CHO SỰ NGHIỆP THÀNH
CÔNG BỀN VỮNG
Theo Phật Quang đại từ
điển: TỨ VÔ LƯỢNG còn gọi là Tứ Vô Lượng Tâm, Tứ Đẳng Tâm, Tứ Đẳng, Tứ Tâm.
Bốn tinh thần phải có
của Phật, Bồ Tát để độ khắp vô lượng chúng sanh khiến lìa khổ được vui.
Theo kinh thuyết xứ
trong Trung A Hàm quyển 21 và Luận Đại Trí Độ quyển 20 thì sự giải thích về
thuyết Tứ Vô Lượng Tâm trong A Tỳ Đàm như sau:
1.- TỪ VÔ LƯỢNG: Duyên vô lượng chúng sanh, tư duy về phương pháp làm cho chúng
sanh được vui mà vào Từ đẳng chí.
2.- BI VÔ LƯỢNG: Duyên vô lượng chúng sanh, tư duy về phương pháp khiến cho chúng
sanh lìa khổ mà vào Bi đẳng chí.
3.- HỈ VÔ LƯỢNG: Nghĩ đến việc vô lượng chúng sanh đã lìa khổ được vui, từ đáy
lòng cảm thấy vui mừng mà vào Hỉ đẳng chí.
4.- XẢ VÔ LƯỢNG: Nghĩ đến việc vô lượng chúng sanh, hết thảy đều bình đẳng, không
phân biệt oán và thân mà vào Xả đẳng chí.
Tinh thần trên đây là
tinh thần của chư Phật và Bồ Tát, nhưng hành giả nhập thế và Phật tử tập sự,
vừa hành vừa tập thì mục đích chính là đem niềm vui đến mọi người, giúp cho họ
lìa nỗi khổ. Trong cộng đồng sinh hoạt hay tập thể sống chung, đồng nghiệp,
đồng đạo, đều có thể áp dụng. Áp dụng với tâm vị tha vô tư, không vì mục đích
tư lợi hay vì mục đích phát triển, bành trướng phe phái, tôn giáo, băng nhóm
của mình. Giúp người lìa khổ được vui, lòng mình cũng cảm nhận được niềm hỷ
lạc. Với tinh thần Bồ Tát đạo, niềm hỷ lạc nhìn thấy mọi người lìa khổ được
vui, mình được vui. Niềm vui đó không chỉ riêng cho người mình thương mình giúp
mà giúp và thương không phân biệt thân-thù.
Đây là việc làm rất
khó, nhưng chính cái khó mà áp dụng bởi tâm vô lượng thì kết quả sẽ vô lượng.
Đã vô lượng thì không còn ranh giới thiện ác, xấu tốt, hẳn nhiên bình đẳng tánh
sẽ hiện diện. Trong cuộc sống luôn xuất hiện hai mặt đối lập, nhị nguyên đối
đãi, được mất, hơn thua vì vậy có kẻ thương phải có người ghét; bởi vì mình
hành sự với tâm đối đãi phân biệt, hạt giống hai mặt đó luôn tiềm ẩn trong tàng
thức, khi đối cảnh thì phát sanh một cách vô thức. Người Phật tử luôn ý thức tự
chủ mọi ý niệm khởi phát thì tránh được những hiện tượng phức tạp phát sanh.
Làm chủ được tâm thì họa ít, phước sanh, tránh được đại nạn cho xã hội, cho mọi
sinh linh.
Người đời không hiểu
giáo lý nhà Phật, họ bảo: - "cha mẹ sinh con, trời sanh tánh". Thật
ra tánh tốt-xấu, hiền-ác là những hạt giống tích lũy nhiều kiếp trong Alaiya
thức của mỗi người. Vì sống theo bản năng, không ý thức tự chủ nên khuynh hướng
bất thiện lấn át cái thiện. Tính sân hận là ngọn lửa hoặc âm ỷ hoặc bộc phát có
khả năng đốt cháy mọi công đức, tác hại đến cuộc sống chung quanh. "Nhất
sân chi hỏa năng thiêu vạn khoảnh công đức chi lâm" - chỉ một đóm lửa sân
nhỏ có thể đốt cháy cả rừng công đức. Để đối trị TÁNH SÂN, TÂM TỪ cần phát
triển. TÂM TỪ là ngọn gió mát, là giòng nước lành xoa dịu
nỗi khổ niềm đau trong cuộc sống. Có tâm từ thì TÂM BI luôn xuất hiện, nó kềm hãm mọi hành động bạo tàn hung dữ.
Tâm ganh tỵ hơn
thua thường tạo phiền não khi mình thất bại thua kém, tìm mọi cách tranh đoạt
thắng lợi cũng dễ sanh tâm kiêu ngạo và tạo hận thù cho kẻ khác; thế là ân oán
chập chùng, tạo nhân quả nhiều đời. Người tu Phật thấy kẻ khác thành đạt, mình
sanh tâm hoan hỷ chúc mừng, cho dù đó là kẻ thù thì thù cũng sẽ thành bạn vì
không còn đối thủ tỵ hiềm. TÂM HỶ giúp cho cuộc sống không bị đau khổ và không
có chướng ngại từ ngoài bởi sự đố kỵ.
Tâm bám víu vào thành
bại hơn thua cạnh tranh thì tâm luôn bất an, chẳng những thế, tự tạo một chiến
tuyến đối lập để rồi luôn lo sợ, phiền não luôn rình rập. Ngay cả bám vào việc
thích và không thích, toại nguyện và bất toại nguyện cũng làm cho ta luôn bị
động, thì sự nghiệp được xây dựng trên tâm cảm Tham-sân - si - mạn - nghi cũng
là sự nghiệp xây dựng trên cát không có nền móng vững chắc; chính vì vậy mà sự
nghiệp và cuộc sống luôn bị giao động, bị đe dọa bất cứ lúc nào. TÂM XẢ là loại tâm cảm không có ranh giới giữa mình và người, không có
ranh giới ân-oán thân thù, không chấp thủ điều tốt lẫn điều xấu, buông tất cả
mọi ý niệm phân biệt có thể gây bất an cho mình và gây oán thù đối với kẻ khác.
Đó là trạng thái và công dụng của XẢ. Bốn trạng thái được gọi
là Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ Tát hạnh đưa hành giả vào địa hạt Thánh nhân.
Đối với một tín đồ bình thường, tập hạnh Tứ Vô Lượng Tâm là xây dựng nền
móng vững chắc trong tâm để chuyển hóa ngoại cảnh, giúp tha nhân an vui chính
là giúp bản thân hành sự an lành. Từ đó sự nghiệp cuộc sống được bảo vệ bởi TÂM TỪ, LÒNG BI, TÁNH HỶ và ĐỨC XẢ, làm cho cuộc sống an lạc, cách chuyển họa
thành phúc cho mình và cho cuộc sống chung quanh.
Tứ Vô Lượng Tâm không chỉ áp dụng giữa người và người mà cho
tất cả mọi sanh loài. Vì vậy mà Phật đã cảm hóa cả voi say ác thú, cứu độ
Ambapàli, người phụ nữ lạc bước giang hồ và tận tâm tế độ Angulimàla, tên sát
nhân tàn ác, toan ám hại Ngài. Về sau cả hai đều theo Ngài và hoàn toàn đổi
tánh.
Ðức Phật khuyên dạy:
"TÂM TỪ phải được
rải khắp đồng đều cho mọi chúng sanh, phải bao trùm vạn vật, phải sâu rộng và
đậm đà như tình thương của bà từ mẫu đối với người con duy nhất, chăm nom bảo
bọc con, dầu nguy hiểm đến tánh mạng cũng vui lòng." -- Mettà Sutta
Người áp dụng Tứ Vô
Lượng Tâm trở thành là bạn của tất cả chúng sanh, luôn được chư Thiên hộ trì,
lo gì sự nghiệp trong cuộc sống không bền vững! Muốn Tứ Vô Lượng Tâm được hiệu
quả, ta cần thực tập cho chính mình mỗi ngày, hướng vào nội tâm với ý niệm từng
loại - TỪ - BI - HỶ - XẢ. Khi thực tập nhuần nhuyễn thì hướng đến mọi
người mới có kết quả. Đó là mấu chốt thành công trong sự nghiệp. Bốn tâm này
đối trị bốn phiền não là sân hận, ganh tị, buồn bực và tham muốn. Trong Đại thừa, Bốn tâm vô lượng cũng được gọi là hạnh Ba-la-mật-đa.
Tóm lại, một sự nghiệp
bền vững, một cuộc sống an lành, không thể xây dựng bởi tiền của, thế lực và
thủ đoạn mà Tứ Vô Lượng Tâm là
chất liệu căn bản bền vững cho mọi thành đạt.
MINH MẪN
02/01/2016
Xin cảm ơn cư sĩ đã cho con biết rõ hơn thế nào là Tứ Vô Lượng Tâm
Trả lờiXóatu bep gia re
thiet ke nha dep