Thứ Năm, 23 tháng 4, 2009

Nỗi Buồn Chênh Vênh


Thiền sư Thich Nhất Hạnh, sau khi vào thành phố HCM vào ngày 23/01/2005, bắt tay vào làm việc, thăm viếng, đảnh lể chư tôn túc Ban Trị sự Thành Hội, Hội Đồng Trị Sự GHPGVN Văn Phòng 2, chư tôn HT Trưởng Lão vào ngày 24, sau đó Ban Quản Trị Tổ Đình Vĩnh Nghiêm, Ban Giám Hiệu Cao Trung Phật Học,và những ngày kế tiếp...
ĐÓN TiẾP:
Tại Thành Hội, Việc đón tiếp được ghi nhận thiếu lễ độ, bởi lẽ, thầy Trưởng Ban Trị Sự Thành Hội, tuổi đời lẫn đạo đức, tài năng chỉ đáng học trò, thế nhưng vẫn ngồi ngang hàng với Thiền sư. ( nơi đây xin nói thêm việc nghinh đón Thiền sư tại Tân Sơn Nhất vào ngày 23/1/05: Theo chương trình của Ban Tổ Chức đón tiếp chuyến viếng thăm của Thiền sư T.N.H. và đoàn PG QT do TT. Thich Phước Trí làm Trưởng Ban, nghĩa là chủ chốt. Thành Hội chỉ làm cố vấn gồm có Thiện Xuân và Thiện Tánh, thế nhưng hầu như Thành Hội chủ động mọi việc, từ khâu cắt cử nhân sự, chỉ định công tác đều một tay Thiện Tánh, thay mặt Thành Hội, Thiện Tánh tỏ ra lo lắng, nhắc nhở thật tỉ mĩ từ cái ăn cái uống...thế nhưng việc đón tiếp lại ra lịnh mỗi quận huyện chỉ có từ một tới ba vị tham dự, không phổ biến cho Phật tử, không kêu gọi Tăng ni tham gia, lý luận rằng: Thiền Sư không thích ồn ào, kể cũng lạ, chuyện đón tiếp là do chủ nhà tại sao đổ cho khách mời! Nếu cứ như theo lệnh của Thành Hội, có lẽ ngày đón tiếp ảm đạm hơn cái đám ma của dân xì ke,Trong các ban cắt cử, thầy Minh Nghĩa chùa Giác Nguyên đảm trách trật tự, tránh mặt, huy hiệu phân công tác không trao lại cho người thừa hành; một số vị viện cớ chùa có đám, kẻ đau bụng, nghĩa là có tên mà không có mặt trong nhiệm vụ; Rất may, Tăng ni Phật tử cả gan tự động rủ nhau đi nghinh đón, trong đó có cả các tỉnh, do sự hiện diện bất ngờ của số đông, ban tổ chức không sắp xếp, nên quá lộn xộn, Tăng tục bát nháo giữa sân phi trưồng, tội nghiệp một số vị cao niên,đứng giữa nắng suốt nhiều giờ liền.
Ra chân cầu thang máy bay chỉ có Thiện Tánh, Thiện Nhơn, Thiện Hạnh và vài vị vô danh tiểu tốt, không đủ tư cách đại diện cho ai,đáng ra phải có mặt của thầy Hiển Pháp thay mặt TWGH văn phòng 2, thầy Trí Quảng,BTS Thành Hội với pháp phục y-hậu chỉnh tề, ngoài đời lể tân đón tiếp đâu thể mặc bộ thường phục, trong đạo trang nghiêm y hậu đâu phải quá đáng để cung nghinh một bậc cao tăng danh sư như Ngài! Tuổi đời lẫn đạo đức Ngài đáng là bậc thầy, việc đón tiếp mang tính chất thầy trò trong đạo chứ không phải lể nghi đối với quốc khách bình thường, thầy Trí Quảng chỉ đón trong phòng chờ đợi. Nghi cách đón tiếp và các khâu tổ chức đã hoạch định trước cả tháng thế mà vẫn quá nhiều kẽ hở không bình thường! Nếu bảo rằng do thiếu tinh thần trách nhiệm, cũng không hẳn, bảo rằng có dụng ý để làm giảm tầm vóc của một danh sư VN rạng danh trên thế giới, để làm gì! Chả lẽ vì những bất mãn, đa nghi trong quá khứ, đây là dịp hạ nhục, trả đũa! Hay là không muốn ai nổi tiếng hơn mình! Rất may sự hiện diện tự phát của hàng ngàn người đã che lấp được những kẽ hở để quốc tế không thấy những cố tình đó trong việc đón tiếp một Thiền Sư. Cùng buổi sáng hôm đó, phía sân bay quốc tế, hai dãy thiếu nữ cầm cờ chào đón Việt Kiều về ăn tết mà báo Thanh Niên số ra ngày 24/01/2005 cứ ngỡ như đón một loại Vip quốc tế nào đó. Việt kiều về thăm quê là chuyện bình thường mỗi ngày, tại sao nhà nước lại quan trọng hóa đúng vào ngày đón tiếp TS T. N.H một cách lạ thường, nếu không có hàng ngàn tăng ni Phật tử tham dự, có lẽ phía sân bay quốc tế nhộn nhịp nổi cộm hơn bên sân bay quốc nội, nghĩa là Việt kiều quan trọng hơn một bậc cao tăng, nói rõ ra là những đồng đô la sáng hơn bản chất đạo đức thuần túy, của người VN, ( đô la vĩ đại nên chả trách thế giới đại loạn!) Trở lại việc thăm viếng của Thiền Sư T.N.H. tại HĐTS TW 2, tức Tổng Vụ Thanh Niên cũ, việc phân ngôi thứ chủ khách đáng trân trọng, chiếc ghế danh dự giành cho Người trên cao, các hàng giáo phẩm đều ngồi dưới, chả những thế, một việc chưa từng xẩy ra và ngoài dự đoán, thầy Từ Thông, một giáo thọ sư nổi tiếng ngổ ngáo nghênh ngang, đã phải thốt lên từ lòng chân thành: Tuy tuổi dời và đạo không hơn nhau bao nhiêu, nhưng tôi đã học được ở TS những diều trong sách vở bâng giảng! Trong phần giới thiệu của HT Hiển Pháp cũng rất trang trọng tôn kính, tóm lại sự tiếp đón giữa Thành Hội và HĐTS TW V/P 2 tương phản nhau khá xa.
THĂM VIẾNG
Cùng ngày, TS và đoàn PG QT thăm viếng chư Tôn đức, mặc dù cô Chân Không đến xin HT T.Quảng Độ được đảnh lễ vấn an, đồng thời xin cho TS.T.N.H được tiếp kiến, nhưng vẫn một mực chối từ, như vậy thành kiến vẫn nặng hơn tình đồng đạo, cố chấp quan trọng hơn vận mệnh PG; HT Quảng Độ bảo với cô Chân Không rằng:- Công An bắt đấy, cứ như sợ công an lắm,. Kể cũng lạ, giữa hai Ngài cũng đã một thời thân thiện, từng chung lưng gánh vác Phật sự, thế mà giờ đây, đáng ra gần 40 năm huynh đệ xa cách, gặp lại tay bắt mặt mừng mới phải, ngược lại,trở mặt không thèm tiếp, cứ xem Thiền sư là C.S không bằng. Tu sĩ PG ra nước ngoài bị qui chụp là C.S đã đành, từ ngoài về cũng bị chụp mũ C.S, thế thì PG không C.S ở đâu, chỉ có theo nước ngoài là không C.S sao! Do thành kiến nặng mà nhìn ai cũng C.S. Trong đạo Phật, thành kiến, phẩn hận..những sở tri chướng đó trở ngại không ít trên đường tiến hóa tâm linh; trong lĩnh vực sinh hoạt xã hội, thành kiến, cố chấp làm ngăn trở sự liên kết và liên đới tình người, trong phạm vi chính trị, kiên cường cố chấp thường đưa đến xung đột như đã xẩy ra hàng ngày trên thế giới; Người lãnh đạo cố chấp, không những mất tình cảm của thuộc hạ, tổ chức đó, quốc gia đó cũng khó mà phát triển; Trong cuộc sống hiện thực, con người liên đới nhau,đều là nạn nhân của nhau ít nhiều, nhẹ nhất là nạn nhân của tình cảm, thương nhau lắm đưa tới khổ đau cho nhau, trong phạm vi thương trường, kẻ yếu kém thường là nạn nhân của kẻ nhiều thế lực...thì trong vấn đề điều hành đất nước, người dân ít nhiều vẫn là nạn nhân tất yếu của một quốc sách, một ý thức hệ trên con đường thực hiện triệt để của nhà nước để đạt đến mục đích chung; Như vậy nếu tất cả đểu căm phẩn khi bị tổn hại trực tiếp hoặc gián tiếp, chắc chắn xã hội đại loạn. Quá khứ đã qua, tương lai chưa tới, chỉ có hiện tại, trong hiện tại sống bằng những thành kiến căm phẩn của quá khứ, bản thân mỗi người không cảm thấy an lạc, tác động đến mọi người chung quanh bởi ý thức manh động, tạo một môi trường bất an loạn lạc, luôn sẳn sàng bùng nổ bất cứ lúc nào, đây không phải bản chất của Đạo Phật. C.S VN nếu khư khư căm thù đế quốc, chắc VN không có cuộc bang giao với cựu thù để đất nước ngày nay thay da đổi thịt.Trong quá trình xây dựng Xã Hội Chủ Nghĩa miền Bắc cũng như Trung Quốc và các quốc gia C.S, từng giai đoạn làm cuộc Cách Mạng đều có những tổn thất nhất định, VN có Cài Cách Ruộng Đất trong thập niên 1954, Đánh Tư Sản sau năm 1975; tại Trung quốc có Cách Mạng Văn Hóa, tổng triệt tiêu mọi nền văn hóa phong kiến...đều có những mất mát uất hận cho người dân, nhưng sau đó, nếu vì thế mà người dân mãi căm phẩn, chắc chắn cuộc sống không thể như ngày nay. Chính thể nào cũng muốn đưa đất nước đến an cư, thịnh vượng bằng nhiều cách khác nhau, hoặc cứng rắn, hoặc mềm mỏng. Muốn mở lộ giới thành con đường thông thoáng, những hộ dân bị giải tỏa phải chịu những thiệt thòi tuy được đền bù, đó là lợi ích chung nên đành chấp nhận, danh nhân có câu: Muốn có tự do, phải đánh mất tự do; thế gian luôn tương đối, làm sao đòi hỏi tuyệt đối, sự tồn tại của một cá nhân hay tập thể, phải biết du di uyển chuyển cho thích hợp với hoàn cảnh hiện có mà PG gọi là Khế Thời, muốn đòi hỏi đối tượng thỏa mãn yêu sách của mình, phải biết Khế Lý và muốn nói cho đối tượng hiểu đúng nguyện vọng của mình, phải nói ngang tầm trình độ của họ, PG gọi là Khế Cơ; Những tâm lý sơ đẳng đó, trong PG ai cũng biết, nhưng khi vào đời, thường vấp phải những sai lầm của một người thường tình. Vô Ngã là cốt lỏi của việc tu tập, thế mà một ai đó gọi không đúng danh vị liền nổi khí xung thiên; Ái Ngữ là lời nói hòa dịu của người con Phật, thế mà quên bẵng mình đang mặc lớp nâu sòng, mạt sát kẻ thừa hành công vụ là loại chó săn, cho dù có căm phẩn chế độ, người thừa hành chỉ là một bổn phận nghiệp vụ như bao nghiệp vụ khác, thành kiến, mặc cảm, ác ý, lộng ngôn đều không nên có ở người con Phật; Chúng ta không phải là những tôn giáo quá khích cực đoan, đừng biến đạo Phật thành cái gì ghê tởm dưới tầm nhìn của kẻ khác. Muốn giải tỏa một vấn đề, nên ngồi lại bày tỏ, cảm thông mới có mẫu số chung để giải quyết, khư khư trong vị thế đối lập, không ai nghe ai, việc ai nấy làm, hố ngăn cách không thể hàn gắn!. Thiền sư T.N.H. từng nói trong một thư ngỏ gởi về quê hương trước khi đặt chân xuống đất mẹ, ngài lắng nghe từ mọi phía, xem tất cả là huynh đệ, chỉ có tình anh em mới giải quyết được vấn đề, mới ngồi lại lắng nghe nhau. Khi về VN, Ngài biết trước mọi khó khăn sẽ đến, nhiều chống báng của kẻ quá khích sẽ bùng nổ, nhưng không vì thế mà ngài chùng bước, vì lợi ích chung của một dân tộc, một PG, Thiền sư không ngại dấn thân. Một cộng sự đắc lực của Ngài trước đây, ông Võ văn Ái bảo: Đây là món quà hậu hỷ nhân dịp tết mà sư ông Thích Nhất Hạnh trao tặng cho nhà cầm quyền VN, nhưng sư ông chẳng giúp đỡ tí gì cho nhân dân VN trên phương diện cơm áo, nhân quyền, tự do dân chủ. Tại sao Võ văn Ai tạp kết công vụ của một Thiền sư lãnh đạo tâm linh vào nhiệm vụ của người làm kinh tế giải quyết cơm áo gạo tiền cho người dân; còn Nhân Quyền và Tự Do đã có ông Ái lo rồi. Chẳng những thế, Thông Cáo Báo Chí của ông Ái làm tại Paris ngày 14/01/2005 đưa ra một hình ảnh Cao Ngọc Phượng khuynh loát toàn bộ Làng Mai để làm gì nếu không với ý đồ bôi lọ một danh Tăng! Đời người ai cũng trải qua một tình cảm của thuở thiếu thời, nhưng ít có một cuộc tình thánh thiện biến thành cộng sự đắc lực giúp nhau làm nên đại sự­ của một Nhât Hạnh và Chân Không, tương phản với cuộc tình vụng trộm mà Phùng T lẫn Phùng K đều là nạn nhân tình cảm của Võ văn Ái và còn nhiều cô gái cả Âu lẫn Á khác. Có gì là xấu trong cuộc sống đời thường, khác chăng có công gì với đạo pháp và dân tộc. Chuyện cô Chân Không nói đến cờ ba sọc là nhắc đến vụ Đại Hội PG tại Úc vừa rồi đã treo cờ đó mà Võ Văn Ai đóng vai quan trọng trong Đại Hội, cảm thấy cờ đó là biểu tượng xấu, người ta nêu ra tạo mặc cảm cho mình thì tại sao lại treo? Cũng trong bản Thông Cáo Báo Chí đó, phần kết, ông Ai viết: Thứ hai, là phát triển tại VN Dòng Tiếp Hiện của sư Ông. Đây là dòng phái mới trong lịch sử PGVN hiện đại cho phép chư Tăng, Ni có quyền lập gia đình. Suốt thời Pháp thuộc,các sư cũng đã có gia đình, các vùng quê, nhờ thê có người duy trì các cảnh già lam để tiếp nối sinh hoạt PG ngày nay; Cổ Sơn Môn, Lục Hòa Tăng cũng không hiếm kẻ có vợ và ăn Mạng, chỉ khác thế tục chiếc áo và cái đầu, đâu phải đợi lúc sư Ông đưa ra dòng Tiếp Hiện. Ôi cũng vì khuynh hướng chính trị mà gà nhà bôi mặt đá nhau, thật đáng buồn!
Trở lại vấn đề HT T. Quảng Độ không tiếp Thiền sư T.N.H. cũng giống ý nghĩ của ông Ái, Thiền sư về để rửa mặt cho nhà nước VN, và cứu vãn thời hạn 15/3/2005 sắp tới do Mỹ áp đặt, HT Q.Đ không tiếp do quan điểm chính trị nặng hơn tình đồng đạo, do thành kiến hơn lo cho vận mệnh PG, tự mình trói tay cho tổ chức được tiếng thơm hơn là tiếp xúc đánh mất quá trình đấu tranh kiên cường, nghĩa là sợ công lao tranh đấu 30 năm bị tuột sông đổ biển. Thiền sư không nghĩ những ảo danh đó, chỉ cần làm sao phục hồi sinh lực PGVN bị hao mòn bởi chia rẽ, nhưng đồng đạo của Ngài đã dựng vách đồng kiên cố, biến anh em thành kẻ thù, nghi kỵ nhau, tuy không được tiếp xúc với HT T. Q.Đ, nhưng Thiền sư đã lắng nghe tiếng lòng phẩn uất của đồng môn, tìm một cảm thông nào đó để hóa giài. HT Q.Đ cũng viện cớ, chương trình thăm viếng không có tên ngài, phải chăng không tiếp để trả đũa cho vấn đề đó, thực chất giữa hai Ngài không có vấn đề mắc mứu, hẳn nhiên phải có những đợt sóng gợn lăn tăn trong lòng thiền sư trước thái độ kiên quyết đó, Nhưng, để bù lại thất vọng, Thiền sư nhận được tin HT T. Trí Quang cho cái hẹn, tuy cái hẹn ngày gặp không trơn tru dể dàng, nhưng vẫn là điều không bỏ công, nói thế là để so sánh cái được bù cho cái không, thật ra Thiền sư gặp trước H.T.Trí Quang, Ngài đã báo động những khó khăn mà Thiền sư sẽ phải đối mặt; Có lẽ nghĩ tình thầy trò thuở thiếu thời, HT T.Q đã tiếp đón Thiền sư hơn một giờ tại phòng riêng, nội dung không ai rõ, nhưng xoay quanh vấn đề PGVN là điều chắc, rất tiếc, sự hiện diện của Giác Toàn một cách sổ sàng trong việc tiếp mật đó, nội dung chắc gì thông thoáng! Nhưng dẫu sao, phong thái của HT T.Q quyết định cuộc gặp Thiền sư là điều khôn ngoan của người từng lảnh đạo. Sau 1975, thần tượng T.Q một thời của quần chúng Phật tử VN đã mờ nhạt, nhưng uy tín của một bậc chân tu vẫn còn đó.
Vấn đề Tuệ Sĩ nhập thất là việc bình thườnh hay là cớ để tránh một cuộc gặp gỡ? Quan hệ đẳng cấp, Tuệ Sĩ chỉ là học trò của Thiền Sư, uy tín đạo đức cách nhau một trời một vực; Ta nghĩ gì về một Thiền sư bôn ba mấy mươi năm trên xứ người để truyền bá Phật Pháp, thu phục giới trí thức lẫn kẻ bình dân, khi bị trục xuất khỏi VN, với đôi tay trắng và bầu nhiệt huyết đầy lý tưởng, Thiền Sư đã làm nên đại sự, một tầm vóc quốc tế, để khi trở lại thăm quê, Ngài phải hạ mình đi gõ cửa từng người, dù là học trò mình, để xin thăm viếng, được đáp lại bằng một sự im lặng hải hùng, một phũ phàng do quan điểm, chôn vùi tình người và tình đạo sau những cánh cổng chùa! Giả thử Giáo Hoàng về VN, Linh Mục và tín đồ chen nhau tiếp đón chứ bản thân Giáo Hoàng không phải vất vả năn nỉ từng tu sĩ hòa hợp vì vận mạng của tôn giáo mình như vậy! Điểm nầy cho thấy ý thức trách nhiệm giữa hai tôn giáo đối với vận mệnh sinh tồn của tôn giáo mình, ý thức của những tu sĩ lãnh đạo như thế nào và trình độ chính trị của lãnh đạo tôn giáo ra sao!
Rồi đây, những ngày còn lại, thời gian tới về thăm cố đô, cái nôi của PGVN, PG tại đó, ngoài chùa Từ Hiếu, bên Tăng đoàn sẽ đối với Ngài như thế nào, liệu uy tín và tầm vóc của Ngài đủ để hóa giải những thành phần cố chấp hay cũng một nỗi buồn man mát cho những người thiếu tinh thần trách nhiệm. Ra Bình Định, HT T.H.Q có nồng nhiệt đón ngài như một người thân ở xa trở về hay lạnh nhạt như đối với người gõ cửa xin một ân huệ.
Thiền sư được lợi gì cho bản thân trong ba tháng sống trên quê mẹ, vừa thăm viếng chư tôn túc, hàn gắn vết thương âm ỉ của PGVN, hướng dẫn tăng tín đồ tu tập để trở về lại chính mình gỡ bỏ những xơ cứng của tình người và lắng nghe tiếng lòng dân tộc.Thiền sư và các đồng song, tuổi Hạt đã cao, muốn xây dựng một PGVN vững mạnh, muốn tất cả bỏ qua những cố chầp vì tiền đồ Dân tộc và vận mệnh PG, bởi PG suy vi, Dân Tộc không thể cường thịnh; Mỗi người yêu quê hương một cách, bảo vệ Đạo Pháp một kiểu, nhưng không ai có thể độc quyền yêu quê hương và bảo vệ Đạo pháp một mình mà không có sự đoàn kết nhất trí.
Cố chấp, tự ái, kiêu căng...là những công cụ đào huyệt tự chôn sống chúng ta, ai cũng biết thế nhưng không ai thoát khỏi như thế, một nổi buồn chênh vênh cho PGVN hiện tại!

MINH MẪN
28/01/2005

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét