống như chúng ta đang cố gắng để thắng một cuộc thi cử và trong ấy chúng ta đang thi đua với những hành giả khác. Hay chúng ta có thể hành động để ‘tích lũy công đức” nhằm để “mua” con đường của chúng ta đến giải thoát và giác ngộ, hay để để dành cho mùa đông, như những con sóc tích trữ quả hạch, để bảo vệ chúng ta.
Trên một phương diện khác, chúng ta có thể tránh không bị quá liên hệ với Giáo Pháp, bởi vì chúng ta sợ phải bỏ đi một số thói quen thường ngày của chúng ta – cho dù chúng là những thói quen cá tính lành mạnh hay không lành mạnh. Do thế, chúng ta có thể sợ phải mãi mãi tiếp nhận những thệ nguyện hay những lễ quán đảnh. Về điều này chúng ta cần phát triển sự tỉnh thức sắc bén để phân biệt những hành vi và sự thích thú nào của chúng ta là lành mạnh và hữu ích, và những thứ nào là không lành mạnh và tổn hại.
Cũng thế, chúng ta có thể có những chướng ngại về những sự tiếp cận trí thức, xúc cảm, hay sùng mộ đến Phật Pháp. Điều này sinh khởi khi chúng ta nhận ra chính mình hoàn toàn với một hay hơn trong những loại tiếp cận này, hay chúng ta nhận ra mình như ai đấy không thể có một hay hơn những điều này. Để vượt thắng điều này, chúng ta cần nhận ra những lợi ích của mỗi một trong ba loại tiếp cận và nỗ lực để trau dồi tối đa sự cân bằng thực hành Phật Pháp mà mình có thể làm.
Những rắc rối khác của chúng ta có thể sinh khởi bởi vì chúng ta không đặt để Phật Pháp ưu tiên đúng mức trong đời sống chúng ta. Do bởi điều ấy, chúng ta không thực hành hằng ngày hay không tiếp nhận sự thực tập hằng ngày và quyết tâm một cách nghiêm chỉnh. Chúng ta bỏ thực tập khi chúng ta cảm thấy không thích làm điều ấy, và chúng ta vắng mặt trong những buổi học khi chúng ta cảm thấy không hứng thú, hay có một lễ mừng ngày sinh hay một bộ phim hay hoặc một buổi hòa nhạc trùng hợp thời gian. Điều này có thể bởi vì chúng ta cảm thấy rằng để thực hành hay dự học Phật Pháp là đang phải từ bỏ một số bộ phận quan trọng của “chính chúng ta”. Với điều này, chúng ta cần phân biệt giữa những gì quan trọng trong đời sống và những gì không quá quan trọng, và giữa việc khi chúng ta thật sự không thể thiền tập hay đi đến lớp học Phật Pháp, và khi chúng ta chỉ lãng tránh do bởi lười biếng hay dính mắc. Chúng ta cần tái khẳng định đời sống quý giá của con người, và nghĩ về cái chết và vô thường.
Nếu chúng ta áp dụng những phương pháp khác nhau này, chúng ta có thể tránh một số vấn đề mà chúng đến từ sự trộn lẫn cá tính tự ngã với sự thực tập Phật Pháp của chúng ta.
Ẩn Tâm Lộ ngày 07/06/2011
Source: thuvienhoasen