Chủ Nhật, 26 tháng 6, 2016

QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO VỀ

SỰ CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH LÚC CUỐI ĐỜI

Qua Cuộc Nói Chuyện Với Nhà Sư Phra Paisal Visalo - Bác Sĩ Suresh Kumar  
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến - Source-Nguồn:www.visalo.org(Buddhist Perspectives On End Of Life Care,
A Conversation With Phra Paisal Visalo - Dr. Suresh Kumar)
 Description: duc phat tham benh
Mặc dù có một lịch trình huấn-luyện bận rộn tại Thái Lan, Bác Sĩ Suresh Kumar vẫn dành thời gian nói chuyện với nhà sư Phra Paisal Visalo, là Tu Viện Trưởng của Tu Viện Phật Giáo Wat Pasukato, và cũng là người sáng lập Hệ Thống Phật Giáo Cho Người Chọn Cái-Chết Bình-An (hospice).
ĐẠO PHẬT NÓI GÌ VỀ ĐAU KHỔ (NÓI CHUNG), VÀ ĐAU KHỔ VÀO LÚC CUỐI ĐỜI (NÓI RIÊNG)?
Theo quan điểm Phật Giáo, đau khổ là sự thật mà không ai có thể trốn tránh được. Chúng ta ai rồi cũng phải đối mặt với sự già nua, sự đau ốm, sự chia lìa và sự mất mát, chỉ là sớm hay muộn mà thôi. Lý do chúng ta có các nỗi đau khổ nầy là bởi vì cuộc đời thì không có gì chắc chắn. Tất cả mọi thứ trên thế gian nầy chỉ là tạm thời. Cho nên, sự thay đổi là điều chắc chắn. Đấy chính là: Sự Vô Thường. Cuộc sống của chúng ta bị áp lực bởi các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài dẫn đến sự thay đổi liên tục. Tất cả mọi vật cuối cùng rồi thối nát, và tan rã, đấy là: sự đau khổ. Không có 'cái-tôi" nào độc lập, hoặc là vĩnh viễn. Chúng ta chỉ có thể trì hoãn, hoặc là trốn tránh đau khổ trong chốc lát mà thôi, tuy nhiên, đau khổ là chuyện tất nhiên, và không thể nào chạy trốn được. Điều chúng ta có thể làm là giảm bớt đi nỗi đau, cũng như làm giảm bớt đi ảnh hưởng của sự đau đớn khi xảy ra.

Các tình trạng của sự đau khổ có thể ảnh hưởng chúng ta về mặt thể xác, tuy nhiên, các tình trạng nầy không nhất thiết ảnh hưởng chúng ta về mặt tinh thần. Đạo Phật tin tưởng rằng mọi người đều có thể trau giồi tâm của họ để thoát ra khỏi sự đau khổ. Mặc dù mọi người đều phải đối mặt với tuổi già, bệnh tật, và cái chết, tâm chúng ta không cần thiết phải đau đớn vì các điều nầy, nếu chúng ta biết chấp nhận sự thật, không chối từ, và không chống cự. Chấp nhận là yếu tố quan trọng nhất để chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ.

Chúng ta thay vì bị ảnh hưởng bởi nỗi đau về thể xác, chúng ta có thể nhờ nỗi đau nầy giúp ích cho chúng ta; giúp chúng ta nhìn thấy rõ ràng không-có-gì là chắc chắn cả, đây là một sự thật. Trí tuệ cũng là một chìa khóa quan trọng để soi sáng tâm chúng ta thoát ra khỏi sự đau khổ. Có nhiều nhà sư và Phật Tử đã giác ngộ, trong lúc họ đang đối mặt với sự đau khổ vì bệnh tật, và cái chết. Nói khác đi, bệnh tật và cái chết có thể phát triển trí tuệ của chúng ta, giúp chúng ta nhận ra sự-thật tột cùng, và đạt tới sự giác ngộ.
SỰ CHĂM SÓC LÚC CUỐI ĐỜI CHO NHỮNG NGƯỜI KHÔNG-PHẢI LÀ PHẬT-TỬ, CÁC Ý TƯỞNG NÓI TRÊN CÓ THÍCH HỢP HAY KHÔNG?
Đạo Phật tin tưởng rằng, người bệnh vào lúc cuối đời vẫn có thể sống hạnh phúc. Chẳng có gì phải sợ hãi khi cái chết đến gần. Mọi người đều có khả năng sống hạnh phúc, bất kể họ theo tôn giáo nào, ngay cả người không có tôn giáo nào cả. Mọi người đều có thể có một cái chết bình an.
THEO THẦY NGHĨ, MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN LÀ MỘT CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO?
Theo quan điểm Phật Giáo, một cái chết bình an được xác định bằng cách thức người nầy chết, hoặc là lý do người nầy chết. Điều nầy mô tả tình trạng tâm của người nầy lúc chết; họ chết trong bình an, tâm không sợ hãi, hoặc là không đau khổ về tinh thần. Điều nầy có thể xảy ra khi chúng ta chấp nhận cái chết, và buông xả mọi thứ - không còn dính mắc với người nào, hoặc vật nào. Một cái chết bình an cũng được xem là người nầy sẽ được tái sinh vào cõi tốt đẹp. Cái chết tốt đẹp nhất là khi người nầy có tâm giác-ngộ, đạt tới sự hiểu-biết tột-cùng về bản-chất thật-sự của mọi vật. Điều nầy cho phép tâm giải thoát ra khỏi sự đau khổ, và đạt đến Niết Bàn, không còn sinh tử nữa.
CUỘC SỐNG NHƯ THẾ NÀO LÀ MỘT CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP?
Cuộc sống tốt đẹp là cuộc sống có hạnh phúc, không bệnh tật, nghèo đói, hoặc bị lạm dụng. Cuộc sống tốt đẹp cũng có nghĩa là cuộc sống có đạo-đức; không lợi dụng người khác, và người nầy còn làm việc thiện để giúp đỡ người khác, và xã hội. Cuộc sống tốt đẹp liên quan đến tâm bình an, người nầy có lòng từ bi, và họ không bị sai-khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si). Đấy là cuộc sống của người không tạo ra khổ đau, kết quả từ sự hiểu biết của họ về bản-chất thật-sự của cuộc đời, và họ có khả năng giải-quyết các trở ngại khi xảy ra.
THẦY CÓ NGHĨ RẰNG CUỘC SỐNG TỐT ĐẸP SẼ LUÔN LUÔN DẪN ĐẾN MỘT CÁI CHẾT NHẸ NHÀNG, VÀ BÌNH AN?
Một cuộc sống tốt đẹp có thể dẫn đến một cái chết bình an, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng như thế. Khi một người sắp chết, nếu tâm họ đau khổ, hoặc còn lo lắng về con cái, về bố mẹ, về những người thân yêu, hoặc là họ không buông xả được tài sản của họ, hoặc là người nầy cảm thấy tội lỗi, hoặc là họ còn có các công việc chưa làm xong, thì họ sẽ từ chối cái chết, và họ chiến đấu bằng mọi giá với các chết. Điều nầy sẽ dẫn người nầy đến đau khổ, đến lo âu, và bồn chồn, nên sau khi chết họ sẽ tái sinh vào cõi đau khổ. Bên cạnh đó, nỗi đau đớn về thể xác do bệnh tật có thể làm cho bệnh nhân giận dữ, lo âu, nên họ không có bình an vào lúc cuối đời.
NÓI MỘT CÁCH KHÁC, THẦY CÓ NGHĨ RẰNG MỘT NGƯỜI SỐNG KHÔNG ĐẠO-ĐỨC, VẪN CÓ THỂ CÓ MỘT CÁI CHẾT BÌNH AN? 
Một cái chết bình an có thể xảy ra với người có cuộc sống không đạo-đức, tuy nhiên, điều nầy rất hiếm khi xảy ra. Bởi vì những người sống không đạo-đức thường sợ hãi rằng, họ sẽ bị đọa vào địa ngục sau khi chết. Vì vậy, ho rất sợ hãi cái chết. Nhiều người đau khổ vì cảm thấy có tội, hoặc là họ bị ám ảnh bởi các hành vi xấu xa của họ trong quá khứ. Còn những người bị sai-khiến bởi lòng tham lam, lòng sân hận, và sự si mê (tham sân si), họ luôn luôn cảm thấy khó khăn trong việc buông xả tài sản, và lòng thù hận. Điều nầy chắc chắn sẽ dẫn họ đến cái chết trong đau khổ. Tuy nhiên, nếu họ may mắn có những người bạn giúp họ nhớ lại các việc làm tốt trong quá khứ, và nhắc họ buông xả mọi vật, tâm họ sẽ trở nên trong sáng hơn, và một cái chết bình an có thể xảy ra cho họ.
TRONG CUỘC SỐNG, CÁI CHẾT LÀ ĐIỀU CHẮC CHẮN XẢY RA, NHƯ THẾ CHÚNG TA CẦN CHUẨN BỊ CÁI CHẾT NHƯ THẾ NÀO? 
Chuẩn bị cho cái chết là một điều cần thiết cho tất cả mọi người, bởi vì mọi người sẽ phải đối mặt với cái chết, không cần biết chúng ta là ai, cũng như tình trạng cuộc sống chúng ta như thế nào. Chúng ta phải chuẩn bị cho cái chết, bằng cách thực tập 'Suy Ngẫm Về Cái Chết'. Điều nầy có nghĩa là chúng ta nên tự nhắc nhở liên tục chúng ta rằng chính chúng ta sẽ chết. Chúng ta chỉ chưa biết là sớm hay muộn, khi nào, ở đâu và như thế nào. Rồi, chúng ta hãy tự hỏi chính mình: Nếu chúng ta chết sớm, chúng ta có sẵn sàng chưa? Chúng ta đã làm các việc tốt lành cho các người thân yêu và các người khác chưa? Chúng ta đã làm đầy đủ bổn phận chưa? Chúng ta có làm đầy đủ trách nhiệm cho tất cả mọi thứ mà chúng ta đang có chưa? Chúng ta có sẵn sàng để buông xả mọi thứ chưa? Nếu câu trả lời là: 'chưa', thì chúng ta phải làm nhiều việc-thiện kể từ bây giờ, và cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ, và trách nhiệm của chúng ta. Cuối cùng, chúng ta phải học hỏi để buông xả mọi vật. Làm việc thiện để chúng ta chẳng còn gì phải hối tiếc. Chúng ta tập buông xả để cho phép chúng ta đối mặt với cái chết, rồi chúng ta sẵn sàng cho cái chết ngay lúc nầy, hoặc là bất cứ lúc nào trong tương lai.
SỰ SỢ HÃI CÁI CHẾT LÀ MỘT TRONG CÁC YẾU TỐ GÂY PHIỀN MUỘN CHO NGƯỜI SẮP CHẾT. BẤT KỂ TÔN GIÁO CỦA NGƯỜI BỆNH, CHÚNG TA CÓ CÁCH NÀO GIẢI QUYẾT KHÔNG?
Sự sợ hãi cái chết xảy ra khi chúng ta có khuynh hướng quên đi mất rằng ai rồi cũng phải chết. Chúng ta có thể có các công việc đang dở dang, và chúng ta lo lắng về các người thân yêu, hoặc là tài sản. Chúng ta cũng có thể sợ hãi cái chết bởi vì chúng ta không chắc chắn là điều gì sẽ xảy ra sau khi chết. Sự sợ hãi cái chết có thể giảm bớt đi, nếu chúng ta thường-xuyên thực-tập suy ngẫm về cái chết, nếu chúng ta cố gắng hết sức giúp đỡ người thân, và nếu chúng ta cố gắng hoàn thành các nhiệm vụ quan trọng, và các trách nhiệm của chúng ta. Thiền định là một phương cách tốt để trau giồi tâm chúng ta, để chúng ta chấp nhận cái chết: xem cái chết là một phần của cuộc sống, mà không sợ hãi gì cả.
THIỀN ĐỊNH CÓ THỂ GIÚP CHO NGƯỜI-BỆNH GIẢM BỚT ĐAU KHỔ LÚC CUỐI ĐỜI KHÔNG? NẾU CÓ, THÌ NHƯ THẾ NÀO? ĐỐI VỚI NGƯỜI-BỆNH TRƯỚC KIA CHƯA BAO-GIỜ THIỀN ĐỊNH, CÓ GIÚP ÍCH GÌ CHO HỌ KHÔNG?

Thiền định giúp cho chúng ta bớt đau khổ. Lúc cuối đời, khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể tập trung vào hơi-thở - hơi-thở vào, và hơi-thở ra. Một khi tâm và hơi thở người bệnh hài-hòa, sự tập trung và sự bình tĩnh sẽ xảy ra. Tâm bình yên sẽ tạo ra một số chất hóa-học trong cơ thể người bệnh, làm cho họ dần dần giảm bớt nỗi đau đớn. Sự bình an của thiền định cũng chuyển hướng tâm của người bệnh ra khỏi nỗi đau đớn của thể xác, và cho phép người bệnh quên đi sự đau đớn, hoặc là làm người bệnh cảm thấy đau ít hơn.

Thiền chánh niệm cũng có thể giúp chúng ta bớt đau khổ. Thiền chánh niệm giúp tâm chúng ta buông bỏ, không còn nắm-giữ sự đau đớn. Thay vì "tâm hồn tôi đau khổ", chánh niệm cho phép chúng ta nhận biết sự đau đớn. Điều nầy giúp chúng ta giảm bớt nỗi đau đớn về tinh thần. Do đó, chỉ còn nỗi đau đớn về thể-xác là tồn tại.

Các vị thầy có kinh nghiệm về thiền định có thể chỉ bày cho chúng ta phương cách để làm giảm bớt đi cường độ của sự đau đớn. Một môi-trường bình-an và thích-hợp cũng có thể giúp cho người bệnh giảm bớt đi sự đau đớn. Những lời nhắc-nhở người bệnh về các việc-làm tốt của họ trong quá khứ, hoặc là tập trung tâm trí họ vào những hình tượng thiêng liêng về tôn giáo của họ, các điều nầy cũng sẽ hỗ trợ cho thiền chánh niệm.

Source-Nguồn: http://www.visalo.org/columnInterview/5708echospice.html

Những câu nói hay nhất trong bài

 

diễn văn của ông Obama



Trưa 24/5, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đã có bài phát biểu trước hơn 2.000 sinh viên, tri thức trẻ tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội.
Nhung cau noi hay nhat trong bai dien van cua ong Obama - Anh 1
(Ảnh: Vietnam+)
Nhung cau noi hay nhat trong bai dien van cua ong Obama - Anh 2
(Ảnh: Vietnam+)
Nhung cau noi hay nhat trong bai dien van cua ong Obama - Anh 3
(Ảnh: Vietnam+)
Nhung cau noi hay nhat trong bai dien van cua ong Obama - Anh 4
(Ảnh: Vietnam+)
Nhung cau noi hay nhat trong bai dien van cua ong Obama - Anh 5
(Ảnh: Vietnam+)
__._,_.___

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Nhân ngày từ phụ (Father's Day):


- Con ơi, trước khi nhắm mắt 
Cha con dặn con suốt đời 
Phải làm một người chân thật.
 

Lời mẹ dặn
Phùng Quán

Tôi mồ côi cha năm hai tuổi 
Mẹ tôi thương con không lấy chồng 
Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải 
Nuôi tôi đến ngày lớn khôn. 
Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ 
Ngày ấy tôi mới lên năm 
Có lần tôi nói dối mẹ 
Hôm sau tưởng phải ăn đòn. 
Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn 
Ôm tôi hôn lên mái tóc 
- Con ơi, trước khi nhắm mắt 
Cha con dặn con suốt đời 
Phải làm một người chân thật. 
- Mẹ ơi, chân thật là gì? 
Mẹ tôi hôn lên đôi mắt 
Con ơi một người chân thật 
Thấy vui muốn cười cứ cười 
Thấy buồn muốn khóc là khóc. 
Yêu ai cứ bảo là yêu 
Ghét ai cứ bảo là ghét 
Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Cũng không nói yêu thành ghét. 
Dù ai cầm dao dọa giết 
Cũng không nói ghét thành yêu 
Từ đấy người lớn hỏi tôi: 
- Bé ơi, Bé yêu ai nhất? 
Nhớ lời mẹ tôi trả lời: 
- Bé yêu những người chân thật. 
Người lớn nhìn tôi không tin 
Cho tôi là con vẹt nhỏ 
Nhưng không! những lời dặn đó 
In vào trí óc của tôi 
Như trang giấy trắng tuyệt vời.
In lên vết son đỏ chói.
Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi 
Đứa bé mồ côi thành nhà văn 
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm 
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ. 
Người làm xiếc đi dây rất khó 
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn 
Đi trọn đời trên con đường chân thật. 
Yêu ai cứ bảo là yêu 
Ghét ai cứ bảo là ghét 
Dù ai ngon ngọt nuông chiều 
Cũng không nói yêu thành ghét 
Dù ai cầm dao dọa giết 
Cũng không nói ghét thành yêụ 
Tôi muốn làm nhà văn chân thật 
chân thật trọn đời 
Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi 
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã 
Bút giấy tôi ai cướp giật đi 
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá. 
Phùng Quán
1957
“Lời mẹ dặn” là bài thơ tự sự rất dễ hiểu dễ thuộc không có gì mới lạ về cấu trúc ngôn ngữ thơ nhưng lại chứa đựng một tư tưởng nhân văn cực kỳ lớn lao thể hiện bản lĩnh cao cường của tác giả trước cuộc đời. Vì thế nó đã trở thành một kiệt tác thơ Việt thế kỷ XX. Mở đầu bài thơ nhà thơ kể chuyện tỉ tê rất văn xuôi như không có gì đáng chú ý: “Tôi mồ côi cha năm hai tuổi/ Mẹ tôi thương tôi không lấy chồng…/ Ngày ấy tôi mới lên năm/ Có lần tôi nói dối mẹ/ Hôm sau tưởng phải ăn đòn / Nhưng không mẹ tôi chỉ buồn/ Ôm tôi hôn lên mái tóc…”

Con ơi… trước khi nhắm mắt
Cha con dặn con suốt đời
Phải làm một người chân thật

Đến đây thì tư tưởng bài thơ bắt đầu xuất hiện. “Mẹ ơi chân thật là gì?” - Đúng là câu hỏi rất ngây thơ của một đứa trẻ lên năm nhưng lại là một câu hỏi lớn rất khó trả lời đối với không ít người lớn giữa trường đời. “Chân thật” bản tính hồn nhiên của con người đang bị méo mó mai một biến dạng dần đi do mọi người phải tìm cách bon chen nịnh hót nói dối để tồn tại hoặc để được vinh thân. Thậm chí có người đã không chân thật rồi lại còn ghét những người chân thật. Tục ngữ ta có câu “Nói thật mất lòng”. Đó là thực tế vô cùng trớ trêu của con người. Nhớ lời mẹ dặn từ nhỏ người lớn hỏi Phùng Quán: "Bé ơi bé yêu ai nhất?/ Bé yêu những người chân thật." Từ chỗ phải làm người chân thật đến thái độ “yêu những người chân thật” là đi từ mình đến xã hội.

Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
Con ơi một người chân thật
Thấy vui muốn cười cứ cười
Thấy buồn muốn khóc là khóc

Câu giải thích bước đầu của người mẹ cho con vô cũng dễ hiểu. Thấy vui muốn cười là cười - thấy buồn muốn khóc là khóc. Vì con người từ khi lọt lòng mẹ là thế đó là bản tính tự nhiên không thể khác được. Nhưng chân lý giản đơn ấy làm nhiều người ngạc nhiên tán thưởng bởi vì đã từ lâu con người luôn sống ngược lại với ý nghĩ của mình không dám nói thật ý nghĩ của mình. Có khi vui mà dối lòng không cười được. Khi buồn lại nén lòng mà cười để vui lòng người khác. Sống dối lòng như thế con người dần dà bị biến thành một kẻ dối trá!

Sau cười khóc hồn nhiên là đến chuyện yêu ghét một cấp độ cao hơn của thái độ và nhận thức ứng xử của con người trong xã hội:

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét

Nhắc đến nhà thơ Phùng Quán là người ta nhớ ngay đến “Yêu ai cứ bảo là yêu - Ghét ai cứ bảo là ghét…”. Yêu ghét rạch ròi là thái độ sống của người quân tử của kẻ sĩ ở đời. Thái độ dứt khoát thể hiện ở động từ “cứ bảo”. Cứ bảo là nói ngay nói không cần đắn đo suy tính.

Nhưng sự đời không phải bao giờ cũng “Yêu ai cứ bảo là yêu - Ghét ai cứ bảo là ghét” được mà có rất nhiều sức ép buộc con người phải nói khác ý mình đi dối trá biến mình thành tôi tớ “nói theo nói leo” làm lợi cho những người có thế lực. Vấn đề là anh có đủ dũng khí để yêu là nói yêu ghét là nói ghét hay không! Đoạn thơ sau đây là một cung bậc cao hơn có thể gọi là thái độ bất khuất không chịu luồn cúi của tác giả trước những thế lực cường quyền:

Yêu ai cứ bảo là yêu
Ghét ai cứ bảo là ghét
Dù ai ngon ngọt nuông chiều
Cũng không nói yêu thành ghét
Dù ai cầm dao doạ giết
Cũng không nói ghét thành yêu

Đây là đoạn thơ hay nhất trong bài thơ đã thành chân lý vĩnh hằng trong lòng người yêu thơ Việt Nam từ 50 năm qua đọc lên nghe như kinh nguyện. Nói yêu thành ghét - nói ghét thành yêu chính là bản chất của những kẻ cơ hội tâm địa xấu xa hèn yếu. Chỉ cần kẻ xấu “ngon ngọt nuông chiều” hứa hẹn tiền tài địa vị hoặc “cầm dao doạ giết” là ngoan ngoan nói và làm theo chúng. Lịch sử Việt Nam đã có nhiều danh liệt nêu tấm gương trung nghĩa không khuất phục trước cường quyền như Bà Trưng Bà Triệu Trần Quốc Toản Cao Bá Quát Lê Lợi Trương Định Vua Hàm Nghi v.v… cùng hàng ngàn chiến sĩ kiên trung trong các nhà tù hay trên các pháp trường của thực dân đế quốc trong hai cuộc kháng chiến. Chỉ mấy câu thơ của Lý Thường Kiệt trước quân nhà Tống phương Bắc cách đây gần 1000 năm thôi cũng đủ nói lên ý chí chí đó của người quân tử nước Nam: Nam quốc sơn hà Nam đế cư/ Tiệt nhiên định phận tại thiên thư / Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm / Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. Ngược lại nhiều việc nói theo người cầm quyền làm theo ý đồ ngoại bang đã gây ra những thảm hoạ đau thương cho nhân dân đất nước. Từ chỗ sợ sệt người ta trở nên hèn nhát. Một thời xứ ta sinh ra không ít “trí thức hèn” “nhà văn hèn”. Những “Đại nhân hèn” ấy không dám mở miệng nói chính kiến của mình dù biết cấp trên sai vẫn ngoan ngoãn vâng lời đã đào tạo ra nhiều thế hệ “người hèn” “gọi: dạ bảo: vâng” không có tính độc lập suy nghĩ

Từ chuyện “chân thật” “khóc cười” “yêu ghét” nhà thơ đã đưa người đọc đến bản lĩnh người cầm bút. Đây là mục tiêu cuối cùng mà bài thơ muốn đạt tới:

Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
Đứa bé mồ côi thành nhà văn
Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ
Người làm xiếc đi trên dây rất khó
Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
Đi trọn đời trên con đường chân thật

Đoạn thơ này chứng tỏ Phùng Quán nhận thức rất rõ một điều: Vì làm nhà văn chân thật là rất khó nên đã có không ít nhà văn không đi trọn đời trên con đường chân thật. Trước sức ép của cường quyền nhiều nhà văn đã cam tâm “bẻ cong ngòi bút” phục vụ cho những mục đích xấu xa. Ca ngợi cái xấu đả kích cái tốt. Tập thơ Chân dung của Xuân Sách vẽ rất rõ chân dung méo mó khốn khổ của hàng trăm nhà văn Việt Nam một thời vì lý do này lý do khác đã không đi trọn đời trên con đường chân thật!

Còn Phùng Quán thì tuyên chiến với thói nịnh bợ giả dối:

Tôi muốn làm nhà thơ chân thật
Chân thật trọn đời
Đường mật công danh không làm ngọt lưỡi tôi
Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
Bút giấy tôi ai cướp giật đi
Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

Bài thơ lớp lang đẩy triết lý “sống thật yêu thật nói thật viết thật” đến tận cùng. Đoạn kết bài thơ là một tuyên ngôn sống tuyên ngôn thơ. Mới 25 tuổi đời mà viết như thế là bản lĩnh tiết tháo lắm lắm. Điều đáng khâm phục hơn là Phùng Quán suốt cuộc đời mình cho đến khi “nằm dài dưới đáy huyệt” đã sống như thế viết như thế. Năm 1984 gần 30 năm khi về thăm quê nội Huế Phùng Quán tâm sự: Ba mươi năm tôi bị dìm trong bùn-nhơ-lăng-nhục / Nhưng cuối cùng/ Quê hương đã nhận ra/ Trái–tim–thơ–trong-sạch / Và gương-mặt-Thơ-bi-thiết của tôi… (Thơ Phùng Quán NXB Văn học 2003). Trong tiểu thuyết tình 13 chương bằng thơ Trăng Hoàng Cung viết ở Huế Phùng Quán một lần nữa nhắc lại tuyên ngôn này trong bài thơ “Tôi thích viết trên giấy có kẻ dòng”: 
Ngô Minh

__,_._,___

MUỐN CHÍN NHỮNG ĐÓA HOA


~ Nguyễn Duy Nhiên


Có một vị giáo thọ Tây phương kể lại một kinh nghiệm về thiền tập của mình.  Có lần anh tham dự một khóa tu thiền nhiều ngày.  Vị thầy hướng dẫn là một thiền sư lớn tuổi người Nhật, ông thuộc dòng thiền Lâm Tế, và có một lối dạy rất thẳng và mạnh bạo.  Phương pháp của ông là sử dụng công án.

    Công án, koan, là một câu hỏi hay vấn đề mà vị thiền sư đặt ra cho thiền sinh, và câu hỏi ấy không thể nào giải đáp bằng sự suy luận hay dùng lý trí được.  Trong khóa tu ấy, vị thầy trao cho anh một công án nổi tiếng của ngài Bạch Ẩn Huệ Hạc, “Thế nào là âm thanh của tiếng vỗ một bàn tay?”  Bổn phận của người thiền sinh là làm sao để lãnh hội cái ý nghĩa tinh yếu của công án được trao cho, và trình bày sự hiểu biết của mình lại với vị thầy.
    Không khí của khóa tu rất là căng thẳng, mọi việc đều theo một đường lối thật nghiêm khắc.  Mỗi ngày anh vào gặp vị Thầy bốn lần, để đưa câu trả lời của mình.  Nhưng lần nào anh vào trình bày xong, ông cũng chỉ nói, “Thật là ngớ ngẩn!”  Rồi ông thỉnh lên một tiếng chuông và đuổi anh ra.  Có lần sau khi anh trả lời, vị Thầy nói, “Được, nhưng đó chưa phải là Thiền.”  Và cứ sau mỗi lần vào trình pháp, anh lại càng cảm thấy căng thẳng hơn.
    Cuối cùng, có lẽ vì tội nghiệp, nên vị Thầy trao cho anh một công án khác dễ hơn.  Ông nói, “Làm thế nào để thể hiện được Phật tánh trong khi tụng kinh.” Anh mừng thầm và nghĩ câu trả lời cho công án này cũng sẽ rất dễ dàng, khi vào trình pháp anh chỉ cần ngồi trang nghiêm và xướng tụng một đoạn kinh ngắn, đơn giản thế thôi.
    Nhưng thật ra, công án này cũng đã chạm đến một vấn đề khó khăn sâu kín trong anh.  Khi còn học lớp Ba ở tiểu học, trong giờ âm nhạc anh thường bị cô giáo phê bình là cách phát âm của anh rất khó nghe.  Và từ đó đến giờ, anh vẫn rất ngại ngùng và tìm mọi cách tránh né mỗi khi phải hát trước đám đông.  Vậy mà giờ đây, anh sẽ lại phải sắp sửa xướng lên một bài kinh, trong một tình trạng rất căng thẳng, trước mặt một vị thầy rất khó khăn.
    Trong khóa tu tất cả đều hoàn toàn giữ im lặng, chỉ trừ trong giờ trình pháp.  Vì vậy mà những gì ta nghĩ trong đầu lại càng được phóng đại thêm lên.  Anh cố gắng lặp đi, lặp lại một đoạn ngắn trong bài kinh cho thật thuộc, thật đúng với âm điệu và cách phát âm.  Nỗi lo lắng của anh cứ tăng dần.
    Khi đến phiên anh vào để trả lời cho công án của mình.  Anh bước đến, cúi xuống đảnh lễ vị Thầy. Ông nhìn anh hỏi, “Nói cho ta biết, làm thế nào để thể hiện được Phật tánh trong lúc tụng kinh.”  Anh ngồi thẳng lên và tụng bài kinh mình đã tập dượt trước.  Nhưng mọi việc không như anh đã dự tính, tất cả đều sai trật và hoàn toàn lộn xộn cả lên.  Những câu kinh anh tụng lẫn lộn với nhau, và cũng không theo một âm điệu nào hết.  Trong ngay lúc đó, anh cảm thấy lòng mình như hoàn toàn bị phô bày ra trước mặt vị Thầy, nguyên sơ và dễ tổn thương, anh không còn gì để giấu giếm hay che đậy nữa hết…
    Vị Thiền sư im lặng hồi lâu, ông nhìn anh với một ánh mắt hân hoan và đầy ấp tâm từ.  Ông nói, “Câu trả lời rất tuyệt vời.”  Và trong giây phút ấy anh chợt cảm nhận được một tình thương rất lớn.  Anh ý thức được rằng, muốn tiếp xúc với tuệ giác, ta phải có can đảm buông bỏ hết tất cả, mọi toan tính của mình, dám trở nên rỗng không, không còn gì để bảo vệ hay che chở cho mình nữa hết.  Khi ta biết chấp nhận, có mặt với những gì đang xảy ra với một tình thương không mong cầu, thì tất cả mọi việc sẽ trở nên thênh thang và tự tại.
CHẤP NHẬN LÀ SỰ THẬT CÓ MẶT
Và tôi nghĩ có lẽ trong cuộc sống này cũng vậy, chúng ta sẽ không bao giờ có thể thật sự chuẩn bị trước được cho một việc gì.  Ta vẫn nghĩ mình có thể tập luyện để sẵn sàng đối diện với một mất mát, một hạnh phúc hoặc khổ đau nào đó.  Nhưng thật ra ta chỉ có thể tiếp xúc với sự sống khi nó đang xảy ra mà thôi. Bằng một thái độ rộng mở và chấp nhận.
    Nhưng bạn cũng đừng nghĩ rằng đó là một thái độ buông xuôi.  Chấp nhận không phải là một thái độ dửng dưng, sao cũng được, mà là biết xả buông những toan tính và chấp trước, để mình có thể kinh nghiệm, và hiểu sâu sắc được những gì đang thật sự xảy ra.  Tout comprendre c’est tout pardoner.  Hiểu hết tất cả thì ta sẽ tha thứ hết tất cả.  Mà tha thứ cũng là một sự buông xả phải không bạn.  Ta sẽ tha thứ cho những lỗi lầm của mình, những khó khăn, và ngay cả những muộn phiền của ta nữa.  Để cho một hạnh phúc trong sáng được phép có mặt.
    Tôi nghĩ, thiền quán là một thái độ chấp nhận sâu sắc.  Chúng ta có thể ví đó như là tự soi mình vào một tấm gương vậy.  Nếu ta biết chấp nhận thì tấm gương sẽ làm hết mọi việc cho ta.  Nó giúp ta thấy được những kinh nghiệm nào đang có mặt trong giây phút này, thân ta, cảm thọ ta, những gì đang xảy ra trong thân tâm mình.  Và khi ta thấy rõ được những điều ấy, thì những gì mình cần làm sẽ biểu hiện tự nhiên thôi.  Nghe thì đơn giản thật đó, nhưng không phải là chuyện dễ làm, phải không bạn…
MUỐN THAY ĐỔI PHẢI THẤY RÕ
Thật ra, việc ấy khó là vì chúng ta ít khi nào lại chấp nhận những gì mình đang thấy trong gương!  Ta bao giờ cũng tìm cách sửa đổi những hình ảnh ấy theo ý của mình.  Chúng ta muốn thời ngồi thiền, hay những bước chân của mình, lúc nào cũng phải được an tĩnh, hạnh phúc và thanh thản.
    Nhưng bạn biết không, trước khi có được những điều ấy thì ta phải biết chấp nhận được chính mình.  Chúng ta hãy ngồi, đi với thực tại, với những gì đang có mặt, với những gì ta đang soi thấy trong gương.  Đó có thể là những muộn phiền, lo âu, mệt mỏi… nhưng chúng không phải là những chướng ngại của hạnh phúc đâu bạn.  Vì nếu như ta biết chấp nhận những khó khăn ấy, và chịu thấy ra được những gì đang thật sự có mặt, mọi việc sẽ trở nên thênh thang và tự tại hơn.
    Nhà tâm lý học Carl Rogers nói: "Có một điều nghe rất là lạ lùng và mâu thuẫn, nhưng đó là một sự thật, là khi ta chấp nhận được mình như chính ta là, thì lúc đó ta mới có thể thay đổi.  The curious paradox is that when I accept myself just as I am, then I can change."  Cũng có nghĩa là, sẽ không có gì thay đổi, nếu như ta không chịu nhìn lại để thấy rõ được chính mình.
CÕI SƯƠNG MÙ, THẾ NHƯNG...
Tôi nghĩ, đôi khi chính vì sự mong cầu hoặc cố gắng thành tựu một cái gì đó, theo ý riêng của mình, mới khiến một hạnh phúc đang tươi đẹp lại trở thành khổ công và tăm tối.
Chúng đã muốn nở hoa
Và nở hoa là đẹp; nhưng chúng ta muốn chín
Có nghĩa thành tăm tối và khổ công
R.M.Rilke
(Thái Kim Lan dịch)
    Hạnh phúc là sẵn có và tự nhiên, chứ không thể phát xuất từ những gì do cái tôi của mình cố gắng tạo dựng lên.  Chúng ta tiếp xúc được với lẽ thật của đạo không phải bằng một sự tạo tác hay tìm cầu nào, mà khi ta biết buông xả với một tấm lòng mở rộng, phơi bày và nguyên sơ.  Vậy mà trong cái mỏng manh và dễ tan vỡ ấy lại có đầy đủ hết…
this world
is a dewdrop world
yes...
but...
Issa
cõi này
 thế giới sương
đúng rồi…
nhưng
Hay là,
trần gian
một cõi mù sương
 thôi là vậy...
thế nhưng có là...
(Vũ Hoàng Thư dịch)

Kiếp người chỉ có một lần để sống! Vậy sống như thế nào?

                  
RUPERT NUDECK ÔNG LÀ AI? 
    Ngày  31/5 vừa qua tại bệnh viện Koln  ở nước Đức đã có  một trái tim nhỏ ngừng đập ở tuổi 77. Một người  ra đi ở tuổi gọi là thất thập cổ lai hy, điều đó có gì để gây xôn xao! Vì trên hành tinh này mỗi ngày có hơn 150,000 người từ trần với nhiều nguyên nhân!
    Nhưng đây là một tin gây rúng động cho nhiều cộng đồng, đặc biệt là người VN di tản hiện đang sống tại Đức, vì người đó  là Tiến sỹ Ropert Nudeck, một nhà thần học thiên chúa giáo, một nhà báo, nhà hoạt động xã hội. Ropert Nudeck - Ông là ai? Thú thật trước đây,  Anh Tri tôi  cũng chưa biết đến tính danh của ông, nhưng tình cờ  nhận một email của một cộng đồng ngừơi Việt ở Đức đang kêu gọi nhau đến dự lễ cầu nguyện ông vào ngày 14/6/2016, tôi mới tò mò tìm hiểu tại sao  một người Đức qua đời mà cộng đồng người Việt lại xôn xao báo tin và kêu gọi nhau đến nơi sẽ an táng ông để dự lễ tưởng niệm vậy!
    Càng tìm hiểu về ông tôi lại càng say mê và ngưỡng mộ về những gì ông đã làm cho đồng bào của tôi trong  thập niên1970s, khi hàng ngày ở miền Nam có hàng trăm người vượt biển đi tìm cuộc sống tốt đẹp hơn cho họ!!!



   Thời đó, do phương tiện truyền thông bị hạn chế, cũng như tin tức về người vuợt biên rất nhạy cảm theo quan điểm của nhà cầm quyền, nói chung chưa có face book, Twitter… như thời bây giờ! Nên những vụ đắm tàu, cướp biển tấn công, hãm hiếp người di tản, một số nước châu Á cho tàu quân đội ra xua đuổi tàu chở thuyền nhân khi vào lãnh hải của họ... ít ngừoi biết đến! Nhưng lúc đó, ở các nước phương Tây tin tức này là thời sự, nó cũng như cảnh ta đang xem trên tivi mới đây về những  người dân Somali, Lybia vượt biên chết hàng loạt trên biển!!! Tình cảnh thê lương cùng đường bị xua đuổi  như tội đồ đã đánh động trái tim của tiến sỹ Ropert Nudert. Nó thúc đẩy ông dấn thân hành- động bằng cách kêu gọi chính quyền Đức, cộng đồng xã hội,tôn giáo, các  bằng hữu hãy cứu  giúp những thuyền nhân VN đang bị nạn như thuyền hết xăng dầu, lương thực,  chết máy,  bị cướp bóc!  đang lênh đênh trên biển!!! Khi bị nhà cầm quyền từ chối, ông không nản lòng mà đã cầm cố ngôi nhà của mình, kêu gọi bạn bè thân nhân góp tiền của để đóng thuyền ra khơi cứu ngừoi VN! Câu chuyện về người có trái tim nhân ái này được ông Franz Alt, sau này là giám đốc đài truyền hình Baden kể lại vô cùng ấn tượng đối với tôi: “Ông ấy gõ cửa xin tôi phát lời kêu gọi cộng-đồng, tôi bảo không thể làm thế được, vì một ý-kiến cá-nhân!". Ông ấy kêu gào: "Chẳng lẽ chúng ta cứ nhìn thảm- cảnh như vậy mỗi ngày sao?”, tôi trả lời: "Tôi có thể làm được gì?” – ông ấy trả lời: “Tôi có thể cầm- cố ngôi nhà đang ở để khởi-sự cho chuyến đi biển” . Tôi đành nhượng bộ trước quyết tâm của con người này và cho ông ấy 2 phút để phát song!!!
   Đúng vậy, sau lời kêu gọi trên đài, chỉ 3 ngày sau cả nước Đức đã hưởng ứng với số tiền đóng góp lên đến 1.3 triệu mác (tiền Đức thời bấy giờ) - để thuê chiếc tàu CAP ANAMUR đầu tiên ra khơi vào ngày 9/8/1979 với sứ mệnh cao cả là cứu vớt người VN gặp nguy khốn trên biển Đông!!!
   Tiếp theo đó là thêm 2 chiếc Cap Anamur được hạ thủy nhờ vào sự ủng hộ của những người có lòng từ tâm!


    Trong thời gian 7 năm  hoạt động  (1979-1986) tổ chứcCap Anamur đã cứu vớt được 11.300 người vượt biển trên 223 chiếc ghe /thuyền và hầu hết được định cư tại nước Đức! Để làm được việc này chính ông, cùng với nhà văn Heinrich Boll, đoạt giải Nobel năm 1972, cùng thân hữu đã thuyết phục thành công chính quyền Đức cho thuyền nhân VN được nhập cư vào nước này!!!
   Được biết, ngoài việc cứu giúp cho người Việt; tổ chức do ông sáng lập đã có nhiều hoạt động giúp đỡ nạn nhân chiến cuộc tại Somali, châu Phi, Afganistan, Pakistan. Để tỏ lòng trân trọng công lao to lớn của ông, nhà cầm quyền Đức đã tặng ông huân-chương Chevalier cao quý! Nhưng 2 lần ông từ chối!!!
   Chính ông đã đánh động lương tâm của nhiều người, trong đó có người Mỹ và người VN tại Mỹ! Năm 1979, chính tổng thống Mỹ Jimmy Carter đã ra lệnh cho 5 tuần dương hạm đi cứu vớt những thuyển nhân và cho họ được nhập cư vào Mỹ!!!
   Hãy tưởng tượng, từ 11.300 người từ năm 1979 đến nay gần 40 năm số lượng này tăng lên bao nhiêu? Nếu tính luôn việc họ bảo lãnh cho người thân từ VN sang, thì có hàng chục ngàn số phận đã đổi thay từ nhân-duyên này!!!


   Ngày 14/6  sẽ diễn ra lễ tưởng-niệm một con người  vĩ-đại, nói như lời của ông thị-trưởng nơi thành-phố ông qua đời: "ông Rupert Neudeck làm được việc cao-cả của con người là cứu- mạng người khác, nước Đức tự-hào về ông!!!"".
     Sẽ có nhiều người Việt-Nam và con cái họ  chịu ơn cứu tử của ông từ khắp nơi trên nước Đức đến dự lễ tưởng niệm! Sẽ có nhiều lời tri ân, cảm phục tấm lòng nhân ái của ông!!! Riêng tôi, dù may mắn không là thuyền nhân trên các chuyến tàu thập tử nhất  sinh đó, tôi vẫn ngưỡng mộ ông như một nhân cách cao quý, một trái tim vĩ đại! - ông sẽ sống mãi trong lòng của những người tử tế biết trân quý tinh cảm, có lòng nhớ! Tôi cũng muốn chia xẻ thêm tin về thời niên thiếu của ông: Lúc còn bé, thời đệ nhị thế chiến, ông và gia đình đã nhỡ một  chuyến tàu tỵ nạn và chuyến tàu xấu số đó trúng thuỷ lôi của hồng quân Liên-xô chìm ngoài biển mang theo trên 9000 người. Có lẽ biến cố này đã gây ấn tượng quá lớn với một cậu bé để khi trưởng thành nó thôi thúc ông làm một nghĩa cử gì đó cho những nạn nhân trên biển cả chăng?
   Vĩnh-biệt tiến-sỹ Rupert Nudeck! - Ông ra đi về nơi thanh-thản sau khi làm được việc, là đem sự sống lần thứ hai cho hàng chục ngàn người! Và nhờ đó ông trở thành bất-tử!!!
Anh-Tri 7/6/2016 


Chùm ảnh tuyệt đẹp bên trong ngôi làng phật giáo lớn nhất thế giới

Ngôi làng này đã được ghi danh vào sách kỷ lục Guiness vì cư dân ở đây toàn các vị sư, sãi và ni cô với dân số lên đến hàng chục nghìn người.
Nằm giữa các ngọn đồi xanh mướt ở thung lũng Larung Gar là một ngôi làng với hàng ngàn căn nhà mang sắc đỏ. Nhưng đó chưa phải là điều đặc biệt nhất ở nơi này, bởi vì đây là ngôi làng phật giáo lớn nhất thế giới với 40 nghìn vị sư sãi, chú tiểu, ni cô đang tu tập.


Ngôi làng Larung Gar thắm đỏ một thung lũng.

Thực ra, đây không phải là một ngôi làng, mà nó là học viện phật học Larung Gar, nhưng vì quy mô quá lớn và đông người nên nơi này nghiễm nhiên được coi như một khu dân cư, những căn nhà gỗ đỏ được xây dựng san sát với nhau, tạo nên một cảnh quan đẹp đến kỳ lạ giữa thung lũng lộng gió.

Làng học viện này được thành lập từ năm 1980, nằm ở độ cao 3.800 mét so với mặt nước biển, cư dân của Larung Gar sống cách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, họ phải chống chọi lại thời tiết khắc nghiệt nơi đây để học tập và nghiên cứu về Phật giáo. Thành phố gần Larung Gar nhất là Thành Đô nằm cách xa nơi này 600 cây số, du khách muốn đến đây phải ngồi xe bus hơn 20 giờ liền.


Một nhà sư trẻ đang ngồi học kinh phật.

Các tu sĩ trong làng Larung Gar sống với những điều kiện ăn ở cơ bản tối thiểu nhất, họ dùng chung những nhà vệ sinh công cộng, bị cấm xem TV, nhưng các tu sĩ được phép dùng Smartphone để cập nhật thông tin của thế giới bên ngoài. 

Hoạt động hàng ngày của người dân nơi đây là học về phật giáo, tụng kinh, thiền tịnh. Trong làng cũng có vài hàng tạp hóa cung cấp nhu yếu phẩm, các nhà sư tự trồng rau để dùng trong bữa ăn hàng ngày.



Ở đây có rất nhiều những chú tiểu nhỏ tuổi được gia đình hoặc nhà chùa gửi tới để học tập.

Ngôi làng phật giáo Larung Gar là một trong những cộng đồng đa quốc tịch nhất ở Trung Quốc, nơi này có công dân của rất nhiều nước như Singapore, Malaysia, Ấn Độ, Hàn Quốc, bên cạnh những chú tiểu được gửi đến để tu tập, họ còn là những nhà sư đến đây để nghiên cứu sâu về triết học phương đông và Phật pháp.

Một số hình ảnh tại ngôi làng Phật giáo lớn nhất thế giới với 40.000 tu sĩ, nhà sư, chú tiểu và ni cô đang tu hành và học tập:


Những ngôi nhà gỗ đỏ xếp san sát nhau trong thung lũng.



Thời tiết ở thung lũng Larung Gar thực sự rất khắc nghiệt.



Các ni cô đang trên đường tới trường, mỗi ngày họ đi bộ khoảng 10 cây số trong thung lũng để tới trường và về nhà.


Các nhà sư đang ôn tập sau giờ học, du khách đến đây được phép vào lớp học để nghe giảng.







Trường học trung tâm của làng và cũng là ngôi chùa lớn nhất.


Các nhà sư đang nghiên cứu bên trong ngôi chùa lớn nhất làng.


Các nhà sư Tây Tạng hay còn được gọi là các Lamas đang đứng trước một cửa hàng tạp hóa.


Những lá cờ phật giáo nhiều màu sắc được cắm đầy trên đỉnh đồi.


Làng Larung Gar về đêm chỉ còn ánh đèn ở các đường chính.




Những hòn đá cầu nguyện được khắc chữ Phạn bày khắp nơi trong thung lũng.






Những chú tiểu trong giờ nghỉ ngơi giữa các tiết học.


Kiến trúc ở nơi này vô cùng đặc biệt với nhà gỗ nhỏ nhắn màu đỏ.






Theo Dailymail

__._,_.___