Thứ Năm, 16 tháng 4, 2009

NIỀM ĐAU THẾ KỶ


Lời đầu

Trong thời gian khắp nơi vận động để Thiền sư Thích Nhất Hạnh về hoằng hóa Phật sự tại quê nhà, đến lúc đặt chân lên quê mẹ, suốt ba tháng làm việc không mệt mo(i, được sự ủng hộ nồng nhiệt trong nhiều tầng lớp quần chúng, theo dõi cuộc hành họat đó, những bài phản ánh đã ra đời.

Sau khi Thiền sư trở lại hải ngọai, dộc giả mong những bài viết rải rác được kết tập, đồng thời được sự tài trợ của anh Văn Hùng Quang, chúng tôi cho ra mắt bạn đọc toàn bộ bài vở theo thứ tự thời gian.
Hẳn nhiên không thể đầy đủ, nhưng qua sự hạn chế đó, nói lên được việc làm vô tư của Thiền sư mà một số người xuyên tạc hoặc hiểu lầa(

Thành công và thất bại là chuyện thường tình, tùy góc độ và tầm nhìn mà việc làm của Thiền sư được xem là thành công hay thất bại!

Do vậy, tôi xin mạn phép gom góp để hoàn thành tập văn trên tay quý vị đang cầm.

Minh.Mẫn
Hè 2005




















NIỀM ĐAU THẾ KỶ

Hiv, ung thư, tiểu đường… là những căn bệnh thế kỷ, chỉ đến với chính bệnh nhân, nhưng niềm đau thế kỷ đến với tất cả mọi người, đó là niềm đau bạo động, cực đoan, khủng bố.
Nhiệm kỳ đầu của G.Bush đã xẩy ra lắm tang tóc mà hai nhiệm kỳ của cựu Tổng Thống Bill Clinton không hề có, nêu vấn đề nầy ra, không có mục đích quy trách cho ai, chỉ để chúng ta nhìn lại, tìm hiểu nguyên nhân và rút ra một phương án giải quyết vấn đề mà hiện nay cứ như là bế tắt!

A/ Sau khi Hồi giáo cực đoan phá hủy hai bức tượng cổ PG tại Afganistan, liền sau đó Mỹ đổ quân truy diệt Mullah Omar và Osama Binladen, được cộng đồng thế giới hoan nghinh một việc làm đầy chính nghĩa, thế nhưng với tính nghĩa hiệp đó, Mỹ và đồng minh Anh tự đảm đương, không cần thế giới giúp sức, mãi đến khi mệt mõi và không kiểm soát được tình thế, mới kêu gọi các nước đưa quân vào ổn định trật tưo( nếu khởi đầu Mỹ chịu chia vùng cho các nước đảm trách xuất phát đồng bộ thì Binladen và toàn bộ chính phủ Taliban có cánh cũng khó thoát, đâu xẩy ra ngày 11-9 kinh hoàng! Mục đích đúng nhưng hành động trở thành phi chính nghĩa. Tiếp theo sau là sự bùng vỡ của nhóm cực đoan tràn lan như vết dầu loan. Mỹ lại lấy cớ diệt khủng bố, và vũ khí giết người hàng loạt, tấn công Iraq chỉ vì quyền lợi riêng tư, Mỹ không ngờ cuộc chiến Iraq kéo dài ngoài dự đoán, cứ ngỡ bắt Saddam là yên chuyện, không phải thế, càng ngày càng sa lầy, Mỹ cố lập chính phủ dân sự chuẩn bị bầu cử, giao cho các nước đồng minh chịu trách nhiệm giữ trật tự để mong rút khỏi Iraq trong danh dự như một VN thứ hai, thế nhưng tình thế vẫn không sáng sủa, vì ý chí quật cường của nhân dân được hậu thuẩn từ Hồi giáo cực đoan, Mỹ và các đồng minh thật sự lúng túng trước sự chết chóc ngày một tăng, nhất là con tin bị sát hại không thương tiếc; Hàng ngày truyền thông quốc tế loan những tin bất lợi cho Mỹ, không những vụ bắt cóc, sát hại con tin mà cả vấn đề binh sĩ Mỹ hành hung, sát hại tù binh đã dấy lên phong trào phẩn nộ Mỹ, không biết ai chính nghĩa, ai phi nghĩa!
Sát hại con tin vô tội vạ, xem mạng người như giun dế là một tội ác kinh tởm, nhưng thử hỏi những kẻ cực đoan, ngoài hành động nầy, còn phương cách nào đánh thức lương tri của nhà lảnh đạo Mỹ, một khi họ ở vị thế yếu kém mọi mặt; hẳn nhiên họ phải phản ứng một cách điên khùng để tự vệ, phản ứng nầy có thể chấp nhận với những kẻ vô tôn giáo, nhưng Hồi giáo đã tin một Thượng đế mà con người là sản phẩm của đấng tạo hóa đó, là anh em một cha, thế mà, nhân danh Allah, họ hành động như chiếc máy chém, biết rằng hành động vô lương tâm đó tạo nhiều kinh tởm cho nhân loại. Một vài nhà lảnh đạo Hồi giáo, cảm thấy cắn rứt lương tri, bèn lên án những thành phần cực đoan, nhưng ai là không phải Hồi giáo cực đoan? Đàn bà con nít? Nhưng cũng có những vụ đàn bà con nít ôm bom tự sát! Ngày nay trên toàn thế giới có bạo loạn đều do bàn tay Hồi giáo cực đoan; 16 thế kỷ qua Kitô giáo La mã nhuộm máu nhân loại, nhưng biết gác kiếm để hóa thân trong những hình thức tế nhị hơn, bây giờ Hồi giáo đi vào con đường thời thượng đó, tuy ở hoàn cảnh khác nhau, không phải Hồi giáo mới đi vào con đường sắt máu nầy mà đã từng giết sạch PG tại Ấn Độ, (Hồi giáo có mặt tại Ấn vào thế kỷ thứ 8) mãi đến mấy trăm năm sau PG vẫn chưa phục hồi lại sinh lực, cũng như Kitô giáo, nơi nào họ đi qua, nơi đó không còn dấu vết văn hóa cũ của dân tộc và tôn giáo ở đó. Những tháng gần đây, miền Nam Thái Lan cũng bị thành phần cực đoan nổi dậy sát hại hàng trăm người trong đó có các nhà sư PG, tín đồ và quan chức, cảnh sát nhà nước; Thái Lan là đất nước thanh bình trong thời gian khá dài, PG là quốc giáo, nhân dân hiếu hòa, tốt bụng, chính vì vậy mà họ sẳn sàng chấp nhận bất cứ tôn giáo nào, như Kitô giáo, Hồi giáo... mà không hề nghĩ đến hậu quả ngày nay, vì là tín đồ PG, nên không có sự chống trả như Kitô giáo và Hồi giáo, Tin lành giáo và Kitô giáo, Chính phủ Thái đang lâm vào thế khó xử, nhân nhượng thì được đàng chân, lân đàng đầu, mạnh tay sẽ châm dầu vào lửa, mặc dù Thủ tướng đã xin lổi và bồi thường nạn nhân trong vụ đàn áp biểu tình của nhóm cực đoan đó, nhưng họ vẫn giết PG để trả đũa; Tại sao Hồi giáo cực đoan lại khuấy động Thái Lan trong khi Trung Đông chưa ngã ngũ, một số vùng vẫn còn gay cấn giữa Kito giáo, Tin Lành, Hồi giáo, nhất là Mỹ và các đồng minh đang ra sức triệt tiêu khủng bố, ngược lại, Binladen tuyên bố cuộc chiến tranh hiện nay không mang tính tôn giáo, nghĩa là không phải cuộc thánh chiến như Hồi giáo tuyên bố trước đây khi đối đầu với Mỹ; về phía Binladen nghĩ như vậy, nhưng tự thân Hồi giáo lâm chiến, vẫn xem cuộc đối đầu với phương Tây là đối đầu với Kitô giáo La mã mà lịch sử còn đậm dấu vết sát phạt nhau, suốt hai thế kỷ Roma khởi xướng các cuộc Thập Tự Chinh; phải chăng sự xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm của Osama Binladen không những cảnh cáo nhân dân Mỹ và đồng minh mà còn tiếp những lá phiếu vô hình cho G.Bush tái đắc cử để tiếp tục chơi trò mèo vờn chuột, G.Bush là sát tinh của Hồi giáo cực đoan hay Binladen là sát tinh của G.Bush? Bush từng treo giải 50 triệu đô cho cái đầu của Binladen, ngược lại trùm khủng bố cũng ra giá tương tự, nhưng chưa ai nhận giải mà chỉ có dân vô tội nhận sự chết chóc. Giữa Mỹ và khủng bố có liên hệ gì với toàn thế giới hay chỉ là chuyện ân oán riêng tư ? Nếu chổ riêng tư, tại sao kéo các đồng minh tham chiến, nếu liên hệ với cộng đồng thế giới, có phải đây là trận tuyến không còn ranh giới như thời chiến tranh lạnh giữa CS và Tư Bản, và như vậy hầu hết các quốc gia có mặt Hồi giáo đều là trận tuyến một mất một còn, thế cài răng lược, các nhà lảnh đạo rút tỉa được bài học đáng giá hiện nay một số vùng trên thế giới đang là thí điểm. Dù Binladen phủ nhận những vụ khủng bố xẩy ra không vì lý do tôn giáo, thực tế vụ việc xẩy ra tại Thái không thể là kẻ vu vơ thiếu tổ chức làm được, đó lại là vùng tiếp giáp cộng đồng Hồi giáo Malaysia; Thật sự nhân loại đau buồn, phẩn nộ sự man rợ giữa thế giới văn minh hiện nay, và phẩn nộ hơn cung cách thô bạo của Mỹ cậy vào vũ khí, sức mạnh để áp đảo mà xem nhẹ chính trị và tâm lý, bạo lực không giải quyết dứt điểm bạo lực, tuy Mỹ có vũ khí hiện đại và đồng minh đông đảo, đối chọi lại lực lượng cuồng tín, vũ khí không cân sức và phương tiện vận chuyển bị hạn chế, thế mà tình thế như ngang ngữa, không tìm ra lối thoát! Và rồi ai khủng bố, ai cực đoan?!
Trên thế giới luôn sống phập phồng lo sợ, qua một đêm mới biết mình còn sống, tận hưởng những giây phút an lành hiếm hoi, thất thường của đời người, chưa bao giờ nhân loại bi quan, thất vọng như thế kỷ XXI nầy. Cuộc chiến đấu mòn mõi của nhân dân Palestine trước sự thô bạo của Sharon do Mỹ hậu thuẩn một cách khó hiểu, buộc nhân dân nhỏ bé đó biến thành kẻ sát nhân bất đắc dĩ, nhân loại đau lòng, thế giới lên án có lệ, Liên Hiệp Quốc bất lực ngồi nhìn Mỹ thao túng; rồi đến Syria, Lyban, Iran…, cũng bị Mỹ đặt vấn đề! Thật sự Mỹ đang chống khủng bố hay trở thành kẻ khủng bố tạo một thế giới bất an, ngược lại, với kẻ ngoan cố bất trị như Bắc Triều Tiên, biết rõ họ có vũ khí hạt nhân, nhùng nhằng trên bàn hội nghị mà Mỹ vẫn không hề dứt khoát. Những thành phần cực đoan. Bạo động là ổ kiến lửa, thà đừng vấy vào, đã nhúng tay, phải có phương án nhanh gọn, hữu hiệu, bằng không sẽ tạo phản ứng giây chuyền như đã và đang xẩy ra. Muốn hạ cây to, phải tỉa rễ nhánh chung quanh, thì đâu có những đạo quân nước ngoài tiếp tay cho khủng bố!
Thời đại nào cũng cần dọn sạch những tâm hồn sắt máu, sát nhân để cuộc sống được bình an, Mỹ là quốc gia tự nhận có phong cách dẫn đầu thế giới tiến vào toàn cầu hóa, nhưng Mỹ đã toàn caê( hóa loạn lạc chứ không có một sách lược toàn cầu hóa một cách hòa bình, phải chăng lý thuyết đúng nhưng hành động sai do tánh ngạo mạn, ỷ thị, cậy sức của Mỹ? Công việc có tính toàn cầu, Mỹ không thể đơn phương hành động nếu không được sự đồng tình tiếp sức của các nước, cần tôn trọng, lắng nghe mọi phía, trong nhiều cuộc chiến, Mỹ luôn thất bại tâm lý chính trị kéo theo quân sự mà sau đệ nhị thế chiến đã xẩy ra, ví dụ Cuba là hòn đảo nhỏ sát nách Mỹ, thế mà người khổng lồ cờ Hoa vụng về thô bạo đưa đến thất bại vụ vịnh con Heo; hình như Mỹ không thay đổi chiến thuật trong quân sự và chiến lược trên bàn cờ quốc tế, từ một VN đến các khu vực tham chiến đã xẩy ra, vì vậy, lúng túng, sa lầy khi vào cuộc, luôn tìm thế rút lui trong danh dự để rồi hậu quả không khá hơn! Nói thế không phải Mỹ hoàn toàn thất bại, vì có những cơ may ngoài dự đoán, ví dụ sách lược cấu kết với Vatican quấy rối Balan và làm suy sụp Liên xô mà kết quả đến quá nhanh, Mỹ dự tính phải thập niên mới mong kết quả; Những chiến lược toàn cầu Mỹ dễ thành công hơn là chiến tranh du kích, kéo dài sự mòn mõi mà vốn Mỹ muốn nhanh gọn, tin cậy vào cơ giới, khí tài hơn nghị lực. Anh chàng khổo( lồ thường thua mưu trí tiểu xảo của chàng lùn và vì không đủ kiên nhẫn; Có lẽ các nhà chính trị Mỹ phải kiểm lại sách lược hành động của mình với tinh thần khiêm tốn biết lắng nghe, giảm bớt cao ngạo khi mà bọn khủng bố đánh ngay vào trái tim của Mỹ bằng chính phương tiện của Mỹ, làm bẻ mặt một cường quốc tự hào lảnh đạo thế giới mà tự minh không đủ khả năng phòng vệ!

B/ Binladen tuyên bố sự kiện xẩy ra trên thế giới ngày nay không phải vì tôn giáo, tại sao Hồi giáo tham chiến và gây tội ác? Nếu cuộc chiến hiện nay không phải vì thế giới Hồi giáo, có nghĩa Mỹ chỉ triệt tiêu khủng bố, đối đầu với cực đoan thì Mỹ đúng, có chính nghĩa; Hồi giáo chiến đấu cho ai? Có thể cảm thông những chí nguyện quân Hồi giáo vì tình nhân loại trước sự áp chế bất công, kẻ cả của Mỹ tại Iraq, Palestine, nhưng nhân loại làm sao cảm thông trước sự bạo tàn sát hại con tin một cách kinh tởm! Hai phi công Mỹ nhấn nút hai quả bom xuống Hiroshima và Nagasaki, không thấy hình ảnh chết chóc, thế mà phải điên loạn vì khủng hoảng tình cảm, những bàn tay cắt cổ, đập đầu và trực tiếp nhìn thấy sự đau đớn, van xin, đầu rơi, máu đổ của nạn nhân, càng điên loạn hơn bởi khát máu mà lương tâm không hề lay động; ôi tôn giáo nhân danh thượng đế !
Cuộc chiến đối đầu với Mỹ của Hồi giáo cũng đáng khâm phục, trên thế giới, các cường quốc hiện nay không ai dám nghĩ tự mình đương đầu như thế, đó là anh hùng nhưng không anh hùng khi sát hại các nhà sư, những người dân lương thiện, triệt tiêu các tôn giáo và phá hoại sự an bình của một quốc gia không có lý do chính đáng, có nên xét lại chăng những nhà lảnh đạo Hồi giáo ! Tại sao không chung sống hòa bình với anh em đồng loại mà phải bạo hành! Truyền thống chiến đấu tự tồn ăn sâu vào huyết quản của các bộ tộc du mục, rồi đến các thương buôn trên sa mạc, Muhammad, giáo chủ sáng lập đạo Hồi cũng là những áp tải, bảo vệ đoàn thương gia trước khi khai đạo, vì thế tinh thần chiến đấu luôn tồn tại, Muhammad cũng từng dẫn đạo quân tấn công Do thái Bani và nhiều lần tấn công các bộ tộc khác hoặc vùng lân cận như Syria, thống nhất Mecca; Muhammad chiến đấu liên miên để truyền bá Hồi giáo, với lý luận: thực hiện ý muốn của Thiên chúa, vì thế Hồi giáo luôn có tinh thần chiến đấu cao, tuy nhiên Muhammad cũng có nghĩa khí cao thượng, biết tha thứ và trọng dụng kẻ thù. Thế kỷ thứ bảy, lực lượng Hồi giáo do Muhammad lảnh đạo đã chiếm cứ một vùng khá rộng và quy phục nhiều lảnh chúa các bộ tộc, trong đó cộng đồng Ả Rập và Do Thái ở Jordan đều trở thành chư hầu của Muhammad, nhưng với tinh thần chiến đấu cực đoan đó, Hồi giáo Sunni và Shiite lại thanh toán lẫn nhau, tuy cùng tin Muhammad là tiên tri qua trung gian của thiên thần Gabriel suốt 22 năm, dĩ nhiên sau tiên tri Moses, Phaolo. (Hồi giáo là sự cải biên từ Do thái giáo và Kitô giáo biến thành một tôn giáo riêng cho khối Ả Rập, tự nhận là tôn giáo dân tộc như Cao Đài giáo tại VN là một tổng hợp nhiều hệ giáo và là tôn giáo sáng lập tại VN nhưng khác với Cao Đài, Hồi giáo biến khối Ả Rập thành một lực lượng gắn bó cả về quân sự lẫn chính trị trong nhiều thế kỷ.) Tinh thần anh dũng kiên cường đó khởi hứng từ Koran, tin rằng hy sinh cho nước chúa và được tưởng thưởng ở một Thiên Đường vĩnh lạc, cuộc sống hiện hữu chỉ tạm thời, đó là kích thích tố cho lòng nhiệt thành hiếu chiến, hầu hết các tôn giáo thần học đều cuồng tín như vậy! Đành rằng trong thế giới Hồi giáo Ả Rập xưa kia tồn tại một nền văn minh nhất định, đồng thời cũng hạn chế mức tiến hóa nhân loại không kém như Kitô giáo Rô ma đã thao túng Âu Châu suốt nhiều thập kỷ; với trình độ nhân loại ngày nay, nên xét lại những tác hại từ tôn giáo, có một chương trình giáo dục nhân loại một tinh thần nhân ái hơn, hòa bình hơn.
Binladen hay ai đó khởi xướng chống Tây Phương, nên xét lại phương án hành động, không nên lấy mạng người làm điều kiện trả giá, và không chỉ có khủng bố là phương tiện duy nhất để thành đạt kết quả! Đối với các quốc gia vô can và vô hại như Thái Lan, không nên bành trướng tôn giáo bằng bạo lực của thời Trung cổ, lịch sử truyền bá Hồi giáo cũng ghi nhận có lúc rất hòa bình, dễ chịu như vào thế kỷ XV đến XVIII, giáo phái Sufism đem đạo Hồi vào Indonesia và Malaysia bằng đạo đức khoan dung, bình dị và tự thân rất thanh khiết, tại sao không áp dụng phương cách đó cho các vùng trên thế giới? Hồi giáo cũng từng có những trí giả khoa học đóng góp cho nhân loại một nền văn minh chạy dài từ Hy Lạp, Ai Cập, Ả Rập. Nhân loại ngày nay quá ngao ngán bạo lực và chiến tranh, bản thân Muhammad cũng khoan dung với các tôn giáo, không ép buộc ngoại đạo theo mình, tại sao những gương đó không được thể hiện! Phải chăng sau bảy cuộc Thánh chiến, Kitô giáo La Mã đã triệt tiêu nền văn hóa đó, giết sạch tín đồ Hồi giáo và các học giả, các nhà khoa học, đẩy khối Ả Rập vào nạn thất học mù chữ, mất gốc văn hóa hằng thế kỷ, đưa đến đói nghèo, kéo theo thù óan phương Tây cấu kết với Tòa Thánh La Mã để nẩy sanh khủng bố, bạo hành như ngày nay!
Người Hồi giáo xem phương Tây là hiện thân của ma quỷ, xa rời thánh Allah, trác táng tha hóa, vật chất cám dỗ con người mạnh hơn đức tin tôn giáo, cần phải dùng lưỡi gươm của Hồi giáo trừng phạt, vì Hồi giáo đại diện cho Thượng đế. Một tôn giáo truyền bá đức tin bằng bạo lực khác nào thể chế quân phiệt bành trướng bằng quyền lực.
Trong cuộc chiến mà thế giới ngày nay, quốc gia nào cũng cảm thấy lo sợ và bất an, không biết ai chính nghĩa, ai khủng bố; Mỹ tuyên chiến chống khủng bố mà dung chứa trùm khủng bố Chesnia, kẻ có nợ máu với nhân dân Nga; Binladen lại là sản phẩm của Mỹ, G, Bush hổ trợ cho kẻ giết dân Palestine:- A. Sharon.
Sự biến Thai Lan, về hiện tượng do bọn cực đoan, nhưng phía sau bóng tối, phải có một thế lực xúi dục, trách nhiệm nầy, phần lớn do PG Thái và chính phủ xứ chùa tháp. Qua XVI thế kỷ hàng đầu sắt máu của Hồi giáo và Kitô giáo đối với nhân loại, đáng ra các sư PG phải ý thức một phương thức giáo dục quần chúng khi vị thế đang là quốc giáo sở tại. Thảm cảnh PG An Độ còn đó, tại sao Vương quốc Thái không liên kết với PG để cảnh tỉnh nhân dân nhẹ dạ cả tin! Phải chăng PG và Vương quốc Thái đã ngủ quên trong cảnh thái bình suốt thời gian dài hay ỷ lại vào sự bảo trợ của Mỹ, trong khi Mỹ hồi hộp cho sự an nguy của chính mình từng giờ!
VN không bị đe dọa bởi Hồi giáo cực đoan, nhưng đang bị bọn cực đoan đội lốt Tin lành phá rối đất nước; qua những chiến thuật bạo loạn không xong, bấy giờ cử người sang Campuchia gặp Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc ( HCR ) yêu cầu áp lực VN trả đất lại cho họ, như vậy chứng tỏ những thế lực đen tối đó vẫn chưa từ bỏ ý định phá hoại nền an ninh VN, vẫn chưa muốn hòa nhập vào cộng đồng dân tộc để phát triển đạo đức tôn giáo, nơi nào có mặt đạo Chúa, nới đó luôn bất an! Chúng ta lưu ý, PG, Cao Đài, Hòa Hảo là những tôn giáo dân tộc, không bị xách động bởi hệ thống dọc giáo hội quốc tế, Kitô giáo La mã là tổ chức tôn giáo quốc tế, nhưng qua kinh nghiệm máu xương dưới chế độ CS của các quốc gia như Liên Xô, Trung Quốc... trước đây, họ không dại gì tỏ ra manh động lộ liễu một khi chưa thao túng toàn bộ như Ba Lan, họ im lặng cài người trong các cấp chính quyền chờ cơ hội; Tin lành tuy không có Giáo hội chỉ huy thống nhất, nhưng được hậu thuẩn của Mỹ và những tổ chức chính trị quốc tế, họ mới dám khuấy động Cao nguyên, nếu VN không giữ vững lập trường và suy yếu an ninh, chắc chắn giữa Tin Lành và Kitô giáo La mã sẽ chọn VN làm bãi chiến trường lấn đất giành dân không thua Bác Ai len, và VN cũng sẽ là một Rwanda, một Tussi, loạn lạc tất yếu!

C/ VN, an ninh và dân chủ vẫn luôn là đề tài thế giới quan tâm, khi mà mọi nơi bất an, các nhà lảnh đạo trên thế giới yên lòng chọn VN làm điểm tổ chức hội nghị; Năm 2000, nhiệm kỳ cuối của Bill Clinton, ngài sang thăm viếng VN một cách thoải mái, an toàn, có thể đi bất cứ nơi nào muốn, đoàn an ninh tiền trạm của Mỹ trở thành không cần thiết khi VN bảo đảm từ A tới Z, và thật tốt đẹp, phía Mỹ đã ngỏ lời cám ơn ngành an ninh VN sau khi Tổng Thống về lại Mỹ. Hai miền thống nhất, nhà nước VN vất vả không ít để có một ổn định xã hội và an ninh quốc gia; nghĩa là ngành an ninh vẫn thường xuyên căng thẳng đối đầu với mọi tình huống, từ cướp cạn đến giặc ngoài, thế mà vẫn không tránh khỏi những vụ nổi loạn của Tin Lành miền cao đòi lập quốc gia Dega tự trị. Tại sao là Tin lành, hay tôn giáo mà không là thường dân?, vì tôn giáo mới đủ điều kiện quy tụ quần chúng và chính những thần giáo đó mới có sự chỉ đạo từ bên ngoài. Vào thời các cố đạo thừa sai theo chân xâm lược Pháp, cũng từng gây sóng gió tại VN, đến khi Việt Minh nắm chính quyền, các Linh mục cũng nhận vũ khí từ Pháp như Lê Hữu Từ, Hoàng Quỳnh để phá rối trị an và giết hại ngoại đạo (người lương). Đất nước chia đôi, miền Nam chịu sự lảnh đạo của hai đời Tổng Thống Thiên Chúa giáo, nhân dân cũng chịu nhiều áp bức nhiêu khê từ giáo hội Thiên Chúa giáo, PG luôn bị đè ép, và rồi, cũng Thiên chúa giáo hệ phái Tin Lành lại muốn xé lẽ đất nước, rất may, Hồi giáo VN chỉ có 70.000 người mà đa số sắc tộc thiểu số, (Người Chàm miền Trung, người Miên miền Nam và một số người An) tuyệt nhiên người kinh không ai theo, và hệ phái Hồi giáo đó có mặt tại VN từ thế kỷ X, họ sống biệt lập, không chịu sự chi phối bởi cộng đồng HG quốc tế, nên VN chưa có dấu hiệu bị rối loạn; dù HG, Tin Lành hay Kitô giáo cũng đều đạo thờ chúa; cái gương bất an của những vùng do các tôn giáo đó đem lại trên thế giới cho chúng ta một bài học cảnh giác cao độ. Những người cuồng tín đó, từ bên ngoài, luôn rình rập thời cơ để tuồn vũ khí về quê hương, gây đổ máu anh em như ta đã thấy hàng ngày trên thế giới.
PG, một tôn giáo hiếu hòa, luôn tự hào gắn bó với dân tộc như hình với bóng, đúng là vậy, từ tiền bán thế kỷ XX trở về trước, nhưng trong thời kỳ Mỹ, PG đã có dấu hiệu suy vi, và bây giờ, PG đang đứng ngoài lề xã hội VN, vì các sư không còn gắn bó với dân trong mọi sinh hoạt xã hội, các Ngài giam mình trong ốc đảo chùa to, trên xe hơi đời mới, giao tiếp với tín đồ qua điện thoại di động, nhìn đời bằng màn ảnh nhỏ trong phòng riêng; Dân nghèo hữu sự chỉ có những thầy tụng tính công bằng Ngọ, nhà giàu mới được các sư tiếp đãi nồng hậu; dân vùng sâu vùng xa không hề thấy bóng dáng chư tăng, các ngài ngại khó và ngại thiếu tiện nghi trong cuộc sống, tín đồ có bổn phận cúng dường, ít khi được nghe những lời Pháp nhũ, có rất ít những nơi diễn giảng giáo lý cho tín đồ hiểu. Từ Nam chí Bắc thi nhau xây chùa đắp tượng, lập tháp, trong khi đó, người dân nghèo đói, ăn bửa sáng, lo bửa tối; Tín đồ bệnh hoạn có các Sơ, các Cha, các Mục sư thăm viếng; Chung quanh các sư tụ tập một ít tín đồ cảm tình riêng, thiếu kiến thức PP, xem các sư như Phật sống, biến các ngài thành đế vương, tự cảm thấy thế là đủ, là hoằng dương PP. Hiện tượng lạm phát tu sĩ và phô trương cơ sở vật chất cứ nghĩ PP đang hưng thịnh, nhưng tự thân tu sĩ không hiểu mình đang hành trì pháp môn nào, tu tập tới đâu! Trong khi đó, hang cùng ngõ hẽm, từ thành phố đến ruộng sâu, từ vùng biển đến cao nguyên, Tin Lành và Kitô giáo đang chạy đua nước rút gom góp tín đồ, mua chuộc vây cánh, lũng đoạn cán bộ, len lỏi vào mọi cơ cấu nhà nước để chờ đợi thời cơ; liệu nhà nước vừa lo cho đất nước nở mày nở mặt với quốc tế, vừa phát triển kinh tế, vừa ngăn thù trong, chắn giặc ngoài, vừa thanh lọc tham nhũng, vừa chịu áp lực quốc tế nhiều mặt, có đủ tâm trí để tính toán đối phó những mưu ma chước quỷ của tà giáo luôn rình rập đưa dân tộc vào bãi chiến tranh!, trong lúc đó, các sư nhởn nha như vô tích sự, việc đạo việc đời cứ như của thiên hạ, việc làm tiền mới là của mình! Có khi nào PG kiểm điểm lại từ ngày thống nhất đất nước, PG mất bao nhiêu tín đồ? Bao nhiêu tu sĩ theo ngoại giáo? bao nhiêu bậc chân tu đáng kính sống thiếu thốn nơi núi rừng hiu quạnh? Bao nhiêu tăng ni tín đồ không hiểu gì về giáo lý? Và có khi nào quý vị nghĩ rằng quần chúng và Phật tử nhìn mình bằng ánh mắt khinh bỉ, không lợi ích cho đất nước, làm băng hoại ngôi nhà Như Lai, bòn rút dân chúng, sống bám xã hội. Trong chùa có quá nhiều thùng công đức, mỗi bàn thờ để một thùng, bên ngoài chùa, ông Tiêu, Hộ Pháp cũng đứng canh thùng Phước sương; xâu chìa khóa nặng hơn xâu chuổi, tay đếm tiền nhanh hơn lần tràng hạt; Nếu Đức Phật thị hiện, sẽ không nhìn ra đệ tử của mình, Ngài đi chân đất, ngồi dưới gốc cây nhìn đệ tử đi xe máy lạnh vụt thoáng, ném lại đám bụi hồng... Nhưng đức Phật hiểu rất rõ, nếu VN có biến động, chính các sư là người đầu tiên bị ngoại giáo phanh thây, nhân dân ngoảnh mặt vì oán hận! Vì chúng quy cho PG tiếp tay với CS.
Vài trường Phật học, vài cuộc diễn giảng, vài buổi lễ quy y cứ ngỡ là PG thịnh; Tín đồ không phân biệt đâu là chánh pháp và tà đạo, hiểu chung chung đạo nào cũng tốt, miễn có gạo có tiền và có cha đến an ủi là được, bàn thờ ông bà sẳn sàng đập đổ, chiếc áo tu sĩ nặng cơm bá tánh sẳn sàng ném vào sọt rác để tung hô Thượng đế như một Huệ Nhật; không thiếu tu sĩ phản thầy hại đạo để trở thành Mục sư hay tín đồ Thiên Chúa giáo; Những chức sắc không ưu tư sự tồn vong của ngôi nhà Như Lai, chủ quan cứ bảo: có Long Thiên Hộ Pháp lo, thịnh suy là lẽ thường, PP không bao giờ mất..., vâng PP không mất nhưng tu sĩ sẽ không còn như Afganistan bị quân Hồi xóa sổ. Trên năm thế kỷ nhân dân ta lầm lạc tin theo tà giáo, bây giờ, vì cuộc sống khó khăn, tiếp tục đẩy những người nhẹ dạ bám gót những tôn giáo phản động sẳn sàng hy sinh dân tộc cho một đất thánh ảo huyền. Rồi đây, trước trào lưu vọng ngoại, những luồng văn hóa phi nhân bản thẩm nhập lớp trẻ, linh hồn dân tộc biến thành linh hồn con dân La Mã, VN sẽ là gì nếu không như một Philippines thứ hai hay một quốc gia Hồi giáo đầy biến động! Trách nhiệm nầy không do nhà nước mà do chính PG từng là hình với bóng hàng ngàn năm gắn bó, thế mà bây giờ không đủ khả năng lảnh sứ mạng giáo dục quần chúng chấn hưng tinh thần Tam giáo, bảo vệ đạo đức giống nòi.

D/- Tháng 11/2004 nhà nước áp dụng Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo; nghe phong phanh HT Thiền sư T. Nhất Hạnh về thăm quê; sinh hoạt tôn giáo thoáng hơn; người nước ngoài có quyền đến VN giảng đạo... Đối với nước ngoài như Trung Quốc, Nga, cùng là nước CS cũng từng cung thỉnh Thiền sư NH đến nước sở tại lưu giảng, đồng thời làm viện trưởng danh dự cho Viện Đại Học ở Trung quốc từ lâu, bây giờ VN mới mời về là chuyện không có gì phải quan tâm, nhưng quan tâm đến thái độ cởi mở qua những hiện tượng như: tu sĩ xuất ngoại dễ hơn những năm trước, một người dân xin hộ chiếu chỉ mất 20 ngày, một tu sĩ PG phải mấy tháng ra ngoài Hà nội làm thủ tục, bây giờ, sư và dân cũng như nhau; Ngày xưa chùa tổ chức lễ, phải xin phép và đăng ký số lượng người tham dự, giờ đây, chỉ thông báo địa phương; trước đây tấn phong giáo phẩm phải có sự xét duyệt và chấp thuận của mặt trận, ban tôn giáo, bây giờ đó chỉ còn là chuyện nội bộ giáo hội; rất nhiều nếp thoáng đáng phấn khởi. Phải chăng do đất nước an ninh nên mọi sự dần nới lỏng; nguồn vui ấy chưa trọn, tin buồn đã đến – HT T, NH không về được, vì nhiều lý do mắc mứu chưa giải tỏa xong, thế giới đâm ngờ vực, mọi người ngẫm nghĩ – chứng nào tật nấy, có thay đổi chi đâu; Ngày 7/11/2004, đài BBC thông tin : một số anh chị ban hướng dẫn GĐPTVN sang tham dự đại hội huynh trưởng tại An, bị đuổi vê từ sân bay Tân Sơn Nhất, lý do – an ninh chuyến bay . Trên nguyên tắc, việc cấm cản nầy hợp lý khi tổ chức GĐPTVN trực thuộc Tổng vụ Thanh Niên nằm trong GHPGVNTN, một GH nhà nước đặt ngoài vòng pháp luật thì không thể chấp nhận một thành viên của GH xuất cảnh hợp pháp, nhưng từng nhân sự ra đi với lý do du lịch chứ không mang nhãn hiệu nào; phải chăng đây là một phòng ngừa không cần thiết, bởi lẽ những nhân sự trên đây đều ổn định cuộc sống, có địa vị, nghề nghiệp trong xã hội, quá trình không phạm chính trị hay phản động, và nhất là những công dân gương mẫu được rèn luyện từ lò PG; giáo dục nhiều thế hệ thanh thiếu niên có ích cho xã hội, từng cung ứng cho cuộc giải phóng đất nước những chiến sĩ yêu quê hương; truyền thống đạo Phật không hề chống đối bất cứ thể chế lảnh đạo nào, có chăng là những cuộc vận động yêu sách nhằm cải thiện những bất hợp lý đối với PG như đạo dụ số 10 thời Ngô Đình Diệm, không hề manh tâm thay đổi thể chế; Trong quá trình đòi hỏi, có những cá nhân quá trớn về ngôn phong, xâm phạm sang lãnh vực chính trị, trách nhiệm đó thuộc về cá nhân chứ không phải phong cách của đạo Phật, ba nghìn năm có mặt trên thế giới, hai nghìn năm đồng cam cộng khổ với dân tộc đã minh chứng điều đó. Mọi người đều nhận chân được một thành công lớn của nhà nước do CS lảnh đạo là đem lại một xã hội an ninh chặc chẽ cho người dân yên tâm sống, thành quả nầy đánh đổi một phần tự do của dân tộc, đó là lẽ tất yếu có thể chấp nhận được, vì bất cứ điều tốt đẹp nào cũng phải có sự đánh đổi; giả thử VN thỏa thuận những áp lực từ bên ngoài, tự do như Au Mỹ, liệu đất nước tránh khỏi máu đổ đầu rơi vì khủng bố bạo động? Sau đệ nhị thế chiến, Mỹ ổn định và phát triển xã hội đồng bộ cùng với sự phồn thịnh vật chất và khoa học kỷ thuật mới tiến đến một xã hội văn minh tự do như ngày nay, ngành an ninh Liên Bang và cục tình báo CIA của Mỹ vẫn để trót lọt khủng bố trên các chuyên cơ, hàng ngày có lắm vụ thanh toán và chết chóc, tự do như thế để làm gì. VN ta vừa thoát khỏi chiến tranh chưa tới 30 năm, kinh tế khởi sự từ số không, tài nguyên khai thác chưa hoàn đủ vốn cho các nhà đầu tư nước ngoài, hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng đúng tầm vóc xã hội công nghiệp, tổ chức còn luộm thuộm, chưa quen với kinh tế thị trường, chưa hòa nhập đúng quỷ đạo toàn cầu hóa thế giới, cán bộ tham nhũng biến chất phá hoại đát nước quá nhiều, các tổ chức chống đối từ bên ngoài luôn tìm cách xáo trộn đất nước, thử hỏi một thể chế không áp dụng cứng rắn và hạn chế thì vấn đền an ninh trật tự xã hội VN đi về đâu? Nói như thế không phải biện minh cho những hạn chế quá đáng từ phía nhà nước; Đành rằng nhờ kiểm soát chặt mới có an ninh tốt, nhưng không có nghĩa kẻ tốt người xấu gom chung một rọ, hành động nầy có thể cảm thông vào những năm 1985 trở về trước, khi mà nhà nước chưa nắm rõ lý lịch nhân thân của từng công dân, qua 30 năm guồng máy chạy đều, ngành an ninh bộ Nội Vụ hiểu rõ ai là kẻ nguy hiểm, ai không. Những người nói trên, không ai điên dại hành động hoặc tuyên bố những lời vô trách nhiệm để khi trở về quê nhà gặp phải lắm rắc rối, không dại đánh đổi một cuộc sống hạnh phúc với vợ con và địa vị sẳn có bằng những lời phát biểu của kẻ tâm thần, những phòng ngừa quá đáng đó đem lại cho thế giới cái nhìn về nhà nước VN không thay đổi; không nên nhìn mọi người không phải cán bộ, không thuộc gia đình liệt sĩ hay không theo nhà nước là những kẻ nguy hiểm; A không phải bạn của B tức kẻ thù của B, đó là thái độ cực đoan, phiến diện, thiếu cởi mở khi mà nhà nước kêu gọi đoàn kết toàn dân, muốn đoàn kết được toàn dân, nhà nước phải thể hiện sự độ lượng đối với mọi công dân không vi phạm luật pháp. Mọi người dân có quyền đi, ở bất cứ nơi nào miễn hợp với luật định của VN, nếu sai phạm, cứ việc xử theo pháp luật, không có gì e ngại quá đáng. Nếu xét lý lịch để giải quyết xuất cảnh, chắc gì những lý lịch ưu tiên không làm hoen ố đất nước khi ra xứ người ! Cẩn tắc vô ưu hay cẩn tắc mang tai tiếng! Vả lại, các anh chị trong ban hướng dẫn là những người điều hành giúp đở giáo dục một đoàn thể trẻ theo tinh thần BI TRÍ DŨNG, quá khứ có công với đất nước, hiện tại giúp xã hội xoá bớt những tệ nạn thời đại trong thanh thiếu niên và mai sau là những công dân, những cán bộ, những nhà chuyên môn góp tay đưa đất nước ngang tầm thế giới, hẳn nhiên phải là một tổ chức sinh hoạt tốt và hữu hiệu nên nhà nước vẫn để sống lây lất đến hôm nay sau gần 30 năm vô thừa nhận, các em gặp rất nhiều khó khăn từ nhà nước đến nhà chùa, thế mà những tệ nạn hình sự không bao giờ phát sanh từ đoàn sinh hay thành viên của tổ chức GĐPTVN, đó là một tổ chức Thiện nguyện phi chính phủ cần phát triển và ưu đải. Điều nầy đủ xác nhận một giá trị vô tư, khách quan của tổ chức GĐPTVN, một tổ chức có trước khi GHPGVNTN ra đời và tồn tại sau khi GHPGVNTN bị loại khỏi xã hội, chứng tỏ GĐPTVN không là con đẻ của bất cứ giáo hội nào mà chỉ là tùy thuộc trong hệ tổ chức.
Truyền thống PG từ ngàn xưa đến ngàn sau vẫn tôn trọng quốc vương thũy thổ, một trong bốn trọng ân, không bao giờ manh tâm phá hoại dân tộc hay truất quyền một thể chế. Suốt thời Pháp thuộc, hai đời Tổng Thống Thiên Chúa giáo tại VN, PG bị o ép nhiều mặt, chỉ đòi hỏi cải thiện chính sách khi bị dồn vào chân tường chứ không cấu kết với bất cứ` thế lực nào để thay ngôi đổi chủ, Ngô triều bị sụp đổ, trách nhiệm không thuộc về PGVN, sau 1975 cũng thế, tu sĩ PG có quyền đạo đạt nguyện vọng để nhà nước cải sửa cho thích hợp với hệ phái, tông môn mình, đó là hành động chánh đáng, và trong công cuộc đòi hỏi đó, dỉ nhiên có những thế lực lợi dụng, một vài tu sĩ với tư cách cá nhân phát ngôn quá trớn, không đại biểu cho toàn bộ PGVN. 30 năm đủ để nhà nước phân biệt tôn giáo nào sai đúng, nhân bản hay phi nhân bản, yêu nước hay bán nước; cá nhân nào im lặng đầy thủ đoạn, cá nhân nào bộc trực nhưng vô hại, công dân nào đáng ngại hay không, đừng xét thuần túy về mặt lý lịch mà hãy nhìn bản chất thật của họ, từ đó mới có thái độ xử lý đúng đắn, đừng võ đoán nhìn ai cũng vậy, như thế thiếu linh động và dể sai lầm đưa đến tai tiếng không cần thiết.
Nhà nước cần sự đoàn kết của nhân dân, nhưng nhà nước cũng phải cần nhân dân hậu thuận để vượt qua nhiều khó khăn hiện nay, do vậy nhà nước cần tin vào dân trước khi muốn dân tin nhà nước.
Trên màn ảnh nhỏ hàng ngày hiện rõ sự kinh tởm giết chóc nơi thế giới tự do, khốn khổ vẫn là người dân lương thiện, không còn nơi nào trú ẩn yên thân, nhà nước không bảo đảm mạng sống cho họ, nơi nào cũng có khủng bố, bất an như vậy họ cảm thấy bị khủng bố tinh thần cả trong giấc ngủ, trẻ em làm sao khôn lớn và nhân hậu khi phải sống trong tình cảnh như vậy, không bao lâu, nhân dân các nước chịu áp lực khủng bố, bạo loạn sẽ bị tâm thần, nhà thương điên sẽ nhiều hơn phòng trà quán nhạc! Chiến tranh VN đã lùi về dĩ vãng, thế mà hội chứng VN nơi binh lính Hoa Kỳ vẫn còn tồn tại, những người dân VN là nạn nhân trực tiếp của chiến tranh, vẫn còn ray rứt những mất mát đau thương, tại sao chúng ta không có quyền sống chung hòa bình và hạnh phúc? Chúng ta cảm thông cho những nhà lảnh đạo trực diện một bài toán nan giải – KHỦNG BỐ, chúng ta cũng biết rằng kẻ bị áp bức, đẩy vào đường cùng, không còn con đường nào khác hơn để thể hiện ý chí quật cường, đó là KHỦNG BỐ, cứ thế lòng vòng trong khổ đau; bế tắt là không chịu ngồi lại để lắng nghe nhau bằng nguồn cảm thông chân thật; Qua bài học khủng bố và chống khủng bố hiện nay, VN ta đang nắm ưu thế trên mặt trận an ninh trật tự, nếu nhà nước và nhân dân cùng ý thức bảo vệ cái giá trị quý báu nầy, mở lòng đối với những người con đang chối bỏ quê hương, tạo sự dễ dãi cảm thông nhau, nâng đở những công dân tốt không qua lý lịch, chắc chắn những khó khăn và áp lực sẽ dần cởi bỏ, an ninh càng vững chắc, người dân sẽ càng được những tự do như những người dân trên thế giới đã có, với điều kiện chúng ta có đủ trình độ để hưởng sự tự do chăng và có biết trân quý hay sẽ phung phí như những người đang lợi dụng nó tạo bất an cho xã hội.

KẾT - Các tôn giáo có mặt tại VN, cho dù trong khứ quá có lầm lỗi với dân tộc, nhưng hiện tại được dân tộc cưu mang, tại sao không sống trong lòng dân tộc mà luôn lợi dụng phá hoại dân tộc để phục vụ cho kẻ khác, nếu tất cả được dân tộc hóa, có lẽ chúng ta sống với nhau anh em một nhà có gì hạnh phúc bằng, cùng xây dựng quê hương, cùng đoàn kết bảo vệ đất nước, chúng ta sẽ thanh bình vì có nguồn an ninh vững chắc; thịnh vượng, tự do, dân chủ, nhân quyền tự khắc sẽ có do chúng ta biết tạo dựng.
An ninh đã có do nổ lực liên tục của nhà nước, thế vẫn chưa đủ, phải lắng nghe nguyện vọng của mọi người dân, kể cả những thành phần chống đối trong và ngoài nước, tìm biết nguyên nhân của sự bất mãn, giải tỏa để cảm thông nhau, không theo kiểu cách của Mỹ và CS trước kia chỉ biết dùng vũ lục trấn áp, thái độ của kẻ chuyên quyền không được tâm phục, nhưng cũng đừng nói nhà nước và cán bộ là nô bộc của nhân dân, như thế là lừa dối; hãy thành thật nhận rằng, nhà nước và nhân dân cùng một nhà, cùng anh em, đối xử nhau bằng tình ruột thịt và chân thật, chung lưng đấu cật đối phó mọi khó khăn từ phía trước; như thế an ninh mới thật vững bền.
PG nói riêng và mọi tôn giáo, thành phần trí thức trong và ngoài nước nói chung, đừng đặt nặng vấn đề ý thức hệ, tôn giáo mà hãy nhìn thành quả của dân tộc đạt được trong thời gian qua; đảng phái, chính trị, tôn giáo phải đặt quyền lợi dân tộc trên hết, ai biết lo cho dân, đem lại thanh bình, an ninh, thịnh vượng và danh dự ­ cho đất nước, đó là chính nghĩa, mọi người dân cùng có trách nhiệm bảo vệ và phát huy. Chúng ta trải qua nhiều thể chế lảnh đạo đất nước, PG, Kitô giáo, Tư Bản, CS, ai đã làm nở mày nở mặt dân tộc, ai đem lại thái bình cho quốc gia trong nhiều thế kỷ của quá khứ, ai giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị ngoại bang, ai phá hoại lũng đoạn đất nước, chúng ta đều rõ, vì vậy đừng vì căm thù bất mãn mà phá hoại an ninh của dân tộc. Qua 30 năm chống đối hằn hộc, được những gì? Tại sao không cùng nhau bắt tay xây dựng một đất nước hùng mạnh để hảnh diện cùng thế giới như một Nhật Bản! và nếu chiến tranh, tôn giáo có đất dung thân ?
MINH MẪN 11/2004

H.T Thiền sư T. Nhất Hạnh

dấu chân chuyển hóa

Ngày 12/1/2005, HT Thiền sư Thích Nhất Hạnh về VN sau hơn 40 năm biệt xứ đã trở thành sự thật. Một sự thật mà hàng triệu tín đồ PG VN hằng mong mỏi, riêng tự thân thiền sư cũng nhiều năm trăn trở yêu dân tộc, nhớ quê nhà!

A/ Mọi người đều biết, cái oan nợ lớn nhất đối với ngài là tình tự quê hương, cái oan nghiệt đến với ngài cũng là tình nhân loại, nghĩa đồng bào. Xuất thân từ một dân tộc nghèo, trên quê hương hiền hòa trầm uất, được giáo dục từ đạo đức PG, là nhân chứng của những cuộc chiến tàn bạo, bao đau thương liên diễn trên tấm thân rách nát của đồng bào mình... tình cảm dân tộc, lòng nhân người con PHẬT và ý thức của một bậc trí tuệ, ngài luôn cưu mang và hành xử một cách lợi ích cho xã hội; với tấm lòng nhiệt huyết đó, không ít sự hiểu lầm đến với ngài, dĩ nhiên nhiều bất trắc cũng đẩy ngài vào con đường không như ý. Khi mà cuộc chiến miền Nam VN vào thời kỳ quyết liệt, ngài thành lập trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội, quy tụ sinh viên để làm công tác từ thiện, giúp đồng bào tái thiết nhà cửa, dọn dẹp những đổ nát sau cuộc chiến...nhưng không một phe lâm chiến nào hiểu rằng những động thái đó phát sanh từ lòng chân thành, ai cũng có quyền nghĩ rằng ngài, tổ chức của ngài là âm mưu của kẻ địch, từ đó máu của sinh viên đã đổ, trường Thanh niên Phụng Sự Xã Hội biến thành nghĩa địa của tám thành viên, rãi rác khắp đất nước là những người con thiện nguyện phi chính phủ gởi thân làm phân bón cho tình người phát triển; Hoa Sen Trong Biển Lửa, một quyển sách đánh thức lương tri của những phe lâm chiến, ra đời, nói lên cái thảm trạng của người dân phải chịu trong cuộc chiến, mất mát, đau thương và tình người đánh đổi bởi lòng hận thù triền miên, đó là bộ mặt xấu muôn đời của bất cứ cuộc chiến nào. Nhưng cuộc hiến không thay đổi, đời sống của ngài phải đổi thay, ngài ra đi, lưu lạc xứ người trên 40 năm, cũng từ đó, ngài đem hạt giống trí tuệ của đạo Phật chuyển hóa con người trong xã hội công nghiệp, cơ giới, giúp những thế hệ đương thời tìm một điểm tựa bình an, thanh thảng nơi chính mình mà thế hệ cha anh họ đã bị hụt hẩng khi Thần Học không đủ năng lực đáp ứng một cân bằng giữa cuộc sống khoa học thực dụng và đời sống tâm linh!
Không những trên lãnh vực đạo học, ngay cả xã hội, văn hóa, ngài cũng đóng góp không nhỏ. Sau 1975, nhiều Thuyền nhân bỏ mạng trên biển cả, vì lòng từ mà ngài chịu ác cảm, tai tiếng để cứu vớt họ, vốn dĩ ngài đã bị nhà nước VN có thành kiến, nghi ngờ, lại thêm ngờ vực cho công cuộc cứu trợ đó; với lòng thành của tình thương luôn bị hiểu sai lệch, để rồi, ngài tiếp tục giúp đở nhân dân tại quê nhà bằng những đồng tiền do chính ngài tạo ra, giáo viên vùng sâu, vùng xa, trẻ em nghèo thất học, người tù tội, học bổng cho những học sinh xuất sắc, tu bổ chùa chiền đình miếu, tái thiết làng quê, giúp tu sĩ PG có điều kiện ăn học, tóm lại, những ai cần giúp đỡ, ngài sẳn sàng, thế mà ngài vẫn có thời gian bắt tay vào công tác văn hóa, một bộ sử nổi tiếng: PHẬT GIÁO VN SỬ LUẬN ra đời, hàng trăm đầu sách mà nhà nước VN cấm lưu hành, bây giờ cũng được chính nhà nước VN xuất bản. Những tác phẩm danh tiếng như Hoa Sen Trong Biển Lửa, Hiện Đại Hóa PG, Nẽo Về Của Ý, Đường Xưa Mây Trắng...là những tâm hồn trong sáng, luôn có cái nhìn trước thời đại, hành xử trước thời đại, nên bị thời đại phủ phàng, xua đuổi.

B/ Gần 30 năm nước nhà thống nhất, VN mời ngài về, hiểu được tâm nguyện của ngài đối với quê hương, thông cảm thái độ đầy tình người một cách vô tư không thiên lệch của người, một ngôi sao sáng của dân tộc VN trên bầu trời Au Tây đem lại nhiều lợi ích cho phần lớn nhân loại, các nước Cộng Sản như Trung quốc, Nga ... cũng biết trọng dụng cái ưu việt của ngài từ lâu, bây giờ VN mới thấy là chuyện khá muộn, nhưng cuối cùng cũng biết tận dụng những của báu mình có sẳn, để giúp gở rối những khó khăn mà do tính cố chấp, VN đang đối mặt!
Về công tác quản lý đất nước, một góc độ nào đó, VN thành công trong ổn định an ninh, trật tự, và sau ngày Liên sô sụp đổ, VN thay đổi chính sách điều hành đất nước, thay vì nghị quyết trung ương đảng trong đại hội sau ngày thống nhất đất nước là : với trình độ tiến bộ của nhân dân ta, không cần thông qua tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên xã hội chủ nghĩa, nghĩa là đốt giai đoạn để tiến mạnh tiến nhanh tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Nhưng tình hình thế giới CS đã biến động, đảng CS của mỗi nước phải tự mình mò mẩm lối đi, không còn có sự chỉ đạo nhất quán của quốc tế, thay vì CS quốc tế, trở thành CS dân tộc, đề cao và phát huy bản sắc dân tộc, vừa có công với đất nước, vừa tìm sự tồn tại trong lòng nhân dân, VN khôn ngoan, biết tìm bạn bè năm châu, giao hảo với mọi quốc gia, không phân biệt thân thù, cho dù là cựu thù. Cái gọi là Việt Nam - Trung Quốc như răng với môi, môi hở răng lạnh, vừa là đồng chí, vừa là anh em, có lúc đã sát hại nhau, và luôn rình rập xâm lăng từng tấc đất, cái họa sát nách đó, làm sao VN yên tâm, do vậy mở rộng bang giao quốc tế,vừa phát triển kinh tế, mậu dịch,vừa giữ thế cân bằng và chủ quyền quốc gia, nhưng không hẳn vậy mà VN thuận buồm xuôi gió, bởi vì VN chưa quen những tập quán cần phải có trong các xã hội tư bản, quy luật kinh doanh, phương thức cạnh tranh, thủ đoạn chính trị, và nhất là yếu tố nhân quyền và dân chủ, vì vậy thường bị tai tiếng và bị o ép nhiều mặt, nhưng với kinh nghiệm quản lý của CS, nếu không khắc khe sẽ khó có an ninh xã hội trong thời gian thật ngắn.
Trong tiến trình toàn câu hóa, VN càng gặp nhiều khó khăn hơn nữa, Vatican mượn tay phương Tây, gây sức ép về Tự do Tôn Giáo, buộc phải bang giao chính thức với Vatican như một quốc gia với một quốc gia chứ không phải một quốc gia với một tôn giáo nội thuộc. Đó là chiến lược vừa bảo vệ quyền lợi tu sĩ, tín đồ và giáo sản tại VN, vừa hợp thức hoá việc giáo vận, mở mang nước Chúa mà VN là mãnh đất mầu mỡ; Hơn ai hết, CS VN hiểu rất rõ mầm mống đe dọa của Kito giáo và các tôn giáo thần học nói chung đối với nhân loại, và VN trong suốt năm thế kỷ qua, khó mà hòa họp giáo lý Kito với đạo lý Đông Phương như Nho- Thích= Lão đã hòa nhập như nước với sữa, trên thế giới, các quốc gia bị Kito hóa đều xóa sạch bản sắc dân tộc, nhưng thế chẳng đặng đừng, trào lưu tiến hóa. hội nhập buộc VN phải chọn vòng tay mở, không thể khép kín như 25 năm xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa tại miền Bắc VN trong thời chiến tranh lạnh, do vậy, để đối trọng với áp lực quân sự từ phương Bắc, VN bắt tay với phương Tây, giảm áp lực kinh tế và thương trường với các quốc gia trong khu vực, VN nối vòng tay lớn với các quốc gia Châu Phi, để thay đổi bộ mặt xã hội, VN phục hoạt các tôn giáo từng sinh hoạt trên đất Việt, đồng thời để tránh tôn giáo bị lạm dụng cho mưu đồ đen tối của các thành phần bất mãn, Mặt Trận có bổn phận kiểm soát mọi động thái của Tôn giáo, và nhất là trước khi xét đến bang giao với Vatican, VN cần củng cố nền đạo học cổ truyền, mà PG là đại biểu và dẫn đầu trong Tam giáo; nhưng tiếc thay,do vụng về thống nhất PG trong buổi giao thời vừa giải phóng đất nước, đã làm rạn nứt nội bộ PG và tình cảm tín ngưỡng dân tộc, một vết nứt âm ỉ suốt 30 năm chưa được khắc phục, nhiều lần nhà nước muốn tạo điều kiện giải tỏa, nhưng bất thành, vì thành kiến, mặc cảm lẫn nhau qua 1ớn, chính quyền đã ngầm thỏa thuận để Đại lão HT Thích Huyền Quang tự do thay đổi nơi cư trú cách vùng quản chế trên trăm cây số, mà đáng ra, bất kỳ một ai bị quản chế không có quyền tự ý thay đổi, và sau đó là cuộc gặp Thủ Tướng Phan văn Khải, những hứa hẹn tốt đẹp tiếp tục diễn tiến, nhưng, những gì xẩy ra sau đó, ta đã biết!
Mỗi bên đều mang một tính cố chấp, chắc chắn nhà nước VN không muốn để tình trạng PGVN hiện nay kéo dài, vì tổ chức giáo hội đương nhiệm không đủ khả năng tạo uy tín cho chính mình thì làm sao đóng góp được gì cho dân tộc. Nhà nước muốn phục hồi tiềm lực PG để củng cố bản sắc dân tộc, làm rào cản trào lưu văn hóa ngoại lai, làm nồng cốt cho tính tự tồn dân tộc trước nhiều sức ép của Toàn Cầu Hoá hay mục đích xử dụng PG như một lực lượng hậu thuẩn, điều đó tùy cảm nghĩ mỗi người, nhưng dù với mục đích gì, phải để PG có một khoảng không gian thích hợp tự mình phát triển tính hiệu quả vốn có, mặc dù ngày nay, nhà nước ít can dự vào nội bộ tổ chức PG, nhưng Giáo hội đương thời, vốn bản tính ù lì, ỷ lại, phe nhóm, cậy quyền, chờ đôi chỉ thị, không phát huy sáng tạo nên 30 năm vẫn chưa có một động thái xứng đáng mà chỉ 11 năm trong thời chiến PG đã làm được, vang dội thế giới! Chưa nói đến uy tín tự thân của hàng giáo phẩm ngày nay, nó là chiếc bóng của cán bộ nhà nước hiện tại. Vì vậy, muốn dựng dậy hình nộm đó, thổi luồng sinh khí mới làm sống lại thây ma chết dở sống dở, phải cần một nhân vật đủ uy tín và tầm cở, kết nối các nhân tố PGVN như một PG Trung quốc hiện tại, không nằm trong bất cứ phe phái nào, do vậy, nhà nước phải nghĩ đến HT Thiền sư T. Nhất Hạnh, vùa mang tầm vóc PG quốc tế, vừa là thần tượng của giới trẻ tại VN. Nhà nước can đảm gạc bỏ những nghi ngờ, thành kiến về ngài, hẳn nhiên cũng phải có những thông tin tốt về người, suốt một năm, ngoài chuẩn bị, thăm dò do tòa Đại sứ VN tại Pháp thực hiện, những chuyến ngoại giao con thoi, và nhất là những đoàn tiền trạm của Làng Hồng, làng Mai đi về VN sắp xếp chương trình làm việc, nơi cư trú, lắm khi như bế tắc vì chưa thống nhất thỏa thuận, nhưng do lòng thành khẩn đôi bên, mọi sự được suông sẻ, một thái độ đầy thiện chí của chính quyền VN chưa từng thấy: xuất bản hàng trăm đầu sách của thầy mà 30 qua bị cấm đoán và tịch thu, cho phép ngài diễn giảng nơi công cộng, chưa từng có với bất cứ tôn giáo nào đang có mặt tại VN. Chínnh việc làm nầy nói lên thái độ cởi mở của nhà nước đối với tôn giáo, làm nhạt nhòa biến cố Tây nguyên, và rồi những báo cáo hàng năm của Liên Hiệp Au châu, của Liên hiệp Quốc , quốc hội Mỹ sẽ nói những gì về Tự Do Tôn Giáo tại VN?

C/ Nhưng sự việc không đơn giản như vậy, vì hàng giáo phẩm VN không nhất quán với sự có mặt của HT tại VN bởi quan điểm chính trị hơn là tình cảm đồng đạo xa cách bấy lâu. Mỹ vẫn lớn tiếng bênh vực cho PGVN, nhưng tình trạng phân hóa của PG hiện nay không thể hàn gắn do nhà nước chủ động, vì quan điểm của HT Thich Quảng Độ nhất mực đòi ly khai PG khỏi Mặt trận Tổ Quốc VN, một yêu sách hợp lý nhưng nhà nước cảm thấy chưa hợp thời! Đó là một trong những bế tắt mà dể gì HT Thiền Sư T. N.H có thể gặp gỡ để hòa giải, do thế trước cả tháng khi HT T.N.H về quê, đại sứ Mỹ tại VN đã thăm viếng HT Thich Huyền Quang và HT Thích Quảng Độ mở đường cho việc ổn định PG hầu củng cố xã hội VN theo chiến lược mới của nhà nước VN trong chiều hướng Toàn Cầu hóa diễn tiến.

D/ Tiềm lực PGVN vẫn chưa cạn nguồn, nhưng không biết tận dụng và khơi mở như những thế kỷ Lý Trần từ nhà nước; chiến lược phục hồi PG có mang lại kết quả đến đâu còn tùy thuộc thiện chí đôi bên ý thức vận mệnh PG và dân tộc. HT Thiền Sư T. N.H đã thành công trên xứ người, thổi luồng sinh khí tươi nhận trên xã hội công nghiệp, hiện đại hóa PG theo khoa học thực nghiệm, hòa nhập PG trong đời sống thực dụng, đem lại lợi ích tâm linh không ít cho những chao đảo mất mát,lo âu của người phương Tây; Tâm bình tức thế giới bình, đó là phương châm của đạo Bụt, Thiền sư áp dụng trong từng nhịp đập con tim, được thế giới hoan hỷ đón nhận; tuổi trẻ VN, tuy hậu sinh, nhưng vẫn cảm nhận được nguồn lợi tâm linh và văn hóa tươi nhuận từ tâm hồn chân tu đó, thế hệ già nua nhiều mặc cảm có lẽ cũng bình tâm nhìn lại những gì được mất cho PG và dân tộc, cùng với Thiền sư làm cuộc hóa giải mà vốn người con Phật cần phải có, vì PG không quá khích và cố chấp, chắc chắn những bước chân nở sen của Thiền sư trên thế giới, cũng sẽ giúp ao sen VN nở thêm những cánh hoa đổi màu, để cùng dân tộc song hành trong những kỷ nguyên Tâm Linh và Khoa Học .

Kết : Cho dù thể chế nào cầm quyền, không quan trọng, cái quan trọng đem lại quyền lợi cho dân tộc, đưa đất nước từ đói nghèo đến thịnh vượng, tạo uy tín cho VN ngang tầm quốc tế, hẳn nhiên xã hội nào cũng có những bất toàn, nhưng chiều hướng đúng sẽ cường lực hóa dân tộc, người lảnh đạo đất nước biết trọng dụng cao tăng như những thế kỷ thứ X về trước, thiền sư cũng là quốc sư, đạo đức trên ngôi cửu phẩm đó là gương sáng cho nhân dân, tạo đoàn kết cho toàn dân, không phải chỉ lời nói mà phải hành động như từng là Hội Nghị Ziên Hồng, tại sao VN và PG không làm được việc đó như đã từng ! phải chăng sự hiện diện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ thay đổi bộ mặt xã hội VN, một bước chân chuyển hóa cho PG và dân tộc!

MINH MẪN
01/2005














NHẬN DIỆN QUÊ HƯƠNG

Theo chương trình, đoàn PG quốc tế do HT. Thiền sư T. N.Hạnh sẽ đáp xuống phi trường quốc nội vào lúc 9 giờ sáng ngày 23/01/2005 tức 14/12/Giáp Thân, TP/ HCM, nhưng mãi đến hơn 10 giờ mới hoàn thành thủ tục ra khỏi phòng cách ly, về đến Pháp Vân hơn 11 giờ.
Gần 2 tuần, thành hội PG thành phố H.C.M họp các quận huyện, ban tôn giáo để hoạch định chương trình đón tiếp; Việc đón tiếp đoàn PG quốc tế chủ yếu do nội bộ PG trách nhiệm, có lẽ chưa quen lể tân đối với một tầm vóc quốc tế như vậy, thành hội lúng túng và hạn chế thành phần tham dự, nói khác hơn, không phổ biến rộng rãi, thế nhưng quần chúng, những ai được biết đều tham gia rộng rãi một cách tự phát, do vậy, trước số lượng trên dưới năm ngàn người có mặt tại phi cảng, thiếu tổ chức, ngoài dự đóan, có vẽ mất trật tự, nhưng quá hồ hởi; phần lớn những người tham gia đón tiếp, chưa ai biết mặt hoặc biết rõ quá trình công đức to lớn của HT đối với PG nói chung và PGVN nói riêng. Cảm động nhất, nhiều tu sĩ và phật tử ở các tỉnh xa đều về thật sớm, trước một ngày, nằm lây lất để chờ nhận diện một Thiền sư, chả bù lại, ngày 12/01/2005 tại phi trường quốc tế Nội Bài, dưới cái lạnh 12 độ mùa Đông vào tờ mờ sáng, 7 giờ, đoàn đáp xuống, chỉ có thầy Nhiễu và thầy Nhã thành viên của GH ra đón, trong khi đó Hội Đồng Trị Sự Trung Ương có mặt tại Sài gòn để dự phiên họp thường niên ( chả hiểu khi vạch chương trình đón tiếp và làm việc, HĐTS và ban tôn giáo, có xét đến chương trình thường niên nầy hay không ) rất may, gần bốn trăm tu sĩ từ Huế trên bảy chiếc xe ra nghinh đón kịp thời, nếu không, thế giới nghĩ gì về một lể tân của VN đối với một danh nhân thế giới, đồng thời là một nhà văn hóa, xã hội, đạo đức từng được các nguyên thủ quốc gia kính cẩn bái phục. Trong cái rét đầy sương mù hừng đông của miền Bắc, sinh hoạt tại phi trường như lắng đọng, chậm chạp, lể nghi không có, đoàn được tiếp trong căn phòng hẹp của nhân viên phi trường trên bộ salon cũ kỹ, gương mặt trầm tư không biểu lộ buồn vui của một thiền sư, ai hiểu Ngài cảm nghĩ thế nào về một VN thời đổi mới, một chế độ nhiều tai tiếng, một thời tên tuổi sự nghiệp của Ngài là điều tối kỵ đối với họ, nhưng những tăng thân làng Mai và các phật tử của 30 nước tháp tùng, có lẽ họ phút chốc bị hụt hẩng mà chỉ vài giờ trước đó, trên máy bay đi vào không phận VN, họ phấn khởi sẽ tận mắt nhìn thấy rừng cờ nghinh đón tại Thủ đô đối với họ, nhưng không, với đời sống chánh niệm đối với họ, không có tự mãn hay thất vọng, vì thầy họ, một thiền sư danh tiếng lẩy lừng luôn cưu mang một hình ảnh dân tộc, Ngài thích thú nhìn cảnh đồng án, nông phu và con trâu trên đồng lúa, đôi quang gánh trỉu nặng rau quả từ thôn làng gánh ra chợ, nhà cửa, cây cối trên đất nước yêu thương đang tuần tự diễn ra trên suốt quảng đường từ sân bay Nội Bài về chùa Bồ Đề; một Thăng Long cổ kính hiện ra trong tâm trí, một mãnh đất oai hùng từng thắng ngoại xâm... những tự hào dân tộc đó, an ủi Người và đoàn trước những thiếu sót đáng tiếc; và thay vì sau hai ngày về Hà Nội, Ngài sẽ thăm viếng HĐTSTW PG và ban tôn giáo chính phủ theo dự kiến, đành dời chương trình đến ngày 17 mới thực hiện. Mười ngày trên Thủ đô, Ngài và đoàn đi thăm chùa Dâu ( trung tâm PG Luy Lâu sáng lập vào đầu kỷ nguyên), chùa Phật tích, chùa Thầy, chùa Trấn Quốc, Chùa Lý Triều Quốc Sư... Bấy nhiêu danh lam Phật tích cũng đủ để ngài mãn nguyên bấy lâu mà qua sử sách biên soạn, ngài đã gởi gấm tình cảm.
Sau khi điểm tâm, 4giơ30 ngày 23/1/05, xe lăn bánh rời chùa Bồ Đề ra phi trường, tuy 7giờ cất cánh, nhưng do thời tiết sương mù nên có mặt tại Tân Sơn Nhất muộn hơn dự tính; buổi sáng mùa Đông Sàigòn hơi se lạnh, ấm hơn Hà Nội, 25 độ trên hàn thử biểu, hàng ngàn người hân hoan dưới ánh mặt trời, nôn nóng hướng vào bên trong phòng kính, đôi tàng lọng ren vàng và bàn hương áng khuất lấp hình ảnh nhỏ thó, khuôn mặt đăm chiêu của Ngài, nhưng càng làm tăng hào quang uy danh phủ khắp Au Á của Người. Nếu mà, thành Hội PG TP HCM và ban tôn giáo phổ biến rộng rãi cho sự đón tiếp, chắc chắn ngàn năm một thuở, uy tín nhà nước VN đối với tôn giáo ngày nay phải làm cho thế giới đổi giòng suy tư. Tuy Sài gòn khác hơn Hà Nội về sự đón tiếp, tinh thần PG đồ đối với một cao tăng không suy giảm, nhưng tầm vóc của một thiền sư quốc tế, một danh nhân thế giới, không chỉ cần muôn lòng như một của tín đồ mà còn cần một lể tân xứng đáng cho một nguyên thủ phi chính phủ từ phía chính phủ phi tôn giáo, cổ nhân xét đóan việc chiêu hiền đãi sĩ để đánh giá trình độ; có muộn chăng để bổ sung sự ái mộ khi thiền sư và đoàn còn lưu trú tại VN trong ba tháng! Sáng nay, người phật tử Sài gòn ghi nhận sự chiếu cố của ngành giao thông và an ninh trên suốt lộ trình từ Phi trường về chùa Pháp Vân, HT và đoàn có dịp chứng kiến cảnh sinh hoạt thường nhật của một VN thời mở cửa khi sự tưởng tượng của HT về VN qua 40 năm xa cách trên sách báo! Chắc chắn Ngài không nhìn ra một Sài Gòn ngày nay mà năm 1967 ra đi, thành phố còn loan lổ thương tích chiến tranh; Ngài không nhận ra những đồng đạo hàng con cháu, những tín đồ hàng hậu học mà những ngày Ngài còn ở VN, họ chưa xuất hiện, bây giờ, tất cả giành cho Ngài một phần trái tim đầy ngưỡng mộ, tôn kính, rồi đây, những đồng song của Ngài sẽ tạo sự dể dàng trong giao tiếp hay do mặc cảm để Người sẽ cảm nhận một khó khăn cho bước chân chuyển hóa; Tu sĩ và tín đồ tại VN cũng như ở Hải ngoại biết chắc một điều, uy tín của Ngài lu6n vượt trội và trên những ai còn tranh chấp để PGVN ngày nay bị lụn tàn, những ai còn manh tâm chống đối sự có mặt của Ngài tại VN lúc nầy, hãy nghĩ lại một quyền lợi dân tộc, một tương lai phục hưng PG mà quên đi hận thù, tự ái, và Ngài cũng không bận tâm trước những xuyên tạc bởi những ác ý trong chuyến đi nầy, vì Phụng sự chúng sanh là cúng dường chư Phật, hành hoạt trong cuộc đời của Người đã nói lên điều đó, tuy rằng cũng lắm hiểu lầm cho một Thiền sư !
Một luận điệu cho rằng Thiền sư về VN chỉ mục đích truyền bá tinh thần tu học của ngài như làng Mai làng Hồng ở hải ngoại, vậy có gì không tốt? Ai đã được như Ngài đem lại thông cảm, tình thương cho cuộc sống nhiều ngờ vực lẫn nhau trong kỷ nguyên hiện tại, ai đã xoa dịu khổ đau, bù đắp thiếu thốn cho xã hội, biết lắng nghe từ mọi phía mà lúc còn thanh niên tăng, Người cùng sinh viên vào vùng xôi đậu để viết lời chúc xuân cho nhân dân nằm giữa hai lằn đạn tại ven Đô, và vô số việc làm đầy trí tuệ đã mang lại hạnh phúc không ít cho nhân loại ngày nay.
Cũng có luận điệu bảo rằng Ngài về VN để rửa mặt cho một thể chế, tại sao không nghĩ quyền lợi lớn lao của một dân tộc và của PGVN hiện nay trước họa xâm lăng văn hóa ngoại lai và sự tha hóa đạo đức hiện nay trong đất nước?
Tấm thân nhỏ bé, gương mặt khắc khổ, ánh mắt trầm tư chứa đầy nghị lực đó, với mãnh nâu sòng và đôi bàn tay trắng đã rung chuyển các quốc gia trên tinh cầu, chắc chắn VN sẽ diễm phúc được Ngài tái tạo một đời sống tâm linh mà gần 5 thế kỷ bị băng hoại văn hoa và đức tin; Người đang nhận diện lại quê hương, nhận diện lại cái Cần và Đủ để thiết lập tình người, làm cơ sở một văn hóa dân tộc cho con đường Toàn Cầu Hóa mà không một quốc gia nào tránh khòi, mỗi quốc gia trong khu vực đang tự mình tìm về bản sắc dân tộc, VN kịp thời đón nhận sự có mặt của Ngài, chắc chắn là điều khôn ngoan, nhưng khôn ngoan hơn nữa là phong cách chiêu hiền đãi sĩ, đãi ngộ tương xứng với tầm vóc của ngài, uy tín VN sẽ tăng theo tỷ lệ thuận, bằng ngược lại, muốn giảm tầm vóc của Người tại VN, nó sẽ được nâng cao gấp bội nơi hải ngoại, và VN sẽ bỏ lở cơ hội trọng dụng Hiền tài.
Đối với một số người, xem Thiền sư là một Đức Đạt Lai Đạt Ma của VN
Đối với một số khác, Ngài là Giáo Hoàng của PGVN
Nhưng với số đông, ngài là nguyên thủ của tình người, của đạo đức tâm linh là nghệ sĩ trên mặt trận văn hóa, nhà thiết lập một xã hội đồng hành giữa khoa học và tâm thức. Ngài luôn nhận diện chính mình trong từng hơi thở để hòa nhập cuộc sống làm một, nhận diện quê hương để thấy mạch máu Việt tộc đang cần đến trí tuệ,uy tín và đạo đức của Ngài, vì Người không muốn chính mình và PG đứng ngoài lòng dân tộc.
Minh Mẫn 23/01-2005

NỔI BUỒN CHÊNH VÊNH

Hòa Thượng Thiền sư Thich Nhất Hạnh, sau khi vào thành phố HCM vào ngày 23/01/2005, bắt tay vào làm việc, thăm viếng, đảnh lể chư tôn túc Ban Trị sự Thành Hội, Hội Đồng Trị Sự GHPGVN Văn Phòng 2, chư tôn HT Trưởng Lão vào ngày 24, sau đó Ban Quản Trị Tổ Đình Vĩnh Ngfhiêm, Ban Giám Hiệu Cao Trung Phật Học,và những ngày kế tiếp...
ĐÓN TiẾP:
Tại Thành Hội, Việc đón tiếp được ghi nhận thiếu lể độ, bởi lẽ, thầy Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội, tuổi đời lẫn đạo đức, tài năng chỉ đáng học trò, thế nhưng vẫn ngồi ngang hàng với Thiền sư. ( nơi đây xin nói thêm việc nghinh đón HT Thiền sư tại Tân Sơn Nhất vào ngày 23/1/05: Theo chương trình của Ban Tổ Chức đón tiếp chuyến viếng thăm của Thiền sư T.N.H. và đoàn PG QT do TT. Thich Phước Trí làm Trưởng Ban, nghĩa là chủ chốt. Thành Hội chỉ làm cố vấn gồm có Thiện Xuân và Thiện Tánh, thế nhưng hầu như Thành Hội chủ động mọi việc, từ khâu cắt cử nhân sự, chỉ định công tác đều một tay Thiện Tánh, thay mặt Thành Hội, Thiện Tánh tỏ ra lo lắng, nhắc nhở thật tỉ mĩ từ cái ăn cái uống...thế nhưng việc đón tiếp lại ra lịnh mỗi quận huyện chỉ có từ một tới ba vị tham dự, không phổ biến cho Phật tử, không kêu gọi tăng ni tham gia, lý luận rằng: HT Thiền Sư không thích ồn ào, kể cũng lạ, chuyện đón tiếp là do chủ nhà tại sao đổ cho khách mời! Nếu cứ như theo lệnh của Thành Hội, có lẽ ngày đón tiếp ảm đạm hơn cái đám ma của dân xì ke,Trong các ban cắt cử, thầy Minh Nghĩa chùa Giác Nguyên đảm trách trật tự, tránh mặt, huy hiệu phân công tác không trao lại cho người thừa hành; một số vị viện cớ chùa có đám, kẻ đau bụng, nghĩa là có tên mà không có mặt trong nhiệm vụ; Rất may, tăng ni Phật tử cả gan tự động rủ nhau đi nghinh đón, trong đó có cả các tỉnh, do sự hiện diện bất ngờ của số đông, ban tổ chức không sắp xếp, nên quá lộn xộn, tăng tục bát nháu giữa sân phi trưồng, tội nghiệp một số vị cao niên,đứng giữa nắng suốt nhiều giờ liền.
Ra chân cầu thang máy bay chỉ có Thiện Tánh, Thiện Nhơn, Thiện Hạnh và vài vị vô danh tiểu tốt, không đủ tư cách đại diện cho ai,đáng ra phải có mặt của thầy Hiển Pháp thay mặt TWGH văn phòng 2, thầy Trí Quảng,BTS Thành Hội với pháp phục y-hậu chỉnh tề, ngoài đời lể tân đón tiếp đâu thể mặc bộ thường phục, trong đạo trang nghiêm y hậu đâu phải quá đáng để cung nghinh một bậc cao tăng danh sư như Ngài! Tuổi đời lẫn đạo đức Ngài đáng là bậc thầy, việc đón tiếp mang tính chất thầy trò trong đạo chứ không phải lể nghi đối với quốc khách bình thường, thầy Trí Quảng chỉ đón trong phòng chờ đợi. Nghi cách đón tiếp và các khâu tổ chức đã hoạch định trước cả tháng thế mà vẫn quá nhiều kẻ hở không bình thường! Nếu bảo rằng do thiếu tinh thần trách nhiệm, cũng không hẳn, bảo rằng có dụng ý để làm giảm tầm vóc của một danh sư VN rạng danh trên thế giới, để làm gì! Chả lẽ vì những bất mãn, đa nghi trong quá khứ, đây là dịp hạ nhục, trả đủa! Hay là không muốn ai nổi tiếng hơn mình! Rất may sự hiện diện tự phát của hàng ngàn người đã che lấp được những kẻ hở để quốc tế không thấy những sai lầm trong việc đón tiếp một Thiền Sư. Cùng buổi sáng hôm đó, phía sân bay quốc tế, hai dãy thiếu nữ cầm cờ chào đón Việt Kiều về ăn tết mà báo Thanh Niên số ra ngày 24/01/2005 cứ ngở như đón một loại Vip quốc tế nào đó. Việt kiều về thăm quê là chuyện bình thường mỗi ngày, tại sao nhà nước lại quan trọng hóa đúng vào ngày đón tiếp HT T. N.H một cách lạ thường, nếu không có hàng ngàn tăng ni Phật tử tham dự, có lẽ phía sân bay quốc tế nhộn nhịp nổi cộm hơn bên sân bay quốc nội, nghĩa là Việt kiều quan trọng hơn một bậc cao tăng, nói rõ ra là những đồng đô la sáng hơn bản chất đạo đức thuần túy, của người VN, đô la vĩ đại nên chả trách thế giới đại loạn!) Trở lại việc thăm viếng của HT Thiền Sư T.N.H. tại HĐTS TW 2, tức Tổng Vụ Thanh Niên cũ, việc phân ngôi thứ chủ khách đáng trân trọng, chiếc ghế danh dự giành cho Người trên cao, các hàng giáo phẩm đều ngồi dưới, chả những thế, một việc chưa từng xẩy ra và ngoài dự đoán, thầy Từ Thông, một giáo thọ sư nổi tiếng ngổ ngáo nghênh ngang, đã phải thốt lên từ lòng chân thành: Tuy tuổi dời và đạo không hơn nhau bao nhiêu, nhưng tôi đã học được ở HT những diều trong sách vở bâng giảng! Trong phần giới thiệu của HT Hiển Pháp cũng rất trang trọng tôn kính, tóm lại sự tiếp đón giữa Thành Hội và HĐTS TW V/P 2 tương phản nhau khá xa.
THĂM VIẾNG
Cùng ngày, HT và đoàn PG QT thăm viếng chư tôn đức, mặc dù cô Chân Không đến xin HT T.Quảng Độ được đảnh lể vấn an, đồng thời xin cho HT.T.N.H được tiếp kiến, nhưng vẫn một mực chối từ, như vậy thành kiến vẫn nặng hơn tình đồng đạo, cố chấp quan trọng hơn vận mệnh PG; HT Quảng Độ bảo với cô Chân Không rằng:- Công An bắt đấy, cứ như sợ công an lắm,. Kể cũng lạ, giữa hai Ngài cũng đã một thời thân thiện, từng chung lưng gánh vác Phật sự, thế mà giờ đây, đáng ra gần 40 năm huynh đệ xa cách, gặp lại tay bắt mặt mừng mới phải, ngược lại,trở mặt không thèm tiếp, cứ xem Thiền sư là C.S không bằng. Tu sĩ PG ra nước ngoài bị qui chụp là C.S đã đành, từ ngoài về cũng bị chụp mũ C.S, thế thì PG không C.S ở đâu, chỉ có theo nước ngoài là không C,S sao! Do thành kiến nặng mà nhìn ai cũng C.S. Trong đạo Phật, thành kiến, phẩn hận..những sở tri chướng đó trở ngại không ít trên đường tiến hóa tâm linh; trong lỉnh vực sinh hoạt xã hội, thành kiến, cố chấp làm ngăn trở sự liên kết và liên đới tình người, trong phạm vi chính trị, kiên cường cố chấp thường đưa đến xung đột như đã xẩy ra hàng ngày trên thế giới; Người lảnh đạo cố chấp, không những mất tình cảm của thuộc hạ, tổ chức đó, quốc gia đó cũng khó mà phát triển; Trong cuộc sống hiện thực, con người liên đới nhau,đều là nạn nhân của nhau ít nhiều, nhẹ nhất là nạn nhân của tình cảm, thương nhau lắm đưa tới khổ đau cho nhau, trong phạm vi thương trường, kẻ yếu kém thường là nạn nhân của kẻ nhiều thế lực...thì trong vấn đề điều hành đất nước, người dân ít nhiều vẫn là nạn nhân tất yếu của một quốc sách, một ý thức hệ trên con đường thực hiện triệt để của nhà nước để đạt đến mục đích chung; Như vậy nếu tất cả đểu căm phẩn khi bị tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp, chắc chắn xã hội đại loạn. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, chỉ có hiện tại, trong hiện tại sống bằng những thành kiến căm phẩn của quá khứ, bản thân mỗi người không cảm thấy an lạc, tác động đến mọi người chung quanh bởi ý thức manh động, tạo một môi trường bất an loạn lạc, luôn sẳn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào, đây không phải bản chất của Đạo Phật. C.S VN nếu khư khư căm thù đế quốc, chắc VN không có cuộc bang giao với cựu thù để đất nước ngày nay thay da đổi thịt.Trong quá trình xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc cũng như Trung Quốc và các quốc gia C.S, từng giai đoạn làm cuộc Cách Mạng đều có những tổn thất nhất định, VN có Cài Cách Ruộng Đất trong thập niên 1954, Đánh Tư Sản sau năm 1975; tại Trung quốc có Cách Mạng Văn Hóa, tổng triệt tiêu mọi nền văn hóa phong kiến...đều có những mất mát uất hận cho người dân, nhưng sau đó, nếu vì thế mà người dân mãi căm phẩn, chắc chắn cuộc sống không thể như ngày nay. Chính thể nào cũng muốn đưa đất nước đến an cư, thịnh vượng bằng nhiều cách khác nhau, hoặc cứng rắn, hoặc mềm mỏng. Muốn mở lộ giới thành con đường thông thoáng, những hộ dân bị giải tỏa phải chịu những thiệt thòi tuy được đền bù, đó là lợi ích chung nên đành chấp nhận, danh nhân có câu: Muốn có tự do, phải đánh mất tự do; thế gian luôn tương đối, làm sao đòi hỏi tuyệt đối, sự tồn tại của một cá nhân hay tập thể, phải biết du di uyển chuyển cho thích hợp với hoàn cảnh hiện có mà PG gọi là Khế Thời, muốn đòi hỏi đối tượng thỏa mãn yêu sách của mình, phải biết Khế Lý và muốn nói cho đối tượng hiểu đúng nguyện vọng của mình, phải nói ngang tầm trình độ của họ, PG gọi là Khế Cơ; Những tâm lý sơ đẳng đó, trong PG ai cũng biết, nhưng khi vào đời, thường vấp phải những sai lầm của một người thường tình. Vô Ngã là cốt lỏi của việc tu tập, thế mà một ai đó gọi không đúng danh vị liền nổi khí xung thiên; Ái Ngữ là lời nói hòa dịu của người con Phật, thế mà quên bẳng mình đang mặc lớp nâu sòng, mạt sát kẻ thừa hành công vụ là loại chó săn, cho dù có căm phẩn chế độ, người thừa hành chỉ là một bổn phận nghiệp vụ như bao nghiệp vụ khác, thành kiến, mặc cảm, ác ý, lộng ngôn đều không nên có ở người con Phật; Chúng ta không phải là những tôn giáo quá khích cực đoan, đừng biến đạo Phật thành cái gì ghê tởm dưới tầm nhìn của kẻ khác. Muốn giải tỏa một vấn đề, nên ngồi lại bày tỏ, cảm thông mới có mẫu số chung để giải quyết, khư khư trong vị thế đối lập, không ai nghe ai, việc ai nấy làm, hố ngăn cách không thể hàn gắn!. Thiền sư T.N.H. từng nói trong một thư ngỏ gởi về quê hương trước khi đặt chân xuống đất mẹ, ngài lắng nghe từ mọi phía, xem tất cả là huynh đệ, chỉ có tình anh em mới giải quyết được vấn đề, mới ngồi lại lắng nghe nhau. Khi về VN, Ngài biết trước mọi khó khăn sẽ đến, nhiều chống báng của kẻ quá khích sẽ bùng nổ, nhưng không vì thế mà ngài chùng bước, vì lợi ích chung của một dân tộc, một PG, Thiền sư không ngại dấn thân. Một cộng sự đắc lực của Ngài trước đây, ông Võ văn Ai bảo: Đây là món quà hậu hỷ nhân dịp tết mà sư ông Thích Nhất Hạnh trao tặng cho nhà cầm quyền VN, nhưng sư ông chẳng giúp đở tí gì cho nhân dân VN trên phương diện cơm áo, nhân quyền, tự do dân chủ. Tại sao Võ văn Ai tạp kết công vụ của một Thiền sư lảnh đạo tâm linh vào nhiệm vụ của người làm kinh tế giải quyết cơm áo gạo tiền cho người dân; còn Nhân Quyền và Tự Do đã có ông Ai lo rồi. Chẳng những thế, Thông Cáo Báo Chí của ông Ai làm tại Paris ngày 14/01/2005 đưa ra một hình ảnh Cao Ngọc Phượng khuynh loát toàn bộ Làng Mai để làm gì nếu không với ý đồ bôi lọ một danh tăng! Đời người ai cũng trãi qua một tình cảm của thuở thiếu thời, nhưng ít có một cuộc tình thánh thiện biến thành cộng sự đắc lực giúp nhau làm nên đại sự­ của một Nhât Hạnh và Chân Không, tương phản với cuộc tình vụng trộm mà Phùng T lẫn Phùng K đều là nạn nhân tình cảm của Võ văn Ái và còn nhiều cô gái cả Âu lẫn Á khác. Có gì là xấu trong cuộc sống đời thường, khác chăng có công gì với đạo pháp và dân tộc. Chuyện cô Chân Không nói đến cờ ba sọc là nhắc đến vụ Đại Hội PG tại Uc vừa rồi đã treo cờ đó mà Võ Văn Ai đóng vai quan trọng trong Đại Hội, cảm thấy cờ đó là biểu tượng xấu, người ta nêu ra tạo mặc cảm cho mình thì tại sao lại treo? Cũng trong bản Thông Cáo Báo Chí đó, phần kết, ông Ai viết: Thứ hai, là phát triển tại VN Dòng Tiếp Hiện của sư Ông. Đây là dòng phái mới trong lịch sử PGVN hiện đại cho phép chư Tăng, Ni có quyền lập gia đình. Suốt thời Pháp thuộc,các sư cũng đã có gia đình, các vùng quê, nhờ thê có người duy trì các cảnh già lam để tiếp nối sinh hoạt PG ngày nay; Cổ Sơn Môn, Lục Hòa Tăng cũng không hiếm kẻ có vợ và ăn Mạng, chỉ khác thế tục chiếc áo và cái đầu, đâu phải đợi lúc sư Ông đưa ra dòng Tiếp Hiện. Ôi cũng vì khuynh hướng chính trị mà gà nhà bôi mặt đá nhau, thật đáng buồn!
Trở lại vấn đề HT T. Quảng Độ không tiếp Thiền sư T.N.H. cũng giống ý nghĩ của ông Ái, Thiền sư về để rửa mặt cho nhà nước VN, và cứu vãn thời hạn 15/3/2005 sắp tới do Mỹ áp đặt, HT Q.Đ không tiếp do quan điểm chính trị nặng hơn tình đồng đạo, do thành kiến hơn lo cho vận mệnh PG, tự mình trói tay cho tổ chức được tiếng thơm hơn là tiếp xúc đánh đổi quá trình đấu tranh kiên cường, nghĩa là sợ công lao tranh đấu 30 năm bị tuột sông đổ biển. Thiền sư không nghĩ những ảo danh đó, chỉ cần làm sao phục hồi sinh lực PGVN bị hao mòn bởi chia rẽ, nhưng đồng đạo của Ngài đã dựng vách đồng kiên cố, biến anh em thành kẻ thù, nghi kỵ nhau, tuy không được tiếp xúc với HT T. Q.Đ, nhưng Thiền sư đã lắng nghe tiếng lòng phẩn uất của đồng môn, tìm một cảm thông nào đó để hóa giài. HT Q.Đ cũng viện cớ, chương trình thăm viếng không có tên ngài, phải chăng không tiếp để trả đủa cho vấn đề đó, thực chất giữa hai Ngài không có vấn đề mắc mứu, hẳn nhiên phải có những đợt sóng gợn lăn tăn trong lòng thiền sư trước thái độ kiên quyết đó, Nhưng, để bù lại thất vọng, Thiền sư nhận được tin HT T. Trí Quang cho cái hẹn, tuy cái hẹn ngày gặp không trơn tru dể dàng, nhưng vẫn là điều không bỏ công, nói thế là để so sánh cái được bù cho cái không, thật ra Thiền sư gặp trước H.T.Trí Quang, Ngài đã báo động những khó khăn mà Thiền sư sẽ phải đối mặt; Có lẽ nghĩ tình thầy trò thuở thiếu thời, HT T.Q đã tiếp đón Thiền sư hơn một giờ tại phòng riêng, nội dung không ai rõ, nhưng xoay quanh vấn đề PGVN là điều chắc, rất tiếc, sự hiện diện của Giác Toàn một cách sổ sàng trong việc tiếp mật đó, nội dung chắc gì thông thoáng! Nhưng dẫu sao, phong thái của HT T.Q quyết định cuộc gặp Thiền sư là điều khôn ngoan của người từng lảnh đạo. Sau 1975, thần tượng T.Q một thời của quần chúng Phật tử VN đã mờ nhạt, nhưng uy tín của một bậc chân tu vẫn còn đó.
Vấn đề Tuệ Sĩ nhập thất là việc bình thườnh hay là cớ để tránh một cuộc gặp gỡ? Quan hệ đẳng cấp, Tuệ Sĩ chỉ là học trò của Thiền Sư, uy tín đạo đức cách nhau một trời một vực; Ta nghĩ gì về một Thiền sư bôn ba mấy mươi năm trên xứ người để truyền bà Phật Pháp, thu phục giới trí thức lẫn kẻ bình dân, khi bị trục xuất khỏi VN, với đôi tay trắng và bầu nhiệt huyết đầy lý tưởng, Thiền Sư đã làm nên đại sự, một tầm vóc quốc tế, để khi trở lại thăm quê, Ngài phải hạ mình đi gõ cửa từng người, dù là học trò mình, để xin thăm viếng, được đáp lại bằng một sự im lặng hải hùng, một phủ phàng do quan điểm, chôn vùi tình người và tình đạo sau những cánh cổng chùa! Giả thử Giáo Hoàng về VN, Linh Mục và tín đồ chen nhau tiếp đón chứ bản thân Giáo Hoàng không phải vất vả năn nỉ từng tu sĩ hòa hợp vì vận mạng của tôn giáo mình như vậy! Điểm nầy cho thấy ý thức trách nhiệm giữa hai tôn giáo đối với vận mệnh sinh tồn của tôn giáo mình, ý thức của những tu sĩ lảnh đạo như thế nào và trình độ chính trị của lảnh đạo tôn giáo ra sao!
Rồi đây, những ngày còn lại, thời gian tới về thăm cố đô, cái nôi của PGVN, PG tại đó, ngoài chùa Từ Hiếu, bên Tăng đoàn sẽ đối với Ngài như thế nào, liệu uy tín và tầm vóc của Ngài đủ để hóa giải những thành phần cố chấp hay cũng một nổi buồn man mát cho những người thiếu tinh thần trách nhiệm;’ Ra Bình Định, HT T.H.Q có nồng nhiệt đón ngài như một người thân ở xa trở về hay lạnh nhạt như đối với người gõ cửa xin một ân huệ.
Thiền sư được lợi gì cho bản thân trong ba tháng sống trên quê mẹ, vừa thăm viếng chư tôn túc, hàn gắn vết thương âm ỉ của PGVN, hướng dẫn tăng tín đồ tu tập để trở về lại chính mình gở bỏ những xơ cứng của tình người và lắng nghe tiếng lòng dân tộc.Thiền sư và các đồng song, tuổi Hạt đã cao, muốn xây dựng một PGVN vững mạnh, muốn tất cả bỏ qua những cố chầp vì tiền đồ Dân tộc và vận mệnh PG, bởi PG suy vi, Dân Tộc không thể cường thịnh; Mỗi người yêu quê hương một cách, bảo vệ Đạo Pháp một kiểu, nhưng không ai có thể độc quyền yêu quê hương và bảo vệ Đạo pháp một mình mà không có sự đoàn kết nhất trí.
Cố chấp, tự ái, kiêu căng...là những công cụ đào huyệt tự chôn sống chúng ta, ai cũng biết thế nhưng không ai thoát khỏi như thế, một nổi buồn chênh vênh cho PGVN hiện tại!
MINH MẪN
28/01/2005












MÃNH ĐÂT TẨM TƯỚI
Từ ngày lập quốc, những tháng năm dài của dân tộc, luôn bị ngoại thuộc, rèn luyện cha ông ta một tinh thần chiến đấu tự tồn, đồng thời cũng đã làm chai lì tâm hồn như những sỏi đá làm khô khốc mãnh đất; Vùng phù sa sông Hồng sông Cửu của hai miền đất nước không đủ tẩm tưới dân tộc thấm đượm tình người, vì chiến tranh, đạn bom, ý thức hệ và tôn giáo đã khuôn đúc một mẫu người xơ cứng, một tâm hồn e dè nghi kỵ, một xã hội thiếu niềm tin lẫn nhau, cứ thế, dân tộc ta dần dà nghéo đói tình người…a
Trong chiều hướng đổi mới hiện nay, sau bao năm chinh chiến, phải làm lại từ đầu bằng gia tài đói rách, chúng ta hảnh diện tự mình lớn khôn thoát khỏi nô dịch ngoại bang, hẳn nhiên thiếu kinh nghiệm để đốt giai đoạn bắt kịp các nước tiên tiến. Kinh nghiệm chuyên môn về quản lý, tổ chức, mậu dịch, ngoại giao…chưa đủ để xây dựng một đất nước, vì một quốc gia tiến bộ không chỉ được đánh giá qua khoa học kỷ thuật, GDP, hay phồn thịnh vật chất, nếu tinh thần dân tộc và tâm linh con người vắng mặt, đó là nét văn hoá tất yếu và cơ bản cho một dân tộc trường cửu, xác định sự hiện hữu của dân tộc giữa cộng đồng các dân tộc. 30 năm xây dựng một đất nước từ số không để có tiếng nói uy tín trên trường quốc tế, vực dậy một nền kinh tế bị chiến tranh phá sản, quả là thời gian cần và đủ, ngoại trừ dân tộc Phù Tang đã thấm đượm Tam giáo, nhất là đạo Phật, và nghĩa khí Võ sĩ đạo, sớm tạo một phong độ tiến bộ khoa học kỷ thuật lẫn tâm linh trong thời gian thật ngắn mà chưa có quốc gia nào bị chiến tranh huỷ diệt tiềm năng dân tộc như Nhật Bản, 30 năm như thế đủ để nhà cầm quyền VIỆT NAM nhìn lại cái thành công giải phóng của mình khỏi ách nô dịch, xây dựng kinh tế, ổn định xã hội, nhưng sau bề mặt nổi, vẫn là cái gì hụt hẩng ngấm ngầm chờ đợi một suy sụp tinh thần do nền văn hoá VIỆT NAM ngày nay để một khoản trống quá lớn cho văn hoá nô dịch ngoại lai xâm thực; bởi thế, súng đạn, luật pháp, nhà tù không giải quyết dứt điểm bao tệ nạn ngày một gia tăng; tử hình bao kẻ đầu nậu ma tuý, kẻ buôn lậu vẫn phát triển, giam cầm nhiều cán bộ tham ô, hằng ngày báo chí vẫn phát hiện thêm những quan chức tha hoá; vô số tệ nạn phát triển song hành với bệnh dịch Sida, vì thế phải tự xét, đất nước phồn thịnh để làm gì trong khi cơ thể mang nhiều thương tật mà chưa có thuốc chữa hữu hiệu. Cha mẹ lo kiếm tiền làm giàu mà quên trách nhiệm giáo dục, con cái từ đó thêm hư hỏng! Nhà nước và PGVN mời Thiền sư Thich Nhất Hạnh và đoàn Tăng Thân Làng Mai về VIỆT NAM trong ba tháng, phải chăng làm công việc của một y sĩ thay đổi giòng máu đang bị nhiểm trùng trầm trọng hay chỉ thuần thể hiện tính Nhân Quyền và Tự Do Tôn Giáo?

Chuyến đi của Thiền sư và đoàn Tăng Thân Làng Mai đã gây một cơn sóng Thần không thua sóng Thần ven bờ Thái Bình Dương vừa rồi! Dư luận ủng hộ cũng nhiều, tiếng thị phi chống báng cũng không ít. Có những luồng dư luận: bên ngoài và bên trong nước.
1/ Từ hải ngoại, do một số vị không nắm rõ tình hình trong nước, không nắm rõ nội bộ PGVN, bị những người hoạt đầu chính trị mớm ý xuyên tạc chuyến đi của Thiền sư Thich Nhât Hạnh, rửa mặt cho CSVN trước tai tiếng Nhân Quyền và Tự Do Tôn giáo
2/ Ao thuật gia chính trị xem chuyến về thăm quê của Thiền sư là món quà đầu xuân dành cho nhà cầm quyền VN.
3/ Giới hoạt đầu lấy chính trị làm phương tiện sống, bảo rằng việc mời Thiền sư về Việt nam, thả một vài tù nhân trong dịp tết cũng chỉ một mục đích thể hiện thiện chí trước sự đe doạ của Mỹ và Liên Hiệp Au Châu về vấn đề Tự Do Nhân Quyền trước kỳ hạn 15/3/2005
4/ Giới Kinh tế chính trị nghĩ rằng VIỆT NAM nôn nóng việc gia nhập WTO, mượn uy danh của Thiền sư bằng những nhượng bộ mà trước đây họ không chấp nhận, để tranh thủ cảm tình với thế giới,
5/ Nội bộ PGVN đơn giản nghĩ rằng, sự có mặt của Thiền sư trong lúc nầy gây thêm khó khăn cả đôi bên: một là PGVNTN, một là GHPGVN thuộc Mặt Trận; GHPGVNTN không chấp nhận gặp gở Thiền sư bởi không có trong chương trình thăm viếng, không được nhà nước chính thức cho phép, và nhất là ngại cuộc gặp gở xem như tự phủ nhận cuộc đấu tranh suốt 30 năm qua về tính pháp nhân của tổ chức; về phía GHPGVN cũng không muốn sự hiện diện của Thiền Sư và đoàn Tăng Thân Làng Mai, vì hào quang chân tu và uy danh quốc tế đó sẽ làm lu mờ quyền lực và lợi dưỡng của họ…
Chưa nói tới một số xuyên tạc trẻ con như Thiền sư về lập giòng Tiếp Hiện để cho tu sĩ được lập gia đình, nếu thế thì cần gì phải ở VN! Đem những lời tuyên bố của Thiền sư ở thời gian mấy năm trước ghép cho hiện tại nhằm vu khống méo mó, và những diễn tiến của đoàn trong dịp thăm viếng, dưới cái nhìn của họ, hoàn toàn xấu xa…
Giới ủng hộ ngày đêm theo dỏi từng bước chân của đoàn, nôn nóng trước những khó khăn mà đoàn gặp phải, lo âu trước những chống đối, xuyên tạc. Những thiện tâm đó thầm mong trong ba tháng có mặt trên quê hương, đoàn sẽ đem lại một lợi ích to lớn cho dân tộc, cho đạo Pháp, xoá tan mọi tị hiềm, xây dựng PG thành một khối, vực dậy nền văn hoá dân tộc, tươi trẻ hoá Đạo Phật trong cuộc sống khô khốc hiện nay…
Cái nhìn chung của trí thức tiến bộ, sự hiện diện của Thiền sư lúc nầy tối ư cần thiết để thiết lập một tinh thần dân tộc, một tâm linh song hành với sự phát triển vật chất hầu cân bằng sự sống mà Tây Phương từng là nạn nhân của cán cân chênh lệch giữa Khoa học và Tâm linh, phải chăng các nhà lảnh đạo VIỆT NAM đã thấy tầm chiến lược đó?

Qua những buổi giảng tại chùa Xá Lợi, Thiền Viện Vạn Hạnh, Học Viện Quốc Gia Hành Chánh…Thiền sư không thuyết những ngôn ngữ Phật học, không truyền bá giáo lý PG của một giảng sư, mà Thiền sư đem tinh thần PG hoá giải những mắc mứu trong đời sống thường nhật, giúp cho mọi người tự thân giải quyết những khó khăn của chính mình, của gia đình mình và của sự sống chung quanh; Thiền sư khéo léo áp dụng tinh thần Hoa Nghiêm – Nhất đa tương Dung, Một là tất cả, tất cả là một để mọi người thấy được trách nhiệm và mối liên đới lẫn nhau. Một câu hỏi tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh: Thưa thầy, quy y rồi có được yêu đảng, yêu nước không ? Thầy đáp: - Nếu quy y mà không yêu đảng, yêu nước thì quy y làm gì! Thật vậy, thâm nhập PG là thẩm thấu tinh thần trách nhiệm và lòng yêu thương; Từ lâu vì tranh chấp nên tình thương bị xói mòn, sự hiện diện của Thiền sư là xác lập lại cơ sở tâm linh cho dân tộc, đem lại sự cảm thông cho nhau, mọi người gần nhau hơn, với tâm nguyện đó, Thiền sư vượt qua đưiợc nhiều chướng duyên; như đã biết, H.T. Quảng Độ không thể tiếp Thiền sư, những kẻ manh tâm phá hoại sự hoà hợp PG đã khấp khởi mừng rở, thế nhưng, ai hiểu rằng lòng đau quặn thắt sau đó dằn vật H.T, tình đồng đạo trong những tháng năm thăng trầm chợt hiện trong con người cương trực đó, để rồi, hơn hai giờ tiếp xúc thầy P.A, đệ tử Thiền sư, thay mặt Thiền sư mang thư và sách biếu H.T. như thế đủ thấy tấm lòng của các bậc tuệ giác vẫn khác hơn những đố kỵ tầm thường, vượt qua những khó khăn về nguyên tắc, để tình đồng đào vẫn tràn ngập thương yêu; có ai tin rằng, mẫu người cương trực của H.T.T.Q.Độ có thể cay xốn khoé mắt đầy xúc động, những quyển sách cầm trên tay trở thành những gởi gấm tình người, tình huynh đệ, tình đồng đạo; chẳng những cung cách xử sự đầy tình nghĩa như thế đã làm mềm nhủn tính nguyên tắc khô khan nơi bậc chân tu, từ đó, người Phật tử tin rằng, có thể những cản trở của pháp lý về cuộc gặp gở, nhưng về tình nghĩa, biết đâu những cuộc điện đàm chúc tết thăm hỏi nhau lại không thể có! phong cách và lời pháp thoại của Thiền sư trong những khoá tu tại Thành Phố cũng biến những xơ cứng lòng người thành sự buông thỏng mềm mại mà từ lâu cuộc sống đã làm chai lì tình cảm và nhận thức. Từ tín đồ PG đến cán bộ đảng như được thay da đổi thịt vì nhận thức đã thay đổi khi tham dự những buổi pháp đàm; Loại bỏ những đánh giá mang tính Chính trị, Thiền sư đã thành công suốt cuộc hành trình Nẽo về tâm Thức, giúp cho nhân dân thành phố và các tỉnh lân cận tiếp xúc được đoàn thánh tăng thật sự Hạnh Phúc, thật sự Thanh Thảng giải thoát trên những gương mặt sáng ngời lý tưởng; Qua những thành công đó đủ trả lời những xuyên tạc nghi kỵ về Thiền sư, và xác lập một niềm tin vững chắc của tín đồ PGVN đối với pháp môn của Thiền sư, một pháp môn Hiện đại hoá PG hay có thể gọi PG đi vào cuộc đời, không mang ngôn ngữ, hình thức tín ngưỡng mà vẫn giúp cho xã hội nhiều lợi ích tâm linh, quân bình xã hội.

VIỆT NAM thay đổi từng ngày trong cuộc sống vật chất, đòi hỏi văn hoá, nghệ thuật và cảm thọ tâm linh phải tương ứng, Phải chăng Thiền sư đã làm thay đổi bộ mặt PGVN bị tôn giáo hoá qua những thủ tục cứng ngắc với thời gian; thay đổi cái nhìn của người dân và nhà nước đối với PG; Thay đổi tâm cảm của mọi người qua giao tiếp, ứng xử trong xã hội, xác lập tinh thần trách niệm lẫn nhau từ gia đình đến xã hội, những thay đổi từ cơ bản bản đó hiệu quả hơn cả quyền lực luật pháp, súng đạn và tù giam. Giúp VIỆT NAM có cuộc sống văn minh nhân bản hơn. Tất cả sống trong tình huynh đệ;VIỆT NAM đang được tẩm tưới những dòng pháp nhủ, tươi trẻ hoá tâm thức, nhà nước cảm nhận được những ích lợi to lớn đó, thế mà vẫn có những chùa trục xuất tăng chúng khi tham dự những lớp giảng của Thiền sư, phải chăng mãnh đất tẩm tưới trong thời gian quá ngắn chưa được thấm nhuần!
MỘNG MỊ
Đầu Xuân At Dậu



















Vùng Tín Tâm

Qua 26 ngày thăm viếng, hoằng hóa tại TP. HCM, Thiền sư và đoàn Tăng Thân Mai Thôn đã đáp phi cơ về Cố Đô lúc 5giờ sáng ngày 18/02/2005; Do Ban Trị Sự Tỉnh cộng tác với Tổ Đình Từ Hiếu, cuộc đón tiếp diển ra rất trọng thể, tuy lượing người không như tại Sài Gòn, nhưng có tổ chức.
Đúng như chương trình hoạch định, gần 8giò sáng, từ sân bay Phú Bài, đoàn về thẳng chùa Từ Đàm, thăm viếng, đảnh lể chư tôn đức Tổ đình Từ Đàm, HT Trưởng Ban Trị Sự và chư tôn Giáo Phẩm Ban Trị Sư GHPG Thừa Thiên-Huế; Cái trang trọng nhất mà cả Hà nội và Sài gòn không hề có, đó là Kiệu rước, hẳn nhiên Thiền sư không bao giờ ngồi, nhưng thủ tục trang trọng luôn dành cho những nhân vật đặc biệt, đáng kính tại chiếc nôi PGVN.
Những hơn 70 năm về trước, khi đất nước còn trong sự kềm tỏa của Pháp, nhân dân vốn điêu linh trong cuộc chiến, các sơn môn cũng chật vật khó khăn không ít; Những nương khoai để Tăng chúng ăn độn, gạo cơm trở thành xa xí phẩm, cũng bị cày xới bởi đạn bom; các chú Tiểu ê a từng đoạn Lăng Nghiêm dưới tàng cây khi bò nhởn nha găm cỏ, chùa nuôi bò để dùng phân bón ruộng, vườn, các Sa Di Khu Ô thành Sa Di Chăn Bò, thế mà vẫn vui, vẫn thơ mộng giữa cuộc chiến phá hoại quê hương, vì bên cạnh chú Tiểu còn có bò, có cây cỏ phủ màu xanh, đâu đó có vài đóa hoa dại lẻ loi phô sắc với khoản trời bình lặng trong phút chốc! Tổ Đình Từ Hiếu cũng như hầu hết các chùa lúc bấy giờ, thường di tản khi cuộc chiến xẩy đến, Tiểu Tâm nhanh nhẩu giúp Mệ nhà Trù một tay thu vén đồ đạc khi nghe Tây sắp càn...Thời gian và tuổi thơ vô tư với thời cuộc cứ trôi thầm lặng trên xứ Thần Kinh. Nằm trên núi, xa thành phố Huế không bao nhiêu, nhưng một thế giới cách biệt nghìn trùng giữa Đạo và Đời, Tổ Đình Từ Hiếu luôn là nơi sản xuất nhiêu danh tăng thạc đức, chư tổ truyền thừa luôn duy trì mạng mạch đức uy của chốn Thiền Lâm; tiếng vi vu của gió núi, tiếng reo của Tòng Dương, vị thắm đượm của nước chè Lá Vối cứ nuôi lớn dần những mầm non Phật Pháp, xoa dịu vết đau chinh chiến, lặng lẽ âm thầm đẩy tuột những con tim non nớt rời xa đất mẹ, dạt trôi khắp nẽo quê hương, nuôi lớn tâm hồn bằng những chất liệu đau thương, không biến thành mục nát uất hận, nhưng từ dống ngổn ngang của bất toại, một chồi non lú lên mầm xanh mang đầy nhựa sống lăn sả vào đời, qua mọi ngỏ ngách, biến thành vị ngọt cung ứng cho đời một ích lợi từ giòng suối yêu thương; Tổ Đình Từ Hiếu, Thần Kinh Cố Đô có biết trước ngày vinh quang của một tấm thân bé nhỏ nhưng tâm hồn vĩ đại trở về, giữa những phân hóa tình Đạo tình Đời trên quê mẹ, vâng ngày 18/02/05 thật sự là ngày đáng nhớ cho riêng Thiền sư, cũng là ngày khó quên cho tăng tín đồ PG trên mãnh đất danh lam Núi Ngự sông Hương, vùng quê tuy nghèo khó nhưng giàu lòng Đạo đức thể hiện qua các Lăng Tẩm miếu Mạo, Đình Chùa, một lịch sử khó quên của một Vinh Quy Bái Tổ mà lâu lắm, đất mẹ chưa từng cung đón một danh tăng như vậy. Tuy Từ Hiếu luôn truyền thừa những cao tăng, miền Trung luôn có những bậc thạc đức, nhưng chưa có một cơn chấn động mà nhiều mặt đối lập lẫn nhau cho một cuộc đón tiếp, nói khác hơn sự hiện diện, hội nhập, trở về của Thiền sư trên nhiều giao động thuận nghịch khó diễn đạt, như những đợt sóng nổi, sóng ngầm đẩy chiếc phao trên mặt nước, dù thế nào cũng vẫn là một thành công ngoài dự kiến.
70 năm sau, trở về mãnh đất lắm kỷ niệm, nhiều đau thương của tuổi ấu thơ, mà những năm tháng lưu lạc trên đất khách, Thiền sư vẫn cưu mang trong hồn những hương vị dân tộc; từng nắm xôi bắp điểm tâm đựng trên lá sen,chấm muối đậu muối mè, từng cbiếc nón lá rộng vành che nắng che mưa, thật bình dị một thiền sư vang danh thế giới; lòng phơi phới trải dài những bước chân an lạc từ Đại Nội sang Đông Ba, Cổ Phật Khất Thực từ chùa Từ Hiếu đến Đàn Nam Giao; những cuộc thăm viếng riêng tư đầy đạo vị, các buổi Pháp Đàm thuyết giảng pháp âm bình dị dể hiểu đi sâu vào tâm lý xã hội và tình người, phong cách Thân Giáo của Tăng Thân Mai Thôn, thanh thảng, giải thoát trên gương mặt hồn hậu của hàng trăm đệ tử nói lên cái chân chánh của một pháp môn từ bậc thầy. Một bậc thầy trưởng thành từ những khó khăn trong Đạo lẫn ngoài đời, từng bị cấm đoán học hành, bị vứt đồ ra khỏi chùa, ngày đẩy xe bán nhang, tối lén lút đi học; bị trục xuất khỏi nước vì những động thái đầy tình người..., những hạt giống đó làm chai lì bất mãn bao người thất chí, ngược lại, là những hạt giống trưởng dưỡng sự thành đạt hôm nay đối với một Thiền sư.
Huế, vùng đất vừa quen thuộc, vừa xa lạ, khí hậu mùa xuân như oi bức như ấm áp từng lòng người, muôn người như một với lòng hâm mộ một Thiền Sư, mãnh đất trầm lặng dang tay đón đứa con lạc lõng trở về nhân ngày đầu xuân, thật đặc biệt, Thiền sư và đoàn Tăng Thân Mai Thôn vừa vào đến chùa, một cơn mưa nhẹ tẩm mát lòng người, và sau đó khí hậu tuyệt dịu ưu đải ngày hội ngộ, phải chăng đó là niềm tin Hỷ lạc báo hiệu mọi tốt đẹp từ đoàn chân tu mang lại cho quê mẹ, một vùng giàu niềm tin và Đạo đức!
MỘNG MỊ
19/02/05

NIỀM ĐAU CÒN ĐÓ

Những dợt sóng Thần, ngoài sự hủy diệt, tang tóc, còn để lại nhiều di chứng thương dau mà con người không hề oán hận than trách ai; Những cơn bạo loạn khủng bố, kéo theo nhiều đợt sóng thù hận trả đủa, luôn để lại lắm di chứng oan oan tương báo; Con người đoàn kết nhau khắc phục thiên tai, nhưng chúng ta không đoàn kết khắc phục Cộng nghiệp.
Phật dạy, nghiệp từ Thân- Khẩu- Ý phát sanh, từ cố chấp thiếu cảm thông mà có. Trong thời đại hiện nay thuộc loại đấu tranh kiên cố, không ai chịu thua ai, ai cũng bảo thủ ý mình là đúng, thế gian đã vậy, con Phật cũng không khác bao nhiêu. Trong phạm vi VN, chúng ta đã chứng kiến anh em một nhà mạt sát thiếu điều giết nhau, ngược lại chúng ta có thể bênh vực người ngoài một cách sôt sắng tưởng chừng vô lý, một người đã từng sát hại với ý đồ triệt tiêu ta, lấn lướt chúng ta trên cùng một quyền lợi xã hội như nhau, quyền lợi đức tin như nhau;
Chúng ta bình tâm xét lại, nếu năm 1975, nhà nước CS không nóng vội, không chủ quan, cứ việc tận dụng GHPGVNTN, tận dụng tất cả thành viên tại vị, họ chỉ cần xen kẽ người của họ vào để kềm chế, chúng ta nghĩ thế nào những hậu quả to lớn và nguy hiểm gấp bội hiện nay? Về hình thức, vẫn tồn tại một GHPGVNTN, vẫn những chức sắc cũ, chúng ta nói được gì đối với thế giói khi bảo họ triệt tiêu, đàn áp! Nghĩa là bấy giờ chúng ta đang ngậm Bồ hòn trong miệng, nuốt vào không được, nhả ra không xong. Nhưng , chính vì kẻ hở đó, các ngài có cớ để chống đối la lối, thôi thì cũng được, ai cũng có quyền đòi hỏi và bảo vệ quyền lợi cá nhân và tập thể mình, nhưng phương thức đấu tranh bất di bất dịch như vậy, tự chúng ta đưa nhau vào cỏi chết. Trên một trận chiến lưỡng đầu thọ địch , chúng ta phải chọn một trong hai để liên kết, chúng ta không dại gì cứ húc đầu vào một đối tượng mà không hy vọng lay chuyển, ngược lại liên kết với một đối tượng mà họ luôn dí súng sau lưng chúng ta, luôn tìm cách đẩy chúng ta vào chổ chết thế họ.Cứ cho là Kito giáo muốn liên kết với PG chống lại CS, nhưng có bao giờ họ chống, ngược lại cứ đẩy chúng ta về phía trước lãnh đạn, sau lưng họ vẫn đâm lén chúng ta, bằng cớ, Đổ Mạnh Tri phê phán nhục mạ hai ngài HQ và QĐ qua bản thông diệp hướng về thế kỷ 21 của Viện Tăng Thống, trong khi họ mời HT QĐ ký tên lập Liên Tôn chống Cộng. Phan Thiết và còn biết bao người cầm bút hàng ngày xuyên tạc kinh điển, bêu xấu chư tôn đức không chừa bất cứ ai, thậm chí Đức Phật họ cũng cho vào quần lót. Tín đồ làm vậy đã đành, chức sắc cao cấp như Giáo Hoàng cũng quy chụp chúng ta là CS khi bảo PG là Vô Thần! Tuy CS có khắc khe với tôn giáo nhưng họ đâu làm như vậy? Ngược lại, Vatican vẫn đi đêm với khối CS trước đây để triệt hạ Chính Thống giáo ở Nga, tiếp tay Hit le diệt chủng Do Thái vì bị kết là dân giết Chúa, tìm mọi cách mua chuộc cán bộ thoái hóa, đem đô la làm mồi nhử dọn đường Giáo Hoàng sang VN để tạo cú phạt góc ngoạn mục như Ba lan, lúc ấy thành công, chắc chắn PG không còn là đối tượng cần liên kết, nhưng là thảm cỏ cần lót đường cho Chúa vác Thập ác lên ĐỒI SỌ.
PG chúng ta không am tường chính trị là đúng, nhưng phải có ý thức chính trị để không lọt vào mưu ma chước quỷ của thế gian, để những yêu sách chính đáng không lệch sang lảnh vực chính trị mà vết lọ Kitô giáo đã lót đường cho Pháp chiếm VN , để lại bài học đáng giá cho ta. Quyền lợi PG phải gắn liền quyền lợi dân tộc, vì một bức xúc, yêu sách mà xâm phạm quyền lợi dân tộc, từ ngàn xưa giáo sử VN chưa hề có. Một giọt máu đào hơn ao nước lã, anh em trong nhà bất đồng quan điểm, không thể mượn tay người ngoài thanh toán nhau; Trong nội bộ PGVN từ xưa đến nay, kể cả thời Ngô triều dựng lên một Lục Hòa Tăng để phá hoại công cuộc đấu tranh của toàn bộ PGVN chống kỳ thị, thời Thiệu Kỳ phân hóa PG, chúng ta cũng không xem giáo hội đó là kẻ thù, nhưng 30 năm nay anh em chúng ta quay lưng, không lắng nghe nhau, nhục mạ nhau, nghe lời xúi dục bên ngoài mạt sát một Thiền sư không hề manh tâm chính trị. Có những tu sĩ PG lên tiếng bênh vực cho Kitô giáo, ngược lại không nương tay kết án quý thầy. Một hạnh nguyện Bồ Tát vào Địa ngục độ chúng sanh la hình ảnh đẹp, tại sao 30 năm PGVN bị xơ cứng, người dân thành kiến bất mãn phẩm cách của đa số tu sĩ hiện nay, một Tăng đoàn đủ mọi quốc tịch thể hiện đạo phong của một trưởng tử Như Lai xuất hiện trên mãnh đất hơn 2000 năm PG có mặt, làm thay đổi cái nhìn, cái suy nghĩ, cái thành kiến để biến thành một thiện cảm lớn của dân tộc, trở thành cái tội?! Ví rằng Thiền sư về rửa mặt cho CS, cũng không ngược lại hạnh vị tha cảm hoá kẻ ác của nhà Phật, một Asoka, quá khứ không là kẻ ác được PG cảm hóa? Ai được như Thiền sư làm cho thế giới nghiêng đầu kính nể, ai được các nước CS mời đến diển giảng, truyền bá như Thiền sư VN? Ai cảm hóa những lảnh đạo tinh thần ngoại giáo xuất gia đầu Phật? Ai quy y hàng ngàn người trên giáo đô Vatican và Nga? Tu sĩ VN nào vừa giải quyết tâm linh trong thời đại bạo động, vừa công tác xã hội, từ thiện, văn hóa, giáo dục...Ai cảm hóa nhiều kẻ đa nghi bất tín như Thiền sư T. N.H.? và ai ung dung vào chốn khó khăn, thong dong giữa rừng chống đối như vào chổ không người? Phải chăng là hạnh nguyện Bồ Tát!
Mãi mê đấu tranh cho một lý tưởng, lắm khi chúng ta lạc hướng, biến anh em thành kẻ thù, tự chúng ta trở thành ác cảm với mọi người mà khởi đầu nhiều tình cảm dành cho ta, tự cô lập mình, biến bạn thành thù, lấy thù thành bạn, rước giặt vào nhà, nuôi ong tay áo; ở thế gian, không thiếu những tổ chức khởi đầu bằng lý tưởng đẹp, nhưng hăng say chiến công trở thành tội phạm, biến phương tiện thành mục đích.
30 năm trước, bỏ nước ra đi, vì bất mãn sự hà khắc của chế độ, vì mất quyền lợi đang có, vì đối lập chính trị, từng là nạn nhân, hay nhiều lý do chính đáng nên Chống Cộng tới cùng, 30 năm sau, cũng chống Cộng, nhưng một số chống theo thói quen, cho dù CS đã đổi mới, tiến bộ hơn, một số vì cuộc sống, tham gia tổ chức chính trị như tham gia một công ty cổ phần, hay là một job của overtime kiếm thêm kinh tế phụ,một số nuôi ảo vọng chính trị hồi tưởng uy quyền quá khứ tìm niềm vui lúc tuổi xế chiều hoặc có chút danh vị trong xã hội dù là ảo...nhưng cho dù lý do nào,. duy nhất vẫn là con cờ cho kẻ lợi dụng chính trị chia rẽ anh em, phá hoại dân tộc, bởi lẽ, người không cùng huyết thống, chả bao giờ chịu khó bỏ công, bỏ của miệt mài giúp đở cho chúng ta một cách vô tư. Trong cuộc nội chiến Trịnh Nguyễn phân tranh, đã từng rước voi về dầy mã tổ, thời thuộc địa, cũng mời thực dân thống trị chúng ta, và lịch sử cũng qua nhiều giai đoạn mượn tay người làm áp lực dân tộc cũng bởi một quyền lợi cá nhân.
Cho dù chủ nghĩa nào, ý thức hệ nào, là người đồng tộc, vẫn có thể cùng nhau ngồi lại cảm thông gở rối cho nhau, xây dựng quê hương, bao nhiêu quốc gia tan nát vì hận thù, tuột hậu hàng thế kỷ, đau khổ thiệt thòi vẫn là người dân, đất nước ta may mắn, tuy chiến tranh, nhưng phục hồi mau lẹ, dân trí nâng cấp, kinh tế chuyển biến so với 1975 – 1985, khoa học tiến bộ; thành phần lảnh đạo khá hơn, cởi mở hơn, biết lắng nghe, chịu thay đổi tuy ngần ngại, chúng ta không nên quá ngờ vực khả năng và thiện chí nhau, đẩy nhau vào thế đối đầu thay vì giúp nhau sửa đổi; ai không lầm lổi, hãy tạo điều kiện để thấy lổi nhau mà sửa đổi, không nên vì sai phạm mà triệt hạ nhau; không nhìn nhau bằng khoảng không gian xa cách, hãy tận mắt thấy những gì bằng kiểm chứng. Ngoại trừ những ai vì quyền lợi riêng tư, bán đứng dân tộc, còn những tấm lòng vì dân vì nước, không nên xé to những lổ rách nhỏ, không nên phủ thêm hận thù lên tấm thân rách nát nhiều vết thương của dân tộc, cố gắng thấy cái tốt cái đẹp của nhau để cái xấu cái dở không còn tồn tại.
Trong nội bộ PG cũng vậy, chỉ một chuyện giản đơn của buổi đầu sai sót, kéo dài 30 năm nghi ngờ chống đối, làm rách nát trì trệ thêm PGVN. Những tệ nạn ngày nay trong giới tu sĩ PG, do thiếu hòa hợp đoàn kết của hàng giáo phẩm có trách nhiệm, giả thử chúng ta chịu ngồi lại, xóa bỏ quá khứ, thông cảm những sai lầm pháp lý, đề nghị những phương án khả thi, tìm sự cảm thông lẫn nhau, chắc chắn không ai nở biến nhau thành kẻ thù truyền kiếp, PGVN qua 30 năm không những là tổ chức vững, biết đâu có ảnh hưởng, làm đầu tàu cho PG thế giới hoặc các quốc gia trong vùng, sẽ sản sanh nhiều Thiền sư danh tiếng chứ không xuất hiện quá nhiều PHIỀN SƯ như hiện nay. PGVN hiện tại phân hai cực rõ nét: - một, cậy thế ỷ quyền hưởng thụ, vô trách nhiệm, -một, nhắm mắt chống theo tập quán , trở thành thói quen mà không thấy kẻ mình chống còn là một thực thể ban đầu hay chỉ là chiếc bóng, không thấy mình đang đứng cạnh miệng hố, chung quanh những kẻ tung hô, kích thích anh hùng tính của mình để rồi mờ mắt rơi xuống vực thẳm. Phong cách lảnh đạo cho sự chống đối của thế gian lệch lạc đã đành, PG vốn đạo Trí Tuệ, Vô Ngã, Hỷ Xã, thế mà lắm khi nhiệt tình chống đến độ không cần biết phương cách chống có hiệu quả chăng, lắm khi tin kẻ xúi dục hơn anh em trong nhà; nếu thực sự yêu sách vì quyền lợi PG, người có kinh nghiệm sẽ thấy sự hiện diện của Thiền sư là một lợi thế cho những yêu sách bấy lâu, nếu biết tận dụng, sự hiện diện đó tuy chỉ mục đích Hoằng Hóa, nhưng là lợi thế cho bất cứ ai, bất cứ lỉnh vực nào, chính trị cũng có lợi, tôn giáo cũng hợp lý, xã hội cũng ăn nhịp, tu tập cũng thuận duyên, văn hóa càng bổ ích, 50 năm nay ai làm được chuyện đó, tại sao bỏ lở cơ hội tốt đẹp cho một tương lai PGVN? Chúng ta chỉ xét một mặt vì uy tín, danh dự trước mắt mà không thấy mặt lợi về lâu về dài cho cả tiền đồ PG. Bên trong nươc tin vào sự vận động và hổ trợ từ bên ngoài, nhưng quên rằng đó chỉ là phương tiện trợ duyên, chủ yếu là do tính lảnh đạo sáng suốt, ngược lại cái hổ trợ đó biến thành chủ đạo cho những động thái lệch lạc của một PG trong nước; Bên ngoài nước thuộc sự điều hành từ bên trong, nhưng do tầm vóc hoạt động mạnh, đủ phương tiện và ngoại giao, biến sự trợ lực thành con bài quyết định cho tầm nhìn chư vị trong nước, hẳn nhiên những lực lượng đen tối luôn ẩn dưới chiêu bài viện trợ, tín đồ cúng dường, mạnh thường quân giúp sức để đẩy chúng ta lệch hướng có lợi cho họ. Phòng Thông Tin PG QT và tất cả tăng tín đồ hải ngoại là những người nặng tình quê hương, nhiệt tâm đạo Pháp, luôn thương nghĩ đến chư tôn đức lâm cảnh bất như ý, làm mọi cách có lợi nhất cho PG, chắc gì lòng nhiệt thành đó không bị kẻ bên ngoài lạm dụng? Quần chúng tin vào người lảnh đạo, người lảnh đạo tin vào phương tiện hổ trợ và sự hứa hẹn như đinh đóng cột của kẻ ngoại, cứ tin nhau qua lời hứa để tự mình an lòng rằng hành động mình đúng và có hậu thuẩn, nhưng trên canh bạc chính trị, ai cũng biết Hiệp định Sơ Bộ ngày 6/3/46 gọi là HALONG 46 mang tính quốc tế khi Hồ Chí Minh ký với Pháp, có ai giữ đúng lời hứa, và gần đây, Hiệp Định Paris 27/01/73 gọi là Paris 73 cũng không được tôn trọng, thế thì những lời hứa hổ trợ can thiệp vu vơ chỉ mục đích biến chúng ta thành con cờ tại chổ khi cần thiết cho họ, trước mắt đẩy chúng ta đối đầu với nội bộ, chia rẽ anh em, thậm chí Thiền sư Nhất Hạnh đã tận lực giúp chư tôn túc trong những lúc khó khăn nhất, vì quan điểm chính trị mà bị chối từ thăm viếng khi về quê hương; Oi thành kiến luôn ngăn cách chúng ta, vì thế Thiền sư cổ súy Hiểu và Thương trong tình huynh đệ mới thắng vượt mọi hiểu lầm.
Lịch sử dựng nước và giữ nước luôn lặp lại những sai phạm nội bộ, nhưng dân tộc ta có tấm lòng bao dung, những người con theo ngoại bang phá hoại quê hương cũng được người dân hỷ xã; quan điểm xây dựng đất nước không đồng nhau, cũng được cảm thông sau một thời gian thể hiện thiện chí; Trong khi đó, PG hơn thế kỷ nay, lắm phen bị mưu đồ chia rẽ, trấn áp, lợi dụng để làm suy giảm tiềm lực, gây bất hòa nội bộ, nhưng tính vị tha và lòng Hỷ Xả đã giúp chúng ta hàn gắn những rạn nứt đó, bây giờ lại không thể đến với nhau bằng tấm lòng Đạo vị chỉ vì một lý do quá nhỏ nhoi?
Bên trong cũng như bên ngoài nước, chúng ta bình tâm nhìn lại những đoạn đường đi qua, những việc làm được mất, cập nhật hóa quan điểm và hành động, chiếc La Bàn Đạo Pháp và Dân Tộc luôn được cân nhắc để điều chỉnh thái độ cho hợp lý, không phạm đến quyền lợi dân tộc, không ngán trở sự phát triển Đạo Pháp, bởi vì cố chấp, bảo thủ một phương án cố định là đi ngược tính Tùy Duyên của Phật Pháp mà còn phản khoa học trong thời đại thiên biến vạn hóa. Tận dụng hiện tại, linh động sở hành để đạt mục đích vẫn là tính linh động cần thiết trong Đạo lẫn ngoài đời, nhưng tối kỵ, chúng ta không đấu đá anh em một nhà, vì dưới mắt Phật giáo, không ai là kẻ Thù. Kitô giáo là đối thủ số một chống Cộng, thế nhưng, sau Hiệp Định Paris 73, biết Mỹ bỏ VN, Vatcan vội trở cờ, Paul VI khuyên Kito giáo VN nên thích nghi để tồn tại, không chống Cộng nữa, PG nghĩ gì về sự thích nghi đó?
M.M.
26/02/05





























TÂM ĐỨC NHIỆM MẦU

Uy và Đức là hai mặt trong một Tăng Thân, bất cứ thời đại nào, khi Phật còn tại thế hay sau đó hàng ngàn năm, vẫn là điều tất định của một bậc chân tu.
Những thập niên 1950 về trước, miền Trung nói chung và Huế nói riêng, các bậc cổ đức trong các Già Lam, Tổ Đình, luôn thể hiện một uy đức qua Tứ Oai Nghi, có những vị dáng ngồi như quả núi, đứng như Long Tượng, đi như Sư Tử, nằm như Cọp Chúa…toát hiện một từ trường làm cho chung quanh an ổn, vững tin, Khu vực chung quanh chổ ngài an trụ, luôn an lành. Người có` Tâm Đức sung mãn, hay gọi là nội lực thâm hậu, lời nói luôn có sức thuyết phục; cái nhìn cũng đủ làm khiếp phục kẻ tà tâm, cái im lặng đủ hoá giải mọi nghi vấn mắc mứu trong tâm hồn những người có mặt; Gương mặt thanh thoát, động thái nhẹ nhàng, đi đứng khoang thai, ăn nói từ tốn, âm giọng nhỏ nhẹ, thanh thoát…Tất cả những ưu điểm chỉ có ở bậc chân tu thật sự. Chẳng những thế, khí hậu nơi trụ xứ cũng dể chịu khác thường,lời khấn nguyện có hiệu quả nhanh, bởi chung quanh từ trường có một lực lượng bất khả tư nghì!
Từ ngày Thiền sư bước chân xuống Hà Nội, vào Sài Gòn, ra Huế, những tổ chức đón tiếp hạn chế trong tự viện, không phổ biến rộng rãi ra quần chúng, thế nhưng số lượng người tự động tham gia ngoài dự đoán của Ban Tổ Chức. Người dân tháp tùng đoàn thăm viếng Đại Nội, đi bộ sang Đông Ba, hay từ chùa Từ Đàm đến chùa Báo Quốc, không những đông đảo, trật tự, im lặng còn tỏ ra phấn chấn lạ thường, sự phấn chấn không phải từ sự tự mãn có dịp biểu dương lực lượng mà phát xuất bởi từ trường Hạnh Đức của một tăng đoàn thánh thiện của nhiều quốc gia có mặt trên xứ sở giàu niềm tin!.
Những buổi thuyết giảng cho Tăng Ni sinh trường Trung Cấp Phật Học, Tăng Ni sinh Học Viện P.G.V.N. tại Huế, thính chúng như được tắm gội một suối từ lạ lùng, sinh khí thắm đượm sự tôn kính chưa từng có như những nhà Trí thức, những cán bộ đảng viên tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ở S.G, trước đó ít phút họ bước vào hội trường bằng niềm kiêu hảnh của một quan chức trong xã hội, mục đích đến nghe để xem một nhà tu lừng danh chứ không bằng sự kính phục, óc tò mò biến thành sự tôn kính, niềm kiêu hảnh nhường chổ cho sự khâm phục, một khâm phục không do kiến thức uyên bác mà do tư cách đạo đức, từ lực tự thân, đạo phong chửng chạc; Thiền sư không ngồi ghế hoặc đứng ở bục giảng như các giảng sư, ngài ngồi bán toạ, kiết toạ một cách an lạc, thanh thảng và vững chải, bấy nhiêu đủ xác định một đạo phong khác thường. Những buổi Pháp Đàm, những giờ buông thư, những động thái Thiền Hành đều có một tác động làm thay đổi tánh tình, sự suy nghĩ đối với những ai tham dự, ngay cả nói năng, ăn nghĩ cũng có vẻ từ tốn khác lạ; các tu sĩ và cư sĩ Au Châu, dưới cái nhìn của quần chúng, có vẽ lạ lẩm, kích thích tánh tò mò, họ hiểu rằng, với tâm đức giáo dưỡng của một Thiền sư chân chánh, quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, nhưng một Đạo phong như nhau trong một môi trường Lục Hoà như nhau; Một tăng đoàn không có của riêng, không cất giữ vật quý, không bận tâm tài sản, không vướng bận chùa chiền hay bất cứ cái gì, vì không tư hữu bất cứ cái gì ngoài mấy bộ đồ và chiếc bình bat; chúng ta chưa chứng kiến cảnh sinh hoạt của Tăng chúng thời Phật sinh tiền, nhưng bây giờ, một tập thể hoà hợp như vậy, sinh hoạt vui tươi, thân thiện, biết thương nhau, chia xẻ nhau từ vật chất đến tinh thần, lắng nghe và hy sinh cho nhau, thong dong, tự tại, luôn an trú trong chánh niệm, thật sự Tịnh Độ tại thế! Không những Tăng Thân thường trú, hàng ngàn cư sĩ tham dự khoá tu vài ngày tại chùa Hoằng Pháp, chùa Từ Đàm, cũng thấm đượm sự giải thoát qua chương trình tu học; Đặc biệt chư tăng tại VN, chưa bao giờ được sống trong một môi trường tu tập đúng pháp như những ngày tại Từ Hiếu, Hoằng Pháp; sức cuốn hút lạ thường làm thay đổi tâm thái những tu sĩ trẻ tham dự, họ luyến tiếc thời gian tham dự quá ít, những trụ trì rất bận bịu vào ngày giáp tết, thế nhưng, họ cương quyết dứt bỏ mọi việc để hoà nhập vào giòng Pháp lưu do Thiền sư mang lại; mọi người tươi trẻ trong sinh khí tu tập cộng đồng như vậy, họ cảm nhận một từ trường mới lạ chưa từng có trong cuộc đời tu tập bấy lâu, tất cả đều cảm nhận một giá trị thật của Chánh Pháp; Khách quan bên ngoài chứng kiến oai phong Đạo cách của Tăng thân làng Mai, qua đó, biết được Uy đức của một Thiền sư dẫn dắt như thế nào!
Tại trung tâm Liểu Quán, quần chúng, tăng đoàn cùng Thiền sư trên 500 vị,nghiêng mình kính cẩn thắp nhang tưởng nhớ chư Thánh tử đạo, chư vị tổ sư tiền bối hữu công truyền bá, bảo tồn PGVN; Giọng kinh vang ấm bay bổng vào không gian: Bát Nhã Tâm Kinh, Nguyện Trú Kiết Tường, dạ Kiết Tường…Lời kinh tiếnh Anh và Việt được tụng đọc.
Lâu lắm rồi, người dân trên phố Huế không chứng kiến được một tăng đoàn đông đảo, tháp tùng một lực lượng quần chúng không hạn chế, bách bộ từ Liễu Quán, đến Trường Tiền, đáp thuyền Rồng, qua Kim Long, lên lăng Gia Long, thăm viếng các đền đài, lăng tẩm, hàng chục chiếc thuyền xuôi giòng Hương Giang, trong sự an lạc trên đất nước thanh bình, rồi quy y và phóng sinh trên sông, khuyến giáo chúng không nên ăn thịt lẫn nhau, tàn sát nhau, để kiếp sau không còn mang thân thú; một hội vui không những cho người, các loài thuỷ tộc cũng được dịp thoát chết, trở về thuỷ lưu một cách sung sướng, trước khi lặn sâu xuống đáy sông, cá rùa còn lượng lờ quanh thuyền như đa tạ ân đức một Thiền sư cứu mạng. Chiều cùng ngày, với sự thỉnh cầu của thính chúng, một thời pháp tại Liễu Quán, nhưng hiện diện hàng ngàn người không đủ chổ, ban tổ chức mượn một Club của Trung Tâm du lịch Festival kế cận, những ghế của nhà hàng bên cạnh cũng được trưng dụng, loa phóng thanh đủ rõ, các phố cao tầng chung quanh cũng có dịp lắng nghe một pháp âm giản dị, phù hợp với mọi căn cơ, trí thức mãn nguyện, bình dân hả dạ, những bác phu xe kinh ngạc:-một giáo pháp bình dị dể hiểu thế sao, áp dụng hiệu quả ngay, trước đó đã nghe giảng nhiều nhưng cao siêu quá! thế mà gia đình phải chịu những tháng năm dài phiền muộn vô ích!
Trên con đường lên Thiên Mụ, đoàn người lũ lượt như trẩy hội mùa Xuân, tham dự buổi thuyết giảng của Thiền sư qua chủ đề:Tuệ giác PG trong truyện Kiều…bầu trời có dấu hiệu mưa, trên mười ngàn người phơi mình trong gió lạnh âm u, Thiền sư và mọi người nhất tâm cầu nguyện, lần đầu tiên Thiền sư cầu xin một ánh nắng từ mưa phùn, bổng chốc, trời quang mây tạnh, tia sáng le lói xé tan màn u ám của bầu trời trủng nước, quang cảnh tươi ấm sáng sũa lạ thường, trên gương mặt mọi người lộ vẻ kinh ngạc, kính phục Uy Đức của một Thiền sư;, Bên kia đường. Sinh Viên, học sinh vẩy tay chào Tăng đoàn để đi cắm trại bất thường do trường tổ chức, như luyến tiếc bỏ lở một cơ hội tham dự sinh hoạt văn hoá nơi Thiền môn, nhưng không vì thế mà lượng người suy giảm, lớp thanh niên từ các tỉnh đổ về, Qủang Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi bị thu hút bởi sức mạnh vô hình chưa từng có; mười ngàn phần ăn được chuẩn bị thiết đải Phật tử, vừa đủ cho một bửa trưa, sau thời pháp thú vị nhiều ý nghĩa, có lẽ Thiền sư cảm hứng sâu sắc nhất trong buổi giảng nầy, vì thời tiết, thính chúng và cảnh quang hoà nhịp cùng Xuân!
… Đặc biệt nơi đây, cũng vào mùa Đản sinh vừa rồi, Ban trị sự Tỉnh và Tăng đoàn của GHPGVNTN cùng dâng lẳng hoa để tưởng nhớ chư anh linh tử đạo, chỉ có Huế là nơi duy nhất trong cả nước ý thức một sự hoà hợp, tuy pháp lý vẫn chưa ổn thỏa, nhưng tình đạo vẫn bàng bạc khắp kinh thành; Ngay cả chính quyền, cũng không nơi nào có được một uyển chuyển, du di, tế nhị như đây; cán bộ các cấp ít nhiều xuất thân từ PG, có bà con thân thích là Phật tử, họ sinh ra, lớn lên trong mảnh đất đạo đức thấm nhuần Phật Phâp, cung cách giải quyết những mắc mứu giữa pháp luật và Tôn giáo cũng mềm dịu; thời gian căng thẳng tại Linh Mụ, họ cũng hành xử một cách dè chừng, không để lại điều đáng tiếc như thời Ngô triều; quần chúng, PG và chính quyền có sự hiểu biết lẩn nhau, tuy việc ai nấy làm, những lấn cấn vẫn có thế giải quyết theo phong cách con người của trung tâm văn hoá PG. Giọng nói, tác phong, cung cách sinh hoạt đều mang dáng dấp dể thương của một người VIỆT NAM gương mẫu. Những năm trước, sinh khí PG tại Huế, do những ách tắc thông tin, do một vài bất mãn xúi dục, chư tăng tại Huế trở nên bất đồng, nhưng với tinh thần hoà bình của đạo Bụt, tất cả ứng xử một cách thận trọng có ý thức, để rồi, đến mùa nở hoa, Làng Mai rộ sắc trên Kinh đô lãng mạn, tất cả chư tăng và Phật tử được hồi sinh một khí thế hoà hợp, hiểu biết và cảm thông, không những một lần mà hai lần cùng nhau Bố Tát bên một Thiền sư và tăng thân quốc tế, thật êm đềm, thật hạnh phúc, một hình ảnh chưa bao giờ xuất hiện; Những ngày tu tập cho tăng ni tại Từ Hiếu như quá ngắn,nổi bậc niềm luyến tiếc trên các khuôn mặt thánh thiện tăng ni, tuy 5 ngày pháp lạc trong một đời người, nhưng uy đức và từ trường của cộng đồng tăng thân đủ chuyển hoá suy nghĩ, phong cách của những trưởng tử Như Lai; Tu sĩ Huế vốn nhu mì êm ái, nay cường độ đạo lực nuôi dưỡng đúng pháp càng làm mềm những lợn cợn do cuộc sống xô bồ bám víu. Các cụ ông cụ bà thật hả hê chứng kiến những người con của đất mẹ thể hiện sự trong sáng tạo vững chắc niềm tin nơi đạo Bụt mà lâu rồi, người dân nơi đây chỉ sống theo thói quen, bỏ quên ý thức về một chành pháp thực nghiệm.
Sáng 12/3 tức ngày 03/02 â.l. cổng chùa Từ Hiếu, Thiền sư xuất hiện với một tăng đòan ngàn người uy nghiêm, chậm rải, tay cầm bình bát, tiến về Nam Giao, cách đó độ 2 km, so với Sài gòn, ở Hoằng Pháp thì tại đây rất ư trật tự, đẹp đẽ. Thiền sư đọc thơ thay vì thuyết giảng, vì hệ thống âm thanh không đủ chan hoà giữa rừng thông mênh mông, gió lộng.núi đồi ngẩng ngơ tiếc nuối một thời pháp bỏ qua. Khí trời mát mẽ,ánh sáng êm dịu như ưu đãi tăng đoàn và quần chúng; Trên 10 ngàn Phật tử tham dự mà vẫn nghe được tiếng vi vu của thông, tiếng xạc xào của lá, hơi thở của đất trời; Tăng đoàn, GH, Làng Mai cùng Thiền sư hàng ngàn tăng thân đều hiệp tâm tán rãi những lời kinh vào hư không vô tận như đem điển lành đến khắp hoàn vũ. Đàn Nam Giao trở nên chật chội, những đồi thông không đủ chứa; Bửa độ Ngọ giữa đất trời thiên nhiên như một cuộc picnic vĩ đại, người dân quê chất phát lộ vẽ mãn nguyện như quên hẳn mọi nhọc nhằn trong cuộc sống, ngẩn ngơ nhìn đoàn người thánh thiện, vô tư, chánh niệm trên từng thìa cơm, ánh mắt như cười với muôn loài sống, một cụ ông lẩm nhẩm: thế nầy tôi sống thêm 30 năm nữa cũng nên!
Những ngày sống đầy ý nghĩa trên kinh đô Huế của sư ông và Làng Mai, ai bảo vô ích cho dân tộc mà chúng ta mãi vùi đầu vào bon chen vật chất, hơn thua từng ý lời, bỏ quên mọi hạnh phúc trong tầm tay, để rồi chạy trốn khổ đau trên canh bạc, trên tiệc nhậu, chung quanh luôn cảm nhận khổ đau!
Những thời giảng pháp như: Tương Lai và sự phát triển của PG tại Tây PHƯƠNG – tuệ giác PG trong truyện Kiều…-Bản chất của tình yêu – Văn hoá VIỆT NAM có thể đóng góp những gì cho sự an vui và hoà bình của thế giới hiện tại – vai trò của các tôn giáo trong việc giúp lành mạnh hoá xã hội…đều đem đến cho người nghe một cảm giác thú vị, một cái nhìn và sự suy nghĩ đổi chiều; ngay cả những cán bộ ít am hiểu về PG, cũng cảm nhận một giá trị tiềm ẩn của một tôn giáo bị thời gian phủ lên lớp áo vô bổ; không những tại VIỆT NAM suốt thời gian Thiền sư hành đạo, được mọi giới quan tâm, trên thế giới, ngày thường chỉ có hơn ba ngàn người viếng trang nhà Làng Mai, gần đây mười lăm ngàn người mỗi ngày truy cập mạng, họ biết chương trình sinh hoạt, nghe cả những lời giảng pháp qua ba tháng của Ngài, vì vậy bị nghẽn mạch, phòng kỷ thuật Làng Mai phải thuê thêm cơ sở bên ngoài để truyền tải. Trên đất Mỹ, Pháp, Canada…xuất hiện nhiều tờ báo, nhiều bài viết tán dương việc làm của sư ông, các trang mạng cũng tuyên truyền cho công tác hoằng hóa đầy thành công đó, biến những chống đối vu vơ thành vần điệu lạc lõng giữa mông quạnh. Hẳn nhiên không phải do tổ chức, không chỉ thuần tuý tôn giáo, cũng không hề được quảng cáo bởi truyền thông đại chúng mà tiếng tăm vang dội, việc làm đầy công ích cả tâm linh lẫn xã hội đó,phải phát xuất từ một nội lực thâm hậu, một uy đức to lớn của một Bồ tát Bổ Xứ, hoán cải được kẻ bất tín đa nghi, hoá giải những phân ly nội bộ, củng cố niềm tin và truyền thống đạo đức dân tộc, cảm động được khí hậu, thời tiết, đem lại tươi nhuận cho cuộc sống, vì vậy, những cao tăng bế quan cũng phải quy phục, một lão sư ở chùa Thuý Vân, trên núi, suốt mấy mươi năm, cũng phải hạ san để hoà nhập cùng dòng người thánh thiện rãi những bước chân thanh thảng, an lạc, tay cầm bình bát, miệng lẩm nhẩm - Nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du…
Ngày cuối cùng tại Huế, Thiền sư và tăng thân Làng Mai tham dự lể kỵ tổ ( tức ôn Từ Hiếu ) một bửa cơm thân mật họp mặt đông đủ chư tăng và phật tử mọi giới, xem như lần cuối tiển đoàn lên đường tiếp tục nhiệm vụ của Sứ giả Như Lai, để lại cho Tăng chúng Huế một mến thương làm chất liệu hàn gắn những phân hóa, để lại cho Phật tử một niềm tin vào đạo Bụt vững vàng hơn, lưu lại cho chính quyền địa phương một kính nể và biết ơn; cũng từ uy đức đó, đất trời có thêm sinh khí hơn của một vùng đất ngàn năm cổ kính, Uy Vũ Bất Năng Khuất từ một Thiền sư : TÂM ĐỨC NHIỆM MẦU
M.M.
14/3/05


HÀ NỘI TRỞ VỀ

Sau chuyến hoằng pháp tại TP.H.C.M. và Huế, đoàn PGQT và Thiền sư đã trở lại Hà Nội trên chuyến bay quốc nội VN 242 vào sáng ngày 15/3/05 tức mồng 06/2 â.l. Không khí thủ đô vẫn lạnh. Vài trăm người tiếp đón, sinh hoạt người dân bình thường, nhưng sinh khí có khác hơn những ngày đầu tiên đặt chân trên đất mẹ mà đoàn cảm nhận được.
Hơn hai tháng liên tục sinh hoạt từ ngày có mặt tại VN, có lẽ Thiền sư như thấm mệt với tuổi gần tám mươi, do vậy, thay vì vừa trở lại Hà Nội sẽ có buổi thuyết giảng trong ngày, tại Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo với chủ đề:Thiền học trong văn hóa VN và truyện Kiều, nhưng chương trình đành hủy bỏ, một phần ban tổ chức như không muốn có thêm buổi giảng mà trước đó 2 tháng họ cũng đã vất vả trong vấn đề nầy.hẳn nhiên vài bất đồng nhỏ không tránh khỏi trong tổ chức lần đầu do chưa hiểu nhau. Thiền sư có địp nghĩ ngơi, chùa Bồ Đề tiếp tục được đoàn lưu trú và sinh hoạt thư thái suốt ngày hôm đó.
Ngay hôm sau, 16/3, Thiền sư và đoàn viếng đền Hùng, quốc tổ VN, Thiền sư và tăng đoàn kính cẩn nghiêng mình, tưởng niệm đến bậc tiền nhân khai sơn nước Việt. Trong im lặng tĩnh niệm, có lẽ Thiền sư câu thông một liên hệ vô hình giữa tổ tiên và con cháu, để thấm đượm tình huyết thống bàng bạc cả một dân tộc, liên đới ruột thịt đồng bào đó, tình thưong phát triển xoá tan ranh giới hận thù trong giòng máu anh em, tất cả cùng một quán niệm, chắc chắn VN chúng ta trở thành một khối keo sơn, khó ai xuối dục phân hóa, và rồi, sự tham quan biến thành những bước chân chánh niệm, các tăng thân Âu Châu, tuy khác chủng tộc, như cùng một nhịp đập tình thương, hòa nhập sự hiện diện trên mãnh đất chữ S như đất mẹ của mình, Thiền sư đã đem Âu A về một mối, không còn ranh giới quốc gia chủng tộc; đứng trước anh linh Quốc Tổ, loài người chỉ còn là một anh em, tất cả là tình thương ruột thịt.
Ngày 17, như chương trình dự kiến, buổi thuyết giảng: sự kết hợp kỳ diệu giữa thờ cúng tổ tiên của người VN và tuệ giác đạo Phật Tại Học Viện Chính Trị Quốc Gia HCM, nhưng đành dời sang hội trường khác, vì đoàn đại biểu Lào đang sinh hoạt. Khách mời có hạn, khách không mời, kể cả cán bộ và dân, lên hai trăm rưỡi vị, trong khi bên trong chỉ có một trăm bảy lăm ghế, một số theo đoàn phải đi về trong niềm nuối tiếc ngẩn ngơ’ Lần nầy, nội dung được báo trước,không như ở SG đột xuất thay đổi rạp hát Hòa Bình qua Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, nên nội dung cũng đột xuất đổi thay; thính giả tại H.V.C.T.Q.G. HCM gồm những cán bộ khoa học, chính trị chuẩn bị những câu hỏi khá hóc hiểm để chất vấn Thiền sư; Như chủ đề được nêu, tập quán tín ngưỡng nhân gian, trong đó có việc thờ cúng tổ tiên, bấy lâu do thói quen, chúng ta không thấy tầm quan trọng trong sự tương quan giữa người quá cố và kẻ hiện tiền; giới trí thức tân tiến cho đó là một tập quán lỏi thời, thậm chí mê tín, vì người đi rồi, ăn uống được gì của người còn lại, tứ đại tan hoại, thờ cúng, lể lạy..ích gì...? Rất nhiều những câu hỏi mang nội dung phủ nhận con người quá khứ và tập quán thờ cúng, nghĩa là dưới cặp mắt của chủ nghĩa Duy Vật Thực Dụng, chỉ có hiện tại và hiện tại. Thiền sư không phủ nhận giá trị thực tại, nhưng không thể đoạn tuyệt quá khứ mang tính đạo đức; Cũng vì cái nhìn thực dụng đó, bao nhiêu thanh thiếu niên trở thành ma đói của xã hội, đói tình huyết thống, đói đạo đức tâm linh, đói sự ràng buộc vô hình của ông bà cha mẹ, nên họ không tin Trời Phật, những tín ngưỡng của cha mẹ ông bà, do thiếu sự kế thừa truyền thống đó, con người làm loạn xã hội, mọi tội ác và tệ nạn phát sanh; nhưng, những ai cảm nhận thân thể nầy, tế bào nầy là sự kế thừa của cha mẹ, ông bà, một ràng buộc vô hình của huyết thống tâm linh, đạo đức xã hội tức khắc sẽ được tái lập, vì không nở biến ông bà cha mẹ mình thành những tội phạm xã hội. Để minh chứng lý thuyết nầy, Thiền sư dùng Tế Bào học phân giải cụ thể, cả hội trường, các nhà khoa học, chính trị đều rạng rở khuôn mặt như hiểu được vấn đề quan trọng mà bấy lâu xem thường.
Hẳn nhiên còn rất nhiều cổ tục trong dân gian mà dưới cặp mắt của nhà khoa học, duy vật không thể chấp nhận, nhưng dưới cặp mắt tuệ giác của một Thiiền sư, vấn đề hoàn toàn khác; ví dụ người Việt lẫn Tàu đều thờ ông Địa như một mê tín, nhưng nếu hiểu ông Địa biểu tượng cho Sinh Môi, vùng đất sống cần bảo vệ tươi tốt ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống. Đốt áo mão vàng bạc, phải chăng thể hiện tình thương đối với người quá cố, con người không biết cách thể hiện tình thương nên phải mượn đồ giả đó ; Thiền sư đã biến Bông Hồng Cài Ao trỏ thành một tập quán văn hóa biểu hiện tình thương đối với người thân vào mùa Vu Lan, lập tức đồ vàng mã phải được thay đổi đối với người Phật tử, cũng thế, mọi cổ tục xuất hiện trong dân gian đều thể hiện một tình cảm sâu sắc, nhưng do trình độ chưa đủ nên sự biểu hiện khó chấp nhận với thời đại, nếu chúng ta chưa có phương thức đổi mới, không nên cấm đoán để làm mất con đường truyền thông tâm linh, tình cảm của quần chúng, đưa xã hội đến bất chấp tội lỗi; Từ đó suy ra, tín ngưỡng, tôn giáo, xã hội, chính trị...cần có óc cởi mở, làm mới, không bảo thủ, trong quan niệm đạo đức, sự đóng góp đó mới lành mạnh hóa xã hội; một PG không lành mạnh, PG sẽ bị tiêu diệt, một cơ chế xã hội không lành mạnh, cơ chế sẽ bị ung thối, do vậy trước khi về VN, Thiền sư tuyên bố với sứ quán VN tại Pháp: Chúng tôi không có Phong Bao, có lẽ Thiền sư và đoàn vì thế chấp nhận trể đến 06 giờ đồng hồ, ngài nói với đoàn: chúng ta chấp nhận khó khăn chứ không tiếp tay tha hóa xã hội, chúng ta lành mạnh hóa trong từng hành động, từng việc làm...Chính vì quan niệm làm mới cổ tục, Thiền sư thuận theo óc bói toán, chế tác bói Kiều, vẫn là hình thức bói toán, nhưng nội dung được cải tiến theo khoa học, những ngụ ý trong từng lời thơ tốt, được tác động bởi ý lực của mọi người chung quanh, của chính mình nên khi lật trang thơ, xuất hiện những điều có thể giảng giải theo ẩn dụ...Tóm lại, mọi sự vốn có trong đời sống, không cần hủy bỏ, chỉ cần thay đổi, làm mới nội dung, như một tế bào gốc được nạo bỏ phần ruột, cho phẩm chất mới của một tế bào khác, chắc chắn tế bào gốc đó phải đổi khác, nếu biết áp dụng thủ thuật nầy, không thể có bất cứ xáo trộn nào đáng tiếc xẩy ra trong cuộc sống.
Hơn hai giờ say mê những luận cứ giản dị của Thiền sư, cả hội trường cảm thấy cuộc sống nhẹ nhàn hơn, mọi áp lực như tan biến, các nhà chính tri, xã hội học chắn chắn hiểu rằng PG không còn là hình ảnh khô cứng, mê tín, một loại thuốc phiện vô bổ mà ngược lại đã giúp đổi mới tế bào thần kinh, não bộ của họ để nhìn xã hội, nhìn cuộc sống, nhìn tôn giáo một sự mới mẽ đáng yêu. Một buổi nói chuyện chưa đủ giải tỏa nhiều nghi vấn về giá trị của đạo Bụt, mọi người nôn nóng ngày kế tiếp, cũng tại hội trường nầy, nằm trên lầu của một Building, có sự canh gác cẩn mật, nhưng tâm hồn họ vượt xa khỏi vòng vây tăm tối một chiều, khô đặc bấy lâu.
14 giờ chiều, Thiền sư và tăng đoàn Làng Mai viếng thăm chùa Một Cột, phố cổ Hà Nội; hàng trăm chư tăng, tháp tùng số lượng Phật tử và những người hiếu kỳ thong thả rão bước trên đường phố; Đám trẻ con reo hò : ông Tây mũi lỏ mắt xanh đi tu bây ơi...hai bên phố, người dân im lặng chiêm ngưỡng một hình ảnh lạ chưa bao giờ xẩy ra trong đời họ. Một chuyện lạ mà cách đây không bao lâu, quốc tế vẫn kết án VN không có tự do Tôn giáo; thủ đô một nước CS đang chào đón những bước chân an lạc làm thơm quê mẹ bởi tâm lành và hạnh vị tha; Nhưng không lạ, vì những hình ảnh xuất thế đó, tăng phong siêu phàm đó đã có từ lòng mẹ hàng ngàn năm, người dân vì bận và quen sự xô bồ kinh tế, quên tất cả truyền thống tốt đẹp của cha ông, bỏ xó vào góc tăm tối của báu, bây giờ tái hiện, đâm ngỡ ngàng;Trong im lặng,tất cả rão bước, trật tự, êm đềm như hoà nhập với nhịp thở đất trời, tổ tiên nơi chính mình. Phố cổ vẫn dể thương và mến khách
Sáng ngày 18 – Vai trò PG trong xã hội đương đại được thuyết giảng; Hình như hôm nay, lượng người tham dự đông hơn, họ ngồi ngay cả lối đi; sự quan tâm của thính giả không chỉ ở chủ đề, mà ở lực thu hút của Thiền sư. Từng lời nói từ tốn của Ngài, họ rót vào não bộ một cách cẩn thận như sợ rơi rớt, và trong từng trái tim đang thổn thức, đang rộng mở cánh cửa ái từ mà bấy lâu bị khép bởi thành kiến.Trong hơi thở như cất đi gánh nặng bởi những ưu tư vô lý từ cuộc sống, đáng ra những ưu tư đó không đáng có, bởi tâm hồn nhiều vướng mắc; Những đóng góp của PG trong quá khư, trên mãnh đất thân yêu nầy, qua nhiều thời đại mang đậm nét văn hóa, lành mạnh hóa xã hội trong những thời cực thịnh, chẳng những thề, sự hiện diện PG trên các quốc gia cũng đã lưu lại nhiều dấu ấn như Trung Hoa, Nhật, Triều Tiên, An, Tây Tạng, Srilanca.Lào.Miến, Thái...và giờ đây, trên đất thánh thập tự, cũng được nhuốm màu Giải thoát trong hiện thực; Các đại sư Đài Loan, Hồng công, Nhật, Tây Tạng, và nhất là VN, Thiền sư đã làm mới PG theo luồng sinh khí phương Tây, người Au đón nhận PG một cách êm dịu, không bị dị ứng, công phạt, vì vậy xã hội công nghiệp đã giảm stress nhờ tinh thần thiền đem lại. Ngày trước chiến tranh, có nhiều tổ đình ảnh hưởng lớn trong nề nếp xã hội, bởi đạo lực các thiền sư tỏa nhiều năng lượng cảm hóa, đó là cái gốc đạo đức của một đất nước, con người say mê phù phiếm, phủ nhận giá trị cơ bản đó, thậm chí lên án, đưa xã hội vào loạn lạc. Tập thể tu sĩ PG mà Tăng thân Làng Mai là một biểu tượng, một cộng đồng Vô Sản đúng nghĩa, một Xã hộ Chủ Nghĩa chuyên chính, vì quý thầy không có của riêng, không sở hữu bất cứ cái gì ngoài ba bộ đồ và chiếc bình bát, không thủ đắc kiến thức riêng tư, không thụ hưởng niềm hoan lạc tự chứng, tất cả chia xẻ đồng đều, nâng đở học hỏi lẫn nhau, một xã hội lý tưởng như vậy từ PG, tại sao không nhân rộng và ảnh hưởntg cả một cộng đồng dân tộc? Thế mà vẫn có những cán bộ muốn đến chùa, muốn thăm làng Mai, vẫn e ngại, lại mạnh dạng tha hóa những nơi công cộng!
Ai bảo PG vô bổ, sống bám xã hội, mê tín, làm chậm bước tiến loài người? PG không những tự chết do bảo thủ, tham ô, bè cánh, mà còn chết vi được lạm dụng bởi thế quyền. Hãy trả PG về vị trí ban đầu của chính nó, tính hiệu quả chắc chắn sẽ lành mạnh hóa xã hội.

Ngay chiều hôm đó, tại chùa Bồ Đề, hàng ngàn người chăm chú, thích thú nghe Thiền sư nói đến Tuổi trẻ, tình yêu và lý tưởng. Hà Nội có duyên lành hai lần tăng đoàn có mặt; chùa Bồ Đề đầy phước được Thiền sư, Tăng thân lưu trú nhiều ngày; Độc giả thắc mắc tại sao đoàn phải quây lại Hà Nội, thêm mười lăm ngày nữa,, thay vì từ Hà Nội, vào Huế, ghé Bình Định, đi Sàigòn đoạn cuối để đáp tàu về thẳng Paris, nhưng , ai cũng cảm thông, người dân Hà Nội cần được thấm đượm thêm nhiều chất liệu tâm linh, bởi vì cuộc chiến đã cày xới, hoang hóa lòng người, thời gian đầu đến Hà Nội chưa đủ cảm thông, qua hai tháng hoằng pháp tại SG và Huế, đã tạo niềm tin về phong cách sinh hoạt của tăng đoàn, về sự lợi ich của Thiền sư trong công cuộc giáo hóa; Người dân Hà Nội được tham dự những ngày tu tiếp theo tại chùa Bồ Đề, những hạt giống mới sẽ trổ hoa, VN trong tương lai khi có cởi mở, đạo tâm càng phát triển, PG được làm mới, chắc hẳn dân tộc sẽ trở nên thịnh vượng, vững mạnh, một đóng góp của PG đối với dân tộc, một lần nữa thời Lý Trần tái xuất hiện.
M.M 18/3/200






Mùa Xuân Của Én

Từ ngày 18/02/05 đến 22/02/05, ngoài chương trình thăm viếng, đảnh lể chư Tôn Đức các Tổ Đình, Pháp Thoại tại Từ Đàm với chủ đề: Tương lai và sự phát triển PG tại Tây phương; chia sẻ vói Tăng Ni sinh tại trường Trung Cấp Phật Học Báo Quốc, một sự kiện khá nổi bậc trong thời gian nầy mang đủ ba yếu tố: Thiên Thời – Địa lợi – Nhân Hòa, đó là thể hiện Tình Đoàn Kết và Niềm Tin Chánh Pháp.
Trước ngày đoàn Tăng Thân Làng Mai đến Huế, khí hậu nóng 34 độ, cái nóng ngột ngạt khó chịu của mùa Hè miền Trung lại xẩy ra bất thường vào mùa Xuân, nhưng khi đoàn về đến Từ Đàm, trời chuyển hướng, khí hậu dịu xuống và mưa nhẹ hạt, thậm chí có ngày nắng nhẹ, bóng mát cứ như tàng lọng che chở, và những ngày sau vẫn tiếp tục khí hậu của mùa Xuân trên Đất Thần Kinh, những hạt mưa phùn lất phất tô điểm nét thơ mộng của đoàn thể tu sĩ, thơ mộng cả lý tưởng lẫn hoạt hành! Cái trang trọng của cuộc đón tiếp ngày đầu vào chùa Từ Hiếu do Tổ Đình và BTS Tỉnh kết hợp tổ chức, từ cổng chào vào đến Tam quan độ 700m, những cái kiệu biểu tượng cho sự tôn kính, được nâng trên đầu, nâng ngang trán, nâng trên vai, tuy Thiền sư không bao giờ xử dụng, nhưng đã được thể hiện sự trang trọng của Tăng tín đồ và sự khiêm tốn của một Thiền sư; Tổ đình Từ Hiếu dâng kính Ngài bức hoành thêu gấm: VÔ TẬN ĐĂNG, sư ông cũng lưu tặng một Pháp Bối biểu tượng Giới- Định- Tuệ, hai dãy Hoa Đăng dẫn thẳng vào chùa; Thiền sư và đoàn hoan hỷ trước những tấm lòng kính ngưỡng đó sau những năm tháng dài xa quê, và quần chúng mãn nguyện qua những thời gian Văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình! Có lẽ thầy trò hàn huyên với gió núi mây ngàn, với cảnh quang thiên nhiên mà hơn nửa thế kỷ trước, chiến tranh không đủ sức tàn phá, một ấn tượng thời làm Điệu biết đâu chả hiện về trong trí nhớ của một Thiền sư !
Vâng, cái đẹp của thành phố cổ kính, cái đẹp của Núi Ngự sông Hương, nay được điểm tô thêm một nét đẹp văn hóa của PG, đó là Thiền hành, một cuộc đi bộ từ chùa Từ Đàm về Báo Quốc, không xa hơn một cây số, Thiền sư dẫn đầu đoàn người chiếm hết bốn thước bề ngang của đường phố, số người hiện diện trên dưới bốn ngàn hôm ấy không thể dứt đuôi khi Thiền sư đã vào Báo Quốc, cứ thế mà số tồn đọng trên quảng đường giữa hai chùa chưa từng có sau 1975; an ninh và trật tự thật tốt đẹp, không hề có một đáng tiếc nào xẩy ra cho một cuộc tuần hành đông đảo như vậy, bởi lẽ lòng tôn kính luôn có ý thức tự giác và nhân viên công lực giúp phần lớn cho một sự thành công; Những bước chân thanh thảng tiếp xúc, hôn lên đất mẹ, năng lượng của đoàn thể chân tu tỏa sáng tạo cho mảnh đất vốn hiền hòa, thêm phần u linh mầu nhiiệm. Một hiện tượng phấn khởi lòng người Cố đô, tuy không kêu gọi, không tổ chức đại trà, chứng tỏ uy tín và đức hạnh của một bậc chân tu vẫn khác xa một lảnh tụ thế gian được kẻ đón người đưa cũng chỉ là nhân viên nhà nước độ vài trăm người, tại sao còn có người manh tâm xuyên tạc! Hầu hết dân hai bên phố đều chấp tay thành kính khi Thiền sư và đoàn đi qua, xe cộ tự động dừng lại, ngã nón chào, các học sinh cung kính nép bên đường tỏ vẻ ngưỡng mộ, các ông bà cụ hân hoan nhận diện một người thân, khí hậu, cỏ cây, sông núi ngưng thở để trang trọng tiếp nhận người con tha phương hàng thập kỷ nay Bái Tổ Vinh Quy; Festival Huế chỉ tạo sự nhộn nhịp mua vui, nhưng đây là lúc Huế sống dậy tinh thần PG ngũ quên từ lâu, nói cách khác. Cái tinh thần đó bàng bạt trong huyết quản người dân xứ kinh kỳ, nay luồng gió lành thổi qua làm rộ nở sắc màu tín ngưỡng, tôn vinh.Nghe cũng lạ, Tinh thần tín đồ PG cứ như ngọn sóng, khi hội tụ cao ngút, lúc bình lặng tản lờ! Nó không như bất cứ tôn giáo nào lực lượng luôn nằm trong sự chỉ đạo chặc chẽ cố định.
Huế được mệnh danh là chiếc nôi của PGVN, trung tâm văn hóa PG, không sai, đức tin và sự tôn kính luôn thể hiện trong mọi động tác, luôn từ tốn ngấm ngầm như giòng sông lửng thửng xuôi bạt; núi không cao lắm, tiếp nhịp của dãy Trường sơn như âm thầm tích lũy một bí ẩn khôn lường, sông không sâu vì lòng người không hiểm độc, nhưng tế nhị bặt thiệp; khí hậu rõ nét bốn mùa vì thế tính tình phân minh công tội, cho dù thế nào cũng có sự dịu dàng dể mến, hiếu khách, phải chăng những yếu tố Thiên Thời Địa lợi đó mà Nhân hòa khởi sinh! Thật vậy, những vị trong miền Nam với lý do Pháp luật và mặc cảm chính trị không tiếp xúc Thiền sư, tuy Đạo nghĩa vẫn tròn đầy, thì ngược lại, tại Huế, cái Đạo nghĩa kia đã vượt rào cản thành kiến, HT Thiện Hạnh đến với Thiền sư một cách tự nguyện và tràn đầy hỷ lạc, chẳng những cá nhân HT Thiện Hạnh, mà cả Tăng đoàn Bảo Vệ Chính Pháp thuộc GHPGVNTN cũng có mặt trong lể Bố Tát lúc 8 giờ sáng ngày 22/02/05 (14/1âl), đây là việc chưa từng có suốt 30 năm qua, anh em không nhìn mặt nhau cũng vì quan điểm chính kiến, rất may, PG hiếu hòa, sự cố chấp không mang đến đổ máu như Tin Lành và Vatican hay các giáo phái đạo Hồi, nhưng cho dù thái độ nhẹ nhàng tỏ bất đồng quan điểm đó, không nên xẩy ra trong một tín đồ của đạo Từ Bi Vô Ngã. Cũng trong khung cảnh và thời gian quản chế như nhau, chúng ta mở cửa đón tiếp một Lãnh sự Mỹ mà chưa từng cùng một tộc hệ hay đạo nghĩa, ngược lại chối từ một tình thâm nặng hơn máu mủ chỉ vì một vài lý do yếu ớt. Ai không rơi lệ đứng nhìn một Thiền sư quốc tế kiên nhẫn gõ cửa một người em, một người học trò ngoài hành lang thật lâu, -Tuệ Sĩ, anh đây, xuống cùng lạy Phật cho vui, một im lặng tàn nhẫn làm ngẩn ngơ bao đệ tử Au Châu không hiểu mô tê At Giáp tại sao thầy mình lại không ai ra tiếp, không mời ngồi hay không có một cốc nước gọi là...Nhưng, Huế, quê hương Thiền sư đã đáp gọi xứng đáng với tấm lòng của Ngài, mọi sự tốt đẹp dồn dập với đoàn Tăng Thân trong những ngày đẹp và ấm, Ngài về Thành Trung, nơi chôn nhau cắt rốn để thăm hỏi từng người, nhìn những căn nhà chưa đủ khang trang, nhìn những nếp nhăn trên khuôn mặt người dân chất phát để tìm thấy đâu đây một quá khứ nhọc nhằn mà song thân ngài vốn chịu đựng, Ngài thẩm thấu được những rung động rớm máu từ mãnh đất khô cằn sản sanh ra một BồTát VN, Oi bao quá khứ tuổi thơ tái hiện trong Người; Người dân đất Thần Kinh vẫn đẹp, vẫn dịu dàng, vẫn thủy chung muôn thuở, tình cảm nơi đây sớm làm lành vết xước mà vì đạo nghĩa bao la ngài đã va vấp nhiều thương tích trong đời. Một niềm vui lớn lao bù đáp xứng đáng khi nhìn những đồng Đạo của mình, nhiều thế hệ khác nhau, cùng chung khẩu âm, cùng hướng ánh mắt về đấng Từ Phụ đọc tụng Giới Bổn, xóa bỏ mọi bất đồng hơn phần tư thế kỷ, dưới mái chùa nầy, bao Thánh tăng ra đời, cũng từ mái chùa nầy làm nên một kỳ tích hàn gắn mà không ai dám tiên liệu. Những ai có ý nghĩ méo mó, sự hiện diện của Ngài gây thêm khó khăn cho PGVN, làm quà đầu năm cho CSVN, hay nhiều góc độ xuyên tạc của ngoại giáo, không thể phủ nhận một đức dộ sáng ngời cảm hóa mọi dị biệt. Rõ ràng, qua du hóa ba miền đất nước, một nhiệm vụ duy nhất của Người không ngoài khôi phục đạo lực PG mà từ lâu chúng ta chỉ còn cái xác khô khốc, một hình thức đạo Phật nhiều méo mó, khôi phục truyền thông trong tương quan gia đình và xã hội làm nền tảng văn hóa dân tộc, và chỉ có thế mới hóa giải mọi sự; Trong thời gian rất ngắn, ngài chuyển hóa được rất nhiều bằng phong thái của một Thiền sư, chắc chắn nhà nước cũng mãn nguyện một đóng góp văn hóa quan trọng như vậy, nó cũng quan trọng như sự hiện diện của Ngài trong thời điểm nhạy cảm chính trị hiện nay.
Đạo lực của ngài và Tăng đoàn, thiện tâm và đức tin của tăng tín đồ PGVN, sự cởi mở của chình sách đổi mới từ nhà nước, biến thành một tố chất dung hợp đầy hoan hỷ. Mỗi người có quyền yêu quê hương một cách, có quyền bảo vệ lý tưởng một cách, nhưng chỉ một cách duy nhất không thể làm thiệt hại quyền lợi của cả một dân tộc cho riêng quyền lợi cá nhân hay tập thể mình và cũng không áp đặt cá tánh để cản trở bước tiến của tập thể PG; Phải chăng đây là Mùa Xuân của một dân tộc đang chuyển mình hay Mùa Xuân từ những cánh En bay về tổ! Hòa hợp tăng mỉm cười với chính mình.
MỘNG MỴ
23.03/05
Rằm tháng Giêng At Dậu





KỲ DIỆU

Cứ xem việc trở lại Hà Nội lần thứ hai trong chuyến về thăm quê và hoằng hoá của Thiền sư là một thủ tục hành chánh, vì đến một đất nước, phải trình Hộ chiếu tại thủ đô, ngày ra đi phải trình làng cáo từ; thế nhưng, lưu ý ta sẽ thấy vấn đề tế nhị trong công cuộc hành đạo, nhờ thế, kéo theo những thành công ngoài dự đoán.
Gần nửa thế kỷ xa quê, nhất là Hà Nội, nơi mà cuộc chiến phân cách hai miền, hầu hết dân miền Nam chưa hề biết được mãnh đất ngàn năm văn hiến ấy, rồi năm tháng lưu xứ, Thiền sư chỉ còn hình ảnh mờ nhạt về một Hà Nội 36 phố phường, một phố cổ, một Chùa Hương trên văn thơ, một Trúc Lâm Yên Tử, một Hạ Long…Những danh lam thắng cảnh chỉ tồn tại trong tâm cảm một nghệ sĩ giàu tình dân tộc, do vậy, khi được hồi hương thăm viếng quê cha đất tổ, Hà Nội là Thủ đô, Thiền sư và tăng đoàn phải đến trước tiên để mở đầu cho chuyến đi lịch sử! Những ngày đầu đến H.N, chưa rõ tập quán sinh hoạt, chưa nắm vững tâm lý địa phương, chưa thấu cội nguồn tình cảnh PG nước nhà; vài cuộc thăm viếng, tham quan, giao tế để thăm dò, vài cuộc nói chuyện để nắm trình độ và phản ứng bổn xứ, thế là thiện cảm và sự an lòng bén rể đâm chồi; đó là sự khai mào đầy khôn ngoan, làm bàn đạp tiếp theo cho chuyến viễn hành vào Sài gòn, có người thắc mắc, tại sao Thiền sư không ghé Huế trước khi vào SG? Nếu vào SG sau, chắc gì Huế có một cuộc hạnh ngộ nhiều kỷ niệm đầy xúc động và ấn tượng vừa rồi!
Sự thành công của Thiền sư tại SG, Huế, Hà Nội có rất nhiều yếu tố:- trước nhất là phong thái bình dân, nếp sống giản dị của bản thân Ngài; người dân VIỆT NAM quen nhìn những tu sĩ có danh phận thường sang trọng, kiêu kỳ, đây là hai hình ảnh tương phản, dể đập vào mắt người tín đồ. Thứ nữa, lối giảng dể hiểu, mang tính tâm lý xã hội đại chúng, đạo đức cổ truyền, không dùng thuật ngữ thuần tuý tôn giáo; dung hoà nhiều mặt mâu thuẩn, cho dù là câu chất vấn cực đoan, nhưng Ngài thoát khỏi bế tắt của một trong hai phía; Dùng Kiều, một loại thi ca biểu tượng văn hoá bác học VN, giải thích sự tương quan trong xã hội VN, trong đó có PG, nghĩa là –đạo học- thi ca – xã hội – tập quán – tâm lý, luôn có mối tương quan khắn khít; và một phong cách mà không giảng sư nào ở VIỆT NAM có được: ngồi kiết hoặc bán già và duy trì chánh niệm trong lúc giảng pháp; Hẳn nhiên Ngài đứng ngoài ý hệ chính trị và tranh chấp cục bộ, ngài vượt ngoài tương quan đối đải, vì vậy trong chuyến về gặp rất nhiều phản ứng, nhưng qua phong cách hoằng hoá, mọi phía nhận được một đáp ứng thật dể chịu, và chính đó mà giải toả phần lớn mọi khó khăn mắc mứu từ nội bộ đến ngoại bộ; Không gặp được đồng môn pháp lữ chưa hẳn là một thất bại, ngược lại, từ đó, quần chúng Phật tử dành cho Ngài một sự kính nể và cảm tình đặc biệt, vì sự kiên trì và khiêm tốn của một Thiền sư quốc tế đã cho PGVN một bài học đáng nhớ! Tiếp theo những thời pháp cho tăng tín đồ PG, những buổi giảng cho cán bộ viên chức, chuyên ngành, và nhất là đảng viên, quả là một sự kiện lớn đối với VIỆT NAM hiện nay. Trong những ngày cuối tại HN, một chương trình phát sinh, đó là những buổi thuyết giảng cho các Bộ trưởng, Thứ trưởng, các nhân viên , chuyên gia, ngoại giao, văn hoá, chính trị…mà họ thiết tha yêu cầu; suốt ba tháng làm việc không ngơi nghĩ của một thiền sư tuổi gần 80, cũng thấm mệt, nhưng do sự khẩn thiết, ngài chấp nhận những đêm nói chuyện, có cả thời cho toà Đại sứ Pháp và cộng đồng nói tiếng Pháp, dẫu sao, ngài cũng là công dân Pháp, Pháp hãnh diện có một công dân xuất sắc mang tầm quốc tế, cũng như các viên chức cao cấp tại trung ương cũng hãnh diện VIỆT NAM có một người con đang làm thầy các dân tộc, Ngài xứng đáng một con người Hoà Bình, đem lại bình an cho mọi quốc gia, mọi xã hội, và nhất là cho chính cá nhân mỗi người; chưa có một lý thuyết gia, một thuyết khách, một chính trị gia, một nhà văn hoá nào có tầm cở trong thể kỷ như vậy. Ngài đã đoàn kết mọi chủng tộc, mọi tôn giáo, trong nội bộ gia đình, tín ngưỡng đến xã hội bằng những quán niệm chánh tri chứ không chỉ kêu gọi vu vơ, và hầu hết, ai từng tham gia buổi giảng của thầy, đều được cảm hoá tột cùng, luôn mang một ấn tượng sâu sắc.
Qua những thời pháp tại SG, Huế, là những quả bóng vang dội ngược lại Thủ đô, nơi mà nhà nước quan tâm theo dỏi từng bước đi, từng lời nói của Người, và từ những hiệu quả đó, chương trình phát sinh ngoài dự kiến, mở thêm tầm nhìn cho những cán bộ, trước đây nhìn PG chỉ là một tôn giáo, và định nghĩa tôn giáo theo chiều kích Mác Lê, xem tôn giáo là thế giới quan đảo ngược, để rồi, sau thời giảng, một cán bộ cao cấp, Thứ Trưởng phải tuyên bố: thì ra PG không phải nói chuyện Niết Bàn, Thiên đường, mà nói những chuyện thực tế trong đời sống; Những cán bộ viên chức nhà nước, sinh ra từ VN, trưởng thành trên đất Việt, một đất nước thấm đượm PG, thế mà cứ nghĩ PG ăn cơm dưới đất, nói chuyện trên trời, lỗi nầy do tu sĩ đã đưa PG ra ngoài lề xã hội, không đem được đạo vào đời mà chỉ nghĩ đến những tranh chấp mắc mứu lẫn nhau.
SG, Huế, Hà Nội, mỗi nơi có một kỳ diệu, nhưng sự kỳ dịu chung cả ba miền là cảm tình quần chúng, thay đổi tâm tư cho người tham dự, tạo niềm tin cho nhà nước, và làm mới tầm nhìn của cán bộ, viên chức các bộ ngành đối với hình ảnh, kiến thức một tu sĩ PG bấy lâu bị nhạt nhoà, đồng thời, tăng đoàn Làng Mai gồm nhiều quốc gia Au Châu, đoàn kết sau một Thiền sư nhỏ bé người Việt, đội nón lá Việt, ăn cơm Việt, nói tiếng Việt, tụng kinh Việt, sống trên đất Việt trong ba tháng chịu thời tiết khắc nghiệt của VN, chấp hành một đời sống vô sản của PG, oai nghi tế hạnh của một bậc ly trần, những thứ đó đủ nói lên một thành công của Thiền sư tâm chất đầy tuệ giác.
Trước khi vào Bình Định, Ngài gặp Thủ tướng VIỆT NAM theo yêu cầu mà gần ba tháng trước Ngài từ chối vì chưa hiểu hết nội tình VN, gặp Đại sứ Mỹ, Đại sứ Pháp, Đại sứ Hoà Lan, và từ chối một số Đại sứ không liên hệ đến công cuộc sinh hoạt của Người, nhưng ngài không từ chối bất cứ cuộc gặp nào với quần chúng, nếu thời gian làm việc của Ngài không bị dẩm chân.
Chương trình hoạch định quả có sự tinh tế, đưa đến những kết quả bất ngờ, một sự kiện lớn cho dân tộc, phải chăng những kỳ dịu khởi phát từ căn bản của một bậc chân tu, một đạo lực mãnh liệt, một từ trường tâm linh nhiều thu hút! PGVN hãnh diện có một bậc Thượng Sĩ như vậy!
MM
25/3/05




















GIAI ĐIỆU CỔ
Tăng thân làng Mai và Thiền sư đã về đến Qui Nhơn lúc 3 giờ 30, tốp thứ 2 phải lấy xe bus từ Đà nẵng, đến muộn hơn 2 tiếng, nghĩa là không có chuyến bay thẳng từ Hà Nội đi Bình Định, phải quá cảnh Đà Nẵng vào ngày 30/3/05. Công việc đón rước được tổ chức khá chu đáo, tuy số người tham dự đón tiếp không quá 200 vị.
Tỉnh hội Bình Định đang công trình dang dở kiến thiết Chánh điện, nhưng vẫn tươm tất rong việc ăn ở.Không hiểu do tỉnh Hội không kêu gọi các huyện xã đưa người đến đón đoàn, hay do bận vụ mùa thu hoạch, nên số Phật tử thật thưa thớt, tuy nhiên, các huynh trưởng GĐPT khá nhiệt thành, ngoài Gia Đình Kỳ Hoàn của chùa Long Khánh, còn có sự góp mặt của một vài Gia Đình khác, số huynh trưởng trong công tác đón tiếp khoản 100 anh, phần lớn các anh bận công ăn việc làm, cán bộ, nhân viên, công nhân và nghề tự do, tuổi từ 30 đến 50, đảm trách các khâu đưa đón, hàng rào danh dự, vòng đai an ninh, thật chu toàn; số Phật tử hiện diện, đa phần các bà. Có một số tỉnh về như Gia Rai, kom tum, Quãng Ngãi, Khánh Hoà, Sài Gòn Huế…nhưng so với SG và Huế, nơi đây vẫn lẻ loi!
Khí hậu thật oi bức,chùa tuy khuôn viên rộng, nhưng phòng ốc vẫn có cảm giác chật chội; Như phần lớn các nơi đoàn đến, Thiền sư và Tăng thân vào đại điện lể Phật, lể tổ, lể chư tôn đức trong BTS tỉnh, tổ đình…Thiền sư đáp từ sau khi HT trưởng Ban tác bạch cung đón. Bất cứ nơi nào đến,Thiền sư luôn có món quà tinh thần, các thủ bút được lộng kính, các đầu sách của sư ông được trang trọng lưu tặng. Sánh hôm sau.,Thiền sư và đoàn theo chương trình ấn định, đáp xe về tu viện Nguyên Thiều, thăm trường Trung Cấp phật học, ban Giám hiệu; Trên đường lể Phật từ chánh điện, đoàn đi vòng qua dãy nhà đóng cửa im ỉm nằm khép mình lưng núi, phía trên không xa lắm, tháp Chàm cổ còn loan lổ vết thời gian, đơn điệu đứng buồn như cái buồn thầm lặng của tu viện mà một thời vang tiếng trong nước, trong những dãy nhà ngũ lặng,có treo tấm bảng: Phổ cáo, Vì thời gian tôi làm việc trích dịch kinh Đại Tạng, nên không tiện tiếp khách, mọi việc có thầy Minh Tuấn, trụ trì, đảm nhận giải quyết, mong quý vị thông cảm. HQ. Thiền sư và đoàn chậm bước vòng qua trường Phật học, đàm đạo với Ban giám hiệu 15 phút, Thiền sư đề nghị trở lại trước cổng vào tư thất của HT HQ, ngồi niệm Quán Thế Am cầu nguyện cho HT và Đạo chúng tại tu viện. Giọng xướng tụng bổng trầm của Tăng Thân Làng Mai hoà quyện gió núi thật du dương, lan toả vào không gian tĩnh mịch. Sau thời tiếng Anh là tiếng Việt, nhạc điệu tâm linh đó, có sức chấn động mãnh liệt, làm xúc động lòng người, bởi trên 500 người hiện diện như cảm thấy lẻ loi với núi rừng, tâm nguyện của đại chúng như chìm lắng trong vô vọng; Ngày Thiền sư chấp nhận lời mời về thăm quê hương trong đó có tình đồng đạo của mọi hệ phái, Giáo hội; HT HQ là một trong những pháp lữ nhiều kỷ niệm gắn bó với Thiền sư, không những trong thời kỳ 1963, sau 1964, và có lúc HT HQ cùng đứng chung tác phẩm với Thiền sư; Những khi công tác Hải ngoại với HT Thiện Minh, các ngài cũng được Thiền sư giúp đỡ, hướng dẫn trên đất khách, Thiền sư cũng hổ trợ cho HT trong thời gian điều hành GH, ngay khi tù tội, Thiền sư không ngớt ngoại giao can thiệp giúp đở hiệu quả nhất, vì đối với các ngài, tình máu mủ vẫn chưa thắm đượm bằng Đạo nghĩa đồng môn, có những lúc các ngài thư qua thư lại, chuyện buồn vui cũng lắm lúc đậm đà. Tuy xa quê nhưng Thiền sư vẫn sống bằng trái tim của người con đất Việt; Ngài cưu mang những công dân các quốc tịch, các chủng tộc như gom về làm người VIỆT NAM thuần tuý, từ ăn mặc, nếp sống thường nhật cũng đậm nét quê hương; khi được tin hoà cùng nhịp thở trên đất mẹ, những hình ảnh dân quê, những diện mạo Pháp lữ hiện về trong tâm tưởng, trái tim nhân ái đó đem lại cho Thiền sư nhiều thành công, nhưng trên quê mẹ cũng thấm đượm chua xót. Thăm quê và Hoằng pháp là hai trọng tâm trong chuyến về, như đã biết, hoằng pháp qua ba tháng, Thiền sư mang lại nhiều kết quả làm nền tảng đạo đức tâm linh và xã hội cho những tâm hồn chao đảo, mất mát, thay đổi tâm cảm và tầm nhìn cho những ai hiểu đạo Phật, nhưng thăm viếng, hình như chưa toại nguyện khi một vài pháp lữ vẫn còn có những Tri kiến hẹp hòi; Cái im lặng của không gian Nguyên Thiều dể chịu hơn cái im lặng nơi Già Lam Gò vấp, nhưng niềm cô đơn vây kín hơn nổi thất vọng tại SG; Hàng vạn dặm cách nửa vòng trái đất, thầy trò về đây chỉ để đón nhận một sự trống trải tàn nhẫn mà đạo nghĩa vẫn chưa hề phôi phai, thầy trò đối diện với núi và cây, đáp lời bằng tấm lòng cầu nguyện cũng chỉ có cây và núi cảm nhận, vì con đường dẫn vào thất HT HQ xa quá, cửa kính đóng kín quá, âm vang lời kinh cầu không thấu lọt, nhưng chấn động lực nội tâm chắc gì không phủ sóng lên trái tim 86 năm nhiều khắc khoải, biết đâu phía sau bốn bức tường, niềm chua xót gậm nhấm tâm can một cao tăng nhiều cố chấp, tri kiến lầm lạc lớn hơn tình đồng đạo, để rồi ngày mai sẽ bị gục ngã bởi đau xót ăn năn, những tri kiến lầm lạc làm cho anh em quây lưng lại, chưa biết ai thất vọng, nhưng thanh thảng vẫn là những bước chân nở sen của một Thiền sư giàu nhân ái!
Chư tôn và Thiền sư đều Thất thập cổ lai hy, đây là dịp hy hữu tình pháp lữ gặp nhau hàn huyên, nhưng cơ hội tuột khỏi tầm tay, mai đây mỗi vị một ngã trong vòng miên viễn tử sanh, liệu niềm ân hận có bám theo sự luyến tiếc đạo tình mất đi một cách vô ly!
Trưa đó, đoàn đến thăm chùa Thiên Phước,cách Quy Nhơn độ 70 cây số, xe qua thôn làng, hai bên trải đầy lúa vàng vừa thu hoạch, các căn nhà lụp sụp, tuy mái ngói, tường xây nhưng không đủ che kín cái nghèo khổ của dân địa phương, cũng như các anh em trong GĐPT, bộ đồng phục và lòng nhiệt thành chưa dấu kín cái khó khăn trên khuôn mặt, hầu hết người dân miền duyên Hải Trung Việt đều cơ cực, nhưng giàu tấm lòng và tánh hiếu khách; Chùa nằm sâu trong làng, bề ngoài cũng phô diễn lối kiến trúc kim cổ hoà điệu, nhưng cũng biểu lộ vài nét thầm kín một nội tâm thiếu sung mãn.Nơi đây, trong cuộc đón tiếp, Thiền sư cảm hứng đọc bài thơ: Bướm bay vườn cải hoa vàng, có lẽ Thiền sư ấm lòng khi nhận đón những tấm chân tình của chư tôn đức nơi hẻo lánh xa xôi, từ những vị chưa bị danh vị làm chai cứng tình người. Sau đó, chùa Thiên Đức là điểm thăm cuối ngày,trên chánh điện, Thiền sư bộc bạch một cách chân tình: Thiền sư gặp phải lắm khó khăn, vu khống, xuyên tạc trước khi về,tiếp tục đón nhận những vu vạ khi còn trên quê hương, nhưng đồng thời do những tri kiến sai lầm mà anh em không nhìn nhau, có lẽ đây là lần đầu gần ba tháng, Thiền sư thốt lên nổi xót xa; trước khi về quê, ngài cũng tiên liệu những khó khăn như vậy, nhưng hạnh nguyện của một Bồ Tát Vô Uý, Ngài chấp nhận. Những người hiện diện, ngoại trừ các vị ngoại quốc, đều thấm thía nổi chua xót của một Thiền sư trong lúc ấy; Bên ngoài chùa, trời ngã bóng, không khí mát hơn,mỗi người đều mang một tâm trạng chơi vơi, Thiền sư và Tăng Thân giải lao, thầy Pháp An hội ý quý thầy cô,xin phép Thiền sư đưa đoàn ra biển.
Biển Bình Định nước xanh thẩm, các thầy Au châu hồn nhiên tung mình xuống nước, Thiền sư và những vị còn lại, ngồi đón ngọn gió lành, nhìn sóng biển vổ bờ, theo giòng nước kéo trôi mọi phiền muộn trong ngày, chỉ còn lại những dấu chân trên cát, thanh thảng, nhẹ nhàng hơn,ngày đầu của chuyến về Bình Định.
M.M.
31/3/05




































XUÔI NƯỚC ĐÔI GIÒNG

Những năm tháng đất nước cố ngoi mình lên với kinh tế thị trường, bao rác rưởi lềnh bềnh trên cuộc sống, những trái ngang, nghịch lý luôn nẩy nở phát sinh, mức sống có khá hơn, phải đánh đổi bằng những vất vả đời người; tôn giáo tồn tại, phát triển cũng không trơn tru như cổ máy vận hành thiếu dầu nhớt, trong đó, PG cứ ỳ ạch như bánh xe gổ lăn trên sỏi đá, dằn vật, đau thương, ê ẩm. Những tâm hồn tha thiết với đạo, trong nước, muốn khối keo sơn, là PG, những trí thức bên ngoài, nhận thức được tiền đồ dân tộc, muốn tránh những cấu xé đau thương như đã từng, không ai khác làm chất liệu cho một nền văn hóa nhân bản dân tộc, cũng là PG, do vậy, bằng khả năng, tất cả góp tay chung sức vực dậy một cơ thể bệnh hoạn, tiếp ứng những dinh dưỡng, tạo điều kiện cho những bộ phận trong cơ thể đó thích ứng nhịp nhàng, nhưng bàn tay mặt lắm khi phủ nhận bàn tay trái, một cơ phận bất toàn không theo ý chí của não bộ, tạo thất vọng cho những thiện chí, chả lẽ, toàn bộ mang bệnh trầm uất trước một cộng nghiệp vô lý đang tồn tại trong PGVN !

- Những chủ quan không nhìn nhận một thực tại của GHPGVNTN, bởi không còn là thực thể có khả năng hoạt hành, khung sườn yếu ớt, nhân sự hạn chế, tiếng vang một thời biến thành một hình ảnh đẹp trên giá vẻ để mà ngắm. Nội bộ cứ nghĩ mình là cháu đích tôn có quyền được truyền thừa, không thể phủ nhận, nhưng thực tế hoàn cảnh không cho phép một bảo lưu thiếu tính thời đại, tự mình cô lập trong ốc đảo không lối thoát. Tiếng vang thỉnh thoảng cũng chỉ làm gia vị cho món ăn thời sự, thực lực bây giờ là con sư tử nhồi bông, cũng nanh vuốt đó, cũng dáng điệu oai hùng đó, được nhốt trong lồng kính trưng bày, không còn tác dụng thực tế, ví rằng sư tử còn sống, tầm nhìn cũng hạn chế trong phạm vi chuồng lồng, vẩy vùng thêm mau kiệt sức mòn hơi; Trong quyền lực chính trị, thế nhân không chấp nhận một đối đầu, xã hội tự do, đối đầu cho phép trong luật pháp, những đối đầu ngoài luật pháp bị xem cực đoan bạo động; XHCN, đối đầu càng không thể chấp nhận, những người nhạy bén, thường thích nghi hoàn cảnh, tự tồn và phát triển xuôi theo cơ chế, người mang dòng máu quân tử Tàu, bộc trực, thường bất đắc chí trước quyền lực thế gian, tự mình cô lập, giam hãm, mọi việc bị đình trệ, không phát triển như ý! Cá nhân đã đành,tập thể bị vạ lây; một PG không thể bị đình trệ như vậy, vì nó là sinh khí, hơi thở của một dân tộc; PG không là gạo cơm, không là cơ sở vật chất, nó là linh hồn của cuộc sống, lành mạnh hóa xã hội, giúp con người một phong thái an lạc, thanh thoát; Vì thế PG không thể lụn tàn như cây cổ thụ chết mòn; muôn người như một muốn tổ chức PG phải linh hoạt như Ki tô giáo biết thich nghi, nhưng không lòn cúi, một người trong muôn người lại đưa tập thể theo cá tính để danh vị cá nhân tồn tại, địa vị tập thể suy vi; Thiện tri thức PG tìm mọi cách hàn gắn, nhưng vô vọng, bởi nội bộ cố chấp, bên ngoài ngăn trở, phá hoại, xúi dục; bức màn tăm tối bao phủ lên cơ thể PGVN, những tiếng thở dài giòng tộc họ Thich, nhìn sự phân hóa như dấu hiệu tàn hoại trên cơ thể lụn tàn, những cơ hội vàng thoát khỏi u trệ, cảm thông, đoàn kết nhau, lần lượt tuột khỏi tầm tay; ôi vận mệnh oan trái ! Nội bộ đó luôn sống trong ảo vọng hào quang một thời mà không nhìn diễn biền từng sát na trong xã hội đang vươn.
GHPGVNTN đã mang cặp kính màu như thế, nhưng cơ chế lãnh đạo đất nước không xem bất cứ bộ phận nào trên cơ thể dân tộc, dù là bất toại, cần loại trừ mà phải cần chuyển hóa cho thích hợp sự vận hành đồng bộ trong một dân tộc, huống nữa, cho dù GH nào, môn phái nào của PGVN cũng đều là một chi thể từng đóng góp cho đất nước những công trạng to lớn, những đứa con bướng bỉnh bất trị không hẳn vô dụng; giá trị là vấn đề chuyển hóa chứ không phải loại trừ; tuy GHPGVNTN chỉ còn hư danh, nhưng ai bảo nó không có một ảnh hưởng, một tác dộng nhất định; Tuy chỉ còn hai vị cốt cán nhưng là hai tầm vóc lớn đối với PGVN và một phần ba cộng đồng thế giới; Tuy là hạt cát, nằm trong mắt, vẫn xốn xang; Nếu cô lập để tự nó lụn tàn theo thời gian quả thật uổng phí, không biết tận dụng cái danh đó làm thành cái lợi cho xã hội, đòi hỏi nhà lảnh đạo khôn ngoan nên cân phân chọn lựa. Đành rằng nhà nước cũng từng tạo điều kiện giải tỏa bế tắc đó, nhưng chúng ta không bắt kịp sự linh hoạt và tầm chiến lược, bỏ mất cơ hội, tạo sự bực bội cho nhà nước, sự tiếc rẽ của quần chúng, đánh mất thiện cảm và niềm tin của những thiện tri thức, và tạo một pha thú vị cho những kẻ ác cảm đối với PG.

- GHPGVN hiện tại, vận hành bởi một chính sách chỉ định, khó có tác dụng sáng tạo; đành rằng nhà nước không xen vào nội bộ tôn giáo như những thập niên 90 về trước, nhưng chức sắc lảnh đạo PG phải được sự chấp thuận của Mặt trận, nếu không do nhà nước tiến cử; Cán bộ GH vì thế có diểm nương tựa, phát sanh cậy thế, hành động quá trớn, mang vào cơ chế GH những mầm bệnh thời đại của xã hội : tham nhũng, quan liêu, lộng hành...
Trong việc điều hành Phật sự thường đợi lệnh, không tự sáng tạo, biến tổ chức thành ù lỳ, đình trệ; cộng thêm thành kiến với GH cũ, sợ ảnh hưởng bị giảm, không muốn ai có uy tín hơn mình, dù đó là một Thiền sư ở ngoài nước; tệ nạn kỳ thị địa phương vẫn còn tồn tại trong PG; bao nhiêu căn bệnh trầm kha của xã hội mà nhà nước đau đầu đối trị, trong PG vẫn tồn tại như một tất định; Tuy nhiên, một số ít bậc chân đức muốn khôi phục đạo phong của hàng tu sĩ, cũng chỉ hạn chế trong phạm vi Già Lam, khó tạo ảnh hưởng sâu rộng như thời gian ngắn ngủi của Thiền sư làng Mai về thăm và hoằng hóa trên quê nhà. Trong xã hội VN hiện tại, quần chúng ngán ngẩm phần lớn các tu sĩ PG, những tu sĩ có chức quyền trong GH cũng như các tăng sinh trẻ thiếu giới luật oai nghi phẩm hạnh đều phạm những cố tật của xã hội, thêm vào đó, hai GH nhìn nhau bằng sự tỵ hiềm, quay mặt nhau, nhưng quên rằng, nếu không có GH hiện hành hợp pháp thì PG khó tồn tại trong xã hội, nhưng không có GHTN thì chưa chắc PG ngày nay có những thoải mái; ví dụ, trung tâm Liểu Quán Huế, GH đương nhiệm không thể thành công khi đòi lại cơ sở bị chiếm dụng nếu không có sự tiếp ứng của Tăng đoàn thuộc GHPGVNTN, ngược lại, tăng đoàn không đủ tư cách pháp nhân đòi hỏi nếu không có GH hiện tại đứng mũi chịu sào;
Dù GH nào, tông môn nào của PG cũng là một phần của toàn bộ PGVN, chúng ta mãi tranh chấp danh xưng, pháp lý, cố chấp nhau từng lời nói, từng nguyên tắc, đưa nhau vào bế tắc, chướng ngại về hiệu quả Phật sự, thậm chí mất cả tình đồng đạo, nghĩa thầy trò, không những làm đau lòng tín đồ, chư Phật chư tổ cũng không vui thấy những chuyện phân hóa như vậy; Cha mẹ ông bà không bao giờ muốn con cháu phân ly, chúng ta đi ngược nguyện vọng đó, tức chúng ta đoạn tuyệt với huyết thống tâm linh, phản bội thầy tổ và chư Phật, bị ma chướng xúi dục, cứ nghĩ mình đang tiếp nối truyền thống!

- VN ta cũng như hầu hêt các nước mang tính thực dụng, chạy theo khoa học cơ giới, lấy kinh tế làm thước đo sự tiến bộ, văn minh của một dân tộc, các thế hệ kế thừa mất gốc đạo đức tâm linh, tình cảm gia đình, tình cảm xã hội càng nghèo khi cơ sở vật chất càng phồn thịnh, mọi việc giải quyết trên lý, do vậy, Tình người bị hụt hẩng, đó là hậu quả của những tôn giáo không lấy nhân bản làm gốc, đưa xã hội phương Tây vào thời đại đen tối, bất an, nghèo tình thương trên những tiện nghi vật chất, Robot thay thế con người và con người biến thành robot vì muốn được việc, không muốn thất nghiệp, chạy đua với robot về mặt ưu điểm để chứng tỏ công sức con người vẫn đáng tin cậy, bán công sức để giá thành rẽ hơn một con robot, tìm chổ sống của kiếp làm người! Cứ thế tâm linh tình cảm trống vắng, phiền muộn, bất an kéo dài, tinh thần căng thẳng- stress- bạo lực phát sanh... Từ ngày PG có mặt trên đất nước phương Tây, đem lại cho bộ phận lớn của xã hội một niềm tin, đời sống có lý tưởng, nhiều giáo phái tâm linh xuất hiện, những giáo phái Thần học đem lại tàn khốc bao nhiêu, Tâm linh Nhân bản đem đến cho họ đời sống dịu dàng êm ái bấy nhiêu, giúp họ trở về an trú ngay chính họ, Thiền trở thành một thao tác, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong xã hội Âu châu hiện nay, từ trí thức đến bình dân, Thiền giúp họ an lạc, yêu đời và giảm bệnh tật; Họ bắt đầu khước từ tín ngưỡng lỗi thời, quay lại Đông phương tìm giá trị thực từ những tôn giáo mà trước đây do ngộ nhận, họ xem thường; hy vọng, từ đó, Vật chất và tâm linh được cân đối, giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn; VN ta đi vào vết xe trên nửa thế kỷ về trước của một xã hội thiên hướng vật chất, kể cả tôn giáo họ đã khước từ, chúng ta cũng o bế trân quý như một bửu bối, cứ nghĩ cái gì của các nước tiên tiến cũng có giá trị, nhưng quên rằng cái giá trị của thời Trung cổ không thể là giá trị của thời Hiện đại, Thần học không còn chân đứng tại đó, chúng ta lại sẳn sàng nhường tổ quốc cho họ Đăng quang, và rồi xã hội chúng ta cũng sẽ rơi vào thời kỳ đen tối của Thần giáo; Hiện nay, họ nhanh nhẩu tranh thủ tín đồ, nói cách khác, họ đang gia tăng lực lượng để làm áp lực với nhà nước, với dân tộc, nhưng Tin Lành Cao Nguyên vụng hơn, vội hơn Ki tô giáo, đã sớm đòi một quốc gia tự trị; Trong tương lai, khi số lượng tín đồ ngang ngữa với Ki tô giáo, liệu VN có là bãi chiến trường cho những tôn giáo thần học tranh giành ảnh hưởng, PG không còn là đối thủ đáng ngại, hoặc tự rút vào bóng tối như một tín ngưỡng nhân gian, một loại dị giáo đối với họ, hoặc bị đào thải bởi những thủ đoạn bạo lực ? Nhửng mầm mống đe dọa đó, chúng ta, những lãnh đạo PG hiện nay không quan tâm, vì đang quan tâm tranh giành thế lực, đó là điều họ mong muốn, và họ sẳn sàng đứng trong bóng tối tiếp ứng, nội gián...Chúng ta đang bị họ đẩy đi quá xa những yêu sách lẫn sang chính trị, hành động và phát ngôn cũng mang màu sắc chình trị, lệch ý hướng ban đầu, và rồi, thay vì chúng ta có công, trở thành có tội với dân tộc! Do những sai phạm đó, chúng ta bị quần chúng ngoảnh mặt, nhưng trong tâm cảm họ, vẫn còn một thiện cảm với PG, họ đau buồn nhìn những thoái hóa khi nghĩ đến ân đức sâu dầy của Đức Thế Tôn, phần lớn không muốn đến chùa, họ bám vào đền miếu để duy trì đức tin, vô tình chúng ta tạo thêm mê tín cho xã hội; Có lẽ nhà lãnh đạo văn hoá cũng thấy những nguy hại to lớn, thấy một lổ trống to lớn trong văn hóa dân tộc được báo trước, thấy được tiền đồ văn hóa phi nhân bản đang biến đất nước thành một xã hội châu Phi, đang biến dân tộc thành một thị trường tiêu thụ những đồ phế thải của các nước tiến bộ, con cháu chúng ta mất phương hướng, làm mồi cho tranh chấp, đau thương, nó sẳn sàng bán gia tài cha ông để đổi lấy một viên thưốc Lắc;
Tôn giáo đã thế, xã hội tha hóa, chính trị bối rối, văn hóa báo động, kinh tế thị trường đang dọ dẩm theo khuynh hướng XHCN, giáo dục không ổn định, và áp lực quốc tế không ngừng gia tăng nhiều mặt; Do vậy sự hiện diện của Thiền sư Thích Nhất Hạnh trong lúc nầy là một thử nghiệm đầy giá trị; Lực lượng quần chúng hướng về Ngài như người chết đuối gặp phải phao, một hiện tượng chưa từng có tại VN trước và sau 1975; Hàng ngàn người trong các tụ điểm tu tập, trên mười ngàn người tại Linh Mụ và Nam Giao, trên năm trăm người từ Sai gòn đáp tàu ra Huế theo Thiền sư, có những cụ ông cụ bà ngoài 70 tuổi, họ phấn chấn hồn nhiên một cách dể thương, xuống ga hàng loạt, chuyến tàu Bắc Nam trơ trọi các khoang trống lặng lẽ về Bắc, rồi những ngày sau đó, tiếp tục bằng xe đò, các tỉnh lân cận đổ về Từ Hiếu, Từ Đàm, Linh Mụ, họ ở các khách sạn, các nhà trọ, những nhà thân, thậm chí vỉa hè để hàng ngày được nghe những lời Pháp nhũ từ một Thiền sư.

- Trong thời gian ngắn tại mỗi nơi, thế nhưng Thiền sư đã thay đổi rất lớn trong tâm cảm, trong ý thức quần chúng Phật tử, trong phong cách của tu sĩ tham dự khóa tu, nhất là, giúp quần chúng trở lại mối dây liên hệ với ba thế hệ để hóa giải mọi bất đồng trong gia đình đến ngoài xã hội, tái lập đạo đức xã hội, và, nhà nước cũng có cái nhìn thiện cảm hơn những thập niên về trước đối với ngài; Tại Huế là điểm biểu tượng đặc sắc, qua Ngài, đạo phong và đức độ đã hóa giải ranh giới giữa hai GH mà gần 30 năm đánh mất tình đồng đạo, các thầy trong GH và trong Tăng đoàn trở nên dể thương và thân thiện hơn,vây quanh thiền sư trong hai dịp Bố tát, các điểm thuyết giảng, nhất là trong tổ chức tiếp đón khi đặt chân xuống đất Thần kinh; Vì ngài cũng đã xoá bỏ ranh giới chủng tộc, quốc gia để biến giáo đoàn thành một tổng hợp nhân loại mang nhiều quốc tịch; Lần lượt các tỉnh thành, cũng từ đó, tu sĩ và cư sĩ, có khuynh hướng tu tập, không quan tâm tranh chấp về danh xưng GH, không cần biết đến GH nào, một sinh khí mới cho việc hướng về tâm linh được tái lập; Hình ảnh GH bị nhạt nhòa, chỉ còn lại lời giáo huấn từ một Thiền sư, quả là một dung dịch hiệu quả cho một PGVN hiện nay.

- VN ta có hai Thiền sư đức độ, có uy tín, đó là hai Bồ Tát sống làm điểm tựa cho quần chúng Phật tử và tu sĩ hiện nay:
HT Thich Thanh Từ và Thiền Sư Thich Nhất Hạnh.
Các tu viện của HT Thanh Từ quy tụ hàng ngàn tăng ni tu tập, tuy không có tầm vóc quần chúng như Thiền sư Nhất Hạnh nhưng giúp rất nhiều cho những ai hướng đến giải thoát, ngoài việc hướng dẫn tu tập, ngài còn xây dựng các cơ sở lớn, nhất là Trúc Lâm Yên Tử, ngài dịch thuật, viết lách, Ngài tạo một thế đứng vững trong ngôi nhà PGVN hiện nay. Một PG trong Thiền môn
Thiền Sư T. Nhất Hạnh, công cuộc hoằng hóa trên thế giới, sự thành đạt, ai cũng biết, nhưng tại VN, thành công ngoài dự đoán của các quan sát viên, của các nhà chính trị, các nhà tôn giáo, và nhất là GHPGVN - GHPGVNTN, không ai nghĩ rằng có một sự kỳ dịu đến với Ngài trong những ngày ở Huế đối với nội bộ PG; qua các buổi nói chuyện tại Học Viện QG Hành Chánh, tại HVCTQG HCM ở Hà Nội, và tại Bình Định. Sự thành công, xét trên phương diện hoằng pháp, qua tâm đức, hóa giải những dị biệt, tạo sự gắn bó một lực lượng PG mà từ lâu cứ như bị phân hóa, đo là một thành công tối cần cho PGVN hiện nay, Thiền sư không những là một học giả, một giáo sư, một Thiền sư, một nhà thơ, nhà văn, nhà xã hội học, tâm lý học,. Một nghệ sĩ, còn là nhà Cách mạng PG vĩ đại, làm mới PG thích hợp với xã hội Phương Tây, đem PG vào xã hội một cách tinh tế. Thiền sư đi trên mọi tranh chấp, vượt mọi bình phẩm, thoát mọi ràng buộc chính trị để thong dong vào cuộc sống tình người; trong tương lai, Một PG xã Hội mà không cần một xã hội PG
Trên đất VN, sự hiện diện của ngài và chương trình tu tập được triển khai, song hành với HT Thanh Từ, chắc chắn bộ mặt PGVN sẽ đổi mới, không còn ai bận tâm tới tranh chấp danh xưng GH, mọi người chỉ biết PGVN và pháp môn tu tập, giúp họ vượt qua phiền não trong cuộc sống, giúp tái lập hạnh phúc gia dình và ổn định nếp sống văn hóa xã hội.
Giòng pháp lưu đó, như giòng sông êm dịu nhưng có thể cuốn đi rác rưởi hai bờ, chỉ còn lại một giòng sông trong xanh và đôi bờ cỏ mượt mà; Cho phép ta tin rằng PGVN trong tương lai không còn màu sắc ảm đạm như hiện nay, không còn phân hóa, nhờ đức độ của hai vị Bồ Tát, nhờ năng lượng cộng tu của các thanh tịnh tăng, một hóa giải nhiệm mầu đưa tất cả về một khối, qua ba tháng có mặt tại VN của tăng đoàn Làng Mai, cho phép ta tin một phép nhiệm mầu: XUÔI NƯỚC ĐÔI GIÒNG.
M.M
Cuối tháng 3/05




ĐÓNG GÓP

Những đồn đóan về sự hiện diện của Thiền sư trong thời gian tại VN, có lần người ta đặt vấn đề: Thiền sư làm được gì cho dân tộc, cơm áo gạo tiền cho người dân,dân chủ nhân quyền cho đất nước, v.v và v.v…
Những điều mà đặt ra với tâm thách đố đó, chỉ là hiện tượng xã hội, người đặt vấn đề không thấy được cái gốc, vì vậy không thể giải quyết tận cùng của vấn đề. Đã là hiện tượng, luôn liên diễn, luôn thách đố, luôn tù túng trong phạm trù tương đối; một giáo pháp giải thoát không thể bị ràng buộc vào cái hiện tượng nhất thời, có giải quyết chăng cũng y cứ vào hiện tượng tìm ra căn cội, đó là sở trường hành pháp của Thiền sư, đòi hỏi một tuệ quán xuyên suốt, thấy được mối tương quan mật thiết của hiện tại và quá khứ, của hiện tượng và bản chất, cộng thêm tình thương, vấn đề trở nên mới và dể chịu hơn, tái lập căn bản vấn đề, hiện tượng tức khắc được chuyển hoá, cũng từ ý niệm đó, đối với Thiền sư, không một ý hệ nào xấu, không một thể chế nào phải loại trừ, không một con người nào không thương, không có vấn đề nào không giải quyết được, ngoại trừ ôm ấp một tri kiến sai lầm, cố chấp,mới ngăn trở, đình trệ. Suốt ba tháng sinh hoạt trên mãnh đất VN, trong môi trường XHCN, trong sự phân hoá tột cùng của chư tôn túc, trong sự tha hoá của tăng ni, trong vùng tăm tối của quần chúng mất niềm tin, Thiền sư đã có một thủ pháp hoá giải mọi dị biệt, khôi phục lại cơ bản đạo đức, thiết lập lại mối tương quan tình cảm giữa nhiều thế hệ,giúp cho thành viên trong gia đình, trong xã hội có một cơ sở hàn gắn tình cảm, giúp tu sĩ tôn giáo điều chỉnh tâm linh cho nghiệp vụ tín ngưỡng đạt hiệu quả, và quan trọng nhất, vạch một cơ bản cho người điều hành đất nước có kết quả,hợp lòng dân, tồn tại trong dân và được dân chấp nhận! Đó là những đóng góp cụ thể sau ba tháng nắm bắt được tình hình thực tế, tìm được nguyên nhân của sự phân hoá!
Các khoá tu ba miền luôn đặt vấn đề chánh niệm, các thời giảng luôn là tuổi trẻ – tình yêu và lý tưởng; thiết lập truyền thông giữa hai thế hệ, điều phục cơn giận…nghĩa là những cơ bản trong đời sống thường nhật từ lâu bị lãng quên nên tyình người bị phân hoá, gia đình mất hạnh phúc,xã hội loạn lạc. Sau những khoá tu ngắn ngày như vậy,hiệu quả thấy rõ, có những người lớn tuổi cảm xúc đứng lên thổ lộ sự hối hận và vui mừng được áp dụng pháp quán niệm của sư Ong; Các tu sĩ VIỆT NAM quen sống buông thả, cũng bắt đầu thay đổi phong cách sau một tuần tu tập, không những tu sĩ trẻ, ngay cả những vị có chức vụ trong GH cũng tự mình xét lại bản thân, tự điều chỉnh cách suy nghĩ và lối sống, ví dụ thầy Thiện Tánh trong Thành Hội, sau khi sư ông ra Huế,thầy tự động tìm những bài giảng của Thiền sư để nghe và tập tu cho đúng nghi cách một tu sĩ gương mẫu.Thầy Từ Thông và còn lắm vị tự mình hoán cải sâu sắc, phải chăng đó là hiệu quả hoằng pháp khởi xuất từ nội lực của một Thiền sư, chưa nói đến những phân hoá trong tu sĩ cũng được Thiền sư cảm hoá phần lớn để nhìn nhau bằng tình anh em chứ không là thù nghịch; Tình cảm tâm linh được tái lập, đời sống tự khắc có hạnh phúc, đâu đợi cơm áo gạo tiền; Vật chất không đem lại hạnh phúc nếu tâm linh trống vắng!
Sau ba tháng hoá giải quần chúng, Thiền sư rút ra một bài học cho Thượng tầng xã hội, thiết lập căn bản cho thượng tầng đó, xã hội mới có giềng mối nương tựa: PG và Nhà nước.
Những ngày sau cùng tại Hà Nội, Thiền sư đề nghị 6 điểm để đảng CSVN cởi mở, tồn tại trong lòng dân, chúng ta truy cập trên mạng hoặc tìm đọc, đã được phổ biến: Điều thứ nhất, Thiền sư đề cập- Người CSVN cảm thấy thoải mái trong nếp sống văn hoá truyền thống dân tộc VIỆT NAM và nguyện sống thế nào để có thể mỗi ngày làm đẹp thêm nếp sống ấy. Có nghĩa không còn là CS quốc tế mà phải là CS dân tộc, hoà quyện trong huyết thống dân tộc, vì trưởng thành từ dân tộc, phải biết lắng nghe những điều bức thiết của dân tộc, mới tồn tại và làm đẹp thêm trong nếp sống đó.
Điều thứ hai nhắc nhở nguồn gốc tổ tiên của từng con người trước khi khoác lên chiếc áo màu sắc, nghĩa là màu sắc đó không phải là mình, huyết thống tâm linh mới là con người thật, và cái thật đó mới khắn khít tình cảm đẹp giữa người và người.
Người ta lầm tưởng người CS là vô thần, nhưng chính họ đã xây đền Hùng, Bảo tàng viện Quang Trung, các anh hùng liệt sĩ, lăng HCM, biết thắp nhang trước bàn thờ Tổ quốc, nghĩa là họ biết đến cội nguồn, tức có mối quan hệ truyền thông với cội nguồn, và người CSVN cũng chỉ mặc quốc phục VIỆT NAM chứ không phải quốc phục Nga Tàu, như vậy cơ bản họ vẫn chấp nhận mình là người Việt, mọi hành xử phải là người Việt và tình cảm của dân tộc Việt. Một khi họ quán chiếu sâu xa mối liên hệ truyền thông đó, mọi cảm thông đối với mọi thành phần trong xã hội tức khắc được điều chỉnh hợp lòng dân, và rồi những vui buồn của dân cũng chính là của họ, họ sẽ cảm thông chấp nhận mọi dị biệt trong xã hội.
Qua 6 điểm cơ bản đóng góp từ lòng chân thành đầy trí tuệ của Thiền sư, chắc chắn đảng phải biết lắng nghe và chấp nhận để tự thân tốt đẹp hơn.
Ngoài ra Thiền sư còn xây dựng mối tương quan giữa PG và nhà nước, trong đó giáo quyền và thế quyền không can thiệp nhau, nhưng vẫn hổ tương đóng góp xây dựng cho nhau; Trong quá khứ, các Thiền sư từng là cố vấn cho nhà vua mà không hề tham chính với bất cứ chức vụ nào, nhà sư không thể là Dân biểu, nghị sĩ, Hội đồng Nhân Dân,vì chức phận thường sanh lắm tệ nạn, tôn giáo phải biệt lập với thế quyền, tại sao chúng ta không biết tận dụng những trí tuệ đó để xây dựng đất nước hiện nay! PG đã thanh lọc xã hội một cách hiệu quả, thời đai PG cực thịnh, xã hội không có tệ nạn phổ biến, tôn giáo độc lập với thế quyền, tôn giáo mới phát huy hết khả năng đóng góp của mình.
Qua 7 điểm của Thiền sư góp ý về chính sách nhà nước đối với PG, rất thực dụng, điều quan trọng phải biết lắng nghe nhau bằng tình thương và cảm thông chân tình, sự đoàn kết gắn bó để xây dựng đất nước, không phải lệ thuộc lẫn nhau, dẫm chân nhau hay khống chế nhau như Ki tô giáo từng khống chế Au châu những thế kỷ trước, hay Constantine lạm dụng Kitô giáo cho mưu đồ xâm lược vào thế kỷ thư 4. Thời Lý Trần, tuy PG nắm ưu thế nhưng không bao giờ khống chế triều đình, luôn tôn trọng nhiệm vụ của thế quyền, Trần Nhân Tôn có thể khuynh loát Hoàng triều, nhưng chỉ là một nhà sư đóng góp cho đất nước bên sau hậu trường, và từng có những nhà sư làm phận sự ngoại giao giúp dân tộc thoát khỏi áp lực từ phương Bắc; một Vạn Hạnh, Khuông Việt .. chỉ nương mình trong thảo am sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Thiền sư về VIỆT NAM trong thời gian quá ngắn không đủ áp dụng một ưu sách cải thiện xã hội, tâm linh, nhưng trí tuệ và thiện ý của Thiền sư đã đóng góp rất nhiều cho PG, cho xã hội và cả chính quyền; Xuyên suốt những khoá giảng cho đại chung và cho cán bộ chuyên trách, cán bộ trung ương, nhà nước đã thắm đượm một tinh thần Vô uý của Thiền sư, một tâm hỷ xã, khiêm hạ, vô ngã; nhà nước cũng như nhân dân mãn nguyện phong cách sống, lối chuyển hoá và phương cách cải thiện đạo đức xã hội. Rất tiếc Thiền sư có mặt tại VIỆT NAM hơi muộn so với các quốc gia CS khác, xuất hiện vào thời điểm nhạy cảm, nhưng ngài ung dung thỏng tay vào chợ giữa điệp trùng ác ý vây bủa; một tâm vị tha như thế không đáng cho VIỆT NAM trâng trọng đón chào ???
M.M
01/4/05




























TỪ BẢO TÀNG đến TAM BẢO

Ngày thứ ba tại Bình Định, Thiền sư và đoàn thăm viếng Bảo tàng viện Quang Trung rồi về Thập Tháp.
Sáng 01/4/05, khí hậu trong lành của buổi sáng miền quê, sau khi Thiền sư và đoàn điểm tâm, 8giờ 30 đã có mặt tại Bảo tàng viện Qưang Trung, một khuôn viên vài mẫu, nằm không xa quốc lộ, tuy cây cao và mát, nhưng không phải loại cây của rừng nguyên sinh, do con người trồng về sau, trong những cây con vài năm tuổi, có lưu niệm tên của các lảnh đạo cao cấp trung ương đích thân xuống gốc, rất tiếc, chưa đầu tư đúng mức để nơi đây biến thành khu du lịch có tầm cở; đáng ra, những vùng đất trống bao quanh viện Bảo Tàng, phải được phủ xanh cỏ Chỉ, lại để trơ trọi lớp đất làm tung bụi mù khi chân bước qua, và còn rất nhiều những cái mà đáng ra phải mặc vào lớp áo nghệ thuật dân tộc để xứng với cái tên Viện Bảo Tàng.
Thiền sư dẫn đầu đoàn trên 500 người im lặng tiếp bước từ cổng vào, hai hàng rào danh dự do GĐPT và các cư sĩ chấp tay thành kính nghinh đón, rải rác một vài em thanh niên trang phục đội nón lá theo kiểu lính thú thời áo vải Tây Sơn; Khu nhà chính, thờ tượng vua Quang Trung, các công thần, liệt sĩ, các gian kế là hình ảnh, đao kiếm, bảo vật Tây Sơn, chính giữa sảnh đường trưng bày sa bàn toàn cảnh núi rừng vùng chiến đấu của quân Tây Sơn, trong đó có thượng nguồn TâySơn, các sắc tộc thiểu số đã cùng dân tộc chung vai khởi nghĩa, bên ngoài nhìn vào khu chính, phía tay mặt là cái giếng miệng xây gạch tổ ong, gia đình tộc họ nhà vua đã sử dụng lúc sanh tiền; Thiền sư kính cẩn nghiêng mình chiêm ngưỡng hình tượng và các bảo vật; Khuôn viên rộng thoáng, nhưng bổng chật lại khi hàng trăm người xen nhau du lãm.
Phía trước viện Bảo Tàng là nền sân gạch khá rộng, chiếc bàn dành riêng cho Thiền sư được ban tổ chức mời tham dự màn biểu diển võ thuật Tây Sơn, Bình Định được bảo lưu đến hôm nay; đoàn người có mặt vây quanh sân, kẻ đứng người ngồi ngẩn ngơ thích thú nhìn các bộ trang phục, các nhạc cụ giản đơn, các vũ khí thô sơ, nhất là diễn viên nữ- Nguyễn thị Thuận, sử dụng một lúc 12 chiếc trống đủ cở một cách thiện nghệ.Tiếng trống thúc quân, tiến quân, thu quân;Thiền sư không dấu được sự kinh ngạc một cách hồn nhiên, chăm chú theo dỏi các thao tác diển xuất, tấm tắc khen ngợi! Những vũ điệu của bộc Bana, Ede…..…được biểu diển khá xuất sắc, ngắn gọn, nhiều ý nghĩa; những đường kiếm, đao thương do các em thiếu nữ thao dợt điêu luyện. Các đường quyền võ thuật Bình Định sống lại theo ca dao: Ai về BĐ mà coi, đàn bà con gái cầm roi đi quyền.Các tăng thân và cư sĩ Au châu thích thú được chứng kiến một nét văn hoá chiến đấu đặc thù của VIỆT NAM trong công cuộc chống xâm lăng, giữ gìn bờ cỏi. Thiền sư chụp chung hình với các nghệ sĩ diễn viên, ban tổ chức, Ngài cũng trao quà lưu niềm bằng những đầu sách và dĩa giảng, có tấm thư pháp lộng kính: ĐỪNG PHỤ SUỐI ĐỒI; Ngài phát biểu khen ngợi ban tổ chức, nhất là các em diển viên, Ngài nói: các em xuất sắc thể hiện tính nghệ thuật chiến đấu bảo vệ quê hương , nhưng cũng cần xây dựng quê hương không kém phần quan trọng, phải loại bỏ những tri kiến hẹp hòi để đoàn kết tình anh em…Ngài cũng giải thích bốn chữ thủ bút- phải biết quý trọng cây cối suối nguồn đất đai, sinh môi, vì dất nước ta rất đẹp.
Một buổi sáng trong lành thoải mái, một trình diển đặc biệt tặng cho sư ông và đoàn, gây ấn tượng cội nguồn của dân tộc ta, chắc chắn đây là một trong những kỷ niệm khó phai của một Lão tăng những ngày sống trên quê mẹ, thích hợp với những cưu mang dân tộc mà gần 80 năm chưa hề phai nhoà trong tâm tư của một bậc Thượng trí sống lưu vong!
Đòan lui chân gần 12 giờ, xe hướng về chùa Thập Tháp. Con đường vào chùa là hai hàng cây toả bóng, đặc biệt chung quanh chùa trồng nhiều cổ thụ me. Trước mặt chùa là hồ sen vuông vức, phủ kín mặt nước những lá sen, mầm sen, nụ sen, cảnh trí thật yên tĩnh của thiền môn; Xa xưa, nơi đây là mười cây tháp của người Chàm, chùa được xây đựng, từ đó gọi là chùa Thập Tháp, bây giờ các tháp của lịch đại tổ sư mặc gấm rêu xanh im lặng đứng nhìn thời gian phủ bóng.
Thiền sư và đoàn chẩm rải vào chánh điện lể Phật, lể tổ; bên trong bài trí theo cổ xưa, cột, kèo, đòn tay đen nhánh, kiến trúc như vẫn còn vững chắc với nắng mưa, đặc biệt hầu hết các chùa cổ, ánh sáng mờ ảo trong đại diện tạo vẻ linh thiêng của tín ngưỡng, nó không như các chùa tân thời thoáng đảng. Chùa Thập Tháp kiến trúc theo chữ khẩu, cái sân sau nhà tổ chưng bày ngọn giả sơn, vài loại hoa kiển, các dãy phòng hẹp, tăm tối, vây phủ chung quanh, tường trốc vôi loang lổ, sơn mốc sạm, nhiều phòng không có cửa hoặc cửa bị mất bản lề; một bộ ván gổ kê trong phòng khách, bộ trường kỷ bạc thếch ngã màu; toàn cảnh lộ nét hiu quạnh, mất vẻ hào quang một thời lừng lẩy vang danh.
Thiền sư tự động lên lể bái, tự động xuống hậu tổ, đi vòng qua nhà khách, khung kính lộng thư pháp cũng lặng lẽ tự động để trên bộ ván ngựa; nhìn vẽ hoang vắng điêu tàn mà ngậm ngùi ray rức; một thầy tháp tùng nói đùa: đi vào giờ nghĩ trưa nên không ai đón tiếp, giờ nghĩ quan trọng hơn một thiền sư và năm trăm người! Thực ra đoàn được báo trước sẽ không tiếp, Thầy Viên Định trụ trì ở chùa Giác Hoa SG viện lý do đang bị quản thúc, đã viết cho Thiền sư lá thư lên mạng, tuy lời lẽ nhẹ nhàng nhưng nội dung xúc phạm, Thiền sư không quan tâm đến việc hơn thua, nhưng những người con Phật không khỏi ngán ngẩm trò đời nghĩa đạo, thế thái nhân tình đối với một bậc chân đức đáng kính, vì lợi ích chung, phải nhận nhiều oán trách từ những cố chấp hẹp hòi; Nếu không có công thì Thiền sư cũng chưa có tội đối với đạo và đời, huống nữa, với tầm vóc quốc tế của Ngài, đủ xác định một tư cách, một trí tuệ trong mọi ứng xử, thế mà…..!
Cái lạ, Thiền sư được thế nhân trọng thị ưu ái, ngược lại, pháp lữ đồng môn lại quay lưng, biểu thị ngôn thái thiếu dể thương. Một người bình thường, khách đến nhà cũng phải ra tiếp, cho dù đó là kẻ thù, cũng phải lắng nghe họ muốn gì, nhưng đạo từ bi lại có những vị biểu lộ một lối hành xử đáng cho ngoại đạo tán thưởng vổ tay, giới trí thức thật ngỡ ngàng cho một hệ thống tự nhận truyền thừa trên 2000 năm văn hoá đạo Phật lại có lối hành xử cục bộ!
Từ Viện Bảo Tàng Quang Trung đến chùa Thập Tháp không xa nhau mấy, nhưng qua hai cung cách ưu ái và lạnh lùng đã chia cắt không gian Bình Định thành hai vùng khí hậu mát mẽ và oi bức lạ thường; Ngoài cái vô tư của Thiền sư, những ai tháp tùng hôm ấy không thể nghị rằng chùa Thập Tháp lại không có sư, cái hoang vắng của thành Đồ Bàng; cây cối ngoài vườn rũ bóng, tháp cổ soi nắng, sỏi đá lặng câm; một quang cảnh chết lặng, cho người sống cảm nhận một cái sống chỉ còn phân nửa của con người,
Chiều hôm đó, tiếp tục giòng người đổ về chùa, đến độ ban tổ chức phải khép cổng hạn chế để kiểm soát, thời giảng của Thiền sư tại chùa Long Khánh với chủ đề: Truyền thống Thiền tập của PGVN; sân không còn chổ chứa, bên ngoài đường mọi người nhốn nháo nhìn vào trong, các lầu kế cận quan tâm theo dỏi; sư cô Chân Không hướng dẫn Phật tử bài hát triển khai từ kinh An Ban Thủ Ý, hướng dẫn những thao tác khi nghe chuông, biết lắng nghe, trước khi thời giảng bắt đầu, sinh hoạt của Thiền sư vẫn tiếp tục đối với quần chúng, - giọng nhỏ nhẹ, từ tốn, vang, ấm buộc cả ngàn người yên lặng lắng nghe!
M.M
01/4/05



















THỜI GIAN CÒN LẠI

Tuy hai tháng rưỡi làm việc liên tục, tuổi gần 80 của một Thiền sư, so với người thường, vẫn có cái gì đó vượt trội, ưu việt! Thật vậy, Giáo hoàng Kito 84 tuổi nhiều bệnh hoạn và yếu ớt, HT HQ 86 mà vẫn còn mạnh khoẻ,tinh anh; có lẽ ăn uống và pháp hành giúp cải thiện sức khoẻ đáng kể.
Qua lịch trình làm việc, hình như Thiền sư không có thời gian nghĩ ngơi, chưa nói đến chương trình phát sinh như tại Hà Nội, sau những ngày gần cuối, Ngài phải thuyết giảng liên tuc bốn đêm, gặp Thủ tướng và các Đại sứ rồi vào Bình Định,có ngày giảng hai thời như ngày 02/4/05, 9 giờ giàng Phương pháp điều phục cơn giận, 18giơ 30 lại giảng truyện Kiều dưới cái nhìn Thiền quán; ngày 03/4, ngày 09 và 10 đều hai thời, những ngày khác đều có thời giảng kèm theo Thiền hành, pháp đàm, thiền buông thư, thiền lạy, hướng dẫn khoá tu tăng ni…suốt ba tháng như thế với một Lão tăng kể ra cũng cừ!
Nhưng cái cừ không chỉ ở mật độ làm việc, mà ở tinh thần khoan dung, cảm thông, chịu đựng sự dằn vật tình cảm mà thần khí vẫn an nhiên, anh nghị;
Lúc ở Hải ngoại, Ngài không hẳn được suông sẻ, vì kẻ đố kỵ luôn xuyên tạc, ở trong nước luôn hiểu lầm thiện ý và hành tung của Người, ngay trong nội bộ PG trước 1975 cũng hiểu không đúng về Người; Nhưng, qua công cuộc truyền bá tinh thần PG trong các nước công nghiệp, cảm hoá mọi tầng lớp, mọi tín ngưỡng, Au châu đã dành cho Ngài một sự tôn kính nhất định, uy tín đánh bạt bao hiểu lầm, để rồi VIỆT NAM mời ngài về làm một cuộc xây đựng nền tảng đạo đức xã hội và tâm linh, tuy ba tháng thử nghiệm, Ngài tạo được niềm tin trong quần chúng cũng như chính quyền; phía nhà nước, tuy ba tháng ngắn ngủi, nhưng thật vất vả về an ninh cho số lượng 200 mà đáng ra là 300 vị như dự tính ban đầu và theo dỏi nội dung hoạt động để an lòng rằng nó thích hợp, không những tại nước ngoài, mà ngay cả XHCN cũng tương thích và bổ ích.
Ngoài xây đựng nền tảng đạo đức xã hội, Ngài còn dang tay rộng, ôm vào lòng anh em đồng đạo mọi hệ phái, để nhìn vào mắt nhau, không phải tìm sự rung động huyết hệ mà để sau ánh mắt, thấy được huyết thống tâm linh cùng cội nguồn; Một số vị nghi ngại, nhưng sau đó, tự thấm thía tình người, âm thầm tôn kính Ngài,thực hành theo pháp tu của ngài qua băng đĩa giảng; một số chống đối, cũng im lặng trước những thành quả cao đẹp đó, chỉ còn vài vị do vướng lớp áo Chính kiến ( không phải chánh kiến của Bát chánh đạo ), đành giữ khoảng càch tình đồng đạo; chắc chắn các ngài cũng buồn, cũng ray rức, cũng ân hận khi từ chối gặp sư ông, vì ngoài tình pháp lữ, sư ông từng là đại ân nhân của chư tôn đức tại VN, từng là nhà văn hoá lớn của PGVN, Ngài chưa bao giờ có lỗi với bất cứ ai, vì năng lượng luôn toả từ trường thương yêu, thông cảm; nhưng cá nhân sư ông không đủ lực để hoá giải loại chính kiến đó, một loại chính kiến cô đặc thành một lực lượng trong bóng tối khống chế những người cùng chí hướng; người ta nghĩ sư ông là Giáo gian, tiếp tay cho ma quỷ, nhưng đối với tuệ tri của một bực chân tu, không đâu là ma quỷ, chỉ có tâm ta là ma quỷ, tất cả đều cần cảm hoá, đều cần làm mới cho tốt đẹp thôi, cần thích nghi mọi môi trường, vì thế Ngài không tránh né, chối bỏ bất cứ ai, bất cứ ở đâu và bất cứ công việc nào, miễn đem lại lợi ích chung, không những lợi ích tâm linh, lợi ích xã hội về mặt tinh thần, như văn hoá, nghệ thuật,,thậm chí tài chánh, vật chất như ngài đã từng giúp đỡ những nhà giáo,cán bộ, người dân nghèo tại VIỆT NAM với mức thu nhập không đủ sống, có thêm thu nhập…Với việc làm vô tư, không tính toán đó, ngài không thể là đối thủ của những người tốt, và những người có tâm đại từ không thể xem Ngài là người nối giáo cho giặc, một Bồ Tát có thể ở trong địa ngục, có thể làm bạn với ma vương, có thể ở trong đám người sát sinh như tổ Huệ Năng…vì thế những kết án Ngài phải phát xuất từ những tâm hành ngoại đạo!
Ngày 04/4 khởi đầu cho khoá tu Tăng Ni tại Tu Viện Nguyên Thiều , số học tăng tại chổ, hơn một trăm vị, Tu sĩ các tỉnh thành trong nước kéo nhau về gần hai trăm, và tăng Thân của đoàn nữa, cọng chung lên 600 vị , không gian thoáng, rộng của núi dồi, rất thích hợp cho một khoá tu tập thể, mặc dù khoá tu được tu viện Nguyên Thiều chấp nhận diễn ra tại cơ sở, nhưng thật tâm, phần lớn tại đây miễn cưỡng chấp hành; Thêm một lần nữa, Thiền sư viết thư tay kính mời HT HQ đến khoá tu để tâm sự cùng Thiền sư, để thăm và vấn an sức khoẻ nhau, lá thư đưa cho thầy Minh Tuấn, nhưng cánh nhạn đường mây vẫn bặt vô âm tín, không biết lá thư có đến tay HT hay sự phản hồi không bao giờ Thiền sư nhận được, vẫn là cái im lặng sấm sét! Buổi giảng, đoàn bắt loa xoay về hướng tư thất của HT HQ, nhưng một số học tăng trẻ, tuổi chưa tới 20, lạnh lùng phản đối, hầu hết học tăng nơi đây mang thành kiến với đoàn; vì họ được trợ cấp bởi quỷ học bổng nào đó từ bên ngoài, họ là lớp hậu học, không hiểu gì về uy đức của sư ông, không biết tầm vóc, thậm chí không hề đọc một tác phẩm nào của sư ông, được nghe sự xuyên tạc về sư ông, nên thái độ đầy thành kiến không tránh khỏi, lại có thêm những tâm hồn bảo thủ; ngôi nhà PGVN trì trệ đen tối thế sao! Quần chúng và chư tăng thực tu quá mệt mỏi những tranh chấp, họ chỉ muốn nương vào uy đức của một bậc chân tu, đạo hạnh để giải toả bức bách tâm linh, để có lý tưởng mà sống; họ không cần một Giáo Hội nào nữa, vi GH chỉ trên bề mặt tổ chức hành chánh, chẳng những không giãi quyết được tâm linh mà còn tranh chấp nhau, những Thiền sư như HT Thanh Từ, sư Ông và một vài vị ẩn tu, có đạo lực mới là chổ cần cho quần chúng nương tựa; trong tương lai, khi mà quần chúng hướng vào tu tập, các tổ chức danh xưng GH không còn là vấn đề nhạy cảm nữa;
Những tăng sĩ đã từng tham dự các khoá tu của Thiền sư trong ba tháng qua, tâm hồn họ mềm ra, tinh thần tươi nhuận hơn, cái nhìn đổi khác hơn, ngôn ngữ và phong cách hoàn toàn mới, nhưng những học tăng tại Nguyên Thiều, từ lâu bị đóng khung trong phạm vi hạn hẹp, chưa có tầm nhìn thông thoáng, lần đầu tiêp xúc với đoàn, tham dự khoá tu, họ ngỡ ngàng xa lạ, tuy chia từng nhóm sinh hoạt do các Tăng Thân Làng Mai hướng dẫn, họ như em bé tập đi những bước đầu đời, ngượng ngùng, thích thú, xen lẫn một ít mặc cảm, vì ngoài Tu Viện Nguyên Thiều, được xem là cơ sở được sự chiếu cố giúp đở của chư tôn đức GHPGVNTN, họ không biết Thiền sư là ai, Làng Mai là gì, hình ảnh Tăng Thân Au châu cũng là điều xa lạ đối với họ, họ nghĩ rằng sự hiện diện của sư Ong làm cho thầy họ, GH họ gặp thêm khó khăn hơn, nhưng nếu chịu suy nghĩ thêm, thầy họ GH họ chịu hoà nhập cởi mở với đoàn, biết đâu mọi mắc mứu được giải toả dể dàng hơn, một lối thoát dung hoà mà không cần đòi hỏi một pháp lý khô cứng như vậy.
Khoá tu vẫn diễn tiến trên bề mặt nổi, các Tăng Thân làng Mai vẫn hồn nhiên thanh thảng sinh hoạt, tăng sinh nội trú vẫn một ít lợn cợn trong hồn, Thiền sư vẫn ban rải tâm từ và những kiến thức của tâm lực, một ít tình cảm gợn sóng vì thương yêu đạo lữ tự cuốn mình trong lớp tơ tự tạo; Đặc biệt, một phát sinh ngoài chương trình tại Bình Định, Cổ Phật Khất Thực được thực hiện từ chùa Long Khánh, đường Trần Cao Vân, qua Phan Bội Châu, đến 3/2 ra vườn dừa, thọ trai Picnic; buổi sinh hoạt ngoài trời thật thú vị cho Tăng Ni tại Bãi Bàu, đây là nét văn hoá PG kết hợp với thiên nhiên như thời Bụt sinh tiền; đồng thời một buổi giảng cho cán bộ viên chức Bình Định cũng được thực hiện. Trong chương trình sinh hoạt ba tháng của Thiền sư, luôn kết hợp Thi ca nhạc,kinh thơ, khất thực, diễn giảng, thực hành thiền pháp và hoà nhập thiên nhiên, thể hiện một lối sống trọn vẹn của một người con Bụt;
Thiền sư và đoàn sẽ rời VIỆT NAM trong vài ngày tới, để lại lắm ấn tượng cho tăng tín đồ tại VIỆT NAM mà chưa từng có, sẽ là nền tảng cho đoàn thiết lập làng tu tại VN, giúp đem lại an bình và tạo một văn hoá, đạo đức cho xã hội đang hoà nhập vào cộng đồng thế giới; Đó là cách hiện đại hoá PG, nói cách khác, PG vẫn là nhân tố cần thiết và hữu ích cho xã hội.
M.M
08/4/05






HẢO Ý

Thoáng mà đã ba tháng trôi qua,đoàn Tăng thân làng Mai và Thiền sư đã kết thúc chuyến hoằng pháp thật thú vị và ngoạn mục tại VN, kết thúc tại Binh Định, vùng Duyên hải Trung Việt.
Những ngày đầu, do chưa đủ trớn, bánh xe chuyển pháp như ngập ngừng khô khôc,nhưng sau khoá tu tăng ni tại Nguyên Thiều, sinh boạt ngoài trời cho Tăng Ni tại Bãi Bàu, và các buổi giảng, Thiền hành, Thiền Trà…liên tục tạo ấn tượng về một phong cách hoằng pháp mới lạ mà tại VIỆT NAM chưa từng có! Các buổi giảng đông hơn, quần chúng và chính quyền có nhiều mỹ cảm hơn, hẳn nhiên một số tu sĩ cũng được chuyển hoá tâm tư và cái nhìn về Thiền sư. Một điều vô cùng quý hoá, tuy lượng người tham dự quá đông suốt ba tháng, chưa hề xẩy ra một đáng tiếc nào về trật tự, an ninh, cũng như bất mãn đối với người tham dự, ai cũng có ý thức giữ gìn những gì tốt đẹp nhất, đã góp phần cho sự thành công thật đáng kể!
Bề mặt nổi của chuyến du hành ba tháng là vậy, nhưng bên dưới tảng băng, vẫn có cái gì chưa ổn thoả trong tâm tư đạo nghĩa của một Thiền sư; Thật thế, Đầu năm 2004, khi GHPGVN và toà Dại sứ VIỆT NAM tại Pháp đến mời Thiền sư về thăm quê, qua trao đổi, thương lượng rất nhiều chi tiết, mỗi bên nhân nhượng một chút, như ta biết, đáng ra Thiền sư và đoàn phải về trước đó mấy tháng, thời gian lưu trú là bốn tháng, và số lượng người là 300 vị… nhưng cuối cùng đoàn giảm thời gian là ba tháng, số người theo đoàn là 200, nhà nước chấp nhận cho tăng đoàn nghĩ lại chùa thay vì phải ở khách sạn như lúc đầu mà chi phí mỗi đầu người một ngày phải 29 Euro, nếu mỗi đầu người chỉ tốn một đô la, số tiền dư ra giúp đở rất nhiều người nghèo khổ tại VN; còn rất nhiều tiểu tiết mỗi bên du di một chút; một trong những điều kiện đoàn đưa ra khi chấp nhận lời mời: về thăm quê, phải được gặp HT QĐ và HT HQ cũng như hàng Giáo phẩm GH đương nhiệm, nghĩa là không phân biệt bất cứ GH hay hệ phái nào, lúc đầu nhà nước không đồng ý, đoàn không chịu về, sau đó nhà nước chấp nhận cho thăm gặp HT HQ, đoàn cũng không thoả mãn, cuối cùng họ phải ưng thuận cho gặp cả hai; Dĩ nhiên nhà nước e ngại có vấn đề gì đó trong cuộc gặp gở; Trong Lịch trình đầu tiên có thông báo công khai cuộc gặp hai ngài, nhưng sau đó, tránh những nhạy cảm dư luận và để êm thắm, Lịch trình viết lại, không có tên HT QĐ, vốn bị xem là nhiều chướng ngại nhất, nghĩa là vẫn có cuộc thăm viếng nhưng không công bố, cuối cùng, thế giới đều biết. Trong cuộc tiếp xúc với thầy Pháp An tại Thanh Minh Thiền Viện; HT QĐ nói: nếu tôi gặp Thiền sư, tôi sẽ lọt vào kế của CS, thầy Pháp An trả lời, chính HT không gặp, mới trúng kế của nhà nước…dĩ nhiên để thống nhất ý chí và hành động, HT HQ, TT Tuệ Sĩ và thầy Viên Định cũng không gặp mặt, ngoại trừ HT Thiện Hạnh và Tăng đoàn ở Huế. Trong những ngày ở Bình Định, Thiền sư cố gắng nhiều lần để lời mời tới tay HT HQ, hy vọng anh em gặp nhau hàn huyên sau bao năm xa cách, nhưng thiện ý và lời mời không bao giờ tới tay nhau, những tiết mục sinh hoạt trong chương trình tại BĐ vẫn liên diễn, bao tâm hồn ái mộ Thiền sư, các cấp chính quyền kính trọng vẫn dành nhiều ưu ái, bằng cớ, Cổ Phật Khất Thực và lớp giảng cho chính quyền phát sinh ngoài chương trình, vẫn được chấp nhận, nhưng nổi buồn man mát sao khỏi gợn sóng trong tâm tưởng Ngài khi mà các Ngài tuổi cao sức giảm, chả lẽ trong kiếp nầy, trên mãnh đất nầy, đây là lần cuối anh em không gặp mặt nhau, ôm mối sầu về nơi thiên cổ! Chỉ có những kẻ ác ý đối với PG mới thoả thích trước thái độ của quý ngài; tăng ni, Phật tử, giới trí thức có cảm tình với PG vẫn theo dỏi sát cuộc hoằng pháp và chương trình thăm gặp nầy, không liên hệ với giòng tộc máu mủ, thế mà ai cũng xót xa đau buồn cho sự đổ vở những cuộc viếng thăm; Ai theo sát những buổi giảng, nếp sinh hoạt thường nhật của Thiền sư, mới thấy tính giản dị, lòng chân thành và tấm lòng nhân hậu đối với tất cả, lòng thiết tha với quê hương, yêu đồng đạo và trách nhiệm của một bậc Đạo sư đối với tiền đồ PG; Tuy lời nói nhỏ nhẹ, nhưng thâm thuý tình người; Tấm lòng với đạo và quê hương qua bao nhiêu đầu sách của Thiền sư, vẫn chưa đủ, Ngài còn tha thiết trong từng cử chỉ, ánh mắt và ngôn từ, do vậy Ngài cảm hoá bao nhiêu trái tim ngoại đạo, thu phục bao nhiêu màu da của nhiều quốc tịch, nhưng Ngài chưa lột được lớp vỏ xơ cứng của đồng đạo và đồng hương để nhịp đập con tim cùng thổn thức cho tiền đồ PGVN. VIỆT NAM chỉ mới cảm nhận một phần sự tốt đẹp từ năng lượng Thiền sư và tăng đoàn, nếu toàn bộ tăng sĩ Vn, các Giáo phẩm đều cùng một hướng với Thiền sư, chắc chắn ngôi nhà PGVN sẽ khác, đất nước nhờ vậy ổn cố và vượt trội; Có lẽ nghiệp vận PGVN đã gặp phải như vậy, giáo sử mai nầy sẽ nói thế nào về công tội đối với các cấp lãnh đạo PGVN?
Cho dù thế nào, Thiền sư và Tăng đoàn cũng đã xong nhiệm vụ ba tháng tại VN, Thiền sư thể hiện hết khả năng để hoà hợp PG, vận dụng sở trường để xây đắp đạo đức xã hội, chỉnh đốn tăng ni, góp ý nhà nước, quý thầy trong tăng đoàn,mỗi vị một phận sự, cũng nhiệt tình năng nổ trong công tác như thầy Pháp An, vừa tiền trạm, vừa ngoại giao, vừa sứ giả, thầy Pháp Khâm, phụ giúp thầy Pháp An khi bận bịu, làm tiền trạm sắp xếp nghi cách đón tiếp, nơi ăn chốn ở cho đoàn, và những thủ tục sinh hoạt mà địa phương chưa quen; sư cô Chân Không quán xuyến tổng quát, kể cả diển giảng, hướng dẫn Phật tử sinh hoạt xướng tụng hát ca, cô Minh và nhiều vị khác tuỳ khả năng mà giúp những công việc phía sau hậu trường…cả một tập thể sinh hoạt nhịp nhàng, ai nấy tự biết nhiệm vụ, không ai đôn đốc sai khiến ai, thầy đặc trách quây phim, thâu hình ghi đĩa cũng lão luyện như một nghiệp vụ, do vậy, Thiền sư giảng nơi nào, liền có hình ảnh, âm thanh trên mạng Làng Mai, cả thế giới nhờ thế theo dỏi; Một giáo đoàn PG khá hoàn chỉnh. Làm việc rất hiệu quả, một Thiền sư nhiều năng lực được nhiều đệ tử có khả năng góp phần không nhỏ cho công cuộc hoằng hóa như vậy, thật tuyệt!
Ngày cuối trước khi về lại SG, sang Pháp, Thiền sư tiếp tục buổi giảng tại Long Khánh BĐ, Thiền sư trình bày cách tiếp nhận đạo Bụt của Tây Phương, hàng ngàn người im lặng lắng nghe như sợ rơi vải từng lời vào không gian, mặc dù buổi sáng họ cũng đã lắng nghe sư ông hướng dẫn Thương Yêu theo phương pháp Bụt dạy; 10 ngày qua như quá ít đối với quần chúng tại BĐ, những thời giảng và sinh hoạt như chưa đủ thoả mãn lòng khát khao, sự hiện diện của Thiền sư như cơn mưa rào chưa đủ thấm đất hàng thế kỷ PGVN bị hạn hán;
Thiền sư tận dụng mọi thời gian trên quê hương để mọi người cùng hưởng pháp lạc, những ngày cuối cùng, chùa Long Khánh vẫn tấp nập người tham dự,Phật tử các tỉnh thành vẫn chưa chịu rời BĐ khi đoàn còn có mặt, một nhóm của đoàn đáp tàu hoả vào SG; ngày 11/4 thêm một toán đáp xe bus vào thành phố HCM để cùng gặp nhau tại Tân Sơn Nhất lúc 21 giờ rời VIỆT NAM trong ngày;
Trên sân bay, tuy lượng người tiển đoàn không như ngày đón, nhưng chắc chắn lòng ngưỡng mộ, tấm chân tình giành cho đoàn phải khác hẳn ngày mới về, sự kính phục và biết ơn của Phật tử VIỆT NAM đối với Thiền sư, lòng mến khách đối với chư Tăng Au châu, và cả nhà nước phải cảm nhận sự đóng góp chân tình của Thiền sư một cách cụ thể đối với nếp sống văn hoá dân tộc, để xã hội có phương hướng chắt lọc nhiều tạp chất trong thời mở cửa.
Cái thành công trong hoằng pháp, cái cảm tình lớn lao của đa số tăng tín đồ PGVN đối với Thiền sư và đoàn, bổng làm chìm lỉm những u uẩn bất toại, biến chúng thành hạt bụi vô danh lơ lửng trong không gian, chỉ còn trước mặt là một HẢO Ý đáng nhớ.
M.M
11/4/05





Dư chấn

Thiền sư đã hoàn tất ba tháng hoằng pháp tại Việt Nam, thế nhưng, những chấn động ca ngợi cũng như chống đối vẫn tiếp tục diễn ra trên khắp báo chí và trang mạng quốc tế, đó là một sự thể hiện tự do của cuộc sống, nhưng lắm khi sự tự do bị lạm dụng như một vũ khí để triệt hạ uy tín nhau.
Phê phán để xây dựng là một thiện ý, sự phê phán đó luôn đặt trên nền tảng lý luận vững chắc, hữu lý; ngược lại với ý đồ phê phán vì mục đích nhục mạ thiếu cơ sở, những lý luận đó thường hàm hồ vu vạ, mà không biết rằng chúng ẩn tàng một ngụy biện, mâu thuẩn; thuật ngữ P G gọi là tự ngữ tương vi, miển sao nói ra cho hả dạ, nhục mạ đối phương, và làm thỏa dạ những tâm hồn cùng mục đích như mình. Sau khi Võ Văn Ái mở nàn cho những ý đồ xuyên tạc Thiền Sư và Tăng Thân làng Mai, hàng loạt bài các nơi trong PG cả những kẻ ngoại giáo đua nhau vu không, xuyên tạc, bẻ cong sự thật. Thật ra, không phải từ ngày Thiền Sư về VN mới có làn sóng ồn ào đó, trước đây cũng có những người với lòng hận thù PG, cũng đã lăng mạ Thiền sư và các cao tăng; Đành rằng bất cứ tôn giáo nào cũng có nội trùng, không cứ PG; nhưng mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, những tâm hận thù vơ đủa cả nắm, không chừa một ai trong PG. Ví dụ Đặng Văn Nhâm, dầu cho sự thật là vậy, nhưng tất cả những tu sĩ PG thật sự không phải như vậy. Vẫn có những bậc cao minh, giới đức thanh nghiêm, riêng Thiền Sư làng Mai, theo như Đặng Văn Nhâm hay Giáo sư Nguyễn Châu, hình ảnh đó bị méo mó một cách thảm hại theo cái thảm hại méo mó từ tâm hồn của họ!
Nơi đây ta lấy bài viết của Giáo sư Nguyễn Châu, ngày 30/3/2005 phê phán Thiền sư với tựa đề: TUỆ GIÁC VÀ ĐỈNH CAO TRÍ TUỆ, làm tiêu biểu của những loạt bài xuyên tạc với tâm hận thù:
Tóm ý điều 1 trong bảy điểm của Thiền sư đề nghi nhà nước đối với PG, Giáo sư Nguyễn Châu viết: “Xác nhận ý muốn thực hiện tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền, không can thiệp vào nhau; tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và chắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai nghành lập pháp và hành pháp; bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội”.
Giáo sư Nguyễn Châu nhận định: Sư Nhất Hạnh đề nghị tách rời “giáo quyền ra khỏi chính quyền”. Nói điều nầy, sư Nhất Hạnh mặc nhiên xem Giáo Hội PG hiện nay là một quyền lực, có khả năng tác oai tác quái, chi phối xã hội như chính quyền.
Chữ giáo quyền có lẽ G/s suy diễn quá rộng, nhất là giáo quyền trong phạm vi PG, nhầm lẫn Giáo Quyền mặc định của Ki Tô giáo, hoặc các tôn giáo Thần học; PG không có một giáo quyền tác oai tác quái suốt quá trình lịch sử phát triển và tồn tại như các tôn giáo Thần học Tây phương. Có những hiện tượng mang tính địa phương và giai đoạn, nhưng cũng không thao túng toàn bộ xã hội, như thời đại phân hóa tao loạn của Nhật Bản trước thấ chiến, một vùng do các sư PG tung hoành; VN sau 1964, một vài trường hợp PG cũng tạo ảnh hưởng sang lảnh vực chính trị; Ngay cả Trung Quốc, thời kỳ Thiếu Lâm đại náo, cũng không hề tác oai tác quái. Đó là những điển hình khi mà Phật giáo đã chiếm ưu thế về lực và thế, trong lúc đó, Kitô giáo chỉ chớm nở tại VN trên 4 thế kỷ trước, cũng đã cấu kết với thế quyền thao túng xã hội, vùi sâu đất nước vào vòng nô lệ ngoại bang, lâm vào cuộc chiến non thế kỷ! Suốt quá trình tồn tại trên mãnh đất Tam Giáo đồng lưu, Kitô giáo luôn tạo thế lực chi phối chính trường và xã hội; au Ngô triều và gia đình trị sụp đổ, ngĩa là thế và lực Kitô giáo có phần hạn chế, thế mà cũng đã có những hung thần như L.M Đinh Xuân Hải, L.M Hoàng Quỳnh…, đại náo miền Nam, từ vỹ tuyến 17 trở vào hầu như chính quyền đều do các cha cố chi phối, các tỉnh trưởng, quận trưởng, tướng vùng đều răm rắp lo sợ quyền uy của nhà thờ, họ tuân phục hội thánh hơn tuân phục cấp chỉ huy, lúc bấy giờ họ chỉ chiếm 5% dân số tín ngưỡng. Campuchea, Lào, Thái…, hiện tại và các quốc gia Á châu ảnh hưởng nặng về PG trong quá khứ, không hề chi phối, thao túng xã hội, chỉ lặng lẽ hòa nhập vào xã hội như một thành tố công ích. Việc đề nghị của Thiền sư Thích Nhất Hạnh “tách giáo quyền ra khỏi chính quyền” được hiểu là “quyền hạn trong tôn giáo không bị chi phối bởi thế quyền, tôn giáo không để thế quyền lạm dụng”, vì để như thế PG sẽ bị suy thoái, hư hoại; các sư ỷ lại vào chổ dựa của danh lợi, quyền thế mà đánh mất phẩm chất cao quý của một vị xuất gia. Như vậy “giáo quyền” ở đây không hề hiểu như Giáo sư Nguyễn Châu mặc nhiên xem GHPG hiện nay là một quyền lực có khả năng tác oai tác quái!
Giáo sư cũng dẫn chứng tại VN, ngay từ thời Lý, Trần tuy PG phát triển cùng khắp nhưng không bao giờ có cái gọi là giáo quyền, G/s cũng minh chứng một loại giáo quyền của Giáo hội Thiên Chúa giáo La Mã vào thời Trung cổ áp đảo xã hội, đe dọa sinh mạng nhân loại, thế thì làm gì PGVN có loại giáo quyền tác oai tác quái trong xã hội CS như Giáo sư hoang tưởng!
Trong một đoạn khác, Giáo sư viết: Thật vậy, sư N.H khi nói “cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản, Không hiểu Sư đang nghĩ gì?Nếu vô đạo đức là tà giáo, là tà quyền, đương nhiên phải sa đọa và phá sản. Sự có mặt của sư ông tại phủ Thủ Tướng của CS Phan văn Khải đúng ra phải là một “thời pháp thí” để giúp cho “đồ tể buông dao” nhưng tiếc thay! Sư Ông chỉ nói loanh quanh, cứ nhắc đi nhắc lại điều kiện “đạo đức và tuệ giác”…
Có lẽ G/s quên hình ảnh một cuộc “Pháp thí”, giảng sư phải đứng trên bục, phải có chủ đề long trọng, phải đủ nghi tắc củ một buổi giảng, nên cuộc tiếp xúx góp ý của Thiền sư đối với Thủ Tướng Phan Văn Khải, G/s lấy làm tiếc bỏ lỡ một cơ hội “pháp thí”; Vậy, góp ý, sửa sai, chỉnh huấn, giáo dục…, đem lại tốt đẹp, không là “pháp thí”? “đạo đức”, “tuệ giác” không là điều kiện lành mạnh hóa xã hội?
Trong phần RAO BÁN TUỆ GIÁC, sau khi phân tích Tuệ và Giác, giáo sư cũng đặt vấn đề:… Thế thì sản xuất hàng loạt Tuệ Giác để cung cấp cho CSVN quả thật không phải là chuyên đề! Có lẽ G/s quen đời sống công nghiệp, mọi sự sản xuất theo công đoạn giây chuyền, nên G/s lo chuyện sản xuất hàng loạt Tuệ Giác để cung cấp không phải là chuyên đề. Tuệ giác đâu phải là món hàng vật chất mà cần số lượng cung ứng; trong vùng tối, chỉ một ngọn đèn cũng đủ thắp sáng căn nhà!
Sư N.H cũng tự mãn đã “hàn gắn được nhiều đổ vỡ, dựng lại được nhiều đổ nát và xây đắp được tình huynh đệ với chư Tăng Thừa Thiên, dã đến tụng giới chung với nhau lần đầu ngày 22/02/2005, sau hơn 10 năm trời tụng giới riêng, đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả giới xuất gia và tại gia tại Thừa Thiên, cả trong và ngoài nước”. Sự thật đã quá hoang tưởng rồi đó! Việc tập trung các Tăng Ni và tín đồ Thừa Thiên về chùa nghe Sư N.H và “phái đoàn PGQT” thuyết pháp đối với chính quyền CSVN, thì “thầy” muốn con số bao nhiêu cũng có, nhưng nên biết là có số người mà chưa chắc đã có tấm lòng của người Thừa Thiên đâu!”Tụng giới chung” là cái gì? Làm sao chỉ một lần tụng giới chung mà Sư biết đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả trong nước và ngoài nước.
Không hiểu Giáo sư y cứ vào đâu mà bảo Thiền sư “tự mãn”. Trong cuộc họp Tăng tại chùa Báo Quốc, Thiền sư đọc tin mừng bởi Thông Bạch của Tăng đoàn Thừa Thiên do H.T Thiện Hạnh ấn ký ngày 21/02/2005 đưa ra bốn điểm, ấn định địa điểm Bố Tát chung vĩnh viễn… Trên nền tảng Giới Định Tuệ và tình Huynh Đệ, kể từ đây không có một thế lực nào chia rẽ được, đồng thời tạm quy định phạm vi sinh hoạt của hai bên trong thời gian đợi cơ hội hợp nhất. Thiền sư nói: -Một tin mùng sợ quý vị không chịu nổi, với lời xúc động hòa lẫn niềm vui của Thiền sư lúc ấy, tất cả thính chúng cả Tăng lẫn tục đều vỗ tay hoan hỷ! Hình như Tăng chúng có mặt hôm ấy, lòng dâng trào niềm cảm xúc và thương yêu, trong không khí nức lòng đó, không còn hiện diện một danh xưng GH mà chỉ thấy tấm lòng muôn một của người con Phật sau bao tháng năm lầm lạc trở về trong vòng tay của nhau. Số lượng người tại Thừa Thiên cũng như các vùng do Ngài hoằng hóa, mọi người tự động tham dự mà không do cất cứ lời kêu gọi nào từ phía GH cũng như chính quyền, thậm chí lúc nghinh đón tại Tân Sơn Nhất, tuy bị Thành Hội hạn chế, nhưng vẫn có hàng ngàn người tự động có mặt, làm sao G/s bảo “Thầy” muốn con số bao nhiêu cũng có! Tụng giới chung sau 10 năm ly cách đã là niềm vui của người con Phật, huống nữa, qua Thông Bạch xác định sẽ vĩnh viễn tụng giới chung mỗi tháng hai lần tại chùa Linh Quang, không là hạnh phúc lớn lao cho cả trong và ngoài nước thưa Giáo sư?
Trong phần XUYÊN TẠC LỊCH SỬ của NGUYỄN CHÂU:… Theo tôi, nếu thật sự có tâm “vô ngại” và “vô úy” sư Ông chỉ cần nói với CS Phan Văn Khải rằng: “Muốn yên lành hòa giải với PGVHTN thì hãy thành thật và dứt khoát giải tán cái GH do nhà nước lập ra, và thừa nhận GHPGVNTN đã có từ trước ở miền Nam”. Phải thực tâm chứ không phải theo lối “bằng mặt mà không bằng lòng”, “con dao trong tâm” không chịu bỏ xuống thì chẳng ích gì đâu. Sư Ông ạ!
Đứng góc độ của G/s nói thì dễ, nhưng nói thế nào Khế cơ, Khế lý trước một đối tượng, lại là đối tượng lãnh đạo một đất nước chưa hiểu sâu về PG, không đơn thuần như thế, còn gây họa cho những người khác , chỉ có bệnh tâm thần mới dám phát ngôn như vậy! Vã lại hội chứng GHPGVNTN là một hậu quả ách tắc của 30 năm về trước, do vụng về, chủ quan, kiêu binh của nhà nước vừa chiến thắng, giải quyết cấp tốc mọi hiện tượng trong xã hội cũ, bất kể ý kiến đối phương; và giới lãnh đạo PG bấy giờ chia năm xẻ bảy, GHTN mà không thống nhất phương án hành xử trước một hiện tình đất nước; kết quả một số tham gia GH mới, số bảo thủ; không tìm phương án thích nghi để cởi trói, tự mình trói buộc thêm những nhằng nhợ vô lý, mà đáng ra đã có nhiều lối thoát, Giáo sư nói tiếp: Chính Thủ Tướng CS Phan Văn Khải cũng đã nghe thầy HQ nói tại Phủ Thủ Tướng nầy mấy tháng trước đây, đã ghi nhận các đạo từ của đức Tăng Thống, báo chí đã đăng tải, nhưng rồi vẫn cấm cản, không cho rời khỏi Quảng Ngãi. Việc nầy, Sư Ông chắc biết rõ rồi! Đồng thời việc nầy chắc Giáo sư chắc cũng biết rõ rồi: Sau khi được Thủ Tướng tiếp kiến, được nhà nước yểm trợ từ Bắc về Trung, vào Nam. HT HQ đi thăm các đồng đạo, các cấp chính quyền, các Tỉnh, Thành hội, về lại Nguyên Thiều, đưa ra đề nghị xây dựng trường lớp phiên dịch kinh điển, cũng được nhà nước OK, thế thì tại sao có việc cấm cản nếu không có đại hội Nguyên Thiều và đại hội tại Úc treo cờ ba sọc có những cái mà nhà nước gọi là đe dọa an ninh xã hội!
Trong phần 2 của mục nầy, G/s viết: Sư Ông đề nghị nhà nước mời các vị “Tôn túc trường lão trong cộng đồng PG làm cố vấn cho cả hai cơ quan lập pháp của nhà nước”, chổ nầy sư Ông tỏ ra lẫm cẩm và nông nỗi qúa! Vừa nói “bảo đảm các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, không trở nên Hội đồng Nhân dân các cấp và Mặt trận Tổ quốc v.v, rồi đề nghị mời làm cố vấn cho hai cơ quan lập pháp và hành pháp…
Thưa Giáo sư, quốc sư hay cố vấn là một tư thế độc lập và chủ định. Dân biểu hay Hội Đồng Nhân Dân, Mặt Trận…, là tuỳ thuộc vào chỉ định, làm sao có sự lầm lẫn mà g/s bảo Thiền sư lẫm cẩm và nông nỗi?
Điều 3 của Nguyễn Châu viết: Sư Ông nói: “Nhà nước muốn được thấy HT HQ và QĐ được thoải mái làm việc như thế và bảo đảm quý vị có quyền di chuyển tự do thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước, và sẽ tìm cách yểm trợ các vị, GHPGVNTN là một thực tại. Nếu quý HT muốn GH nầy phục hoạt, điểm nầy không phải là điều khó. Việc khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện, để thiết lập truyền thông với nhau, để lắng nghe nhau, để thấy được khó khăn của nhau và để cùng đi đến những quyết định chung có thể làm đẹp lòng cho cả hai phía”… Chính tư tưởng của Sư Ông không lành mạnh và sáng suốt, lời nói của Sư Ông không chính đáng và thật thà, thì làm sao để truyền thông nhau được. Sư Ông nói là: “Nếu quý HT muốn GH nầy phục hoạt lại, điều nầy không phải là việc khó, Khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau nói chuyện”… Bạch Sư Ông, Sư Ông đang đứng trong thế chính quyền CS, nói một cách trịch thượng và đầy quyền uy với những Tăng Ni không được chính quyền CS chấp nhận, luôn luôn tìm cách ngược đãi, bắt bớ, bao vây đó! Không đồng đẳng làm sao ngồi lại với nhau được? Sư N.H lấy tư cách gì để phát ngôn, phê phán các vị đại lão HT HQ, QĐ? Sư N.H của làng Mai, của am Phật sống Pháp Vân ở Paris! Ông tưởng ông là ai? Nếu là quốc sư của CSVN, thì ông chỉ có quyền cố vấn và phê bình để làm cho đảng được cũng cố mà thôi, ông không đủ tư cách để đứng ra buộc các Tăng Ni thuộc GHTN phải ngồi lại với các sư quốc doanh. Đúng là muốn “phục hoạt rất dễ” chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo đảng CS thì sẽ dễ dàng có quyền di chuyển tự do, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước” như sư ông N.H sư bà Chân Không. Có lọng vàng, có bát âm thị chúng ngay lập tức!
Thưa G/s, tôi không rõ G/s là Phật tử hay không Phật tử, nhưng qua ngôn cách, tôi nghĩ người Phật tử không có đại ngôn và tràn đầy hận thù như vậy đối với một bậc trưởng lão. Tâm lý một nhà nước lãnh đạo, không ai muốn đẩy dân vào thế đối lập nếu không vì một duyên cớ. Đành rằng về phía chư tôn đức cũng vấp phải những thái cách cực đoan và hạn chế ý thức chính trị, nhưng công tân mà nhận, nhà nước cũng vấp phải không ít sai lầm trong cung cách giải quyết tôn giáo trong buổi đầu, và mãi đến bây giờ, cán bộ cũng được giáo dục chính trị tôn giáo như một cản trở bước tiến của xã hội, hay tệ hơn. Tôn giáo là thế giới quan đảo ngược, nghĩa là thiếu thực dụng, không ích lợi cho xã hội. Ăng ghen nói về tôn giáo: Tất cả mọi tôn giáo chẳng qua là sự phản ảnh hư ảo vào trong đầu óc con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hằng ngày của họ; chỉ là sự phản ảnh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức siêu trần thế. Từ đó, Tổng cục chính trị, cục dân vận và tuyên truyền đặc biệt tóm lược: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, bao gồm các quan niệm phản ánh một cách hư ảo, sai lạc thế giới tự nhiên vào đầu óc con người. Đó là sự phản ánh mà thế giới tự nhiên đã trở thành lực lượng siêu tự nhiên, chi phối, quyết định số phận con người, con người phải phục tùng và tôn thờ lực lượng siêu nhiên đó. Do được giáo dục một nhận thức như vậy, cán bộ đã nhìn PG như là một chướng ngại vô ích nhưng không thể loại trừ trong xã hội. Cái nhìn về tôn giáo như trên rất đúng với thần giáo, nhưng hoàn toàn sai lệch đối với PG, từ đó trong buổi đầu giải phóng miền Nam, họ xem thường PG, cung cách giải quyết PG thiếu thận trọng, để lại một di chứng đến ngày nay; tuy nhiên, qua buổi thuyết giảng của Thiền sư tại Học Viện Chính Trị HCM ở Hà Nội, một cán bộ cao cấp đã xác nhận cái hiểu biết thiếu chính xác về tôn giáo, cần phải tìm hiểu và bổ sung thêm, tôn giáo ngày nay không thể hiểu một cách méo mó một chiều như ở sách giáo dục chính trị đào tạo. Trình độ tu sĩ tôn giáo ngày nay được cập nhật, muốn giải quyết vấn đề tôn giáo, không chỉ ở mặt pháp lý, còn ở mặt luận lý, tâm lý và mắm vững giáo lý, nhưng yếu tố tình cảm vẫn là cơ bản, có tình cảm, có thông cảm, mọi ách tắc được khai thông!
Nhà nước VN đang cố gắng đoàn kết toàn dân, dù là còn ở hải ngoại, sự đoàn kết có thực tâm hay không, vẫn là điều kiện đồng bào thấu hiểu nhau, gần nhau, thương nhau, không làm cò mối cho hoạt đầu chính trị của người ngoài để làm khổ anh em, tạo cảnh nồi da xáo thịt như một số nước hiện nay. Tại sao chu`1ng ta cứ mãi hằn học, thù hận; cho dù học thuyết chủ nghĩa nào, biết nghĩ đến quyền lợi dân tộc vẫn quý hơn vì quyền lợi cá nhân hay tập thể mà dâng tổ quốc cho kẻ khác. Ví dù Thiền sư cố vấn cho CS, làm đẹp cho CS thì đã sao? Chả lẽ PG chỉ cảm hóa kẻ tốt thôi ư? Mà đã tốt, cần gì phải cảm hóa; cho dù CS có xấu xa tột độ, nhưng qua 30 năm ổn định, xây dựng đất nước một cách khó khăn như hôm nay, bây giờ xóa sạch, chắc gì khỏi nội loạn, phải mấy mươi năm nữa để làm lại từ đầu, để rồi một thể chế khác lên, tranh giành quyền lợi, ai bảo đảm nhân dân ổn định được cuộc sống, chắc gì thể chế mới tốt đẹp hơn hay đen tối hơn? Với tinh thần PG, chúng ta nên chuyển hóa thực tại, không nên hũy hoại thực tại. Trên thế giới đã qua thời kỳ chiến tranh lạnh, chấm dứt đố kỵ ý thức hệ, như VN chúng ta cứ mãi cay đắng quá khứ, phủ nhận hiện tại, mưu đồ một tương lai thiếu cơ sở thực tế; Trở lại PG, G/s bảo rằng: Không đồng đẳng làm sao ngồi lại với nhau được. Thưa G/s, không đồng đẳng sao HT HQ đến thăm Ban Trị Sự Thành Hội, được đón tiếp như một bậc tiền bối, không đồng đẳng sao được Thủ Tướng Phan Văn Khải tiếp tại phủ Thủ Tướng. Nếu có bất bình đẳng có lẽ do chính chúng ta không tạo cơ hội để bình đẳng; Mặc dù Kitô giáo có tội với tổ quốc như họ biết tranh thủ và tạo phong cách để bình đẳng với các tôn giáo từng có công với dân tộc, bình đẳng không ai ban phát cho ta, do chính ta tìm phương án dễ chịu nhất để xác định sự hiện hữu và thế đứng của mình bằng chính đầu óc, chứ không bằng đầu gối. Sư Ông với tư cách một Pháp lữ, một huynh đệ nói lên cái tâm của mình trước những khó khăn của nhị vị Tôn đức chứ không phải ở vị thế của CS, hay trịch thượng, quyền uy như G/s kết án. Tâm chúng ta hận thù, nhìn thấy ngôn ngữ của Thiền sư là trịch thượng, nhưng tâm ta lắng đọng và an lạc, chắc chắn cảm nhận những đề nghị của Thiền sư là vị ngọt đầy cảm thông; Và G/s nói rằng chỉ cần ngoan ngoãn nghe theo CS thì việc phục hoạt rất dễ, như Sư Ông N.H và Sư bà Chân Không có lọng vàng, có bát âm thị chúng ngay lập tức; chúng tỏ G/s không sống tại quê hương vào những ngày tháng Thiền sư lưu giảng. Thiền sư không đi trên thảm nhung đỏ như bên ngoài tưởng, mà Thiền sư đi trên sỏi đá gập ghềnh những tưởng gót sen ê ẩm và con tim rướm máu tình người, ai hiểu được những nơi tổ chức diễn giảng để Thiền sư cảm nhận một ít chua xót bất như ý, ai hiểu được những dằn vặt trong tâm khi Thiền sư phải đối đầu những khó khăn từ nội bộ anh em đến sự ngờ vực từ bên ngoài; và nội tình PG ngày nay phân hóa hơn cả thời Pháp thuộc, có lúc đưa Thiền sư đến tâm thái trầm cảm thất vọng của quá khứ, có lẽ G/s trách móc vì chưa hiểu Thiền sư, hận thù vì chưa cảm thông hiện hại; ai ở vào địa vị Thiền sư, không thể làm khác hơn bằng một tấm lòng.
Rất tiếc anh em chúng ta ở xa quê hương, sống bằng hận thù và ảo tưởng, nhìn VN ngày nay bằng cặp kính lổi màu, tự mình làm khổ mình và lôi đồng bào ruột thịt chúng ta khổ theo. Biết nói sao hơn khi chúng ta nhìn nhau bằng khoảng cách quá xa, những ai hận thù PG vì đã mất đặc quyền, đặc lợi từ 1963 và 1975, vu vạ PG đã tiếp tay cho CS giải phóng quê hương, đã đành những người dày đặc ác cảm như vậy, riêng anh em đồng đạo cũng không thương tiếc mắng mỏ nhau , tiếp ta cho bên ngoài triệt phá nội bộ, trong khi PG trong nước cần một hàn gắn để phục hồi sức lực, cho dù có xấu xa lỗi lầm, cũng là anh em một nhà, phải chi Phòng Thông Tin PG Quốc Tế là công cụ phục vụ cho PG thuần túy, những nhân sĩ phê bình xây dựng. PGVN sẽ có thêm những nhân tài để vết thương sớm lành, ngôi nhà PG đồng nhất như Kitô giáo hiện tại, có lẽ người Phật tử sẽ hãnh diện ngẩng đầu nhìn tôn giáo bạn, khó khăn tự khắc giảm thiểu, còn tạo được tầm vóc đáng kính cho quốc nội cũng như quốc ngoại, làm gia có cuốn sách “Gặc…” của Đặng Văn Nhâm và bài phê phán của Nguyễn Châu ra đời !
Minh Mẫn
24/4/05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét