Thứ Năm, 27 tháng 4, 2017

bức tượng Phật lớn nhất thế giới


Sau hàng ngàn năm ngủ vùi, bức tượng Phật lớn nhất thế giới bất ngờ lộ diện
Mới đây người ta phát hiện ra các khối đá của một ngọn núi hóa ra là một tượng Phật cổ xưa hàng ngàn năm, hoàn toàn tàng ẩn trong núi sâu. Có lẽ, đây là tượng Phật lớn nhất thế giới.
Trên thực tế, tượng này lớn hơn Đại tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên 4 mét, cho đến lúc đó, đại tượng Phật ở Lạc Sơn từng được coi là tượng Phật lớn nhất khắc trong đá.
Công trình này, tàng ẩn trong núi thuộc huyện Bạch Vân, Quế Dương, tỉnh Quý Châu, đã có từ cách đây hàng ngàn năm, đã bất ngờ hiện ra, nó cao hơn 50 mét, với một cái đầu vĩ đại, chỉ riêng cái đầu đã cao 16m, đang trịnh trọng nhìn về phía Tây.
Theo truyền thông Trung Quốc, tượng Phật này được tạc vào vách đá, không giống như tượng phật ở chùa Honfu, cũng không giống với tượng Phật để lộ chân (cũng ở Quế Dương, huyện Yunyan). Đây là một bức tượng Phật bán thân, với cái đầu được khắc chỉ từ một tảng đá. Còn thân của tượng, được tạc theo dáng núi và những nếp gấp tự nhiên của núi.
Tượng Phật khổng lồ này được so sánh với Đại tượng Phật ở Lạc Sơn. Tuy nhiên, bức tượng mới lộ diện này lớn hơn Đại tượng Phật Lạc Sơn 4 mét, khiến nó trở thành tượng Phật lớn nhất được khắc trong đá trên thế giới.
Theo một truyền thuyết cổ xưa, vào thời nhà Đường, hòa thượng Hai Nang và đệ tử Hai Tung khi qua Quế Dương, thì nước sông đột ngột dâng cao, nhấn chìm nhà cửa và các nông trại xung quanh. Phần lớn dân chúng bị mất nhà cửa. Cùng lúc đó, ngôi chùa mà hai thầy trò từ đó đến, ở gần Lạc Sơn, cũng bị lũ lụt phá hủy.
Vì vậy, hai thầy trò suy nghĩ và quyết định tạc hai bức tượng Phật lớn ở đây để ngăn chặn thảm họa.
Hai Nang đã già, không thể tiếp tục công trình vì ông yếu đi từng ngày. Do vậy, ông ra lệnh cho đệ tử tạc một tượng Phật gần Lạc Sơn và dự kiến sẽ tạc ở thôn Xiashui.
Đại tượng Phật ở Lạc Sơn, Tứ Xuyên.
Nhưng một căn bệnh đã khiến ông thầy già chết mà chưa hoàn thành công trình của mình. Đây là lý do tại sao bức tượng mà ông tạc vẫn dở dang cho đến hôm nay, ta có thể thấy đôi mắt vẫn chưa tạc xong.
Sau khi tàng ẩn hàng nghìn năm, bức tượng Phật khắc trên vách đá ở Quý Châu vừa lộ diện.
Bức tượng này đã ẩn rất kỹ trong núi sâu nên trước nay không ai nhìn thấy. Chỉ đến đầu thế kỷ này, khi người ta chặt cây cối ở xung quanh, thì tượng Phật mới lộ diện.
Theo Epochtimes France

* PHẬT ĐẢN 2561


Hòa cùng niềm vui chung của người con Phật trên toàn thế giới, Việt Nam đã hai lần đăng cai tổ chưc Vesak tại Hà Nội (2008 -2014). Trước và sau đó, trên toàn quốc cũng đã nghiêm trang tổ chức Phật Đản theo tinh thần tôn trọng tự do tín ngưỡng của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

Với tinh thần thượng tôn luật pháp, với ý thức bảo vệ môi trường và trật tự xã hội, chưa một đại lễ nào của Phật giáo vi phạm những điều trên đây. Có được những điều như vậy, một phần do sự chỉ đạo sâu sát từ Giáo hội, một phần tinh thần có ý thức, có kỷ luật của người con Phật.

Ngày 21/4/2017, Phật giáo xã Bà Điểm đã nhận được một Thông cáo 531/UBND của UBND xã chỉ đạo các cơ sở Phật giáo không được treo cờ ngoài khuôn viên chùa, không giăng băng rôn, pano ngang qua đường với lý do:
Nhằm đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh, mỹ quan đô thị và xây dựng tuyến đường văn minh-mỹ quan đô thị, gắn với việc thực hiện phong trào "xây dựng nông thôn mới - văn minh đô thị trên địa bàn xã".
Nâng cao vai trò trách nhiệm cộng đồng dân cư đối với việc xây dựng môi trường sống-xanh-sạch đẹp trên địa bàn xã.
Nhân dịp đại lễ Phật Đản 2561, UBND xã Bà Điểm kính đề nghị các cơ sở tự viện của Phật giáo Việt Nam trên địa bàn xã
+ Chấp hành đúng theo quy định của Pháp luật về tổ chức đại lễ Phật Đản PL 2561 chỉ treo cờ, phan phướng, lồng đèn, biểu ngữ Kính mừng Phật Đản v.v... trong khuôn viên của các cơ sở.
+ Không được treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi khuôn viên của các cơ sở tự viện của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, không được treo băng ngang qua đường, trên các vỉa hè, lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị nhằm góp phần giữ gìn trật tự an toàn giao thông, tạo mỹ quan đô thị, giúp các tuyến đường giao thông được thông thoáng sạch đẹp.
..............
phó chủ tịch xã - Nguyễn Phước Thành ấn ký

***
Với những lý do mà ông phó chủ tịch xã Bà Điểm nêu thiếu thuyết phục. Không cho treo cờ ra ngoài khuôn viên là thể hiện "văn minh, mỹ quan đô thị" và "xây dựng nông thôn mới". Thế thì những bảng quảng cáo kinh doanh ăn uống, sửa xe, bán hột vịt lộn, hớt tóc, các tờ rơi dán khắp cột đèn- tường nhà... là thể hiện văn minh đô thị - xanh sạch đẹp; trong khi cờ đèn tôn giáo chỉ treo một tuần mà mất vẻ mỹ quan và không giữ đô thị xanh-sạch-đẹp??? Và suốt thời gian Phật giáo không treo các biểu tượng ra ngoài khuôn viên, xã Bà Điểm đã là văn minh đô thị, xanh, sạch đẹp chưa? Tại cầu Công Lý quận 3-Sài Gòn, mỗi lể lớn, hai bên thành cầu phất phới tung bay cờ ngũ sắc, đã làm kém mỹ quan đô thị, làm kém vệ sinh, "xanh - sạch - đẹp", hay góp phần tôn vinh quyền tự do tín ngưỡng trên đoạn đường chính từ sân bay quốc tế dẫn vào Thành phố? Nếu quan niệm những biểu tượng tôn giáo gây mất vẻ mỹ quan đô thị, lãnh đạo thành phố kém hiểu biết hơn xã Ba Điểm?

Quy định luật pháp về việc treo cờ, biểu ngữ nhân mùa Phật Đản trong khuôn viên cơ sở tự viên thuộc văn bản, pháp quy nào, nếu đúng như thế, chả lẽ Thông Bạch hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật Đản 2561 là sai quy định pháp luật?

Nội dung Thông bạch, do HT chủ tịch HĐTS TW, hướng dẫn, mục thứ III:


. HÌNH THỨC TỔ CHỨC ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN :
2. Treo cờ, phan, phướn, lồng đèn, thiết lập vườn Lâm Tỳ Ni, biểu ngữ Kính mừng Phật đản v.v… tại Văn phòng Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh, thành phố và cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, các cơ sở Tự viện của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tại tư gia Phật tử trong cả nước. Để việc treo cờ được trang nghiêm, cờ Tổ quốc bên tay trái, cờ Phật giáo bên tay phải (từ mặt chính diện trụ sở nhìn ra).
Trường hợp treo cờ, biểu ngữ, pano ngoài phạm vi địa điểm tổ chức lễ đài, cần trình Sở, Phòng Văn hóa Thể thao Du lịch địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Như thế, việc treo cờ và các biểu tượng mừng lễ do Sở, Phòng văn hóa Thể Thao Du lịch quy định, cho phép chứ không phải sự cho phép và chỉ đạo của UBND xã.

***
Thiết nghĩ lễ Noel hàng năm, tín đồ và giáo xứ Bà Điểm, Xuân Thới Thượng đều được bày hang đá, Chúa hài đồng, cờ và biểu ngữ giăng ngang đường lộ nội bộ, mà chính quyền không dám hé môi. Khu vực Biên Hòa - Hố Nai - Phú Túc... không hề bị chỉ định treo cờ trong khuôn viên. Mỗi lần Phật Đản là các cơ sở Phật giáo cứ phải đối diện với những quy định "áo tròng khỏi đầu", mà đa phần chùa chiền đều nằm trong thôn xóm chứ ít có nơi lộ diện ra mặt tiền đường.

Xã Bà Điểm có toàn quyền chỉ định hay Phòng Thể thao du lịch có quyền quy định? Thông cáo 531 của Xã Bà Điểm đúng hay Thông bạch của Trung ương GHPG VN đúng?

Đây là quyền hạn tuyệt đối được trao cho cấp xã hay sự chỉ đạo từ cấp Thành phố, quận huyện? Phật giáo xã Bà Điểm nói riêng và Huyện Hốc Môn nói chung mong có sự hồi đáp của các cấp thẩm quyền để Phật giáo được hưởng một mùa Phật Đản an lành.Chả lẽ chính sách nhà nước đối với tôn giáo thiếu nhất quán?

Hơn lúc nào hết, xã hội cần tạo sự dễ dãi cho Tôn giáo sinh hoạt trong sự tự tôn và hiểu biết. Cuộc sống người dân có quá nhiều khó khăn, hãy để cho quần chúng có một sinh khí từ tôn giáo hầu giải tỏa bao áp lực đang đối diện.

Dù thể chế nào, tôn giáo vẫn là mầm sống, là nguồn sinh lực cho quảng đại quần chúng, đặt tôn giáo trước những áp chế là điều thiếu khôn ngoan trong tình thế hiện nay.

MINH MẪN
27/4/2017



THIÊN ĐƯỜNG HOA Ở NHẬT BẢN


   
Công viên Hitachi-  một thiên đường hoa luôn đẹp rực rỡ của đất nước mặt trời mọc. Mỗi ngọn đồi ở công viên Hitachi đều được trồng một loại hoa và chúng thay nhau nở trong suốt 4 mùa.

Chúng ta hãy cùng hòa mình vào thiên nhiên nơi đây để chiêm ngưỡng cảnh sắc tuyệt đẹp này.

Công viên HITACHI – Thiên đường hoa tại Nhật Bản
Vẻ đẹp công viên Hitachi Nhật Bản mùa hoa baby
Tùy theo mùa công viên sẽ trồng nhiều loại hoa tươi khác nhau, như lily, cúc bách nhật và nhiều loại hoa khác.
Công viên Hitachi mùa thu bao phủ bởi sắc đỏ
Sắc hoa Cosmos tràn ngập cả ngọn đồi Miharashi
Thảm hoa Chi Anh đẹp ngây ngất ở Nhật Bản
Những loài hoa đua nhau khoe sắc tại Nhật Bản

Rừng tre xanh mướt, đồi hoa lộng lẫy, những lâu đài cổ kính và đền đài trang nghiêm khiến cho du khách như lạc vào một thế giới khác.
Vườn hoa Kawachi Fuji (Fukuoka) : Hành lang với vòm cây đan cài đem lại cho du khách cảm giác bình yên, tĩnh tại. Vườn có hơn 150 cây tử đằng thuộc 20 loại khác nhau. Lễ hội hoa tử đằng được tổ chức vào cuối tháng 4 hàng năm, khi hoa nở rực rỡ nhất.
Vườn hoa Kawachi Fuji (Fukuoka): Hành lang với vòm cây đan cài đem lại ccảm giác bình yên, tĩnh tại. Vườn có hơn 150 cây tử đằng thuộc 20 loại. Lễ hội hoa tử đằng được tổ chức vào cuối tháng 4 hàng năm, khi hoa nở rực rỡ nhất.
Hồ Happo (Nagano): Con đường dẫn tới hồ Happo từ Hakuba, ngôi làng trượt tuyết nổi tiếng, là một trong những đường leo núi đẹp nhất Nhật Bản. Hồ nước nằm ở độ cao 2.060 m so với mực nước biển. Dù không lớn nhưng vẻ đẹp của hồ Happo khiến du khách phải sững sờ.
Hồ Happo (Nagano): Con đường dẫn tới hồ Happo từ Hakuba, ngôi làng trượt tuyết nổi tiếng, là một trong những đường leo núi đẹp nhất Nhật Bản. Hồ nước nằm ở độ cao 2.060 m so với mực nước biển. Dù không lớn, vẻ đẹp của hồ Happo khiến du khách phải sững sờ.
Đền Motonosumi-inari (Yamaguchi): 123 cổng Torii màu đỏ rực rỡ trải dọc đường từ đền Motonosumi-inari tới vách đá nhìn ra biển khiến du khách không khỏi có cảm tưởng như đang ở một thế giới thần tiên.
Đền Motonosumi-inari (Yamaguchi): 123 cổng Torii màu đỏ rực rỡ trải dọc đường từ đền Motonosumi-inari tới vách đá nhìn ra biển khiến du khách cảm tưởng đang ở một thế giới thần tiên.
Thác Nachi (Wakayama): Với độ cao 133 m, Nachi là thác nước lớn nhất Nhật Bản. Cạnh thác có đền Kumano Nachi Taishai với kiến trúc độc đáo và hài hòa với cảnh quan xung quanh.
Thác Nachi (Wakayama): Với độ cao 133 m, Nachi là thác nước lớn nhất Nhật Bản. Cạnh thác có đền Kumano Nachi Taishai với kiến trúc độc đáo và hài hòa với cảnh quan.
Khu trượt tuyết Zao (Yamagata): Với 15 sườn dốc và 12 đường trượt khách nhau, Zao là một trong những khu trượt tuyết nổi tiếng nhất Nhật Bản. Du khách tới đây không phải chỉ để trượt tuyết mà còn để chiêm ngưỡng những cây thông phủ tuyết trắng xóa.
Khu trượt tuyết Zao (Yamagata): Với 15 sườn dốc và 12 đường trượt, Zao là một trong những khu du lịch nổi tiếng nhất Nhật Bản. Du khách tới đây không phải chỉ trượt tuyết mà còn chiêm ngưỡng những cây thông phủ tuyết trắng xóa.
Cáp treo Kintetsu Beppu (Oita): Tuyến cáp treo này có thể đưa 101 hành khách lên đỉnh núi Tsurumi ở độ cao 1.375 m trong 10 phút. Vào mùa xuân, từ trên đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh lộng lẫy khi hơn 2.000 cây anh đào nở hoa.
Cáp treo Kintetsu Beppu (Oita): Tuyến cáp treo này có thể đưa 101 hành khách lên đỉnh núi Tsurumi ở độ cao 1.375 m trong 10 phút. Vào mùa xuân, từ trên đỉnh núi, du khách có thể chiêm ngưỡng khung cảnh lộng lẫy khi hơn 2.000 cây anh đào nở hoa.
Lâu đài Matsumoto (Nagano): Được gọi là “lâu đài quạ” do màu sơn đen, Matsumoto là lâu đài gỗ cổ nhất Nhật Bản, được xây dựng từ 400 năm trước.
Lâu đài Matsumoto (Nagano): Được gọi là “lâu đài quạ” do màu sơn đen, Matsumoto là lâu đài gỗ cổ nhất xứ mặt trời mọc, được xây dựng từ 400 năm trước.
Hồ Koya (Niigata): Mùa thu trên núi Hiuchi đem lại cho hồ Koya những sắc màu rực rỡ. Hồ nước nông và phủ đầy cây này thay chiếc áo màu vàng, đỏ và xanh như khu rừng bao quanh. Đây là điểm dừng chân thú vị trên đường lên đỉnh Hiuchi.
Hồ Koya (Niigata): Mùa thu trên núi Hiuchi đem lại cho Koya những sắc màu rực rỡ. Hồ nước nông và phủ đầy cây này thay chiếc áo màu vàng, đỏ và xanh như khu rừng bao quanh. Đây là điểm dừng chân thú vị trên đường lên núi.
Đền Motsu-ji (Hiraizumi): Vào chủ nhật thứ 4 của tháng 5, đền Motsu-ji lại mời những người yêu thơ tới sáng tác cạnh dòng suối trong khuôn viên đền. Trong lúc họ sáng tác, những chén sake được thả trên dòng suối và đưa tới cho từng người.
Đền Motsu-ji (Hiraizumi): Vào chủ nhật cuối cùng của tháng 5, đền Motsu-ji lại mời những người yêu thơ tới sáng tác cạnh dòng suối trong khuôn viên. Trong lúc họ sáng tác, những chén sake được thả trên dòng suối và đưa tới cho từng người.
Công viên Hitachi Seaside (Ibaraki): Hơn 4 triệu bông hoa Nemophila bừng nở từ cuối tháng 4 tới tháng 5 ở công viên Hitachi Seaside nằm trên đồi Miharashi tạo ra khung cảnh lãng mạn có một không hai trên thế giới.
Công viên Hitachi Seaside (Ibaraki): Hơn 4 triệu bông hoa Nemophila bừng nở từ cuối tháng 4 tới tháng 5 ở công viên nằm trên đồi Miharashi tạo ra khung cảnh lãng mạn tuyệt vời.
Sagano (Kyoto): Được coi là một trong những khu rừng đẹp nhất thế giới, những cây tre xanh mướt đung đua trong gió tạo cho nơi này một không khí huyền ảo, thần tiên.
Sagano (Kyoto): Được coi là một trong những khu rừng đẹp nhất thế giới, những cây tre xanh mướt đung đua trong gió tạo cho nơi này một không khí huyền ảo, thần tiên.
Lễ hội hoa đăng Otaru (Hokkaido): Hàng trăm ngọn nến được thả xuống kênh Otaru trong lễ hội hoa đăng kéo dài 10 ngày.
Lễ hội hoa đăng Otaru (Hokkaido): Hàng trăm ngọn nến được thả xuống kênh Otaru trong lễ hội hoa đăng kéo dài 10 ngày.
Đền Usa (Oita): Được xây dựng vào thế kỷ 8, đền Usa là công trình quan trong nhất dành để thờ phụng Hachiman, thần cung tên và chiến tranh. Sau khi rút quẻ, du khách có thể thưởng thức món đặc sản Negiyaki (bánh kếp hành).
Đền Usa (Oita): Được xây dựng vào thế kỷ 8, đền Usa là công trình quan trong nhất để thờ phụng Hachiman, thần cung tên và chiến tranh.
Núi Daisen (Tottori): Ngọn núi cao 1.709 m này được coi là chốn thiên liên từ thời Jomon và Tayori. Việc leo lên đây bị cấm cho tới tận thời Edo cách đây 200 năm.
Núi Daisen (Tottori): Ngọn núi cao 1.709 m này được coi là chốn linh thiêng từ thời Jomon và Tayori. Việc leo lên đây bị cấm, cho tới thời Edo cách đây 200 năm.

Thứ Sáu, 14 tháng 4, 2017

TRẦM TƯ VỀ CÁCH SỐNG Ở ĐỜI

~ Như Nhiên Tánh Tuệ

 Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng vì tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi.
- Cái đúng với người này có thể sai với người khác,
- Cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ,
- Cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng mãi về sau...

- Hãy biết cho đi là nhận, là còn mãi....
- Hãy biết tha thứ cũng là tự giải thoát cho chính mình.
- Hãy biết mở rộng trái tim ra sẽ dễ chịu hơn là khép nó lại sau những tổn thương.
- Hãy biết rằng yêu thương không bao giờ là dư thừa cả...
- Sống chân thành với người khác, chính là biết đối xử tốt với bản thân trong mai hậu...

- Thảo mộc sinh ra mềm dịu, khi chết thì khô cứng.
- Người ta sinh ra thì yếu mềm, khi chết thì cứng lại,
Răng cứng lưỡi mềm, ấy thế mà răng rụng trước, lưỡi còn.
Cho nên cứng rắn, cáu giận là biểu hiện của cái chết.
Mềm dẻo, khiêm nhường là dấu hiệu của sự sống nhu nhuyến...
Ta hãy mềm dẻo thay đổi một chút về quan niệm sống để thăng hoa.

Namo Buddhaya

Ladakh- India- March 2017

Thứ Năm, 13 tháng 4, 2017

* ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG - NGÁO ĐÁ (4)


NGŨ ẤM MA
Trên đạo trình tu tập, bất cứ pháp môn nào, với mục đích giải thoát khỏi tam giới, hành giả luôn đối mặt với ma lực, lạc dẫn hành giả rơi vào hoang tưởng, tức trở thành công dân của ma đạo. Ngược lại, những tà pháp chuyên về thần thông, không có mục đích giải thoát, quá trình hành tập đều có sự hộ trì của tà Thần, ma quỷ, âm binh, vì vậy người tu luyện sớm thành đạt, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ phản phục nếu người luyện hết phước hoặc vi phạm vào giới cấm của môn phái đó. Người luyện phép nầy thường làm chuyện trái nhân quả, đem lại cái hại nhiều hơn cái lợi.
Tại sao có ngũ ấm ma? Hành giả thiền định, tâm lắng đọng, nghiệp thức bùng khởi, sắc - thọ - tưởng - hành - thức hiển thị trên tầng mức thăng hoa, hành giả bị lạc dẫn vào hoang tưởng chứng đắc. Gọi là ma, thực ra đó chỉ là trạng thức của hành giả, nhưng không thật và sai lầm tạm gọi là ma đối với tâm chân thật, đưa đến loạn thần, bế tắt kinh lạc.
Hãy xem qua kinh Lăng Nghiêm quyển thứ tám và thứ chín sẽ rõ. NGUYÊN-DO KHỞI RA CÁC MA-SỰ
Khi bấy-giờ, đức Như-lai gần chấm-dứt thời thuyết-pháp, ở nơi sư-tử-tọa, vin ghế thất-bảo, xoay về Tử-Kim-Sơn, trở lại dựa nơi ghế, bảo khắp đại-chúng và ông A-nan rằng:
"Bọn ông là hàng Duyên-giác, Thanh-văn hữu-học, ngày nay, đã hồi-tâm hướng về vô-thượng diệu-giác đạo Đại-bồ-đề, và tôi cũng đã chỉ-dạy phép tu chân-chính; nhưng các ông còn chưa biết những ma-sự nhỏ-nhiệm trong lúc tu-chỉ, tu-quán. Nếu cảnh ma hiện ra, ông không biết được, thì sẽ tu-tâm không đúng và mắc vào tà-kiến; hoặc bị ma ngũ-ấm của ông, hoặc bị thiên-ma, hoặc mắc quỷ-thần, hoặc gặp lỵ-mỵ, mà trong tâm không rõ, nhận giặc làm con.


Nhân hư vọng sẽ đưa đến quả hư vọng; quá trình tu tập, lấy "tưởng" làm chủ đều là vọng tưởng, vì vậy đức Thế Tôn đã khai thị cho đại chúng và A-Nan như sau:
KHAI-THỊ CHỖ HƯ-VỌNG
"A-nan, xét-rõ bảy loài địa-ngục, ngạ-quỷ, súc-sinh, người và thần-tiên, trời và A-tu-la như thế, đều là những tướng hữu-vi tối-tăm, giả-dối tưởng-tượng thụ-sinh, giả-dối tưởng-tượng theo nghiệp; đối với tâm-tính Diệu-viên-minh, bản-lai không năng-tác, sở-tác, thì đều như hoa-đốm giữa hư-không, vốn không dính-dáng; chỉ một cái hư-vọng, chứ không có cỗi-gốc manh-mối gì.
Trên đạo lộ tu tập mang theo tâm dục, dù là dục về sở đắc, cũng là một chướng ngại, thuộc sở tri chướng. Phật Quang đại từ điển: Sở tri chướng, thuật ngữ chỉ cho sự tham ái hoặc si mê làm ngăn trở sự giác ngộ; Nghĩa là do sự chấp chặt kiến thức, sở kiến, sở văn của mình, không biết cách xả ly pháp đó, khư khư ôm giữ lấy pháp đó, gọi là sở tri chướng.
Chỉ chấp trước ư sở chứng chi pháp nhi chướng tế kỳ chân như căn bản trí. Hựu tác trí chướng, trí ngại. Vi nhị chướng chi nhất, phiền não chướng chi đối xưng. Vị chúng sanh do ư căn bản vô minh hoặc, toại mê muội ư sở tri chi cảnh giới, phú tế pháp tánh nhi thành trung đạo chủng trí chi ám chướng ngại, cố xưng trí ngại.”
Nghĩa là:
Sở tri chướng, chỉ sự dính mắc nơi pháp chứng được, làm che mờ chân như, căn bản trí. Còn được gọi là “trí chướng” hoặc là “trí ngại”. Sở tri chướng là một trong hai chướng, chướng còn lại gọi là “phiền não chướng”. Chúng sanh do căn bản vô minh, bị mê muội nơi cảnh giới của sự hiểu biết, làm che lấp pháp tánh, chướng ngại ở nơi trung đạo chủng trí, cho nên gọi là ‘trí ngại”.

CÁC PHÁP HÀNH
Theo thiền sư Ajahn Brahmavamso:
Thiền là đường lối để thực hiện sự buông bỏ. Khi hành thiền, ta buông bỏ thế giới phức tạp bên ngoài, để có thể vươn đến thế giới an nhiên bên trong. Trong tất cả các hệ thống huyền học và trong nhiều truyền thống, hành thiền được biết đến như là con đường đi đến tâm thanh tịnh  uy lực. Kinh nghiệm về tâm thanh tịnh này, giải thoát ra khỏi thế giới, rất là vi diệu  hỷ lạc.
Vipassana, mật pháp Kim Cang Thừa, mật giáo của Campuchea, Pháp Thiền Borān,  Thanh Tịnh Đạo, ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Pháp Hành Trì Đức Bồ Tát Địa Tạng, Tứ nhiếp pháp, lục độ, thiền Đông độ (Tổ sư thiền, đại thừa thiền, thoại đầu...) phản văn văn tự tánh, Lăng nghiêm đại định tu chứng viên thông, Lục diệu pháp môn, Tam quán..
Vô số loại Thiền liên quan đến Phật giáo, ngoài ra còn một số Thiền ngoại đạo cũng mang tinh thần giải thoát, tuy không dùng ngôn ngữ nhà Phật, nhưng thấp thoáng tinh thần nhà Phật như Surat Shabd Yoga. Còn những loại Thiền thuộc Yoga, Thiền chuyển luân xa, Thiền xuất hồn, Thiền thánh thai, luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, thiền khí công, Đạo gia, năng  lượng sinh học, Thủy hỏa ký tế, tiểu châu thiên... không đạt đến cứu cánh, nhưng cũng đưa đến các tầng trời từ dục giới đến sắc giới. Những loại thiền dục giới dễ đưa hành giả vào con đường hoang tưởng. Còn những loại tu luyện Thần giáo, ma đạo, tuy không thể gọi là thiền, nhưng chúng cũng cần luyện tập khá công phu, không đòi hỏi tuyệt dục, kết quả nhanh, thu tóm nhiều âm binh được thầy truyền và hỗ trợ một số âm binh theo phò. Số nầy gồm Thiên linh cái, Năm ông, Lỗ Ban, ma xó, bùa ngãi...
Ma tâm có mặt trong 6 cõi dục. Trong dục giới gồm 6 loại hữu tình sau:
Dục giới -  ham muốn về giới tính cũng như khởi tâm những ham muốn khác.
Trong dục giới có 6 loại hữu tình sau:

. 1. Địa ngục 
.
2. 
Ngạ quỷ/Quỷ đói
. 3. 
Súc sinh/Loài thú
. 4. 
Loài người
. 5.
A-tu-la
. 6. Cõi trời ở dục giới gồm có:


Trời Đao lợi hay trời Ba mươi ba
Trời Dạ-ma hoặc trời Tu-dạ-ma
Trời Đâu-suất 
Trời Hoá lạc
Trời Tha hoá tự tại
Trong 6 cõi dục đều có đủ 6 loại ma, tùy hành trạng tâm thức của mỗi hành giả mà xuất hiện loại ma thức tương ứng hóa hiện.
Thiên ma: Là một loại chúng sinh đắm trước vào sự khoái lạc của bản ngã, thích được tự tại, tự do phóng dật. Thiên ma thì cư trú ở trên trời Tha hóa tự tại; chúng rất sợ người tu thành đạo do đó tìm cách phá hoại người tu, làm trở ngại đường giác ngộ.
Tử ma: Hay là sự chết. Chết cũng làm trở ngại công phu tu hành. Chết làm gián đoạn công phu tu hành miên mật của hành giả.
Ấm ma: Là cảnh giới sinh khởi do hành giả quán chiếu, phá vở năm ấm (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) trong quá trình khai mở Phật tánh. Những cảnh giới này gọi là ma vì nó có thể làm hành giả mê muội, khiến họ rơi lạc vào nẻo tà, hoặc giả rơi vào tay của thiên ma. Ấm ma gồm có 50 thứ (mỗi ấm có mười loại).
Phiền não ma: Phiền não ma gồm có tham sân si mạn nghi tà kiến, v.v... là những tâm thái, che lấp chân tâm, trở ngại sự phát triển của trí huệ.
Vì thế, đức Phật khuyến thị: Nhưng các ông còn chưa biết những ma sự nhỏ nhiệm có thể xảy ra lúc tu Chỉ (Shamatha) và Quán (vipashyan). Nếu các ông không thể nhận ra ma cảnh khi nó hiện ra, là do việc thanh tịnh tâm ý của ông không phù hợp với pháp chân thật, nên bị rơi vào tà kiến.
Nếu ông không thể nhận ra ma cảnh khi nó hiện ra.
 Khi các ông công phu phương pháp phản văn văn tự tánh (hướng tánh nghe vào bên trong để nhận ra tự tánh vốn có của mình) thì ma cảnh có thể xuất hiện. Nếu các ông không nhận ra ma và không biết ma là gì, là do việc thanh tịnh tâm ý của ông không phù hợp với pháp chân thật. Vì ông thanh tịnh tâm ý hay “rửa tâm” không đúng, có hơi sai lệch, không phù hợp với chánh tri kiến. Do đó bị rơi vào tà kiến. Nếu chánh tri kiến của các ông không được chân chính (không đúng với chánh pháp) Các ông sẽ bị dính  mắc  vào  ma  cảnh.

Như thế quá rõ, một hành giả như Chân Quang luyện Thiên Linh Cái hay tu bất cứ pháp nào, lúc tâm thức đạt đến trạng thái dị thường, cho đó là thật, bị lạc dẫn vào ma cảnh, một loại ma cảnh mà hàng đêm Chân Quang lên đó đem về khai thị cho đạo chúng những bí mật mà 2500 năm chưa hề được tiết lộ, và những gì Phật chưa nói, giờ đây Chân Quang sẽ nói tiếp. Hành động của ma, bên ngoài cứ như là chơn chánh, nhưng sau đó ló đuôi đều là tà pháp, không những hàng chục năm qua giảng dạy sai lệch giáo lý, tổ chức nội tự mang tính giáo binh, võ thuật, nội chúng kiểm soát lẫn nhau, mà gần đây, việc phóng sinh, đúc đại hồng chung, cài người vào Ban Hướng dẫn Phật tử hướng hoạt động của ban ngành theo sự chỉ đạo của ông ta, đều để lại tai tiếng không ít.
Truyện tranh Nhân Quả cũng như Đỉnh Núi Tuyết đều không dấu được tà ý ma tâm xuyên tạc giáo lý và lịch sử đức Phật. Cái khôn khéo là ông ta kết nghĩa với các chức sắc Phật giáo và mạo nhận giòng họ Hồ lãnh tụ, trong khi các chức sắc không hề hay biết gì về ma tâm của ông ta. Chui lên tới trung ương Giáo hội và chùa Phật Tích trở thành căn cứ địa để Chân Quang hoạt động là một thành công mà toàn bộ Giáo hội không ai làm được.
Sắc giới:
Các vị ở đây thuộc nam tính nhưng đã chấm dứt mọi ham muốn, ăn uống, nhưng còn có khoái lạc. Đây là thế giới của các người trời trong cõi Thiền. Hành giả tu tập thiền định có thể tái sinh trong cõi sắc. Sắc giới gồm bốn cõi, mỗi cõi lại được chia thành nhiều cõi trời khác nhau:
          Trời Sơ thiền với ba cõi sau:
Trời Phạm thân
Trời Phạm phụ
Trời Đại phạm
Có hệ thống ghi thêm cõi trời thứ tư của trời Sơ thiền là trời Phạm chúng

Trời Nhị thiền với ba cõi sau:
Trời Thiểu quang
Trời Vô lượng quang
Trời Cực quang tịnh còn gọi là trời Quang âm

Trời Tam thiền bao gồm:
Trời Thiểu tịnh
Trời Vô lượng tịnh
Trời Biến tịnh

Trời Tứ thiền gồm có:
Trời Vô vân
Trời Phúc sinh
Trời Quảng quả
Trời Vô tưởng
Trời Vô phiền
Trời Vô nhiệt
Trời Thiện kiến
Trời Sắc cứu kính
Trời Hoà âm
Trời Đại tự tại

Có sách xếp trời Vô tưởng, trời Vô phiền, trời Vô nhiệt, trời Thiện kiến, trời Sắc cứu kính, trời Hoà âm thuộc trời Tịnh phạm không thuộc về trời Tứ thiền.


Xứ Không vô biên
Xứ Thức vô biên sa. 
Xứ Vô sở hữu
Xứ Phi tưởng phi phi tưởng

Hành giả tu học Tứ thiền bát định có thể sinh vào bốn xứ này.
Như vậy, 50 ấm ma chỉ xuất hiện trong cõi dục, vì cõi dục là cõi còn nhiều ham muốn, khi dục đã không còn thì vào các cảnh trời Sắc giới và Vô sắc giới, ví dụ môt đoạn sau đây đức Phật dạy:

"A-nan, tất-cả những người tu tâm trong thế-gian, không nhờ Thiền-na, thì không có trí-tuệ.
Người nào giữ được cái thân không làm việc dâm-dục, trong lúc đi, lúc ngồi, đều không nghĩ-nhớ, lòng ái-nhiễm không sinh, không còn ở trong Dục-giới, thì bản-thân liền được làm phạm-lữ; một loài như thế, gọi là Phạm-chúng-thiên. Phạm chúng thiên là cõi trời sắc giới  của sơ thiền. Từ sắc giới trở lên vô sắc, Phật giải thích rất  kỹ từng trạng thái tâm thức để đạt đến cảnh giới tương ưng với sự hành trì.

Tập-quán ngũ-dục đã trừ rồi, tâm ly-dục hiện ra, vui-vẻ thuận theo các luật-nghi, thì người đó liền có thể thực-hành những phạm-đức; một loài như thế, gọi là Phạm-phụ-thiên.


Từ đây đủ hiểu và là thước đo cho những hành giả đang ở mức độ nào của kinh Lăng Nghiêm chỉ rõ: -  A-nan, ba loài-tốt đó, tất-cả khổ-não không bức-bách được; tuy không phải chân-chính tu phép Tam-ma-đề của đạo Phật, nhưng trong tâm thanh-tịnh, những lầm-lạc của Dục-giới không lay-động được, nên gọi là Sơ-thiền.
KHAI-THỊ VỀ NGHIỆP-NHÂN
"A-nan, những chúng-sinh đó, không nhận được tâm-tính bản-lai, chịu cái luân-hồi như thế trong vô-lượng kiếp, mà không chứng được chân-tính thanh-tịnh, đó đều do chúng thuận theo những sát, đạo, dâm, hoặc ngược lại ba cái đó, thì lại sinh ra không-sát, không-đạo, không-dâm; có, thì gọi là loài quỷ, không, thì gọi là loài trời; có và không thay nhau, phát-khởi ra tính luân-hồi.
Hành giả chuyên chính về hướng giải thoát thì không còn bị vướng vào danh - lợi - tình, không bon chen địa vị chức quyền, không kinh doanh tích lũy, không nặng về dâm dục; Những bậc long tượng ẩn sâu non cao núi thẳm, giới đức tinh nghiêm, tự phúc báu đó mà quỷ thần bái phục, thiên nhơn tôn kính, làm gì bị tai tiếng chống đối. Trước khi thành đạo, đức Thế Tôn đã trải qua không biết bao tướng trạng của ma cám dỗ, khủng bố... Thà là tu sĩ chuyên về pháp sự hoằng hóa, một khi bước vào vòng tu luyện đều không tránh khỏi những thử thách của ma quân, tự mình biến thành ma tăng lạc dẫn quần chúng vào cõi địa ngục mà HT Thiền sư Thích Thanh Từ đã thọ ký, và nhiều bậc chân tu, học giả, trí thức đều đánh giá về một Tăng tướng Ma tâm có nguy cơ lủng đoạn Phật giáo Việt Nam.
Ảo giác - hoang tưởng - điên hay Ngáo đá chỉ là hiện tượng, nhưng thực chất nguy hiểm hơn điên hay ngáo đá, vì điên hay ngáo đá là trạng thái thiếu tự chủ trong nhất thời, nhưng tâm ma luôn biết mình làm gì, biết cách tiến thân, chui sâu, leo cao bằng mọi thủ đoạn, mọi việc làm đều có tính toán. Ma khống chế toàn bộ cõi dục 6 nẻo chứ không riêng cõi người. Trong giới hành giả ngũ ấm ma luôn là mối nguy hiểm làm cho hành giả dễ sa chân mắc bẫy. Như thế, Ma Tăng là một hiện tượng của ngũ ấm ma trong kinh Lăng Nghiêm đã được đức Phật chỉ rõ, đây là bệnh đáng thương như kẻ bệnh điên, hay mọi người là kẻ đáng thương dưới mắt của một ma tăng sắc sảo tinh tế luôn chủ động mọi hành động? Điên không biết dâm, không tham tài, không háo sắc, không thủ đoạn, nhưng ma là loại ma mãnh núp dưới lớp áo nhà Phật mới có đất để thỏa tính dâm, đạt đỉnh danh, thu nhiều lợi tức. Đức Phật KHUYÊN ĐOẠN-TRỪ:
"Ông khuyên người tu-hành, muốn được đạo Bồ-đề, cốt-yếu phải trừ tam-hoặc; tam-hoặc không hết, thì dầu được thần-thông, cũng đều là những công-dụng hữu-vi của thế-gian; tập-khí mê-lầm đã không diệt, thì lạc vào đường ma; tuy muốn trừ cái vọng, nhưng lại càng thêm giả-dối; Như-lai bảo là rất đáng thương-xót. Như thế, đều do vọng-kiến tự mình tạo ra, không phải là lỗi của tính Bồ-đề.
Nói như thế ấy, tức là lời nói chân-chính; nếu nói khác thế, tức là lời nói của Ma-vương".

Nếu nhận là chứng bậc thánh, thì có giống ma ngũ-dục vào trong tim gan, một mặt bảo sự dâm-dục là đạo Bồ-đề, dạy các bạch-y bình-đẳng làm việc dâm-dục, những người hành-dâm gọi là trì-pháp-tử; do sức tà-ma nhiếp-phục kẻ phàm-phu trong đời mạt-pháp, số đến cả trăm, như thế cho đến một trăm, hai trăm, hoặc năm sáu trăm, nhiều đến ngàn vạn; khi ma sinh chán, rời-bỏ thân-thể, đã không còn uy-đức, thì sa vào lưới pháp-luật; do gây nghi-ngờ lầm-lạc cho chúng-sinh, phải đọa vào ngục Vô-gián; sai mất chính-thụ, sẽ bị chìm-đắm.
Những gì Chân Quang giảng, nói và viết đều mang tính ma sự, giòng dõi của ngũ ấm ma, uổng kiếp người mà cứ nghĩ mình đã thành đạt trên lộ trình tâm linh giải thoát; nhân hư vọng thì quả phải hư vọng. Ai đã từng nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm đều thấy rõ trạng thái và vị trí của một ma Tăng; để rồi kết quả khi hết phước, ma sinh chán, rời bỏ thân xác, thì sẽ sa vào lưới pháp luật một ngày không xa!

MINH MẪN
13/4/2017
(HẾT)