Chủ Nhật, 26 tháng 2, 2017

* KHÓA TU MỘT NGÀY VÀ ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP



  
 Ngày 26/02/2017, chùa Hoằng Pháp tổ chức chương trình "ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP" kỳ 68, do TT T. Đạo Quang đảm trách với sự chứng minh của TT T. Chân Tính, trụ trì chùa Hoằng Pháp. Hội chúng chính thức cũng như khách vãng lai và bệnh nhân ung thư tham dự hàng ngàn người.


Hiện nay, chùa Hoằng Pháp là trung tâm tu học có quy củ, có nề nếp mà trong và ngoài nước đều biết tiếng. Chuyên hướng cho Phật tử các giới về việc thuần túy tu tập, nhất là khóa tu mùa hè cho sinh viên, học sinh. Không xen kẽ võ thuật, học trình ngoài đời hay bất cứ sinh hoạt nào mang tính thế tục. Chùa cũng không tổ chức cho thanh thiếu niên thành đoàn thể mang tính chiến đấu, không buộc thanh thiếu niên phải trung thành với "sư phụ" tuyệt đối như các tổ chức khác.

Khoá tu một ngày cho các thành phần trong xã hội chọn Phật pháp làm điểm tựa tâm linh mà không đủ sức khỏe, không đủ điều kiện và trình độ như tuổi trẻ. Cũng như các anh chị em khiếm thị, nay có thêm gần trăm bệnh nhân ung thư tham dự khóa tu, được nhà hàng Lá Tía Tô cung ứng cho cháo dinh dưỡng vào buổi điểm tâm sáng. Đặc biệt có chị Hòa từng là bệnh nhân ung thư toàn phần, đã kiên trì theo sự hướng dẫn của TT. T. Tuệ Hải theo phương pháp dưỡng sinh Ohsawa. Nay bệnh được đẩy lui, chị phát tâm giúp đỡ hướng dẫn các bệnh nhân ung thư và kết hợp hỗ trợ nhà hàng Lá Tía Tô trong việc phổ biến thực dưỡng.
                                                     

                          * * *

Ngoài ngày Chủ Nhật và những khóa tu chính thức, hàng ngày vẫn nhiều khách vãng lai từ các Tỉnh đổ về, thỉnh thoảng cũng có những vị khách từ nước ngoài đến thăm viếng, lễ Phật, vãng cảnh.

Trong nội tự tổ chức khá chặt chẽ và chu đáo các khâu, thế nhưng, từ con đường đầu hẽm quẹo vào, hai bên đường đã chiếm dụng đường lộ làm trở ngại rất nhiều cho khách bộ hành. Khi có xe hơi vào thì cả một sự vất vả khi va quẹt những tán dù hai bên của người bán lẻ nhỏ. Việc chiếm dụng cản trở lối đi công cộng đã là trái phép, thế nhưng, người bán còn đập kính xe khi va chạm tán dù của người bán vĩa hè. Nhà chùa nhiều lần báo lên chính quyền, hình như địa phương xã Tân Hiệp, chả ai quan tâm giúp đỡ. Tình trạng nầy đã diễn ra khá lâu, việc bức xúc đối với khách hành hương và xe ra vào trở thành "chuyện hàng ngày ở huyện". Chính quyền không hề quan tâm nơi tụ tập đông đảo của một tôn giáo như chùa Hoằng Pháp ở Hốc Môn.

Khi Thành phố đang tiến đến một Thành phố văn minh thì đâu đó vẫn còn những hình ảnh nhếch nhác. Hốc Môn không còn là Huyện ngoại ô mà đang tiến đến một trong những Quận văn minh của Thành phố. Hy vọng chính quyền nên quan tâm để người dân thể hiện nếp sống văn minh như sự văn minh từng mong muốn.

MINH MẪN
26/02/2017



BỆNH NHA6NUNG THƯ TOÀN PHẦN ĐÃ HẾT NHỜ ĂN DƯỠNG SINH OHSAWA



CHỦ NHÀ HÀNG DƯỠNG SINH LÁ TÍA TÔ VÀ BỆNH NHÂN  THOÁT ÁN TỬ HÌNH UNG THƯ

 CHIẾM DỤNG VĨA HÈ ĐƯỜNG VÀO CHÙA HOẰNG PHÁP


 ÁNH SÁNG PHẬT PHÁP KỲ 68
P







BỆNH NHÂN UNG THƯ
DỰ KHÓA TU MỘT NGÀY TẠI CHÙA HOẰNG PHÁP

* HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI


Hướng nội và hướng ngoại là hai đặc tính của con người trong cuộc sống thường ngày. Hướng nội và hướng ngoại góp phần phong phú cho cuộc sống về mặt cảm nhận, hưởng thụ, sáng tạo và nâng cấp tài năng, đôi khi cũng bị tha hóa, xuống cấp trầm trọng nếu đương sự thiếu tự chủ và không định hướng tốt cho cuộc sống. Vậy hướng nội và hướng ngoại là gì?

Theo định nghĩa của:

HỌC THUYẾT JUNGIAN

Theo Carl Jung, hướng nội và hướng ngoại được quy cho hướng của năng lượng tâm linh. Nếu năng lượng tâm linh của một người thường chảy ra ngoài thì người đó là người hướng ngoại. Còn khi năng lượng đó chảy vào trong thì đó là người hướng nội. Những người hướng ngoại cảm thấy tràn trề sinh lực khi giao tiếp với một nhóm người lớn nhưng lại thấy giảm năng lượng khi ở một mình. Ngược lại, người hướng nội cảm thấy mệt mỏi khi bị bao quanh bởi những người khác nhưng giàu sinh lực và thoải mái khi ở một mình."

Theo đó, cũng có những quan niệm:

"Người hướng nội về cơ bản là những người sống kín đáo, khép mình, thường không sẵn sàng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn với người khác, đồng thời cũng khó có thể hiểu được chính xác tâm tư của họ nếu chỉ dựa vào một vài biểu hiện bên ngoài.

  Người hướng ngoại là những người cởi mở, dễ gầnthích tham gia các hoạt động xã hội, sự kiện và khi ở cạnh họ, bạn cảm thấy một nguồn năng lượng vô cùng lớn luôn sẵn sàng để được bộc phát.

  Người vừa hướng nội, vừa hướng ngoại
 là người sở hữu cả đặc điểm của hai loại tính cách trên và dường như ở họ có sự hòa hợp của cả hai thế giới. Họ thích những sự sắp đặt mang tính xã hội và được bủa vây bởi mọi người. Tuy nhiên, chân thành mà nói, họ cũng cần những khoảng lặng. Việc quá nghiêng về "hướng nội" hay "hướng ngoại" đều khiến họ mệt mỏi và không hề cảm thấy hạnh phúc thực sự."

ỔN ĐỊNH
Theo nhà tâm lý học Hans Eysenck – người đã đề xuất thuật ngữ "ambivert" vào năm 1947 thì những người sở hữu hai tính cách này thường có sự cân bằng tốt giữa sự đa cảm của người hướng nội và tính độc đoán của người hướng ngoại. 

TRỰC GIÁC
Daniel Pink nói rằng "ambivert" biết khi nào họ cần lên tiếng và khi nào cần im lặng, khi nào cần thăm dò đối phương và khi nào cần đưa ra phản hồi, khi nào nên tiến lên và khi nào cần lùi lại."...

Còn nhiều cách hiểu về đặc tính của hướng nội và hướng ngoại. Xét chung hướng nội và hướng ngoại trên bề mặt thế gian và xuất thế gian để cần hiểu giá trị của mỗi lĩnh vực giúp đương sự có mặt tích cực và tiêu cực, định hướng cho cuộc sống.

HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI TRÊN BÌNH DIỆN XÃ HỘI.
Chưa nói đến tính bẩm sinh mà con người sớm bộc lộ từ nhỏ. Trong cuộc sống, do va chạm tiếp xúc, do điều kiện xã hội và gia đình với bản năng một người, dễ tạo cho một người hoặc hướng nội hoặc hướng ngoại một cách rõ nét. Dĩ nhiên cũng đã có hạt giống tồn trữ trong tiềm thức, gọi là bản năng, khi ngoại duyên từ cuộc sống tác động thì sự bộc lộ dễ phát triển.

Ví dụ: Một em bé sớm bị ngược đãi từ gia đình hay ngoài xã hội, lúc đầu tạo cho em tính nhút nhát, dần dà em thụ động. Lớn lên sống nội tâm nhiều hơn là năng động. Một người ra đời vấp váp quá nhiều vấn đề, họ phải xét lại và suy nghĩ nhiều, tạo điều kiện cho họ hướng nội. Dĩ nhiên còn nhiều điều kiện khác nữa. Hướng nội trường hợp không bị mặc cảm tác động, không thụ động nhút nhát mà là đặc trưng của tánh tự chủ sẽ góp phần tính sáng tạo và bản lãnh cá biệt.

Đúc kết qua những người mang tính hướng nội, có người tin rằng:

1. Biết lắng nghe là ưu điểm nổi trội của người hướng nội nên họ có thiên hướng làm lãnh đạo. Người hướng nội thường nghiên cứu kỹ vấn đề trước khi hành động.

2. Người hướng nội mới là thiên tài giao tiếp.

J.K. gì Rowling, mẫu người hướng nội tiêu biểu, ngại đám đông nhưng đã phát huy được khả năng sáng tạo và thành công rực rỡ với sự nghiệp văn chương.

3. Họ thường không bị ảnh hưởng bởi những thói quen của người khác. Làm việc độc lập, biết lắng nghe.

4. Biết phân biệt và đánh giá những điều quan trọng.

5. Khả năng phát biểu trước đám đông.

6. Người hướng nội sử dụng thời gian hiệu quả khi ở một mình.

7. Rèn luyện khả năng nhẫn nhịn giỏi, kiểm soát cảm xúc.

8. Họ suy nghĩ rộng mở, xét đoán kỹ trước khi hành động.

Mark Zuckerberg, người sáng lập Facebook, là một ví dụ điển hình của một người hướng nội, người đã làm một ý tưởng khác thường và biến nó thành một hiện tượng cực kỳ thành công.

9. Biết người biết ta.

10. Họ biết đích xác điều gì làm nên hạnh phúc bản thân.

"Điều thú vị là, quan điểm về bản chất con người này đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Các bác sĩ như Hippocrates và Galen nổi tiếng với phát biểu rằng tính khí và số phận là một chức năng của các chất dịch cơ thể. Dư máu khiến người ta lạc quan (hướng ngoại bình tĩnh), mật vàng khiến họ hay tức giận (hướng ngoại bốc đồng), đờm khiến họ lạnh lùng (hướng nội bình tĩnh), và mật đen khiến họ buồn bã (hướng nội lo lắng).

Nhà nhân chủng học C.A. Valentine đã từng viết:

Truyền thống văn hóa phương Tây có quan niệm khác lạc hậu nhưng lan truyền rộng rãi và tồn tại dai dẳng về cá tính. Người ta cho rằng người hành động, người thực tế, người hiện thực, hoặc người hòa đồng, trái ngược với người suy tư, người mơ mộng, người lý tưởng, hoặc người nhút nhát. Và hơn tất cả, họ “dán nhãn” con người gắn với hai nhóm tính cách bên trên thành người hướng ngoại và người hướng nội." (nhận thức luận).

Trên thực tế, sống một mình không đồng nghĩa với cô đơn mà ngược lại, lối sống này còn giúp bồi đắp cảm xúc, sở thích và nội tâm cho chúng ta. Chưa hết, những người hướng nội còn là những người có ý thức tự học rất tốt. Họ thường là các nhà học giả, nhà triết học hoặc là những người làm việc liên quan đến lĩnh vực sức khỏe, nghiên cứu... (Hiểu về con người của một ambivert).

Còn những người bước vào cuộc sống gặp nhiều thuận lợi, tạo tính năng động nên việc hướng ngoại dễ phát sanh. Bản năng cũng góp phần không nhỏ cho tính hướng ngoại. Người hướng ngoại tính hoạt bát, nhanh nhẹn. Có khuynh hướng xã hội năng động, dễ giao lưu, dễ kết bạn nhưng đôi khi cũng dễ mất tình bạn do tính nông nổi, cũng dễ hụt hẩng. Phần lớn người hướng ngoại thích hợp với giao dịch, tiếp thị thương trường, hoạt động xã hội, thích ứng với môi trường đông đúc...Người hướng ngoại là những người cởi mở, dễ gần, thích tham gia các hoạt động xã hội, sự kiện và khi ở cạnh họ, bạn cảm thấy một nguồn năng lượng vô cùng lớn luôn sẵn sàng để được bộc phát.
                                               

* * *

HƯỚNG NỘI VÀ HƯỚNG NGOẠI TRONG LĨNH VỰC TÍN NGƯỠNG.

Trong những tín ngưỡng, có khuynh hướng Thần giáo, người có đức tin ở lĩnh vực nầy đều thiêng trọng về hướng ngoại. Dù đa Thần hay độc Thần đều là tâm điểm để người có đức tin hướng về tha lực, tha thể, sẵn sàng quên thân để phụng sự Thượng Đế, về cùng đấng tối cao.

Một ranh giới mong manh giữa hướng nội và hướng ngoại khi có những nhà Thần bí nguyện suốt đời giam mình trong dòng tu kín hoặc để chiêm niệm về Thượng Đế, câu thúc lục căn để hòa nhập cùng đấng tối cao, có thể nhập vào đại định. Lúc bấy giờ tự thể và ngoại thể đã là một, trong những giây phút say mê trong mạch pháp, hành giả cảm nhận ta chính là Thượng Đế, Thượng Đế chính là ta, tuy hai là một. Vì thế, vào cuối thế kỷ XIX triết gia Đức F.Nietzsche tuyên bố: "Thượng Đế đã chết!". (Trong tác phẩm "La Gai Savoir") để muốn tôn xưng sức mạnh của con người (thuyết Siêu nhân). Lúc bấy giờ hướng nội và hướng ngoại chỉ là một, không có Thượng Đế cũng không có cái ta.

Nếu Kito giáo là một tôn giáo thì Kito giáo là một con đường đi đến Thượng Đế quá dài. Mấy ai vượt qua được những ràng buộc về giáo quyền, về tín ngưỡng, về lễ tục, về tự thể và tha lực để thể nhập: "Chúa Giê-xu phán với các môn đồ Ngài rằng: “Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha” (Giăng 14:6.).

Tôn giáo luôn là một trở lực để con người thể nhập với chính mình. Đã là đường đi thì đi chính là con đường, không có điểm dừng, điểm đến hay điểm để đi.

Kinh Thánh đã chép: - Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ gọi tên con trẻ là Emmanuel, nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” (Mt. 2:24).

Nếu hiểu Thiên Chúa ở cùng chúng ta, dưới nhãn quang nhà Phật, thì chúng ta đã có bản thể của Thiên Chúa, cũng như Phật giáo bảo tất cả chúng sanh đều có Phật tính, đã là một thì tâm hồn tịnh hóa sẽ hiển lộ Thiên Chúa tánh, cũng như hành giả tu tập đến lúc "bạch tịnh thức" thì tuy hai là một, thật ra cũng chả một mà cũng chả hai. Phật tánh tức tánh sáng suốt đã có sẵn trong ta.

Kito giáo đã tạo cho tín đồ một cách hướng ngoại từ đức tin, nhưng dẫu sao hướng ngoại cách nầy vẫn tốt hơn hướng ngoại theo cách thế tục.

Ngược lại, đạo Phật là con đường hướng nội khi lấy tâm làm gốc - "NHẤT THIẾT DUY TÂM TẠO". Hành giả chọn con đường giải thoát là con đường hướng vào trong tâm để gỡ rối mọi phiền trược. Những hệ phái tâm linh không mang tính tín ngưỡng tôn giáo đều có tính hướng nội như đạo Phật và Kỳ Na giáo.

Có 4 tôn giáo lớn được khai sinh ngay trên đất nước Ấn Độ. Đó là Ấn Độ Giáo (Hinduism), Kỳ Na Giáo (Jainism), Phật Giáo (Buddhism), và Đạo Sikh (Sikhism). Tuy nhiên, chỉ riêng Phật giáo và Kỳ Na giáo không quan tâm đến đấng tối cao hay đấng sáng tạo, chủ trương xoay lại chính mình. Dưới cái nhìn của  phương Tây xem hai giáo phái nầy là vô thần. Yoga không thể bảo là tôn giáo hay phi tôn giáo, Yoga là phương cách kết hợp giữa thân và tâm, luyện thân để thăng hoa tâm thức. Đối với người theo Kỳ Na Giáo, yoga là tổng hợp tất cả hoạt động thân thể, lời nói và tinh thần.

Riêng đạo Sikh, tuy tin Thượng Đế là đấng sáng tạo, nhưng không biến Thuợng Đế thành thần tượng quy ngưỡng và không ràng buộc nặng về lễ nghi Tôn giáo. Một số tu sĩ hàng giáo phẩm từng tách ly hệ tín ngưỡng tôn giáo để thực hiện chiều kích tâm linh, hòa nhập với Thượng Đế, có những hành giả khi đắc pháp tự xem mình là Thượng đế, Thượng đế là mình, và tất cả những hành giả chuyên chính đều thể nghiệm Thượng đế tính ngay trong tâm thức. Lúc bấy giờ không có ranh giới giữa Thượng đế và hành giả. Tổ Nanak ( 1469-1539) của đạo Sikh từng nói: 

Hãy khắc thành vận mệnh của mình bằng đôi tay của chính mình.
With your hands carve out your own destiny.

Người không tin vào bản thân chẳng bao giờ nuôi được đức tin vào Chúa trời.
He who has no faith in himself can never have faith in God.

Sau khi ngài thoát khỏi tính ràng buộc của tôn giáo và Thượng đế, nhập vào pháp mạch tâm linh, khai mở trí tuệ trên căn bản âm thanh và ánh sáng của đời người, chuyển hóa niềm tin Thượng Đế như một tha thể trở thành một Thánh tính tự thân, đã đi đến sự cận kề với Phật giáo về tuệ giác khi chuyển hóa mọi vọng tưởng từ sự nghe nhìn của lục căn. Lúc bấy giờ ánh sáng mà đức Di Đà biểu tượng vô tận, và âm thanh vọng tưởng được lắng nghe và hóa giải bởi Đức Quán Thế Âm - tất cả đều là biểu tượng của tâm thức, xóa bỏ mọi hình tướng để hội nhập vào bản thể.

Duy nhất và chỉ duy nhất một tôn giáo như đạo Sikh từ hướng ngoại có khuynh hướng hướng nội. Ngược lại, đạo Phật vốn là con đường hướng nội qua phương trình thiền quán. Một số nơi biến thành hướng ngoại với những nghi lễ khấn bái ồn ào, màu sắc lòe loẹt như một Thần giáo. Một số bậc chân đức đang khôi phục lại con đường hướng nội mà hiện nay quần chúng bị lạc dẫn vào mê tín bởi lợi dưỡng.

Con người sử dụng lục căn quá nhiều lúc giao tiếp với lục trần, từ đó vọng tưởng phát triển, nghiệp thức là mảnh đất giàu dinh dưỡng cho các tạp niệm phát sanh, hạt giống Tham-sâm-si tiềm ẩn chờ cơ hội thuận tiện phát lộ. Phương cách thiền quán của nhà Phật là cách hướng nội của ý thức, càng dày công thiền quán thì nghiệp thức càng được chuyển hóa, Phật tánh càng hiển lộ, lòng từ bi càng sung mãn, trí tuệ càng phát sanh

* * *

Tóm lại - con người sống chỉ thuần về hướng ngoại, là một vong thể, Pascal nói: "Con người sống không có niềm tin, không có đức tin sẽ trở thành một quái vật".

Nhưng không thể có con người sống giữa lòng xã hội mà chỉ biết hướng nội, hay chỉ hướng ngoại. Cho dù thế tục hay tôn giáo, tín ngưỡng hay không tín ngưỡng, có hướng nội phải có hướng ngoại, có người mang đủ hai bản chất hướng nội và hướng ngoại đã giúp họ có những linh hoạt trong giao tiếp và điều hành, vì họ có cả chiều sâu nội tâm lại biết hài hước.

Theo Carl Jung một nhà tâm lý học có tầm ảnh hưởng to lớn, Theo ông, người hướng nội bị hấp dẫn bởi thế giới nội tâm của những suy nghĩ và cảm xúc. Trong khi đó, người hướng ngoại lại thích thú với cuộc sống sôi động bên ngoài và dấn thân vào tập thể. Cả hai đều là thành phần cốt lõi về nhân cách.

Người có đủ hai tính chất hướng nội và hướng ngoại thì có sự cân bằng tốt giữa sự đa cảm của người hướng nội và tính độc đoán của người hướng ngoại.

Lợi thế của người vừa hướng nội vừa hướng ngoại bắt nguồn từ khuynh hướng đủ nhiệt huyết và đủ quyết đoán để có thể tiếp cận và thuyết phục người khác, nhưng đồng thời xuất phát từ việc tập trung lắng nghe và tránh hiện diện với thái độ quá tự tin hay hào hứng. (Theo nhà tâm lý học Hans Eysenck).

Tôn giáo hay tín ngưỡng tâm linh cũng thế, cho dù hành giả miên mật hướng nội, đôi khi không thể phớt lờ ngoại cảnh, tuy tính hướng ngoại có mờ nhạt, nhưng cũng cần có để hỗ trợ tính hướng nội ổn định. Hành giả tâm linh nặng về hướng nội để thu gom năng lượng, phát huy tuệ giác. Những tu sĩ quá nặng về hướng ngoại thường hành động và phát ngôn lệch lạc, đi sai yếu chỉ nhà Phật, thậm chí mang tính thế tục.


MINH MẪN
26/02/2017

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Nga Mi sơn


Một trong tứ đại danh sơn Trung Quốc
                                                                  
image

Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. 
Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.

Nga Mi sơn (峨嵋山) hay núi Nga Mi hay Đại Quang Minh sơn là một ngọn núi nằm ở phía trung nam tỉnh Tứ Xuyên thuộc miền tây Trung Quốc, trên khu vực quá độ của lòng chảo Tứ Xuyên theo hướng cao nguyên Thanh-Tạng. Thông thường được viết là 峨眉山 và đôi khi là 峩嵋山 hay 峩眉山, nhưng cách phát âm không thay đổi.
Nga Mi sơn là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn. Vị Bồ Tát bảo trợ của Nga Mi sơn là Samantabhadra, trong tiếng Việt còn được gọi là Phổ Hiền bồ tát.
Đỉnh cao nhất của Nga Mi sơn là đỉnh Vạn Phật của ngọn núi chính Kim Đỉnh, với độ cao 3.099 m. Với địa thế cao chót vót, phong cảnh đẹp nên người ta nói tới Nga Mi sơn như là "Nga Mi thiên hạ tú". Là một trong Tứ đại Phật giáo danh sơn, tại Nga Mi sơn có khoảng 26 ngôi chùa; miếu, trong đó có 8 ngôi chùa; miếu lớn là cơ bản nhất. Người ta cho rằng Nga Mi sơn chính là đạo tràng của Phổ Hiền bồ tát.
Nga Mi sơn cùng bức tượng đại Phật Lạc sơn, bức tượng Phật tạc trên vách đá lớn nhất thế giới ở núi Thê Loan, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới ngày 6 tháng 12 năm 1996.
Sau đây xin giới thiệu chùm ảnh của 2 thành viên focus_S và noicomdien trên diễn đàn otofun.net:
Đường lên đỉnh Nga Mi Sơn đẹp như bức tranh thủy mặc
 
Thẳm thẳm trong mây mù
 
Nhứng cây thông cổ thụ nghiêng mình trong mây
 
Mái chùa cổ ẩn khất trong sương mờ
 
Trong mầu xanh ngất ngây của trời đất , Phổ Hiền Bồ Tát rực rỡ trong nắng chiều
 
Có những lúc mây cuốn vào Phổ Hiền Bồ Tát
 
Tượng Thập Phương Phổ Hiền tọa lạc ở đỉnh núi Nga Mi trên cao 3.079m , 
tượng Phật bốn mặt cao 48m (cao nhất thế giới) bằng đồng với 20kg vàng mạ bên ngoài , 
tương rất uy nghi mặt quay về 4 hướng, ngồi rất tự tại trên đài sen tọa trên đài sen , cưỡi trên 4 con voi lớn . 
Màu xanh biếc của bầu trời làm nổi bật tượng Phổ Hiền.
 
Dưới chân bệ đài , hàng nghìn đèn nến được xếp theo bậc thang , 
mỗi 1 buổi tối những người trông coi trên Kim Đỉnh thắp đèn nến sáng rực
 
Các bức chạm khắc rất tinh xảo tại bệ đài
 
Kỳ Lân , một trong những linh vật của Phật giáo.
 
Thật tuyệt khi đứng trên đỉnh Nga Mi nhìn thấy bao la trời đất .
Đối với du khách , đặt chân lên đỉnh Nga My là diễm phúc vì "đến" được một trong những địa danh Phật giáo linh thiêng nhất, 
một "núi thiêng" đúng nghĩa trong văn hóa tâm linh Trung Hoa.
 
Tượng Phổ Hiền này hiện tại là tượng to nhất và cao nhất trên thế giới, 
hơn nữa là một kiệt tác trong ngôi nhà nghệ thuật Phật Giáo.
 
Voi là luôn biểu tượng gắn liền với Phổ Hiền Bồ Tát
 
Phía trong tượng Phổ Hiền đặt bức tượng Phật cũng bằng đồng
 
Các cột trụ được đúc bằng đồng vừa có tác dụng đỡ vòm mái , vừa tạo vẻ trang nghiêm của đức Phật . 
Xung quanh chạm khắc rất nhiều hình đức Phật
 
Đức Phật đứng trên tòa sen bằng đồng, hàng ngày hoa tươi được đưa từ chân núi lên thành kính dâng đức Phật
 
Tượng Phổ Hiền Bồ Tất là 1 trong những kiệt tác về đức Phật bằng đồng thời đương đại. 
Đây cũng là ước vọng của hàng triệu người Trung Quốc, đặc biệt là để thể hiện thành tâm trước Phổ Hiền Bồ tát
 
 
Phia sau tượng Phổ Hiền là chùa Hoa Tạng
 
Chùa Hoa Tạng trước kia được xây dựng bằng gỗ, đã bị hỏa hoạn thiêu hủy. 
Vì muốn bảo tồn truyền thống văn hóa Trung Quốc, bảo vệ thế giới tự nhiên và di sản văn hóa một cách hoàn chỉnh và cũng đồng thời phát triển kinh tế du lịch, dưới sự hỗ trợ của các cơ quan trực thuộc, bắt đầu từ năm 2003 đã tiến hành trùng tu triệt để ngôi chùa Hoa Tạng.
 
Chùa được làm hoàn toàn bằng đồng
 
Chùa Hoa Tạng dựa lưng vào ngọn núi có dáng rất đẹp, chúng tôi theo đường lên núi tới chùa Kim Đỉnh.
 
 
Trong Chùa Hoa Tạng có 3 tượng đức Phật tọa trên đài sen , cũng được làm bằng đồng.
 
Bên cạnh chùa Hoa Tạng là Chùa Bạc hay còn gọi là Ngân Ðiện được dát bằng bạc
 
 
Nga Mi Sơn được ca tụng từ đời xưa tới nay vì Nga Mi có nghĩa là lông mày đẹp của người con gái và sơn có nghĩa là núi. 

Do vậy ngọn núi này riêng về cảnh trí thiên nhiên đã là "thế gian đệ nhất cảnh" , không đâu sánh kịp . 

Từ độ cao ở Kim Đỉnh có thể nhìn xuống vực núi sâu bao quanh mây phủ điệp trùng...
 
Biển mây tầng tầng lớp lớp vô bờ như khối bạc khổng lồ mênh mông không biết từ nguồn đâu chảy về, có lúc sôi lên như dòng thác, có lúc gối lên như núi đá… Biển mây cuồn cuộn sóng không có thanh âm nhưng vẫn dội vào lòng ta tiếng vỗ của sự lặng thinh gột rửa bao bụi hồng trần…
 
Mây như tấm khăn lụa quàng lên đỉnh Vận Phật
 
Ánh nắng chỉ bừng lên hơn 30' , mây mù lại kếo đến che phủ đỉnh Nga Mi
 
Mây bao quanh tượng Phổ Hiền Bồ Tát
 
Dưới chân tượng Thập Phương Phổ Hiền, vẫn còn một số người mải miết đi vòng quanh để cầu nguyện
 
Nến đã thắp lên rất nhiều để cầu nguyện
 
 
Trong nắng bình minh, cảnh vật thật rực rỡ
 
Kim Đỉnh rạng rỡ trong ánh bình minh, dưới chân tượng Thập Phương Phổ Hiền , từng đoàn du khách đi vòng quanh để cầu nguyện .
 
Những ngọn nến cháy suốt trong đêm, vẫn bừng sáng đón bình minh
 
Vẻ đẹp lộng lấy hiếm có trên Kim Đỉnh
 
Bức tường được dát và trạm trổ bằng vàng của Kim Đỉnh
 
Và đây được làm bằng vàng nguyên chất
 
Nhờ có trận mưa đã xua tan mây mù, Nga Mi sơn như bừng tỉnh trong nắng mai.
 
Khác với bình thường bị mây mù che phủ, vậy mà sáng nay các rặng núi nhô lên tầng tầng lớp lớp cùng đón bình minh
 
Từ Kim Đỉnh nhìn sang đỉnh Vạn Phật bừng lên trong nắng
 
Trong Chùa Kim Đỉnh chỉ có duy nhất tượng Phật Bà Quan Âm bằng vàng, cưỡi trên voi bằng bạc
 
Một góc từ Kim Đỉnh đến đỉnh Vạn Phật
 
Mặt trời vẫn soi rọi qua bánh xe luân hồi
 
Người Trung quốc chỉ mong 1 lần trong đời lên đỉnh Nga Mi để bái đức Phổ Hiền Bồ Tát. 

Đó cũng là mong ước của người dân vùng Tứ Xuyên quanh năm mây mù, lên Kim Đỉnh để được ngắm trời xanh. 

Nga Mi Sơn nằm trong dãy núi của cao nguyên Tây Tạng, do vậy cũng bị ảnh hưởng ít nhiều khí hậu của vùng Tây Tạng. 

Trên Kim Đỉnh là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, cao nhất Trung Quốc bao gồm: tượng Phổ Hiền Bồ Tát, Chùa Đồng, Chùa Bạc, Chùa Vàng (Kim Đỉnh) và đỉnh Vạn Phật.
 
Nhật Xuất : Điều thú vị và ngoạn mục đối với du khách khi xem mặt trời mọc ở Kim Đỉnh là thấy mặt trời và mây rất gần và lại thấp hơn mình.
 
 
 
Phật Quang : ở Kim Đỉnh thỉnh thoảng có những luồng ánh sáng hình tròn bảy màu xuất hiện được xem như là hào quang của Phật.
 
Đó là một khoảnh khắc, đứng trên đài cao nghìn dặm ta chợt thấy một cầu vồng hình tròn bảy sắc rực rỡ hiện lên trên không trung giữa mây ngàn, như hào quang của Bồ Tát hiển linh hiện hình trong niềm tin vào cõi vĩnh hằng.
 
Dĩ nhiên không phải ai đến đây cũng có cơ duyên được chiêm ngưỡng Phật Quang: Một năm chỉ có khoảng 70 ngày có thể xuất hiện hiện tượng ánh sáng đặc biệt này trong những khoảnh khắc hết sức bất ngờ dưới ánh mặt trời trên núi cao.