Chủ Nhật, 27 tháng 12, 2009

HỘI NGHỊ NI GIỚI VÀ NỮ CƯ SĨ PHẬT GIÁO


Chiều ngày 27/12/09, tại chùa Phổ Quang, quận Tân Bình, nhộn nhịp chuẩn bị ra mắt Hội Nghị nữ giới Phật giáo Thế giới lấn thứ 11, được Phân ban đặc trách ni giới Việt Nam đăng cai tổ chức.

Khuôn viên chùa Phổ Quang còn bề bộn vôi hồ vữa trong công trình xây dựng một góc sân, phần còn lại vẫn tiến hành theo chương trình hoạch định mà 12 tháng qua đã chấp nhận cho Ni sư Tsomo, chủ tịch hội Phụ nữ Phật giáo Thế giới (Sakyadhita), được phép luân phiên tổ chức hai năm một lần trong những quốc gia có Phật giáo.

Đại hội Nữ giới Phật giáo Thế giới lần đầu tiên ra mắt tại Bodhgaya, Ấn độ, năm 1986, do Ni sư Tsomo, Tiến sĩ Triết kiêm phó giáo sư phân khoa tôn giáo học và Thần học của đại học San Diego, làm chủ tịch, mục đích xiển dương gương sáng đạo hạnh và tài năng của những người nữ tại gia cũng như xuất gia, được gọi là những người con gái lỗi lạc của Đức Phật; Để từ đó, những người con Phật thuộc giới nữ lưu gắn bó, liên kết đến sự phát triển xã hội.

Kiều Đàm Di Mẫu, một tấm gương của Ni giới trong Phật giáo, thể hiện trọn vẹn Tài Đức và Hạnh, vượt qua nhiều chướng ngại của cổ tục xã hội giai cấp kỳ thị mà Ấn Độ trãi qua hàng ngàn năm, để trở thành một nữ tu đầu tiên chứng tỏ khả năng chuyển hóa tự thân và trí tuệ bình đẳng không bị hạn chế bởi giới tính. Làm rạng danh Ni giới song song với các bậc Thánh Tăng đương thời, từ đó, giành cho Phật giáo một vị thế có một không hai trong xã hội Ấn độ. Dĩ nhiên, sau Kiều Đàm Di Mẫu, vẫn còn những thế hệ kế thừa mà kinh tạng Nikaya lẫn Bắc truyền thường nhắc đến.

Trong những quốc gia Phật giáo mà Ni giới được một vị trí tương xứng, hẳn phải có một sự truyền thừa chính thống để từ đó, hạt giống ưu việt có môi trường sanh sôi nẩy nở. Nhất là các quốc gia Phật giáo Bắc Truyền, ni giới không là chiếc bóng của chư Tăng, mà họ là con đường song hành chứng tỏ ánh sáng mặt trăng có một giá trị chuyên biệt như ánh sáng mặt trời. Tại H àn Quốc, Ni giới từng đóng vai trò truyền bá Phật pháp trong giai đoạn khởi nguyên. Sunim Sa Morye là Tỳ kheo ni đầu tiên hổ trợ cho HT Ado truyền bá Phật Pháp vào kinh đo Silla. Hoàng hậu vua Jingheung cũng xuất gia làm tỳ kheo ni hiệu Bopun, bà độ cho nhiều phu nhân cùng theo xuất gia tu tập.Cũng có Tỳ kheo ni là lương y từng chữa bệnh cho quốc sư trong triều đại Sin Mun. Năm thứ 12, triều vua Jinheung đã ban sắc cho Tỳ kheo ni Ani làm ni trưởng Ni bộ. Trong các thời đại Tam kinh, Goryeo, joseon , ni giới đã đóng góp cho xã hội đương đại không những về hạnh đức, kiến thức mà còn y học và từ thiện. Ngày nay, ni giới Hàn quốc đã hòa nhập xã hội qua con đường giáo dục, từ thiện, hoằng pháp. Ni giới có một thành tích lớn truyền bá và phát triển Phật giáo vào Hàn Quốc cũng như truyền sang Nhật Bản. Trình độ ni chúng Hàn quốc hiện nay đại học hoặc trên đại học, tham gia vào các chương trình giảng dạy Phật pháp và thế học. Ni giới cũng quản lý 30 trung tâm thiền học hiện nay tại Hàn quốc. Ni bộ Hàn quốc được biết đến ba ni sư danh tiếng, đạo cao đức trọng như sư bà Guemryong,Hyeoak và Sueak. Năm 2003, ni viện Beob Ryong Sa được thành lập giúp ni giới có điều kiện tham cứu Phật pháp áp dụng vào xã hội bằng tinh thần từ bi.

Tại Hoa kỳ, một sự lý thú, cô Joyce Adele Pettingill, một gia đình Tin Lành ngoan đạo, nhân dịp ghi danh phân khoa Phật học, cô được HT Thiên Ân, viện trưởng viện Đại Học Đông Phương khai thị thâm hiểu Phật pháp, sau đó cô đã hợp tác cùng HT sáng lập Thiền viện quốc tế và trở thành nữ viện trưởng sau khi HT viên tịch. Cô xuất gia năm 1976, pháp danh là Ni sư Karuna; được HT Thiên Ân đặt cho pháp tự là Thích nữ Ân Từ. Ni sư cũng từng tham dự Hội nghị Ni giới quốc tế tại Kulalampur.Malaysia, và cùng được mời làm hội trưởng với Ni sư Tsomo cùng thời điểm 1986 tại Bodhgaya, cô đóng góp không nhỏ trong việc phổ biến giáo lý trong xã hội Mỹ.

Tại Việt Nam, từ thế kỷ đầu du nhập, Phật giáo cũng xuất hiện những bậc anh lưu kiệt xuất, cho đến Hai bà Trưng từng là Phật tử, nhiều nữ tu và nữ tín đồ từng tham gia chống giặc ngoại xâm. Trong lúc ổn định xã hội, ,Việt Nam từng có một Sư bà Diệu Không, sư bà Như Chí, Sư bà Như Thanh..ni sư Huỳnh liên một thời vang danh trong ni giới. Nữ tu gần đây nhất, thuộc giòng dỏi trâm anh thế phiệt, có một trình độ phật pháp uyên thâm và kiến thức thế học ưu lãm, đóng góp cho kho tàng văn học VN qua nhiều dịch phẩm, đó là Ni sư Trí Hải. Sau 1990, phong trào du học đã đào tạo rất nhiều ni cô có bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ cả hai hệ phái Bắc tông và Khất sĩ tạo một sắc thái mới cho ni giới Việt Nam. Nhất là phía Nam, ni giới chứng tỏ khả năng qua đại lễ Vesak, và bây giờ là Hội nghị ni giới, do chư ni đứng ra tổ chức, điều hành.

Cái thao lược về trí tuệ như một Trí Hải, cái dung nạp về trí thức như các ni trẻ đã và đang bảo vệ tiền sĩ, đều nói lên khả năng của nữ lưu tương phùng với nam giới mà không vì giới tính bị hạn chế.
Ngày xưa, qua Trưởng lão Ni kệ cho ta thấy một Mahàpajàpàti Gotami đã dùng nội chứng để chuyển hóa các học nữ xuất gia, các bậc xuất sĩ ni giới từng tuyên xưng những kệ tán của tâm chứng, thì ngày nay, thay vì hướng nội chuyển hóa nhân cách, các nữ lưu lỗi lạc của đức Thế Tôn góp tay đem lại an lành cho xã hội mà một số sư cô, hoặc là bác sĩ, hoặc là điều dưỡng, thâm thậm chí là bảo mẫu trong các viện mồ côi giúp cho người dân an lòng trước bệnh tật đói nghèo.

Tuy gần 30 năm, Ni chúng không có một vị trí chính thức trong cơ cấu hành chánh giáo hội, nhưng truyền thống sinh hoạt bình đẳng ni giới của các quốc gia Bắc truyền, giúp chư ni có một quyền hạn nhất định trong phạm vi chuyên biệt, làm giềng mối tồn tại và phát triển mà chỉ có các ni chúng Bắc truyền mới nuôi dưỡng được sinh lực đó. Tuy Bát kỉnh pháp có là tấm bình phong xác định vị trí lưỡng cực, nhưng không là rào cản tiến bộ tâm linh và trí thức; Ngược lại một số nữ tu của Nam truyền, tự an phận với vị thế cách biệt, đã không làm nổi bậc được khả năng tiềm ẩn của một người con gái Phật trong các thời đại.
Chính vì thế, Hội nghị nữ giới Phật giáo Thế giới không chỉ nêu lên tấm gương sáng của quần lưu, khả năng sẵn có của thân nữ, còn muốn gắn kết tất cả những người con gái đức Phật có một ý thức tự tồn, đoàn kết và tiến hóa để giúp cho xã hội nhiều hoàn thiện hơn cả lĩnh vực xã hội lẫn văn học và đạo đức.

Phân Ban Đặc trách Ni giới Việt Nam, tuy vừa hình thành chưa tới nửa năm, do nhu cầu Hội nghị quốc tế, cũng đã chứng tỏ khả năng tiềm ẩn từ lâu chưa có dịp phát tiết. Qua chuẩn bị Hội nghị,, các khâu triển lãm, họp báo và điều hành, phải xác nhận các ni trẻ tạo được niềm tin cho một ni giới Việt Nam trong tương lai. Giá mà, Ni giới được sớm xác lập là một trong những thành phần cốt lỏi trong ngôi nhà PGVN để phát triển từ khi thành lập Giáo Hội, san sẻ bớt gánh nặng cho chư tôn đức Tăng đang kiêm nhiệm quá nhiều Phật sự, thì guồng máy Giáo Hội sẽ sinh hoạt nhẹ nhàng hơn, khởi sắc hơn. Gần 30 năm mà Hiến chương PGVN vẫn chưa có một điều khoản xứng đáng để ni giới là một cơ phận quan yếu trong Phật giáo ngày nay. Qua Hội Nghị Nữ Giới Phật Giáo thế Giới lần thứ 11 nầy, liệu PGVN rút ra được một quan tâm về vai trò nữ giới nói chung và ni giới nói riêng trong cơ chế PGVN, khả dĩ đóng góp cho xã hội cũng như Giáo hội một sắc thái hòa hợp mà Phật giáo từng đồng hành cùng dân tộc???

MINH MẪN
27/12/09

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2009

ĐẤT NƯỚC CUỐI NĂM


Hơn một tháng nữa, chúng ta đón Xuân dân tộc, hai tuần nữa, đất nước đón tết Dương lịch. Mọi sinh hoạt trong xã hội chạy đua nước rút, vừa kiếm thành quả cho những trang báo cáo, vừa tạo nguồn vật chất tối thiểu cho mọi gia đình ăn trong ba ngày tết.
*
Năm nay, sinh hoạt xã hội có khác hơn những năm trước, vật giá leo thang bất ngờ, kinh tế tài chánh khủng hoảng theo cường triều chung trên thế giới. Ngoại tệ và quý kim giao động từng ngày; một số công ty xí nghiệp khựng lại; các nhà đầu tư nước ngoài tạm hoãn. Báo động khẩn cấp là thay đổi khí hậu toàn cầu, VN được cảnh báo vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long bị nước ngập mặn đe dọa đến lúa gạo. Nhất là đồng bằng miền Tây Nam bộ được dự báo sẽ mất hơn phân nửa trong nước biển dâng cao. Ngành giáo dục cũng đang báo động, trẻ thất học, bỏ trường khá nhiều, lễ giáo học đường xuống cấp đến mức đe dọa; Một số trường cai nghiện, cải tạo không đủ lương thực chu cấp, cho xuất trại sớm những phạm nhân xã hội như ở Lê Minh Xuân, chính quyền phải thông báo cho các khu nhà trọ và người dân cảnh giác về của cải tài sản cá nhân…Thiên tai bão lũ tàn phá miền Trung và xóa sạch hai ngôi làng ở Tây nguyên, phá hỏng trôi sập cầu đường, cuốn đi tài sản, sinh mạng người dân;
*
Thiên tai là hậu quả tất yếu của biến đổi khí hậu toàn cầu, các quốc gia đang lớn tiếng về vấn nạn nầy, nhưng chưa quốc gia nào áp dụng giải pháp triệt để để cứu vãn. Riêng Đan Mạch, sẽ tuyển chọn một trong những băng video góp phần giải quyết môi sinh và biến đổi khí hậu tại Copenhagen trong tháng nầy.
*
Đối đầu với bao khó khăn của đất nước, người dân xem như chuyện thường ngày, họ vẫn sống, vẫn vui vẻ theo dõi Seagame, tham dự các Festival, vẫn đua đòi mua sắm; phố phường khoe sắc đèn màu; xe cộ đua nhau lấn đường; trẻ choi choi tóc màu áo kiểu; Các bác phu xe nằm bật ngữa xem báo chờ khách. Quán ăn quán nhậu vẫn không vắng người ngày đêm.
*
Các tôn giáo cũng tìm cách tồn tại và phát triển. Một số giáo phái đã được công nhận cho phép sinh hoạt; Riêng Công giáo và đạo Phật, cơ sở vật chất phát triển rõ nét; Trong khi các chùa kiến trúc lai tạp tân cổ thì nhà thờ tôn vinh nét kiến trúc Đông phương, có nơi cứ ngỡ là nhà chùa với mái cong ngói đỏ. Từ miền Trung du vào đến Tây nguyên Nam bộ, mức độ phát triển của Tin Lành, các chi Hội chánh thức và các Hội không chính thức, sinh hoạt rất năng động, lượng số tín đồ như nấm mọc sau cơn mưa. Công giáo tuy có chậm hơn Tin Lành, nhưng phẩm chất sâu đậm vững chắc hơn. Trong năm 2009, Công giáo rửa tội trên 10.000 đồng bào sắc tộc Tây nguyên, thì Tin Lành đã có trên 20.000 người theo đạo các vùng sâu vùng xa. Trong lúc đó, Phật giáo Kontum tổ chức quy y cho 4.000 người sắc tộc, thực tế độ 500 người, mà số đó, đức tin của họ tồn tại tùy thuộc vào sự giúp đỡ vật chất theo thời gian; Nhà nguyện, nhà thờ có mặt rất đều tại buôn làng thì đến nay, Tây nguyên hầu như chưa có ngôi chùa hay Niệm Phật đường nào có mặt để đồng bào khỏi vượt hàng chục km ra phố dự lễ. Tổ Đình Vĩnh Nghiêm dự trù tài trợ cho mỗi Niệm Phật đường 500 triệu, nhưng đến nay, BTS Kontum vẫn chưa có người thực hiện công tác đó. Đaknong là vùng vừa thành lập, 10 buôn sóc thì hết 8 buôn thuộc Tin Lành và công giáo chăm sóc tinh thần cho họ. BTS ít người, các tu sĩ chưa đủ kinh nghiệm hoằng hóa. Riêng Đaklak có vài buôn là Phật giáo sinh hoạt tương đối nề nếp đều đặn nhưng sự hiểu biết giáo lý, am tường giá trị tâm linh và tín ngưỡng còn hời hợt.

Ngay cả miền Tây Nam bộ, các vùng người Khmer cũng được các mục sư đến chuyển hóa cải đạo cạnh chùa Miên; Các ông Lục đứng nhìn những con cháu tín đồ của mình ra đi một cách dứt khoát, họ trả lời khi các sư hỏi tại sao bỏ đạo Phật, họ đáp: Chúng tôi nghèo quá, Phật giáo không giúp được gì cho chúng tôi. Mà chúng tôi còn có bổn phận cúng dường nuôi lại các sư năm nầy qua tháng nọ…( đó là tinh thần cúng dường Tam Bảo của xa xưa, ngày nay, Hội Từ Tế và Phật giáo Viên ở Đài Loan thực hiện phương châm: Tam Bảo cúng dường, trước lo cuộc sống cho tín đồ sau đó mới nói đến việc dạy đạo cho họ)
*
Ban Hoằng pháp trên 20 năm vẫn không thể hiện đúng chức năng sáng tạo và chủ động, thuyết giảng những nơi có sẵn tín đồ mà không vào những nơi chưa phải là tín đồ có sẵn. Đáng ra Ban Hoằng Pháp phải có chỉ tiêu của mỗi quý để đo lường khả năng và thành quả của chức nghiệp. Ban Hoằng pháp từ lâu thuộc loại câu cá không mồi. Phật giáo tự nhận đồng hành cùng dân tộc qua 2500 năm, nhưng mỗi năm dân tộc đã có vài chục ngàn người bỏ Phật giáo theo tôn giáo bạn. Trách nhiệm nầy do ai???Phần lớn quý thầy tự an phận và ru ngũ chính mình giữa nhóm Phật tử sủng ái, mà không chịu nhìn cái tổng thể. Chẳng những thế, một chức sắc Trung ương, từng là Trưởng Ban Hoằng pháp, thuyết giảng lệch lạc, xuyên tạc lịch sử Phật giáo Việt Nam, phủ nhận công lao đấu tranh cho sự tồn tại của Đạo Phật để ngày nay các ngài được hưởng phú quý vinh hoa.

Các Ban ngành như Hoằng Pháp, Văn Hóa có tổ chức Hội thảo cũng chỉ nặng phần trình diễn hơn là thâu đạt kinh nghiệm để có kế hoạch hoạt động sâu rộng.

Tăng ni sinh viên Vạn Hạnh một nhóm độ 30 vị trẻ tự nguyện thành lập Hoằmg Pháp lưu động và linh động, với tinh thần trẻ, năng động của quý thầy, có đi sát với quần chúng, nhưng chưa được kinh qua bài bản và không có ngân khoản thường xuyên để làm việc, phần lớn họ đi vào lớp trẻ hoặc tổ chức các khóa tu mà quần chúng là tín đồ có sẵn. Xã hội ngày nay đang cần những lực lượng tu sĩ, cư sĩ giúp cho họ về kiến thức sống, vệ sinh môi trường, nông nghiệp, hạnh phúc hôn nhân, kinh tế gia đình, giáo dục tuổi trẻ…song hành với việc học đạo tu tập. Sinh viên vụ Vạn Hạnh cũng thành lập nhóm Tăng ni sinh truyền đạt và chăm sóc Hiv/Aid cho quần chúng, dĩ nhiên tu sĩ cũng khó mà nói đến vấn đề không chuyên như vậy, thay vì để cho cư sĩ. Mọi cố gắng của Phật giáo có tính đơn lẻ, thiếu nhất quán đồng bộ , không có sách lược rõ ràng.
*
Trong năm 2009, nổi bật của Phật giáo là các Đại trai đàn ở Quảng Trị, Côn đảo, Phú Quốc, Tây ninh sắp tới và Tây nguyên vào tháng ba sang năm, song hành với việc ủy lạo Thiên tai vừa qua. Phật giáo thường làm theo vụ mùa, tiếp tay khi sự cố đã có mặt, trong khi đó, Caritas Việt Nam đã ý thức được rằng, cần phải giúp dân ứng phó trước khi thiên tai xẩy đến, và kinh nghiệm đối phó thiên tai.họ đã tổ chức khóa học tập tại Thủ Đức cho 36 thành viên của 18 giáo xứ tham dự.
*
28/12/09, PGVN đăng cai tổ chức Đại Hội Ni giới quốc tế.
Kito giáo V.N cũng đã tổ chức năm Thánh tại Nha Trang có trên 10.000 người, mặc dù một số địa phương vẫn còn trở ngại về vấn đề giải quyết tài sản mà gọi là của Giáo Hội.
Công giáo cũng thể hiện được nhiều việc tích cực mà đáng ra Phật giáo cần phải làm, Tại Phú Thọ, đền Hùng, Công giáo đã tổ chức sinh hoạt văn hóa tưởng nhớ đến quốc tổ , chứng tỏ Kitô giáo đang đồng hành cùng dân tộc về phương diện văn hóa.
*
Phật giáo Hòa Hảo chuyên về Từ thiện, thành lập nhiều bếp cơm cung ứng hàng ngàn phần mỗi ngày cho các bệnh viện; tại TP HCM, chi hội từ thiện Bảo Hòa tại Đinh Tiên Hoàng Q.1 và Nhân Hòa tại Hốc Môn đã gắn bó với dân nghèo, bệnh nhân nghèo qua những công tác y tế, ma chay và y dược; làm cầu, đóng giếng, mổ mắt, trợ cấp học bổng…Đây là tôn giáo đi vào thực tế cuộc sống của người dân như Đức Phật Thầy Tây An đã từng thành lập Trại Ruộng giúp đồng bào an cư lạc nghiệp trong thời Pháp đô hộ.
*
Nhìn chung, các tôn giáo có mặt tại Việt Nam, vượt khó để phát triển, một sự phát triển của các tôn giáo về vật chất cũng như lượng số và đức tin có tăng rõ nét. Và góp phần vào an sinh xã hội. Tuy nhiên vẫn còn một số phương án giải quyết các tình trạng riêng lẻ, gặp những khó khăn trên một số mặt về bất động sản hay pháp lý như Bát Nhã Lâm Đồng, thậm chí vô lý và tai tiếng; khi đồng nạn, họ có khuynh hướng tìm đến nhau, như ngày 12/12/09, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong và L.M Nguyễn Thể Hiện dòng Chúa Cứu Thế, đến thăm chùa Phước Huệ và Tăng Thân Bát Nhã mà cách đây hơn tháng, họ cũng lên tiếng mời các tu sĩ trẻ nầy về tạm trú tại giáo phận của họ. Nói để thể hiện tấm lòng đồng cam cộng khổ hay để thể hiện tính liên kết, thực tế khó mà thực hiện khi cộng đồng Phật giáo còn đó, làm sao để con em mình cho người khác giúp đỡ lúc lâm nạn! Sự vụng về trong cung cách giải quyết đưa đến lắm đau khổ và tiếng tai không cần thiết trong lúc nầy.
*
Một thoáng nhìn về nội tình Tăng Thân Bát Nhã cứ như một cuộc phá thai bất đắc dĩ khi cuộc hôn nhân bán chính thức hình thành. Nếu cuộc hôn nhân lén lút thì lỗi của Bát Nhã và Làng Mai, nhưng đã có sự đồng tình vượt nguyên tắc pháp lý từ phía nhà nước, sự hình thành những đứa con như thế, buộc phải truy bức là chuyện lỗi không của riêng ai, đó là nghiệp vận của môt dân tộc. Một bào thai phá đi là một đau lòng của bà mẹ, một cộng đồng tu sĩ triệt hạ là nỗi đau chung của người có lương tâm. Tội phạm xã hội có quyền phát triển, tại sao tập thể chân tu không có quyền tồn tại? Nhà nước cần có phương hướng giải quyết tránh đau lòng dân tộc mà không tai tiếng với bên ngoài! Triệt hạ TS Nhất Hạnh không cần phải triệt hạ những đứa con tinh thần như thế, vì đó là hạt giống tốt của xã hội.
*
Về quan hệ đối ngoại, Việt Nam cũng có mặt trên nhiều lĩnh vực quốc tế. Gần đây nhất, ông chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã đến Vatican tiếp kiến Giáo Hoàng, thời gian 40 phút gấp đôi với dự trù mà hầu hết ít có đoàn nào được lâu như vậy. Tuy đôi bên còn e dè, nhưng thẳng thắn; Vatican cũng đã chấp nhận những gì Giáo Hội Công giáo từng gây đau thương cho dân tộc và bất an cho đất nước; Đây chỉ là giao tế đối ngoại để làm nền móng cho việc bang giao mà thời gian và tình thế sẽ quyết định, dĩ nhiên mong muốn bang giao vẫn là từ phía Vatican.

Tuy chuyến đi của các nhà lãnh đạo cao cấp Việt Nam qua một số nước không có gì khả quan nhưng cũng thắt chặt tình hữu nghị để xác định vị thế Việt Nam trên chính trường quốc tế. Một điều trong năm 2009, Việt Nam chưa giải quyết được sự an nguy cho những ngư dân sống bằng nghề đánh băt trến biển Đông thuộc hải phận của mình, và tiếng nói của bà phát ngôn viên bộ ngoại giao Phương Nga về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên hai quân đảo Hoàng- Trường sa cũng chỉ là tiếng chim lãnh lót trong bụi tre gai, chưa đủ sức mạnh lấn át tiếng gầm thét hải triêu Thái Bìnhg Dương.
*
Thành phố Sài gòn cũng như những thị tứ lớn, cây thông nhân tạo, ông già tuyết cởi tuần lộc được trình bày trong các cửa hàng. Những đường phố lớn quận nhất giăng nhiều đèn nhện, hơn 10 cổng vòm bằng kim loại trang trí đèn sao để đón tết dương lịch. Tuy cây thông và ông già Noel không còn là của tôn giáo, chúng biến thành nét văn hóa phương Tây, nhưng trong tâm khảm con người, nó xuất hiện vào dịp cuối năm, đúng vào mùa Giáng sinh, việc trang trí nơi công cộng làm cho người dân có cảm tưởng nhà nước đón mừng giáng sinh hơn là tết Tây. Cũng thế, Hoa Hồng không phải của Phật giáo, nhưng mỗi độ Vu Lan về, lễ cài hoa biến thành nét văn hóa của PGVN. Đất nước đang du nhập nhiều nét văn hóa lạ khi hòa nhập, để phong phú thêm văn hóa nước nhà, nhưng nhạc Noel được phát ra rả trong quán cơm chay Thuyền Viên 2 ở chợ Cây Quéo, Bình Thạnh, không phải là làm phong phú thêm văn hóa Phật giáo, mà là một sự lạm dụng thô thiển kịch cởm của chủ quán thiếu trình độ nghệ thuật. Cũng thế,dịp Noel là lúc các thương nghiệp kinh doanh phát triển chứ không phải để hưởng ứng niềm vui, một số tư gia không có đạo, cũng làm hang đá, chưng đèn màu thể hiện mode thời đại; và chạy xe tràn đường lúc nửa đêm trong các thành phố lớn, họ cũng không biết đi như thế để làm gì, như ma đuổi!!!du nhập văn hóa như nhạc trẻ, các vũ điệu minh họa không nói lên được điều gì để nâng giá trị nhạc bản, ngược lại làm người xem chóng mặt bởi những động tác mắc phong co giật như thế.
*
Đất nước còn quá nhiều việc để làm khi hội nhập toàn cầu, có quá nhiều vấn đề đối nội, nhất là giao thông ách tắc trung bình mỗi ngày một người dân mất hết 30 phút cho nạn kẹt xe, phân nửa của 86 triệu dân sẽ mất hết 20 ngàn giờ mỗi ngày, sẽ thiệt hại về kinh tế rất lớn; chưa nói đến hạ tầng cơ sở cầu đường không đạt chuẩn, đào lên lấp xuống liên tu bất tận. Hàng lậu, hàng giả, tội phạm xã hội và những bất an về thiên tai. Về đối ngoại cũng khó khăn không kém. chỉ có một ưu việt là an ninh quốc phòng. Còn mọi ngành đều cần chỉnh đốn để đưa đất nước đi lên, trong những ngành đó, quan trọng là ngành giáo dục học đường, phải dạy trẻ em yêu nước truyền thống chứ không chỉ yêu nước theo kiểu 1954. Phải thuộc lịch sử các anh hùng dân tộc chứ không chỉ có Bác. Các em phải biết lịch sử chống ngoại xâm từ thời lập quốc đến nay chứ không chỉ hai thời Pháp Mỹ. Thế hệ trẻ phải biết khởi nguyên của dân tộc từ Động Đình Hồ chứ không chỉ từ hang Pac Pó…
Phải ưu tiên cho việc giáo dục văn hóa, kiến thức và tâm linh, phát triển kinh tế để dân trí song hành với tiện nghi mới tránh những khủng hoảng như các nước phương Tây đã có.

Tai hại lớn nhất của một dân tộc không phải thiếu tiện nghi vật chất khoa học mà là khủng hoảng niềm tin. Chì số hạnh phúc của những quốc gia cao nhất, Bhutan không dồi dào về vật chất, nhưng họ đã sung mãn về tâm linh. Những dân tộc sống trên lò thuốc súng, thừa mứa cái ăn cái mặc, họ không thể có hạnh phúc nếu không được an lành về tâm linh. Bước vào năm mới trong kỷ nguyên hủy diệt bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam cần chỉnh đốn niềm tin vả đạo đức xã hội, chọn lựa lối sống mới bảo vệ thiên nhiên, để đời sống người dân ổn định tinh thần mỚi mong vượt thoát cơn khủng hoảng thiên tai thời đại.
Các tôn giáo cũng cần chuẩn bị cho tin đồ một lối sống mới thích hợp với nhu cầu mới để bảo vệ mẹ Tinh cầu, trong đó, môi trường, môi sinh, và mọi sinh mạng phải được bảo vệ như bảo vệ chính bản thân mình, đó là sự tương tác theo tinh thần cộng hưởng.

MINH MẪN
16/12/09

Thứ Ba, 8 tháng 12, 2009

SÓC SƠN


Sáng 17/4, anh em cư sĩ Tiếp hiện cùng một số chư Tăng di chuyển lên Sóc Sơn để hỗ trợ cho việc thiết lập Chẩn Đàn, vì mọi việc đều bắt đầu bằng số không, ngoại trừ mặt bằng độ 500m2.

Sau khi làm vệ sinh khu vực, các hàng quán bán quanh chùa Sóc được dẹp, ban thiết trí nổ lực làm việc, hai ngày sau, địa điểm hành lễ tương đối màu mè, vàng, đỏ, xanh, trắng vải phủ bốn bề đàn tràng. Tràng phang bảo cái lòng thòng trông đẹp mắt. Tiền mướn thợ từ Hà Nội lên cắm hoa cũng đã bảy triệu đồng.Hoa cắm trông đẹp nhưng chưa thể hiện tinh thần thiền của đạo Phật, còn lắm rườm rà! Mỗi lần cần mua đồ cho việc trần thiết, nếu không vượt 50km về Hà nội thì cũng phải năm, mười cây số để mua đinh, kẽm hay những vặt vãnh khác.

Sáng nay, buổi pháp thoại vẫn theo đúng quy định; ngoài Tăng thân làng Mai, Từ Hiếu, Bát Nhã, có một số rất ít của Hà Nội hoặc các tỉnh tham dự; ngồi vừa đủ nội vi chánh điện độ năm chục mét vuông.Phật tử Hà Nội chưa tới mười người. Trước đó nửa giờ, đoàn Phật tử Nam Định đến tham quan, cũng vội xuống núi để kịp đi nơi khác. Các tỉnh phía Bắc, Nam Định là vùng PG phát triển nhất. Đặc biệt, giới trẻ đi chùa nhiều, những đoàn thể sinh hoạt đều do cư sĩ tự quản lý điều hành. Trong tỉnh có trên 500 ngôi chùa. Ban văn hoá PG Nam Định phát triển về mặt nghi lễ rất vượt trội. Sau 1990, các cư sĩ và một ít thầy vào Nam tham gia học hỏi các trai đàn và những nghi lễ cổ truyền của các sư Bắc sống trong Nam, để bổ sung cho lễ nghi Nam Định suốt thời dài bị mai một. Ban thiết trí lễ đàn của Nam Định chỉ có 15 cư sĩ, do Ban Nghi Lễ trung ương mời, họ làm việc năng nổ; việc ăn uống của họ cũng thất thường, vì không có bếp núc củi lửa; từ hôm quý ni của đoàn lên che trại nấu ăn cho quý thầy, họ mới có bữa cơm đàng hoàng, thường thì mì ăn liền, đó là những người làm công không bao giờ có lương!

Mỗi ngày, làng Mai phải cung ứng một trăm can nước 20L tại chỗ. Lương thực, thực phẩm cũng phải mang từ Hà Nội lên, vì thế, mọi sự không đầy đủ như các chùa đoàn trú ngụ.Tôi phải lấy cơm và thức ăn vào cái ca múc nước, chợt nhớ lại sự thiếu thốn nơi trại học tập cải tạo những ngày đầu. Cái chái che bạt nilon làm chỗ nấu ăn sát với căn nhà sàn chư Tăng trú ngụ, một ngôi nhà gỗ của một cán bộ bỏ trống, họ cho mượn tạm, cách địa điểm đàn tràng 600m đồi dốc, vị trí nhìn sang các dãy nhà lầu Học Viện PG sang trọng, màu gạch nung, giữa núi xanh bạt ngàn. Các Tăng ni vô tư dạo quanh chiêm ngưỡng Học Viện như những trẻ thơ nhìn gia sản của cha mẹ khi chia tay mà không hề nghĩ đến lý do hay có một một ước vọng. Giờ cơm trưa, chư ni chùa Bồ Đề và chư Tăng chùa Sùng Phúc phải trở lại Hà Nội, vì nơi đây chưa đủ phương tiện cung cấp đầy đủ cho số đông. Ở đây, Tăng ni đều tự lo, không có phật tử phụ giúp như các nơi khác. Trông mấy thầy mấy cô vất vả thật tội nghiệp. Họ làm cho ai, vì ai? Họ ở làng Mai, ở Từ Hiếu, Pháp Vân, Bát Nhã chỉ biết tu, nếu phải lao tác, cũng đầy đủ phương tiện và có cư sĩ phụ giúp. Mỗi lần di chuyển, Tăng đoàn hành trang ba lô, tư trang như chiến sĩ ra trận. Sư ông đi hoằng hoá các nơi trên thế giới, Tăng thân tháp tùng cũng di chuyển theo, nhưng tại VN, kéo theo một số Phật tử, vì vậy quý thầy trong ban điều hành vất vả tính toán nơi ăn chốn ở, phương tiện đi lại, từ tổng quát đến tiểu tiết trong điều kiện khó khăn mà khó khăn nhất là ở Sóc Sơn!

Một sư cô trong đoàn Mai ngoại, thường trú tại Hà Nội, đi vào nhà dân để tìm nhà mướn cho Tăng ni và Tiếp hiện tạm trú; gọi là nhà dân chứ đó là những tửu quán, nhà nghỉ cho khách du lịch Hà Nội cuối tuần đưa em út ra hưởng gió núi gà rừng! nhà dân phải xa trên ba km. Một cô chủ trên dưới 50 nhiệt tình giúp đoàn cư trú mà không phải tốn đồng nào; nơi đây, xa hơn nhà sàn quý thầy và nhà bếp hơn nửa km, đến địa điểm hành lễ trên một cây số; anh em Tiếp hiện nghỉ tạm; với chiếc xe minilam, cô chạy lên chạy xuống chở các anh em và hành lý về nhà tạm. Tôi đi đầu tiên, cô từ chối:Bác còn trẻ lắm, để các cụ đi trước ạ! một vị trong đoàn nói đùa:trông trẻ thế chứ là cụ đấy cô ạ! Nhưng rồi tất cả mười mấy ngừời cũng được cô đèo qua dốc “ngoạn mục”. Tôi quen lối dời trại trên 20 năm về trước nên thích ứng ngay với môi trường vất vả và hiu quạnh giữa núi đồi. Cũng lạ, nhà tu với nhau lại chối từ giúp nhau để làm việc chung, dù thừa thải chỗ ở, nhưng người dân chưa hề hiểu PG là gì thế mà có thừa tấm lòng để dung chứa bao nhiêu con người xa lạ!

Tất cả đặt hành lý trên căn nhà sàn bằng gỗ, mái lá, trải chiếu nằm ngổn ngang như đạo quân bại trận; tôi liên tưởng một gánh hát lưu động do ông bầu thất thời lưu diễn nơi làng mạc xa xôi, kẻ từ nước ngoài về, người trong Nam ra, Huế, Đà Nẵng và các vùng phía Bắc, bỏ nhà cửa, vợ con, lại tụ nhau nơi chốn hẻo lánh như đi trốn nợ. Lấy lại sức, anh em lại râm rang tếu ngạo bên chung trà.

Trời ngã bóng lưng núi, hồ nước nhân tạo nằm giữa chân núi vây quanh lấp loáng mây trời, gió se se lạnh, chúng tôi kéo về láng lấy cơm, mỗi người theo đoàn, tay nâng bình bát, mặc áo Tiếp hiện, làm nổi cộm giữa đám Thiên Nga một người đầu đuôi vừa chẳn 1m50, bộ bà ba màu gỗ bạc, lếch thếch lạc loài, nâng chiếc ca múc nước, cũng vái vái trước khi lấy thức ăn, làm đúng động tác của người trong đoàn nhưng không dấu được cái khác biệt của người “ khách không mời” nơi tôi. Khi xong bữa, về đến chỗ ở, chả biết mình đã ăn chưa, năng lượng rơi rớt trên đoạn đường mòn hiu quạnh!

Về đêm, trời trở lạnh, bốn bề trống gió, không ai ngủ được. Tôi thức dậy để làm việc; ánh sáng tù mù từ chiếc bóng điện tròn không đủ rõ từng con chữ trên Laptop, đánh chữ nầy lộn chữ nọ, đến sáng xem lại, biến thành một thổ ngữ mới mà loài người chưa từng có. Ba giờ sáng, cơn mệt quên đi cái lạnh, tôi cố nhắm mắt, nhưng lại hiện lên trong đầu cái lạnh khác hơn, đó là cái lạnh “như tiền”, một loại lạnh vô hồn vô cảm của kim loại hiện lên khuôn mặt thâm tái của HT Thanh Tứ khi tiếp chuyện với Thiền sư.

Sáng 17, TS Nhất Hạnh và Tăng thân làng Mai đến Quán sứ. Bên ngoài cổng, các bà bày các nia, các mâm trưng bày xâu chuổi, vàng mã, ảnh tượng ngồi bệch dưới đất mời khách; sư ông và Tăng đoàn đứng ngắm toàn cảnh, không thấy ai đón tiếp, đoàn dợm chân bước vào, có hai thầy trong BTS mặc hậu vàng bước ra; đoàn chen lẫn những tín đồ đang xúng xính cầm nhang tìm chỗ cắm, trong chánh điện cũng lúc nhúc người lễ lạy, khung cảnh sinh hoạt thường ngày của Quán Sứ là thế, không có một biểu hiện đón thiền sư và đoàn như chương trình đã định, có lẽ vì phật sự đa đoan mà TW GH quên bẳng sự có mặt của làng Mai tại Hà Nội. Trong phòng khách, từ ngoài nhìn vào, đối diện HT Thanh Tứ phía tay mặt là sư ông, các ghế còn lại, không nhiều lắm, dành cho các vị cao lạp trong đoàn, phần lớn còn lại đều đứng. Không quá mười câu xã giao, nhưng HT trưởng thượng T. Thanh Tứ không hề nhìn mặt sư ông, sư ông làng Mai điềm nhiên ngõ lời tri ân của hàng hậu duệ đối với tiền hiền liệt tổ khi trở về quê mẹ. Tất cả chìm lặng trong không khí chết, thầy Pháp Ấn giới thiệu từng vị sư ngoại quốc, và sau đó bắt nhịp cho một bài Bát Nhã tâm kinh bằng tiếng Anh trước khi cáo lui. Nếu sư ông làng Mai biết trước tình hình căng thẳng như thế, có lẽ Ngài cũng không đến như từng không đến với Linh Quang trong mùa Bố Tát tháng vừa qua tại Huế. Cũng sáng hôm đó, làng Mai đến viếng Ban Tôn giáo chính phủ và vụ PG, không khí dễ chịu hơn, bớt cô đặc hơn!

Thời gia tiền trạm hơn nửa năm trước, HT Thanh Tứ từng nói:Làng Mai về đây thiếu gì người ủng hộ, cần gì GHTW…Ngài không đồng ý cho GH hợp tác, nhưng với tư cách thành viên GH TW, thầy Thanh Quyết và HT Hiển Pháp ký giấy, thế là báo Giác Ngộ đăng tin, Tuổi Trẻ, Thanh niên cũng dựa vào đó mà phổ biến. Nhưng qua những tình cảnh và suốt thời quá khứ của ngài, cho thấy tiền hung hậu kiết vào phút chót, luôn có quới nhơn hộ trì.

Sáng 19/4. tại chùa Non, Sóc Sơn, 8g30, sư ông pháp thoại cho hơn 200 Tăng ni sinh Hà Nội và độ 50 Phật tử các nơi về dự, có cả sư Bửu Chánh, giáo thọ Học Viện, từ SG ra. Âm thanh chỉ hạn chế trong khuôn viên chùa; sinh khí có vẽ chộn rộn hơn, báo hiệu ngày khai đàn không đến nổi bi quan. Một số các cán bộ về hưu cũng kéo nhau viếng đền Thánh Gióng, tạt vào nghe pháp thoại. Mấy hôm nay, cơ quan truyền thông Hà Nội cũng phổ biến chương trình Đại Đàn Chẩn Tế. dân chúng lác đác đến chùa Non ghi danh cầu siêu cho tộc họ và cầu an cho thân quyến hiện tiền.

Khu vực quanh đây là quần thể đền chùa, quá chùa Sóc độ 700m là đền Trình, đền Mẫu và xa hơn tí nữa là đền Thánh Gióng. Bên trong đền Thánh Gióng, chính tượng là ngài Phù Đổng, tay mặt ngài là đứcVu Điền quốc vương; Natra Thiên tử và lực sĩ tả Xuyên Xuyên, tay cầm chùy.Tay trái Phù Đổng Thiên Vương là Tỳ Sa Môn Thiên Vương, Nữ Oa ổ Thiên, và Hữu Vạn Vạn Tinh Binh tay cầm chùy.


Tất cả đình đền chùa miếu đều nằm giữa lòng chảo núi non bạt ngàn. Hàng ngàn năm trước, đường sá chưa thông, phương tiện đi lại không thuận tiện, rừng rú bao la, cha ông ta làm sao vào chốn mịt mù như thế để chọn địa linh mà sanh nhân kiệt! Ngày nay hậu thế biết trân quý cổ tích và văn hoá cha ông, tái tạo xây dựng, tuy không bề thế nhưng giữ được đường nét Việt tộc. Các Thánh tượng có thần khí. Để chuẩn bị kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long, nhà nước sẽ hoàn tất tượng Thánh Gióng phóng ngựa về trời, cao 50m trên đỉnh Sóc Sơn, vào năm 2009, một biểu trưng tinh thàn chống ngoại xâm từ phương Bắc của dân tộc ta.
Thế hệ chúng ta cũng đang nổ lực thể hiện tinh thần đoàn kết bảo vệ tổ quốc qua nhiều mặt, trong đó có tôn giáo, nhưng một số sư lãnh đạo PGVN đã xem cái ngã của mình lớn hơn vận mệnh dân tộc, ngăn trở cái lợi chung mà sư ông làng Mai vất vả từ phương xa trở về đóng góp; trong nước, các ngài an phận, vừa lòng với hiện tại bằng chức phận hư danh, vận mệnh PG chả đáng cái vái lạy của những tín đồ vây quanh quý ngài, đem lại cho quý ngài cuộc sống tiện nghi vật chất và quyền lực vô hình.

Lời khấn nguyện cho đàn chẩn tế tại Hà Nội lọt thỏm giữa núi đồi như âm binh vô vọng giữa chốn vô cùng. Có thể Âm Dương đồng cảm giữa lòng khí thiêng sông núi, nhưng thế giới có đồng cảm với VN khi họ đang theo dỏi việc làm của làng Mai bị trôi giạt nơi chón vắng người. Dù sao, thể diện một quốc gia, chúng ta đều có trách nhiệm như nhau.


MINH MẪN
19/4/07

TÂM SỰ MÂY TRỜI.

Mỗi  người có một gia đình, dù có cha mẹ, vợ con, chưa hẳn đã hạnh phúc!

Mỗi người có một công ăn việc làm, chưa hẳn đã sung sướng mãn nguyện!

Cứ thế, mỗi người có một ràng buộc trong cuộc sống, như con vật bị vướng vào màn nhện, khó thoát thân, càng vùng vẫy, càng bị buộc chặt, từ đó, nỗi buồn phát sinh, lắm người tìm sự lãng quên trên canh bạc, nơi bàn nhậu, hoặc quán nhạc, tửu điếm; càng chạy trốn, nỗi buồn càng vây bủa, để rồi, mộng mị, chiêm bao, bạo động, nổi loạn hoặc trầm uất  phiền muộn!

Người đàn bà ấy đến với Tuấn trong cuộc tình cờ, những ngày tháng cuối cùng nơi trại cải tạo sau 1975; vâng, ( chàng đã trợ giúp cho một HT., Tổng Thư Ký GHPGVNTN lúc bấy giờ, sau khi đất nước thống nhất, một Giáo Hội Phật Giáo không được nhà nước thừa nhận, chàng trở thành nạn nhân bất đắc dĩ của một chính sách khắc khe trong buổi giao thời ) Tuấn ở chung sam với  những người cùng xóm với nàng, họ báo tin cho nàng biết, vì chàng và nàng ta quen nhau lúc thiếu thời; Cô ta là người độc thân, cha mẹ đã mất, sống chung với người anh cũng vừa đi học tập về, sĩ quan chế độ cũ.Tuấn chấp nhận đến với nàng sau khi ra tù. Chàng cũng không có gia đình; niềm cô đơn và một chút ân nghĩa đã đẩy chàng đến một quyết định vội vã :ký bản án chung thân với một người mà mình chưa tìm hiểu kỷ!

 Thời gian đầu Tuấn thật sự ngỡ ngàng khi cô ta thường xuyên báo “mất tiền”…chàng và nàng đến với nhau bằng hai bàn tay trắng, mỗi khuya  mượn xe đạp chở 50 ký bánh dầu về Nhà Bè, gần 40km, cho chùa làm nước tương, đủ tiền ăn cơm trưa; có những lúc họ không lấy hàng, phải chở về năn nỉ trả lại chủ, hẳn nhiên ngày đó phải nhịn đói!. Chàng bắt đầu bơm gas quẹt tại vỉa hè cách nhà 5km, mang theo lon cơm ăn trưa. Viết bài, dạy cho các trường Phật học, làm mọi việc bằng lao động cơ bắp để thoát khỏi cảnh túng quẩn; Một hôm, để dành được 400 ngàn vào năm 1985, đưa cô ta sắm một chỉ vàng, chiều về, cô ta bảo mất hết! Tuấn chả hiểu sự thật thế nào, niềm ngờ vực mỗi ngày một gia tăng. Thỉnh thoảng đi chợ xách giỏ về không cũng vì mất tiền, sự việc cứ diễn ra như thế,chàng đã mất niềm tin.

 

Trong nhà, không có vật dụng nào lành lặn! chiếc ấm méo mó, cái chảo sứt quai, tô chén mẻ miệng, đũa  ăn so le; không ngày nào cô ta không làm đổ bể, hư hao. Cô ta bảo: không hư bể, đồ  làm ra bán cho ai?

Ngôi nhà xây trên 50 năm, chỉ còn lại cái sườn,  ngói âm dương nứt bể và dồn cục để nắng - mưa vào thăm nhà thoải mái. Vách ván trống trước hở sau, ăn trộm từng vào mà khỏi phải chui. Mặc dù cách chợ hơn 500m, hình ảnh ngôi nhà cổ vào thời chiến như thế, tạo bạn đọc có ấn tượng một ngôi nhà hoang, thiếu sự quan tâm chăm sóc. nhàn rỗi, cô ta và lối xóm tụ tập đánh tứ sắc, không  đánh bài thì cũng mê tiểu thuyết hoặc phim ảnh…

Lần đầu tiên cô nấu chè và xôi để thết đãi bạn bè, có người nói nhỏ với Tuấn: anh có người vợ quá giỏi, nấu chè thành xôi, nấu xôi thành cơm nhão.

Quả vậy, cô ta bỏ đậu, đường và bột báng vào chung, đến khi bột báng không có chỗ để nở, thế là nồi chè vừa sống, vừa đặc cứng, không biết gọi là món gì. Một hôm bảo trộn xà lách, cô ta bắt chảo dấm nấu sôi, đổ rau vào. Không còn lời nào để nói, cô ta bướng bỉnh cải: rau trộn như vậy chứ sao, dân miền Trung của ông mới ăn lạ đời khác người thôi. Tuấn đích thân làm món sà lách trộn rất nhiều lần, cô ta mới làm tàm tạm được. Đến nay, cô ta cũng chưa bao giờ nấu được bữa ăn cho ra hồn, mặc dù ăn chay, cứ rau luộc rồi luộc rau. nếu kho, xào thì  có thể gọi là món ăn thập cẩm nửa sống nửa chín. Ngày nào điện cúp thì  cha con ăn bánh mì, cô ta không biết nấu gas, trước đó nhiều năm chưa có nồi điện, chàng luôn phải ăn cơm cháy đen, vì không dám bỏ phí. Có hôm không điện, cô ta không đi chợ, một rổ rau nhúc để sống cho cha con ăn bữa trưa, chuyện nghe lạ mà vẫn quen, vì thường xuyên như vậy. Ngày nào nắng nóng, lao động vất vả, về nhìn mâm cơm khô khốc, để thật đói mới miễn cưỡng qua bữa, hoặc uống nước lã đi ngủ cho xong. Bản thân cô ta, ngày nào ăn chay, ra mua miếng bún và khoanh mít luộc chan nước tương, thế cũng xong. Xe Charly đầy vào nhà, cô ta không dắt lùi được.

Nhà trước cổng trường học, lúc đầu bán được 100 ổ bánh mì, sau dần dần xuống 50 ổ và cuối cùng 5 ổ cũng bắt cả nhà ăn trừ cơm; sắm xe bán nước mía, banh bàn.. không cái nào cô ta bán được, xe nước mía khác chủ đến sau bán đắt như tôm tươi. Tánh tình cộc cằn thô lổ, luôn nạt nộ làm mích lòng khách, tỏ thái độ bất cần khách hàng. Do vậy mà không bán buôn làm ăn được. Góp ý xây dựng là dịp cô ta tuôn trào tánh khí hung hăng. Đàn bà có tứ đức thì cô ta đã mất hết cả ba. Bạn bè thường bảo: Sao ông chịu đựng vô lý vậy, bao nhiêu năm xây dựng nhà cửa, lo cho gia đình, trả nợ  như thế đã đủ rồi, mình phải lo hạnh phúc cho riêng mình chứ, cả đời ông vất vả còn gì nữa! Có những cô gái bạo miệng, khuyên Tuấn ly dị, hứa sẽ đem lại hạnh phúc cho chàng, nhưng lương tâm và bổn phận làm cha, không cho phép Tuấn tắc trách. Từ lúc con trai sanh ra, nó ngủ với chàng, lúc bệnh hoạn cũng một tay chàng lo, buồn vui đều có cha con, chính vì thế, sau khi cháu trai ra đời, chàng quyết định ly thân, ngăn vách ngoài  hàng ba ở riêng. Có những lúc u uất, không người tâm sự, chàng đạp xe rong rủi khắp phố phường hoặc tìm góc vắng, dưới gầm cầu nằm đến tối mới về. Không rượu chè, cờ bạc, đàng điếm, hút sách; không có đối tượng giải bày, không còn tâm địa để viết lách, cứ thế mà hai giòng nước mắt vô tình lăn theo kiếp sống vô định.

Đứa con trai ham chơi với bè bạn, không hề biết có một người cha đang phấn đấu nỗi buồn cô đơn để cho con có một cuộc sống no đủ mà thuở thiếu thời cha nó thiếu mọi bề, kể cả tình thương của cha mẹ anh em. Tuấn không để con mình lâm vào tình cảnh xa xưa của mình. Nó không hề biết có sự rạn nứt giữa cha và mẹ, nó chỉ hiểu ba ở riêng để làm việc, ba không nói chuyện vì để mẹ xem phim… tuổi 13 nó chỉ hiểu có thế.

Người đàn bà chỉ biết hưởng thụ và xài tiền vung vít, nhưng không hề se sua chưng diện, thích quản lý đồng tiền mà không giữ được tiền, nghe cũng lạ, nhưng còn nhiều chuyện lạ nơi người đàn bà mang tính đàn ông như thế, ăn nói không mềm mỏng, đi đứng ầm ỉ, hành động nặng nề… thế mà vẫn là một người vợ và đang làm vợ, của người đàn ông khốn khổ như chàng, làm mẹ của một đứa con chưa từng hưởng được sự quan tâm nhỏ nhặt của một bà mẹ.

Ôi, thời gian khá dài để sự chịu đựng biến thành chai lì và chàng trở thành con người kiên nhẫn. Tuấn cám ơn cô ta đã giúp chàng biết chịu đựng,tu tỉnh. Tuấn cám ơn ai đã lắng nghe lời mây tâm sự, nhưng đừng ai thương hại một kiếp người chịu nhiều thua thiệt, hy sinh mà không được giây phút hạnh phúc. Tuấn không chú trọng ngoại tướng vì đang đắm chìm nội tâm, không thích phô trương vì đời là giả tạo. Chàng thắp đuốc đi tìm một người và chỉ một người biết cảm thông; đời chàng là áng mây chiều lãng đãng bất định, luôn mang nổi buồn trầm uất từ thuở thiếu thời. Ai biết ngắm mây bằng sự rung động, đó là người sẽ gom mây hội tụ trên đỉnh phù vân.. Viết những lời nầy, có lẽ nỗi buồn đang vơi bớt, nhưng liệu ai có khả năng làm vơi hết nỗi buồn hay chỉ là  mua vui cũng được một vài trống canh?

Chiều về, thiên hạ vợ chồng con cái chở nhau dạo khắp phố phường, hoặc  bữa cơm tối gia đình quây quần bên mâm ăn bốc khói, những đứa trẻ bi bô cùng cha mẹ; nhiều thực khách hả hê trên bàn nhậu, nhìn lại mình, 10 giờ đêm còn vất vưởng ngoài đường, tô cơm nguội chống đói để đi vào giấc ngủ cô đơn.

Kiếp người, ôi một kiếp người, sống để…

 

                                          Những tháng ngày lang thang phiền muộn

                                                             15/9/1995

 

MẢNH ĐÂT TẨM TƯỚI


Từ ngày lập quốc, những tháng năm dài của dân tộc, luôn bị ngoại thuộc, rèn luyện cha ông ta một tinh thần chiến đấu tự tồn, đồng thời cũng đã làm chai lì tâm hồn như những sỏi đá làm khô khốc mãnh đất; Vùng phù sa sông Hồng sông Cửu của hai miền đất nước không đủ tẩm tưới dân tộc thấm đượm tình người, vì chiến tranh, đạn bom, ý thức hệ và tôn giáo đã khuôn đúc một mẫu người xơ cứng, một tâm hồn e dè nghi kỵ, một xã hội thiếu niềm tin lẫn nhau, cứ thế, dân tộc ta dần dà nghèo đói tình người…
Trong chiều hướng đổi mới hiện nay, sau bao năm chinh chiến, phải làm lại từ đầu bằng gia tài đói rách, chúng ta hãnh diện tự mình lớn khôn thoát khỏi nô dịch ngoại bang, hẳn nhiên thiếu kinh nghiệm để đốt giai đoạn bắt kịp các nước tiên tiến. Kinh nghiệm chuyên môn về quản lý, tổ chức, mậu dịch, ngoại giao…chưa đủ để xây dựng một đất nước, vì một quốc gia tiến bộ không chỉ được đánh giá qua khoa học kỷ thuật, GDP, hay phồn thịnh vật chất, nếu tinh thần dân tộc và tâm linh con người vắng mặt, đó là nét văn hoá tất yếu và cơ bản cho một dân tộc trường cửu, xác định sự hiện hữu của dân tộc giữa cộng đồng các dân tộc. 30 năm xây dựng một đất nước từ số không để có tiếng nói uy tín trên trường quốc tế, vực dậy một nền kinh tế bị chiến tranh phá sản, quả là thời gian cần và đủ, ngoại trừ dân tộc Phù Tang đã thấm đượm Tam giáo, nhất là đạo Phật, và nghĩa khí Võ sĩ đạo, sớm tạo một phong độ tiến bộ khoa học kỷ thuật lẫn tâm linh trong thời gian thật ngắn mà chưa có quốc gia nào bị chiến tranh huỷ diệt tiềm năng dân tộc như Nhật Bản, 30 năm như thế đủ để nhà cầm quyền VIỆT NAM nhìn lại cái thành công giải phóng của mình khỏi ách nô dịch, xây dựng kinh tế, ổn định xã hội, nhưng sau bề mặt nổi, vẫn là cái gì hụt hẩng ngấm ngầm chờ đợi một suy sụp tinh thần, do nền văn hoá VIỆT NAM ngày nay để một khoản trống quá lớn cho văn hoá nô dịch ngoại lai xâm thực; bởi thế, súng đạn, luật pháp, nhà tù không giải quyết dứt điểm bao tệ nạn ngày một gia tăng; tử hình bao kẻ đầu nậu ma tuý, buôn lậu vẫn phát triển, giam cầm nhiều cán bộ tham ô, hằng ngày báo chí vẫn phát hiện thêm những quan chức tha hoá; vô số tệ nạn phát triển song hành với bệnh dịch Sida, vì thế phải tự xét, đất nước phồn thịnh để làm gì trong khi cơ thể mang nhiều thương tật mà chưa có thuốc chữa hữu hiệu. Cha mẹ lo kiếm tiền làm giàu mà quên trách nhiệm giáo dục, con cái từ đó thêm hư hỏng! Nhà nước và PGVN mời Thiền sư Thich Nhất Hạnh và đoàn Tăng Thân Làng Mai về VIỆT NAM trong ba tháng, phải chăng làm công việc của một y sĩ thay đổi giòng máu đang bị nhiểm trùng trầm trọng hay chỉ thuần thể hiện tính Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo?

Chuyến đi của Thiền sư và đoàn Tăng Thân Làng Mai đã gây một cơn sóng Thần không thua sóng Thần ven bờ Thái Bình Dương vừa rồi! Dư luận ủng hộ cũng nhiều, tiếng thị phi chống báng cũng không ít. Có những luồng dư luận: bên ngoài và bên trong nước.
1/ Từ hải ngoại, do một số vị không nắm rõ tình hình trong nước, không nắm rõ nội bộ PGVN, bị những người hoạt đầu chính trị mớm ý xuyên tạc chuyến đi của Thiền sư Thich Nhât Hạnh, rửa mặt cho CSVN trước tai tiếng Nhân Quyền và Tự Do Tôn giáo.
2/ Ảo thuật gia chính trị xem chuyến về thăm quê của Thiền sư là món quà đầu xuân dành cho nhà cầm quyền VN.
3/ Giới hoạt đầu lấy chính trị làm phương tiện sống, bảo rằng việc mời Thiền sư về Việt nam, thả một vài tù nhân trong dịp tết cũng chỉ một mục đích thể hiện thiện chí trước sự đe doạ của Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu về vấn đề Tự Do Nhân Quyền trước kỳ hạn 15/3/2005
4/ Giới Kinh tế chính trị nghĩ rằng VIỆT NAM nôn nóng việc gia nhập WTO, mượn uy danh của Thiền sư bằng những nhượng bộ mà trước đây họ không chấp nhận, để tranh thủ cảm tình với thế giới,
5/ Nội bộ PGVN đơn giản nghĩ rằng, sự có mặt của Thiền sư trong lúc nầy gây thêm khó khăn cả đôi bên: một là PGVNTN, một là GHPGVN thuộc Mặt Trận; GHPGVNTN không chấp nhận gặp gỡ Thiền sư bởi không có trong chương trình thăm viếng, không được nhà nước chính thức cho phép, và nhất là ngại cuộc gặp gỡ xem như tự phủ nhận cuộc đấu tranh suốt 30 năm qua về tính pháp nhân của tổ chức; về phía GHPGVN cũng không muốn sự hiện diện của Thiền Sư và đoàn Tăng Thân Làng Mai, vì hào quang chân tu và uy danh quốc tế đó sẽ làm lu mờ quyền lực và lợi dưỡng của họ…
Chưa nói tới một số xuyên tạc trẻ con như Thiền sư về lập giòng Tiếp Hiện để cho tu sĩ được lập gia đình, nếu thế thì cần gì phải ở VN! Đem những lời tuyên bố của Thiền sư ở thời gian mấy năm trước ghép cho hiện tại nhằm vu khống méo mó, và những diễn tiến của đoàn trong dịp thăm viếng, dưới cái nhìn của họ, hoàn toàn xấu xa…
Giới ủng hộ ngày đêm theo dỏi từng bước chân của đoàn, nôn nóng trước những khó khăn mà đoàn gặp phải, lo âu trước những chống đối, xuyên tạc. Những thiện tâm đó thầm mong trong ba tháng có mặt trên quê hương, đoàn sẽ đem lại một lợi ích to lớn cho dân tộc, cho đạo Pháp, xoá tan mọi tị hiềm, xây dựng PG thành một khối, vực dậy nền văn hoá dân tộc, tươi trẻ hoá Đạo Phật trong cuộc sống khô khốc hiện nay…
Cái nhìn chung của trí thức tiến bộ, sự hiện diện của Thiền sư lúc nầy tối ư cần thiết để thiết lập một tinh thần dân tộc, một tâm linh song hành với sự phát triển vật chất hầu cân bằng sự sống mà Tây Phương từng là nạn nhân của cán cân chênh lệch giữa Khoa học và Tâm linh, phải chăng các nhà lãnh đạo VIỆT NAM đã thấy tầm chiến lược đó?

Qua những buổi giảng tại chùa Xá Lợi, Thiền Viện Vạn Hạnh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh…Thiền sư không thuyết những ngôn ngữ Phật học, không truyền bá giáo lý PG của một giảng sư, mà Thiền sư đem tinh thần PG hoá giải những mắc mứu trong đời sống thường nhật, giúp cho mọi người tự thân giải quyết những khó khăn của chính mình, của gia đình mình và của sự sống chung quanh; Thiền sư khéo léo áp dụng tinh thần Hoa Nghiêm – Nhất đa tương Dung, Một là tất cả, tất cả là một để mọi người thấy được trách nhiệm và mối liên đới lẫn nhau. Một câu hỏi tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh: Thưa thầy, quy y rồi có được yêu đảng, yêu nước không ? Thầy đáp: - Nếu quy y mà không yêu đảng, yêu nước thì quy y làm gì! Thật vậy, thâm nhập PG là thẩm thấu tinh thần trách nhiệm và lòng yêu thương; Từ lâu vì tranh chấp nên tình thương bị xói mòn, sự hiện diện của Thiền sư là xác lập lại cơ sở tâm linh cho dân tộc, đem lại sự cảm thông cho nhau, mọi người gần nhau hơn, với tâm nguyện đó, Thiền sư vượt qua được nhiều chướng duyên; như đã biết, H.T. Quảng Độ không thể tiếp Thiền sư, những kẻ manh tâm phá hoại sự hoà hợp PG đã khấp khởi mừng rỡ, thế nhưng, ai hiểu rằng lòng đau quặn thắt sau đó dằn vật H.T, tình đồng đạo trong những tháng năm thăng trầm chợt hiện trong con người cương trực đó, để rồi, hơn hai giờ tiếp xúc thầy P.A, đệ tử Thiền sư, thay mặt Thiền sư mang thư và sách biếu H.T. như thế đủ thấy tấm lòng của các bậc tuệ giác vẫn khác hơn những đố kỵ tầm thường, vượt qua những khó khăn về nguyên tắc, để tình đồng đào vẫn tràn ngập thương yêu; có ai tin rằng, mẫu người cương trực của H.T.T.Q.Độ có thể cay xốn khoé mắt đầy xúc động, những quyển sách cầm trên tay trở thành những gởi gấm tình người, tình huynh đệ, tình đồng đạo; chẳng những cung cách xử sự đầy tình nghĩa như thế đã làm mềm nhủn tính nguyên tắc khô khan nơi bậc chân tu, từ đó, người Phật tử tin rằng, có thể những cản trở của pháp lý về cuộc gặp gỡ, nhưng về tình nghĩa, biết đâu những cuộc điện đàm chúc tết thăm hỏi nhau lại không thể có! phong cách và lời pháp thoại của Thiền sư trong những khoá tu tại Thành Phố cũng biến những xơ cứng lòng người thành sự buông thỏng mềm mại mà từ lâu cuộc sống đã làm chai lì tình cảm và nhận thức. Từ tín đồ PG đến cán bộ đảng như được thay da đổi thịt vì nhận thức đã thay đổi khi tham dự những buổi pháp đàm; Loại bỏ những đánh giá mang tính chính trị, Thiền sư đã thành công suốt cuộc hành trình Nẻo về tâm Thức, giúp cho nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận tiếp xúc được đoàn thiện Tăng thật sự Hạnh Phúc, thật sự thanh thản giải thoát trên những gương mặt sáng ngời lý tưởng; Qua những thành công đó đủ trả lời những xuyên tạc nghi kỵ về Thiền sư, và xác lập một niềm tin vững chắc của tín đồ PGVN đối với pháp môn của Thiền sư, một pháp môn Hiện đại hoá PG hay có thể gọi PG đi vào cuộc đời, không mang ngôn ngữ, hình thức tín ngưỡng mà vẫn giúp cho xã hội nhiều lợi ích tâm linh, quân bình xã hội.
VIỆT NAM thay đổi từng ngày trong cuộc sống vật chất, đòi hỏi văn hoá, nghệ thuật và cảm thọ tâm linh phải tương ứng, Phải chăng Thiền sư đã làm thay đổi bộ mặt PGVN bị tôn giáo hoá qua những thủ tục cứng ngắc với thời gian; thay đổi cái nhìn của người dân và nhà nước đối với PG; Thay đổi tâm cảm của mọi người qua giao tiếp, ứng xử trong xã hội, xác lập tinh thần trách niệm lẫn nhau từ gia đình đến xã hội, những thay đổi từ cơ bản đó hiệu quả hơn cả quyền lực luật pháp, súng đạn và tù giam. Giúp VIỆT NAM có cuộc sống văn minh nhân bản hơn. Tất cả sống trong tình huynh đệ;VIỆT NAM đang được tẩm tưới những dòng pháp nhũ, tươi trẻ hoá tâm thức, nhà nước cảm nhận được những ích lợi to lớn đó, thế mà vẫn có những chùa trục xuất Tăng chúng khi tham dự những lớp giảng của Thiền sư, phải chăng mãnh đất tẩm tưới trong thời gian quá ngắn chưa được thấm nhuần!

MINH M ẪN
Đầu Xuân At Dậu

VẪN LÀ...


Không khí tết vẫn còn lóang thóang trong cuộc sống trên mọi miền đất nước, nhưng khí hậu năm nay có vẽ oi bức hơn, miền Bắc và Trung thì ấm, thay vì rét như mọi năm, miền Nam nóng như vào hè, báo động một hạn hán không tránh khỏi. Sinh họat kinh tế cũng chựng lại, giá vàng, khí đốt vùn vụt tăng theo tình hình thế giới;Nhân dân vẫn thỏai mái vui xuân, ngày tháng ra khỏi mùng mà họ vẫn chưa chịu về với lao động thường nhật, một hình ảnh thanh bình trong thi ca chợt hiện: Tháng giêng là tháng ăn chơi....Tuy mức sống nhân dân chưa sánh kịp với các quốc gia trong khu vực, nhưng bản chất vô tư thanh thản hưởng nhàn và thơ mộng vẫn thừa có trong giòng máu Việt, ngay trong khói lửa, duới lằn tên mũi đạn, thơ văn vẫn tuôn chảy trên đầu thép súng lạnh lùng...

Nhưng, dưới bề mặt an lành đó, từng đợt sóng xao động vẫn là những lo toan của bao tâm hồn có trách nhiệm với Đạo và Đời...mỗi người một cách lo, đồng thời cũng có những phá họai, mỗi kẻ có một cách phá, phá có chủ đích hoặc phá vì vô tình do kém hiểu biết trong khi gánh vác trách nhiệm lớn lao! Nhà nước khổ tâm cho những cán bộ tắc trách đó, thì PG cũng chả vui gì khi nhìn các tu sĩ hành động nói năng một cách vô tội vạ....
Trong mấy ngày sau tết, liên tục các nơi báo về những việc đau lòng trong PG, đo là:
1/-Arăng Tâm Hiền, các buông sắc tộc theo PG thường xuyên bị người Tin Lành đánh phá dưới mọi hình thức; rãi miểng chai, dinh, cài chông trên đường kinh hành của dân buông sóc, hành hung dân làng, hăm dọa sư cô T.Hiền, đánh cắp tài vật của niệm Phật đường Liễu Quán 3 tại Aru...
Với giọng nói không dấu của người sắc tộc, sư cô bảo: tôi lay may chu, bao Giac Ngo đưa tin trước đay đa lam kho chung toi nhieu lam, may chu dung dua len on ta net nua ( internet ); Trên núi cao mất sóng, cô phải leo lên cây cao nói chuyện.
Tôi hỏi: địa phương có giúp gì cho cô và buông làng không?
Cô đáp: ho chi noi ben ngoai thoi, ho la nguoi Ton giao ma! Ho lam lo cho nguoi khac pha chung toi. Gio toi so lam, khong muon di dau het, o luon tren nui tu giai thoat thoi.Toi đi đau ho cung theo doi...
H: cuộc sống dân mình có no đủ không?
Đáp: Cai nay an khoai san thoi, it co gao lam.
H: Nếu giúp quý cô và buông làng thì giúp cách nào?
Đ: Gao cung đuoc, tien cung đuoc, phai di qua Lao moi an toan
Trước đây Giác Ngộ có đưa tin về Aru một cách mập mờ lúc thì nói Aru, khi thì nói mà độc giả có cảm tưởng ở một địa danh trên Lâm Đồng, kèm luôn lời thú nhận của Arăng Tâm Hiền, ( thực tế sư cô không biết chữ, chả hiêu G.N lấy đâu ra lời tự bạch của sư cô T.H như vậy ) làm cho người đọc không hiểu chân giả thế nào, để rồi chính trong nội bộ PG, các cấp chức sắc phải khiển trách sư cô T.Hiền. Một buông làng an phận yên ổn tu tập bao năm qua, đã bị xáo trộn từ nội bộ PG, bị đánh phá từ bên ngòai, một thân nữ người sắc tộc như cô Tâm Hiền làm sao lấy sự chơn chất chống đở những thủ đọan độc ác từ mọi phía, bản thân cô không an tòan, làm sao làm chổ dựa cho hàng trăm dân làng đang xem cô là già làng và hướng đạo tâm linh. Hiện nay cô không có một chổ dựa để bảo vệ cô. Thật ra, Aru là xã thuộc huyện Dakru, tỉnh Quảng Trị , không hiểu Giác Ngộ dưa tin hai số báo liên tiếp, thiếu trung thực, có ý gì để đem lại hậu quả đáng thương cho những người chỉ biết núi rừng và niệm Phật cầu giải thóat. Nhà nước phải biết lắng nghe và tận tình giúp đở con dân sắc tộc không hề phá rối trị an, đồng thời xử lý nghiêm minh những kẻ dùng tôn giáo quấy phá cuộc sống kẻ khác, các cấp chính quyền địa phương cũng phải là người vô tư, khi hành xử, không nên vì tín ngưỡng của mình mà trấn áp kẻ khác tín ngưỡng. Tại sao một Daklak bạo lọan, ta đã biết nguyên nhân từ đâu!

2/Cũng từ Huế, nguồn tin bay vào, tôi nhận được lời than phiền và sự lo âu của nhiều Phật tử có tâm đạo.Huế là trung tâm văn hóa Phật giáo, từ lâu PG miền Nam phát triển cũng từ cái nôi đó, KInh đô một thời mà cuộc sống văn hóa dân tộc và PG là một. Địa linh sanh nhân kiệt, nhiều anh tài trong PG của thế lỷ 20 được xuất thân từ lò PG được gọi là Thiền môn như tổ đình Từ Hiếu, Từ Đàm, Tường Vân, Thuyền Tôn,Linh Mụ...Tu sĩ tại Huế hiện nay vẫn còn những tác phong đáng kính khi mà TP HCM tự do buông thả.
Các danh lam thắng cảnh của thời vua chúa phong kiến, đi vào lịch sử khá nhiều, nhà nước đang ra sức bảo tồn và phát triển những di tích cũng như văn hóa đất Thần Kinh, miếu mạo, đình chùa, lăng tẩm tương hợp với phong cách thâm trầm lặng lẽ của con người xứ Huế tạo một nét đẹp tự hào của đất nước, các tổng thể kiến trúc tân thời cũng tránh xa sự lấn át các di tích lịch sử, nhưng một vài người nặng óc kinh doanh cũng xem nhẹ những bảo vật bảo tồn quý hiếm của dân tộc; Cái quan trọng muốn nói, tu sĩ PG thiếu kiến thức di sản, lắm khi cũng muốn phô trương tự viện theo mô cách tân thời, chúng ta thấy nhan nhản một số chùa tại thành phố HCM không mang dáng dâp PG, vì linh hồn đã là biệt thự building, rất may ở Huế, việc nầy chưa nhiều, nghĩa là chùa chiền vẫn còn tích tụ sinh khí Thiền Lâm; Nhưng gần đây, Phật tử Kinh đô Huế đang lo âu ngôi chùa lịch sử mà nơi đó phát sanh cuộc tranh đấu uy dũng nhằm bảo tồn sinh mệnh của PGVN vào triều đại nhà Ngô, đang bị đe dọa xóa tan chứng tích lịch sử! Đành rằng, Từ Đàm có chật hẹp, xuống cấp, đành rằng dáng dấp không tương xứng với thời đại phát triển, nhưng Từ Đàm đi vào lịch sử qua bài hát nhớ đời Từ Đàm, quê hương tôi miền Trung...Từ Đàm gắn liền với công cuộc đấu tranh lịch sử của PG, Từ Đàm là mãnh đất ươm mầm tình cảm của bao người con Phật miền Trung, H.T trụ trì, thầy Hải Ấn, đang qua Mỹ vận động tiền của về xây dựng lại chứ không phải tu sửa bảo tồn nét cũ. Thế hệ con em trẻ sau nầy sẽ không còn biết một Từ Đàm lịch sử có một dáng vẽ đơn sơ xa xưa, thế hệ lớn tuổi đang thấp thổm lo sợ theo dỏi từng bước chân của ngài kết hợp với thời gian sẽ chôn mọi di tích, Từ Đàm đang đi theo bước chân của Thuyền Tôn, muốn lột xác để trở thành một mẫu hình thời đại !
Tu sĩ PG VN ngày nay có những phương tiện khoa học kỷ thuật để phát triển kiến thức lẩn Hoằng pháp, có phương tiện đi lại nhanh chóng như xe gắn máy hai bánh, cũng có những chức sắc xử dụng bốn bánh, tại Huế, Tu sĩ đi xe hơi không phải là chuyện lạ, nhưng Phật tử thuần thành không vui khi thấy HT Chơn Thiện được TỉnhThừa Thiên cấp cho chiếc du lịch. Đi Taxi hay xe du lịch riêng cũng thế thôi, quần chúng chỉ muốn thầy mình xử dụng như một phương tiện nhưng là phương tiện không bị ràng buộc bởi thế quyền.
Một chuyện lạ, PG đang lo xây chùa khắp nơi, nhưng tiền nhân hữu công với đất nước không hề quan tâm, ngược lại nhà nước CS mang tiếng vô thần, lại xây dựng 14 bức tượng đồng mang hình ảnh 14 vị vua đời Lý ( liên hệ mật thiết với đạo Phật ) tôn thờ tại Nam Định!
Khi mà PGVN xuống cấp mọi mặt, hy vọng miền Trung vẫn giữ được nét riêng tư đáng kính vốn có!

3/Cũng một sáng Xuân Bính Tuất, một tin nhắn lạ vào máy: yêu cầu xem Giác Ngộ số 312 trang 12, mục Tịnh Độ của HT T.Trí Quảng.
Tôi liền tìm và đọc theo hướng dẫn từ xa. Trong mục Tinh Dộ, HT giải thích lợi ích việc tu hành, khi tâm an định thì không bị chi phối bởi ngọai cảnh, nhưng ngài viết:
Năm 1963, với sự bồng bột của tuổi trẻ, tôi đã tham gia phong trào tranh đấu của PG, lúc ấy tự động có nhiều người chống chế độ tìm gặp tôi để kích động, mới xuống đường.Vì lòng mình nghĩ như vậy, họ mới tác động được.Nhưng khi tâm tôi đã nguội lạnh sau 8 năm tu học ở Nhật về, cỏ dại đã dọn sạch, nên rắn rít phải bỏ đi, nghĩa là tôi không muốn đi theo con đường ấy, cho nên người khác không xúi dục được...
Nghĩa là thế nào? Cuộc đấu tranh của PG chống bất bình đảng tôn giáo của họ Ngô là vô bổ, những người đấu tranh là rắn rít, chế độ nhà Ngô là chính nghĩa? thảo nào sự hy sinh báu thân của Bồ Tát Quảng Đức là bồng bột nông nổi, bởi vì HT tham gia đấu tranh đã là nông nổi thì tự thiêu càng nông nổi bồng bột hơn! Có lẽ vì thế mà thiệp chúc Xuân năm nay ở chùa Quán Thế Âm được Chúc Hạnh biểu tượng kinh điển PG chỉ trao truyền cho Chó mà thôi, không có bóng dáng con người trong đó!
Năm 1963 đã đi vào lịch sử với điểm son sáng chói đầy uy dũng, đành rằng PGVN không truất phế nhà Ngô, nhưng là cốt lỏi để thay đổi chế độ, thế mà HT trưởng Ban Hoằng Pháp , Trưởng Ban Trị Sự PG TP HCM với nhiều chức vụ quan trọng khác đã phủ nhận công trạng PG,khinh miệt phong trào là rắn rít khi tự cho mình đã dọn sạch cỏ rác trong lòng. Hình như bất cứ bài giảng nào của HT cũng đưa bản ngã mình lên cao, triệt hạ cả tổng lực PG xuống thấp như một đối chứng nổi bật! Và trong những số báo cũ, GN cũng ca ngợi các thánh tử đạo của Kito giáo trong thời Pháp thuộc; Đem Giáo ly PG cưỡng ép tính tương đồng với Kito giáo như bài Cuộc Sống Hạnh Phúc của Thái Minh Trung M.D trong Giác Ngộ số 83 P.L 2545; cách đây mấy năm, ngài lấy quyền Hoằng Pháp, ra lịnh cho chùa Hoằng Pháp Hốc Môn, cấm thu nhận tu sinh ngòai địa phương, có ý dẹp tiệm khi thành viên trong Thành Hội quy kết tổ chức Phật Thất tại Hoằng Pháp có nhiều bất lợi cho xã hội và mô phỏng tổ chức của nước ngòai.; cấm thầy C.Q diễn giảng vì không phải giảng sư của GH đào tạo; không cho thầy C.Q nhập khẩu TP với lý do tu sĩ phải nhập hộ khẩu tại chùa, dù ngôi nhà thầy mua làm cơ sở tôn giáo hợp pháp ..vậy, HT, ngài là ai???
Trong PG còn lắm điều bất cập, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, chức sắc đi ngược lại tôn chỉ GH. Bênh vực ngọai đạo, nội bộ gây khó cho nhau. Tín đồ đau buồn nhìn thấy đa số tu sĩ vì quyền lợi cá nhân, phá họai PG như những cán bộ biến chất phá họai chế độ.
Đất nước ra sức đổi mới, thông thóang,
PG cổ súy canh tân, phát triển,
thế nhưng tính chất tương đồng của những biến thái vẫn là một, phải chăng đất nước VN là một, dân tộc VN là một!
Mọi điều Vẫn Là....
MINH MẪN
07/02/06

HỒ GƯƠM



Tôi trở lại Hà Nội lần thứ ba trong tình huống không hề được dự tính trước. Sáng nay cùng với anh em tác viên Tiếp Hiện thăm hồ Hoàn Kiếm khi chờ đợi vài hôm nữa, chương trình sinh hoạt của Thiền sư Nhất Hạnh bắt đầu.
Sáng chủ nhật du khách dạo phố không đông lắm, nhưng đủ cho sinh khí Thủ đô mang màu sắc thanh nhã nhàn du. Người nước ngoài phần nhiều Tây ba lô, một ít người Thái, Hàn quốc, Đài Loan và một số người Việt các tỉnh thành đổ về. Số Tăng sĩ và tín đồ theo sư ông Làng Mai cũng bách bộ thong dong.. Trên các ghế đá công viên quanh hồ, một vài cặp tình nhân trẻ thể hiện tình cảm tự nhiên như “người Hà nội”, phớt tỉnh Angle trước mắt bàng dân thiên hạ. Chung quanh là chai lọ, bịch nilong nằm bừa bãi. Bên dưới, lềnh bềnh mặt nước các rác thải theo gió tấp vào ven bờ; xác chết con vật thối rữa cũng nhấp nhô theo sóng lăn tăn. Một con rùa bằng bàn tay ngoi lên mặt nước để thở, hai chú học sinh vỗ tay, bé rùa bơi vào như van xin được cứu thoát khỏi khối nước xanh rêu đầy ô nhiễm. Vớt bé rùa, nâng niu một lúc, các em lại vứt xuống giòng nước đục, không thấy trồi lên, mọi người bình thản ra đi.
Một góc bờ hồ, nhà hàng nhô ra mặt nước,thực khách hả hê bên ly cà phê, quanh mâm thức ăn, vô tư trò chuyện; thỉnh thoảng vứt tàn thuốc xuống hồ, phía sau phòng vệ sinh, nhà bếp cũng đổ nước bẩn xuống.
Chúng tôi qua cầu Thê Húc, vào đền Ngọc Sơn; bên trong đền,một lồng kiến lớn trưng bày con rùa loại mu mềm, đã chết cũng từ hồ nầy. Các phòng bên trong, trưng bày hàng lưu niệm. Bên ngoài đền, cây cổ thụ ngả mình, soài cành lá và rễ xuống mặt nước. Anh Tâm Hải, mặc áo Tác viên, nghiêng người xuống vớt mấy mảng rác, anh bảo vệ và những nhân viên vệ sinh đứng từ xa quan sát. Chu vi hồ gần 2km, nhân viện vệ sinh khó mà quán xuyến hết. Cách vài mét có tấm bàng đề: Cấm bán hàng rong, cấm để xe đạp, xe máy trên vỉa hè. Kể cũng lạ, tại sao không cấm vứt rác bừa bãi, hoặc quy định mức phạt cho những hành động thiếu sạch sẽ? Đứng nhìn khối nước xanh rêu đục ngầu, thật tội nghiệp cho bao sinh vật đang trầm mình dưới hồ gươm. Nếu công ty du lịch, Bộ Tài Nguyên Môi Trường, và những ban ngành liên đới có phương án xử lý nước bẩn và rác thải khắp Thành phố thì Hồ Gươm sẽ hảnh diện một Thủ đô du lịch văn minh, thanh lịch. Điều nầy không nằm ngoài tầm tay của nhà nước, nghèo cho sạch, rách cho thơm trước mắt các nhà du lịch! Một điều mà cả Hà nội lẫn Sài gòn giống nhau, các tay móc túi chuyên nghiệp đã cuổm mất cái điện thoại của một tác viên Tiếp hiện trong đoàn một cách tài tình ngay ngày đầu tiên đến Hà nội, tại sao Đà Nẵng không xẩy ra?
TP Hà Nội phát triển rất nhiều, người dân ăn mặc lịch sự hơn, nhưng cách ăn nói của nhân viên xe bus và một số thanh thiếu niên còn nhiều thô lỗ. Ngược lại, khách đi xe bus tại Hà nội luôn tôn trọng người lớn tuổi, thanh niên nam nữ tự động nhường chỗ cho thiếu phụ, người già, điều mà các nơi, kể cả Sài gòn hiếm có như thế.
Về lại chùa Đình Quán, tôi gặp thầy Minh Thủ, cũng từ Đà Nẵng ra sau, chưa hiểu thế nào mà gần một ngày, BTC vẫn chưa sắp xếp chỗ nghỉ cho thầy. Năm 2005, thầy theo sư ông suốt ba tháng, bị thầy Thiện Tánh đuổi khỏi chùa Phổ Quang, nay theo đoàn hơn hai tháng mà vẫn không được tháp tùng theo đoàn. Tôi và thầy Minh Thủ được anh Tâm Hải ( tác viên Tiếp hiện) đề xuất nhập đoàn đi Hà nội, chả hiểu thế nào, thầy bị loại tên khỏi danh sách, do vậy, tôi nhường phần lộ phí đã chuẩn bị, cúng dường cho thầy ra Hà nội.. Đêm đầu tiên đến Đình Quán, thầy Pháp Khâm, tuổi hơn 40, giáo thọ sư của Làng Mai, đồng thời là tiền trạm và phụ trách nhiều việc cho đoàn mỗi khi đoàn đi hoằng hóa, gọi tôi đến giáo dục: Tôi đã đọc bài của chú, có vài ý kiến với chú, thầy trầm ngâm chẫm rãi nói tiếp, việc chú bị đuổi xuống xe, không riêng gì chú mà cả quý thầy, ví dụ thầy Minh Thủ, không nằm trong đoàn, không ai đảm bảo phong cách của họ thích hợp với Làng Mai, và theo lệnh công an, đoàn không để bất cứ ai ngoài đoàn tháp tùng, vì thế không thể nhập đoàn với lý do an ninh.. Chuyện viết lách của chú có tính cách cá nhân không tác dụng đến bài báo, đăng hay không là quyền của Làng Mai. Tường trình nơi nào cũng năm sáu ngàn người tiếp đón không quan trọng, quan trọng là có phản ảnh được nội dung sư ông thuyết giảng…Thầy quay qua anh em Tiếp hiện: Đi Sóc Sơn, anh em sắp xếp cho chú Minh Mẫn đi với!
Tôi và anh Sanh. Tác viên Tiếp Hiện ngủ ngoài hiên chùa vì trời quá oi; mãi trằn trọc những lời giáo huấn của thầy; sự phản ánh trung thực hẳn nhiên không vui cho đoàn, nhưng không thể mọi việc đều nói tốt hết. Bài gửi đi, tôi chưa hề yêu cầu ai đăng, việc chọn bài là do Ban biên tập các trang chủ chứ không riêng gì Làng Mai, sao thầy đặt vấn đề đó với tôi, bài được đăng không hẳn là một ân huệ. Ghi nhận sinh hoạt Làng Mai tại Việt Nam và ghi nhận tình hình đón tiếp của Phật tử Việt Nam đối với Làng Mai là thái độ phản ánh khách quan, trung thực để những người xa quê có điều kiện thẩm định; Tại sao tôi phải có bổn phận triển khai nội dung pháp thoại của sư ông trong khi tôi không là người có nhiệm vụ của một phóng viên, ký giả cho đoàn. Tuy lời lẽ tế nhị, từ tốn của thầy, tôi cảm nhận một trách móc và hướng tôi vào quỹ đạo của Làng Mai. Nhưng không hẳn thế, vì Làng Mai cũng không cần tôi làm việc đó; việc tán dương hay bình phẩm đâu là gì đối với bản chất của một Thiền sư; phải chăng ngôn bất tận ý, dễ đưa đến hiểu lầm cho nhau. Và người em tinh thần kia, đứng góc độ riêng tư cũng có cái nhìn can thiệp vào việc làm riêng tư của tôi để tạo một lầm lẫn không đáng có.
Tôi là một Phật tử không thiên huớng Giáo hội hay giáo đoàn nào, cá nhân nào, nhưng cố gắng tạo mọi thiện cảm một cách khách quan cho quần chúng đối với những chân sư, cao Tăng hành hóa Phật đạo tại Việt Nam.
Tôi là người Việt Nam, không khuynh hướng bất cứ thể chế chính trị nào, nhưng có bổn phận bảo vệ quyền lợi và an ninh cho dân tộc, vì thế , mọi lằn tên mũi đạn từ mọi phía, phải chấp nhận, biết đâu vẫn có người đồng cảm đâu đó.
Tôi cố gắng đi tiếp những đoạn lại trong chuyến hoằng hóa của Thiền sư Nhất Hạnh. Lòng nước Hồ Gươm hay lòng nước tình người cần phải xử lý cho trong sáng, không những làm đẹp bộ mặt Thủ đô mà còn làm đẹp bộ mặt Phật giáo đang cần có sự đoàn kết và cảm thông.

MINH MẪN
15/4/2005

Thứ Hai, 7 tháng 12, 2009

VĂN HÓA và TUẦN VĂN HÓA PHẬT GIÁO.


Văn hóa là một tổng thể những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một cá nhân, một tập thể, một quốc gia, một khu vực..

Tôn giáo có tính văn hóa của một tôn giáo. “Trí tuệ và tự giác” là một trong những nét văn hóa đặc thù của Đạo Phật. Đức “vâng lời” cũng là một nét văn hóa của Kitô giáo. “ Chính nhân quân tử” là nét riêng của Nho giáo…

Thể hiện nét văn hóa của một tôn giáo là thể hiện cái chung của vật thể lẫn tinh thần. Vì thế nó mang tính bao quát và bao biện! Trong phạm vi tổ chức hành chánh, Ban Văn Hóa Trung Ương của GHPGVN có nhiệm vụ duy trì, phát huy nét văn hóa chung của Phật giáo song hành với cơ chế hoạt động trong Giáo Hội. Từ 1981, GHPGVN xuất hiện, Võ Đình Cường đảm trách mảng Văn Hóa Phật giáo; do cơ chế và khả năng, Ban Văn Hóa Trung ương chỉ xuất hiện tập san Văn Hóa Xuân Thu nhị kỳ; Nhiệm vụ trước mắt, Ban văn hóa qua nhiều nhiệm kỳ, chưa tổng kết được những loại Văn Hóa Vật thể của PGVN như Pháp khí, Ảnh tượng, sách báo, các kiến trúc của am tự viện ba miền. Cũng chưa triển khai được nét sáng tạo cập nhật thời đại mà tinh thần PGVN cần phải có để xác định giá trị hiện hữu của một tôn giáo cần và đủ đáp ứng khoảng trống khi nước nhà thống nhất. HT Trung Hậu kế nhiệm, tuy chưa trọn vẹn trong khâu chuyên môn, cũng can đảm đứng ra tổ chức Tuần văn Hóa Phật Giáo được sự kết hợp với BTS PG Khánh Hòa; Ban Van Hóa không có ngân quỷ, chẳng có nhân sự, nhờ vào tinh thần trách nhiệm và tính thuần hậu chơn chất, Hòa Thượng đã được sự hổ trợ đắc lực từ các đồng môn, đồng đạo. Chọn Nha Trang làm nơi diễn ra cuộc hội diễn là điều đắc địa, nó không những nằm giữa ba miền, còn là một trong những thắng cảnh danh lam, non nước hữu tình, có dịp để đại biểu thay đổi khí hậu.

Lần đầu tiên tổ chức, BTS PG Khánh Hòa cũng như Ban Văn Hóa Trung Ương còn lúng túng bởi chưa có kinh nghiệm. Và khi bắt đầu, chưa biết bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào; Rất may, BTC đã được chư Tôn Đức cựu học Tăng Hải Đức tiếp trợ những văn bản và sách báo thời cựu giáo học để minh hoạ cho sự hành hoạt của Phật giáo Khánh Hoà trong quá khứ hầu cuộc triển lãm hầu thêm phần ý nghĩa.

Về nội dung triển lãm, có lẽ vì Tuần Văn Hóa Phật Giáo quá tầm tay của Ban tổ chức, nên chủ đề Văn Hóa Phật giáo nói chung và Văn Hóa PGVN nói riêng chỉ thể hiện rất khiêm tốn qua ảnh nghệ thuật Tây Đông Tuyết và Hoa của TT Minh Hiền, một nét riêng của Phật giáo Bhutan, Nhật bản. Một vài hình ảnh lưu niệm các bậc tiền bối PGVN vào thế kỷ XX mà Văn Hóa PGVN cũng như Văn Hóa PG thế giới không chỉ có thế. Nét cổ kính xưa và TP tân thời của Khánh Hòa nay cũng chưa đủ thể hiện hết qua các tấm Panorama. Nếu xem Tuần Văn Hóa là một khái quát khởi đầu cho sự phát triển tiếp theo để các tỉnh thành rút kinh nghiệm kế tục, những bài thuyết trình của các giáo sư chuyên ngành liên quan đến văn hóa Phật giáo là một gợi ý tư duy cho các chức sắc thì đây là một khởi đầu mang nhiều ý nghĩa.

Về địa điểm, khá thuận lợi, nằm cạnh bãi biển, không xa Hòn Tre, phương tiện đi lại thuận tiện.Nhất là giao mùa Thu Đông, TP vắng khách du lịch, không khí tĩnh lặng, trời không nắng, gió vi vu nhẹ thổi, tăng thêm sự dịu dàng cho tuần văn hoá Phật giáo.

Việc phục vụ đi lại cho các đại biểu, ngoài giờ quy định giữa hai nơi cư trú, đại biểu phải tự túc. Suốt tuần Văn Hóa, chương trình không có thưởng lãm tham quan Thành Phố Nha Trang cho các đại biểu.

Trong chương trình sinh hoạt cũng như khai mạc, Ban Văn Hóa Phật giáo tỉnh Khánh Hòa không có mục phát biểu những nét đặc thù của Văn Hóa Phật giáo địa phương trong thời gian hình thành Ban Trị sự và sinh hoạt hiện tại. Phòng trưng bày chỉ cho đại biểu và quan khách thấy được một vài văn bản vào thập niên 50 của Phật học Viện Hải Đức khi chuyển giao cơ sở vật chất mà người xem không hình dung được sự phong phú của Phật giáo Khánh Hòa non một thế kỷ qua đã phát triển tại mãnh đất nầy. Đáng ra, Tuần văn hoá Phật Giáo được PG Khánh Hoà tổ chức, dịp nầy, BTS nên cho các Đại biểu và quan khách hiểu về tầm vóc và khả năng sinh hoạt của PG Khánh Hoà. Ngoài hình ảnh cố HT Thiện Minh, HT Trí Quang, cố HT T. Trí Thủ, cố HT T. Phước Huệ…còn nhiều giáo thọ sư và danh Tăng một thời làm rạng danh PGVN, cũng chưa xuất hiện đầy đủ! Nếu những hình ảnh chư tổ truyền thừa, công cuộc vận động chấn hưng Phật giáo vào thập niên 1930, quá trình đấu tranh của Tăng tín đồ Phật Giáo Việt Nam thập niên 1963; Sự vận dụng hoà nhập PG vào xã hội trong thời chiến của GHPGVNTN; các Tông phái Phật giáo tồn tại một thời như Thiền Phái Trúc Lâm, Lâm Tế,Thiên Thai, Tịnh Độ…được trưng bày bằng hình ảnh hoặc tư liệu, chắc chắn Tuần Văn Hoá sẽ phong phú và ý nghĩa hơn.

Suốt những cuộc đại hội, hội thảo hay những tổ chức quy tụ đông người của GHPGVN, chưa từng có những bữa ăn do chính quý thầy làm tiếp viên như Tuần Văn hoá PG như thế nầy. Những Phật tử tham dự các bữa như vậy cảm thấy ái ngại được chư Tăng phục vụ. Nhưng thật dễ thương, biết rằng trong số Tăng sinh của Trung cấp Phật Học Long Sơn, tương lai cũng sẽ có những danh Tăng kỳ tài như Phật học viện Hải Đức, cũng đã là tiếp viên chạy bàn cho một sự kiện lớn của ngành Văn hoá Phật giáo hiện nay, quý Tăng sinh vui vẻ, nhiệt tình phục vụ như thế, mai đây họ cũng sẽ phục vụ nhiệt tình cho một PGVN phát triển bền vững.

Chư Tăng trẻ từ vùng quê trầm lắng của đất Thần kinh, cũng vượt hàng trăm cây số trước nửa tháng để bám trụ, tiếp sức cùng Khánh Hoà làm nên kỳ tích; Những anh em Phật tử biến thành group chuyên nghiệp, thiết kế những tấm panorama to kềnh, một cách thiện nghệ, nhanh gọn. Nhìn hoạt động của quý thầy và Phật tử như thế mới thấy tinh thần phụng sự Phật giáo của cộng đoàn PGVN thật đáng quý kính.

Ban Thông tin báo chí chưa đến chục người, tính rất văn nghệ, làm việc thoải mái cũng như thoải mái xả những luồng khói độc hại vào căn phòng chật chội mà có những người không quen hút thuốc; công việc trôi chảy khi được giao phó, vì thế, 5 bản tin liên tục xuất hiện với bài vở và hình ảnh phản ánh được nội dung sinh hoạt của Tuần văn Hoá PG.Rất mừng, những Tăng sinh trẻ đã được trang bị kiến thức và khả năng làm việc mà qua những Bản tin được minh chứng. Nếu Giáo Hội nói chung và Ban Văn Hoá nói riêng có kinh phí, sẳn máy móc thì việc in ấn sẽ chủ động hơn là đem ra bên ngoài thực hiện, vừa mất thời gian, vừa tốn kém lại khó quản lý sát sao.Quý thầy trẻ khá giỏi về phần mềm tin học, nên máy móc tại phòng được điều chỉnh kịp thời khi có sự cố.

Vào những ngày cuối, chuẩn bị cho chương trình bế mạc, có lẽ hoành tráng hơn cả lúc khai mạc, công sức không nhỏ do Gia Đình Phật Tử Khánh Hoà kết hợp cùng Nhạc Viện Huế qua những tiết mục: Đạo ca Phật giáo Việt Nam, được dàn dựng kỷ lưỡng trước một tháng tại các chùa ở Huế, Nha Trang và miền Duyên Hải. Anh em trẻ bán chuyên nghiệp nhưng cộng sự khá đắc lực, nên đạt nhiều hiệu quả. Mặc dù chương trình của nhạc viện Huế trong thời gian cuối năm khá tất bật, nhưng tinh thần của anh em và giáo viên nhạc viện vẫn ưu ái cho Tuần Văn Hoá Phật Giáo thật trọn vẹn. “Trái tim Bồ Tát Quảng Đức” cũng như “Nha Trang, mùa Thu lại về”… đều gây nhiều xúc động cho quần chúng.

Một số ấn phẩm chào mừng Tuần Văn hoá, tương đối kỷ lưỡng và đẹp. Mỗi đại biểu ra về đều có phần quà gồm sách báo, lịch block, cái cặp làm kỷ niệm.
*
* *
Bảo rằng “Tuần Văn hoá Phật giáo” thì nội dung chưa đủ tầm thể hiện đúng mức, nếu chỉ là “Tuần Văn Hoá Phật giáo Việt Nam” thôi, thì vẫn còn quá ư nghèo nàn về dưỡng chất để người xem có một hình dung về sự phong phú mà lịch sử đã minh chứng Phật giáo từng đồng hành cùng dân tộc. Nhưng dẫu sao, thời gian cấp bách, kinh phí không sẵn và hạn chế, Tuần văn hoá Phật Giáo đã nói lên sự nổ lực và nhiệt thành của Ban Tổ chức để gióng lên tiếng nói trách nhiệm của mình, mà một thời gian khá dài chưa từng thể hiện được.

Tổ chức của Phật giáo, cho dù tổ chức Giáo Hội, tổ chức hành chánh cũng mang bản sắc đặc thù của Phật giáo, một loại tổ chức ảnh hưởng văn hoá Tự Tại của nhà Phật, vì thế, không thể đòi hỏi như những tổ chức chuyên nghiệp khác.

Văn hoá là kết tinh của quá trình thu nhập và phát tiết, do cuộc sống xã hội, do giáo dục học đường, do tập quán từ môi trường sống…nhiều yếu tố cấu thành một hình thái văn hoá, rồi văn hoá tác động lại ý thức, học thuật…Văn hoá của Phật giáo nói chung và Phật Giáo Việt Nam nói riêng là một mảng lớn văn học, kiến trúc, nghi lễ, kinh tạng, pháp khí, thậm chí pháp môn luôn được sáng tạo theo từng thời đại. Nghi lễ ba miền khác nhau, nghi lễ Việt Nam khác với Tàu, không giống Tibet, Nhật bản…Thế nhưng, chúng cũng bổ trợ cho nhau, ví dụ nghi lễ cung nghinh chư tôn đức, đại biểu về tham quan Trúc Lâm Tịnh viện tại Hòn Tre, ban dẫn lễ dùng tiếng ốc của Tây Tạng, tiếng trống bản của Nhật để làm phong phú thêm văn Hoá Phật Việt.

Hy vọng Ban Văn Hoá Phật Giáo trung ương sẽ nỗ lực sáng tạo nhiều sắc thái sinh hoạt để góp phần khởi sắc cho PGVN mà trách nhiệm đang gánh vác.

Dẫu sao, một Tuần văn hoá như thế, khởi đầu không tránh khỏi những khiếm khuyết, nhưng đã làm nổi bật những thiện chí và nổ lực trong tầm tay, một bài học cho những bước tiếp theo để các BTS tỉnh Thành hàng năm cần phải vượt khỏi thói quen trùm chăn chờ thời, một cố tật hầu hết tu sĩ nắm các chức vụ đều vấp phải.

Ban Văn Hoá cũng như các Ban khác cần có những văn bản và mở lớp hướng dẫn, đào tạo cho các BTS chuyên ngành, kích hoạt cho guồng máy giáo hội chuyển bánh trong thiên niên kỷ hoà nhập hiện nay. Đó là niềm hy vọng của toàn thể Tăng tín đồ PGVN muốn Đạo Phật vượt khỏi trì trệ và song hành cùng dân tộc.


MINH MẪN
6/12/09