CÓ NHÂN MÀ KHÔNG CÓ QUẢ
Như ta đã biết, NHÂN QUẢ là một hệ thống phức tạp, đa dạng và biến thể; không thể dùng suy luận thế tục để kết luận về NHÂN QUẢ, cũng không thể giảng về NHÂN QUẢ mà không được nghiên cứu kỹ, thiếu tu tập. Do nghiệm chứng từ tâm thức mà vấn đề NHÂN QUẢ sẽ được hiểu một cách mạch lạc. Tuy vậy, câu nói NHÂN nào QUẢ đó chỉ là câu nói chung chung, nếu hiểu rằng, đôi khi có NHÂN nhưng không có QUẢ, thì sẽ thấy luật bất biến đôi khi cũng phải tùy biến.
Trong trang Fb của Chân Quang, nặc danh Trần Chánh Giới viết về NHÂN QUẢ của việc bố thí như sau:
"Trần Chánh Giới
1 tháng 2 lúc 19:41
Bố thí
Theo luật nhân quả, người có bố thí sẽ được giàu sang. Nhưng sự thật phức tạp hơn nhiều.
Nếu ta bố thí, hay dùng từ khác là giúp đỡ, hỗ trợ, cúng dường, tặng biếu, đến với người tốt, rồi người tốt đó sẽ làm nhiều việc tốt cho đời, và như vậy ta sẽ có phước để dành dành cho mai sau (kiếp này hoặc kiếp sau).
Nhưng nếu ta bố thí nhằm người xấu thì có hai điều xuất hiện. Một là người xấu đó mắc nợ ta, hai là người xấu đó đi làm việc xấu và ta bị tội lây. Cái tội này cấn trừ bớt số phước mà ta đang tích lũy.
Nếu ta có quá nhiều phước thì ta cứ bố thí rộng rãi vì lỡ bố thí nhằm người xấu có bị cấn trừ chút phước cũng chẳng sao, và người xấu đó mắc nợ mình sẽ nghe lời mình khuyên bảo.
Nhưng nếu ta chưa có phước nhiều, bố thí nhằm người xấu, bị cấn trừ vào chút phước ít ỏi đó là tiêu luôn. Vì vậy, ta rất cần thực hiện bố thí để tạo phước cho kiếp sau, nhưng phải cân nhắc rất kỹ để đừng ảnh hưởng đến quỹ phước của mình.
Ban đầu làm phước phải chọn người rất kỹ, người càng tốt thì ta ráng "nịnh" để phụ giúp hỗ trợ mà càng có phước. Sau này phước dư dả rồi thì giúp ai cũng được.
Nhớ là ta phải bòn mót từng chút phước để tu trong vô lượng kiếp sau, và để hóa độ chúng sinh nữa."
Qua hai bài hiểu về Nhân Quả, đã giúp ta có ý niệm sự vận hành của LUẬT NHÂN QUẢ. Nhân Quả không phải là một công thức cố định, nó chuyển biến, bất định; nó không phải là cái khuôn đúc ra sản phẩm nhất định mười cái như một. Vì vậy, cùng một việc tốt, kết quả khác nhau trong một thời điểm khác nhau, do duyên hỗ trợ thuận hay nghịch khác nhau, và hạt giống tâm thức của đương sự lúc bấy giờ ở một trạng thái quyết định.
"... Nhưng nếu ta bố thí nhằm người xấu thì có hai điều xuất hiện. Một là người xấu đó mắc nợ ta, hai là người xấu đó đi làm việc xấu và ta bị tội lây. Cái tội này cấn trừ bớt số phước mà ta đang tích lũy..."
Đây là lối suy diễn của thế gian, nếu người xấu thọ nhận ơn của ta mới mắc nợ ta, thì người tốt thọ ơn họ không mắc nợ sao? Vả lại, việc ta bố thí là phước của ta, kẻ thọ ơn làm việc xấu là việc của kẻ đó, làm sao liên can đến ta mà bị tội lây? Ngay cả thế gian, kẻ thọ nhận ơn ta, họ phạm pháp thì nhà nước xử việc phạm pháp, làm sao liên can đến người giúp đỡ cho họ cuộc sống? Trên thế gian nầy đa phần con người đều phạm phải ít nhiều sai lầm, và ít nhiều chịu ơn lẫn nhau, vậy là tất cả đều bị tội lây lẫn nhau?
Giả thử bố thí cho con vật, nó không biết làm ác, cũng không biết làm thiện, chả lẽ ta cũng lãnh quả báo vô ký của nó?
"... Cái tội này cấn trừ bớt số phước mà ta đang tích lũy...".
Một giảng sư hướng dẫn Phật tử về Nhân Quả của việc bố thí như thể cuộc cờ bạc cấn trừ nợ nần lẫn nhau như thế, đã kéo giáo lý Nhân Quả xuống một tầng thấp thế tục, chẳng khác nào xuyên tạc giáo lý nhà Phật. Phước là phước, tội là tội, không thể cấn trừ lẫn nhau. Có ai phước bằng Phật, nếu cấn trừ được thì Phật không bao giờ bị nạn như bị voi say tấn công, bị kim mã thương, bị phải ăn lúa ngựa trong ba tháng (mã mạch).
Thần thông đệ nhất như ngài Mục Kiền Liên còn không tránh khỏi bị ngoại đạo truy sát. Nhân quá khứ chỉ được chuyển hóa dưới một dạng thức nhẹ nếu đương sự dày công và tinh chuyên tu tập chứ không thể cấn trừ như loại cấn trừ nợ nần cờ bạc như thế. Như thế mới thấy trình độ giáo lý Nhân Quả của Chân Quang còn ấu trĩ hơn một Phật tử thuần thành.
Một Nhân được gieo, nhưng không đủ duyên thuận thì cũng khó mà thành quả. Hạt giống không thể nảy mầm nếu thiếu phân bón, đất nước, ánh sáng, tay người chăm sóc... và cũng không thể thành quả nếu nghịch duyên đưa đến như bị cày xới, lửa đốt, nước trôi, phá hủy... Tuy nhiên, nếu hạt nhân chắc chắn, một thời gian lâu sau gặp đủ duyên nó cũng tái phát. Trường hợp nầy gọi là "NHÂN QUẢ SANH THỜI". Nếu Nhân và Quả trổ cùng một lúc như đánh trống nghe tiếng, hoa sen nở xuất hiện luôn hạt... Trường hợp nầy gọi là "NHÂN QUẢ ĐỒNG THỜI". Nhân tạo ra một thời gian sau có quả như trồng cây có trái, gọi là "NHÂN QUẢ DỊ THỜI".
Ngoại trừ đại phước hoặc tuệ giác giải thoát, quả báo tốt sẽ tăng trưởng thêm, quả báo xấu sẽ được chuyển hóa nhẹ nhàng. Ví như hạt muối hòa trong khối nước ngọt, muối sẽ bị loãng. Việc chuyển hóa không thể là sự cấn trừ nợ như Chân Quang giảng cho tín đồ. Nghĩa là quả báo vẫn phải trả dưới một hình thức tượng trưng.
... "Nhưng nếu ta chưa có phước nhiều, bố thí nhằm người xấu, bị cấn trừ vào chút phước ít ỏi đó là tiêu luôn. Vì vậy, ta rất cần thực hiện bố thí để tạo phước cho kiếp sau, nhưng phải cân nhắc rất kỹ để đừng ảnh hưởng đến quỹ phước của mình."
Theo tinh thần giải thoát của nhà Phật, làm phước, bố thí còn nghĩ đến phước báu mai sau là còn tính toán, là phước hữu lậu. Việc cấn trừ phước - tội lẫn nhau đã là quá sai mà còn khuyên tín đồ bố thí để tạo phước cho kiếp sau là không đúng với lời Phật dạy.
Kinh Thánh, Chúa cũng nói: "Tay phải làm việc thiện không cho tay trái biết", đấy chỉ là tín ngưỡng nhân thừa mà còn khuyên tín đồ như thế thì đạo Phật là đạo vô ngã, vô chấp, thượng thừa, Phật thừa... lại khuyên làm phước cho kiếp sau là thế nào?
Thế nào là có nhân mà không có quả? Người đã gieo nhân bất thiện trong quá khứ, nhân nào nặng nhất sẽ trổ quả mạnh nhất. Ví dụ một người đầu độc kẻ khác, lãnh quả báo khùng điên, người gieo nhân ác đó khi lãnh quả báo như vậy, họ không có ý thức đau khổ, thì quả báo đến với họ coi như họ không ý thức về quả báo. Như thế nhân có mà quả không (đối với chính nạn nhân đó). Bằng nếu người thọ quả báo mà có ý thức, có tĩnh táo hiểu biết, sẽ cảm nhận sự khổ đau tương xứng với nhân quá khứ đã tạo. Hạt giống gieo xuống bị gió thổi bay mất, bị nắng đốt cháy, bị kiến tha...thì nhân đó không thể có quả.
Một nhân xấu, chưa có điều kiện trổ quả, nhưng trong cuộc sống tạo nhiều việc thiện, tinh tấn tu tập thì quả xấu không thể kết quả tương xứng với nhân, mà chúng bị chuyển hóa dưới một hình thức khác nhẹ hơn. Trường hợp nầy được xem có nhân mà không có quả tương xứng. Một kiếp sống, nạn nhân chịu quả báo nặng, không có nghĩa là mất tất cả những gì còn lại.
Thí dụ, một người vất vả suốt đời để mưu sinh, nhưng không bệnh tật, hoặc không đói khổ, thỉnh thoảng có người giúp đỡ hoặc có việc hên mang đến, bởi vì quả báo chính là nghèo, nhưng quá khứ cũng đã tạo những việc thiện khác.
Cũng thế, người nhiều phước báu, cuộc sống không có nghĩa vẹn toàn, thỉnh thoảng cũng gặp những việc bất như ý, hoặc bệnh hoạn, hoặc tai ương bất trắc nhẹ. Bởi lẽ, ai cũng có lúc thiện, có lúc bất thiện, rồi gặp duyên thuận hoặc duyên nghịch mà phước họa đến nhiều dạng khác nhau.
VÔ HIỆU HÓA QUẢ BÁO
Một hành giả chấp nhận quả xấu đem đến, tâm an vui tự tại. Quả xấu không tác hại phiền não đau khổ cho đương sự. Trong nhiều truyện tích nhà Phật, một nhà vua hỏi một thiền sư về thân ngũ uẩn, Thiền sư đáp - tất cả là giả, không thật, nhà vua hỏi, nếu giả thì ta chặt đầu nhà ngươi cũng là giả. Thiền sư im lặng chấp nhận, vì biết nhân quá khứ ngài đã tạo ác nghiệp với người nầy, vui vẻ chấp nhận đầu rơi mà không hối tiếc, không đau khổ, không hoảng sợ. Như thế quả báo có mà như không có vì đương sự làm chủ được tâm thức, không bị quả báo tác động.
Một thiền sư khác đang ngồi đàm đạo với đệ tử, biết ngày giờ trả quả đã đến, ngài đi ra ngoài can ngăn hai người đánh nhau, thế là một cây gậy trong cuộc đánh lộn, phang vào đầu, ngài an nhiên thị tịch.
Như vậy quả báo đến có hai trường hợp: đến với thân xác và đến với tâm thức. Đến với thân xác sẽ tạo cảm giác khổ đau về mặt cảm thọ, quả báo đã tác động cả thể chất và tinh thần, dĩ nhiên nặng nhẹ còn tùy thuộc về phúc tội của đương sự trong hoàn cảnh thực tại.
Một trường hợp khác, quả báo đến trong tâm thức mà không đến với thể chất, người thọ báo tâm hồn luôn phiền não, bất an, lo sợ, hoang tưởng, thậm chí ác mộng, luôn có cảm giác ai đó hăm dọa trong lổ tai, xúi dục làm bậy, có cảm tưởng đang bị ai đó rình mò giết hại.
Quả báo đến với thể chất mà không tác động đến tâm thức thì xem như quả báo đã bị vô hiệu hóa về mặt tâm lý.
Việc chuyển hóa nghiệp quả bằng tâm thức chỉ có ở đẳng cấp tâm linh cao hoặc những bậc chứng đắc. Hành giả đang trên tiến trình tu tập, cảm nhận nghiệp quả bằng tâm an lạc với trạng thái bình thường. Tâm bình thường của một hành giả là tâm không bị tác động bởi kiết sử, khác với tâm bình thường của thế tục đầy tham sân si, khi chưa khởi họ nghĩ là tâm bình thường. Tâm bình thường tức là Đạo, hành giả chuyển hóa nghiệp báo bằng con đường đạo là mặc nhiên nhìn thấu rõ bản chất Nhân Quả mà an nhiên chấp nhận không bị tác động bởi cảm thọ khổ đau.
Có quả mà không có nhân.
Trong
Phật giáo có hai trường hợp:- định
nghiệp và bất định nghiệp.Định
nghiệp là sự vận hành của luật nhân quả dưới mọi hình thức, có
nhân và có quả rõ rệt, còn một trường hợp không thể xác định nhân
mà kết quả vẫn hiện hữu. ví dụ
đi vấp cục đá, nhân nó là gì? không thể bào kiếp trước mình
làm cục đá vấp bây giờ cục đá làm mình vấp.Nếu truy nhân thì nhân
nầy do thiếu chánh niệm, hay gọi là không để ý lúc đi đường, trường
hợp nầy gọi là bất định nghiệp.Định và bất định nghiệp về quả,
định và bất định về thời gian, địnhvà bất định về thời gian và
quả báo; theo luận Du già sư địa quyển 60 thì nghiệp có 4 loại:
- Dị
thục định, chịu quả báo đã định mà thời gian thì bất định
-Thời
phần định,Thời gian chịu quả đã định, nhưng quả báo phải lãnh nhận
thì bất định.
- Câu
định, chịu quả và thời gian chịu quả đều định.
- Câu
bất định,chịu quả và thời gian chịu quả đều bất định
(Phật Quang Đại tứ
điển)
Hành giả là người sống luôn tỉnh thức, luôn thấu rõ con đường vận hành của Nhân Quả, con người không bị tác động bởi lạc thọ hay khổ thọ; tỉnh thức còn gọi là chánh niệm,là bức tường thành ngăn chận vọng tưởng đã mở đường cho nghiệp báo phát sanh. Như cỏ không thể chui lên từ tảng đá, khi nó tìm cách tránh tảng đá để chui lên thì trở thành ngọn cỏ ốm yếu. Cũng vậy, nghiệp báo phát sanh một cách yếu ớt từ những hành giả tinh tấn, đó là lúc nghiệp báo được chuyển hóa nhẹ nhàng.
Tóm lại, quả báo đến tùy thuộc vào phước nghiệp mỗi cá nhân, tùy thuộc vào hành trạng đương cơ tiếp nạp thiện ác hiện hữu và tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, y báo chánh báo, nhiều trợ duyên khác, vì thế nhân quả bất định Không thể cầu nguyện mà mọi ước muốn được thành đạt, không thể cầu an cầu siêu mà chuyển hóa được nghiệp quả. Nhân giải thoát mới đưa đến quả giải thoát, cũng vậy nhân phúc thiện và tâm bình thường (đạo) mới chuyển hóa được nghiệp quả. Ta còn nhớ Đức Phật trả lời một nghi vấn về khả năng của Ngài đối với nghiệp quả của chúng sanh:
BỐN ĐIỀU PHẬT KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC
Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?
Phật rằng: “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là :
Điều 1:
- Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều 2:
- Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
Điều 3:
- Tột cùng của Diệu pháp không thể diễn tả được. Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều 4:
- Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước, Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.
Thế mà, trong tập "NHÂN QUẢ" số 2 của Chân Quang khuyên: "Mỗi người làm việc gấp ba, chính mình có phước, nước nhà vinh quang".
Đọc câu nầy nhớ lại trước 1975, người dân miền Bắc thường nói: "Nhân dân làm việc gấp hai, để cho cán bộ có tiền xài chơi,nhân dân là việc gấp ba, để cho cán bộ có nhà lầu ô tô".
Bây giờ Chân Quang cũng khuyến khích dân làm việc gấp ba chính mình có phước? Điều nầy xét lại, làm việc vì miễn cưỡng làm sao có phước, ai mà hoan hỷ khi buộc phải làm việc gấp ba? đáng ra câu nầy hãy để cho Ban dân vận hay Ban Tuyên giáo nói đúng hơn.
Hành giả là người sống luôn tỉnh thức, luôn thấu rõ con đường vận hành của Nhân Quả, con người không bị tác động bởi lạc thọ hay khổ thọ; tỉnh thức còn gọi là chánh niệm,là bức tường thành ngăn chận vọng tưởng đã mở đường cho nghiệp báo phát sanh. Như cỏ không thể chui lên từ tảng đá, khi nó tìm cách tránh tảng đá để chui lên thì trở thành ngọn cỏ ốm yếu. Cũng vậy, nghiệp báo phát sanh một cách yếu ớt từ những hành giả tinh tấn, đó là lúc nghiệp báo được chuyển hóa nhẹ nhàng.
Tóm lại, quả báo đến tùy thuộc vào phước nghiệp mỗi cá nhân, tùy thuộc vào hành trạng đương cơ tiếp nạp thiện ác hiện hữu và tùy thuộc vào hoàn cảnh xã hội, y báo chánh báo, nhiều trợ duyên khác, vì thế nhân quả bất định Không thể cầu nguyện mà mọi ước muốn được thành đạt, không thể cầu an cầu siêu mà chuyển hóa được nghiệp quả. Nhân giải thoát mới đưa đến quả giải thoát, cũng vậy nhân phúc thiện và tâm bình thường (đạo) mới chuyển hóa được nghiệp quả. Ta còn nhớ Đức Phật trả lời một nghi vấn về khả năng của Ngài đối với nghiệp quả của chúng sanh:
BỐN ĐIỀU PHẬT KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC
Có một đệ tử hỏi Phật rằng: “Ngài có thần thông và từ bi, vì sao vẫn còn những kẻ chịu khổ vậy?
Phật rằng: “Tôi tuy có sức thần thông rất lớn; nhưng có bốn điều là vẫn không thể thực hiện được, chính là :
Điều 1:
- Nhân quả không thể đổi thay, tự gieo nhân thì tự nhận quả, người khác không thể nhận thay.
Điều 2:
- Trí tuệ không thể cho được, bất kỳ ai muốn có trí tuệ thì phải tự mình tu, học.
Điều 3:
- Tột cùng của Diệu pháp không thể diễn tả được. Bản thể chân thật của vũ trụ dùng ngôn ngữ không thể cắt nghĩa mà hiểu được, chỉ có thể dựa vào thực chứng mà thôi.
Điều 4:
- Không có duyên thì không thể độ, người không có duyên thì họ không bao giờ nghe những lời nói mà ta chia sẻ. Mưa trời tuy lớn, cây không rễ khó mà thấm nước, Phật môn tuy rộng mở, khó độ người vô duyên.
Thế mà, trong tập "NHÂN QUẢ" số 2 của Chân Quang khuyên: "Mỗi người làm việc gấp ba, chính mình có phước, nước nhà vinh quang".
Đọc câu nầy nhớ lại trước 1975, người dân miền Bắc thường nói: "Nhân dân làm việc gấp hai, để cho cán bộ có tiền xài chơi,nhân dân là việc gấp ba, để cho cán bộ có nhà lầu ô tô".
Bây giờ Chân Quang cũng khuyến khích dân làm việc gấp ba chính mình có phước? Điều nầy xét lại, làm việc vì miễn cưỡng làm sao có phước, ai mà hoan hỷ khi buộc phải làm việc gấp ba? đáng ra câu nầy hãy để cho Ban dân vận hay Ban Tuyên giáo nói đúng hơn.
- HẾT -
MINH MẪN
14/02/2017
MINH MẪN
14/02/2017
* Mỗi người làm việc bằng 3, chính mình có phước nước nhà vinh quang (NHÂN QUẢ 2)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét