Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

Tổ thứ mười bốn: BỒ-TÁT LONG THỌ(Nagarjuna )

Tôn giả, Tây Thiên Trúc quốc nhân. Nhân Thập tam tổ hành hóa chí bỉ, Long Thọ xuất nghênhviết: “Thâm sơn cô tịch, long mãng sở cư; đại đức chí tôn, hà uổng thần túc?” Tổ viết: “Ngô phi chí tôn, lai phỏng hiền giả.” Long Thọ mặc niệm, Tổ tri kỳ ý. Long Thọ hối tạ, Tổ tức dữ độ thoát, cập ngũ bách long chúng câu, thọ cụ giới, phó dĩ đại pháp. Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Nam Ấn Độ. Bỉ quốc chi nhân đa tín phúc nghiệp, Tổ vị thuyết Phật tánh nghĩa, chúng văn, tất hồi sơ tâm. Phục ư tọa, hiện thân như mãn nguyệt luân. Chúng trung hữu Ca-na-đề-bà viết: “Thử thị Tôn giả, hiện Phật tánh thể tướng, dĩ thị ngã đẳng.” Hậu phó Pháp ư Ca-na-đề-bà dĩ, nhập nguyệt luân tam muội, quảng hiện thần biến, ngưng nhiên thị tịch.
Dịch :
Bồ- tát Long Thọ người Tây Thiên Trúc, nhân khi Tổ thứ mười ba (Ca-tỳ-ma-la) đến đây hoằng hóa, Ngài đến nghinh tiếp và thưa:
- Nơi núi sâu vắng vẻ, là chỗ hang động của rồng rắn, đại đức là bậc chí tôn, vậy chẳng là uổng công thần túc của Ngài sao? Tổ bảo:
- Ta chẳng phải chí tôn, ta đến là để thăm hỏi hiền giả.
Ngài Long Thọ nghĩ thầm (trong lòng). Tổ biết Ngài nghĩ gì. Ngài xin sám hối tạ tội. Tổ liền cho Ngài cùng năm trăm đồ chúng xuất gia, truyền giới cụ túc và truyền đại pháp cho Ngài. Sau khi đắc pháp Ngài liền du hóa đến Nam Ấn Độ. Dân chúng ở đây phần nhiều đều tin phước nghiệp, nên Ngài dạy về nghĩa Phật tánh, nghe xong họ đều tin theo. Thế rồi, Ngài  trở lại ngay tòa hiện thân như trăng tròn. Bấy giờ, trong chúng có Ca-na-đề-bà nói: ‘Ngài hiện thể tướng của Phật tánh để chỉ dạy chúng ta’.
Về sau, Ngài phó pháp cho tôn giả Ca-na-đề-bà (Kanadeva) rồi nhập tam-muội Nguyệt luân, hiện nhiều thứ thần biến rồi an nhiên thị tịch.
Tán viết :
Phật tánh chi nghĩa 
Phi hữu vô tướng
Hiện tam muội luân
San hô nguyệt thượng
Thị khắc gia nhi 
Bất lạc thú hướng 
Yết khước song my 
Nhất chùy lưỡng đương[1]
                   
Dịch :
Nghĩa của Phật tánh
Chẳng tướng có, không
Hiện trăng tam-muội
Vầng trăng san hô
Đúng nếp gia phong
Không lọt thứ bậc[2]
Đôi mày vừa nhướng
Một nhát trúng hai
                   
Hoặc thuyết kệ viết :
Thiên Trúc thập tứ tổ truyền tâm 
Long cung tầm bảo thủ đại kinh 
Pháp giới vi thể vô biên tế
Hư không thị dụng hữu hà ngân 
Bao la vạn vật hàm chúng diệu
Quyển tàng nhất mật huýnh căn trần 
Hỏa trạch nguy hiểm hưu lưu luyến
Thế Tôn th hạ kiến minh tinh[3]
                                                          (Tuyên Hóa Thượng Nhân tác)
Dịch :
Tổ thứ mười bốn được truyền tâm
Long cung tìm báu được kinh thâm
Pháp giới là thể không ngằn mé
Hư không là dụng có chi tâm
Bao la vạn tượng nhiều vi diệu
Gồm thâu yếu chỉ thoát mê lầm
Nhà lửa hiểm nguy đừng lưu luyến
Phật tọa Bồ đề thấy sao mầu
(Tuyên Hóa Thượng Nhân)
         
Giảng:
Tôn giả, Tây Thiên Trúc quốc nhân: Vị Tôn giả này là Bồ-tát Long Thọ (chú 1), tức Tổ thứ mười bốn của Ấn Độ, người miền Tây Ấn.
Nhân Thập tam tổ hành hóa chí bỉ: Tổ thứ mười ba giáo hóa chúng sinh, đến nước Tây Thiên Trúc. Long Thọ xuất nghênh viết: “Thâm sơn cô tịch, long mãng sở cư; đại đức chí tôn, hà uổng thần túc?”: Tôn giả Long Thọ tu hành ở nơi này, nên ra nghênh tiếp Tổ và thưa: “Chỗ này non cao, núi thẳm, vô cùng vắng vẻ và trơ trọi, là hang ổ của loài rồng và mãng xà. Thưa Đại đức! Ngài là bậc cao thượng và tôn quý rất mực, vậy chẳng hay Ngài có đi lạc lối chăng ? Bước chân thần thánh (thần túc) của Ngài đến đây chẳng là hoài công ư?”. Chữ thần túc “神足” ở đây không có nghĩa là thần túc thông.
Tổ viết: “Ngô phi chí tôn, lai phỏng hiền giả.”: Tổ thứ mười ba nói: “Ta không phải là bậc tôn quý, ta đến đây để thăm hỏi người hiền đức.” Long Thọ mặc niệm Mặc niệm tức là nói thầm trong lòng. Ngài Long thọ nói thầm, chẳng hạn như nói: “Ngài nói dối nhé! Ngài vốn là một vị Tổ sư, mà Ngài nói không phải là bậc chí tôn”. Tổ tri kỳ ý: Tổ thứ mười ba biết trong lòng Ngài nghĩ gì.  
Long Thọ hối tạ: Bởi thấy Tổ biết hết những gì mình nghĩ trong lòng nên Bồ-tát Long Thọ xin Tổ cho Ngài được sám hối tạ tội, tự nhận sự lỗi lầm, đại khái như chúng ta thường nói bằng tiếng Anh câu “I am sorry! I am very stupid!” (Con xin lỗi! Con thực ngu xuẩn!)
Tổ tức dữ độ thoát, cập ngũ bách long chúng câu, thọ cụ giới, phó dĩ Đại Pháp: Tổ thứ mười ba độ cho Ngài, rồi độ luôn cả cho năm trăm con rồng, lâu nay theo Ngài tu đạo. Tất cả đều thọ giới Cụ túc và Tổ truyền pháp tâm ấn cho Ngài (chú 2). Đắc pháp dĩ, hành hóa chí Nam Ấn Độ: Sau khi đắc pháp, Bồ-tát Long Thọ du hóa đến Nam Ấn Độ. Bỉ quốc chi nhân đa tín phúc nghiệp: Con người nơi này, phần nhiều tu phước báo của trời người, không biết cầu học Phật pháp. Họ chỉ biết gieo phước, cầu phước. Tổ vị thuyết Phật tánh nghĩa: Tổ dạy họ về Phật tánh, về nghĩa của tự tánh, gồm đầy đủ vô lượng công đức và hết thảy mọi phước báu; chúng văn, tất hồi sơ tâm: Sau khi nghe xong, mọi người đều bỏ Tiểu thừa tu theo Đại thừa và hoàn toàn thay đổi tâm cầu phước trước kia của họ.
Phục ư tọa, hiện thân như mãn nguyệt luân: Ở trên tòa, Bồ-tát Long Thọ hiện thân như mặt trăng tròn, thân Ngài sáng như ánh sáng của mặt trăng.
Chúng trung hữu Ca-na-đề-bà viết: “Thử thị Tôn giả, hiện Phật tánh thể tướng, dĩ thịngã đẳng.”: Lúc đó, trong đại chúng có Ca-na-đề-bà, về sau là Tổ thứ mười lăm, nói rằng: “Cảnh tượng này là do Tôn giả thị hiện, hiển bày thể và tướng của Phật tánh xưa nay, nhằm giáo hóa chúng ta”.
Hậu phó Pháp ư Ca-na-đề-bà dĩ, nhập Nguyệt luân tam muội, quảng hiện thần biến, ngưng nhiên thị tịch.: Về sau Bồ-tát Long Thọ truyền pháp cho Tổ thứ mười lăm- Ca-na-đề-bà, rồi nhập định Nguyệt luân, thị hiện thần thông, sau đó an nhiên thị tịch.
                                                                   
Bài tán:
Phật tánh chi nghĩa, Phi hữu vô tướng: Phật tánh chẳng phải có, chẳng phải không.
Hiện tam muội luân, San hô nguyệt thượng: Hiện tướng tam-muội như vầng mặt trăng, trông như mặt nguyệt bằng san hô vậy.
Thị khắc gia nhi, Bất lạc thú hướng: Đúng là một bậc trượng phu con nhà Phật, chẳng theo lối nào khác, cũng chẳng lạc vào thứ bậc nào.
Yết khước song my, Nhất chùy lưỡng đương: Đôi mày ấy đều  không. Đánh một tiếng kiền chùy có hai âm thanh phát ra, vậy đánh thế nào nhỉ?
Bài kệ:
Thiên Trúc thập tứ tổ truyền tâm: Tổ thứ mười bốn là Bồ-tát Long Thọ, người Thiên Trúc được truyền tâm ấn.
Long cung tầm bảo thủ đại kinh: Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm của chúng ta chính là do Bồ-tát Long Thọ đến long cung trong biển lớn lấy đem về (chú 3).
Pháp giới vi thể vô biên tế Bộ kinh lớn này lấy Pháp giới làm thể, không có giới hạn.
Hư không thị dụng hữu hà ngân: Lấy hư không làm dụng thì làm gì có vết tích?  Dấu vết gì cũng không có!
Bao la vạn vật hàm chúng diệu: Kinh Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm này bao trùm cả vạn vật, nghĩa là chứa đựng tất cả mọi thứ, không có cái gì mà không nằm trong đó, chỗ nào cũng là diệu dụng.
          Quyển tàng nhất mật huýnh căn trần Thâu gọn lại, giấu kín tại một nơi nào bí mật, lúc đó chẳng còn sáu căn, chẳng có sáu trần, mà xa lìa tất cả!
Hỏa trạch nguy hiểm hưu lưu luyến: Ba cõi là dục giới, sắc giới, vô sắc giới là một nhà lửa, rất nguy hiểm, một khi mất thân người thì vạn kiếp khó được lại.
Thế Tôn thọ hạ kiến minh tinh: Lúc xưa, Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ngồi bên cội cây bồ-đề, quyết không đứng dậy, đêm thấy sao sáng mà ngộ đạo. Chúng ta nên biết, Đức Phật Thích-ca Mâu- ni tu hành khổ hạnh thế nào mới thành Phật. Vì vậy, chúng ta tu hành cần phải có chút tinh thần khổ hạnh, phải xả bỏ hết tất cả, đừng sợ khổ. Quý vị nếu không xả được cái tử, tức không đổi được cái sanh; không xả được cái giả, tức không thể thành tựu được cái chơn; không chịu được khổ thì không thể hưởng được phước.
(Tuyên Công Thượng Nhân giảng ngày 20, tháng2, năm1979)
----------------------------------------------
Chú 1:  Về nguồn gốc tên của Bồ-tát Long Thọ, trong Truyền Pháp Chánh Tông Ký có ghi như sau:

Bồ- tát Long Thọ người nước Tây Thiên Trúc, nhưng không rõ Ngài họ gì. Có thuyết nói: Ngài xuất thân từ dòng Phạm chí, rất thông minh, tài giỏi và trí tuệ siêu việt hơn người, chẳng phải là người bình thường. Lúc trẻ, Ngài đã thuộc bốn bộ kinh điển Vệ-đà, lớn lên lại giỏi về thiên văn, địa lý, lại thông hiểu nghệ thuật[4] của các dân tộc và biết những điều thần kỳ. Xưa, nước Ngài có ngọn núi cao tên là Long Thắng, giống rồng thường trú ngụ nơi này. Trên núi có nhiều cây lớn, các loài rồng thường ở dưới bóng cây. Đến khi Bồ-tát giác ngộ, muốn xuất gia, liền vào núi đó tu hành và ở bên. Về sau, khi đã thông hiểu nghĩa lý sâu xa của Tam tạng kinh điển, Ngài thuyết pháp cho loài rồng nghe, nên có hiệu là “Long Thọ”.

Chú 2: Bài kệ truyền pháp của Tổ thứ mười ba phó chúc cho Tổ thứ mười bốn thấy trong Cảnh Đức Truyền Đăng Lục và Chỉ Nguyệt Lục ghi: 

Phi ẩn phi hiển pháp 

Thuyết thị chân thực tế 

Ngộ thử ẩn hiển pháp

Phi ngu diệc phi trí[5]

Dịch:  

Pháp chẳng ẩn chẳng hiện

Là bờ mé chân thật

Hiểu pháp ẩn hiện này

Chẳng ngu  cũng chẳng trí


Chú 3 Sự tích Bồ-tát Long Thọ vào long cung lấy kinh, nay căn cứ vào Phó Pháp Tạng Nhân Duyên Truyện, lược thuật như sau:

……Bồ-tát Đại Long dùng thần lực dẫn Bồ-tát Long Thọ vào long cung trong biển lớn, mở hòm bảy báu, lấy kinh Phương Đẳng Đại Thừa thậm thâm vi diệu và vô lượng diệu pháp cất giữ trong long cung trao cho Bồ-tát Long Thọ. Trong chín mươi ngày ở long cung Bồ-tát Long Thọ thông hiểu rất nhiều. Ngài lại đi sâu vào kinh tạng, lãnh hội được ý  nghĩa vi diệu, được lợi ích lớn và thọ dùng vô cùng.

Long vương biết tâm niệm của Ngài, hỏi: “Ngài đọc hết kinh chưa?” Bồ-tát Long Thọ đáp: “Kinh điển trong kho tàng vô lượng vô biên, tôi không thể xem hết được, nhưng những gì tôi đã đọc thì đã vượt quá gấp mười lần kinh điển có ở Diêm-phù-đề”.

Long vương lại nói: “Kinh điển Thích-đề-hoàn-nhân cất giữ trên trời Đao-lợi nhiều hơn long cung của ta gấp trăm ngàn vạn lần; kinh điển của ta cất giữ nhất định không thể so sánh với trên ấy”. 

Sau khi tụng đọc những kinh điển này, Bồ-tát Long Thọ hoát nhiên thông suốt, hiểu rõ pháp nhất tướng, thông đạt thật tướng, thấu triệt vô sinh, đầy đủ sinh nhẫn và pháp nhẫn. Long vương biết Ngài đã ngộ đạo liền đưa Ngài rời khỏi long cung……
  Photo: Chuc Mung Sinh Nhat Em Yeu
Hanh Ton Quang Hieu Yeu Kieu
Tinh Yeu Hanh Phuc tran tre Ben Em mai
Sinh nhat Hong chan chua van niem vui!!
Thuong nhieu!
Kisses & Hugs!
Chi Bong ne...!
  
Đồi Long Thọ tọa lạc tại Macherla Mandal, thuộc quận Nalgonda (cũng gọi là Guntur), bang Andhra Pradesh , cách thủ phủ của tiểu bang là Hyderabad khoảng 150km. 
tuong_ngai_long_tho_tai_nagajurnakonda
Tượng ngài Long Thọ tại Nagarjunakonda
Hyderabad là địa danh mà tôi nhiều lần dự định viếng thăm, nhưng mãi cho đến khi sắp rời Ấn Độ (5-2012) tôi mới đặt chân đến được mảnh đất này. Hyderabad nói riêng và bang Andhra Pradesh nói chung là vùng đất mà xưa kia , ngài Long Thọ (Nagarjuna), được cho là có công lớn trong việc phát triển Phật giáo Đại thừa tại đây. Và cũng có quan điểm cho rằng Hyderabad là một trong những “căn cứ địa” của Phật giáo Đại thừa tại Ấn Độ. Hẳn nhiên đó cũng chỉ là giả thuyết. Thật khó biết chính xác Phật giáo Đại thừa khởi xuất ở đâu trên tiểu lục địa rộng mênh mông này. Nhưng chắc chắn rằng Phật giáo đã từng rất hưng thịnh tại Andhra Pradesh. Những dấu tích của Phật giáo được phát hiện ở đây và một số ghi chép lịch sử đã phần nào chứng minh điều đó.
Có đến 14 bình xá-lợi Phật được tìm thầy ở Andhra Pradesh, và có đến 140 địa điểm được xác định gắn liền với Phật giáo ở tiểu bang này, mà chúng có niên đại từ khoảng thế kỷ thứ III đến thế kỷ XIV Tây lịch, tuy nhiên chỉ một vài trong số này được khai quật, và Đồi Long Thọ (Nagarjunakonda/ NagarjunaHill) là một trong số ấy. Địa danh này được tiến hành khai quật vào giữa những năm 1926 và 1934 do những nhà khảo cổ học người Anh thực hiện, và tiếp theo sau đó là Hội Khảo cổ học Ấn Độ.
Đồi Long Thọ tọa lạc tại Macherla Mandal, thuộc quận Nalgonda (cũng gọi là Guntur), bang Andhra Pradesh, cách thủ phủ của tiểu bang là Hyderabadkhoảng 150km. Tên gọi Đồi Long Thọ là được đặt theo tên của ngài Long Thọ, một triết gia và cũng là một nhà tư tưởng kiệt xuất của Phật giáo. Ngọn đồi này hiện nay như một hòn đảo nhỏ ở trên một đập nước lớn có tên gọi là Nagarjunasagar (Nagarjunasagar Dam).
Nagarjunakonda từng là kinh đô của triều đại Ikshvaku (225TL - 325TL), được trì vì bởi những hậu duệ của Satavahana ở Đông Deccan. Địa danh này đã có thời Phật giáo rất hưng thịnh, với nhiều chùa tháp và trường đại học Phật giáo được xây dựng, và cũng từng có nhiều Tăng sĩ từ những nước khác đến tu học. Vào những thế kỷ đầu Tây lịch (khoảng từ thế kỷ II-III Tây lịch), đã có 30 ngôi chùa Phật giáo được xây dựng tại địa danh này, và cũng có một số vị vua thời bấy giờ là Phật tử và nhiệt tâm ủng hộ Phật giáo. Bấy giờ, vùng đất này cũng được xem là trung tâm Phật giáo lớn nhất ở Nam Ấn, và cũng là cứ điểm để Phật giáo truyền đến Sri Lanka và Miến Điện. Văn hóa Andhra được cho là ảnh hưởng sâu sắc vào Phật giáo Sri Lanka, đặc biệt là nghệ thuật, kiến trúc và điêu khắc. Không thể xác định được một cách chính xác Phật giáo được truyền bá đến vùng đất này vào thời điểm nào. Kinh tạng Pāli có đề cập rằng, Phật giáo được truyền vào nước Assaka, mà ngày nay được xác định là quận Nizamabad của bang Andhra, vào thời Đức Phật; và cũng được nói rằng Đức Phật đã từng đến giáo hóa ở vùng đất này.
nagarjunakonda__11_
Di tích Phật giáo tại Nagarjunakonda
Tuy những bộ phái Phật giáo khác nhau cũng đã từng hiện diện ở đây, Nagarjunakonda thường được xem là nơi Phật giáo Đại thừa phát triển rực rỡ nhất, thậm chí được coi như là một “Thánh địa” hay “cái nôi” của Phật giáo Đại thừa ở Ấn, khi địa danh này gắn liền với sự hành hoạt của ngài Long Thọ với việc xiển dương giáo nghĩa Đại thừa; và những nhà Đại thừa vĩ đại khác như Āryadeva (Đề-bà/ Thánh Thiên), Buddhapālita, Bhavyaviveka (Thanh Biện), Dinnaga (Trần Na), và Dharmakīrti (Pháp Xứng) đều được cho là xuất thân từ vùng Nam Ấn này. Phật giáo Đại thừa cũng được cho là khởi đầu truyền bá vào các nước Á châu bắt đầu từ Andhra. Bên cạnh, vị luận sư nổi tiếng của Phật giáo Theravāda là Budddhagosha (Phật Âm) cũng xuất thân từ vùng đất này.
Phật giáo Kim cương thừa (Vajrayana) về sau cũng phát triển rực rỡ ở vùng đất này, tuy nhiên nó lại bị quy kết là một trong những nguyên nhân khiến Phật giáo suy tàn ở Andhra nói riêng và Phật giáo ở Ấn Độ nói chung. Việc quá chú trọng vào những năng lực huyền bí và những nghi lễ rườm rà với việc cầu nguyện thần linh, bị cho là thu hẹp lại sự khác biệt giữa Phật giáo và Ấn giáo, đưa đến một sự sáp nhập tín đồ Phật giáo vào trong Ấn giáo. Tuy nhiên, nếu giả thuyết này là đúng, vậy thì vị trí của các bộ phái Phật giáo khác ở đâu ở vùng đất này, và trách nhiệm của họ ở đâu khi nhìn thấy Kim cương thừa xiển dương tín ngưỡng đưa tín đồ Phật giáo đến gần với Ấn giáo lại không có hành động gì? Nói cách khác, các bộ phái Phật giáo khác, có thể không bị đồng hóa bởi Ấn giáo, nhưng đã không thích ứng được (hay giữ được tín đồ của mình) trong một ngữ cảnh tôn giáo và xã hội khác với thời Đức Phật, cũng đã bị Ấn giáo và một số bộ phái tôn giáo khác đẩy lùi khỏi Andhra nói riêng và Ấn Độ nói chung!
Ngày nay, dấu ấn Phật giáo ở Nagarjunakonda là những gì được khai quật và trưng bày ở viện bảo tàng tọa lạc trên Đồi Long Thọ, và một số di tích Phật giáo khác ở trên hòn đảo nhỏ này. Viện bảo tàng Nagarjunakonda xây theo kiểu kiến trúc Gandhara là điểm nhấn chính yếu của Nagarjunakonda, trưng bày nhiều hiện vật liên quan đến Phật giáo, như hình tượng Phật và Bồ-tát, chữ viết trên đá, phù điêu, những tấm bảng khắc họa những hình ảnh có nguồn gốc từ những câu chuyện Tiền thân (Jataka)… Bên cạnh, viện bảo tàng cũng trưng bày những hiện vật liên quan đến Ấn giáo và Ky-na giáo.
Ở trước bến phà, gần nơi bán vé vào tham quan Nagarjunakonda, là tượng đài Bồ-tát Long Thọ, được tạc khá đẹp và ấn tượng. Đối với Phật giáo Đại thừa, vai trò và sự ảnh hưởng của ngài Long Thọ rõ ràng là rất lớn, không chỉ ở trong quá khứ mà cho đến hiện nay. Cũng chính vì sự ảnh hưởng của ngài, nên nơi chốn xuất thân và hành hoạt của ngài cũng được xem là nơi Phật giáo Đại thừa phát khởi. Tuy nhiên, Phật giáo Đại thừa dù là một bộ phái lớn và có những tư tưởng dường như “phát triển” ra khỏi Phật giáo thời kỳ đầu, nó vẫn không hề xem mình đi chệch khỏi những ngôn thuyết của Đức Phật lịch sử, và hẳn nhiên rằng Đại thừa vẫn xem nền tảng triết học và phương pháp tu tập của mình cũng do chính Đức Phật lịch sử tuyên thuyết, dù điều này có được chấp nhận hay không. Và như vậy, có lẽ ta cũng không phải nhọc công để xác định “cái nôi” của Phật giáo Đại thừa ở Ấn Độ, khi nó được tin xuất phát từ chính Đức Phật lịch sử. Và việc tìm kiếm một Thánh tích riêng nào đó cho Phật giáo Đại thừa có lẽ cũng không cần thiết.
Ngày nay, ở Andhra cũng như nhiều nơi ở Ấn, Phật giáo chỉ là thiểu số. Hiện nay, Phật giáo ở bang này chủ yếu theo truyền thống Nam truyền, và đây đó vẫn còn nhìn thấy bóng dáng Phật giáo ở nơi này, chẳng hạn như chùa chiền, các trung tâm tu thiền, và những tượng Phật được tạc dựng ở những nơi công cộng. Và điều quan trọng hơn là hình ảnh người xuất gia vẫn còn hiện diện, và vẫn còn những tín đồ tại gia đến chùa sinh hoạt tôn giáo. Lúc đến Hyderabad, chúng tôi có viếng thăm một ngôi chùa người Ấn. Chùa có sư trụ trì và có khá nhiều chú tiểu, cũng có các Phật tử tại gia đến chùa và nếp sinh hoạt của họ rất thuần thành.
Cách đến Nagarjunakonda
Như đã nói, Nagarjunakonda cách Hyderabad khoảng 150km, và như vậy nếu đi bằng đường không, ta phải đi máy bay đến sân bay ở Hyderabad (Rajiv Gandhi International Airport) và sau đó đi tàu hoặc xe đến địa danh này. Ga tàu lửa gần nhất là ở Macherla, cách địa danh này khoảng 24km. Nhưng đối với những người đến từ các bang khác, nếu đi bằng tàu, cách tiện lợi nhất là nên đến ga ở Hyderabad (Hyderabad Deccan Railway Station) và sau đó thuê xe đến Nagarjunakonda. Khi chúng tôi chiêm bái địa danh này, cũng đã đi theo cách này. Hiện Nagarjunakonda là một hòn đảo nhỏ nằm trên một hồ nước lớn, do đó để tham quan địa danh này ta phải đi phà ra. Thêm một điểm lưu ý, là viện bảo tàng ở Nagajurnakonda đóng cửa vào ngày thứ Sáu hàng tuần, và thời gian mở cửa của những ngày còn lại là từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Và thời điểm chiêm bái, tốt nhất là nên đi vào mùa thu và mùa đông (khoảng từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 2), thời điểm khí trời mát mẻ và khô ráo.

Nguyễn Đăng
Bổ Sung hình ảnh bởi Hoavouu.com
nagarjunakonda__14_nagarjunakonda__13_nagarjunakonda__12_nagarjunakonda__10_nagarjunakonda__9_nagarjunakonda__8_nagarjunakonda__7_nagarjunakonda__6_nagarjunakonda__5_nagarjunakonda__4_nagarjunakonda__3_nagarjunakonda__2_nagarjunakonda__1_

Photo: Phàm trần hai chữ: Có và Không !
Được mất hơn thua  -  Ý tại lòng !
Một thoáng bay vèo khi nhắm mắt
Có còn bên mình những gì không ???

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét