Thứ Tư, 27 tháng 9, 2017

* NHÂN CÁCH VÀ TÂM THỨC



NHÂN CÁCH là vấn đề cơ bản của "tâm lý học"; khoa tâm lý cho rằng nhân cách được hình thành bởi 3 yếu tố: - xã hội, sinh học và tâm lýCon người là một động vật tự hữu về hoạt động, một phần chịu ảnh hưởng bởi giáo dục, bởi cộng đồng xã hội và cuộc sống chung quanh. Ngoài vấn đề nhận thức tiếp thu từ ngoại cảnh, ý thức tự thân còn chịu ảnh hưởng không nhỏ về tập khí mà nhà Phật gọi là hạt giống tiềm ẩn trong tâm thức. Điều này tạo nên sắc thái cá biệt từ ý thức đến nhân cách. Nhân cách có thể thay đổi tùy hoàn cảnh, tuổi tác và sự cố.

1. NHÂN CÁCH: "Là tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người". Hiểu như thế chỉ xét về mặt hiện tượng. Nếu hiểu nhân cách phát xuất từ bản chất, một phần chịu ảnh hưởng từ bản chất, thì nó không chỉ thuộc "tâm lý cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người"  mà còn là ảnh hưởng đến nguyên tố tập khí được huân tập nhiều đời. Ví dụ, trẻ con sinh ra, chưa ảnh hưởng "bản sắc và giá trị xã hội", nó có thể biểu hiện giận dữ, la hét, trìu mến, ghét bỏ khi có nhu câu đói khát, ẳm bồng... Bản chất hung tợn hay dịu dàng đó cũng đã thể hiện bản tính của đứa trẻ vừa chào đời. BẢN CHẤT là một phần nói lên tổng thể tạo thành nhân cách.

2. NHÂN CÁCH: là một tổng thể liên kết bởi giữa khả năng và đức hạnh, ý thức và phẩm chất. Một khi ý thức và đức hạnh vượt trội thì nhân cách có khuynh hướng hoàn chỉnh. Do đó, giáo dục là môi trường tác động đến ý thức và phẩm chất đưa đến hoàn thiện.
Ngoài môi trường giao tiếp, môi trường giáo dục, ý thức nhân phẩm, đôi khi nhân cách được thay đổi bởi những tai nạn, bệnh lý, giải phẫu hay các tác nhân ảnh hưởng đến não bộ. Thường xuyên ảnh hưởng phim ảnh bạo lực hoặc tình cảm.Nhân cách cũng có khuynh huớng chịu ảnh hưởng phần nào về môi trường đó. Yếu tố gen di truyền ảnh hưởng mạnh khi tuổi chưa đủ phát triển, và ảnh hưởng một phần về nhân cách khi đã hội nhập tạp tính với môi trường sống.
Một sinh thể được huân tập hạt giống mạnh về đạo đức, gặp môi trường tín ngưỡng, tâm linh sẽ dễ hội nhập và kích thích đức tin; cũng thế, tập khí bất thiện mạnh thì dễ tăng trưởng tội ác khi gặp môi trường bất thiện. Khi hạt giống bất thiện gặp môi trường thiện lành, hạt giống bất thiện không có điều kiện sanh sôi nẩy nở thì môi trường thiện lành cũng hạn chế được phần nào sự tăng trưởng của hạt giống bất thiện. Do vậy, hình thành nhân cách được thể hiện trong môi trường nhất định.
Môi trường sinh hoạt góp phần đáng kể để điều chỉnh nhân cách, các tổ chức hội đoàn, tôn giáo, nghiệp vụ... thường xuyên tập họp nhân sự để truyền đạt kiến thức tạo thành một nhân cách theo khuynh hướng riêng. Một cán bộ chính trị luôn thể hiện một nhân cách bản lãnh và linh hoạt tùy hoàn cảnh, tùy đối tượng. Lãnh tụ chính trụ có một phong cách lôi cuốn quần chúng. Một lãnh đạo tôn giáo luôn truyền đạt giáo lý, giáo điều để tăng trưởng đức tin về một đấng tối cao. Ngoại trừ Phật giáo, giúp cho tín đồ trở nên hoàn thiện chính bản thân, có một nhân cách nghiêm túc, thánh thiện, từ bi đủ tạo niềm tin cho tha nhân trong cuộc sống thực tại. Là một hành giả, Phật giáo giúp một con đường hóa giải nghiệp thức, thánh hóa tự thân, vượt thoát mọi cám dỗ ràng buộc của đời thường, làm chủ chính mình mà không lệ thuộc vào tha lực siêu thực.
3. TÂM THỨC: "Trí tuệ, tâm trí và tiềm thức là ba chiều của không gian tâm thức". Sự vận hành của tâm thức tức là sự vận hành cùng lúc của trí tuệ, tiềm thức và tâm trí. Trong tiềm thức có cả bản năng và trực giác trong trạng thái vô thức. Bản năng là chủng tử tự nhiên được tích lũy sâu kín trong tiềm thức. Tâm thức được phát triển, theo phạm trù tâm linh là trí tuệ phát triển cùng lúc vắng bóng kiến thức và khai mở tiềm thức.
Các nhà khoa học, Ông Francis Grick giai đoạn đầu ông ta quan niệm tâm thức nằm ở những neurones, lớp sâu thứ năm của vỏ não, nhưng sau đó, ông đồng quan điểm của Phật giáo cùng những đồng nghiệp là khi ngũ căn tiếp xúc ngũ trần, có tác động của ý thức thì tâm thức bắt đầu hoạt động. Theo khoa học, tâm thức nằm tại trung khu thần kinh, như hạt đậu nằm góc vuông từ đỉnh đầu thẳng xuống tiếp giáp với điểm hai chân mày chạy thẳng vào não. Nhưng khi giải phẫu thì đó chỉ là trung tâm hoạt động của não bộ mà không tìm thấy hình dạng nào của "tâm thức". Đồng thời tâm thức vẫn luân lưu để duy trì sự tồn tại tự thể khi căn và trần không giao tiếp nhau, nghĩa là tâm thức vẫn không hề gián đoạn, nó tự khởi hiện những chủng tử từng được huân tập.

Ví dụ nhớ lại quá khứ, hình ảnh cố nhân tái hiện trong tâm tưởng. Mặc dù "hằng chuyển như bộc lưu" nhưng tâm thức vẫn kinh qua bốn trạng thái: cảm thọ - tri giác - hành động và nhận thức. Bốn trạng thái của tâm thức là hạt giống chuyển vào A Lại Da Thức.Hoạt động độc lập của tri thức là tư duy, tư duy có hai khía cạnh tà niệm và chánh niệm. Tà niệm mang tính tiêu cực (tà nghiệp) và chánh niệm mang tính tích cực (chánh nghiệp). Để thanh lọc và định hướng tư duy, toàn bộ giáo lý nhà Phật đều là những phương cách điều hướng con người gieo chủng tử chánh nghiệp. Pháp cú, phẩm "Không phóng dật" Phật dạy:

Chớ sống đời phóng dật - chớ mê say dục lạc - không phóng dật, Thiền định - Đạt được an lạc lớn.

Bởi theo Duy thức: Do nhất thiết chủng thức - như thị như thị biến - dĩ triển chuyển lực cố - bỉ bỉ phân biệt sanh. Do tâm thức luân biến nên một bậc Alahan phải: Thị vô phú vô ký - Xúc đẳng diệc như thị - Hằng chuyển như bộc lưu - A La Hán vị xả.

Thánh nhân từng bảo: tư tưởng thể hiện ra bản chất và hành động, tư tưởng thế nào thì con người như thế ấy. Do vậy, một tội phạm luôn nung nấu những ý tưởng tà tâm. Một hành giả hướng đến con đường giải thoát, luôn duy trì miên mật một chánh niệm qua pháp hành. Người bình thường, không là tội phạm, cũng không là hành giả thánh thiện, tư tưởng luôn chuyển biến như dòng thác chảy lẫn lộn thiện ác, xấu tốt, đó là lý do trầm luân miên viễn.

Một Phật tử đã chấp nhận mình là con Phật, đi theo đạo lộ Phật dẫn dắt thoát khỏi sanh tử luân hồi, chánh niệm và pháp hành luôn là hành trang chuẩn bị ngay kiếp hiện tại để khi xả báo thân sẽ là con đường sáng của tuệ giác thoát khỏi trầm luân.

NHÂN CÁCH và TÂM THỨC, tuy hai nhưng là một. Tâm lý học, phân tâm học, xoay quanh hiện tượng tâm lý để tìm mấu chốt cho định giá nhân cách, nhưng vẫn lúng túng khi giòng chảy tâm thức như thác đổ. Duy thức đã chỉ cho thấy: Do giả thuyết ngã pháp - hữu chủng chủng tướng chuyển - Bỉ y thức sở biến - thử năng biến duy tam.

Mấu chốt mọi hiện tượng chấp ngã chấp pháp mà mọi sự phát sanh, giải quyết mắt xích cơ bản của tâm thức thì bản chất nhân cách sẽ hiển lộ.

MINH MẪN
27/9/2017

Vùng tệp đính kèm

Thứ Năm, 21 tháng 9, 2017

"CÂY ĐA CHÙA ÔNG" - QUẢNG BÌNH




Quảng Bình, tuy vùng đất nghèo nằm ngay eo thắt nhỏ nhất của hình chữ "S" từ Đông sang Tây, thế nhưng, hàng năm phải hứng chịu ngọn gió Lào nóng bỏng và thỉnh thoảng gặp lắm thiên tai. Cũng như Quảng Trị, Quảng Bình hứng chịu nhiều tan thương trong cuộc chiến vừa qua. Dân cư tan tác, một số di dân vào Nam năm 1954, một số tha phương lập nghiệp sau năm 1975, nơi ấy, quê hương từng sản sanh lắm anh hào trứ danh đi vào lịch sử thì cũng không thiếu những biểu tượng danh thắng để người ra đi vẫn còn nhớ đến nhà thờ "Tam Tòa - Tháp nước và Cây đa chùa ông". Người còn lại thi thoảng đến chiêm ngưỡng  di tích ấy như một chứng tích đau lòng của dân tộc.

1*./ Sau khi thống nhất hai miền, cư dân trở về sinh cơ lập nghiệp, các tôn giáo cũng bắt đầu hồi sinh. Thật ra chỉ có Phật giáo hồi sinh, vì hậu quả cuộc chiến, cơ sở Phật giáo trở về số "0". Thiên Chúa giáo, tuy tín hữu chỉ còn nhóm nhỏ (chưa đến 1.000 người), vẫn ở lại sau hiệp định Geneve, họ duy trì Giáo xứ Tam Tòa, cho dù nhà thờ bị dội bom, còn lại mặt tiền tháp chuông, ngày nay đã được tái thiết trên khu đất không xa chỗ cũ. Riêng Phật giáo, mãi đến năm 2010 mới chính thức thành lập BTS PG tỉnh. Trong 7 năm qua, với 2 bàn tay trắng, HT trưởng BTS đã xây dựng cơ sở ban đầu, tổ chức các BTS cấp quận huyện; tiến hành xin lại một số cơ sở trước đây thiếu thầy chăm sóc, trong có "CÂY ĐA CHÙA ÔNG" là một cơ sở Tôn giáo từng đi vào danh sử  tỉnh, một trong ba biểu tượng khó phai của Quảng Bình: "nhà thờ Tam Tòa - tháp nước và Cây đa chùa Ông", hiện do phòng Văn hóa Thông tin thành phố Đồng Hới sử dụng.

2*./ "Cây đa chùa Ông" là một địa danh, nằm tại làng Đồng Đình, phường Hải Đình, TP Đồng Hới, có mặt trên 400 năm, phát sinh do huyền sử từ một vị sư hướng Bắc vào, tìm thuốc trường sanh bất tử. Một đêm, tại Quảng Trạch,do Thần nhân mách bảo đến khu đất trống, gần chân núi Thần Đinh, xuất hiện cây "đa", ông ta đem đến trồng tại địa điểm hiện nay, có ngôi chùa Ông mà người dân thường gọi là: "Cây đa chùa Ông, nhưng chùa Ông được các nhà nho, Phật tử trong vùng nể trọng và ái mộ nhất, vì nơi đây ngôi chùa gắn liền với sự tích cây đa." Khu Phố Chợ với phường Đồng Đình thời ấy có 4 ngôi chùa là: chùa Kiên Bính, chùa Ông Cán, chùa Thầy Phùng và Chùa Ông Cụm, chùa rất linh thiêng có ấn tượng sâu sắc đối với người dân nhất là ngôi Chùa Ông.

Gọi là chùa Ông, vì phần lớn các chùa phía Bắc, ngoài thờ Phật còn thờ Quan Thánh hoặc Tứ phủ, vì thế tuy là chùa Phật, nhưng thờ Ông, cư dân gọi là chùa Ông. Chứng tích còn cho thấy các pho tượng Phật, tượng ông Tiêu, các dãy nhà Tăng trước kia là cơ sở sinh hoạt Phật giáo chứ không phải cơ sở tín ngưỡng nhân gian như chính quyền tỉnh trả lời trong văn bản gửi cho BTS PG tỉnh Quảng Bình. Do chứng tích đó, BTS PG tỉnh đã gửi văn thư xin thu hồi phục hoạt lại cơ sở đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng cho quần chúng địa phương là  điều đúng.

3.*/ Trong văn bản số 1699/ UBND-NC ngày 18/9/2017, UBND tỉnh Quảng Bình phúc đáp thư thỉnh nguyện của ĐĐ phó thư ký kiêm chánh văn phòng Phật giáo tỉnh và công văn của HT Trưởng BTS PG tỉnh Quảng Bình. UBND tỉnh trả lời:

1/ Chùa Ông mà BTS PG tỉnh đề cập tại văn bản số 95/ TrT - BTS và tại trình thư kiến nghị", trước đây thực chất là một công trình tín ngưỡng nhân gian, đến nay, chưa có các cứ liệu chứng minh đó từng là một công trình Phật giáo..... Phần đất mà BTS PG tỉnh đề nghị công nhận cơ sở Phật giáo.... đã được UBND tỉnh công nhận là chứng tích tội ác chiến tranh.. .đã được TP Đồng Hới xây dựng nhà truyền thống sử dụng ổn định lâu dài.

2./ Trong mục 2 của cùng văn bản phủ nhận 195 người ký tên trong văn gửi lên UBND tỉnh, theo chính quyền thì chỉ có 76 người chính thức lẫn tạm trú... danh sách trên đây không đúng...

4.*/ Phần 1 của mục 3 trên đây chính quyền bảo: trước đây thực chất là một công trình tín ngưỡng nhân gian, đến nay, chưa có các cứ liệu chứng minh đó từng là một công trình Phật giáo.

Nếu bảo là công trình tín ngưỡng nhân gian sao lại có nhà Tăng, có tượng Phật và tượng ông Tiêu của Phật giáo?

Phần đất mà BTS PG tỉnh đề nghị công nhận cơ sở Phật giáo....đã được UBND tỉnh công nhận là chứng tích tội ác chiến tranh...đã được TP Đồng Hới xây dựng nhà truyền thống sử dụng ổn định lâu dài.

Qua tư liệu về di tích chiến tranh trên mạng chỉ thấy nói Ngày 26/2/1997, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 143/QĐ-UB công nhận tháp chuông nhà thờ Tam Tòa là di tích lịch sử - văn hóa, chứng tích tội ác chiến tranh cần được bảo vệ
Mà không thấy tỉnh công bố công khai cho nhân dân biết "Cây đa chùa Ông" cũng nằm trong danh sách đó.
Vả lại nếu là di tích để cho hậu thế chứng kiến thì tại sao sử dụng vào việc làm cơ sở Văn hóa & Thông tin hay nhà Truyền thống?
Tàn tích như nhà thờ Tam Tòa giữ lại, phải cấp đất khác cho họ xây dựng thì cơ sở, tín ngưỡng tôn giáo như "Cây đa chùa Ông" cũng phải cho phép GHPGVN xây dựng lại khu đất gần đó. Thực tế đó là nơi thờ Phật của Phật giáo chứ không phải thuần túy cơ sở tín ngưỡng nhân gian.
Thời gian qua, một số địa phương đã hoàn trả lại cơ sở tôn giáo do chính quyền quản lý và sử dụng; thiết nghĩ Phật giáo Quảng Bình vừa được phục hồi hơn 7 năm, cơ sở tín ngưỡng chưa đủ để đáp ứng cho quần chúng, những cơ sở hiện nay do nhà nước quản lý, Giáo hội Phật giáo tỉnh đệ đơn xin lại là việc hợp lý, chính quyền không nhất thiết phải dùng cơ sở như thế vào việc hành chánh hay kho bãi như một số nơi. Phật giáo giáo dục "văn hóa nhân bản" là nền tảng xây dựng một xã hội ổn định, đáng ra chính quyền nên hỗ trợ để nhân rộng thay vì phát triển nhà giam.
Phần 2 của mục 3 trên đây, chính quyền lại đi xác minh số lượng người đứng đơn "Cây đa chùa Ông" là cơ sở tôn giáo, tại sao chính quyền phải cất công cho việc làm không cần thiết, cứ như hơn thua từng tí? Kể cả BTS PG tỉnh liệt kê danh sách cũng không phải là cơ sở để xác minh nguyện vọng nhân dân. Với tư cách pháp nhân của BTS PG tỉnh, đủ thẩm quyền đứng đơn kiến nghị bất cứ vấn đề nào thuộc thôn giáo mà không cần trưng dẫn số lượng chữ ký của người đứng đơn.
5*./ Văn thư số 197/CV-HDTS ngày 19/82017, do HT phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự gửi cho UBND tỉnh Quảng Bình cũng xác nhận: Trước nhu cầu của Phật tử và nhân dân TP. Đồng Hới cũng như trong tỉnh Quảng Bình, BTSGHPGVN tỉnh Quảng Bình đề nghị được công nhận chùa Ông là cơ sở Phật giáo và mở cửa phục vụ nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của nhân dân là nguyện vọng hết sức chính đáng, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác tôn giáo, đúng với Pháp lệnh, Luật tín ngưỡng tôn giáo, và các Nghị định của Chính phủ về công tác tôn giáo.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình, UBND TP Đồng Hới xem xét đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và sớm giải quyết đề nghị của BTS GHPGVN tỉnh Quảng Bình công nhận chùa Ông là cơ sở thờ tự của Phật giáo...

Kết: cho dù là cơ sở tôn giáo hay tín ngưỡng nhân gian, hãy trả lại quyền giám định, sinh hoạt của tôn giáo hoặc của nhân dân. Nhà nước chỉ giám sát mọi sinh hoạt mà không nên quản lý như thuộc quyền sử dụng của nhà nước; không nên dùng những cơ sở như thế cho công việc của chính quyền. Thời kỳ "bao cấp" đã qua, nhưng mọi hành tác vẫn còn rơi rớt phong cách của thời bao cấp, làm sao xã hội tiến mạnh tiến nhanh được? Tinh thần Phật giáo Quảng Bình đúng với trình tự hành chánh và văn phong khá nhũn nhặn so với những gì tôn giáo bạn vừa qua gửi cho chính quyền cũng vì lý do cơ sở tôn giáo. Để thấy chính quyền không nên "mềm cắn rắn buông". Tinh thần hiểu biết, tôn trọng sự thật vẫn là cơ bản xây dựng xã hội, xây dựng niềm tin của nhân dân đối với chính quyền.

Cho dù 10 ngôi chùa như thế cũng chả đáng để mang tiếng hà huống ngôi chùa mà nhân dân xem là linh thiêng nhất tại Quảng Bình.

Một địa thế nghèo khó và khắc nghiệt mà người dân thường xuyên bị thiên tai đày đọa, thiết nghĩ, chính quyền nên tạo sự thoải mái cho người dân về nhu cầu tín ngưỡng cũng như cuộc sống hầu có sự đoàn kết để một Quảng Bình khởi sắc như các tỉnh bạn.

MINH MẪN
20/9/2017


Inline image 1

Inline image 2









Vùng tệp đính kèm

Thứ Tư, 20 tháng 9, 2017

*LỄ TỐT NGHIỆP:


THẠC SĨ, CỬ NHÂN PHẬT HỌC
VÀ TỔNG KHAI GIẢNG NĂM 2017


Sáng ngày 17/9/2017 nhằm 27/7 Đinh Dậu, Học Viện Phật giáo tại TP HCM, cơ sở 2, xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, đã diễn ra Lễ Tốt nghiệp Thạc sĩ, Cử nhân Phật học năm 2017, với sự chứng minh của Hội Đồng Trị sự GHPGVN, các giáo sư, giảng viên, giáo thọ sư, viên chức chính quyền, hàng trăm Tăng Ni sinh tốt nghiệp và Tăng Ni sinh các khóa trước, một số BTS các tỉnh thành quận huyện, cùng với hơn 200 tín đồ cư sĩ tham dự.

Trên mảnh đất gần 24 mẫu, trước đây là sình lầy nước mặn phèn chua, được san lấp và xây dựng một cơ sở với tòa Hành chánh, tòa học đường, 2 tòa Tăng xá và Ni xá, mỗi tòa gồm 5 tầng, mỗi tầng gồm 500m2, dự án còn lại đang tiếp tục thiết lập.

Học viện Phật giáo là hậu thân của trường Cao cấp Phật học Việt Nam sau năm 1975, có nguồn gốc là Đại học Vạn Hạnh trước năm 1975 tại Miền Nam Việt Nam. Là một trong bốn Học viện Phật giáo hiện nay, nhưng riêng HVPGVN tại TP HCM đã có những cải tiến trong chương trình đào tạo cập nhật hệ thống giáo dục quốc tế.

Ý thức đào tạo Tăng tài đảm đương Phật sự, tiếp nối truyền thừa cổ đức; Xa xưa, giáo dục từ các Thiền môn thu hẹp trong tông môn hoặc truyền trao từ thầy qua trò dưới bóng mát nhà chùa, bằng kinh điển chữ Hán như: Trường hàng luật, Bồ Tát Giới,Luật Tứ Phần Tỳ Kheo, Tỳ Ni Nhật Dụng, Oai Nghi Cảnh Sách, phát Bồ đề tâm văn, nhị thời khóa tụng...

 

Khi đất nước lâm vào binh biến, Pháp và Nhật có mặt trên quê hương, đồng thời xuất hiện một Tôn giáo mới, Tôn giáo Thần học, chữ quốc ngữ La tinh ra đời đã hoán chuyển sự quan tâm của giới trẻ, mọi sinh hoạt truyền thống đảo lộn, các tỉnh thành chạy theo nhịp sống mới, Phật giáo, Nho học đành thúc thủ sau lũy tre làng, Phật giáo bấy giờ chỉ đáp ứng cho ma chay. Trước tình thế đen tối của Phật giáo, trước và sau thập niên 30, chư cổ đức và hàng cư sĩ thâm sâu giáo lý nhà Phật, bắt đầu mở trường đào tạo, tuy học viên hạn chế lúc bấy giờ, nhưng đã đào tạo thành công cho sự có mặt của những long tượng Phật pháp. Từ đó, "truyền đăng tục diệm" kế thừa các bậc chấn hưng đạo Phật đủ năng lực lãnh đạo Tăng tín đồ vượt qua giai đoạn khó khăn mà Phật giáo bị kỳ thị một cách tinh tế.

 

Sau khi nhà Ngô ra đi, năm 1964, Phật giáo tập họp các hệ phái, các tổ chức thành một Giáo hội với danh xưng GHPGVNTN, đó là một tổ chức Giáo hội kế thửa sự có mặt của Phật giáo trên hai ngàn năm. Trong 11 năm hình thành và phát triển, GHPGVNTN đã xây dựng một Viện Đại học Phật giáo đầu tiên với tên gọi là Đại học Vạn Hạnh. Đại học Phật giao lúc bấy giờ quy tụ những danh sư giáo thọ, những văn thi sĩ tài danh, những tu sĩ xuất chúng và cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp thực học thực tài mà hiện nay, rãi rác khắp nơi trên thế giới. Hàng năm anh chị em cựu sinh viên Vạn Hạnh quay về họp mặt tại Sài Gòn để kỷ niệm và gợi nhớ một thời dưới mái trường Phật giáo gồm nhiều phân khoa. Tuy nhiên, Đại học Vạn Hạnh lúc bấy giờ chưa đi vào chuyên sâu hành trì mà đa phần chú trọng về mặt kiến thức tổng quát.

 

Sau ngày hai miền thống nhất, năm 1983-1997, trường Cao cấp Phật học Việt Nam ra đời, 1997-2005, trường Cao cấp được đổi danh xưng Học viện Phật giáo Việt Nam. Năm 2006, danh xưng Học viện qua X  khóa, đã cho ra đời hàng ngàn Tăng Ni sinh thực học thực tài, có nhiều vị tốt nghiệp học hàm, học vị Tiến sĩ từ nước ngoài.

 

Năm 2005-2006, từ học trình chuyên khoa Phật học, đã phát triển thành đa khoa gồm Pali, Sanskrit, Triết học Phật giáo, Phật giáo Việt Nam, Lịch sử Phật giáo, Hoằng pháp, Công tác Xã hội, Giáo dục mầm non, Tiếng Anh Phật pháp, Trung văn, và hệ đào tạo từ xa.

 

Qua bài phát biểu của HT T. Giác Toàn, Phó Viện trưởng thường trực, thay mặt Ban Điều hành: - "Nền giáo dục Phật giáo nhấn mạnh ba trụ cột quan trọng của hạnh phúc là giáo dục đạo đức, giáo dục thiền định và giáo dục trí tuệ..."Như vậy Học viện xác định đào tạo Tăng Ni sinh và học viên đào tạo từ xa, mục đích là giải quyết khổ đau để hạnh phúc có mặt chứ không phải trang bị kiến thức và học vị.

 

Trong phần nhắc nhở các Tăng Ni sinh viên gồm 5 điều:

 

1/ Người học Phật giỏi cần có kiến thức cổ ngữ Phật giáo và phương pháp luận...

2/ Bằng cấp không phải mục đích của người tu Phật...

3/ "Nhận thức rõ về sự khổ đau và hướng dẫn con đường kết thúc khổ đau"...

4/ Để làm được nhiệm vụ chuyển mê khai ngộ, người học Phật cần nắm vững kho tàng chân lý (kinh tạng), kho tàng đạo đức (luật tạng) kho tàng triết học (luận tạng)...

5/ Đòi hỏi Tăng Ni sinh tốt nghiệp phải đủ khả năng dịch thuật, sáng tác, giảng dạy, hoằng pháp, hướng dẫn khóa tu, nhập thế phụng sự đạo và đời bằng sự hiểu biết và hành động cụ thể...

 

Với chương trình tín chỉ học như thế, sinh viên tốt nghiệp Học viện Phật giáo chắc hẳn đủ khả năng hội nhập với Phật giáo thế giới. Đây là một thành công trong ngành giáo dục Phật giáo Việt Nam hiện nay; và phải nói rằng, Học viện Phật giáo hiện nay, là thành tố trong Giáo hội, đã giãn nở một tầm vóc to lớn hơn trong 13 ban ngành hiện nay của tổ chức Giáo hội. Nói một cách ấn tượng - cái đầu đã to hơn cơ thể. Tuy vậy, không phải là một dị dạng mà là dấu hiệu đáng mừng để tương lai không xa, sẽ kích hoạt các chi nhánh của một cơ thể đó đồng bộ khi mà các cấp Giáo hội được điều hành bởi những nhân sự có trình độ, có tu tập để hóa giải những hiện tượng bất toàn hiện nay.

 

Cái giáo dục và cái tiếp thu kiến thức hiện nay đã vượt khỏi ranh giới mái chùa làng hàng thập kỷ về trước, khi mà đất nước đang ngày càng hội nhập quốc tế về mọi mặt, tôn giáo cũng không thể khác hơn. Phật giáo đã hòa nhập với xã hội còn gọi là "Phật giáo ứng dụng" đang được chư tôn đức từng bước  thực hiện.

 

Đây là điểm son cho một Phật giáo Việt Nam trong tương lai không xa lắm!

 

 

MINH MẪN

17/9/2017

Vùng tệp đính kèm

* NHÂN SỰ PHẬT GIÁO LÂM ĐỒNG



Hình như chưa có năm nào như nhiệm kỳ Đại hội khóa 2017-2022, trên toàn quốc, đã xảy ra không ít địa phương tranh chấp ngôi vị, chức quyền trong nội bộ, từ cấp Tỉnh, quận huyện phần lớn trong 63 tỉnh thành hiện nay. Lâm Đồng cũng không ngoại lệ.

HT T. Pháp Chiếu, đảm nhiệm Trưởng BTS PG Lâm Đồng nhiều nhiệm kỳ, chẳng may ngài viên tịch, TT. Tổng thư ký T. Không Trú cũng sớm ra đi, tạo một khoản trống nhân sự cho BTS PG Lâm Đồng, vì thế, HT T. Toàn Đức, phó Thường trực BTS PG Lâm Đồng kế nhiệm điều hành Phật sự trong thời gian còn lại.

Để chuẩn bị tham dự Đại hội Phật giáo toàn quốc, BTS Phật giáo các tỉnh thành đều tiến hành đại hội tại địa phương, trong đó có Phật giáo Lâm Đồng. Theo công văn 403/CV/HĐTS của Ban chỉ đạo Đại hội Trung ương do HT. T. Thiện Pháp ký ngày 20/7/2017, yêu cầu Phật Giáo Lâm Đồng thực hiện 5 bước:
1. Yêu cầu quý BTS phải dự kiến đầy đủ các chức vụ trong Thường trực trong BTS PG tỉnh Lâm Đồng, nhiệm kỳ IX (2017-2022).
......
4. Danh sách dự kiến nhân sự BTS nhiệm kỳ IX (2017-2022) có đầy đủ các chức vụ gửi về TW GH thẩm tường và tiến hành thủ tục hiệp thương với chính quyền theo quy định với Cơ quan chức năng nhà nước tỉnh Lâm Đồng.
.........
Nhưng hiện nay tình hình nội bộ PG Lâm Đồng vẫn còn nhiều khúc mắc về nhân sự, tuy Ban chỉ đạo Đại hội Trung ương là: "đối với HT. T. Toàn Đức đã quá độ tuổi quy định, nhưng để nhiếp chúng và quy hoạch nhân sự sau Đại hội, TW GH chấp nhận việc giới thiệu HT.Toàn Đức làm trưởng BTS Pg Lâm Đồng nhiệm kỳ IX (2017-2022) có thời hạn nhất định.

Nội tình Tăng Ni phật tử tại Lâm Đồng đang đứng trước tình thế khó phân. Gần đây, một đơn "Tăng Ni đồng ký tên thỉnh nguyện" không ngày tháng, không tên tuổi cụ thể, gửi đến văn phòng 2 TW GH tán thán ca ngợi TT Viên Thanh với chức vụ trong Giáo hội qua từng giai đoạn, từng là Ủy viên UBMT Tổ quốc V.N. Đại biểu HĐND TP Đà Lạt, từng xây dựng 8 ngôi chùa, làm công tác từ thiện... xin cho TT.Viên Thanh được làm Trưởng BTS PG tỉnh Lâm Đồng.

*****
Nghe ra thật hài hước, chức sự trong Phật giáo là do uy tín để Tăng tín đồ tại địa phương suy cử, đề bạt, để Thường trực BTS PG tỉnh họp quyết định, sao phải kể lễ công trạng đi xin xỏ với GH TW như thế gian quỳ lụy chạy chức chạy quyền một cách thiếu nhân cách đến thế!

Như điều 4 trong công văn của GH ghi rõ, nhân sự và chức danh do BTS dự kiến gửi về để TW GH hiệp thương với chính quyền địa phương quyết định. Giả thử do sự lạy lục xin xỏ chức danh Trưởng BTS PG Tỉnh, TW thương tình chấp thuận, nhưng chắc gì Ban Tôn giáo và an ninh Tỉnh Lâm Đồng chấp thuận khi mà nhân thân của đương sự không đủ uy tín với địa phương. Việc xây dựng nhiều chùa mà không tạo được Tăng tài, việc "từ thiện" mà không do tâm từ bi tế độ, việc tham chính mà không đủ uy tín của bậc chân tu xuất trần, còn nhiễm ô Danh-Lợi-Tình, thì những công trạng đó tại sao phải kể lể? Đó là nhiệm vụ của một tu sĩ đối với Đạo phụng sự Đời hay dùng Đạo để tham vọng với Đời?
"Con đường danh lợi cong cong, kẻ trông ra khỏi, người mong bước vào" - đó là chuyện của thế tục, tu sĩ là bậc xuất trần, xuất thế tục gia, xuất phiền não gia, xuất tam giới gia, lại muốn đeo mang phiền não của trần tục? Bậc chân tu là l người được "Tăng sai", bổ xứ mà không mong cầu chọn lựa. Những năm trước đây, Tăng Ni còn nhớ vụ chùa Lộc Uyển, với chức danh Trưởng BTS PG tình phố Đà Lạt mà thầy Viên Thanh đã muốn cướp đoạt ngôi chùa đó để đưa tay chân thân tín về trụ trì, và còn nhiều chuyện lem nhem khác, thế thì Tăng phong đạo cách đâu để xin được làm Trưởng BTS PG Lâm Đồng? Tương lai PG Lâm Đồng sẽ về đâu khi mà quyền thống trị Phật giáo tỉnh nằm trong tay của một người nhiều tham vọng và lắm thủ đoạn?

Có quyền là có tất cả, nghĩ như thế nên một số vị vẫn muốn nắm quyền trong BTS PG các tỉnh. Rất tiếc, chuyện nội tình của Phật giáo, phải để chính quyền thế tục đứng ra can thiệp nếu TW GH không can thiệp kịp thời đúng theo nguyện vọng của Tăng tín đồ địa phương.

MINH MẪN
05/8/2017

Vùng tệp đính kèm

Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017

* TÂM HỒN BẤT AN


Vì tâm vọng động của chúng sanh mà đức Thế tôn có mặt để đưa ra phương thuốc hóa giải. Các Thánh Tăng thời Phật hiện tiền đều chứng đắc pháp vị giải thoát, một phần nhờ oai lực của Phật hỗ trợ, một phần do túc duyên của các ngài mà đã đắc pháp tại chỗ, hành trì miên mật đưa đến giải thoát. Một phần nhờ vào cuộc sống xã hội bấy giờ quá đơn điệu, không bị cám dỗ nhiều danh- lợi- tình như xã hội tân tiến hiện nay. Một xã hội càng tân tiến thiếu đạo đức thì con người càng dễ xa rời bản thể Chân Như, ngoại trừ một số rất ít những bậc chân tu luôn cảnh giác với mọi cám dỗ, tự thúc liễm thân tâm.

****

Xã hội Việt Nam hiện nay so với xã hội tiến bộ của các nước Tư Bản, chưa gọi là tiến bộ lắm, nhưng những vấn đề hiện có trong cuộc sống, chưa có sự ý thức từ nền giáo dục và luật pháp, nhiều tệ nạn không tưởng lại xuất hiện một cách không ngờ. Chẳng những thế tục mà ngay cả một tôn giáo được mệnh danh là vô ngã, đã tồn tại gần ba ngàn năm, tạo một ấn tượng đáng kính cho thế giới hiện nay, thế nhưng, hàng ngày nhan nhãn xuất hiện trên truyền thông xã hội, những kẻ làm ô danh mang màu sắc tu sĩ, được gọi là tà giáo phá hoại Phật giáo. Tệ nạn như thế, không vi phạm luật pháp nên luật pháp không thể xử lý. Nó thuộc quyền hạn tôn giáo, một Phật giáo không có giáo quyền như tôn giáo Thần học, thì cũng không thể giải quyết được gì. Những kẻ lạm dụng chiếc áo nằm ngoài tổ chức Giáo hội đã đành, ngay trong nội tình cũng không giải quyết được, mỗi khi có xáo trộn, đều cần có mặt của sở Nội vụ hòa giải, từ Trung ương đến các tỉnh thành cũng thế.

Gần đến ngày Đại hội Phật giáo toàn quốc, một số BTS PG tỉnh thành bị xáo trộn từ những vị trong BTS cấp tỉnh, tranh quyền đoạt chức, có vị lại nhờ bàn tay của các quan chức tôn giáo tại văn phòng 2 can thiệp, áp đặt, càng gây bất hòa cho Phật giáo địa phương. Hẳn nhiên Tăng Ni vị nể chức quyền cấp trên chứ không ai tâm phục. Phật giáo Phú Yên, Bạc Liêu, Thừa Thiên - Huế... cấp quận như quận 7 thuộc TP HCM vẫn chưa tổ chức Đại hội để BTS PG Thành phố hoàn tất chương trình Đại hội nhiệm kỳ 2012-2017. Quận huyện có vấn đề của quận huyện, tỉnh thành có vấn đề của tỉnh thành.

****

Lâm Đồng là một tỉnh vẫn chưa ổn thỏa nội tình trong BTS khi mà HT trưởng Ban ra đi đột ngột cùng với sự đột ngột ra đi của TT Tổng thư ký Phật giáo tỉnh, vì thế, xử lý quyền trường ban tạm thời do HT Toàn Đức đảm nhiệm. Thế nhưng, có một tu sĩ trong BTS PG tỉnh kiêm trưởng BTS PG thành phố Đà Lạt, muốn tiếm quyền giáo hội tỉnh. Toàn bộ Tăng Ni Phật giáo Lâm Đồng không hài lòng hành động của một TT Viên Thanh lạm quyền, hách dịch, ngang ngạnh; muốn thao túng Phật giáo tỉnh, nhưng một tỉnh có quá nhiều tôn túc đạo hạnh, có quá nhiều tín đồ thuần thành và hiểu đạo thì việc làm của thầy Viên Thanh không dễ cho kẻ múa gậy vườn hoang.

Vì tự ái do không được lòng quần chúng và nội bộ BTS, thầy Viên Thanh đã đưa đơn xin nghỉ việc, gửi đến các cấp giáo hội và chính quyền với lời lẽ vừa thống thiết, vừa khoe khoang thành tích và chức vụ, vừa nhận thức đến duyên nghiệp quá khứ để nhận quả chống đối hiện nay trong tăng chúng và tín đồ tỉnh Lâm Đồng.  

Đơn xin thôi việc các chức vụ trong BTS PG tỉnh ký ngày 15/8/2017 (sao lại tháng 8, có lẽ tâm hồn khủng hoảng nên quên cả ngày tháng?) thì sau đó, ngày 18/7/2017 lại đưa đơn rút lại lá đơn trước đã xin nghỉ việc, với lời lẽ trịch thượng vốn có - đã bộc lộ: "căn cứ phiên họp ngày 17/8/2017, tôi thống nhất xin rút đơn xin nghỉ việc của tôi và tiếp tục làm việc."  

Đơn xin nghỉ việc gửi đến các cấp chính quyền và Giáo hội, rút đơn xin nghỉ việc chỉ thông báo với BTS PG tỉnh, nếu chính quyền không chấp nhận tiếp tục làm việc vì không có đơn thông báo đến chính quyền, thì sao? "Giận quá mất khôn" không nên có nơi một tu sĩ bình thường hà huống khoe là tốt nghiệp khóa 1 cao cấp Phật giáo Việt Nam, trưởng Ban Hoằng pháp tỉnh... với hàng đống chức vụ rổn rẻng mà phong cách xử sự như thế kể cũng lạ, chưa nói quá trình tu tập, nội lực để đâu hay bị hư danh quyền lực làm nhòa tâm ảnh làm sao dạy đệ tử và làm gương cho bá tánh?

Đưa đơn xin nghỉ rồi làm đơn rút lại là việc làm quá trẻ con, lộ tính tham danh và tự ái vặt, chưa nói cách viết đơn xin rút lại đơn trước với ngôn phong cao ngạo, tức tối, xem thường BTS PG tỉnh. Một con người như thế, thử hỏi nắm chức vụ có nhiều quyền lực thì Tăng Ni trong tỉnh sẽ khốn đốn thế nào? Rồi sẽ có những chùa không được lòng, ngài trụ trì sẽ bị trục xuất để đưa người khác vào như vụ chùa Lộc Uyển những năm về trước?

Tại sao phải cần có chức danh ảo? Tuy chức danh ảo nhưng quyền lực và quyền lợi thực, có lẽ thế mà ai cũng muốn tranh đua, chiếc áo và xâu chuỗi không đủ sức kềm hãm tâm tham vọng ở một người tu như thế chăng?
            
Dĩ nhiên sở Nội vụ, Ban tôn giáo tỉnh không muốn nội tình tôn giáo trong vòng kiểm soát xáo trộn hà huống nội tình Phật giáo tỉnh. Thế nhưng, kinh nghiệm cho thấy bao nhiêu chuyện tranh chấp nội bộ BTS PG các cấp, không tự giải quyết ổn thỏa, vì ai cũng như ai, cũng đầu tròn áo vuông, cũng đầy bản ngã và tham danh, vì thế, thường phải nhờ những cán bộ trẻ tuổi, đầu còn tóc đứng ra chỉ đạo, sóng mới lặng, biển mới yên.

Thật buồn cho PGVN hiện nay, nguyên nhân nào tôn giáo như thế vẫn bị khuấy động như sự khuấy động ngoài xã hội?

MINH MẪN
10/9/2017

* HÒA THƯỢNG KHÁNH HÒA

Tham luận



Hòa thượng Khánh Hòa là một trong những thạch trụ Phật pháp vào cuối thế kỷ XIX, đầu thề kỷ XX, có công đóng góp phục hưng ngôi nhà Phật giáo trong nước khi mà bao thế lực bủa vậy dân tộc, đe dọa nền văn hóa cổ truyền, tín ngưỡng người dân bị đe dọa có nguy cơ xóa sạch bởi thế lực và văn hóa ngoại lai. Để tưởng nhớ công lao tiền nhân, đôi giòng nhắc lại để thế hệ kế tục hiểu được giềng mối qua bao đời thịnh suy đối với dân tộc và đạo pháp, ngày nay, Phật giáo Việt Nam có mặt và phát triển không thể không biết đến nền móng xây dựng, bảo vệ của tiền nhân.
1.     BỐI CẢNH LỊCH SỬ:
"Pháp xâm lược Việt Nam vào thời nhà Nguyễn, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Đại Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó."
"Sự có mặt của Pháp đồng nghĩa sự xuất hiện một tôn giáo mới của trời Tây, đó là Ki To giáo. Không riêng gì Việt Nam, toàn bộ Đông Á và Đông Nam Á lúc bấy giờ tùy thuộc vào ách thống trị của các cường quốc phương Tây. Nội tình đất nước lâm vào nội loạn giữa Tây Sơn và Gia Long. Trong cuộc chiến chống lại triều đình Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã được sự hỗ trợ của người Pháp, đặc biệt là giám mục Pigneau de Béhaine. Trong đó, Hiệp ước Versailles năm 1787, đã được ký kết giữa vua Pháp là Louis XVI và Nguyễn Ánh, nội dung chủ yếu là Nguyễn Ánh đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp đồng ý đưa quân và vũ khí sang đánh nhà Tây Sơn. Đồng thời, các Linh Mục cũng tranh thủ đặt nền móng Ki To giáo tại Ninh Cường - Nam Định. Vào Cuối thế kỷ 16, đầu thế kỷ 17, Việt Nam bắt đầu giao thương với các nước phương Tây như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp và cả Nhật Bản  châu Á để trao đổi hàng hóa và vũ khí quân sự. Thời gian này, Công giáo cũng phát động cuộc truyền giáo quy mô lớn đi đến khắp nơi trên thế giới, trong đó có miền Viễn Đông Á châu.
Sử liệu Pháp ghi lại rằng vào năm 1516 có một nhà hàng hải Bồ Đào Nha tên là Fernao Perez de Andrade đã đến tận bờ biển Việt Nam. Trong bộ Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục được soạn thảo dưới triều Tự Đức có nói đến chỉ dụ cấm đạo Công.
Các làng trên nay lần lượt thuộc các huyện Trực Ninh, Hải Hậu  Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Tuy nhiên những chi tiết liên hệ tới I-nê-khu ngày nay không còn được ghi nhớ, và do đó không ai biết rõ về tông tích, cũng như về công cuộc truyền đạo của vị thừa sai thứ nhất này. Mặc dù vậy, với dấu tích đầu tiên trong tài liệu sử chính thống, nhiều nhà sử học Công giáo Việt Nam đã chọn năm 1533 là năm khởi đầu cho đạo Công giáo tại Việt Nam."
Không riêng Việt Nam, một số nước Nam Á cũng bị cải đạo theo gót chân xâm lược của ngoại bang, đó là các nhà truyền giáo Thiên chúa đổ bộ khắp nơi vào đầu thế kỷ XVI. trường hợp của xứ Tích lan làm thí dụ điển hình. Tại đây người Bồ-đào-nha bắt buộc tất cả dân chúng ven biển trong vùng chiếm đóng của họ phải theo Thiên chúa giáo. Sau đó kể từ năm 1636 người Hòa-lan lại tiếp tục công trình cải đạo do người Bồ-đào-nha để lại và áp dụng cùng một chính sách từ trước,
1/1. Những cơ sở tín ngưỡng của Phật giáo bị mất.
Lợi dụng pháp đặt nền đô hộ lên đất nước, nhiều anh hùng dần tộc bị giết và tù đày; Tu sĩ Phật giáo và các nhà Nho lúc bấy giờ thúc thủ giữa sức mạnh quân sự và nền văn hóa xa lạ, các Linh mục thừa sai tranh thủ phát triển tôn giáo. Linh Mục Bồ Đào Nha và Pháp cũng tranh chấp quyền lợi và công trạng tâu về Giáo hoàng Alexandre VI để xin đặc quyền và ân sũng. Lúc bấy giờ cả ba miền đều có những ngôi chùa nằm vị thế đẹp bị sung công giao cho Ki to giáo. Sách Hiếm đã viết:
1.- Cướp đất Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang).- “Chùa Bà Đá (Chùa Linh Quang) ở thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương, nay là phố Nhà Thờ, Hà Nội, chùa xây từ thời nhà Lý.
2.- Chùa Báo Thiên (Chùa Sùng Khánh Báo Thiên) ở Hà Nội bị Da-tô phá, cướp đất xây Nhà Thờ Lớn .-”
Năm 1883, cố đạo thực dân Puginier cấu kết với Tổng Đốc Hà Nội là Da-tô Việt gian Nguyễn Hữu Độ phá chùa, “thực dân Pháp lấy lô đất thuộc thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương để xây Nhà Thờ Lớn Hà Nội.
3.- Chùa Lá Vàng ở Quảng Trị bị Da-tô cướp đổi thành Nhà Thờ La Vang.- La Vang là tên gốc của làng Cổ Vưu có từ thời Nhà Lê, đến đời Gia Long đổi là phường Lá
4.- "Chùa Thiên Mụ xây năm 1601 bị Da Tô đánh cướp 32 pho tượng vàng y.”
5.- Chùa Diệu Đế bị Da-tô cướp đất:
Năm 1885, Chính quyền Da-tô Thực Dân lấy Cát Tường Tư Thất làm sở đúc tiền và lấy Trí Tuệ Tịnh Xá làm phủ đường Thừa Thiên - lấy một tăng phòng làm Nhà Lao của tỉnh và một tăng phòng làm trụ sở cho Khám Thiên Giám.
6.- Chùa Giác Hoàng bị cướp phá.- Chùa Giác Hoàng là “Một trong hai mươi thắng cảnh Thần Kinh đã được Vua Thiệu Trị làm thơ ca tụng có ghi trong Ngự Chế Thi Tập.”, đã bị Da-tô đánh cướp vào năm 1885.
7.- Da-tô cướp chuông chùa - cướp đất nghĩa trang anh hùng Văn Thân - Cần Vương xây nhà thờ Da-tô. Chuông nhà thờ Phát Diệm. “Đây là một quả chuông đồng pha vàng do Trần Lục ngày xưa đem quân đi đoạt ở một ngôi chùa nào xa lắm – đem về dâng nhà thờ Phát Diệm.”
8.- Nhà thờ Lớn ở Sàigòn: Nhà Thờ Lớn ở Sàigòn (hiện nay là nhà thờ Đữc Bà, Vương Cung Thánh Đường) được xây trên nền một ngồi chùa bị phá.
9.- GM Nguyễn Văn Thuận ăn cướp đất ở bờ biển Hòn Chồng để xây Giáo Hoàng Chủng Viện.
10.- Linh-mục Ngân ở Quảng Ngãi cướp đất của thị xã Quảng Ngãi để xây nhà thờ. Y cũng nuôi ý đồ cướp đất chùa Bút Tháp, âm mưu đang tiến hành thì chế độ Diệm đổ
11.- Linh-mục Vàng thuộc “Trung Tâm Nhân Vị” ở Vĩnh Long đã cắm thập ác trên núi Ngũ Hành trong phạm vi Chùa Non Nước với ý đồ cướp đất Chùa Non Nước.
12.- Linh-mục Đinh Xuân Hải lấn đất của một ngôi chùa ở Hóc Môn (Nam Việt).
.......... 
1/2. Ưu tư của những thạch trụ nhà Phật.
Sau chiến tranh thế giới lần II ngân sách nước Pháp bị kiệt quệ để bù đắp lại mất mát đó Pháp tiến hành tìm thuộc địa sang các nước khác trong đó Việt Nam là một điển hìnhCác nhà sư thiếu cập nhật kiến thức xã hội và kiến thức văn hóa. Tuổi trẻ có khuynh hướng theo Tây học, bị nhiều áp lực trong xã hội khi Pháp chia Việt Nam làm ba miền và chính quyền Bảo hộ tìm mọi cách phát triển Công giáo, Phật giáo bị chèn ép; những ngôi chùa lớn bị phá hủy, đã tạo một day dứt cho những bậc thức giả và cổ đức lúc bấy giờ. 
Vào thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20 triều Nguyễn độc tôn Nho học, tuy nhiên, một số giới Nho sĩ cũng dần quay lại với Phật giáo, cùng chung mục đích chống Pháp. Chư cổ đức đang tìm phương cứu vãng nền tín ngưỡng đang bị đe dọa, thay chỗ cho văn hóa ngoại lai do Pháp và các cố đạo xiển dương bành trướng. Một số tổ chức chính trị và các nhà ái quốc như Phan Bội Châu, phong trào Văn Thân, Cần Vương, đều có khuynh hướng nương về văn hóa Phật giáo để phục quốc.
Không riêng ở Việt Nam, Kito giáo truyền đạo cũng thông qua gót chân xâm lược và làm nội gián cho ngoại ban, nên chính quyền Nhật lúc bấy giờ thẳng tay triệt hạ;
"Kito giáo tới Nhật Bản lần đầu tiên qua nhà truyền giáo Francis Xavier năm 1549, khi quyền lực của chính quyền trung ương suy yếu. Lan truyền rất nhanh ở miền nam quốc đảo, khi đó có tới 750.000 người cải đạo thành tín đồ Cơ đốc, chiếm 10% dân số. Nhưng hiện nay, chỉ khoảng 1% trong số 127 triệu dân xứ hoa anh Đào". (Diễn đàn lịch sử Việt Nam)
2./ CÙNG TẮC BIẾN
Sau đệ nhị Thế chiến chấm dứt, các quốc gia thuộc địa được thoát ách thống trị của các cường quốc, bắt đầu phục hưng văn hóa bản địa. Tôn giáo cũng dần phục hoạt để thích ứng với trào lưu tiến bộ phương Tây.
"Trên thế giới xuất hiện nhiều phong trào tìm hiểu khôi phục lại các giá trị của Phật giáo, chấn hưng Phật học. Cư sĩ David Hewavitarane, người Sri Lanka, sau này xuất gia thành đại đức Dharmapala, phong trào lan rộng nhanh chóng. (David Hewavitarne, thường được biết đến hơn dưới pháp danh Anagarika Dharmapala, người sáng lậpPhật giáo "canh tân" tại Tích-lan, là sáng lập viên của Hội Maha-bodhi Society, và cũng là người hồi phục truyền thống tu tập "vipassana" dành cho người thế tục)Tại Trung Quốc, cư sĩ Dương Nhân Sơn đã đứng lên thiết lập Kỳ Hoàn Tịnh xá, triệu tập nghiên cứu Phật học qua chữ Hán, Anh văn  Pali. Tiếp đó Thiền sư Thái Hư lập Phật học viện Vũ Xương năm 1912, ra Tạp chí Giác Xã năm 1918, sau đổi thành Hải Triều Âm, làm tiền đề cho nhiều Phật học viện ra đời; các hiệp hội Tăng Giáo dục, Phật giáo Hợp Tiến, Phật giáo Tổng Hội, Phật giáo Liên Hiệp, Phật giáo Cư Sĩ Lâm... liên tiếp ra đời. Tại Myanma, Sri Lanka, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan phong trào đổi mới Phật sự cũng được lan rộng." (Wikipedia)

Năm 1934, Thái Hư đại sư sang thăm Phật giáo Việt Nam, để lại hai câu đối “Pháp luân tự địa đông tây chuyển - Phật đạo phùng nguyên tả hữu thông” nơi chánh điện chùa Quán Sứ, Hà Nội; đã tác động không nhỏ tinh thần canh tân PGVN.
Chữ Quốc ngữ trở thành văn tự truyền bá tín ngưỡng thuận lợi để các nhà canh tân Phật giáo từ thế kỷ 19 xuất bản nhiều sách báo và phổ biến nhiều tư liệu sinh hoạt.
3./ CÂN BẰNG PHỤC HOẠT
"Trong công cuộc cách tân Phật giáo trên vùng đất Châu Á, tại đảo quốc Srilanka tiếp tục tồn tại bất chấp những đợt tấn công tôn giáo ào ạt của Tây phương. Bắt đầu từ năm 1865, nhiều cuộc tranh luận được tổ chức giữa các nhà sư Phật giáo và các cố đạo Thiên chúa giáo nhằm mục đích so sánh giá trị của hai tôn giáo. Một tập sách tựa đề là "Cuộc tranh luận lớn tại Panadura" được phát hành năm 1873 ghi lại nội dung cuộc tranh luận giữa nhà sư Mohottivatte Gunananda Thera đại diện cho Phật giáo và các mục sư David de Silva và F. Sirimanne đại diện cho Thiên chúa giáo được xuất bản, đánh dấu một khúc quanh giữa Phật giáo Thiên chúa giáo tại Tích-lan. Ngay trong năm đó tập sách được dịch ra tiếng Anh và được một người Mỹ là ông J.M. Peebles tại Battle Creek thuộc tiểu bang Michigan phát hành. Quyển sách gây được sự chú ý của đại tá Henry Steel Olcott (1832-1907) người đã hợp tác với bà Blavatski (tên bà khi còn con gái là Hélèna Petrovna Hahn von Rottenstern, 1831-1891) thành lập hội Thông thiên học. Thông thiên học khác với Phật giáo trên rất nhiều điểm, thế nhưng nhờ uy tín rất lớn của hai vị sáng lập nên hội Thông thiên lôi cuốn được nhiều người Mỹ và Âu châu, một loạt sách do Thông thiên học phát hành sau khi thành lập mang tựa đề "Phật giáo thần bí" cũng đã góp phần không nhỏ vào sự thu hút đó.Và lịch sử lá cờ năm màu đặc trưng cho Phật giáo cũng xuất hiện từ đảo quốc Tích Lan vào năm 1951."

Đây là những động lực thúc đẩy những nhà cải cách Phật giáo trong nước mạnh tay tiến hành vượt nhiều khó khăn chướng ngại, trong đó, phải kể đến Thiền sư Khánh Hòa, một trụ cốt khởi xướng từ miền Nam. Phong trào lan tỏa khá nhanh khắp Sài gòn-Gia Định lan tới Bà Rịa Vũng tàu, Vĩnh Long, Long Xuyên, Rạch Giá, rồi các tỉnh miền Trung và phía Bắc.
3/1. Chủ trương báo chí. Kế hoạch phát triển trên nhiều mặt như: báo chí với các khẩu hiệu cách mạng giáo lý, cách mạng giáo chế, cách mạng giáo hội
1) Cần phải chỉnh đốn Tăng già.
2) Thành lập Phật học đường.
3) Dịch và xuất bản các loại kinh sách Việt ngữ.
Lúc bấy giờ: Năm 1930, tại Sài Gòn, Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học được thành lập, trụ sở tại chùa Linh Sơn, Hội trưởng là Thiền sư Từ Phong. Hội cũng xuất bản tạp chí Từ Bi Âm do thiền sư Khánh Hòa chủ nhiệm, số đầu tiên ra mắt vào ngày 1 tháng 3 năm 1932.
Năm 1932, tại Huế, Hội An Nam Phật học được thành lập, ·         do cư sĩ Lê Đình Thám làm Hội trưởng, Thiền sư Giác Tiên làm Chứng minh Đạo sư, trụ sở đặt tại chùa Trúc Lâm. Hội xuất bản tạp chí Viên Âm, ra số đầu tiên ngày 1 tháng 12 năm 1933.
·         Năm 1934, tại Hà Nội, Hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập, do cư sĩ Nguyễn Năng Quốc làm hội trưởng, tôn Thiền sư Thích Thanh Hanh (Tổ Vĩnh Nghiêm) làm Thiền gia Pháp chủ. Hội xuất bản tạp chí Đuốc Tuệ năm 1935.
Ngài cùng các Hòa thượng khác cho xuất bản tập san Phật Học Pháp Âm bằng chữ quốc ngữ. Số đầu tiên ra ngày 13.8.1929. Sau đó là tập san Phật Hóa Tân Thanh Niên ra đời năm 1930 cũng bằng chữ quốc ngữ nhưng có nội dung tiến bộ hơn, nhắm vào hàng cư sĩ trí thức và Tăng sĩ trẻ. Không lâu sau, nhiều nội ngoại chướng dồn dập, hai tập san đều ngưng hoạt động.
Phong trào chấn hưng có thể nói được khởi xướng từ Thiền sư Khánh Hòa tại miền Nam, thiền sư Phước Huệ tại miền Trung, và thiền sư Thanh Hanh tại miền Bắc. Ba vị được tôn là Tổ của phong trào.
Tiếp đó đã xuất hiện thêm một số hội như Hội Lưỡng Xuyên Phật học tại Trà Vinh; Hội Phật học Kiêm Tế tại Rạch Giá, ra tạp chí Tiến hóa; Hội Tịnh độ Cư sĩ tại Chợ Lớn của giới cư sĩ, ra tạp chí Pháp Âm; Hội Thiên Thai Thiền Giáo tông Liên hữu do Thiền sư Huệ Đăng sáng lập năm 1934 tại Bà Rịa; Hội Phật giáo Tương tế do trụ trì chùa Thiên Phước là Lê Phước Chi thành lập ở Sóc Trăng. Tại miền Bắc có hội Bắc Kỳ Phật giáo Cổ Sơn môn.
Những vận động đầu tiên nhằm chấn hưng Phật giáo được các Tăng sĩ và Cư sĩ viết và đăng lên các báo từ những năm 1920. Nhân bài báo của sư Tâm Lai tại miền Bắc đăng năm 1927 đề xuất chấn hưng và thống nhất Phật giáo, Thiền sư Khánh Hòa gửi sư Thiện Chiếu ra gặp sư Tâm Lai, tuy nhiên không đạt được sự đồng thuận.
Một số tạp chí khác cũng xuất bản như Pháp Âm, Quan Âm, Tam Bảo, Tiếng chuông sớm, Duy tâm, Tiến hóa. Một nhà xuất bản là Phật học Tùng thư do ông Đoàn Trung Còn thành lập năm 1932. Giai đoạn này nhiều kinh sách đã được xuất bản như sách Phật giáo Sơ học, 'Phật giáo vấn đáp, Phật giáo Giáo khoa Thư, và những kinh bản bằng quốc ngữ như Kim Cương, Pháp Hoa, Lăng Nghiêm.
3/2. Cơ sở giáo dục đào tạo. Thiền sư Khánh Hòa kết hợp với chư tôn đức lập thành các cơ sở giáo dục đào tạo Tăng tài.
Tại miền Nam: Thiền sư Thích Từ Phong giảng dạy tại chùa Giác Hải; Thiền sư Khánh Hòa tại chùa Tiên Linh; Thiền sư Chí Thành tại chùa Phi Lai, chùa Giác Hoa; Thiền sư Huệ Quang tại chùa Long Hòa; Thiền sư Khánh Anh tại chùa Long An.
Tại miền Trung: Thiền sư Tuệ Pháp giảng dạy tại chùa Thiên Hưng; Thiền sư Thanh Thái chùa Từ Hiếu; Thiền sư Đắc Ân chùa Quốc Ân; Thiền sư Tâm Tịnh chùa Tây Thiên; Thiền sư Phước Huệ chùa Thập Tháp; Thiền sư Phổ Tuệ chùa Tĩnh Lâm. Tại miền Bắc: Thiền sư Thanh Hanh giảng dạy tại chùa Vĩnh Nghiêm; chùa Bà Đá cũng là một đạo tràng lớn; Thiền sư Đỗ Văn Hỷ in ấn kinh sách rất nhiều.
.Các tổ chức đầu tiên đã quy tụ được rất nhiều bậc cao tăng và nhân sĩ như Trần Trọng Kim, Thiều Chửu, Bùi Kỷ.
Ngoài ra còn có đạo tràng cho các tín đồ tại gia tu tập.
Trong giai đoạn tiến trình canh tân và chấn hưng Phật giáo, khắp ba miền đã hình thành các tổ chức hội đoàn như:

Năm 1949, Hội Phật giáo Bắc Kỳ đổi thành Hội Tăng Ni Chỉnh lý BắcViệt do thiền sư Tố Liên làm Hội trưởng; đến năm 1950 đổi thành Hội Phật giáo Tăng già Bắc Việt và tôn thiền sư Thích Mật Ứng làm Thiền gia Pháp chủ, ra báo Phương tiện.
Thành lập Hội Việt Nam Phật giáo tại chùa Quán Sứ, do cư sĩ Bùi Thiện Cơ làm hội trưởng.
Tại miền Trung:
Sơn Môn Tăng già Trung Việt được thành lập tại chùa Thừa Thiên, do Hòa thượng Thích Tịnh Khiết làm Tùng lâm Pháp chủ.
Hội An Nam Phật học đổi thành Hội Việt Nam Phật học do cư sĩ Lê Văn Định làm hội trưởng.
Tại miền Nam:
Năm 1951, Giáo hội Tăng già Nam Việt được thành lập, trụ sở tại chùa Ấn Quang, do Hòa thượng Đạt Thanh làm Pháp chủ và Hòa thượng Đạt Từ làm Trị sự trưởng.
Năm 1951, Hội Phật học Nam Việt được thành lập, Hội trưởng là cư sĩ Nguyễn Văn Khỏe, trụ sở đầu tiên tại chùa Khánh Hưng, sau xây chùa Xá Lợi làm trụ sở.

3/3. Công cuộc vận động. Với tâm nguyện chấn hưng cho thích hợp với trào lưu cấp tiến hiện tại, Thiền sư Khánh Hòa năng nổ vận động khắp ba miền, gặp gở  trao đổi không những chư tôn đức mà còn các nhân sĩ trí thức mộ đạo, tuy nhiên, vẫn gặp lắm gian nan bởi những người thiếu tầm nhìn quán xuyến chống đối ra mặt. Tuy vậy,Tháng Giêng năm Mậu Thìn ( 1928), một tổ chức PG đầu tiên, gọi là Ban Chức sự Phật học viện Trụ sở Ban Trị sự đặt tại chùa Linh Sơn.
Và thành quả của phong trào chấn hưng.
Trước hết là Phật giáo đi vào hoạt động kết hợp các tổ chức rời rạc trước đây như:
Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học do nhà Hoà thượng Khánh Hòa lập năm 1930 (năm 1951, Cư sỹ Mai Thọ Truyền lập lại, lấy tên là Hội Phật học Nam Việt),
Hội Tăng già Nam Việt lập tháng 6-1951.
An Nam Phật Học hội do Cư sỹ Lê Đình Thám lập năm 1932
Hội Phật giáo Bắc Kỳ do Cư sỹ Nguyễn Năng Quốc lập năm 1934,
Hội Chỉnh lý Tăng Ni Bắc Việt do Thượng tọa Tố Liên lập năm 1949 (năm 1950 đổi thành Hội Tăng già Bắc Việt).
Qua công cuộc chấn hưng, nhiều trường đào tạo Tăng tài có đạo hạnh, có trình độ Phật học và thế học xứng đáng một sứ giả Như Lai.

3/4. Việt hóa kinh tạng. Song song củng cố về mặt tổ chức,giảng dạy kinh điển cho Tăng tín đồ, xuất bản sách báo, ngài còn chủ trương Việt hóa kinh tạng, cập nhật tin tức Phật giáo thế giới. Một điều mà Ni giới hiện nay được so vai góp phần trong ngôi nhà chánh Pháp, phải kể đến công lao chấn hưng mà tổ Khánh Hòa có công giáo dục Ni bộ về đạo học lẫn giới hạnh và kiến thức cập nhật đương thời trong lúc ngài lui về dưỡng lão tại quê nhà. Những chư ni nổi tiếng hiện nay là sự tiếp nối kế thừa từ công cuộc vận động chấn hưng phật giáo lúc bấy giờ.

Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học đã gặp lắm chướng duyên do vài thành phần trong chính quyền bấy giờ muốn khuynh loát thao túng nên Phật sự đành đình trệ, các ngài phải lui về miền Tỉnh Nam bộ.

3/5. Tái hoạt động. Ngài cùng Tổ Huệ Quang lui gót trở về Lục tỉnh. Tổ Huệ Quang, Pháp Hải, Khánh Anh... thành lập Liên Đoàn Phật Học Xã nhằm tiếp tục con đường đào tạo Tăng tài Năm Quý Dậu (1933), vẫn không nản lòng, Ngài cùng các. Tổ chức này có hình thức di động không trú xứ, luân phiên mỗi chùa 3 tháng phải chu toàn, đài thọ các mặt hoạt động của Liên Đoàn, sau đó lại đến chùa khác. Tổ chức này ra đời bằng nghi thức khai Gia Giáo, bắt đầu từ chùa Từ Hòa (chùa Tổ Huệ Quang) thuộc làng Long Hòa, huyện Tiểu Cần; rồi đến khai giảng tại chùa Thiên Phước, quận Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long, sau đó đến chùa Viên Giác, tỉnh Bến Tre. Nhưng công việc đang hanh thông giữa chừng thì lại gặp chướng duyên, xem như gãy đổ hoàn toàn (năm 1934).

Năm Giáp Tuất (1934), Ngài lại cùng các Tổ Huệ Quang, Khánh Anh, Pháp Hải...và các cư sĩ tỉnh Trà Vinh thành lập Hội Lưỡng Xuyên Phật Học do Ngài làm Pháp sư. Ngài cho xuất bản tạp chí Duy Tâm và thỉnh Đại Tạng, Tục Tạng để làm tài liệu nghiên cứu và dịch giảng. Bên cạnh đó Ngài còn kiến tạo Phật Học Đường và khóa đầu tiên được khai giảng năm Ất Hợi (1935) với số lượng học Tăng ba mươi vị. Trong số đó có các Ngài Thiện Hòa, Thiện Hoa, Hành Trụ...Hội Lưỡng Xuyên Phật Học và tạp chí Duy Tâm tồn tại cho đến chi chiến tranh xảy ra năm 1945. 

Tổ Khánh Hòa còn chiêu mộ các vị cùng chí hướng, và với sự cộng tác của một số cư sĩ tại Sài gòn như các ông Phạm Ngọc Vinh, Huỳnh Văn Quyền, Trần Nguyên Chấn, Trần Văn Khuê, Nguyễn Văn Nhơn, Lê Văn Phổ và Nguyễn Văn Cần... thành lập hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học. Hồi đó Khánh Hòa đã được năm mươi lăm tuổi. Hội Nam Kỳ Nghiên Cứu Phật Học được thành lập năm 1931, điều lệ của hội được phê y ngày 26 tháng Tám năm ấy. Thiền sư Từ Phong chùa Giác Hải ở Chợ Lớn được bầu làm chánh hội trưởng. Khánh Hòa giữ trách vụ phó.

4.- TÍNH CÂN BẰNG TẤT YẾU
Theo tinh thần nhà Phật, không có cái gì tự nhiên mà có cũng không có cái gì tự nhiên mà mất; nước bốc hơi làm mây, mây tụ tán thành mưa, mưa trở lại thành nước. Một khi nơi này hết duyên thì nhân tố sẽ biến dạng trong một môi trường thuận lợi khác để sinh tồn và phát triển.

Sau khi Phật giáo bị đạo quân xâm lăng Hồi giáo triệt tiêu tại Ấn, Phật giáo lan sang các quốc gia phụ cận để ươm mầm phát triển. Khi Phật giáo các nước châu Á bị đạo quân Kito cải đạo, xóa nền văn hóa truyền thống theo thế lực quân sự ngoại bang, thì cuối thế kỷ XIX trở thành một tôn giáo lớn mạnh ở phương Tây mà trước đây, Phật giáo chỉ được nghiên cứu mang tính sử học.

Đối với triết gia Schopenhauer Phật giáo là tôn giáo tốt nhất vượt lên trên tất cả các tôn giáo khác, hơn hẳn đạo Bà-la-môn vốn chủ trương phân chia giai cấp trong xã hội và còn cao hơn nữa đối với Thiên chúa giáo chủ trương các tư tưởngngụy biện (idées fallacieuses) về một vị Trời và các giới luật đạo đức quá tồi tệ bất kể đến loài súc vật.

5. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Đã có quá nhiều tư liệu nghiên cứu về Tổ Khánh Hòa, vì thế, nơi đây không trở lại dấu chân lịch sử cũ; chỉ nhắc đến những dấu ấn của người suốt quá trình vận động phục hưng Phật giáo lúc bấy giờ.

Sanh trong thời loạn, kết duyên với đạo trong thởi trẻ; ý thức phục hoạt Phật giáo trong giai đoạn bị kềm kẹp bởi chính sách bất bình đẳng tôn giáo. Ngoài những đồng đạo cùng chí hướng như các tổ Huệ Quang, Pháp Hải và Khánh Anh, hội Lục Hòa liên Hiệp với mục đích là vận động thành lập một hội Phật giáo Việt Nam Toàn Quốc làm cơ sở chấn hưng Phật giáo.

Ngài bôn ba từ Nam ra Trung, được hiệp thông với tổ Bích Liên, Liên Tôn và nhiều cư sĩ tâm đạo có uy tín. Tuy nhiên, tinh thần phục hưng Phật giáo vẫn được nung nấu với ngọn gió canh tân Phật giáo Tàu, Nhật Bản và các nước Á Châu, Phật giáo Việt Nam bắt đầu một công cuộc chấn hung sau gần một thế kỷ dưới gót chân xâm lăng của Pháp và các thừa sai.

 Bộ “Thái Hư Toàn Thư” là một công trình luận tạng đồ sộ và bộ Đại Tạng có giá trị to lớn đối với nền Phật học Việt Nam cận đại mà phong trào chấn hưng do Thiền sư Khánh Hòa chủ trương đã cung thỉnh về bảo lưu tại chùa Linh Sơn.

KẾT
Một tuổi trẻ năng động, thông minh, ham học hỏi, có óc tiến bộ cầu thị. Trong 30 năm lăn lộn vượt khó, tránh mọi đối chất vô bổ, khiêm cung, lắng nghe và thiết tha cung thỉnh những vị có tâm với tiền đồ Phật giáo tham gia vào phong trào chấn hưng lúc bấy giờ. Sự phục hoạt Phật giáo Việt Nam góp phần trăm hoa đua nở trên một số quốc gia từng bị đe dọa xóa mờ văn hóa và tôn giáo bản địa. Trong tâm niệm luôn nghĩ đến tiền đồ Phật giáo giữa lúc Tăng chúng tha hóa, thất học, đất nước ngửa nghiêng, ngoại đạo bành trướng. Thiền sư Khánh Hòa xứng danh là bậc Long tượng của nhà Phật. Ngài sinh năm 1877 và viên tịch tại chùa Tuyên Linh Bến Tre năm 1947, tròn 70 tuổi đời 40 tuổi đạo, đã lưu lại cho hậu thế một gương sáng chấn hưng Phật giáo trong thời đất nước nhiều nhiễu nhương.

Cuộc sống giản dị thì lúc ra đi cũng thanh bần, không rườm rà tốn kém:

Nhạn quá trường giang
Ảnh trầm hàn thủy
Nhạn vô lưu tích chi dấu
Thủy vô lưu ảnh chi tâm

MINH MẪN
2017
  
Thư mục tham khảo:
Nguyễn Lang (2001) Phật giáo sử luận, tập III,  Nxb Văn Học
Nguyễn Đại Đồng (2008) Lược khảo báo chí Phật giáo Việt Nam (1929-2008) Nxb Tôn giáo
Hồng Chương - Lịch sử báo chí Việt nam
Trần Hồng Liên - Lịch sử Phật giáo Nam bộ
HT Thiện Hòa - 50 năm chấn hưng Phật giáo
  Nguyệt San Pháp Âm
  Nguyễn Công Lý
Lược Khảo Phật Giáo Việt Nam, 50 năm Chấn Hưng Phật Giáo Việt Nam
Và một số tài liệu trên các trang website...
(Diễn đàn lịch sử Việt Nam)