Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

8 LÝ DO CHÚNG TA THƯƠNG YÊU ĐỨC

ĐẠT LAI LẠT MA


- Terry Turner - Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


Từ ngữ Tây Tạng "Lạt Ma" (Lama) có nghĩa là một vị đạo sư, là một danh hiệu thích hợp cho một người đàn ông đã dành trọn cuộc đời Ngài, giảng dạy cho chúng ta cách sống hạnh phúc. Để chúc mừng ngày sinh nhật lần thứ 80 của Đức Đạt Lai Lạt Ma, chúng tôi muốn nói đến tám lý do chúng ta thương yêu vị đạo sư sống hạnh phúc nầy.

1. KHI ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA THẮNG GIẢI NOBEL HÒA BÌNH, NGÀI NÓI RẰNG NGÀI KHÔNG CÓ GÌ KHÁC BIỆT VỚI MỌI NGƯỜI

Trong bài phát biểu nhận giải của Ngài năm 1989, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, "Không cần biết chúng ta từ nơi nào đến, chúng ta đều có căn bản giống nhau, vì chúng ta đều là con người. Chúng ta đều đi tìm hạnh phúc, và chúng ta không muốn bị đau khổ. Chúng ta đều có các nhu cầu căn bản giống nhau, và cùng có mối quan tâm như nhau. Tất cả mọi người đều muốn có tự do, và đều muốn có quyền quyết định vận mệnh của chính mình, và của dân tộc mình."

2. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÓ SỰ ĐAM MÊ VỀ KHOA HỌC

Từ lâu lắm rồi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã quan tâm đến khoa học. Ngay từ hồi còn bé, ngài đã tự học để sửa chữa những máy móc bị hư hỏng, từ các chiếc xe hơi cho tới những cái đồng hồ, và các máy chiếu phim. Vào tháng Chín, 2010, Đức Đạt Lai Lạt Ma có bài nói chuyện về thần kinh học của con người, và các chi tiết phức-tạp khác-biệt giữa tâm và cơ thể, đã khiến ngài trở thành một người hỗ trợ trong nhóm thành lập ra Trung Tâm Stanford, Nơi Nghiên Cứu Về Lòng Từ Bi Và Lòng Vị Tha.

3. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI RẰNG MỘT NGƯỜI ĐẠO ĐỨC, KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI CÓ NIỀM TIN VÀO TÔN GIÁO

Vào năm 2009, trong buổi lễ khai mạc tại Trung Tâm Đạt Lai Lạt Ma, Về Các Giá Trị Đạo Đức Và Sự Chuyển Hóa, ở trong khuôn viên trường Đại Học MIT, ngài kêu gọi các giáo sư giảng dạy về đạo đức, và lòng từ bi, mà không dựa vào niềm tin tôn giáo.

4. CÁC BÀI GIẢNG DẠY CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÓ ĐIỂM CHÍNH YẾU LÀ LÒNG TỪ BI

Vào ngày Chủ Nhật ở Anaheim, ngài nói với các khán giả đang tu họp, là trong ngày sinh nhật 80 tuổi của ngài, điều ngài mong muốn duy nhất là mọi người thể hiện lòng từ bi của mình đối với người khác. Cuốn phim từ bài giảng của ngài về lòng từ bi, đã được đăng trên trang Facebook của ngài.  

5. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA HIỂU BIẾT VỀ "SỨC MẠNH TRONG LỜI CHÀO HỎI ALOHA CỦA NGƯỜI HẠ-UY-DI (HAWAII)"

Đức Đạt Lai Lạt Ma mang thông điệp về hòa bình, cùng với lòng từ bi - và tính hài hước, có dấu ấn riêng biệt của ngài - đến Hạ-Uy-Di (Hawaii) vào tháng Tư, 2012, để kỷ niệm ngày gặp gỡ giữa hai nền văn hóa. Tương tự như truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, nền văn hóa nguyên thủy của người Hạ-Uy-Di có phẩm chất tâm linh tự nhiên, và riêng biệt - và từ ngữ "Aloha" có ý nghĩa nhiều hơn là lời chào hỏi. 

6. HẦU NHƯ, CHÚNG TA LUÔN NHÌN THẤY ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA MỈM CƯỜI VỚI MỌI NGƯỜI

Thật ra, ngài là đồng tác giả cho một cuốn sách bán chạy nhất Hoa Kỳ, cuốn sách giải thích làm thế nào để chúng ta sống có hạnh phúc. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng "mọi hành động trong đời sống của chúng ta đều hướng tới mục đích là hạnh phúc." Nghệ Thuật Sống Hạnh Phúc chỉ bày cho chúng ta cách đối phó mỗi ngày với sự lo lắng, với sự bất an, với sự giận dữ, và với sự chán nản - và làm cách nào để chúng ta mỉm cười với mọi người thường xuyên hơn.

7. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA KHÔNG SỢ HÃI, KHI ĐỀ NGHỊ NHỮNG CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN "TÂM BÌNH AN"

Trong buổi nói chuyện ở Thủ Đô Hoa Kỳ vào tháng Bảy, 2011, Đức Đạt Lai Lạt Ma đề nghị một kế hoạch để đạt đến mục tiêu là mang lại hòa bình cho thế giới, chúng ta hãy bắt đầu ở mức độ cá nhân, và nhờ các cảm xúc của lòng từ bi, mà mỗi người tìm thấy tâm bình an của chính mình.

8. ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA CÙNG LÀM VIỆC VỚI CÁC LÃNH TỤ HỒI GIÁO, ĐỂ BÀN VỀ CHỦ NGHĨA TÔN GIÁO CỰC ĐOAN

Ngài đã phải thay đổi lịch trình bình thường của ngài, mà thông thường phải dự bị, và sắp xếp trước đó bảy năm, để chấp nhận một lời mời từ một cộng đồng Hồi Giáo vào tháng Tư, 2006, để thảo luận cách giảm thiểu chủ nghĩa tôn giáo cực đoan, để kỷ niệm sự thống nhất, và để tố cáo sự bất khoan dung trong tôn giáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét