Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

HÁT TRÊN KHINH KHÍ CẦU


Đó là tựa ở trang 13, báo Công An ra ngày thứ ba 29/11/05; nội dung giới thiệu chương trình văn nghệ tại SVĐ Mỹ Đình, Hà Nội vào tối 16/12/05 để gây quỷ Dạy nghề miễn phí cho người khuyết tật VN, được sự cộng tác hàng trăm nghệ sĩ nổi tiếng trong và ngoài nước, ca sĩ sẽ hát trên khinh khí cầu cao 50m. Một chương trình văn nghệ mệnh danh là sự kiện văn hóa tầm cở, muốn thể hiện một nền văn hóa tổng hợp Á Âu với chiếc nón lá Âu Cơ chứa một trăm người tượng trưng một trăm trứng và ông già Noel cao 15m lấp lửng trên bầu trời đêm tối với ngôi sao xanh! bằng kỷ thuật hiện đại.
Cơ quan nào đứng ra tổ chức gây quỹ, không nghe nói, Thương Binh Xã Hội, ban Từ Thiện báo…, hay ngành Du lịch,văn hóa Thể Thao…nhưng dù ngành nào, đó là một thiện chí tốt, biết nghĩ đến người khuyết tật trong nước, ngoài việc từ thiện như vậy, ban tổ chức biết tận dụng:trước mua vui, sau làm việc nghĩa, và muốn thể hiện nếp văn hóa dân tộc kết hợp với điển hình văn hóa Tây phương qua hình ảnh ông già Noel, còn ngôi sao xanh biểu tượng cái gì? Không ai hiểu!
Nghe đâu khi ban tổ chức có ý định tổ chức đêm hội diễn văn nghệ gây quỷ như thế, đã có sự tán trợ của một số Mạnh Thường Quân từ công ty, xí nghiệp và tôn giáo, trong đó, chắc chắn có sự đóng góp tự nguyện và hoan hỷ của Kitô giáo, có thể là giáo phận, giáo xứ, hay Roma.Ta còn nhớ, những năm trước, Vatican có nhã ý xây dựng Trung Tâm Dạy Nghề và mở bệnh viện chữa trị miễn phí cho cán bộ cao cấp, nhưng nhà nước VN không chuẩn thuận, bây giờ trong nước tổ chức làm từ thiện, đúng sở nguyện của Vatican, đương nhiên Kitô giáo không bỏ lở cơ hội đóng công góp của với đất nước để gọi là đồng hành cùng dân tộc, có lẽ đó là lý do thứ nhất để ban tổ chức chấp thuận sự hiện diện của ông già Noel xuất hiện trên bầu trời tăm tối tại Mỹ Đình; Và biết đâu trong ban tổ chức có con chiên ngoan đạo, hoặc giả Kito giáo gợi ý, cố vấn, cho một việc làm nhiều ý nghĩa như thế…( nếu có, cũng là điều đáng tán dương hơn là những tôn giáo bản địa vẫn trùm chăn yên giấc)
Trong công tác văn nghệ, văn hóa,những năm sau 1990, nhà nước chủ trương phục hồi văn hóa dân tộc, bảo vệ và phát huy bản sắc đặc thù của VN; Đền đài, lăng tẩm, miếu mạo, đình chùa được phục hưng tôn tạo, thậm chí Tứ Phủ hầu Đồng cũng phát triển khắp nơi, tuy đó là trò chơi trưởng giả trong lĩnh vực tâm linh, ngành văn hóa xem đó là tín ngưỡng dân tộc…Thêm vào đó, ngành du lịch tận dụng các cơ sở tôn giáo làm nơi du lịch tâm linh, thật ra, ngành du lịch lạm dụng ngôn từ, nếu đúng nghĩa, du lịch tâm linh phải là nơi du khách đến, ngoài thưởng lảm kiến trúc, còn tận hưởng sinh khí trong nếp sống tôn giáo, và nhất là PG, du khách phải sống trong quy cách Thiền Môn suốt thời gian du lãm, phải được hướng dẫn Thiền tọa, một loại thể dục tâm linh, cởi bỏ những ràng buộc, phiền muộn ngoài xã hội, cảm nghiệm tâm thức qua những phương thức của mỗi già lam, ví dụ Tịnh Độ, Thiền, Mật…do các Thiền sư, Tịnh sư, Mật sư có nội lực hướng dẫn; du khách chìm đắm trong an lạc thật sự ngoài sự tìm hiểu văn hóa và lịch sử của tôn giáo. Ngày nay, các chuyến du lịch, mỹ từ là hành hương, mục đích của ban tổ chức chỉ duy nhất là kinh doanh; những cuộc tham quan như vậy không thể gọi là du lịch tâm linh. Chuyên ngành văn hóa, du lịch chưa kết hợp nhuần nhuyển cho công tác tuyên truyền văn hóa, tạo cho người dân có lòng yêu nước và bảo về nền văn hóa cổ truyền;cán bộ chuyên ngành không sâu sát và nắm vững lịch sử, văn hóa dân tộc, trong đó có tín ngưỡng, cứ xem mọi tôn giáo có mặt đều là văn hóa tốt và góp phần cho một văn hóa dân tộc khởi sắc. Một cán bộ Thông tin văn hoá cấp tỉnh có một quan niệm rất ư dể dãi: Tôn giáo và mọi sinh hoạt của các dân tộc đều giúp cho VN có một bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú.Do quan niệm như thế, người tổ chức chương trình văn nghệ có thể phô diển bất cứ cái gì từ nước ngoài du nhập, dù thích hợp với phong cách đạo đức, tập quán dân tộc hay không, một loại hình văn hóa hổ lốn không thể là bản sắc văn hóa của VN. Ví dụ, một số âm từ của nước ngoài, trở thành ngôn ngữ VN, như xà bông, cà phê, nước phông tên…có thể chấp nhận, vì mọi người ai cũng hiểu, nhưng nếu trong lúc nói, cứ chêm vài câu ngoại ngữ pha lẫn Việt ngữ thì không thể xem đó là hình thái làm phong phú ngôn ngữ dân tộc, dần dà ngoại ngữ chiếm trên 80% trong giao tế thì ngôn ngữ dân tộc sẽ mất hẳn, bấy giờ xem như văn hóa ngoại lai, không còn là bản địa. Cũng thế, ngoài ngôn ngữ,kiến trúc, hình tượng và nhiều lãnh vực khác pha trộn những nét đẹp văn hóa bên ngoài có chừng mực chấp nhận được, nếu bê nguyên khối lượng biểu tượng của một nền văn hóa khác hòa nhập vào văn hóa mình chẳng khác lấy râu ông cắm cằm bà, nếu không nói là quảng bá văn hóa cho thiên hạ! Thông Tin Văn Hóa, Du Lịch Thể Thao vẫn còn mò mẩm, chưa nắm rõ đâu là sắc thái dân tộc, đâu là văn hóa ngoại lai, cái gì có mặt trong xã hội cứ cho là của mình, khó mà hưng sắc cho một nền văn hóa có bề dầy lịch sử dựng nước, giữ nước và phát triển song hành với những nền văn hóa trong khu vực; Nhờ bản sắc văn hóa đó mà tồn tại suốt những tháng năm bị nô dịch, đô hộ.
Trước ngưỡng cửa hội nhập toàn cầu, những cán bộ chuyên trách không trang bị cho mình một căn bản văn hóa, tôn giáo dân tộc, lại được tu nghiệp, tập huấn công tác văn hóa tại các nước tiến tiến có một nền văn hóa khác hẳn của chúng ta, đem kinh nghiệm học hỏi về áp dụng cho quê hương, cừ ngở thổi luồng sinh khí mới, mặc vào lớp áo văn hóa mới, thế hệ tương lai không còn biết muỗng, đủa, nĩa, cái nào là của cha ông chúng ta, cái nào mượn của thiên hạ!
Trong phạm vi sàn diễn, các ca sĩ, nghệ sĩ ăn mặc nghiêm túc, phong cách biểu diễn đỉnh đạt vẫn đẹp và thâm thúy hơn kiểu nhạc thời trang có minh họa bằng tập thể nhảy nhót như khỉ mắc phong, không thể là nét văn hóa cá biệt của dân tộc ta; có những ca sĩ đeo vào cổ hoặc biểu tượng tôn giáo ngoại lai, mặc dù họ không phải là tín đồ của tôn giáo đó, hoặc những biểu tượng vô nghĩa của mode thời thượng; Trong lãnh vực thoại kịch, nhiều câu phát biểu thiếu văn hóa, diểu cợt rẻ tiền, nham nhở…như chương trình Gala cười,chứng tỏ bản thân nghệ sĩ, đạo diễn, tác giả và cả nhà tổ chức không phân biệt thế nào là văn hóa tốt để phục hưng và làm phong phú văn hóa VN, biến văn hoá và nếp sống dân tộc trở thành lai căn kịch cởm; Do vậy, nhà tổ chức văn nghệ là người làm công tác văn hóa, phải có trình độ văn hóa, kiến thức văn hóa, nội tâm văn hóa mới tránh được di họa phá hoại văn hóa.
Trở lạ hình ảnh tổ chức đêm hội diễn tại SVĐ Mỹ Đình, chưa biết thành công thế nào, nhưng qua sự giơi thiệu những mô hình quảng bá văn hóa dân tộc trên không gian, chắc chắn ông già Noel không phải là loại hình văn hóa VN mặc dù đã du nhập từ nhiều thế kỷ,người dân thành thị quen thuộc hình ảnh đó, nhưng không phải toàn bộ nhân dân đã đồng hoá nó vào nếp sống đời thường, nó chỉ đồng hoá Kitô giáo với ông già Noel hoặc ông già Noel chỉ xuất hiện vào mùa giáng sinh, trong tâm thức người dân vẫn xem đó là biể u tượng của một cái gì ngoại tộc
`````Từ đâu có ông già Giáng Sinh Père de Noel

Hình ảnh quen thuộc nhất trong mùa lễ Giáng Sinh là ông già Noel mà ai cũng biết. Ông mặc quần áo đỏ, đội mũ đỏ kiểu xứ lạnh, đi giầy đen, tóc bạc phơ và râu trắng như tuyết. Nikolaus có từ thế kỷ thứ 3 sau Tây lịch. Ông chào đời tại quận Patara thuộc phần đất của Thổ Nhỉ Kỳ, sau khi được phong thánh mới có tên là Nikolaus. Từ đời nữ Hoàng Thephanu gốc Hy Lạp, là vợ Hoàng Ðế Otto II của Ðức, muốn nhớ lại thánh Nikolaus. Nên từ năm 1555 tại Ðức nguời ta may áo quần màu đỏ, đội tóc trắng, mang râu, giả làm Nikolaus hình ảnh Nikolaus được xuất hiện trở lại với ý nghiã mang tình thương đến với mọi người.

Theo tài liệu trước khi được phong thánh ông Nikolaus là người giầu có, nhân từ. Vào một đêm Giáng-Sinh, ông được Thiên chúa mặc khải, đem hết của cải riêng mình ban phát cho những người nghèo khổ và trẻ con. Ông biến những giấc mơ của họ thành sự thực, bằng cách mua quà bánh để biếu những kẻ nghèo khổ, mang lại cho họ những sung sướng bất ngờ.

Ông qua đời vào ngày 6/2 không nhớ năm. Ngày 6/12 hàng năm để tưởng nhớ lại hình ảnh người đạo đức, giàu lòng nhân từ bác ái. Hình ảnh người mặc áo màu đỏ của ông Nikolaus thuở nào, đến từng nhà có trẻ con thăm viếng, chia bánh kẹo trong đêm Giáng Sinh. Theo truyền thuyết ông già Noel trở lại trần gian, theo đường ống khói lò sưởi vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc vớ mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi, đem lại giấc mơ đẹp với tuổi thơ trong đêm Giáng Sinh. Bởi thế Cha mẹ thường mua qùa bỏ vào đôi vớ để cạnh lò sưởi, lúc trẻ con thức dậy vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Phong tục này khuyến khích vì khuyên trẻ em nên làm điều thiện để được ông già Noel tặng quà
Như vậy ta thấy, tuy ông già Noel xuất hiện sau 3 thế kỷ dương lịch, mang một ý nghĩa lương thiện, có tính giáo dục, nhưng Kitô giáo đã khéo đồng hóa nó với mùa giáng sinh để sau 17 thế kỷ, biến thành biểu tượng của Kitô giáo, nhưng dù không xuất thân từ tòa Thánh, bản thân Nikolaus cũng là một tín đồ được phong thánh, có liên hệ đến huyết thống thần học, và hình ảnh thơ mộng đó, bị tôn giáo lạm dụng, thêm sắc màu cho mùa Giáng sinh thêm phần thơ mộng, biến thành một phần của Kitô giáo. Hơn 5 thế kỷ có mặt tại VN, văn hóa Kitô giáo vẫn chưa cắm sâu vào cộng đồng xã hội, nóc nhà thờ cao ngạo nghể, tiếng chuông vang chói trên không gian, cây thông và ông già Noel xuất hiện vào tháng cuốI năm vẫn là hình ảnh quen thuộc trong các thị thành chật hẹp, đại bộ phận nhân dân chưa cảm thấy hòa hợp những hình tượng, âm thanh đó một cách hài hòa như sự hiện diện của Tam giáo với dân tộc, nhành hoa mai, câu đối đỏ, cặp bánh chưng nó gắn bó một cách tự nhiên trong cộng đồng Âu Lạc, biến thành một biểu tượng văn hóa phi tôn giáo; Trên bầu trời văn hóa VN, giờ đây xuất hiện một ông già xứ tuyết một cách miễn cưỡng, nó không thích hợp cho một phong thổ Nhiệt đới, cách trang phục cũng chói chang đối với khăn đóng áo dài, một cuộc phối ngẩu khó nhìn, nhưng, những ai không am tường văn hóa bản địa, xem đó là một sắc thái tân tiến, hăm hở tận dụng một cách kịch cởm!
Ban tổ chức xử dụng hình ảnh ông già Noel trên sân Mỹ Đình có dụng ý gì, nếu không báo hiệu sớm mùa Giáng sinh sắp đến? Hình ảnh đó không liên hệ gì đến phong hóa VN trong đêm biểu diển, và ngôi sao xanh, ngoài một ý nghĩa hy vọng của màu xanh, ngôi sao xanh còn mang ý nghĩa gì ngoài sao đỏ, sao vàng như từng thấy. Người làm công tác văn hóa không thể làm những điều vô nghĩa chỉ mục đích phô trương, màu mè, lợI nhuận hay vừa lòng người tài trợ. Trách nhiệm trang trí cũng như nội dung biểu diển, không chỉ riêng người thực hiện,ban tổ chức, mà cán bộ chuyên ngành cũng cần hiểu rõ mình đang làm gì.
Hình như bộ phận làm văn hóa hiện nay đang bị ảnh hưởng ít nhiều một loạI hình nghệ thuật không thích hơp văn hóa cổ truyền, bị lạm dụng, bị lèo lái lồng vào mọI ngõ ngách trong đờI sống những hình ảnh, ngôn ngữ, âm thanh của một xã hộI thực dụng, đang đào xớI, đe dọa từng ngày một giá trị thâm thúy của dân tộc ta; ngoài chinh trị, văn hóa cũng đang bị lăm le loạI trừ trong thế hệ kế thừa để một VN tương lai là một xã hội lai căn mất bản sắc đặc thù, một cảnh giác mà mọi người dân luôn ý thức .


MINH MẪN
04/12/05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét