Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Nhân Cách Tôn Giáo


Mỗi học tuyết, mỗi tôn giáo, đều có một luận thuyết tác hưởng đến người tín đồ, cho dù là tập quáng tín ngưỡng nhân gian, cũng có thể thay đổi phong cách cả một quốc gia, một khu vực, ví dụ Khổng giáo đối với dân tộc Á châu, Hồi giáo đối với Apganixtan sau khi xóa sạch PG, Kitô giáo đối với những quốc gia bị xâm thực, PG đối với Thái Lan, Miến, Srikanka…
Tín ngưỡng nhân gian là sản phẩm phát sanh từ những đối hệ trong đời sống; Tôn giáo là một tín ngưỡng được nâng cấp có hệ thống, có triết thuyết, có giáo điều, có tín lý, có giáo chủ và có tổ chức; cac tổ chức Thần học là đặc trưng cho một tôn giáo, PG, Khổng, Lão tuy không đủ tiêu chuẩn của một tôn giáo, chỉ là một học thuyết cho một nghệ thuật phát triển tâm thức,vẫn được quy kết là tôn giáo, vì trải qua thời gian, do niềm tin của quần chúng, tam giáo phải chuyển mình vào một mô thức cho thích hợp, vì vậy biến thành một tổ chức, một giáo hội, một nghi thức có nghi lể, có giáo chủ, có giáo lý, tuy không có tín điều, không có giáo quyền và nhất là không có một Thượng đế! Đó là cái khác nhau cơ bản giữa Tam giáo và các tôn giáo Thần học, thế mà chủ trương của Rome muốn lồng Kitô giáo vào Tam giáo như một khuôn đúc sẳn của Thượng đế đề trong vài thế kỷ, Kitôgiáo sẽ đồng hóa và thay thế tất cả những tôn giáo, những tín ngưỡng tại Châu Á bằng một nền Thần học xa lạ đối với các dân tộc đó, vì họ bảo rằng, Thượng đế đã sản sanh ra những nền tín ngưỡng tiền đạo để dọn đường đón nhận đức tin Thượng Đế, trong chiều hướng di dời giáo đô tại Ý, VN được chọn làm vùng đất thánh lý tưởng cho những thế kỷ sắp tới, Hồng Y Thuận cũng được chọn làm Giáo hòang kế vị, tuy VN chiếm 5% dân số tin theo chúa.
Trong Tam giáo tại Á châu, có một đặc tính chung: - không bảo thủ, cố chấp, không kiêu ngạo, không có tinh thần bạo lực, có bản chất nhân ái thực sự,và mang tính triết lý không phản khoa học. Nhờ những đặc tính đó mà thâm nhập vào bất cứ quốc gia nào, dân tộc nào cũng hài hòa và không để lại vết thương bạo lực, nhất là vẫn duy trì những tín ngưỡng bản địa, không xóa sạch những tập quán của địa phương và không gia công truyền đạo. Tam giáo un đúc cho dân tộc một tinh thần khiêm tốn nhưng kiên cường, một lòng ái quốc tột đỉnh nhưng hiếu hòa, đó là đặc tính chung ở những quốc gia thấm đượm nền văn hóa Tam giáo như VN, Nhật Bản, Trung Hoa, Triều Tiên… và nếu là một quốc gia thuần túy PG như Thái, Miến, Lào, Srilanka, Campuchea…bản sắc dân tộc có một nét riêng tư dể nhận, cá tính nhân hậu, không khát máu hận thù, không thủ đọan xâm lược.
Tinh thần bất bạo động của PG, bị một số quá khích không chấp nhận, nhưng nếu là bạo động như một số tôn giáo cực đoan, chắc chắn nhân lọai càng khổ hơn vì tôn giáo, lịch sử chiến tranh hủy diệt sự sống, tôn giáo cực đoan góp phần không nhỏ cho công trạng mở mang nước Chúa và vì một Thượng đế được vinh danh. Giáo Hòang đương nhiệm có lý khi bảo PG là vô thần trong cuốn Bước Qua Ngưỡng cửa Hy Vọng, nhờ không sùng phụng một thần tượng mà PG không làm đổ máu anh em như Tin Lành và Kitô giáo la Mã, như Kitô giáo và Hồi giáo! PG chấp nhận bị triệt tiêu tại An Độ, quê hương của Đức Phật khi Hồi giáo xâm chiếm, sát hại. Đại học Nalanda trên mười ngàn tăng sinh và giáo thọ sư bị thiêu đốt và cơ sơ vật chất cháy suốt mấy tháng liền, triệt hạ một số thánh tích và xóa sạch nền văn hóa PG trong đời sống nhân dân; mà mãi đến ngày nay PG tại An Độ vẫn chưa phục hồi sức lực; gần đây, tại Thái Lan, Hồi giáo cũng sát hại năm nhà sư mà PG Thái không hề phản ứng, tại VN, Kitô giáo cũng để lại nhiều vết thương lịch sử đối với PG khi những thừa sai tháp tùng theo gót chân xâm lược của Pháp, một sô cơ sở và chùa cũng bị chiếm đọat làm tài sản của hội thánh mà PG không hề chống đối. Phải chăng, những nhân cách từ bi, bất bạo động đó được ươm mầm từ giáo lý, những giáo dục chân thật từ vị giáo chủ vị tha thật sự ! Với những phản ứng đương nhiên của con người, PG vẫn im lặng trước sự mạ lỵ, xuyên tạc từ những giáo sĩ Kitô giáo, Đức Phật bị xem như quỷ thần ngọai đạo mà PG cũng chả hề phủ bác thanh minh, ngọai trừ vài học giả lên tiếng vì tôn trọng sự thật, Đức Phật đến để Khai Thị Chúng Sanh Ngộ Nhập Phật Tri Kiến chứ không phải mang gươm đao và chiến tranh cho nhân lọai.
Lão giáo giúp con người có một phong thái vượt thóat an nhiên trước cuộc đời phiền trược, Khổng giáo đem lại trật tự an lành cho một xã hội tôn ti, PG cho con người thấy rõ thực chất của cuộc sống, cung ứng cho nhân lọai một hướng giải quyết ngay trong thực tại mà không hứa hẹn một thế giới viễn tưởng,Tam giáo đưa con người trở về nội tâm nên không phạm phải sai lầm tôn sùng ngẩu tượng, nô lệ cho bất cứ thần quyền hay tập đòan giáo sĩ ; tam giáo không được lảnh đạo bởi một hội thánh nên không mù quáng vâng phục và hiếu chiến, không bôi bác, xuyên tạc lẫn nhau.
Gần đây, dư luận phản ứng trước vấn đề hình Phật in trên đồ lót, trong cộng đồng PGVN lên tiếng qua loa, nếu là Hồi giáo, vấn đề sẽ không dừng lại ở đó, PG không lên tiếng, càng tốt, vì đó là động thái của những người không bình thường, trò trẻ con của những tâm địa hẹp hòi được giáo dục bởi một giáo thuyết xuẩn động. thiếu nhân cách. PG quan niệm:Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyển,bào ảnh, vì vậy ảnh tượng chỉ là giả, dù in trên đồ lót hay trên thập ác cũng vậy thôi, Phật không chỉ ở bàn thờ mà ngay cả trong nhà xí cũng có Phật, nhục mạ PG như đấm vào hư không, như ngữa mặt phun nước bọt lên trời. Đối với PG, những hành động như vậy không quan trọng, vì từng có thiền sư chẻ tượng Phật để sưởi ấm, cái quan trọng là nhân cách của kẻ hành động, không những nhân nào quả đó mà còn nói lên một ý thức đồi bại đáng thương, người tín đồ PG không hề hủy báng ngọai đạo, vì Đức Phật không dạy đệ tử lòng ganh tỵ căm thù, nhân cách của một Phật tử thể hiện tính độ lượng, trượng phu của vị giáo chủ mình, phải chăng kẻ thực hiện hủy báng đó đã thể hiện một nhân cách tôn giáo của mình một cách rõ nét? Tại sao chúng ta phải nói như vậy, vì không một nhà kinh doanh nào điên dại làm chuyện đó, các nhà chính trị làm như thế để được gì! Cổ nhân đã dạy: nhìn trò biết thầy, chả lẽ nhân cách tôn giáo không ra khỏi chiếc quần lót cho dù mọi sự cũng từ đồ lót mà ra; Ngày nay nhân lọai văn minh nên có đồ lót, ngày chúa bị nạn chỉ có chiếc khố che thân. Ngòai ý tưởng mạ li, nếu thánh hóa chiếc quần lót như vậy, kẻ đó xem mọi sự không hơn chiếc quần lót, nghĩa là vạn vật vũ trụ do chúa tạo ra vẫn thua cái đồ lót đàn bà.
Rất tiếc một đất nước gọi là văn minh, có luật pháp nghiêm minh, tôn trọng tự do, kể cả tự do xúc phạm, giá trị con người đi về đâu khi mà sự sống bị đe dọa bởi bạo lực, bởi sa đọa cuồng tín, mạnh được yếu thua, hay đó là động thái dãy dụa trước cơn hấp hối của một nền thần học vong bản một nhân cách tôn giáo thời tiền sử rút lui khỏi mãnh đất một thời thao túng! để các giáo thuyết nhân bản phương Đông đáp ứng khát vọng của dân trí ngày một thực tế hơn của khoa học tiến bộ, cái thực tế của Tam giáo không phải cái thực dụng của duy vật phương Tây, cũng không là hiện sinh của Jean Paul Sartre, mà là cái nhìn và cách sống chân thật từ nội tâm đối với hiện tượng ngọai giới. Xã hội Phương Tây thực sự thay ngôi đổi chủ, trước khi hóan chuyển ngôi vị, họ phải làm cái gì đó để nhớ đời, không dùng bạo lực của thời Trung cổ nữa mà trí óc trong cơn điên dại,không nghĩ xa hơn chiếc quần lót, làm sao đủ trí tuệ cứu rỗi nhân lọai, liệu Á châu có là mãnh đất mầu mở xây nền móng thần học, hay VN sẽ là mãnh đất chôn vùi bao học thuyết ngọai xâm như lịch sử đã minh chứng!

MINH MẪN
8/04

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét