Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

TỪ BI VÀ VỊ THA

NÂNG ĐỠ SỨC KHOẺ CON NGƯỜI


Trong những năm vừa qua đã có nhiều cuộc nghiên cứu ủng hộ ý kiến cho rằng phát triển từ bi và vị tha đã có một tác động tích cực về sức khỏe thể chất và cảm xúc. Thí dụ trong một thử nghiệm nổi tiếng, David MacClelland, một nhà tâm lý học thuộc Đại Học Harvard (Mỹ) cho một nhóm sinh viên xem cuốn phim về Mẹ Teresa hoạt động giúp những người đau yếu và nghèo khổ tại Calcutta (Ấn Độ). 
blank
Những sinh viên này thuật lại cuốn phim kích thích cảm nghĩ từ bi. Sau đó nhà tâm lý học này phân tích nước bọt của các sinh viên này và phát hiện ra có sự gia tăng chất immuno-globulin-A, một kháng thể có thể giúp chống lây nhiễm đường hô hấp. Trong một cuộc khảo cứu khác của James House tại Trung Tâm Nghiên Cứu của Đại Học Michigan (Mỹ), những nhà nghiên cứu thấy làm những công việc thiện nguyện đều đặn, tương tác với người khác bằng thái độ từ bi và ân cần, tăng tuổi thọ thêm và chắc chắn là tăng sức sống chung. Nhiều nhà nghiên cứu khác trong lĩnh vực mới về tâm-thể trong y học đã chứng minh những khám phá tương tự, dẫn chứng trạng thái tích cực của tâm có thế cải thiện sức khỏe thể chất của chúng ta. 

Thêm vào hiệu quả lợi ích về sức khỏe thể chất của ta, có bằng chứng là từ bi và ứng xử chu đáo có lợi cho sức khỏe xúc cảm. Những cuộc nghiên cứu cho thấy chìa tay ra giúp đỡ người khác có thể đem lại cảm giác hạnh phúc, điềm tĩnh hơn, và ít chán nản hơn. Trong một cuộc nghiên cứu ba mươi năm của một nhóm tốt nghiệp tại Đại Học Harvard, nhà nghiên cứu George Vaillant kết luận, thực tế áp dụng lối sống vị tha là một thành tố cốt yếu có lợi cho sức khỏe tinh thần. Một cuộc khảo sát khác của Allan Luks, được tiến hành với vài ngàn người thường xuyên tham gia các hoạt động tình nguyện giúp đỡ người khác, cho thấy hơn 90 % những người tình nguyện ấy báo cáo họ ’"hân hoan" liên tưởng đến hoạt động này, có đặc điểm là cảm thấy ấm áp tình người, nhiều nghị lực hơn. Họ cũng cảm thấy cảm giác bình thản rõ ràng và nâng cao giá trị của mình sau hành động mà cách ứng xử chu đáo không chỉ mang lại tác động nuôi dưỡng xúc cảm mà người ta còn thấy rằng sự điềm tĩnh của người giúp đỡ liên quan đến sự giảm bớt các loại rối loạn thể chất do căng thẳng. 


Hình ảnh: “Người đời muốn tu Tịnh nghiệp không nên nói tôi bận rộn hãy đợi khi rảnh rang, hôm nay tôi nghèo thiếu hãy đợi lúc giàu có, hôm nay tôi còn trẻ hãy đợi đến khi già. Nếu số phận thường bận rộn, nghèo thiếu, mất sớm thì đối với Tịnh nghiệp không có duyên tu tập. Bất chợt qua đời, dù hối hận nhưng đâu còn kịp nữa! Chi bằng, lúc thân thể khỏe mạnh nỗ lực tu hành”.

HT.Tịch Thất
Trong khi rõ ràng bằng chứng khoa học là hậu thuẫn cho lập trường Đức Đạt Lai Lạt Ma về giá trị thực sự và thực tiễn của từ bi, ta không cần phải chỉ dựa vào những công cuộc thử nghiệm và khảo sát để xác định sự đứng đắn của quan điểm này. Chúng ta có thể nhận ra sự liên quan chặt chẽ của quan tâm, từ bi, và hạnh phúc riêng tư trong đời sống của chúng ta và đời sống của những người chung quanh. Joseph, một nhà thầu xây cất sáu mươi tuổi, mà tôi gặp vài năm nay, là một minh họa tốt cho việc này. Trong ba mươi năm, Joseph điều khiển công việc kiếm tiền dễ dàng, lợi dụng việc xây cất tăng vọt dường như vô tận tại Arizona để trở thành triệu phú.
Tuy nhiên vào cuối thập niên 80, việc buôn bán bất động sản địa ốc đổ vỡ tồi tệ nhất trong lịch sử Arizona. Joseph bị thiệt hại nặng và mất mọi thứ. Cuối cùng ông phải tuyên bố phá sản. Những khó khăn về tài chánh gây căng thẳng trong hôn nhân của ông, dẫn đến ly dị sau 25 năm chung sống. Không đáng ngạc nhiên lắm, Joseph đã không chịu đựng được mọi sự, ông bắt đầu uống rượu nhiều.
May mắn là cuối cùng ông đã bỏ được rượu nhờ sự giúp đỡ của Hội Bài Trừ Rượu (AA). Là thành viên trong hoạt động của Hội này, ông trở thành người bảo trợ, và giúp người khác chừa rượu. Ông nhận ra ông rất vui trong vai trò bảo trợ, chìa tay giúp người khác, và tình nguyện gia nhập vào các tổ chức khác. ông đã đem kinh nghiệm làm ăn của ông để giúp đỡ những người bị thiệt thòi kinh tế. Về đời sống hiện tại, ông nói: "Hiện tôi có một cơ sở tân trang nhỏ. Cơ sở này có thu nhập vừa phải, nhưng tôi hiểu rằng tôi sẽ không bao giờ giàu có bằng trước đây. Điều nực cười là tuy vậy tôi thực sự không muốn có tiền như trước đây nữa. Tôi muốn dành nhiều thì giờ tình nguyện làm cho các đội ngũ khác nhau, trực tiếp làm việc với mọi người, và giúp đỡ họ bằng tất cả khả năng của tôi. Những ngày này, tôi cảm thấy hoàn toàn vui sướng từng ngày hơn là cả tháng kiếm được nhiều tiền. Tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết trong đời tôi." 
Phương Hà st (Giáo dục & thời đại)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét