Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

* ẢO GIÁC - HOANG TƯỞNG - NGÁO ĐÁ (3)



VẤN ĐỀ CƠ BẢN


Như bài 2 đã phân tích về sinh sản đơn tính. Nay tiếp tục đi sâu để hiểu thêm về sự phân mảnh vô tính trong các sinh vật đa bào hay cụm là hình thức sinh sản vô tính khi mà một cơ thể tách ra thành các mảnh. Mỗi mảnh này sẽ phát triển đầy đủ thành các cá thể trưởng thành và là bản sao của cơ thể chính. Ở các loài 
động vật da gaihình thức sinh sản này còn được gọi là sinh sản kiểu phân cắt.

Vậy cơ thể được sanh ra bởi vô tính, sẽ ảnh hưởng toàn bộ cơ thể mẹ, hay nói cách khác là bản sao của cơ thể gốc. Nếu thế, gen di truyền từ mẹ mà La Hầu La thụ hưởng, không liên can gì đến đức Phật Thích Ca. Bảo rằng Thánh tính đã un đúc trong thai bào như thai bào của bà Maria ươm mầm Thánh tính cho Chúa Jesus mà không liên can huyết thống với mẹ, theo một số nhà nghiên cứu Thần học, cho đây là thuộc loại suy diễn, không y cứ theo luận chứng khoa học.

Toàn bộ giáo lý nhà Phật, hoàn toàn y cứ trên tiến trình thực tế, kể cả giới luật, do vậy, không hề suy diễn viễn vông. Trên cơ bản khoa học, La Hầu La có sẵn hạt giống Thánh tính, thì ít ra, Da Du Đà La cũng mang gen Thánh nữ.

Theo Kito giáo - Thụ thai không có sự cộng tác của nam giới, sinh con mà vẫn còn nguyên vẹn, sau khi sinh vẫn còn đồng trinh.

Chân Quang chưa xác định rõ Da Du Đà La có được đồng trinh như thế không, có còn nguyên vẹn sau khi sanh không. Nếu không đề cập rõ như thế, có nghĩa Chân Quang chưa hiểu hết về sự đồng trinh nguyên mẩu như bà Maria, mà chỉ hiểu sinh sản đơn tính là sự đồng trinh nửa vời!

Một quan điểm khá thoáng mà Lutheran tin rằng Đức Maria đồng trinh khi thụ thai Chúa Kitô nhưng phần lớn cộng đồng Luther cho rằng Mẹ có nhiều con tự nhiên khác và do đó không trọn đời đồng trinh. Điều này dựa trên các trích đoạn nhắc đến các anh chị em của Chúa Giêsu trong 
Tân Ước (Ga 2:12; Ga 7:3-5) và mặc dù Đức Maria không giao hợp với Thánh Giuse trước khi sinh ra Chúa Giêsu (Mt 1:18), nhưng điều đó không có nghĩa là ngài không bao giờ giao hợp.

Nghĩa là - theo Maria trong Tin Lành thì vẫn chấp nhận Jesus được bà Maria sinh ra, trước đó đồng trinh, sau khi sinh không còn đồng trinh. Tin như thế đã là thực tế 50%.

Kito giáo xác định rằng Ðức Chúa Giêsu "bởi phép Ðức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Ðức Trinh Nữ Maria.". Vậy là tín điều nầy thoát khỏi lối sinh sản phân mảnh.

Còn La Hầu La, Chân Quang không cho phép Chúa Thánh thần truyền thụ vào Da Du Đà La, cũng không ghép vào loại tách chồi, phân mảnh đa bào, vậy là Chân Quang đã đứng ngoài nguyên lý cơ bản của khoa học mà cũng không bị ràng buộc trong tín điều suy diễn. Phải chăng đây là cái nhìn mới mà Chân Quang thấy được từ cõi vô hình, hay Chân Quang lập thành luận thuyết hoang tưởng?

Theo Phật giáo, chúng sanh có bốn loại:

- thai sanh như người, trâu bò, dê chó.../ - noãn sanh như chim, gà, ngổng, rắn.../ - thấp sanh còn gọi là nhân duyên sanh, nóng lạnh hòa hợp mà sinh sản như tôm, cá, muỗi, dòi bọ,.../ - hóa sanh như hữu tình ở cõi trời, địa ngục, 9 cõi (cửu hữu): Người và trời cõi dục - trời Phạm chúng - trời Cực Quang Tịnh - trời Biến tịnh - trời Vô tưởng - trời Không vô biên - trời thức vô biên - trời Vô sở hữu - trời phi phi tưởng (Phật Quang đại từ điển).

Nếu sinh sản vô tính như loài thấp sanh trong cõi vật thể hữu hình này thì hóa ra La Hầu La thuộc loại nóng lạnh hòa hợp mà có, cùng giòng họ với tôm cua, cá, muỗi, dòi bọ. Còn sinh sản theo kiểu hóa sanh chỉ có ở cõi trời và địa ngục thì đâu cần có Da Du Đà La, nghĩa là tự nhiên mà hiện ra.

Tóm lại, sinh sản đơn tính theo Chân Quang, không thuộc khoa học, không thuộc tín điều như Kito giáo, không thuộc hóa sanh hay thấp sanh theo nhà Phật, có lẽ đây là phát minh mới mà gần 3.000 năm qua chưa hề ai biết; vượt ra ngoài nguyên lý của cuộc sống. Cho nên mới bảo - BÍ MẬT SAU HƠN 2500 NĂM MỚI ĐƯỢC HÉ LỘ VỀ CUỘC ĐỜI ĐỨC PHẬT do Chân Quang tuyên bố.

Hãy theo dõi tiếp về nguyên tắc khoa học. Sự chuyển đổi giữa sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính(Wikipedia)

Một vài chủng loài chuyển đổi giữa sinh sản hữu tính và vô tính theo chiến lược. Đó là một khả năng đặc biệt, gọi là sự dị giao (heterogamy), tùy thuộc vào các điều kiện. Sự chuyển đổi luân phiên này được thấy ở vài loài luân trùng và một số côn trùng, chẳng hạn như một số loài 
rệp, sẽ thay đổi trong vài điều kiện nhất định, sinh ra trứng mà không qua giảm phân, do đó tự nhân bản chúng. Loài ong Apis mellifera capensis ở mũi Hảo Vọng có thể sinh sản vô tính qua một quá trình gọi là thelytoky. Một vài chủng loài lưỡng cư, bò sát, chim cũng có khả năng tương tự. Ví dụ loài giáp xác nước ngọt Daphina sinh sản bằng phương pháp trinh sản(parthenogenesis) vào mùa xuân để gia tăng mật độ trên các ao hồ. Sau đó chuyển sang sinh sản hữu tính vì mức độ cạnh tranh và tìm mồi. Một ví dụ khác là loài luân trùng monogonont thuộc chi Brachionus, sinh sản thông qua trinh sản theo chu kỳ: khi mật độ bầy đàn thấp, những con cái sẽ sinh sản vô tính. Còn khi mật độ bầy đàn cao hơn, một tín hiệu hóa học sẽ tích lũy và gây ra sự chuyển đổi sang sinh sản hữu tính. Nhiều loài sinh vật nguyên sinh và nấm cũng chuyển đổi giữa sinh sản hữu tính và vô tính. Một số thực vật sử dụng cả sinh sản vô tính lẫn hữu tính để tạo ra cây mới, vài chủng loài chuyển đổi từ hình thức sinh sản chính là hữu tính sang vô tính trong nhiều điều kiện môi trường đa dạng.

Còn một loại sinh sản vô tính, đó là từ ống nghiệm -Ngày 23/2/1996, các nhà khoa học thuộc Viện Roslin, Scotland thông báo thành công trong việc cho sinh sản vô tính cừu Dolly. Từ đó đến nay đã 10 năm, mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng sự ra đời của cừu Dolly đã hứa hẹn nhiều ứng dụng quan trọng trong cuộc sống nhân loại.

Bước đột phá đầu tiên. Dù đã mất cách đây nhiều năm, nhưng cừu Dolly đã đi vào lịch sử y học với tư cách là động vật hữu nhũ đầu tiên trên thế giới ra đời bằng từ công nghệ sinh sản vô tính. Việc tạo ra cừu Dolly được thực hiện bằng công nghệ gọi là "chuyển giao nhân tế bào thân thể".
Theo đó, nhân của trứng sẽ được lấy ra khỏi trứng và được thay thế bằng nhân tế bào của con vật được chọn để nhân bản. Sau đó trứng sẽ được xử lý bằng điện hay hóa chất để chuyển hóa thành phôi trước khi được cấy vào tử cung của con vật.
Từ đó đến nay, các nhà khoa học tiếp tục nhân bản thành công hàng chục loài động vật khác, như bò, dê, heo, ngựa, hươu, la, chuột, mèo, chó, và cả những loài động vật hiếm và đang bị đe dọa tuyệt chủng, như bò hoang Java, mèo hoang châu Phi...
Để tạo ra cừu Dolly, các chuyên gia đã phải trải qua đến 277 lần thực hiện sinh sản vô tính mới thành công. Ngày nay, tính trung bình, cần từ 150 đến 200 lần thực nghiệm để nhân bản được một con vật. Rõ ràng là tình hình có cải thiện, nhưng chưa nhiều...
Người sinh sản vô tính theo phương pháp khoa học:-
Hiện nay, việc sử dụng tế bào mầm đang là một vấn đề đang gây tranh cãi. Nhiều 
người cho rằng tế bào mầm của bào thai là bất khả xâm phạm. Do đó, tế bào mầm ở người trưởng thành đang được xem là một sự lựa chọn để thay thế. Do còn nhiều điều kiện chưa thuận lợi nên cho đến nay, vẫn chưa có nhiều trường hợp dùng tế bào mầm để thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể con người.

Thế nhưng, điều khiến công chúng quan tâm hơn cả, đó là việc nếu người ta có thể cho sinh sản vô tính một động vật như cừu Dolly, thì liệu có thể tạo ra con người từ sinh sản vô tính không?

NGHIÊN CỨU SINH SẢN VÔ TÍNH Ở NGƯỜI: Còn dè dặt
Mặc dù nhiều nỗ lực đang được tập trung vào lĩnh vực nhân bản động vật, nhưng các nhà khoa học vẫn quan tâm đến vấn đề sinh sản vô tính ở con người. Có nhiều nhóm chuyên gia trên khắp thế giới đã cố gắng tạo ra những dòng tế bào mầm từ phôi người vô tính nhưng chưa có ai thành công cả.

Người ta vẫn còn nhớ xì-căng-đan liên quan đến ông Hwang Woo Suk, thuộc trường Đại học Quốc gia Seoul.

Ông này từng tuyên bố đã tạo ra những dòng tế bào mầm từ phôi người vô tính, và báo cáo của ông đã được đăng tải trên tạp chí Nature, một tạp chí khoa học uy tín của giới chuyên môn. Rốt cuộc, người ta phát hiện ra rằng nội dung báo cáo đó là sai sự thật.

Không ít người cho rằng nhân bản người là một việc làm trái đạo đức. Theo quan điểm của họ, một phôi vô tính là một mầm sống tiềm tàng của con người, nên việc phá hủy một mầm sống như thế là sai trái. Họ cho rằng việc tạo ra phôi vô tính là một vấn đề rất khó chấp nhận về mặt đạo đức.

2001: Anh trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa các phương pháp nhân bản vô tính con người cho mục đích nghiên cứu. 

                             

                        * * *

Như vậy, việc hạ sinh La Hầu La thuộc loại nào? Chả lẽ La Hầu La thuộc loại "thấp sanh" do nóng lạnh mà thành? Nếu La Hầu La được "hóa sanh" như chư Thiên và địa ngục thì đâu phải con người? Chả lẽ Da Du Đà La thuộc loại lưỡng tính? Bởi vì theo luận cứ khoa học thì Da Du Đà La không thuộc loại tách chồi, phân mảnh hay chuyển đổi hữu tính sang vô tính theo nhu cầu chiến lược? Cũng không thuộc loại nhập Thần như Kito giáo. Lúc bấy giờ khoa học chưa có kỹ năng tách trứng chuyển thành phôi như ngày nay, La Hầu La cũng không ra đời bằng phương pháp ống nghiệm như ngày nay. Quả đây là loại phát minh mới của một hành giả chìm ngập trong ngũ ấm ma mà Phật đã nói với ngài ANan. Sẽ xét sau về bệnh hoang tưởng từ ngũ ấm ma lạc dẫn.
                         

                             * * *
Phân tích về sản sanh đơn tính xong, ta hãy hiểu sơ qua về sinh sản hữu tính: Sinh sản hữu tính (Wikipedia)
Sinh sản hữu tính là một quá trình sinh học tạo ra các sinh vật mới bằng cách kết hợp vật liệu di truyền từ hai cá thể khác nhau của loài. Mỗi sinh vật bố mẹ góp một nửa yếu tố di truyền tạo ra giao tử đơn bội. Hầu hết sinh vật tạo ra hai kiểu giao tử khác nhau. Trong các loài bất đẳng giao (anisogamous), hai giới tính gồm đực (sản xuất tinh trùng hay tiểu bào tử) và cái (sản xuất trứng hay đại bào tử). Trong loài đẳng giao (isogamous), các giao tử là tương tự hoặc giống hệt nhau về hình dạng, nhưng có thể chia tách thuộc tính và sau đó chúng có thể được đặt những tên gọi khác nhau. Ví dụ, trong tảo lục, Chlamydomonas reinhardtii, chúng có các giao tử dạng "cộng" và "trừ". Một vài sinh vật như ciliates, chúng có nhiều hơn hai loại giao.
Nhìn chung, khi một cặp cá thể sinh sản hữu tính, con cái của chúng sẽ thừa kế ngẫu nhiên một allele từ bố và một allele từ mẹ. Những phát hiện về sự di truyền riêng rẽ và sự phân ly của các allele được phát biểu chung với tên gọi Quy luật thứ nhất của Mendel hay "Quy luật phân ly".
Một khi được sinh ra bởi giao hợp từ hai cá thể, chủng tử đó là hậu quả tất yếu mang tính di truyền của cá thể nào mạnh hơn thì đặc tính đó trội hơn. Đặc tính cá thể còn lại không mất mà ẩn tàng gọi là lặn. La Hầu La dĩ nhiên ảnh hưởng gen di truyền của Đức Phật mạnh hơn nên mới nhập vào Tăng đoàn để là một trong thập đại đệ tử của Phật trở thành Thánh Tăng, vậy ảnh hưởng gen di truyền đó không thể là sinh sản vô tính ở một động vật. 

(Khi đức Thế tôn trở về Hoàng cung, La Hầu La theo lời mẹ, chạy lại bạch Phật - Thưa cha, xin cha chia gia tài cho con, Đức Phật xoa đầu La Hầu La, và sau đó, gia tài Thánh chủng được đức Thế Tôn chuyển giao cho La Hầu La trong thập đại đệ tử lúc bấy giờ).
                                              * * *

Qua lãnh vực phát hiện mang tính "cõi trên" của Chân Quang mà gần 3000 năm mới được tiết lộ. RAHULA HẠ SINH là DO TÂM KHÁT KHAO CÓ CON CỦA CÔNG NƯƠNG YASHODARA, ĐỒNG THỜI để THỎA MÃN yêu cầu của VUA SUDHODANA (vua Thịnh Phạn) là nếu Thế Tôn lúc đó có con thì mới được xuất gia.
Công nương Da Du Đa La khát khao do "tính dục" hay khát khao với sự "truyền giống"? Công nương đã có khả năng sinh sản đơn tính thì cần gì đến "tính dục" mà chỉ cần "nhu cầu chiến lược"; phải chăng "nhu cầu chiến lược" đó là THỎA MÃN yêu cầu của VUA SUDHODANA.
Theo kinh điển, vua cha được Đạo sĩ già tên Asita (A Tư Đà), ẩn tu trên Himalaya đoán Thái tử sau này "... Thái tử này sẽ chứng:

Tối thượng quả Bồ Đề
Sẽ chuyển bánh xe pháp
Thấy thanh tịnh tối thắng
Vì lòng từ thương xót
Vì hạnh phúc nhiều người
Và đời sống phạm hạnh
Được truyền bá rộng rải..."
(Sutta-Nipata, Kinh tập, 101)


Càng yêu thương quý trọng con, Vua Tịnh Phạn lại càng lo sợ Thái tử sẽ không nối nghiệp ngai vàng, mà sẽ xuất gia tìm đạo như lời tiên đoán của đạo sĩ Asita. Càng lớn lên, Thái tử càng lộ vẻ trầm tư về cuộc sống. Bởi thế, vua cùng triều thần sắp đặt nhiều kế hoạch để giữ Thái tử ở lại với ngai vàng. Vua Tịnh Phạn đã cho xây 3 cung điện nguy nga, tráng lệ cho Thái tử thay đổi nơi ở hợp với thời tiết quanh năm của Ấn Độ. Hàng trăm cung phi mỹ nữ giỏi đàn ca hát múa được tuyển chọn để túc trực hầu hạ Thái tử.

Đức Phật đã đề cập đến quãng đời này trong kinh Tăng Chi I như sau: "... Này các Tỳ kheo, ta được nuôi dưỡng tế nhị, quá mức tế nhị; các hồ nước được xây lên, một hồ trồng hoa sen xanh, một hồ sen đỏ và một hồ sen trắng... Đêm và ngày, lọng trắng được che trên đầu ta, để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ, sương. Này các Tỳ kheo, 3 lâu đài được xây dựng cho ta, một cái cho mùa Đông, một cái cho mùa Hạ và một cái cho mùa mưa... Các vũ công đàn hát múa xung quanh ta..."
Không muốn Thái tử chứng kiến cảnh khổ đau của kiếp sống, không muốn tâm xuất gia của Thái tử tăng trưởng; Thái tử vừa tròn 16 tuổi, Vua Tịnh Phạn vội tiến hành lễ thành hôn cho Thái tử với Công chúa một nước láng giềng - Da Du Đà La - con Vua Thiện Giác, một trang quốc sắc thiên hương, hy vọng sẽ buộc chặt đôi chân của Thái tử ở lại với ngai vàng. Kinh điển rõ như thế, không  nơi nào nói do nhu cầu có cháu nội mới cho Thái tử xuất gia.
                                                  * * *

Thêm một sai lầm lớn khi sử dụng từ: ĐỒNG THỜI để THỎA MÃN yêu cầu của VUA SUDHODANA (vua Thịnh Phạn) là nếu Thế Tôn lúc đó có con thì mới được xuất gia.Lúc bấy giờ mới là Thái tử, chưa đi tu làm sao gọi là Thế Tôn, mà đã là Thế Tôn sao lại có con? Mà đã là Thế Tôn thì cần gì bỏ vương cung đi tầm đạo? Và chả thấy kinh điển nói đến điều kiện vua Tịnh Phạn đặt điều kiện cho Thái Tử như thế. Có lẽ Chân Quang thay mặt vua cha đặt điều kiện cho Thái Tử trước khi bỏ hoàng cung ra đi!!!
"Về sau này, ai mà cứ nghĩ rằng Thế Tôn đã không thanh tịnh vì đã có con là Rahula, thì những kẻ đó bị tổn phước nặng nề, khó thoát khỏi dâm dục"
Chả bao giờ ai dám nghĩ Thế Tôn có con hay Thế Tôn không thanh tịnh, vì Thế Tôn đã là Phật rồi; chỉ có Chân Quang mới dám nghĩ thế nên Chân Quang vẫn còn vướng nặng vào vòng dâm dục với tập thể Ni chúng và tín đồ.

Những đoạn trên đây, không những hư cấu hoang tưởng sai lệch lịch sử đức Phật mà còn nhận xuống bùn đen do óc hoang tưởng hay cố tình hoang tưởng để làm lệch hướng thực tế về cuộc đời Thái tử cũng như gương sáng của đức Thế tôn.

Phật tự xác nhận ngài không phải là vị Thần có khả năng ban phước giáng họa, không phải là đấng sáng tạo, ngài chỉ là con người mà là con người tự mình thoát khỏi trầm luân, mê lầm của một chúng sanh. Qua lịch sử cho thấy, Thái tử  nhìn vợ con lần cuối đang ngủ say, ngài cùng Sa Nặc cỡi ngựa Kiền Trắc vượt khỏi hoàng thành giữa đêm khuya. Việc ra đi như vậy là không có sự thỏa thuận của vua cha và công nương, sao gọi làĐỒNG THỜI để THỎA MÃN yêu cầu của VUA SUDHODANA (vua Thịnh Phạn) là nếu Thế Tôn lúc đó có con thì mới được xuất gia. Bẻ cong lịch sử là một xuyên tạc chứ không phải là một tôn vinh. Nếu xem là một tôn vinh thì là một tôn vinh mù quáng, ác ý để ngoại đạo xuyên tạc đức Phật.

                                             * * *

Toàn bộ bài giảng lâu nay của Chân Quang mang tính hoang tưởng như sự hoang tưởng năm anh em Kiều Trần Như là an ninh chìm do vua Tịnh Phạn cho theo bảo vệ Thái tử lúc tầm đạo; trong khi đó: 

"... sau một thời gian, người lại nhận ra rằng không thể tiến bộ thêm nữa. Do đó, Tất Đạt Đa tham gia cùng với năm nhà tu hành ở trong rừng Benares để tu luyện bằng cách hành xác, ăn cực ít và trải nghiệm sự khắc khổ. Từ đó trở đi, người ta bắt đầu gọi hoàng tử Tất Đạt Đa dưới cái tên Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni), nghĩa là “nhà hiền triết của dòng họ Thích Ca”. Sau khi tu luyện như vậy được sáu năm, Thích Ca Mâu Ni phát hiện ra rằng ông chưa đạt được sự giác ngộ nhưng thân thể của ông đã trở nên vô cùng suy kiệt, ông lại từ giả năm vị khổ hạnh đó ra đi tự tìm chân lý".
Chứng cứ thế nầy, chúng ta hiểu thế nào về sự hoang tưởng gán ghép trái lịch sử của Phật giáo?
Điên còn gọi là thần kinh, một trạng thái không kiểm soát được hành vi, lời nói và suy nghĩ của mình. Đó là một trạng thái kéo dài thời gian, có thể suốt đời, nhưng Ngáo Đá là trạng thái phấn kích nhất thời, cũng không làm chủ hành vi của mình trong lúc tác dụng ma túy đá còn luân lưu trong huyết quản, chỉ kéo dài vài giờ. Chân Quang không hẳn thuộc loại thần kinh phân liệt đưa đến điên, vì còn trí khôn để tìm thế lực dựa dẫm, biết sử dụng đồng tiền đúng chỗ có lợi cho mình, nhưng trong một lúc bốc đồng, máu hoang tưởng tác động ăn nói vung vít, không biết tàm quý, dù vừa phạm trọng giới mà vẫn ăn nói như Thánh. Chúng ta cần thông cảm cho kẻ bệnh hoạn hay cần bảo vệ tiền đồ Phật giáo trong buổi pháp nhược ma cường???


                                         MINH MẪN
                                          02/4/2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét