NGÔI CHÙA "BA KHÔNG" Ở BẮC NINH
Đi
theo con đường Hà Nội- Bắc Ninh, đến ki-lô mét 20, nhìn về phía bên
trái, thấy có dải núi đất mọc lên giữa đồng lúa mênh mông. Tại lưng
chừng núi, giữa rừng cây sum suê, thấp thoáng mái chùa cổ kính. Đó là
chùa Tiêu Sơn, tên chữ là Thiên Tâm tự, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Chùa
này đã từng được nhà văn Khái Hưng dùng làm bối cảnh để viết truyện
"Tiêu Sơn tráng sĩ" nổi tiếng. Đây là ngôi chùa thiêng hơn 1.000 năm
tuổi, nay được mệnh danh là chùa "Ba Không":
1/ Không đặt hòm công đức quyên tiền của khách thập phương.
2/ Không cho phép đốt vàng mả, giấy tiền.
3/ Không cúng đồ chay hay đồ mặn.
Ai
tới đây đều được sư bà trụ trì căn dặn: "Đi chùa thì phải tịnh tâm,
không mê tín dị đoan, việc đốt vàng mả và rải giấy tiền không có trong
đạo Phật".
Theo
lời kể của sư bà, cách đây gần 50 năm, tức khi ấy sư bà 34 tuổi, mới về
trụ trì tại chùa. Lúc đó chùa rất hoang vu, đổ nát bởi sự tàn phá trong
chiến tranh Việt - Pháp; mặc dầu chùa rất rộng lớn, đã có từ hơn ngàn
năm và được biết đến là nơi tu thiền của các bậc chân tu đời xưa.
Nói
tới chùa Tiêu Sơn là nói đến thiền sư Vạn Hạnh, vị đại thiền sư đã có
công nuôi dưỡng và dạy dỗ cậu bé "con hoang" Lý Công Uẩn, sau này trở
thành vua Lý Thái Tổ, vị vua anh minh đã đánh thắng giặc Tàu, khai sáng
cơ nghiệp nhà Lý kéo dài hơn 200 năm (thường gọi là nhà Hậu Lý để phận
biệt với nhà Tiền Lý của Nam Đế Lý Buôn).
Điều
đặc biệt hơn nữa là chùa Tiêu Sơn hiện nay đang bảo quản và thờ phụng
nhục thân tức pho tượng bằng xương bằng thịt của thiền sư Như Trí với
dáng ngồi "kiết già" (ngồi thẳng lưng, hai chân xếp bằng tròn, mắt hơi
nhắm, hai tay bắt quyết để trên đầu gối hoặc chắp lại trong lòng giống
như một động tác trong Yoga ngày nay chúng ta thường gọi là "ngồi thiền"
- Đoàn Dự).
Gần
300 năm kể từ khi nhục thân ngài được rước vào tháp, năm 1946, khi
chiến tranh xảy ra, chùa bị nổ nát nhưng các tháp vẫn còn nguyên vẹn với
những bậc đá dẫn lên tháp khá cao.
Dân
chúng trong những năm ấy sợ "pho tượng" nhục thân thiền sư bị xâm hại
nên xây bít tháp lại. Nay, sau gần 70 năm trôi qua, các bô lão còn sống
chợt nhớ, bèn bàn tính với dâng chúng rồi phá cửa tháp, rước nhục thân
vị thiền sư ra. Như vậy, gần 300 năm từ ngày thiền sư viên tịch cộng với
non 70 năm từ ngày tháp được xây bít, song nhục thân của vị thiền sư
chỉ bị hư hại rất ít. Ví dụ hai cẳng tay ngài bị gẩy và mắt bên trái có
một lổ hổng. Đặc biệt, xương ở cẳng tay chỗ gẫy vẫn trắng như xương
bình thường và da thịt khô đét, cứng như gỗ những vẫn giữ được màu nâu
chứ không biến thành màu đen như các xác ướp trong Kim Tự Tháp Ai Cập.
Nhục thân Thiền sư Thích Như Trí.
Tượng
nhục thân thiền sư Như Trí đã được dân chúng mời GS Tiến sĩ Nguyễn Lân
Cường và ê-kíp khảo cổ của ông đưa về Hà Nội phục chế lại hoàn bị, nay
đang được thờ trong lồng kính tại nhà thờ tổ của chùa Tiêu Sơn.
Nhục thân Thiền sư Thích Như Trí sau khi tu sửa.
Ngoài
sự độc đáo về nguồn gốc và là bối cảnh cho tác phẩm Tiêu Sơn tráng sĩ
nổi tiếng của nhà văn Khái Hưng, hiện nay chùa Tiêu Sơn còn được biết
đến là ngôi chùa có một không hai.... Không có hòm công đức.
Nếu
ở các đình, đền, miếu tại các địa phương khác, hòm công đức được bày la
liệt thì ở đây tuyệt nhiên không có một hòm nào cả. Bởi vậy nên không
có cảnh chen lấn lễ bái, bỏ tiền vào hòm xô bồ như thường thấy tại các
di tích khác.
Ngoài
ra, chùa cũng không nhận lễ vật, không cho phép đốt vàng mã, tiền giấy
hoặc rải tiền thật cho người ta nhặt. Nhà chùa cũng khuyến các Tăng Ni,
Phật tử, trên mỗi bát Hương chỉ nên cắm một nén nhang và khi dâng lễ
Phật thì chỉ cúng bằng hoa quả tinh khiết, không cúng đồ chay hoặc đồ
mặn.
Hoan
hỷ phát tâm khi cần tu bổ chùa khi biết chùa Tiêu Sơn không đặt hòm
công đức, nhiều người cho rằng sư bà trụ trì "gàn dỡ", không nhạy bén
với kinh tế. Trước sự chê trách đó, sư bà cười móm mém nói với các phóng
viên: "Gần 50 năm trước, khi về đây trụ trì tôi đã nguyện không lập hòm
công Đức. Cuộc sống tu hành đâu cần nhiều vật chất. Tôi ở một mình, nếu
có hòm công đức lại phải trông coi, nơm nớp lo lắng, đêm ngủ không yên.
Biết tôi không có tiền, trộm nào muốn quấy phá nữa".
Sư
bà Thích nữ Đàm Chính cũng cho rằng chuyện đốt vàng mã, rải tiền thật ở
cửa Phật để cầu Xin Phước đức là chuyện hoàn toàn không có trong đạo
Phật. Nếu đến chùa dâng tiền, cầu xin Tài lộc mà Phật ban cho thì chẳng
hoá Phật nhận hối lộ hay sao? Hoàn toàn sai lầm khi nghĩ rằng hễ có lễ
thì Phật phù hộ độ trì. Đến với đạo Phật là đễ học phương pháp sống an
lành, hạnh phúc cho mình, cho gia đình mình và cho xã hội chứ không phải
để cầu xin với những tham vọng tầm thường.
Sư bà nói: "Điều đáng buồn là hiện nay vấn đề hòm công đức đã trở nên
quá phổ biến, rất nặng nề. Chung quanh chuyện hòm công đức, chuyện ái,
ố, hỉ, được bàn tán khắp nơi hay trên báo chí. Ban quản lý các chùa
chiền, danh lam thắng cảnh cũng tranh thủ tận thu tiền bạc của khách
thập phương. Ở nhiều nơi, khách vừa lo lễ bái vừa lo lấy tiền bỏ vào hòm
công đức. Mỗi lần rút ví là một cơ hội cho kẻ cắp lợi dụng, do đó chốn
linh thiêng bị vẩn đục ngoài ý muốn"
Sư bà giải thích như vậy. Trước sự khang trang rộng lớn của ngôi chùa
vơi những bậc thang lát đá chắc chắn, sang trọng, nhiều khách thập
phương tò mò tự hòi, không có hòm công đức thì chùa lấy đâu ra tiền mỗi
khi tu bổ, xây dựng?
Sư bà cho biết: "Chùa không có hòm công đức nên chẳng có tiền. Khi cần
tu bổ, xây dựng chỗ nọ chỗ kia, tôi nhờ người tính toán dự trù kinh
phí, rồi bàn với ban quản tự, ban quản tự kêu gọi khách thập phương giúp
đỡ. Khi đã nhận đủ tiền rồi thì ban quản tự ngưng lại, không quyên góp
thêm nữa. Số tiền ấy được thể hiện minh bạch qua sổ sách và các chứng
từ".
Được biết, có một đại gia kinh doanh thủy sản ở tận Cà Mau, khi biết
chuyện nhà chùa đang quyên góp để tu bổ và xây dựng thêm những bậc thang
bằng đá, vị đại gia này đã bay ra Hà Nội, rồi tới chùa xin đóng góp 500
triệu đồng. Nhưng điều bất ngờ là ban quản tự từ chối vì chùa đã...
nhận đủ tiền nên không nhận thêm nữa. Sư bà nhẹ nhàng nói với với vị đại
gia: "Con số 500 triệu đồng rất lớn, nếu con đem giúp các trại mồ côi
hay các viện dưỡng lão thì lại càng quý hơn nữa".
Vị đại gia đã làm theo lời sư bà trước khi trở về Cà Mau.
ĐOÀN DỰ GHI CHÉP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét