Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

HÓA GIẢI


Sau một tuần vụ án chùa Hiển Quang được lên mạng, thế giới đều biết, trong nước, một số vùng xa cũng hiểu được vấn đề, ngay tạI TP HCM không thiếu người ngạc nhiên một vụ nghiêm trọng như thế mà không hề nghe báo chí phản hồi.Và ngạc nhiên hơn nữa, gần một tháng vẫn không nghe phía nhà nước thông báo hay giải quyết sự việc!

Có người bảo rằng, vụ án không có nhân chứng, vật chứng đủ thuyết phục quy kết cho bất cứ ai!
Hàng ngày, báo chí VN đều loan tải những vụ án không hề lưu lại chứng tích can phạm, thế mà không quá 24 giờ, C.A VN đã bắt trọn ổ kẻ gây án.Vụ đốt chùa xẩy ra giữa lòng giáo xứ , an ninh tuyệt đối, liên hệ đến những hiện tượng trong thời gian xin dựng bảng chùa, những đầu mối hiển nhiên mà vẫn xem như bế tắc!
Hàng ngày, báo chí VN đều loan tải từ chuyện cán bộ cao cấp tham ô những lạm đến chuyện xe cán chó, chó cắn xe, phản ánh nhiều mặt trong xã hội để nhà nước hành xử theo pháp luật.
Thế mà vụ đốt chùa giữa thành phố không hề được loan báo, không thể bảo là không biết, hay là biết mà không được phép đăng tải, chứng tỏ báo chí chưa thoát khỏi vòng kềm tỏa!
Trong thời điểm nhà nước VN bắt tay giao hảo với thế giới, làm hòa với Vatican, đoàn kết mọi tầng lớp nhân dân và tôn giáo, ổn định xã hội và chính trị để đưa đất nước thoát khỏi áp lực mọi phía, kể cả kinh tế, cố gắng nâng mức sống nhân dân lên ngang tầm các nước trong khu vực, và quan trọng hơn, thể hiện bản năng vượt trội của một VN tự cường, năng động, cố tạo một sắc thái hài hòa đặc thù. Với thiện chí và chủ hướng đó, VN gặp phải những kẻ luôn khuấy động , cố tình phá vỡ chính sách nhà nước, gây xáo trộn xã hội, và thách thức ngành an ninh VN.
Người dân thông cảm thái độ tế nhị của nhà nước đối với vụ việc chùa Hiển Quang, không muốn làm to chuyện gây mất tình đoàn kết tôn giáo, nhưng không có nghĩa bao che cho thái độ quá khích có nguy cơ làm tiền lệ triệt hạ PG mà họ đã làm suốt 500 qua trên mãnh đất nầy. Đây là thái độ tế nhị hay là thái độ dung dưỡng? Tế nhị không có nghĩa trấn áp kẻ bị hại, bênh vực kẻ manh động. Và kẻ bị hại không được quyền tự bảo vệ, dù là tự vệ bằng ngôn từ, văn bản và truyền thông?
Đồi với PG, một tổ chức được mệnh danh là GH, trước sự kiện đe dọa sinh mạng và tài sản của một thành viên như chùa Hiển Quang, GHPGVN đã làm những gì? Từ Thành HộI đến Trung Ương, không hề nghe tiếng nói bênh vực, ít ra yêu cầu nhà nước làm rõ vấn đề, và, một tinh thần đồng đội lẫn đồng đạo: vấn an bằng văn bản hay cử nhân sự đến chia buồn, trấn an! Kể cũng lạ, ai chết mặc ai!
Tuy thiệt hại vật chất trên dưới 200 triệu, giá mà Ban từ Thiện Trung Ương hay thành phố quan tâm đến món tiền tượng trưng phụ giúp việc sửa sang, có lẽ chùa Hiển Quang cảm thấy ấm lòng và được an ủi hơn những người săc tộc Tin Lành ( vốn được Hội Thánh nuôi dưỡng, có thêm đồ cứu trợ không thiếu cũng không thừa đó). Một miếng khi đói bằng gói khi no là vậy! Tinh thần đồng đội trong PG như thế, chả trách các chùa bị xóa sạch biến thành nhà thờ một cách dể dàng mà không ai dám lên tiếng bênh vực. Và bây giờ, vụ đốt chùa ngang nhiên giữa đô thị mà PG vẫn phải chịu lép vế. Giáo hội bảo vệ ai? luật pháp bảo vệ ai?
GHPGVN ngoài nhiệm vụ mang tính hành chánh và quyên góp tài vật, làm được gì? những thành quả đạt được ngày nay không hẳn do công lao của các ngài lãnh đạo nếu không có một GH đối trọng như PGTN tác động.
HĐGMVN nói chung, Giáo xứ Vinh Sơn quận Tân Bình nói riêng không thể vờ vịt như không hay không biết một sự cố xẩy ra trong lòng giáo xứ mà ít nhiều có liên hệ trực tiếp với thái cách của tôn giáo mình. Kẻ trộm không lý do gì đốt chùa; giả dụ nhà chùa mích lòng lân cận, không ai can đảm hoặc nở cố tình thiêu sống 15 mạng người, nếu vụ cháy không kịp thời phát hiện. Trong giáo xứ, không một kẻ bên ngoài nào xa lạ nửa đêm dám lẻn vào phóng lửa và cắt điện một cách bình tỉnh, có tính toán, vì khu phố đều có đội dân phòng canh gác !
Một vấn đề được đặt ra – giáo xứ Vinh Sơn và GH KITO VN lấy quyền hạn nào, dựa trên thế lực nào ngăn cấm chùa Hiển Quang dựng bảng, dù cách cổng nhà thờ, lùi vào 6m? Nếu bảo một nước không thể hai vua, tôn giáo nào tồn tại lâu đời nhất trên mãnh đất nầy? Tôn giáo nào cùng dân tộc chống đuổi Nguyên Mông, đem lại hòa bình cho xứ sở suốt nhiều thế kỷ? Ai rước thực dân về dầy xéo quê hương, ai theo gót chân xâm lược để bành trướng thế lực? Ai cướp đất chùa miểu, ai tiêu diệt văn hóa bản địa?
Một tôn giáo trên hai ngàn năm sống chết cùng dân tộc không thể xem như kẻ ăn nhờ ở đậu cướp của giết người như 500 năm vừa có mặt một cách bất hợp pháp! Vâng, một tín đồ vô danh tiểu tốt phát ngôn bởi lòng đố kỵ muốn giáo xứ toàn tòng cũng như GH muốn toàn bộ dân tộc nầy dâng lên cho đức mẹ Maria vô nhiểm nguyên tội, đều phát xuất từ tâm chuyên quyền độc đoán. Đó là tính chất mà một dân tộc hiếu hòa chúng ta, bao dung của Tam giáo không hề có. Qua 500 năm sống và thở trên quê hương VN không thay đổi được bản chất cực đoan đó sao! H.Q bảo: quạ phải đen, không đen, không phải quạ, có lẽ đúng vậy!
Kito giáo nói chung và GH Kito VN nói riêng nên có thái độ lể phép biết điều với dân tộc và với một tôn giáo đàn anh, cũng là bậc thầy của mình về giáo lý cũng như tác phong đạo đức tôn giáo.
Hai vấn đề được đặt ra cho nhà nước VN, một sự kiện tuy thuộc phạm vi khu phố, nhưng tầm vóc trở thành vấn đề nhạy cảm của một dân tộc:
1/ Nhà nước có quyền hay kito giáo có quyền cho phép PG dựng bảng chùa? nếu Kito giáo không cho phép, nhà nước hành xử thế nào về sự bình đẳng tôn giáo trong một xã hộI ( chưa nói kẻ có tội và người có công với dân tộc đều bình đẳng như một ký sình trùng và một quả tim trong cùng một cơ thể) Ai đang lãnh đạo đất nước nầy? chừng nào chùa Hiển Quang được dựng bảng,( tấm bảng bị cháy ngay chổ ngọn lửa chuồi vào trong chùa)
2/ Tuy nhà nước không muốn phanh phui vụ án, sợ mất tình đoàn kết hay do một áp lực nào đó. Vụ án ém nhẹm đã tạo rạn nứt giữa hai tôn giáo và quần chúng mất niềm tin quyền lãnh đạo của nhà nước trên mãnh đất nầy. chìm xuồng không phải là giải pháp đoàn kết tôn giáo và quần chúng đánh giá bản lãnh của nhà nước trước một thế lực vô hình, chứng tỏ nhà nước tồn tại không dựa vào lòng dân mà dựa vào áp lực đen tối!
Một giải pháp chung cuộc, ba bên đều được việc: để thể hiện quyền lực của nhà nước trước thế lực đen, có thể xem đây là vụ án một kẻ manh động phá hoại tài sản công dân, xử theo điều khỏan luật tố tụng hình sự, sau đó, tù hay tha, phạt vạ hay miễn tố là do Tư pháp, nghĩa là phải truy cứu trách nhiệm hình sự.( và khoanh vùng trong phạm vi đó mà không cần những kẻ liên đới, đó là cách giữ thể diện cho cả nhà nước lẫn nhà thờ) bởi lẽ, hai cá nhân ẩu đả, luật pháp còn xử huống thay một hành động phá hoại chính sách đoàn kết tôn giáo của nhà nước.
Hai,nhà nước nên mời GHPG và GHKito giáo ngồi lại giải hòa, bên Kito giáo phải có lời xin lổi, hoặc trực tiếp, hoặc bằng văn bản và hứa trước pháp luật không để xẩy ra những vụ va chạm giữa các tôn giáo vế sau ( việc nầy không công khai trước quần chúng hay báo chí). Giáo xứ Vinh Sơn nên tỏ thiện chí bằng cách làm lại tấm bảng chùa Hiển Quang bị đốt cháy. Giáo xứ và nhà chùa qua lại thăm nhau như mọi khi.
Đất nước ta đang chuyển mình vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế, đang ra sức bảo vệ an ninh xã hội và chính trị, đang thành công trên mặt trận ngoại giao, đang tiến bộ trong phạm vi GDP, đang đau lòng trước sự tha hoá của cán bộ, đang thất thoát tài chánh và kinh phí cho nhiều dự án, nhiều công trình, nhưng đừng để thất thoát niềm tin của quần chúng, đừng để bất công trong xã hội rộ nở, nếu bất công cũng chỉ là sự bất công lẽ thường của sinh hoạt đờI sống qua mức thu nhập, không thể bất công vì kẻ mạnh có tiền, bất công tôn giáo có thế lực và cái bất công vô lý vì tôn giáo nầy không được ngang quyền với tôn giáo khác, dù chỉ là tấm bảng chùa vừa bảy tấc cao.
Đòi hỏi một tế nhị của nhà cầm quyền đối với các tôn giáo không phải ém nhẹm những bất công mà truy cứu những bất công có tình có lý, xét thấy không thể áp dụng luật pháp, con đường tình cảm vẫn còn lắm lối thoát cho giới lãnh đạo trí tuệ, cả đạo lẫn đời, để đầu xuôi đuôi lọt một cách êm thắm, vừa lòng cả đôi bên mà nhà nước vẫn giữ được phong cách của pháp quyền trước áp lực tôn giáo, đó là cách Hoá Giả một vấn đề


MINH MẪN 31.12.05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét