Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

VẠN MA KHÔNG LÙI BỒ ĐỀ TÂM

(Vạn Phật Thành ngày 19 tháng 6 năm 1982)  

"Yếu học hảo, oan nghiệt trảo,
Yếu thành Phật, tiên thọ ma."
Dịch là: 
"Muốn học tốt, oan nghiệt tìm,
Muốn thành Phật, trước gặp ma."

"Muốn học tốt, oan nghiệt tìm." Mình muốn làm chuyện tốt thì thế nào oan nghiệt cũng đến tìm. Càng làm tốt thì oan nghiệt kiếm mình càng gắt, bởi vì nó muốn thanh toán nợ nần với mình!
Từ vô lượng kiếp đến nay, đời này qua đời khác, mình tạo nghiệp thiện ác lẫn lộn, không có rõ ràng; bởi vậy khi muốn tu Đạo thì chủ nợ họ đều tới tìm mình để đòi nợ. Ví dụ có kẻ mượn người khác tiền mà chưa trả sòng phẳng. Lúc y chưa phát tài thì chủ nợ biết y chẳng có tiền nên chẳng đến đòi; nhưng khi y mà phát tài thì chủ nợ liền đập cửa đòi nợ. Vì sao? Vì chủ nợ biết y có tiền! Nếu y không tới đòi thì chẳng biết lúc nào đòi đặng, cho nên phải đòi.
Bởi vậy, trong quá trình tu Đạo, mình sẽ gặp nghịch cảnh, mà gặp nghịch cảnh thì mình phải càng dũng mãnh tinh tấn, không có thối thất tâm Bồ Đề. Những nợ nần mà người chủ nợ đến đòi, thì mình phải trả cho hết; tức là đem công đức tu hành của mình hồi hướng tới chủ nợ, tới những người oán, kẻ thân; để khi họ nhận được công đức của mình, họ sẽ ly khổ đắc lạc, liễu sinh thoát tử, đến lúc đó món nợ của mình mới hoàn toàn phủi sạch.
Từ vô lượng kiếp tới nay, do đủ thứ nhân duyên nên mình mắc nợ không phải ít. Ngay đời này, thử suy nghĩ một cách chín chắn coi mình đã giết bao nhiêu sinh mạng rồi? Có bao nhiêu chuyện không công bình mà mình đã tạo ra? Đối với chúng sinh, nếu mình chưa có giết qua một sinh vật nào, thí dụ như sư tử, voi, heo, gà, trâu, bò v.v... nhưng rất có thể là mình đã sát hại những sinh vật nhỏ hơn như ruồi, muỗi, dế, thằn lằn... Dù nói rằng mình chưa từng giết những sinh vật nhỏ như vậy, nhưng chắc chắn mình vẫn có ý niệm sát sinh tồn tại trong lòng.
Lúc nhỏ, vì mình không để ý, bất giác giết hại rất nhiều côn trùng nhỏ, cái đó gọi là Vô tri tội, tội sát mà không có cố ý. Nhưng những chúng sinh bị mình đoạt mạng thì giờ đây, khi mình muốn tu Đạo, thì bọn chúng chắc chắn sẽ tới tìm để đòi nợ. Cái thứ nợ này, không phải chỉ có một, hai mà thôi, mà là vô số, bởi vì đời này qua đời khác mình tích lũy nó, nhiều kể không hết!
Do vậy, đừng nói rằng ông Trời bất công: "Tôi bây giờ tu hành rồi, tôi không muốn nhận tất cả những oan gia nghiệp báo, nợ nần hồi xưa." Nghĩ như thế thì vĩnh viễn mình không thể thành Đạo được, bởi vì lòng ta không công bình. Tâm mà công bình thì mình phải nhận nợ. Cho nên nói rằng: "Muốn học tốt, oan nghiệt tìm"; khi mình trở nên giàu đột ngột, thì bạn bè nghèo cùng đều tới đập cửa để đòi nợ.
"Muốn thành Phật, trước gặp ma." Phật mà thành Đạo là do ma giúp đỡ, nếu như không có ma thì không có Phật. Ma đến khảo nghiệm làm cho mình tiến bộ; nên nói rằng: 
Dục cùng thiên lý mục, 
Cánh thượng nhất tằng lâu. 
(Muốn thấy tận cùng ngàn dặm, Phải bước lên thêm một tầng lầu.)
Ma coi thử "hỏa hầu" của mình có đủ chưa. Nếu đủ, thì ngàn con ma tới, mình cũng không thay đổi, vạn con ma tới, mình cũng không thối lui, không thối thất tâm Bồ Đề. Càng khốn khổ gian nan bao nhiêu, thì càng tinh tấn bấy nhiêu. Hễ nơi nghịch cảnh chằng chịt, rối ren bao nhiêu, thì tâm càng phải an nhiên, bình thản bấy nhiên. Đừng nghĩ là bất công, cũng đừng oán trời, trách người.
Nghịch cảnh lại, thì thuận theo nó mà tiếp nhận, để tu hạnh nhẫn nhục Ba La Mật. Đó là công phu mà mình phải tập, khi ma chướng lại, thì mình không có đối đầu với chúng, mình chỉ nhịn thêm một chút khổ cũng chẳng hề chi; mình phải phát nguyện độ bọn ma đó, làm cho chúng quy y Tam Bảo, phát tâm Bồ Đề. Đối với người nào cũng vậy, đừng sinh ra lòng oán cừu, được vậy thì mình có thể biến gươm giáo thành ngọc cẩm, biến cừu hận thành an tường. Do đó, phải luôn tìm điểm tốt nơi bề xấu của sự tình. Cho nên nói:
"Hành hữu bất đắc, 
Tắc phản cầu chư kỷ. "
 (Làm mà không xong thì phải quay ngược về mình mà tìm.)
Đừng bao giờ làm luật sư tự biện hộ cho chính mình, bất cứ chuyện gì cũng phải nghĩ rằng: 
"Chân nhận tự kỷ thác,
Mạc luận tha nhân phi.
Tha phi tức ngã phi,
Đồng thể danh Đại bi"
Dịch là: 
"Nhận thật rằng mình sai,
Đừng để ý lỗi người.
Lỗi người tức lỗi ta,
Cùng thể tức Đại bi." 
Vì đồng một thể nên bao quát ma quỷ. Ma là một bộ phận của tự tánh. Nếu tự tánh có ma, thì mình mới làm bọn ma bên ngoài xâm nhập được. Tự tánh không có ma, thì ma bên ngoài không có cách gì tiến vô đặng. Thế nào là tự tánh ma? Tức là tham, sân, si! 
Nhược vô miêu thực oản, 
Tắc bất chiêu thương dăng. 
(Nếu bát đồ ăn của mèo không để ra, thì không có ruồi bu tới.)
Khi biết mình còn "vẩn đục" thì ma tìm cách "thừa nước đục thả câu," muốn làm chuyện rối loạn, muốn hiển lộ cái "ma thông" của nó. Cho nên mỗi cử chỉ, hành động, mỗi lời nói, ý nghĩ, phải hết sức chân thật: 
"Ngôn tất trung tín, 
Hành tất đốc kính". 
(Lời nói phải trung thật, thành tín. Hành động phải hoàn toàn cung kính.)
Không được nói dối trá. Không dám nhận lỗi, lúc nào cũng che đậy lỗi lầm của chính mình: đó không phải là hành vi của người tu Đạo. Cho nên mình phải hết sức chân thành mà bộc bạch, hết sức khẳng khái nói ra lỗi lầm của mình. Luôn luôn cư xử theo đạo đức lương tâm. Nếu những điều gì không hợp với đạo đức lương tâm thì đừng bao giờ làm cả.
Người tu Đạo cần có đủ trí huệ chân chánh. Kẻ có trí huệ chân chánh thì không bao giờ khen ngợi chính mình và hủy báng người khác, cũng không bao giờ nói rằng: "Bạn coi tôi đây, tôi là số một, thanh cao nhất, còn những người kia toàn là thứ tệ hại, bần tiện." Phàm những kẻ tự khen thì không còn đường tiến nữa; tuy sống nhưng thực ra như là kẻ đã chết rồi; bởi vì họ đã đi ngược lại với đạo đức lương tâm, khinh thường kẻ khác, chỉ biết có chính họ. Đó là những người mà chư Phật, Bồ Tát không bao giờ hoan nghinh!
Nếu muốn được Phật, Bồ Tát hoan hỷ bảo vệ thì điều mình nói và việc mình làm phải nhất trí: Ngôn cố hành, Hành cố ngôn. (Lời nói theo việc làm, Việc làm theo lời nói.) Ngôn và hành không được mâu thuẫn nhau. Đừng nên lúc nào cũng tự khoe là tôi tốt thế này, tôi tốt thế kia, song đến khi làm thì lại toàn là những chuyện bại hoại!
Người tu Đạo không nên có tâm ích kỷ, tâm tự lợi, trái lại phải làm lợi ích kẻ khác. Đừng làm hại người để lợi mình, hoặc coi thường người khác. Cho nên các vị phải biết "hồi quang phản chiếu", xét lại chuyện quá khứ đã làm, chuyện hiện tại đang làm, rồi quán chiếu chuyện tương lai. Lúc nào cũng vậy, bất cứ giờ nào phút nào cũng không quên lương tâm, đạo đức, thì qua một thời gian lâu, thiện căn sẽ tự nhiên tăng trưởng, tâm Bồ Đề sẽ lớn vững. Bấy giờ mình mới có thể thực hành Đạo Bồ Tát, làm lợi ích cho chúng sinh được; cho nên cái quan hệ đó là liên đới.
Ta đừng vì sợ ma mà thối thất tâm Bồ Đề. Ma chướng là thử thách, khảo nghiệm. Cũng như học sinh lúc mới bắt đầu đi học thì cảm thấy bài học rất khó, nhưng thời gian qua, khi đã nhập môn biết chút đỉnh rồi thì không còn thấy khó nữa. Từ lúc học Tiểu học, lên Trung học rồi đến Đại học, ai cũng có tâm trạng như vậy, cho nên nói rằng: 
Bất kinh nhất phiên hàn triệt cốt, 
Trẫm đắc mai hoa phác tử hương? 
(Không qua một phen lạnh thấu xương, sao đặng hoa mai nở ngát hương?)
Và: 
Thập niên hàn song vô nhân vấn, 
Nhất cử thành danh thiên hạ tri! 
(Mười năm cửa lạnh không ai hỏi, Một sớm danh thành mọi người hay!)
Giống như chàng tú tài bỏ mười năm học đơn côi, lạnh lẽo, chẳng ai thèm để ý, chừng khi anh ta đỗ đạt nổi danh thì lúc đó ai cũng biết. Lúc mình tu hành, đừng vọng tưởng muốn "xuất phong đầu," muốn người ta để ý tới mình!
Sau khi xuất gia rồi, nếu còn cầu danh, cầu lợi thì đó là chuyện thật chẳng ra gì. Chúng ta khi đã xuất gia thì phải nhận chân tu hành một cách thiết thực, phải tài bồi cái gốc phước huệ của mình. Tu phước thì phải làm lợi ích người khác, tu huệ thì phải nghiên cứu kinh điển. Thường làm chuyện lợi ích thì mới sinh được phước đức.
Có người hỏi: "Làm thế nào để lợi ích người khác? Phải chăng là dùng tiền làm chuyện công đức?" Chẳng phải vậy! Chỉ cần tâm mình đừng có lòng giết hại, đừng có lòng trộm cắp, đừng có lòng tà dâm, đừng có lòng dối trá, cũng đừng rượu chè, thì đó là mình bồi đắp cho ruộng phước của mình rồi. Cho nên nói: 
Từ bi khẩu, Phương tiện thiệt, 
Hữu tiền vô tiền, Đô tác đức. 
(Với miệng từ bi, Với lưỡi phương tiện, Dù có tiền hay không có tiền, Cũng làm được chuyện có đức.) 
Nếu miệng mình không chưởi rủa người khác, chẳng nói lời thô kệch, độc ác, làm tổn thương người khác thì đó là công đức. Bất cứ ở mọi nơi phải biết tiếc phước đức của mình, đừng làm việc tổn phước. Ở chỗ nào mình cũng phải tu phước, tu huệ. Tu phước, tu huệ không phải một ngày một đêm mà thành đặng; phải cần một thời gian, mà mỗi giờ mỗi phút mình phải làm liên tục không ngừng. 
Không thể là: 
Nhất nhật bộc chi, thập nhật hàn chi. 
(Một ngày phơi nắng, mười ngày để lạnh. Hay: Một ngày làm, mười ngày nghỉ.)
Nếu mình như vậy thì vĩnh viễn không tiến bộ được. Cho nên phải nhận định tông chỉ, dũng mãnh tinh tấn, đừng thụt lùi, thối chuyển. Đó là điều căn bản mà người tu Đạo phải có đủ!

TÌNH NGƯỜI: DÌ TƯ

 - Thích Nhất Hạnh

Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản


Không biết dì Tư xuất gia từ độ nào. Chỉ nghe nói rằng dì vào chùa đã lâu lắm, hồi Hòa thượng chưa viên tịch. Năm nay dì đã già lắm, có lẽ trên 60. Răng của dì chỉ còn lại năm ba cái, nhưng dì còn mạnh khỏe lắm. Dì ở chung với dì Bang trong một cái liêu nhỏ, phía nhà Trù. Hai dì lo việc bếp núc để giúp đỡ phần nấu nướng cho chư Tăng. Dì Bang khó tánh hơn, nên chúng tôi ít gần, còn dì Tư thì luôn luôn hoan hỷ. Dì thương chúng tôi lắm. Chú Tâm Mãn và tôi khi có chuyện gì hay, thường đến thuật lại với dì. Bao giờ dì cũng đãi chúng tôi một nụ cười dễ dãi, hiền hậu. Mỗi khi cười nhiều, đôi mắt dì nheo lại gần như nhắm. Dì không biết quốc ngữ. Chứ Tâm Mãn dỗ ngon dỗ ngọt bảo dì học, nhưng dì vẫn nhứt quyết không chịu:

- Thôi, các chú nghĩ bi chừ tui học tiếng Tây mần chi? Tui già rồi. Các chú mới cần học cho hung để sau ni làm việc cho đạo. (Tôi xin dịch: Thôi! Các chú nghĩ: bây giờ tôi học tiếng Tây làm gì? Tôi già rồi. Các chú mới cần học cho nhiều, để sau này làm việc cho đạo).

Chú Mãn cười:

- Ấy, ai bảo dì học tiếng Tây đâu? Chúng tôi khuyên dì học chữ quốc ngữ mà. Chữ quốc ngữ là chữ của nước mình.

Nhưng dì không nghe. Bởi vì dì không thể tin rằng cái thứ chữ viết bằng bút sắt mà lại là cái chữ của mình được. Chữ của nước mình, theo dì, là chữ “an nam”, chữ viết bằng bút lông kia.

Về chữ “an nam” thì dì cũng biết vò vẽ. Nghĩa là dì có thể đọc chập chững được bài Thập phương hay bài Nhất tâm quy mạng. Dì rất siêng năng. Không có thời tịnh độ nào là dì không đi. Mỗi khi gần đến giờ tịnh là dì lo rửa mặt, rửa tay thật sạch sẽ. Dì mặc chiếc áo rộng màu lam, cổ đeo một tràng hạt huyền đen nhánh, chân đi đôi guốc lẹp kẹp. Dì kéo lê đôi guốc từ dưới bếp lên lầu chuông, rồi thì từ lầu chuông, dì đi chân không vào chùa đứng nép vào một góc để chờ đại chúng thăng đường hành lễ.

Dì rất ham học. Dì đã thuộc lòng Di Đà, Hồng Danh Khể Thủ và Quy Mạng. Dì muốn học Lăng Nghiêm. Chú Tâm Mãn và tôi sợ dì không thể nào thuộc được Lăng Nghiêm, bởi vì chú Lăng Nghiêm dài bằng năm sáu chú Đại bi. Làm sao mà dì học thuộc cho nổi, khi mà dì đã già rồi, trí óc dì đã lẩm cẩm hay quyên rồi! Nhưng dì tha thiết quá, thành khẩn quá. Chúng tôi đành phải chiều dì. Thế là chú Tâm Mãn lấy một xấp giấy vàng bạc, đóng cho dì một cuốn tập. Tôi dán thêm cho dì hai cái bìa cứng phết nước nâu. Mỗi ngày tôi viết trên sách ấy mấy câu, bắt đầu từ Diệu trạm tổng trì bất động tôn... Chữ viết rất lớn, một chữ to gần bằng hộp diêm. Tôi nói:

- Bắt đầu từ hôm nay, chú Mãn chỉ cho dì học, mỗi ngày một câu. Dì siêng năng thì chừng... năm tháng có thể học thuộc được kinh này.

Dì cười, mắt híp lại và hai hàm răng sún vẫn rất dễ thương:

- Năm tháng không xong thì bảy tháng. bảy tháng không xong thì một năm. Chú đừng lo tôi không thuộc.

Rồi dì học rất siêng năng, Chú Mãn cứ tiếp tục chỉ cho dì học, ba bốn hôm như thế. Cho đến hôm thứ năm, khi chú Mãn sắp sửa chỉ bài mới, tôi liền đến “khảo hạch”, bắt dì đọc lại bài cũ. Bị thầy bắt trả bài một cách bất ngờ, học trò luống cuống ngay. Thế là dì đọc không trôi tám câu đã học. Tôi nói:

- Không được. Học như thế này thì không bao giờ thuộc được Lăng Nghiêm, Rồi cứ học sau quên trước, học trước quên sau, đến bao giờ thuộc được.

- Rứa thì thưa chú, chú có cách chi học cho mau thuộc, chú chỉ biểu cho tui học với.

Tôi nói:

- Bây giờ thì thế này. Mỗi ngày học vài câu. Hôm nay chỉ bài, ngày mai dò lại. Mà dò không thuộc thì bắt học lại bài cũ. Cứ ba bữa thì học ôn một lần. Dì chịu không?

- Chịu.

- Vậy thì bữa nay bắt đầu học lại. Hôm nào không thuộc thì bị phạt.

- Phạt thì tôi cũng chịu phạt, bởi vì học mà không sợ phạt thì mần răng cho mau giỏi, nhưng mấy chú tính phạt mần răng? Quỳ hương thì tôi quỳ không nổi, bởi vì đầu gối yếu hung (yếu lắm) rồi.
Tôi cười:

- Ai bắt dì quỳ hương bao giờ. Để nghĩ ra cách khác.

Dì lại cười:

- Thưa các chú, các chú cứ nghĩ đi.

Tôi đang nghĩ đến các lối phạt ở trường học, nào “Cồng xin” (consigne), nào chép bài, nào quét lớp... thì bỗng chú Mãn phá lên cười. Tôi vội mắng:

- Ấy chết, không được cười lớn, chú Mãn! Quý Thầy nghe, quý Thầy rầy chết. Phải học hạnh trang nghiêm, chớ bao giờ cười lớn như thế.

Chú Mãn cố nín cười:

- Em đang nghĩ đến một lối phạt, mà đã nghĩ ra rồi nên bật cười không thể ngăn cản được.

Tôi hỏi:

- Chú nghĩ ra cách nào, nói thử xem.

- Thế này nhé, mỗi khi dì không thuộc, thì dì phải cung cấp cho hai anh em mình bốn khuôn đậu phụ chiên để ăn trong bữa cơm ngọ.

Dì Tư cười gần ngã sấp, nhưng tôi tán thành ngay:

- Phải đấy, tôi đồng ý với cái lối phạt đó.

Cái món ăn thích nhất của chúng tôi là đậu khuôn (đậu phụ) chiên. Chùa nghèo, thành thử phần lớn các bữa ăn đều là đạm bạc. Một bữa cơm có đậu phụ đối với chúng tôi, là một bữa cơm “lý tưởng” mà dì Tư lại có thể là tác giả của những bữa cơm lý tưởng ấy! Bởi vì dì giữ cái phần đi chợ, mua các thức ăn. Bốn khuôn đậu (hay hai thôi cũng quý rồi) dành riêng cho chúng tôi! Thật là một điều hy hữu. Chúng tôi thường chấp tác ngoài vườn chùa từ mười tới mười hai giờ, và thường trở về chùa ăn cơm sau đại chúng. Một mâm cơm nhỏ đợi hai chúng tôi ở trên ghế quá đường mỗi khi chúng tôi về muộn. Nếu trên mâm cơm ấy mà thỉnh thoảng “ngự” một đĩa đậu khuôn rán thì thú biết chừng nào!

Cái lối phạt mà chúng tôi mới phát minh ra, chúng tôi rất bằng lòng nó. Dì Tư cũng bằng lòng. Ấy thế là thỉnh thoảng chúng tôi được thưởng thức trong bữa cơm những miếng đậu phụ thơm tho và ngon lành. Chú Tâm Mãn còn ít tuổi nên có lúc không nhịn được cười, cứ vừa ăn vừa khúc khích. Tôi cũng muốn cười, nhưng thấy mình lớn hơn, đành phải “lập nghiêm”:

- À ra cái chú Tâm Mãn này, ăn cơm không quán “ngũ quán” mà cứ cười mãi nhé!

Có một độ, dì Tư thuộc bài luôn luôn. Chúng tôi không có dịp phạt và vì thế, đậu khuôn cũng vắng trên mâm cơm, tôi nói với chú Tâm Mãn trong một bữa cơm trưa:

- Lâu nay không có đậu khuôn chú Mãn nhỉ.

Chú Mãn ghé miệng vào tai tôi thầm thì. Tôi gật đầu và mỉm cười:

- Đồng ý với chú.

Thế là buổi chiều hôm đó, dì Tư phải học đến bốn câu. Tôi chắc thế nào ngày mai dì cũng “bị phạt”. Trưa ngày hôm sau, vào giờ “chỉ tịnh” tôi xuống bếp tìm mượn cây dao nhíp lên rọc giấy đóng sách, thì thấy dì đang dựa lưng vào thành cối ngủ gật, tay cầm quyển kinh. Nghe tiếng động, dì ngồi ngay dậy. Tôi hỏi:

- Sao dì không vào nghỉ trưa một chút kẻo mệt? Dì đi nghỉ đi, để chiều làm việc. Chiều nay còn đi kiếm thêm củi nữa nhé.

Dì nói nhỏ:

- Tui phải học cho thuộc không thì chiều ni bị chú Mãn phạt. Nguy lắm.

Tôi cười:

- Nguy gì! Chỉ tốn công chiên đậu phụ mà thôi.

Nhưng dì gọi tôi đến gần, hạ giọng:

- Chiên đậu thì không tốn công mô, nhưng mà lâu nay tiền chợ hằng ngày thầy thủ khố (quản lý) phát chừng mực lắm. Năm nay lúa ruộng của chùa thâu được không bao lăm. Tiền không đủ mua rau cho đại chúng, thì lấy mô để mà mua đậu khuôn nộp phạt.

- Vì vậy mà dì cố học bài cho thuộc để khỏi bị phạt chớ gì?

 Dì gật. Cái gật đầu có vẻ đăm chiêu, nhưng rồi dì lại cười. Nghe dì nói, và nhìn cái cười của dì, tôi thấy hơi hối hận. Rồi cảm thấy thương dì vô hạn. Tôi nói:

- Tôi và chú Mãn sẽ bỏ cái lối phạt ấy từ nay. Sẽ tìm cách phạt khác. Từ nay dì đừng chịu phạt đậu khuôn nữa nhé. Thôi dì cất sách mà đi nghỉ một lát kẻo mệt.

Dì Tư vui vẻ làm theo ngay. Tôi vào phòng chú Mãn, thầm thì với chú câu chuyện vừa xảy ra. Rồi tôi dí một ngón tay lên trán chú:

- Chỉ tại chú đấy nhé.

Chú Mãn nhìn tôi hơi trách móc, và nói như làm nũng:

- Thế ai bảo chú đồng ý với em? 

PHƯỚC TUỔI THỌ THEO LỜI PHẬT DẠY

~ Thích Nhật Từ

Đạo Phật là một đạo trí tuệ và đề cao cái tinh thần tự lực có phương pháp. Muốn có loại phước nào ta phải gieo chánh nhân của loại phước đó. Ví dụ như trong kinh Đức Phật dạy để có phước tuổi thọ ta phải có các yếu tố sau đây:
Thứ nhất: Tiết độ trong ăn uống.
Thứ hai: Ăn uống ít và ăn những vật dễ tiêu.
Thứ ba: Vận động toàn thân thường xuyên.
Thứ tư: Không gieo các nghiệp sát, không phá hoại môi trường, không hủy hoại hòa bình
Thứ năm: Mở lòng từ bi thương xót con người và giúp đỡ con người.
Thứ sáu: Biết chăm sóc sức khỏe và hạnh phúc của con người.
Đó là những cái nhân trực tiếp để tạo ra sức khỏe và tuổi thọ, cái đó cầu không thể được. Một hành động thiện không thể tạo ra nhiều phước báu, hành động thiện nào chỉ tạo ra phước báu của hành động thiện đó thôi, nên nhớ điều này vì đó là nhân quả. Đức Phật nói trong kinh “Hạt ổi không thể tạo ra quả mít, hạt mít không thể tạo ra cây lúa, hạt lúa không thể tạo ra quả táo, hạt táo không thể tạo ra quả ớt”. Hạt gì nó tạo ra quả đó thôi, nhân và quả phải cùng tính chất chứ không nhất thiết phải đồng nhất về khối lượng. Nhiều khi mình gieo nhân thật là nhiều mà quả bị âm, nhiều khi gieo nhân rất ít mà quả thì nhiều. Nó lệ thuộc vào tính điều kiện, tính hoàn cảnh, tính đầu tư và nhiều thứ khác.
Do đó ta phải hiểu đúng nhân quả để làm các việc làm tạo ra phước báu cho chính mình. Có năm loại phước báu chính mà Đức Phật thường chúc tụng cho các Phật tử vào thời của ngài:
Thứ nhất: Phước có nhan sắc, vì đó là yếu tố thành công về xã hội, dễ giao du, tiếp xúc thăng tiến, thiện cảm và tận dụng các lợi thế đó để lập nghiệp và thành công nhưng mà không lạm dụng nó.
Thứ hai: Phước có sức khỏe để biến các ước mơ trở thành hiện thực.
Thứ ba: Là phước sống thọ cho nên ta có thể hưởng được các phước do mình tạo ra.
Thứ tư: Phước có tài sản tức là mình có nhà cửa, tài sản, động sản, bất động sản, sử dụng các tài sản hợp pháp đó làm hạnh phúc cho mình và chia sẻ với những người thân và những người bất hạnh.
Thứ năm: Phước có trí tuệ vì có trí tuệ ta sẽ đạt được bốn điều vừa nêu.
Đây là năm loại phước báu mà vào thời Đức Phật khi Phật tử đến gặp Ngài, Ngài thường chúc tụng và muốn cho các Phật tử này đạt được. Cho nên không có cái gọi là phước báu nhất, nếu ta gọi là cái có nhất đó thì ta phải gọi trí tuệ là phước báu lớn nhất mà con người có thể sử hữu được. Có kiến thức ta có cơ hội nghề nghiệp, có thể thay đổi nghề nghiệp. Cho nên lấy trí tuệ làm chiếc chìa khóa để giải quyết các vấn nạn về thăng tiến nghề nghiệp ta sẽ tạo ra phước báu cho chính mình và cũng bằng kiến thức này ta tạo phước báu cho những người thân. Bằng cách đó đừng mê phước, muốn có cái gì hãy nỗ lực có phương pháp để đạt được cái đó, nếu chưa được bây giờ đừng chán nản, thất vọng, đừng bỏ cuộc giữa chừng, đừng đào tẩu, đầu hàng trước số phận. Nỗ lực có phương pháp ta sẽ thành công.
(Giảng tại: Chùa Kim Cang, Busan, Hàn Quốc, ngày 21/09/2014)

10 QUÝ NHÂN ĐỪNG ĐỂ MẤT TRONG ĐỜI BẠN

Trải qua rất nhiều năm tháng, người xưa đã đúc kết được ra rất nhiều những kinh nghiệm hữu ích và để lại cho người đời sau. Hãy cùng xem 10 quý nhân và 4 kiểu người bạn mà người xưa khuyên chúng ta không  nên để mất họ trong cuộc đời là ai nhé!

10 QUÝ NHÂN

1. NGƯỜI SẴN SÀNG ỦNG HỘ BẠN VÔ ĐIỀU KIỆN

Nếu như có người sẵn lòng ủng hộ bạn, thì người đó chính là quý nhân của bạn. Khi người đó sẵn lòng giúp đỡ bạn một cách vô điều kiện, chỉ đơn giản bạn là bạn, người đó tin tưởng bạn và tiếp nhận bạn. Một người sẵn sàng tiếp nhận chúng ta thì chính là quý nhân của chúng ta.

2. NGƯỜI SẴN LÒNG "LẢI NHẢI" VỚI BẠN

Bời vì họ quan tâm đến bạn nên họ mới thường xuyên “lải nhải” kêu ca về bạn. Đây cũng là một kiểu quý nhân mà bạn không nên để mất. Tất nhiên, người “lải nhải” này là có ý muốn nhắc nhở, muốn bạn tốt lên chứ không phải muốn làm phiền bạn.

3. NGƯỜI SẴN LÒNG CHIA SẺ VỚI BẠN

Người sẵn sàng ở bên bạn để vượt qua sóng gió chính là quý nhân của bạn. Rất nhiều người khi bạn gặp khó khăn sẽ rời xa bạn nhưng khi bạn thành công thì họ lại đến. Nhưng người mà có thể ở bên cạnh chia sẻ mọi niềm vui và nỗi buồn với bạn thì không có nhiều đâu! Hãy trân quý họ!

4. NGƯỜI CHỈ DẠY VÀ ĐỀ BẠT BẠN

Người nhìn thấy chỗ tốt của bạn, đồng thời cũng hiểu rõ chỗ thiếu sót của bạn, có thể giúp đỡ, đề bạt bạn, đó chính là quý nhân của bạn. Nếu như bạn cũng muốn trở thành quý nhân của người khác, hãy tăng năng lực của mình lên, trở thành huấn luyện viên của người khác, dạy bảo và đề bạt người khác.

5. NGƯỜI SẴN SÀNG ỦNG HỘ SỞ TRƯỜNG CỦA BẠN

Người mà phát hiện ra sở trường của bạn, ủng hộ bạn và tiếp nhận bạn thì mới là quý nhân của bạn. Có một số người cho dù phát hiện ra sở trường của bạn nhưng lại không ủng hộ và tiếp nhận bạn thì đó không phải là quý nhân của bạn. Bởi vì có thể họ e ngại năng lực của bạn sẽ trở thành sự “uy hiếp” đối với họ.

6. NGƯỜI NGUYỆN TRỞ THÀNH TẤM GƯƠNG CHO BẠN


Quý nhân lời nói đi đôi với việc làm, nói đến là hiểu rõ. Họ thường thường không thích khuyếch đại, thường lặng lẽ làm, làm nhiều hơn nói. Những quý nhân này là người tính cách khiêm tốn và có thực lực. Một khi họ tự cao tự đại thì họ đã từ quý nhân mà biến thành tiểu nhân.

7. NGƯỜI TUÂN THỦ LỜI HỨA

Người tuân thủ lời hứa là người biết rõ ràng năng lực của mình, biết rõ mình có thể toàn lực làm được lời hứa hay không. Vì vậy, khi thật lòng làm bạn với những người này, bạn cũng sẽ phải ý thức về việc tuân thủ lời hứa của mình. Như vậy, tính cách của bạn cũng dần dần tốt đẹp hơn. Người tuân thủ lời hứa, giữ chữ tín là người luôn được người khác tôn trọng. Cho nên, người tuân thủ lời hứa cũng là quý nhân giúp bạn ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.

8. NGƯỜI LUÔN TIN TƯỞNG VÀ KHÔNG BỎ RƠI BẠN

Nếu như trong cuộc đời, bạn gặp được người luôn tin tưởng bạn, không dễ dàng bỏ rơi bạn thì người đó chính là quý nhân của bạn rồi! Người luôn tin tưởng và ở bên bạn sẽ cho bạn động lực và sức mạnh  rất lớn. Đôi khi, cho dù năng lực của bạn có thể không cao nhưng nhờ sự tin tưởng của người khác bạn vẫn có thể trở thành người xuất chúng.

9. NGƯỜI SẴN SÀNG TỨC GIẬN KHI BẠN LÀM ĐIỀU SAI TRÁI


Nếu có một người bạn giận dữ với mình khi mình làm việc sai trái, hãy cảm ơn họ! Bởi vì, họ giận dữ với bạn tức là họ quan tâm đến bạn, không muốn bạn làm những việc sai trái. Điều này giúp bạn nhận ra sai lầm của mình để sửa chữa, để tốt đẹp lên. Nếu một người nhìn thấy bạn sai mà bỏ mặc bạn thì đó là người không quan tâm đến bạn, bỏ mặc bạn vì bạn không liên quan gì đến họ. Đây không phải quý nhân mà còn là người hại bạn!

10. NGƯỜI SẴN LÒNG VÌ BẠN

Nếu như có một người lúc nào cũng sãn lòng vì bạn không vì mục đích gì cả thì bạn thực sự là người hạnh phúc trong cuộc đời này! Con người, ai cũng có vị tư, vì bản thân mình, nhưng họ đã có thể vì bạn thì chính là quý nhân của bạn rồi. Hãy trân quý người này!

~~~~~~~~~~~~~~~~~~

CUỘC ĐỜI NÊN KẾT GIAO VỚI 4 KIỂU NGƯỜI BẠN


1. NGƯỜI TÁN THƯỞNG, CỔ VŨ BẠN

Khi bạn ở vào hoàn cảnh khó khăn nhất, khốn cùng nhất, mà có một người vẫn luôn ở bên, tán thưởng cổ vũ bạn thì đó là người bạn rất đáng trân quý!

2. NGƯỜI CÓ NĂNG LƯỢNG THUẦN CHÍNH

Người có năng lượng thuần chính sẽ phân biệt được phải trái, đúng sai, xấu tốt. Khi bạn ở vào lúc thống khổ, người bạn này sẽ chỉ dẫn cho bạn, đưa ra những lời khuyên hữu ích giúp bạn vượt qua.

3. NGƯỜI VÌ BẠN DẪN ĐƯỜNG

Là người sẵn sàng làm người dẫn đường, đưa bạn bước qua những chặng đường “lầy lội” và những lúc mất phương hướng trong cuộc đời.

4. NGƯỜI GÓP Ý PHÊ BÌNH BẠN

Người luôn quan tâm và nhìn ra chỗ sai của bạn, đưa ra lời góp ý phê bình bạn để bạn sửa sai là người bạn tốt. Đừng khó chịu với những lời góp ý của người khác, hãy tiếp nhận và nhìn lại bản thân mình, bạn chắc chắn sẽ ngày một trở thành người tốt đẹp hơn!

Theo Letu.Life
Mai Trà biên dịch

No Meat and No Heat

Ngày Nay, Khi Đối Diện Với Nguy Cơ Của Địa Cầu Chúng Ta Và Biến Đổi Khí Hậu, Làm Sao Có Người Vẫn Còn Quảng Cáo Thịt Và Đưa Thức Ăn Đẫm Máu Này Vào Miệng Của Họ?
Ngày nay, tôi rất vui khi nhìn thấy một số đài truyền hình thậm chí quảng cáo thức ăn chay. Thỉnh thoảng, tôi thấy một số người dẫn chương trình truyền hình nói là, ‘Tôi ăn chay,’ hay, ‘Tôi ăn thuần chay,’ hoặc là họ giới thiệu các nhóm ăn chay và thuần chay hay thực phẩm chay nhiều hơn trước đây. Tôi hy vọng là họ làm việc đó ngày càng nhiều cho đến khi hoàn toàn chỉ việc đó mà thôi. Và họ sẽ không còn quảng cáo cho thịt và những thứ đó nữa. Bởi vì thịt thật sự kinh tởm. Ngày nay, khi đối diện với nguy cơ của địa cầu chúng ta và biến đổi khí hậu, làm sao có người vẫn còn quảng cáo thịt và đưa thức ăn đẫm máu này vào miệng của họ? Khi nhìn thấy loài vật, người ta nghĩ rằng loài vật là dơ bẩn, nhưng họ đưa thịt loài vật vào miệng của họ! Họ không nghĩ là thịt dơ. Làm sao có thể như vậy được? Điều đó thật mâu thuẫn. Thậm chí họ nói, ‘Đó chỉ là một con vật,’ hoặc, ‘Đó là những con chó dơ bẩn,’ hay, ‘Đó là những con heo lăn lộn trong phân và nước tiểu của chúng.’ Ở đâu người ta cũng nói rằng loài vật chỉ là loài vật và thật dơ bẩn. Nhưng miệng của họ – thật quý giá và sạch sẽ – nhưng họ đưa những thứ dơ bẩn này vào miệng của họ và không nghĩ về điều đó. Ngày nay họ vẫn còn làm như thế. Làm sao có thể như vậy được? Mọi người phải thay đổi (sang lối sống thuần chay nhân ái). Năm 2014 là năm đạt kỷ lục nóng nhất. Nhưng người ta vẫn còn chăn nuôi và làm tăng thêm nhiều khí mê-tan. Và rồi họ cướp đi tất cả tài nguyên thế giới, chỉ để ăn những loài vật dơ bẩn, để đưa miếng thịt gọi là dơ bẩn và đầy máu vào miệng của họ. Nếu đó là một vật dơ bẩn, chúng ta không đưa nó vào miệng của mình, không phải sao?
Inline image 1

vì sao kito giáo ly hôn rất thấp???

 Báo  Vietnamnet.vn  đăng tin được trang Người Phật Tử đưa lên mạng?
Trong bài báo nói trên, dẫn chứng những nguyên nhân tránh được việc ly hôn hoặc việc ly hôn ít xẩy ra đối với người Kito giáo là do trước khi cưới cũng như trước ngưỡng cửa vào đời, tuổi trẻ được giáo dục kỹ về tâm sinh lý trong từng giai đoạn do các chuyên gia tâm lý truyền đạt. Diều nầy đúng và  Kito giáo làm đúng bài bản. Nhưng bảo rằng nhờ bài bản như thế mà việc ly hôn trong giới tín đồ Kito giáo thấp là việc cần xét lại.

Giáo điều là giáo điều, giáo luật là giáo luật mà con người là con người. Con người là một tập hợp của nhiều tham lam dục vọng, thường đứng núi nầy trông núi nọ. Cho dù một thanh niên vừa cưới vợ, thậm chí chở người yêu đi sắm đồ cưới, chắc gì gặp gái đẹp không nhìn??? Cái nhìn đó đã nói lên mắt thấy sắc thường hay dòm ngó, nếu tâm không tham sắc thì ngó làm gì. Theo nhà Phật, cỏi nầy là cỏi dục, từ cha cố đến sư sãi ít nhiều đều phải có, hơn nhau là biết thiểu dục hay biết đoạn dục bằng pháp hành nào đó mà không phải ức chế. Một người tuổi thanh niên làm sao thoát khỏi ái dục. Cụ ông trên 70 vẫn còn vướng tình ái,Vua chúa cung phi mỹ nữ hàng trăm mà vẫn chưa thỏa mãn thì người phàm bảo là không có, chuyện đó cần xét lại.

Ngoài nghiệp dục còn những tập khí và oan gia nghiệp chướng với nhau. Ông bà thường nói - con là nợ, chồng vợ là oan gia, nếu không oan gia thì sẽ không gặp nhau, không phải lòng nhau, mà oan gia  là nguyên nhân gặp nhau để trả quả cho nhau. Cho dù kinh sách Kito bảo:- "Cái gì Chúa đã kết hợp thì không thể chia rẽ", nhưng thực tế không thiếu gì những đổ vỡ trong những gia đình tín hữu Kito giáo, thậm chí có những Mục sư, bỏ vợ để lấy vợ khác. Những tín hữu sau khi bỏ nhau, không thể xin lễ cưới  lần nữa, buộc lòng họ phải sống ngoài giáo luật. Những trường hợp nầy không  được đúc kết nên nhìn thấy mặt phẳng của tảng băng chìm trong tình cảm hôn nhân.

Cũng có trường hợp họ không được quyền ly dị vì đức tin truyền thống, vì giáo dưỡng gia môn, nhưng cuộc sống  cũng không hạnh phúc, luôn trong tình trạng khổ đau, sống như thế sẽ được gì.Mục đích kết hôn để đem hạnh phúc lại cho nhau chứ không phải cùng nhau sống trong uất hận khổ đau.

Đã là con người, luôn có những phẩm chất rất là người thì làm gì có Thánh tính của một bậc "bác ái" cảm thông cho đối tượng. Hiếm khi gặp một cặp hôn nhân hòa thuận mọi mặt, cho dù nhường nhịn nhau cũng chỉ là giải pháp tạm thời che mắt thế gian, để rồi giường ai nầy ngủ, anh xoay mặt ra ngoài, chị hướng mặt vào vách mà cùng nhau gặm nhấm  một sự oan trái do giáo điều ràng buộc vô lý.

Việc giáo dục chỉ là giải pháp tạm thời như  lớp cement khỏa lấp các vết nứt tình cảm, thực chất, chiều sâu vẫn là điều bí ẩn của nghiệp dục con người.

Tóm lại, bảo rằng việc ly hôn rất thấp của tín đồ Kito giáo chỉ là nhìn hiện tượng bên ngoài, không có sự thống kê chính xác. hãy nhìn cuộc sống xã hội, thực tế cho thấy bản chất oan trái, phủ phàng của những cặp hôn nhân ngày nay. Một bài báo trên bản tincủa Vietnamnet.vn   cần xét lại với lối quảng cáo như thế.

MINH mẪN

30/3/2016

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

CẦN CHĂNG PHẢI CÓ MỘT TÔN GIÁO???


Trong cuộc sống nhộn nhịp của xã hội hiện nay cũng như  cảnh nông nhàn xa xưa của dân tộc Việt Nam, cảnh du canh du cư của những sắc tộc vùng cao, ngành ngư nghiệp trên vùng sông nước... Đất nước nào, dân tộc nào cũng phải đối diện với nhiều vấn nạn mà trí óc hạn hẹp, chơn chất khó giải trình, nhất là những vấn nạn mang tính trừu tượng, vô hình do tưởng thức đặt ra. Từ căn bản đó, tự mình vẽ bóng hư ảo để rồi sùng bái, ngưỡng vọng, lo sợ, hiến tế... theo bẩm chất nông cạn của chính mình, biến thành sự hối lộ, mua chuộc Thần thánh trừu tượng. Kèm theo nghiệp sát đối với bao sinh động vật, thậm chí có cả sinh mạng con người. Trong đó, có cả tín ngưỡng trừu tượng gây bao khổ đau cho nhân loại hiện nay.

TÔN GIÁO LÀ GÌ?

Theo Từ điển tiếng Việt của Minh Tân- Thanh Nghị- Xuân Lam thì:
a/  Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ. Tôn giáo nảy sinh rất sớm từ trong xã hội nguyên thủy.

b/ Là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy.

Theo Wikipedia định nghĩa Tôn giáo:
Một cách định nghĩa, đôi khi được gọi là "lối theo chức năng", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng và phong tục nào có chức năng đề cập đến những câu hỏi căn bản về đặc tính loài ngườiđạo đức,sự chết và sự tồn tại của thần thánh (nếu có). Định nghĩa rộng ngày bao gồm mọi hệ thống tín ngưỡng, kể cả những hệ thống không tin tưởng vào thần thánh nào, những hệ thống đơn thần, những hệ thống đa thần và những hệ thống không đề cập đến vấn đề này vì không có chứng cớ.

Cách định nghĩa thứ hai, đôi khi được gọi là "lối theo hình thể", định nghĩa tôn giáo là bất cứ hệ thống tín ngưỡng nào xác nhận những điều không thể quan sát một cách khoa học được, và chỉ dựa vào chức trách hay kinh nghiệm với thần thánh. Nghĩa này hẹp hơn phân biệt "tôn giáo" với chủ nghĩa duy lýchủ nghĩa nhân bản thế tụcthuyết vô thầntriết khách quan và thuyết bất khả tri, vì những hệ thống này không dựa vào chức trách hay kinh nghiệm nhưng dựa vào cách hiểu theokhoa học.

Cách định nghĩa thứ ba, đôi khi được gọi là "lối theo chứng cớ vật chất", định nghĩa tôn giáo là những tín ngưỡng về nhân quả mà Occam's Razor loại trừ vì chúng chấp nhận những nguyên nhân quá phức tạp để giải thích những chứng cớ vật chất. Theo nghĩa này, những hệ thống không phải là tôn giáo là những hệ thống không tin tưởng vào những nguyên nhân phức tạp hơn cần thiết để giải thích những chứng cớ vật chất. Những người theo quan điểm này tự xưng là "bất tôn giáo", nhưng cũng có người tôn giáo nhìn nhận rằng "tín ngưỡng" và "khoa học" là hai cách hoàn toàn khác nhau để đi đến chân lý. Quan điểm này bị bác bỏ bởi những người xem rằng những giải thích siêu hình là cần thiết để giải thích các hiện tượng tự nhiên một cách căn bản.

Cách định nghĩa thứ tư, đôi khi được gọi là "lối tổ chức", định nghĩa tôn giáo là các hội đoàn, tín ngưỡng, tổ chức, phong tục, và luật đạo đức chính thức của tất cả các tôn giáo chính có tổ chức. Nghĩa này đặt "tôn giáo" vào một vị trí trái ngược với "tinh thần", cho nên không bao gồm những luận điệu của "tinh thần" về việc tiếp xúc, phục vụ, hay tôn thờ thần thánh. Tuy nhiên, trong nghĩa này tôn giáo và tinh thần không cần phải "được cái này mất cái kia": một người sùng đạo có thể có tinh thần hay không tinh thần, và một người có tinh thần có thể có hay không sùng đạo. Theo tương tự, ta có thể xem "tôn giáo" như là than, củi, hay xăng, và "tinh thần" là ngọn lửa.

Qua những định nghĩa như thế, người ta khó nắm bắt thực chất của tôn giáo là gì. Định nghĩa Tôn giáo theo tự điển tiếng Việt đã dẫn, sẽ tạo sự lập lờ giữa tín ngưỡng nhân gian và tín ngưỡng tôn giáo. Ví dụ mục a đã dẫn - không hẳn tôn giáo nào cũng " dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên, cho rằng có những lực lượng siêu tự nhiên quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ". Thật ra, nếu bảo đạo Phật là một tôn giáo thì quan điểm trên đây hoàn toàn sai khác.

 b/ cũng giải thích thiếu chuẩn xác đối với Phật giáo và một số trường phái tâm linh bị xem là Tôn giáo: "là hệ thống những quan niệm tín ngưỡng, một hay những vị thần linh nào đó và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy".

Đây là cái nhìn của người đứng ngoài Tôn giáo, hoàn toàn không nắm bắt hết tất cả các Tôn giáo đang tồn tại trên tinh cầu nầy. Trong phạm vi thực tế, một tôn giáo có đủ các yếu tố như: - giáo chủ -kinh điển - giáo lý - giáo đoàn Tăng lữ - nghi lễ - chức sắc hoặc người giúp việc - nội quy - giáo luật - giáo sản - giáo phẩm... nó hoàn toàn khác với tín ngưỡng nhân gian về một đấng siêu hình không được hệ thống hóa, triết lý hóa và tổ chức hóa. Tín ngưỡng nhân gian không có nghi lễ thâm thúy, bài bản, chỉ tế lễ đơn thuần dâng hiến phẩm vật, cầu khấn tùy nghi. Đối tượng Thần thánh hóa không xuất cứ từ một mẫu hình cụ thể; ví dụ Chúa Jesus là biểu tượng của đức Chúa Cha, biểu tượng  cho một Thượng đế vĩnh Hằng; Đức Bổn sư Thích Ca Mâu Ni biểu tượng cho một Phật tánh hằng hữu, đại biểu cho Phật tánh của 10 phương chư Phật của ba đời (theo truyền thống Bắc tông). Do tín ngưỡng tự phát, không bị ràng buộc vào bất cứ tiêu chuẩn đạo đức cá nhân, không có tiêu chí hướng thượng và mục đích tối hậu, không có một tổ chức chặt chẽ, người có tín ngưỡng như thế dễ sống buông thả, phóng đảng theo bản chất bất thiện. Những người có đức tin phổ thông như thế còn tùy tính cá biệt thì những ai không có bất cứ đức tin nào, dễ xem thường nhân quả, hành động tắc trách, thì vấn đề luật pháp thế tục cũng chỉ là rào cản tạm thời và chỉ xử lý khi sự việc đã rồi. Luật thế gian chưa đủ ngăn chận phạm luật trong tư tưởng. Chính đức tin mù quang, tạp nhạp, không giúp giải quyết những cơ bản cho hiện thực và tương lai kiếp sống, một số đi quá đà trong mê tín dẫn đến cuồng tín và sai lạc chân-thiện-mỹ, các Thánh nhân ra đời để điều chỉnh hành động, tư tưởng con người theo hướng thánh thiện, từ đó, bước vào phạm trù tâm linh, vượt thoát sự tướng, giảm thiểu nhiêu khê phức hợp.

Từ chỗ đa Thần, đưa đến nhất Thần giáo rồi vô Thần giáo, đó là tính trạng của nhà Phật và một số trường phái tâm linh lấy con người làm tiêu chuẩn chứ không lấy một tha thể làm đối tượng. Dĩ nhiên đa Thần hay nhất Thần đều là vong thể, biến con người đánh mất chủ thể và tiêu cực, cầu lụy van xin, vì còn quan niệm có đấng sáng tạo và con vật thụ tạo. Nhị nguyên luôn tồn tại như  thế thì luật tương đối vẫn hiện diện, luật bất bình đẳng sẽ đánh mất tính tự do tuyệt đối của một nhân cách. Đó là cách giải quyết triệt để  đưa con người thoát vòng kềm tỏa của nghiệp thức, nghĩa là vượt thoát khổ đau.

Từng tầng bậc của tôn giáo giúp con người thoát khỏi áp lực mù quán về sự sợ hải và quỳ lụy trước thiên nhiên. Nhất Thần giáo giản lược bớt sự phiền lụy của đa Thần giáo, nhưng chiếc tròng hệ lụy tha lực vẫn tồn tại trong tâm thức của cộng đồng Nhất Thần giáo, để rồi phi Thần tiến đến vô thần giáo (không phải duy vật) sẽ giải thoát con người thật sự những áp lực ngoại biên, tự mình trở về chính thể, tự thăng hoa theo cách giải trừ nghiệp thức. Phi Thần giáo và vô Thần giáo khác với loại vô Thần luận biến con người là một đơn vị nhất định cho một tổng thể xã hội. Đây cũng là một dạng tha hóa, một biến tướng vong thể, trở thành một nô lệ ở một dạng khác với loại nô lệ đa Thần hay Nhất Thần giáo - con người bị đánh mất chính mình, tự chủ đã không còn.

ƯU THẾ CỦA TÔN GIÁO 

Dù rằng Đa Thần hay Nhất Thần giáo, vẫn có một quy luật về đạo đức nhân thân tương quan với đạo đức cộng đồng. Lòng tham đã đưa đến tích lũy và lấn lướt cộng đồng, đó là một bất công của kẻ mạnh hiếp yếu, Chúa Giêsu phán dạy các môn đệ rằng:
"Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng, của cải dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, và kẻ trộm khoét vách lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, và kẻ trộm không khoét vách lấy đi. Vì kho tàng của anh ở đâu, thì lòng anh ở đó.

Đức Phật từng bảo - Tham - Sân - Si là cội gốc vô minh, sanh tử. Bố thí- trì giới-nhẫn nhục-tinh tấn-thiền định và trí tuệ là nền tảng lục độ tiến đến giải thoát. Ngay trong giao tiếp ứng xử, tứ nhiếp pháp: Bố thí-ái ngữ- lợi hành-đồng sự đã là điều kiện căn bản xây dựng tính giao hảo cộng đồng.

Một tổ chức cho dù là tôn giáo hữu Thần, chặt chẽ đến đâu, cũng không thoát khỏi nhị nguyên biên kiến, va vấp luật đối đãi, thì tiêu chuẩn đạo đức từ đó cũng chỉ là tương đối và hạn chế. Ví dụ: quan niệm đạo đức về phá thai, luật Giáo hội La Mã không cho sử dụng bất cứ phương tiện nào để ngừa thai, hoặc phá thai, vì một sinh linh nhập thai đều do ý muốn của Chúa, do chúa mượn tinh cha huyết mẹ để thụ tạo cho một cuộc sống. Chúa là đấng sáng tạo, nhân sinh là vật thụ tạo thì con người không có quyền ngăn cản, hủy hoại, không đoạt quyền sáng tạo của Thượng đế.

Trong khi đó, các tín ngưỡng vô Thần quan niệm do dục vọng, ái nhiễm mà tái sanh. Trong 12 nhân duyên của Phật giáo, có Ái, mới có Thủcó thủ mới có hữucó hữu 
mới có sanh lão tử. Để đoạn trừ vòng luẩn quẩn sanh tử khổ đau, phải diệt ái, muốn diệt ái phải đoạn thọ, muốn diệt thọ phải đoạn xúc, muốn diệt xúc phảiđoạn lục nhập, muốn diệt lục nhập phải đoạn danh sắc, muốn diệt danh sắc phải đoạn thức, muốn diệt thức phải đoạn hành, muốn diệt hành phải đoạn vô minh.

Việc hình thành và phát triển theo luật nhân quả, không tùy thuộc vào lực lượng siêu nhiên, không tác động bởi lực lượng siêu hình.

Theo kinh Quá khứ hiện tại nhân quả, Phật dạy:

«Lúc bấy giờ là canh ba, Bồ-tát Thích-ca Mâu-ni quán sát tất cả căn tánh chúng sanh, do nhân duyên gì mà có lão, tử? Bồ-tát biết lão tử do sinh mà có. Nếu dứt bỏ sự sanh thì không có lão tử. Hơn nữa sự sanh này không phải do trời sinh, không phải tự mình sinh, cũng không phải không duyên cớ gì mà sinh. Tất cả mọi sự mọi vật đều do nhân duyên sinh. Vì có nghiệp của ba cõi, nên các nghiệp trong ba cõi từ đâu sinh ra? Biết rằng nghiệp của ba cõi từ thủ sinh ra, ái từ thọ sinh ra, thọ từ xúc sinh ra, xúc từ lục nhập sinh ra, lục nhập từ danh sắc sinh ra, danh sắc từ thức sinh ra, thức từ hành sinh ra, hành từ vô minh sinh ra.

«Nếu vô minh diệt thì hành diệt, v.v... cho đến lão tử diệt.

«Quán sát thuận nghịch mười hai chi nhân duyên như thế, canh ba vừa dứt Ngài đã phá được màn vô minh khi sao mai vừa mới mọc. Như Lai chứng đặng trí tuệ sáng suốt, đoạn tất cả mọi chướng ngại thành Nhất thiết chủng trí.»

Đây là thế giới quan của nhà Phật, thế giới quan được xây dựng trên Thập nhị nhân duyên và Tứ đế. không có một nhân nào cố định thì cũng không có một đấng sáng tạo hữu hình nào tác động, không có một chủ thể thì cũng không có một tha thể. Nếu tưởng thức do vô minh sanh khởi gọi là chủ thể sáng tạo thì chủ thể đó vẫn chỉ là mộng tưởng điên đảo.

Chính những mắc mứu như cuộn chỉ rối mà chúng sanh lẩn quẩn mãi trong lục đạo, lẩn quẩn mãi hành động và ý nghĩ mâu thuẫn lẫn nhau, bị lúng túng trong phạm trù phải quấy, đúng sai của nhị nguyên, để rồi bên nầy đúng thì bên kia sai. Vượt lên trên sự lúng túng mà nhân loại đang đối mặt với nạn nhân mãn, y học chấp nhận phá và ngừa thai như một giải pháp hữu hiệu, nhưng đạo đức Thần học xem đó là vi phạm và tước quyền sáng tạo của Thượng đế. Riêng, với cái nhìn nhân duyên sanh của 12 chi phần, phá thai là một hành động ác, cướp mạng sống đã hình thành, để ngừa hình thành mầm sống ngoài ý muốn thì mọi phương tiện ngăn ngừa khi chưa hình thành đều khả dĩ chấp thuận, có nghĩa cắt đứt mọi duyên sanh thì nhân không thể tồn tại phát triển, đó là hành động thuận với đạo đức, luận lý và khoa học.

Tình thương tuyệt đối của một tôn giáo dĩ nhiên không có điều kiện và không hạn chế trong một đối tượng. Mọi việc bị ràng buộc trong một phạm vi đều đưa đến tương phản, mâu thuẫn và lúng túng, chính vì vậy, Đức Đạt Lai Lạt Ma từng dạy: Tôn giáo của tôi rất đơn giản. Tôn giáo của tôi là sự tử tế (My religion is very simple. My religion is kindness).

Chúng ta có thể sống thiếu tôn giáo và thiền định, nhưng chúng ta không thể tồn tại nếu không có tình người (We can live without religion and meditation, but we cannot survive without human affection).

Đã đến lúc cần giáo dục quần chúng ngừng lại các tranh cãi dưới danh nghĩa tôn giáo, văn hóa, quốc gia và các hệ thống chính trị và kinh tế khác nhau. Đấu tranh như thế là vô dụng và tự tử (The time has come to educate people, to cease all quarrels in the name of religion, culture, countries, different political or economic systems. Fighting is useless. Suicide)

“Đây là tôn giáo đơn giản của tôi. Không cần gì tới chùa chiền; không cần gì tới triết lý phức tạp. Trí óc của chúng ta đây, quả tim của chúng ta đây, chính là ngôi chùa, ngôi đền của chúng ta; triết lý chính là lòng từ bi.”

Dưới cái nhìn và lòng từ bi quảng đại như thế, Đức Đạt Lai Lạt Ma không đặt nặng vấn đề tôn giáo mà luôn cổ súy tình thương đồng loại vô điều kiện. Nhận định và sự hiểu biệt bị giam hãm trong giáo điều của tôn giáo đã tạo sự cách biệt với xã hội, đưa đến nhận thức, hành động  nghịch lý với cuộc  sống mà mình cứ nghĩ tôn giáo của mình là chân lý.

Trước bao vấn nạn hiện nay của nhân loại đang đi vào bế tắt, người ta tìm đến tôn giáo để giải quyết, nhưng là một tôn giáo bị ràng buộc về một đức tin hữu hình trong một tổ chức được mệnh danh là giáo hội, hay một đối tượng Thần quyền đều không tránh khỏi bế tắt và nghịch lý. Trước vấn nạn như thế, hãy vượt qua mọi tôn giáo khi đã vượt qua những học thuyết luận lý, để đắm mình trong một tình thương vô điều kiện thì mọi sự sẽ sáng tỏ và con đường khai phóng sẽ được mở.

Ngày nay có quá nhiều tôn giáo, chính vì thế có sự cạnh tranh phát triển, chiêu dụ đưa đến bạo lực. Không những ngày nay mà trong quá khứ đã từng xẩy ra chiến tranh tôn giáo cũng do chấp thủ mà ra. Đáng ra, với trình độ dân trí ngày nay, con người đối xử với nhau cần tế nhị, hiểu biết và tôn trọng nhau, nhưng tiếc thay, vì nhân danh tôn giáo, con người có tín ngưỡng đã sát hại nhau không thương tiếc.

Nếu tôn giáo luôn gây sự bất an như thế, thà không có tôn giáo thì hơn, hãy đặt lại vấn đề:



MINH MẪN
28/3/2016

NHỮNG CÂU NÓI GIÚP BẠN TỈNH NGỘ


tinh ngo 1

tinh ngo 2

tinh ngo 3

tinh ngo 4

tinh ngo 5

tinh ngo 6

tinh ngo 7

tinh ngo 8

tinh ngo 9

tinh ngo 10

tinh ngo 11

tinh ngo 12.1

tinh ngo 13.1


tinh ngo 14

tinh ngo 15

THẦY THUỐC NHÂN DÂN

Hai chữ "NHÂN DÂN" đã xuất hiện sau 1975 tại Miền Nam Việt Nam, ghép chung với một chủ từ như: - nghệ sĩ nhân dân, thầy giáo nhân dân, quân đội nhân dân... ngoại trừ "ngân hàng nhà nước".

Cuối mùa Đông năm 2015, tức năm Đinh Mùi, căn nhà tole vách lá nằm lọt thỏm trong vườn cây xanh um, địa chỉ 4/1/8 Nguyễn Ảnh Thủ, khu phố 4, nơi thầy thuốc Lê văn Lợi mở làm thuốc từ thiện tại quận 12, TP Hồ chí Minh. Như mọi ngày, bệnh nhân lui tới được thầy chăm sóc tận tình, dĩ nhiên là dân nghèo; được tin Hội Hồng thập Tự Trung ương kết hợp với Bộ y tế trao bằng khen và chiếc cúp "đôi tay vàng nâng trái tim" cho thầy thuốc mà bao năm qua, ngoài nhà thuốc từ thiện tại nhà, thầy còn tham gia các phòng thuốc từ thiện ở các chùa, các điểm trong huyện Hốc Môn và quận 12 để giúp cho bà con bệnh hoạn không tiền chữa trị theo Tây y.

- Thầy đóng góp thế nào mà được phong tặng "thầy thuốc nhân dân"?

- Tôi cũng chả hiểu, vẫn giúp bà con nghèo như bao thầy thuốc khác, không quan tâm đã chữa như thế nào và phục vụ cho ai - thầy Lợi thật thà đáp.

- Vậy thầy phải có một ca chữa trị đặc biệt nào đó mới được phong tặng "thầy thuốc nhân dân"?

- Tôi không nhớ hết số bệnh nhân đến hàng ngày, chỉ biết bệnh mà chữa trị, không để ý nhân thân, địa vị của họ, hay những ca nào đặc biệt. Khi hết bệnh, họ cũng không đến lui, không báo cho mình biết. Mình chỉ làm với tâm vô tư, vô vị lợi thôi. - thầy đáp.


Truy tặng hai chữ "NHÂN DÂN" đứng sau một nghiệp vụ, chắc hẳn sẽ không y cứ vào tuổi nghề, thời gian phục vụ mà do người dân ca tụng hoặc kết quả rõ ràng cho sự nghiệp cống hiến. Có lẽ tùy chuyên môn mà được đánh giá. Trong ngành Đông y, hầu như ít ai được phong tặng như thế. Thầy Lợi vào nghề  so với bậc thầy đàn anh, thời gian hành nghề và phục vụ không là bao. Với chứng nhận tốt nghiệp vào năm 2000 hành nghề của Bộ y tế cấp thì 2014, chứng tỏ thời gian phục vụ và khả năng, hiệu quả nghiệp vụ đã được Bộ Y tế và Hồng Thập tự đánh giá cao.

Miền Nam Việt Nam, vấn đề từ thiện là việc thường xuyên, tự nguyện của người dân có điều kiện hoặc các chùa có mặt bằng rộng rãi. Cơm chay miễn phí hoặc giá bình dân, bếp ăn Từ thiện các bệnh viện cho bệnh nhân và thân nhân nghèo, phòng chữa trị từ thiện có tiếng như chùa Kỳ Quang quận Gò Vấp, chùa Từ Quang Hốc Môn... đều do những tập thể chung tay. Riêng thầy Lợi, một thầy thuốc không dư dả so với nếp sống tại Thành phố hiện nay; con cái có cuộc sống riêng với mức lương công nhân lao động phổ thông, vợ làm lao công vệ sinh ở quận. Mái hiên lợp tole khá nóng vào mỗi trưa, một bàn làm việc và một giường nằm, đó là chỗ cho các bệnh nhân đến cần giúp đỡ. Gia đình trường trai, đời sanh mẫu mực của người con Phật.
Từ lúc nhận được bằng khen, mãi đến vài tháng sau, ngày 27/3/2016 tức nhằm ngày vía đức Quán thế Âm, thầy mới đủ điều kiện làm cơm thết đãi enh em đồng đạo đến chia vui cùng gia đình. Đây không những là niềm vui cho riêng mình mà còn là tin vui cho những người con Phật tận tâm phục vụ chúng sanh. Còn rất nhiều những cá nhân đứng ra làm từ thiện mà không hề kêu gọi ai hỗ trợ. Như anh Hùng một Phật tử  đồng đạo ở Tân Phú, vợ chồng bán cơm chay, mở "lớp học tình thương tại nhà" cho con em lao động không đủ điều kiện đến trường, được một số sinh viên đến giúp miễn phí, thế  mà duy trì gần cả chục năm, được bà con đánh giá khá tốt. Còn rất nhiều những tấm lòng Bồ Tát phục vụ chúng sanh. Điều muốn nói là những anh em phát tâm làm từ thiện đều tự nguyện cá nhân, không một tổ chức nào hỗ trợ, trong khi cuộc sống tạm đủ.

Đây là những đóng góp thực tế cho xã hội mà người dân nghèo đang cần. Hy vọng đất nước luôn có những mẫu người như thế; việc vinh danh chỉ là sự khích lệ để tâm phụng sự "chúng sanh là cúng dường chư Phật" được phát triển sâu rộng hơn.

Buổi cơm thân mật của đồng đạo Phật tử, có cả nhà sư lương y Võ Thành Hưng, người thầy của  Lương Y Lê văn Lợi, tuy ở rất xa mà cũng về tham dự chia vui với gia đình. Tất cả  đều trường trai, thâm tín Tam Bảo và quan tâm phục vụ chúng sanh.
MINH MẪN
28/3/2016


 chia vui

thầy thuốc nhân dân Lê văn Lợi
 mâm cơm đồng đạo


thầy Võ Thành Hưng, sư phụ của lương y Lê văn Lợi

đồng đạo

7 bài học sâu sắc giúp bạn có một cuộc sống ít buồn phiền

 

Để trở thành một người có một cuộc sống không phiền muộn, tôi nghĩ bạn cần phải biết 7 bài học sâu sắc từ người xưa.
 
Trong một lần đọc một cuốn sách cũ, tôi đã học được bài học sâu sắc này. Tôi cảm thấy nó là cách rất tốt để mọi người có thể sống một cuộc đời ít phiền muộn. Chính vì vậy, hôm nay, tôi muốn chia sẻ điều mà tôi đã học được với mọi người.
 
1. Sự thanh tịnh nằm ở trong tâm
Cả đời làm việc, đến cuối cùng chỉ muốn bản thân được an nhàn để hưởng thụ cuộc sống. Bạn luôn muốn tìm kiếm sự thanh tịnh ở bên ngoài trong khi bạn không phát hiện rằng nó là cái mà ai cũng có thể đạt được mà chỉ cần lấy ra từ trong tâm. Nếu tâm của bạn bớt sân si, bớt ganh đua thì tự khắc bản thân sẽ thấy thật thanh thản và thấy đời bỗng nhẹ nhàng làm sao.
 
2. Tức giận chỉ là một cục than hồng có thể làm đau người khác, nhưng người bị bỏng đầu tiên chính là bản thân bạn
Sẽ có lúc bạn cáu gắt với mọi người nhưng bạn đâu ngờ điều đó lại làm hại chính bản thân mình. Đừng bao giờ nói bất kì câu gì khi bạn tức giận. Người ta thường nói : “Giận quá mất khôn”. Tôi nghĩ điều đó rất đúng, bởi tôi đã từng đánh mất một người bạn của mình chỉ vì nói ra những lời nặng nề kinh khủng khi bạn đó không làm tôi vừa ý. Lúc đó, tôi làm tổn thương người ấy để bây giờ tôi đánh mất một người bạn thân.
 
3. Suy nghĩ sẽ định hình con người bạn
Chúng ta nghĩ thế nào thì con người chúng ta như thế ấy. Bạn nghĩ bạn vô dụng, chắc chắn bạn sẽ không bao giờ làm nên trò trống gì vì bạn chẳng thèm hành động. Bạn nghĩ bạn thông minh, dĩ nhiên bạn sẽ thông mình vì tự bản thân sẽ biết cách tạo nên điều đó.Chỉ cần suy nghĩ tích cực thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi! Do đó, cuộc sống cũng sẽ ít buồn phiền, vì lúc nào bạn cũng cố biến mọi thứ bạn gặp phải trong cuộc sống thành niềm vui riêng cho mình.
 
4. Biết người là thông minh, biết mình là sự giác ngộ
Chiến thắng bản thân còn hơn là chiến thắng cả ngàn trận đánh. Đó là một bài học sâu sắc mà ai cũng cần biết. Tự chinh phục chính mình chính là ải lớn nhất mà con người phải trải qua. Do đó, chúng ta phải tập thiền định để hiểu về chính bản thân mình. Biết được bản thân thích gì, làm gì để thỏa mãn nó chính là cách để bạn sống vui hơn mỗi ngày. Đừng tưởng đây là điều dễ thực hiện vì có người đã mất cả đời chỉ để làm điều này thôi đấy! Chính tôi cũng là người sẽ phải rèn luyện nhiều trong thời gian tới.
 
5. Thay thế đố kị bằng ngưỡng mộCòn đố kị thì tâm bạn sẽ còn buồn phiền. Thay vào đó, chúng ta nên đón nhận sự thành công của người khác bằng sự ngưỡng mộ. Tâm bình thản rồi lấy cái tốt của người khác để làm gương sẽ khiến bạn dễ dàng phấn đấu mà không có sự căm phẫn. Đố kị chỉ làm lòng người thêm nhơ bẩn, thậm chí vì đố kị con người có thể biến chất, trở thành người chuyên làm những hành động xấu xa mà đôi khi chính bản thân mình cũng không ngờ tới.
 
6. Nhân từ với tất thảy mọi người
Luôn luôn nhẹ nhàng với trẻ con, yêu thương người già, đồng cảm với người cùng khổ, nhân từ với kẻ yếu thế và người lầm lỗi. Một lúc nào đó trong đời, bạn sẽ rơi vào những hoàn cảnh đó. Động lòng trắc ẩn với mọi người, kẻ giàu cũng như người nghèo; ai cũng có nỗi khổ. Có người chịu khổ nhiều, có người chịu khổ ít.
Nhân từ để yêu thương và đồng cảm với họ. Vì mỗi người có một nỗi khổ riêng chỉ có họ mới thấu. Bởi vì bạn luôn nhìn người bằng con mắt nhân từ nên đời bạn sẽ luôn đẹp. Mọi thứ đều hoàn hảo. Tâm can được thanh lọc bởi những hành động mà bạn dành cho người khác.
 
7. Tùy duyên
Bài học sâu sắc cuối cùng mà tôi đã học được chính là để mọi thứ tùy duyên. Như nhà sư đã nói, cái gì của mình thì nó sẽ thuộc về mình, còn cái gì không phải thì nó mãi mãi sẽ không thuộc về mình. Vì vậy, nếu muốn nắm bắt gì đó, đặc biệt là tình yêu thì hãy để tùy duyên.

Bạn có thể cố gắng theo đuổi nhưng có lúc bạn cũng phải biết buông bỏ nếu mọi chuyện đã quá giới hạn và không còn khả năng cố gắng. Cứ nắm giữ chỉ làm bạn đau khổ rồi vấn vương muộn phiền sẽ là điều không thể né tránh. Tâm sẽ nhẹ nhàng nếu bạn để mọi thứ tùy duyên. Đó là cách để bạn có thể chấp nhận cuộc sống dễ dàng hơn.
 
Nhớ là hãy sống cho bản thân mình thật nhiều. Tôi đã làm được 5/7 điều rồi và thấy đời mình nó cũng thanh thản đi bớt phần nào. Đặc biệt, tôi thích nhất là điều cuối cùng. Tôi cũng mong rằng những điều này sẽ giúp ích cho bản thân mỗi bạn .