Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017
5 ĐIỀU KHIẾN BẠN HẠNH PHÚC TRONG MỌI HOÀN CẢNH ~ Đức Đạt Lai Lạt Ma CHÂN THÀNH Ngài cho biết: “Cảm giác hạnh phúc phần lớn thuộc về thái độ tinh thần của chính bạn. Nếu bạn trung thực, chân thành về cảm xúc của mình, bạn có thể tìm thấy hạnh phúc “bất kể hoàn cảnh xung quanh thế nào”. Ông cũng nói về lòng từ bi với mọi người và từ bi đối với bản thân, ông tin rằng mỗi người sẽ trở nên hạnh phúc hơn nếu chúng ta hiểu hơn về bản thân và chấp nhận con người chúng ta. THIỀN ĐỊNH Đức Đạt Ma nói rằng khi suy nghĩ sâu sắc hơn, bạn sẽ nhận ra một điều, rằng “không có gì tồn tại như vẻ ngoài của nó.” Ông nói hãy đặt cảm xúc của mình vào bối cảnh đó, khi đó bạn sẽ thấy “chính nền tảng của những cảm xúc tiêu cực sẽ càng lúc càng ít hơn.” Đức Đạt Lai Lạt Ma thường dậy lúc 3 giờ sáng để ngồi thiền 5 tiếng một ngày, theo CNN. Các cuộc nghiên cứu cho thấy thiền định có tác dụng hỗ trợ quá trình suy nghĩ tích cực, giúp bạn xử lý tốt hơn đối với căng thẳng và làm tăng sự đồng cảm. Dù bạn không thể ngồi thiền lâu như Đức Lạt Ma, nghiên cứu cho thấy chỉ 10 phút thiền định cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và ghi nhớ của mình. TỪ BI Nếu bạn cảm thấy tức giận về cuộc bầu cử, hay bất kỳ hoàn cảnh nào khác, đừng để nó chi phối suy nghĩ của bản thân. Các nghiên cứu cho thấy việc tức giận liên tục có thể dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, ăn quá nhiều, bệnh tim, đột quỵ và chết sớm. Đạt Ma nói: “Tức giận liên tục rất có hại cho sức khỏe của chúng ta.” Ông nói: “Tôi cố gắng giữ cho lòng từ bi” liên tục hiện hữu trong tâm trí và giữ mình được bao quanh bởi những người từ bi (khác)”. Ông cho biết điều đó có thể làm giảm sự tức giận trong bạn và sức khỏe của bạn cũng sẽ “tốt hơn nhiều.” TỪ THIỆN Một chìa khóa nữa giúp bạn trở nên hạnh phúc là “cố gắng giúp đỡ những người khác”, Đức Lạt Ma nói. Nếu bạn có thể giúp đỡ người khác, thì “bất kể hoàn cảnh xung quanh có thế nào, bạn vẫn có thể giữ được niềm tự tin và hạnh phúc”, ông nói. Các cuộc nghiên cứu cho thấy các tình nguyện viên thường cảm thấy được gắn kết xã hội nhiều hơn, họ ít cảm thấy cô đơn và ít bị trầm cảm hơn những người khác. Hoạt động tình nguyện cũng tạo ra lợi ích về mặt thể chất: Một số nghiên cứu cho biết những người thường xuyên làm tình nguyện ít có khả năng phát triển bệnh cao huyết áp và sống lâu hơn, theo CNN. HỒN NHIÊN Cuối cùng, hãy vui đùa và ngây thơ như trẻ con. Đức Lạt Ma nói rằng trẻ con “rất trung thực”, chúng thường tiếp nhận người khác mà không phán xét. “Chúng không quan tâm tôn giáo của chúng là gì, quốc tịch của chúng là gì, chúng không quan tâm rằng chúng thuộc nền tảng gia đình như thế nào”. Ông nói thêm rằng: “Bản chất cơ bản của con người là từ bi.” Trong khi đó, ông cho biết cạnh tranh và chủ nghĩa vật chất có thể khiến bản chất đó đi “ngủ đông”, vui đùa có thể đưa những cảm xúc đó quay trở lại. Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh năm 1935, là nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của người dân Tây Tạng. Ông hiện sống lưu vong tại nước ngoài sau khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng. Kể từ đó, người dân và Phật Giáo tây Tạng chịu nhiều chính sách đàn áp hà khắc từ chính quyền Trung Quốc. Các cuộc điều tra quốc tế còn phát hiện rằng người dân Tây Tạng thuộc đối tượng bị chính quyền Trung Quốc mỗ cướp nội tạng Các nhóm nạn nhân khác bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, những người theo đạo Cơ Đốc, và đại đa số là các học viên Pháp Luân Công một môn khí công theo trường phái Phật gia. Hiện phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, Pháp Luân Công yêu cầu người tập hướng tới những giá trị như lòng từ bi, trung thực, lương thiện, nhẫn nại, v.v., những điều có thể được tóm gọn trong 3 chữ: CHÂN- THIỆN- NHẪN. Theo: CNN
~ Đức Đạt Lai Lạt Ma
CHÂN THÀNH
Ngài cho biết: “Cảm giác hạnh phúc phần lớn thuộc về thái độ tinh thần của chính bạn. Nếu bạn trung thực, chân thành về cảm xúc của mình, bạn có thể tìm thấy hạnh phúc “bất kể hoàn cảnh xung quanh thế nào”.
Ông cũng nói về lòng từ bi với mọi người và từ bi đối với bản thân, ông tin rằng mỗi người sẽ trở nên hạnh phúc hơn nếu chúng ta hiểu hơn về bản thân và chấp nhận con người chúng ta.
THIỀN ĐỊNH
Đức Đạt Ma nói rằng khi suy nghĩ sâu sắc hơn, bạn sẽ nhận ra một điều, rằng “không có gì tồn tại như vẻ ngoài của nó.”
Ông nói hãy đặt cảm xúc của mình vào bối cảnh đó, khi đó bạn sẽ thấy “chính nền tảng của những cảm xúc tiêu cực sẽ càng lúc càng ít hơn.”
Đức Đạt Lai Lạt Ma thường dậy lúc 3 giờ sáng để ngồi thiền 5 tiếng một ngày, theo CNN. Các cuộc nghiên cứu cho thấy thiền định có tác dụng hỗ trợ quá trình suy nghĩ tích cực, giúp bạn xử lý tốt hơn đối với căng thẳng và làm tăng sự đồng cảm. Dù bạn không thể ngồi thiền lâu như Đức Lạt Ma, nghiên cứu cho thấy chỉ 10 phút thiền định cũng giúp bạn cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và ghi nhớ của mình.
TỪ BI
Nếu bạn cảm thấy tức giận về cuộc bầu cử, hay bất kỳ hoàn cảnh nào khác, đừng để nó chi phối suy nghĩ của bản thân. Các nghiên cứu cho thấy việc tức giận liên tục có thể dẫn đến trầm cảm, mất ngủ, ăn quá nhiều, bệnh tim, đột quỵ và chết sớm.
Đạt Ma nói: “Tức giận liên tục rất có hại cho sức khỏe của chúng ta.”
Ông nói: “Tôi cố gắng giữ cho lòng từ bi” liên tục hiện hữu trong tâm trí và giữ mình được bao quanh bởi những người từ bi (khác)”. Ông cho biết điều đó có thể làm giảm sự tức giận trong bạn và sức khỏe của bạn cũng sẽ “tốt hơn nhiều.”
TỪ THIỆN
Một chìa khóa nữa giúp bạn trở nên hạnh phúc là “cố gắng giúp đỡ những người khác”, Đức Lạt Ma nói. Nếu bạn có thể giúp đỡ người khác, thì “bất kể hoàn cảnh xung quanh có thế nào, bạn vẫn có thể giữ được niềm tự tin và hạnh phúc”, ông nói.
Các cuộc nghiên cứu cho thấy các tình nguyện viên thường cảm thấy được gắn kết xã hội nhiều hơn, họ ít cảm thấy cô đơn và ít bị trầm cảm hơn những người khác. Hoạt động tình nguyện cũng tạo ra lợi ích về mặt thể chất: Một số nghiên cứu cho biết những người thường xuyên làm tình nguyện ít có khả năng phát triển bệnh cao huyết áp và sống lâu hơn, theo CNN.
HỒN NHIÊN
Cuối cùng, hãy vui đùa và ngây thơ như trẻ con. Đức Lạt Ma nói rằng trẻ con “rất trung thực”, chúng thường tiếp nhận người khác mà không phán xét.
“Chúng không quan tâm tôn giáo của chúng là gì, quốc tịch của chúng là gì, chúng không quan tâm rằng chúng thuộc nền tảng gia đình như thế nào”.
Ông nói thêm rằng: “Bản chất cơ bản của con người là từ bi.”
Trong khi đó, ông cho biết cạnh tranh và chủ nghĩa vật chất có thể khiến bản chất đó đi “ngủ đông”, vui đùa có thể đưa những cảm xúc đó quay trở lại.
Đức Đạt Lai Lạt Ma sinh năm 1935, là nhà lãnh đạo chính trị và tinh thần của người dân Tây Tạng. Ông hiện sống lưu vong tại nước ngoài sau khi Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng. Kể từ đó, người dân và Phật Giáo tây Tạng chịu nhiều chính sách đàn áp hà khắc từ chính quyền Trung Quốc.
Các cuộc điều tra quốc tế còn phát hiện rằng người dân Tây Tạng thuộc đối tượng bị chính quyền Trung Quốc mỗ cướp nội tạng Các nhóm nạn nhân khác bao gồm người Duy Ngô Nhĩ, những người theo đạo Cơ Đốc, và đại đa số là các học viên Pháp Luân Công một môn khí công theo trường phái Phật gia.
Hiện phổ biến tại nhiều nước trên thế giới, Pháp Luân Công yêu cầu người tập hướng tới những giá trị như lòng từ bi, trung thực, lương thiện, nhẫn nại, v.v., những điều có thể được tóm gọn trong 3 chữ: CHÂN- THIỆN- NHẪN.
Theo: CNN
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét