Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2009

GIÁO KỲ


Tòan thể PG đồ trên thế giới chuẩn bị đón mừng đại lể PHẬT Đản 2550.Việt Nam ta cũng không ngòai tiền lệ đó; nhưng Phật Đản tại VN năm nay có khác hơn những năm trước.

Năm vừa rồi, nhà nước thông báo cho CHPGVN tự do tổ chức trọng thể ngày đại lể ; Các sư trong Ban Trị Sự Thành Hội PG TP HCM họp Ban Đại Diện các quận huyện phổ biến tin trên, nhưng hầu hết các BĐD quận huyện nội ngọai thành còn e dè, có người im lặng, không phản ứng, có người tuyên bố :- bày đặt làm tốn kém và trở ngại giao thông. Một ít vị có tinh thần, góp ý hồ hởi, nhưng rồi mọi sự chìm vào tùy tiện, nghĩa là Thành hội phổ biến tinh thần thông cáo nhưng không có chỉ thị quyết định. Một số tỉnh thành miền Nam cũng dể duôi như tánh dể duôi của người dân Nam Bộ. Một vài tỉnh lỵ miền Trung nghèo khó, cũng thể hiện ngày lể có sinh khí chừng mực; Đặc biệt , Đà Nẳng, Huế luôn đi đầu trong công việc phô trương niềm hoan hỷ qua những chiếc xe hoa sắc màu sặc sở.( riêng Thừa Thiên Huế, năm 2548 đã có 30 chiếc xe hoa do các am tự viện, GDPT, các niệm Phật Đường, Học Viện PG.. thiết trí cúng dường Phật Đản ) Bà Rịa Vũng Tàu cũng thể hiện tùy tâm không không kém trang nghiêm. Nhìn chung những năm qua, so với ngày lể trước 1975 vẫn còn nhiều khiêm tốn. TP HCM, một thành phố lớn nhất nước, không thể hiện nổi sắc thái đặc biệt vượt trội xứng với tầm vóc của mình nhân ngày sinh nhật của ông cha chúng ta!

Một cán bộ khi phổ biến thông tin tổ chức đại lể cho chư tôn đức PG thành Phố, ông ta bực mình tuyên bố: PG không phát triển thì các tôn giáo khác phát triển, quy luật cạnh tranh là vậy.

Nguyên nhân nào Phật Đản vừa qua, thiếu hồ hởi ? :
1/ Những thành phần bất mãn chế độ im lặng không tổ chức, tỏ thái độ giận lẩy để tố cáo không có tự do tôn giáo.
2/ Thành phần cầu an không muớn rước họa vào thân , e sợ nhiệt tình sẽ bị lưu ý; hoặc thụ động vì tính trây lười, thiếu trách nhiệm.
3/ Một số muốn lấy điểm, viện lý do cản trở lưu thông và hao tốn của nhân dân.
4/ Những bậc chân tu thường không thích phô trương, họat náo...
5/ Dư âm của những năm trong thời bao cấp còn tồn đọng những ý niệm sinh họat tôn giáo chỉ đóng khung trong bốn vách chùa. Những năm đó, tổ chức lể phải xin phép và khai báo số lượng người tham dự. Năm 2000, Phật tử Hốc Môn vận động tư gia treo cờ Phật giáo, liền bị chính quyền gây khó dể, buộc tháo dở, thành hội không dám can thiệp...
6/ các chùa và GH không phổ biến rộng cho tín đồ hiểu ngày lể đưộc phép treo cờ tại tư gia

Lá cờ năm màu của PG không được công nhận, vì cái hiểu không thấu đáo của Ban Tôn Giáo và Mặt Trận về nguồn gốc, cứ nghĩ lá cờ do GHPGVNTN xử dụng là của GHTN; nhưng khi được phản ánh, thì Ban Tôn Giáo chính phủ viện cớ đó là cờ của Hội Phật Giáo Liên Hữu Thế giới, không liên hệ tới PGVN. Các sư trong GH không đủ can đảm biện bạch cho quyền lợi một tôn giáo lớn có mặt suốt chiều dài lịch sử cùng dân tộc. Thế là gần 30 năm, PGVN ,không có giáo kỳ và giáo ca như trước 1975, trong khi đó, vẫn thời gian ấy, Kito giáo luôn công khai phô trương màu cờ của mình, vào dịp Noel, suốt hai bên đường những nơi có con chiên và giáo xứ, cùng với hang đá lộ thiên, nơi công cộng; chứng tỏ nhà nước không ngăn cấm, nhưng chức sắc PGVN không dám bảo vệ sắc thái và biểu tượng tín ngưỡng của riêng mình.

Chúng ta tìm hiểu khái lược màu cờ và giáo ca của PGVN, một biểu tượng không thể thiếu trong ngày đại lể Phật Đản:
-Nguồn gốc cờ năm màu : Năm 1950 thiền sư Tố Liên, được Giào Hội Tăng già Bắc Việt cử tham dự đại hội thành lập Hội Liên Hữu PG Thế Giới tại Srilanka, từ 26/5 đến 27/6 1950. Nghiểm nhiên PGVN là thành viên sáng lập, chấp nhận và phổ biến màu cờ Ngũ Sắc ( xanh, vàng, đỏ, trắng, cam và màu tổng hợp của 5 màu trên đây. Biểu tượng cho Ngũ căn, ngũ lực ) PGVN đã dùng màu cơ trên đây là cờ của PGVN kể từ 1951 đến nay.
-Nguồn gốc giáo ca : Sau khi nhà Ngô sụp đổ, 11 tập đòan PG tòan quốc thống nhất chung một danh xưng: GHPGVNTN, vào năm 1964, thời gian không lâu sau đó, GHTN tuyển chọn các nhạc phẩm do các nhạc sĩ tham gia tuyên xưng tinh thần thống nhất của PG đồ tòan quốc, Lê Cao Phan, một nhạc sĩ đã trúng tuytển; Tuy còn trong thời chiến, đất nước vẫn chưa tòan vẹn, nhưng số tín đồ miền Bắc có mặt tại miền Nam, xem như đại diện miền Bắc, nằm trong một tổ chức GH có đủ ba miền, thống nhất tinh thần đòan kết, hòa hợp, vì vậy bản Giáo Ca đã ra đời.
Như vậy sau 1963, PGVN có đủ tư cách pháp nhân, Hiến chương và mọi biểu tượng của một tổ chức tôn giáo, trong đó có giáo kỳ và giáo ca.

Thế nhưng sau 1975, Ban Tôn Giáo chính phủ và Mặt Trận không nắm rõ tổ chức PG miền Nam, khi GHPGVN ra đời, mọi cái biểu tượng của GHPGVNTN trước kia, xem như tàn tích của một GH thuộc chế độ cũ, phải lọai trừ; Các sư trong GH mới, phần lớn là thành viên GHTN cũ, cũng không dám hoặc không đủ trình độ phân giải cho nhà nước để bảo vệ những biểu tượng đó, thế là hơn ¼ thế kỷ PGVN không có giao kỳ và giáo ca!

Những năm gần đây, khi an ninh chính trị và trật tự xã hội ổn định, hòa nhập với sinh họat cộng đồng thế giới, nhà nước hiểu rõ tầm mức của từng tôn giáõ, vì thế , như trăm hoa đua nở, Kitô giáo, Tin Lành giáo, Hòa Hảo, Cao Đài tìm cách vươn lên khoe sắc. Riêng PG, cổ xe cồng kềnh, ù lì như con bệnh biếng ăn, không muốn họat động. Những vị có chức quyền không có sáng kiến đổi mới phương thức họat động, cứ vết mòn ngàn năm nhai lại một cách khó hiểu !
Riêng năm nay, cùng xu hướng cởi mở và khoe sắc của xã hội VN hiện tại , PGVN nói chung và GHPGVN nói riêng, có dự tính một chương trình Đại lể tầm cở quốc gia mà Thành Hội TP HCM dẫn đầu, và chắc chắn Huế cũng sẽ vượt trội hơn những năm trước? Riêng Đà Nẳng dự tính có 65 cổ xe hoa trình diển. Thế nhưng, ngòai xe hoa và lể đài, tại sao chúng ta không khuyến khích Phật tử tại gia treo cờ và lồng đèn ? Chùa Hoằng Pháp hàng năm đều sản xuất cờ và đèn, Tín đồ nghèo, chùa cho, bù lại, những thiện tín có khả năng, đóng góp cúng dường cờ và đèn cho những người thiếu. Một số nơi, Phật tử hợp lực cùng chùa bắt đầu may cờ; Nhiều Phật tử làm công nhân, cũng trích phần lương đóng góp cho ngày Phật Đản. Tại Đà Nẳng, Phật tử cũng hồ hởi tham gia và cộng tác với chư tăng để may cờ và đèn, khuyến khích tín đồ trưng bày những biểu tượng nhân ngày lể lớn. Có nơi sáng kiến in ảnh Thái tử đản sanh và vườn Lâm Tỳ Ni khổ nhỏ bằng hai quyển tập, phân phát cho tư gia làm lể đài tại nhà.
Có người nhìn Thừa Thiên Huế tổ chức Phật Đản rầm rộ, buộc miệng khen thầm, PG có tinh thần, nhưng cũng có người đố kỵ lên án, khi thấy hàng chục xe hoa, cờ xí, xe hộ tống và cảnh sát mổ đường, giữ trật tự trong ngày lể, họ bảo: cứ như quốc lể không bằng.
Đúng, vì Huế là cái nôi của PGVN, trung tâm văn hóa PG, các quan chức đa phần cũng là Phật tử, các ngành nghề đều có mặt tín đồ PG. Đáng ra cũng phải có những cổ xe hoa của quân nhân Phật tử, tiểu thương Phật tử, học sinh Phật tử, và mọi ngành nghề trong xã hội, PG chưa tận dụng hết những khả năng sẳn có của tín đồ trong mọi tầng lớp xã hội, Tại sao Thừa Thiên không có quyền phô diển tổng lực trong khu vực của mình; không ai có quyền so bì khi mà PG chiếm 95% tại cố đô Huế , và tòan bộ trong nước không có quyền hạn chế những tấm lòng hồ hởi của PG VN khi nó là mạch sống dân tộc.

Khi lá cờ là biểu tượng linh hồn PGVN, không tùy thuộc một thể chế hay một cơ cấu tổ chức PG nào; Khi giáo ca truyền đạt đúng nghĩa của tinh thần thống nhất PGVN, thích hợp với sự thống nhất của dân tộc hiện nay mà không phải chỉ riêng GHPGVNTN. Nhà nước mặc nhiên chấp nhận, tại sao không khuyến khích Phật tử xử dụng trong ngày lể lớn, và cũng dể hiểu, những khu phố, thành thị có số lượng tín đồ PG áp đảo, cũng phải có quyền trưng bày những biểu tượng PG trong ngày lể trọng đại , trong đó, đèn, cờ và giáo ca, ngay nơi công cộng,trong khu phố của mình, như Kito giáo thể hiện từ bấy lâu.

Một đất nước phồn thịnh, không chỉ trên bề mặt tiện nghi vật chất, một xã hội tự do, không chỉ một số biểu tượng tôn giáo thiếu linh hồn, mà biểu thị một dân tộc trong hòa bình, phải được hiển thị những biểu tượng tín ngưỡng tự nguyện và đa dạng. Phật Đản năm nay,hãy vận động tín đồ can đảm tự nguyện treo đèn và cờ, Ban Trị Sự các tỉnh thành chỉ thị các quận huyện thiết lập xe hoa, xử dụng giáo ca và cờ ngũ sắc như truyền thống vốn có của PGVN. Nhất là phải sáng tạo cho một mùa lể thật trang trọng, phổ cập mọi tầng lớp trong xã hội.
Thành Hội PG Thành Phố HCM nghĩ gì cho mùa Phật Đản năm nay???


MINH MẪN
09/4/06

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét