Có câu chuyện như thế này:
Một người cảm thấy cuộc sống quá nặng nề, bèn đi tìm nhà triết học Platon cầu mong kiếm được con đường giải thoát.
Platon
chẳng nói chẳng rằng, chỉ đưa cho ông ta một cái sọt bảo ông đeo lên
vai, đồng thời chỉ vào một con đường lổn nhổn đất đá nói:
- Mỗi khi anh bước đi một bước thì nhặt một hòn đá cho vào sọt, xem thử cảm giác như thế nào.
Người này bắt đầu làm theo lời Platon, còn Platon thì bước nhanh đến đầu kia của con đường.
Được một lúc, người kia đã đi đến con đường. Platon hỏi anh ta cảm thấy thế nào. Người kia nói:
- Tôi cảm thấy càng lúc càng nặng!
Đây chính là nguyên nhân giải thích tại sao, anh cảm thấy cuộc đời ngày càng nặng nề. Platon nói:
-
Mỗi người khi đến thế giới này, đều đeo một cái sọt rỗng, mỗi một bước
đi trên con đường đời, anh ta đều nhặt một thứ gì đó từ trong thế giới
này để bỏ vào sọt, cho nên càng đi càng cảm thấy mệt mỏi.
- Có cách nào có thể giảm bớt gánh nặng này không?
Platon hỏi ngược lại anh ta:
- Vậy anh có đồng ý vứt bỏ đi một trong các thứ như công việc, tình yêu, gia đìnhhay tình bạn không?
Người kia nghe xong, im lặng.
Nếu thấy khó có thể vứt bỏ thì đừng nghỉ đó là gánh nặng nữa, mà nên nghĩ đến niềm vui mà nó mang lại. Cái sọt của mỗi người trong chúng ta, không những chứa đựng ân huệ mà Ông Trời ban cho chúng ta, mà còn có trách nhiệm và nghĩa vụ.
Khi anh cảm thấy nặng nề, có lẽ anh đừng vội buồn, có thể cái sọt của
kẻ khác còn to hơn, còn nặng hơn của anh nhiều. Nếu cứ nghĩ như thế,
chẳng phải trong sọt của anh… sẽ bớt nỗi buồn hay sao?”
Người kia nghe xong chợt hiểu ra.
Câu hỏi của Platon, ta cũng nên thường xuyên tự hỏi lòng mình:
“Tôi muốn từ bỏ những gì tôi đang gồng gánh được không? ”
Đời…
có biết bao nhiêu thứ nặng nề hằng ngày “hành hạ” ta, nếu ta “để tâm”
đến nó, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn. Nhưng nhiều khi chúng ta quên một
điều khá quan trọng, đó là cuộc sống thường có hai mặt, mặt nổi và mặt
chìm. Mặt được phơi bày và mặt bị ẩn khuất.
Nếu chúng ta chỉ thấy mặt nổi của một sự việc, và vì nó vừa ý hay không vừa ý ta, ta sẽ vấp phải sự kết luận vội vàng, và từ đó, ta cũng vội buồn, vội vui.
Đời… cái vừa ý ta thì ít, mà cái không vừa ý ta thì nhiều, nên nhiều khi chúng ta dễ “chán đời! ”
Làm sao mà “yêu đời” được, khi nhìn chung quanh ta toàn là những điều làm ta mệt mỏi, gánh nặng, cô độc ?!…
Bình
tâm suy nghĩ, ta sẽ thấy, một sự việc xẩy ra, có thể đối với người này
là quá sức tồi tệ, nhưng đối với người khác là chuyện “bình thường”, có
khi nó còn mang ý nghĩa tích cực nữa là khác.
Có một lần một người chòm xóm than phiền với một cụ già:
Nhà
bên cạnh vừa mua dàn Karaoke. Trời ơi, con nhỏ gái trong nhà hát thiệt
là kinh khủng, nó hát ngang như cua bò, còn thằng con trai thì gào thét
đinh tai nhức óc. Nghe mệt mỏi làm sao!
Cụ già bình thản trả lời:
Tôi
cũng thấy vậy, nhưng nếu mấy đứa đó mà đi ăn nhậu chơi bời, trộm cắp
phá phách chòm xóm, thì còn đáng lo hơn. Đúng là việc chúng nó làm,
chúng ta phải chịu đựng khổ sở, nhưng dù sao, nó cũng an toàn…
Như vậy, “gánh nặng cuộc đời” còn tùy thuộc vào ta nhìn nó ở góc cạnh nào.
Nếu ta chỉ nghĩ tới mình, niềm vui phải làm sao hoàn toàn theo ý riêng ta, chắc chắn gánh cuộc đời càng nặng trĩu
Niềm vui đến chỉ từ sự ích kỷ, niềm vui đó không tồn tại dài lâu được. Vì niềm vui ích kỷ, nó luôn hẹp hòi, bé nhỏ, nó không thể chịu đựng được những cơn lốc cuộc đời,
vốn đòi hỏi con người biết cùng nhau chống đỡ. Sống có nhau, vì nhau,
biết hợp đoàn, đỡ nâng, chung sống, chia sẻ, bảo vệ nhau.
Niềm vui cô đơn như hoa nở một mình, phơi hương tỏa sắc trơ trọi một mình, rồi héo tàn một mình, đơn độc và vô nghĩa.
Voltaire đã nói: “Chỉ hay cho mình, tức là không hay cho ai nữa”. Chỉ mang gánh nặng một mình, dù đó là gánh vàng bạc ngọc ngà, mà không cho ai, vì ai, thì mang gánh nặng đó để làm gì?
Chính vì tha nhân, vì những người thân yêu, vì tình người, vì đồng loại, mà những gánh nặng cuộc đời được thăng hoa thành
những niềm vui cao cả, tuyệt vời. Những gì tưởng chỉ là nước mắt khổ
đau, hóa ra… chúng biến hóa một cách mầu nhiệm thành những nụ cười hạnh
phúc.
2. Chối từ “gánh nặng cuộc đời”?
Thật
sự có người đã tìm cách trút bỏ gánh nặng cuộc đời bằng cái chết! Thật
ra, cái mà họ cho là “gánh nặng”, có khi chính là “hạnh phúc” Trời ban
cho họ, thật đáng tiếc, họ không nhận ra, không hay biết!
Platon, trong câu chuyện trên, đã nói: “Cái sọt của mỗi người trong chúng ta, không những chứa đựng ân huệ mà Ông Trời ban cho chúng ta, mà còn có trách nhiệm và nghĩa vụ.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét