QUAN NIỆM VỀ LINH HỒN THEO TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC
2.QUAN NIỆM LINH HỒN THEO CÁC TRIẾT GIA?
- Người Tây phương gọi linh hồn là Âme, Soul (Pháp, Anh, Mỹ) hay Psyché (Hy Lạp) hoặc Seel (Đức) có nghĩa là sự sống, tinh thần, ý thức
- Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay Linh
tính của con người, là ý thức, tư tưởng của con người. Theo Tự điển và Danh từ
triết học của Trần Văn Hiến Minh thì Hồn là nguyên sinh lực hội tụ nơi sinh
vật. Linh hồn là cái yếu tố quyết định quan trọng. Nhờ linh hồn mà sinh vật
mới có sự sống.
-
Linh hồn trong nhiều truyền thống tâm linh, triết học, và tâm lý truyền thống
là bản chất tinh thần (incorporeal) và bất tử của một người.
Thường thì linh hồn được hiểu
là phần tinh anh, cái tinh thể, tinh thần của con người, đối lập với vật chất,
với bất cứ cơ quan sinh học nào của cơ thể.
-
Theo cách hiểu thông thường, linh hồn là một nguyên lý phi vật chất
(immaterial principal), kết hợp cùng với thể xác, kiến tạo nên một thực thể
con người hoặc sinh vật hữu cơ hoàn chỉnh. Linh hồn là phần sâu nhất sự tồn
tại, sâu hơn cả tâm hồn chúng ta. Nó chính là “con chip” mà Thượng Đế đã tạo
ra và đặt vào bên trong con người. Người đời thường tự hỏi cái gì ở trong
người mình mà nói liên tục dù không phát ra âm thanh. Nó bảo mình đừng làm
trước một việc ác hay sái quấy; nó cũng bảo mình nên làm hay phải làm trước
một việc thiện. Người đời hay gọi đó là tiếng nói của lương tâm, tuy “vô thinh”
không phát ra âm thanh nhưng khi nhẹ nhàng, khi mãnh liệt. Muốn nó ngưng lại
không phải dễ. các nhà yoga, các vị tu hành cố công tìm cách định cái trí này
bằng phương pháp tham thiền nhưng rất khó có kết quả. Nguyên lý phi vật chất
này đã gián tiếp cho con người biết có cái gì phi vật chất, thiêng liêng gọi
là “LINH” có trong con người. Linh hồn không thể là cái có hình dạng hoặc có
thể thấy được qua mắt người... bởi vì nếu là hữu hình thì làm sao linh hồn đi
vào thể xác được?
2.QUAN NIỆM LINH HỒN THEO CÁC TRIẾT GIA?Từ thời cổ đại xuất hiện thuyết nói về linh hồn đó là thuyết vạn vật linh (hay thuyết linh hồn nguyên thủy: Animism). Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cẩy đất đá cũng đều có linh hồn. Quan niệm này còn bàng bạc trong dân gian và ta cũng đã thường gặp lại trong các câu như: "Hồn thiêng sông núi" "Hồn nước"...
Bắt đầu từ Homère, vấn đề “linh hồn” đã được đề cập đến trong lịch sử tư tưởng – triết học của loài người, kể từ thế kỷ thứ VII trước Tây lịch,với nhiều quan niệm và nhận thức khác nhau. Cho đến khi nền văn minh cổ Hy Lạp tiếp xúc với đạo Saman (Chamanisme), một loại hình tôn giáo sơ khai phổ biến ở Siberia và các vùng lân cận, thường tổ chức các cuộc tiếp xúc với linh hồn người chết, thì do ảnh hưởng của đạo này, một số tác giả Hy lạp, trong đó có Pythagore, Empédocle cho rằng trong con người tồn tại một linh hồn hay một “cái ngã” có nguồn gốc thần thánh, mà bằng các phương pháp và kỹ thuật thích hợp, có thể tách rời linh hồn ra khỏi thể xác.
Trong số các tác giả Hy Lạp cổ, có lẽ Platon, cùng với Aristote, là những
triết gia đã đưa ra được một lý thuyết tương đối hoàn chỉnh về linh hồn.
Socrates bảo linh hồn là tinh thể (Essence). Platon giảng rằng linh hồn bao
gồm lý trí (Logos), tình cảm (Thymos) và ái dục (Eros). Aristote định nghĩa
linh hồn là hoạt tính của một cơ thể sống và cho rằng linh hồn sẽ mất đi khi
cơ thể không còn nữa, giống như hoạt tính của con dao là cắt, khi con dao bị
hư hoại thì hoạt tính cắt không còn nữa (xem De Anima - Về Linh hồn). Chịu ảnh
hưởng sâu xa từ học thuyết nhị nguyên luận. Platon cho rằng linh hồn có thể
hiện hữu một cách độc lập đối với thể xác và nó chỉ ở trong một trạng thái
“thuần khiết” khi nào nó được giải thoát ra khỏi ngục tù – cơ thể. Platon cũng
đã đưa ra nhiều luận chứng khác nhau để chứng minh về sự “bất tử” của linh hồn.
- Bản chất (nature) của linh hồn là ánh sáng (light), tình thương (love) và
cảm thông (understanding).
- Linh hồn chỉ là tên gọi chung vì nó ở dưới ba trạng thái (aspect):
- Sinh hồn (Animal soul)
- Nhân hồn (Human soul)
- Hồn Thiêng, Linh (Spiritual soul).
- Linh hồn là thực thể biết nhận thức, được tạo ra qua sự phối hợp của CHA-TINH
THẦN VÀ MẸ-VẬT CHẤT. Đó là cái mà trong giới thực vật, thí dụ, tạo ra sự đáp
ứng với tia nắng và trổ nụ. Đó là cái mà trong giới động vật, khiến con chó
biết săn mồi, theo đuổi sự sống bản năng và yêu thương chủ nó. Đối với con
người, đó là cái giúp con người vừa là chủ thể tri giác (perceiver), vừa là
diễn viên (actor), vừa là kẻ đứng ngoài cuộc (onlooker). Điều này cho phép con
người khám phá ra rằng: linh hồn của mình có ba phần, một phần đáp ứng với
sinh hồn (THÚ), một phần hướng về Hồn Thiêng (PHẬT) của mình. Nhân hồn (người)
ở giữa bị lôi kéo. Chính sự kiện này lôi cuốn con người con người vào sự dằn
vật của nội tâm.
Khoa học không trả lời được những câu hỏi về linh hồn vì khoa học chỉ giải
thích được về vật chất mà thôi.
Do các nghiên cứu con người sau chết đang được tiến hành và đã nhận thấy có
dấu hiệu của tình trạng thoát “khí” một dạng năng lượng khỏi cơ thể con người,
có sự tụ tán theo quy luật của các thể “khí” đó, dẫn đến sự nghi vấn có tồn
tại linh hồn. Mặt khác cũng đã có nhà ngoại cảm tìm được mộ thật được xác định
sau khi thử ADN, cũng như có những hiện tượng khoa học chưa giải thích được
như thần giao cách cảm, giác quan thứ 6, giấc mơ tiên đoán, kinh nghiệm cận tử…
nên các nhà khoa học từ thế kỷ 20 đã tập trung nghiên cứu về linh hồn.
- Ký
giả Báo Paris Match là Patrice Van Eersel đã viết cuốn sách nhan đề "La Source
Noire", trong đó ông trình bày những trường hợp đặc biệt về những người chết
đi sống lại mà những nhà khoa học, những giáo sư, bác sĩ tại các Đại Học Hoa
Kỳ đã lưu tâm nghiên cứu. Theo đó, phần lớn những người chết đi sống lại ấy
đều không ít thì nhiều đã có những cảm nhận lạ lùng là thấy... "hình như" họ
đã thoát khỏi thân xác trong một khoảng thời gian tương ứng với lúc họ mê man
bất động. Điều đặc biệt là "họ thấy chính họ" đang nằm chết.
- Trường hợp nổi bật nhất cũng là chứng cớ sôi nổi nhất đã do chính Văn Hào
Emest Hemingway kể lại trong lần bị thương nặng đến thập tử nhất sinh nơi
chiến trường trong trận thế chiến thứ 2. Ông đã thấy rõ ràng chính ông đã
thoát ra khỏi cơ thể của ông giống như như hình ảnh của việc lôi cái khăn tay
ra khỏi túi áo, rồi sau đó ông thấy chính mình trở lại, nhập vào cái thân xác
của chính mình lúc hồi tỉnh... Chính sự kiện này đã là nguyên nhân thúc đẩy
ông viết cuốn: Giã từ vũ khí (A Farewell to Arms) rất nổi tiếng
trên thế giới.
- Đề tài Out of body đã được nói nhiều trong cuốn Life after Death
(Đời sống sau khi chết). Theo nhà nghiên cứu hiện tượng vừa nói là Jim
Hogshire thì các nhân chứng thường là bác sĩ, y tá, bệnh nhân... không những
chính bản thân của người bị nạn thấy "hồn" mình thoát khỏi cơ thể mình vào lúc
họ thiếp đi vì tai nạn, mổ xẻ...Bác sĩ Josef Issels, (bác sĩ nổi danh về khoa
ung thư ở Đức) cho rằng: hiện tượng người chết "xuất hồn" là chuyện mới nghe
qua có vẻ kỳ bí và phản khoa học. Nhưng đó là một vấn đề trước mắt mà giới y
khoa cần phải lưu tâm. Nếu xét theo hiện tượng Vật lý thì hơi ra từ nắp ấm
nước cho thấy nước đã bắt đầu sôi thì khối hơi trắng đục thoát ra khỏi cơ thể
bệnh nhân là dấu hiệu của sự chết bắt đầu. Cái khối hơi ấy là hồn, là linh hồn
hay gì đó thì cũng chỉ là tiếng gọi mà thôi. Điều quan trọng là khoa học cần
lưu tâm nghiên cứu xem đó là gì? Và phần thoát ra khỏi cơ thể ấy sẽ đi đâu?
Nhiệm vụ nó là gì?... "
- Giáo sư C. J. Ducasse là một trong những nhà triết học và khoa học tự nhiên
nổi tiếng đã tìm cách lý giải những gì mà hiện nay giới khoa học đang bàn cãi
sôi nổi về sự kiện có hay không cái gọi là hồn hay linh hồn và sự rời lìa của
hồn khỏi xác khi chết. Theo giáo sư thì hiện nay, các nhà nghiên cứu và ngay
cả các nhà khoa học đã dấn thân vào lãnh vực tìm hiểu sự thật của vấn đề. Họ
đã thu thập vô số trường hợp có liên quan, những mô tả về điều mà họ gọi là
linh hồn, về sự liên kết giữa linh hồn và thể xác qua một vật thể giống như
một sợi dây. Sự rung động đầy sức sống của sợi dây ấy và cả trường hợp sợi dây
liên hợp ấy đứt rời để cái gọi là "hồn" tách lìa khỏi thể xác cũng được nhiều
người mô tả, sự mô tả thường đồng nhất và nhân chứng không phải chỉ có người
lớn mà còn là trẻ con, sự kiện mà chúng chưa bao giờ nghe, đã thấy hay đã đủ
khả năng nghĩ tới.
- Trong cuốn Life after life (đời tiếp nối đời) của bác sĩ
Raymond A. Moody cũng có nhiều đoạn mô tả những hình ảnh, ánh sáng và màu sắc
lạ lùng như đầu tiên họ thấy một vùng ánh sáng hình quả cầu xuất hiện ở góc
phòng, ngay dưới trần phòng. Khối cầu sáng ấy có năng lực lạ lùng nâng nhẹ họ
lên rồi sau đó họ thấy mình ở trên cao và nhìn xuống thân xác mình nằm bất
động trên giường. Họ nhìn lại cái thể mới của họ cái thể vừa thoát ra khỏi
thân xác. Cái thể mới này giống như sương khói, có pha chút màu sắc xanh lơ,
màu cam và màu vàng. Cái thể ấy họ gọi là "cái hồn". Hồn ấy có dạng hình bầu
dục. Hồn họ chuyển theo khối cầu sáng ấy, họ như được đẩy đi hay nói khác đi
là được
khối cầu hút theo nó. Họ cho biết lúc bấy giờ họ nhẹ như tơ và lòng thanh thản
vô biên. Họ xuyên qua tường, xuyên qua những cây cột ở hành lang bệnh viện,
xuyên qua các tầng lầu để xuống tầng dưới các cửa dù đóng
hay mở họ đều đi xuyên qua, xuyên qua cả các nhân viên ở bệnh viện nữa. Điều
kỳ lạ là họ không biết vận tốc của sự chuyển dịch, nhất là nhận thức về tốc độ.
Mỗi lần đền gần sát một vật cản như bức tường, cánh cửa họ đều thấy tất cả như
tan biến hết và trống không vì thế mà họ xuyên qua dễ dàng. Trong thời gian di
chuyển họ thường nghe bên tại như có lời khuyên bảo hay chỉ dẫn và cái âm
thanh lạ lùng kia xa vắng mông lung khó diễn tả được.
- Giáo sư H. H. Price (tại Đại học Oxford) cho rằng: Linh hồn của con người là
một phương tiện của ý thức hay nói rõ là hơn là một công cụ của sự hiểu biết
và trong cuộc sống, từ cổ đại đến nay. Kinh nghiệm ở mỗi con người đã có được
những sự kiện để chứng minh rằng có cái gì đó ngay trong thân xác họ. Nhiều
chứng nhân và nhiều sự kiện được chứng minh về sự hiện hữu của linh hồn và còn
khẳng định rằng linh hồn không chỉ đơn thuần là một thể luân phiên thay đổi
cho thân xác mà còn là một thể siêu việt hơn nhiều vì giữ những vai trò then
chốt, quan trọng trong vấn đề suy nghĩ, cảm nhận, cũng như là cầu nối cho
những cuộc sống khác ...
Tóm lại: Hiện tượng về sợi dây liên kết giữa thân xác người chết và phần giống
như sương khói thoát ra từ thân xác ấy mà người ta thường gọi là hồn hay linh
hồn đã là sự kiện mà các nhà khoa học và nhất là giới y học hiện nay quan tâm
và ra sức nghiên cứu đời sống sau khi chết... Kênh truyền hình CNN đã chiếu bộ
phim LIFE AFTER LIFE trong đó phỏng vấn những người từng chết đi sống lại và
cố tìm cách ghi lại hình ảnh những gì có được lúc con người vừa trút hơi thở
cuối cùng. Một số hình ảnh chụp được khối hơi thoát ra từ cơ thể người mới
chết, nhưng những nhà nghiên cứu còn muốn thu được những hình ảnh rõ ràng về
sợi dây bạc (Silver core). Theo một số lớn các nhà khoa học thì hình ảnh cho
thấy khối siêu vật thể ấy khi tách khỏi cơ thể tức là sự sống không còn, giống
như giòng điện đã ngưng truyền nguồn điện lực vào cái máy.
*****
QUAN NIỆM LINH HỒN THEO CÁC TÔN GIÁO
5.1
Sau khi đạo Phật mất ảnh hưởng trên đất Ấn Độ, Bà la môn giáo được cải biên
thành Ấn Độ giáo (Hinduism). Đặc trưng của Bà La Môn giáo là công nhận Brahma
(thần Sáng tạo), Vishnu (thần Bảo tồn) và Shiva (thần Hủy diệt) làm ba vị thần
linh tối cao.Theo
Ấn Độ giáo thì linh hồn là thực thể vô cùng quan trọng đối với mọi vật thể
sống. Linh hồn được gọi là Atman và do đấng toàn năng Brahma tạo ra. Tất cả
mọi loài sống trên quả đất này đều có linh hồn. Linh hồn giúp sự tái sinh
chuyển hóa. Linh hồn chuyển hoán từ thân xác này qua thân xác khác để trải qua
một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên
kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.
Tóm lại, theo Ấn Độ Giáo tiến trình giải thoát cá nhân chính là tiến trình thể
nhập và đồng nhất tiểu ngã (atman) với đại ngã Brahma.
5.2
Mục đích cuối cùng của một người theo Kỳ-na giáo là đạt lấy giải thoát tối hậu
(moksha), chấm dứt luân hồi. Người Kỳ-na tin vào thuyết nghiệp và tái sanh,
xem cái chết chỉ là một sự thay đổi sự hiện hữu nên họ không khóc than khi có
người thân qua đời. Thêm nữa, người Kỳ-na tin rằng, sau khi qua đời người ta
sẽ tái sinh ngay lập tức, cho nên họ không tổ chức cúng giỗ hay làm lễ tưởng
niệm ngày mất của người quá cố. Người Kỳ-na tin rằng linh hồn (jīva) của
một người sẽ tái sinh ngay và linh hồn ấy sẽ hoàn toàn quên đời sống kiếp
trước. Cái chết chỉ là sự đánh dấu một sự chuyển tiếp của đời sống không cùng
tận, cho nên khóc than hay cúng giỗ là không cần thiết.
5.3
Sau Phật giáo và Kỳ-na, Sikh là tôn giáo có nguồn gốc ở Ấn đã phản đối hệ
thống đẳng cấp của Ấn giáo, và cũng nêu cao sự bình đẳng. Đạo Sikh xem cái
chết là một tiến trình tự nhiên và cũng là ý muốn của thần linh. Do đó, đạo
Sikh khuyên tín đồ của mình không nên than khóc khi có người thân qua đời. Bởi
vì thân xác của một con người chỉ được xem như một nơi chốn để linh hồn cư ngụ
tạm thời, cho nên đạo Sikh không xem trọng việc lập bia mộ cho người chết.
Kinh Xuân Thu, theo Đổng Trọng Thư, đưa ra hai ý niệm triết lý và đạo giáo sau
đây:
- Trời Người có quan hệ mật thiết với nhau,
- Con người đúng với danh nghĩa của nó, phải toàn thiện, hoàn hảo như Trời.
Đổng Trọng Thư cho rằng sách Xuân Thu cốt là để xiển minh cái quan niệm THIÊN
NHÂN TƯƠNG DỮ, Nghĩa là Trời và Người có quan hệ mật thiết với nhau. Trời là
Tổ của vạn vật, là tổ của con người. (Xem Trần Trọng Kim, Nho giáo, quyển II,
tr. 35). Tức là, trong con người đã sẵn có Thiên Chân, Thiên tính, và đã sẵn
có mầm mộng hoàn thiện. Con người có bổn phận làm triển dương mầm mộng hoàn
thiện ấy, cho tới tinh vi cao đại. Chính trị có bổn phận hướng dẫn, giáo hoá
dân, thành toàn sứ mệnh cao cả ấy. Trung Dung cho rằng bản tính con người là
Thiên tính. Nói nôm na bản tính con người và bản tính Trời là một. Tức là sau
những bộ mặt nạ hoá trang mà sân khấu đời đã bắt ta mang, sau những lớp bùn
đất thời gian, ngoại cảnh của những con nguời đang luân lạc trong chốn hồng
trần, còn có bộ mặt vô cùng xinh đẹp của con người thật sự ẩn khuất ở bên
trong. Bộ mặt đó, người Á Đông thường gọi là Bản Lai Diện Mục. Muốn
theo đạo Trời, muốn theo Thiên lý, con người chỉ cần lắng nghe tiếng gọi của
lương tâm:
·
Một là trời chẳng hề xa con người.
·
Hai là con đường dẫn người tới Trời đã có sẵn ngay trong tâm hồn mỗi một người.
Đức Phật, tuỳ căn cơ tùng đệ tử đã tiến hành song song hai phương pháp giảng
giáo: Đối với quần chúng Ngài dạy Hiển Giáo hay Quyền Giáo, tức là dạy về phần
Hình, Danh, Sắc, Tướng của vũ trụ và của con người.
Còn đối với những đệ tử có thượng căn, Ngài dạy Mật Giáo hay Thực Giáo, tức là
dạy về Chân Tướng vũ trụ và con người.
Ngài cho thấy rằng: Dưới những lớp lang hiện tượng biến thiên của vũ trụ và
của tâm thân con người, sinh sinh diệt diệt, khổ ải lao lung, biến thiên, còn
có Chân Tâm hằng cửu của trời đất, bất sinh, bất diệt.Trong
suốt đời Đức Phật, Ngài đã tránh né không trả lời, hoặc không đưa ra một lập
trường dứt khoát về những vấn đề triết học trọng đại như:
- Vũ trụ vô hạn hay hữu hạn?
- Vũ trụ có vô thỉ vô chung?
- Con người có Ngã hay không có Ngã.
Đối với những vấn đề trên, Ngài thường hoàn toàn yên lặng, khi có người chất
vấn. Sự yên lặng của Đức Phật được hiểu như đó là những vấn đề” bất khả tư
nghị”. (Chữ Sanskrit dùng để chỉ bất khả tư nghị là Avyakata hay
avyakrtavastuni). Yên lặng sẽ tránh được tranh chấp.Tuy nhiên yên lặng không
có nghĩa là phủ nhận, cũng không có nghĩa là tán đồng.Trong quyển Đại thừa
Phật giáo tư tưởng luận, nơi trang 199-200,
ta
thấy bác sĩ Kimura Taken nhận định như sau: Bây giờ nếu đem tất cả những điều
đã trình bày ở trên mà nghiên cứu một cách thấu triệt, thì ít nhất mọi người
phải thừa nhận những sự thực sau đây:
·
Vạn
hữu tuy là lưu chuyển, song trong cái lưu chuyển đó vẫn có cái phép tắc thường
hằng.
·
Trong
lưu chuyển giới này vẫn có Niết Bàn giới thường hằng bất biến.
·
Dù là
Lưu chuyển giới hay Niết Bàn giới, nếu truy nguyên ra, thì rốt ráo cũng chỉ là
cái tâm của chúng ta.
·
Sau
hết cái chân tướng kể trên chỉ được nhận ra khi nào chính trí và chính niệm đã
xa lìa sự thiên kiến và chấp kiến...
Bà Rhys Davids, một học giả lỗi lạc về Tiểu Thừa, và thông thạo tiếng Pali, đã
chứng minh rằng Đức Phật không bao giờ dạy rằng Chân Tâm là hư ảo, hay Atman
là hư ảo, mà chỉ dạy rằng không thể tìm thấy được Chân Thường Hằng Cửu, hay
Chân Tâm, Chân Ngã, trong cái tâm thân phiến diện, kết cấu bởi Ngũ Uẩn. Bà
Rhys Davids, và ông Humphreys đã chứng minh rằng trong Tạng Kinh viết bằng
tiếng Pali, nhất là trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada), Đức Phật đã dạy con người
có hai thứ Ngã: Đại Ngã và Tiểu Ngã, và không hề dạy rằng Đại Ngã hay Atman là
hư ảo. Bà Rhys Davids và ông Humphreys cho rằng thuyết An-atta (không
có Ngã = Not Self) là do một sự hiểu lầm của nhiều người theo Tiểu Thừa, hay
Nguyên Thủy. Bà Rhys Davids chủ trương dứt khoát rằng:
– Đức
Phật không nói rằng không có Đại Ngã, mà chỉ nói rằng Đại Ngã không phải do
Ngũ Uẩn cấu tạo nên, Đại Ngã không phải là thân là ý, mà Đại Ngã siêu xuất lên
trên Ngũ Uẩn, lên trên thân ý.
– Đức
Phật chấp nhận cái tinh hoa của Bà La Môn giáo, chấp nhận Đại Ngã (Atman) nội
tại là lý tưởng cuộc đời, và dạy làm thế nào để đạt tới Atman nội tại, thực
hiện Atman nội tại. Ngài cho rằng phương pháp để đạt tới Atman nội tại là
giới, định, tuệ, chứ không phải là hình thức lễ nghi bên ngoài.
Bà dịch mấy câu quan trọng sau đây trong kinh Mahaparanibbana Sutta (Đại
Niết Bàn) 11-13:
Attadipa viharatha attapatisarana.
Dhammadipa viharatha, dhamma patisarana, n'anna patisarana
«Các thày hãy lấy Đại Ngã là đuốc sáng, lấy Đại Ngã làm nơi nương tựa, hãy
lấy Giáo luật (các định luật thiên nhiên, vĩnh cửu) làm đuốc sáng, làm nơi
nương tựa, chứ đừng cậy trông chi khác.»
Bà Rhys Davids là một người rất giỏi tiếng Pali, và đã để cả đời nghiên cứu
về Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada) mà chủ trương chính yếu là không làm gì
có «hồn vĩnh cửu». Bà đã lẩy ra rất nhiều đoạn kinh Tiểu Thừa để chứng minh
rằng Đức Phật không hề dạy rằng Chân Ngã con người là hư ảo, mà chỉ dạy rằng
không thể tìm thấy Chân Ngã đó, không thể tìm thấy được Chân Thường hằng cửu,
trong cái thân phiến diện kết cấu bởi Lục Căn, Lục Trần, Lục Thức, bởi Ngũ Uẩn
biến thiên.
Bà Rhys Davids và ông Humphreys đã chứng minh rằng trong Kinh Tạng viết
bằng tiếng Pali, nhất là trong Pháp Cú Kinh (Dhammapada), Đức Phật đã
dạy rằng con người có hai thứ Ngã: Đại
Ngã và Tiểu Ngã, và không hề dạy rằng Đại Ngã là hư ảo. Bà
Rhys và ông Humphreys cho rằng thuyết An-Atman (không có Ngã = Not-Self) là do
một sự hiểu lầm của nhiều người theo Tiểu Thừa.
Bà Rhys Davids tóm tắt sứ mạng của Đức Phật như sau:
«Ngài bắt đầu sứ mạng Ngài bằng cách khuyên mọi người tìm cho ra Chân Tâm,
Chân Ngã (Atman), sau đó kết thúc bằng lời chỉ dạy con người phải lấy Chân Tâm,
Chân Ngã mình, làm đèn soi, và làm nơi nương tựa cho mình.» Và bà dẫn
chứng bằng hai câu kinh Pháp Cú: «Đại Ngã là Chúa của tiểu ngã, và
là mục đích của nó.»
Phật giáo mới phân Chân Tâm, Vọng Tâm, Chân Ngã, Vọng Ngã.
Vọng Tâm, Vọng ngã gồm tất cả những trạng thái biến thiên của tâm hồn, gồm
thất tình, lục dục, tri giác, cảm giác, hoài bão, lý luận, tư tưởng, sinh sinh,
diệt diệt với các hiện tượng bên ngoài. Còn Chân Tâm, Chân Ngã thời tế vi,
huyền diệu, bất biến trường tồn.
Chân Tâm, Chân Ngã còn gọi là Đại Ngã. Vọng tâm, Vọng Ngã gọi là Tiểu Ngã. Đại
Ngã là có. Tiểu Ngã là không.
Tìm ra được Chân Tâm tiềm ẩn dưới lớp Vọng Tâm, các hiền triết Phật Giáo mới
chủ trương con người ngoài ngũ quan và ý thức, còn có đến tám thức: nhãn thức,
nhĩ thức, tị thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, Mạt Na thức, A lại Da thức.
Ý thức là Vọng Tâm, mà A Lại Da thức chính là Chân Tâm. Còn Mạt Na thức ở giữa
đóng vai môi giới. Khi mê thì Mạt na đóng vai vô minh chỉ liên lạc được một
chiều từ Chân Tâm ra Vọng Tâm, thành thử Vọng Tâm không bao giờ nhìn nhận ra
được Chân Tâm. Khi Ngộ thì Mạt Na đóng vai Bát Nhã, thành con thuyền đưa người
từ bờ Vọng Tâm cho tới bến Chân Tâm, lúc ấy sự liên lạc sẽ hoàn tất cả hai
chiều.
Đại
Ngã là Phật Tính, là Chân Như, là căn cốt của tạo vật và của con người; vĩnh
cửu, trường tồn, chân thường, bất biến, bất hoại. Còn Tiểu ngã là vọng tâm của
mỗi người, kết cấu bằng những tầng lớp hình ảnh, tư tưởng, dục tình, biến
thiên, vô thường, vô định.
Trở về Đại Ngã Đại Đồng, Chân Ngã vô tướng, tức là không còn cái mình nhỏ
nhoi, hèn mọn nữa, và sẽ trở thành Pháp Thân uy nghi, trang trọng, phổ biến,
phổ quát. Đạt tới Đại Ngã là đạt tới Niết Bàn.
Nhiều người theo Phật giáo chỉ chú trọng đến vô thường, vô ngã (Anatta, Anatman)
mà quên mất Chân Thường, Chân Ngã. Như vậy mới là biết Biến Thiên chưa biết
Hằng Cửu, mới biết hiện tượng chưa biết Bản Thể, mới biết Luân Hồi chưa biết
Niết Bàn. Biết Hiện Tượng, chưa biết Bản Thể gọi là Mê; thấy Bản Thể mà không
thấy hiện tượng cũng chưa gọi được là Ngộ. Giác Ngộ là phải thông suốt lẽ biến
hằng, thông suốt hai phương diện thể dụng trong trời đất và lòng người.
Kinh Thủ Lăng Nghiêm viết:
«Thất nhữ Nguyên Thường, cố thụ luân chuyển.» 失
汝
元
常
故
受
輪
轉
(Không biết căn nguyên vĩnh cửu nên bị luân chuyển).
Chân Tâm là Phật Tánh, là Chân Như bất biến, hằng cửu lồng ngay trong vạn hữu
và trong tâm hồn ta, chẳng ở đâu xa. Phải đi sâu vào đáy lòng mới tìm ra Chân
Tâm, mới tìm ra Niết Bàn, mới tìm ra hạnh phúc, tự do, giải thoát. Ngài Lục Tổ
Huệ Năng nói: «Tự mình tu, tự mình hành, thấy Pháp Thân của mình, thấy Phật
ở Tự Tâm mình, độ lấy mình mới được.»
Theo giáo lý Phật giáo, con người có cái năng lực vi diệu được chuyển từ kiếp
này qua kiếp khác. Cái năng lực ấy được gọi là Yid Kyi Mawpar Shespa, một danh
từ ất đặc biệt phức tạp mà thông thường được hiểu như cái gọi là Linh Hồn. Đó
chỉ là danh từ tạm dùng để hiểu thuyết luân hồi theo luật Karma (nghiệp). Vì
con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là
phần lìa khỏi thân xác sau khi chết. Để dễ hiểu khi giải thích sự chuyển hóa
của hiện tượng luân hồi, tái sinh, linh hồn được xem như cái cầu nối, là cái
chuyển sinh là cái để đầu thai, trả nghiệp. Vì thế nhiều sách Phật giáo thỉnh
thoảng vẫn thấy bóng dáng chữ Hồn hay Vong Hồn.
(theo BS Nguyễn văn Thọ)
Trong giai đoạn đầu của kỷ nguyên Thiên Chúa giáo, vấn đề linh hồn cũng đã
được đề cập. Hầu hết các giáo phụ cho rằng linh hồn là một “chất thể tâm linh”
(spiritual substance) được cấu tạo bởi Thượng đế và có tính chất bất tử.Theo
quan niệm của Ky Tô giáo thì con người là một linh hồn.
LINH HỒN LÀ GÌ? LÀ THẦN LINH, LÀ SỰ SỐNG CỦA THÂN THỂ.
(Êsai 26:9): gọi linh hồn tôi là Thần linh trong tôi. Vậy linh hồn là thể thần
linh trong con người xác thịt.
(Jop 34:14-15): Đức Chúa Trời thâu lại thần linh và (sanh khí) hơi thở của
Ngài thì loài người xác thịt chắc chết và trở vào bụi đất.
(Giacơ 2:26) nói sự chết thân xác là khi hồn lìa khỏi ( xác không có hồn thì
chết)
(Sáng 35:18-19) sự chết thân xác còn được gọi là sự qua đời và sự trút linh
hồn.
(Sáng 5:5) Ađam hưởng thọ được chín trăm ba mươi tuổi rồi qua đời. Sự qua đời,
sự chết, hồn lìa khỏi xác, sự trút linh hồn còn được gọi là trở về bụi đất.
(1. Cô-rinh-tô 2:11). Chỉ có linh hồn của con người mới nhận biết được những
gì thực sự nằm bên trong của con người. "Vì
ai biết được những gì bên trong người ngoại trừ tâm linh trong chính người ấy?"
(1. Tê-sa-lô-ni-ca 5:23).Theo Lời của Thượng Đế và theo như kinh nghiệm của
mình, chúng ta biết được con người cấu tạo bởi thân xác, tâm hồn, và linh hồn
"Thượng Đế dựng nên loài người
như hình Ngài; Ngài dựng nên loài người giống như hình Thượng Đế"
(Sáng thế ký 1:27).
Trong khi tất cả những tạo vật khác - cỏ cây, muôn thú - được tạo dựng theo
từng loài, thì Chúa lại tạo ra con người theo hình hài của chính mình.Thượng
Đế, Đấng vô hình, Ngài muốn bày tỏ mình qua toàn bộ tạo vật, đặc biệt là qua
loài người. Sau khi tạo dựng loài người, Thượng Đế ban cho họ cây của sự sống.
Thượng Đế muốn tạo vật mang hình hài Ngài được đầy dẫy sự sống thiêng vĩnh
hằng của mình để thể hiện Ngài một cách xứng đáng trên trái đất này. Tuy nhiên
con người đã không tiếp nhận quà tặng của Thượng Đế, họ đã ăn trái của cây
biết điều thiện và điều ác, cây dẫn đến sự chết, dầu Thượng Đế đã cấm. (Sáng
thế ký 2:17). Và hành động nầy đã đem sự chết đến với con người, đó chính là
việc con người bị cách ly khỏi Thượng Đế hằng sống. Từ đó, Sa-tan, kẻ thù của
Thượng Đế, đã thắng thế, kiểm soát con người và làm bại hoại con người.
Đến ngày phán xét: "mọi người trong Mồ Mả nghe tiếng Ngài và ra khỏi: ai làm
lành thì sống lại để được sống, ai làm ác thì sống lại để bị xét đoán... (Giăng
5: 28 - 30).
Như thế, khi một linh hồn chết đi (người là một linh hồn) thì có thể trong
tương lai, trong ngày phán xét, linh hồn ấy sẽ sống lại và qua sự phán xét của
Đấng tối cao, sẽ được sống đời đời hay chết vĩnh viễn. Phán
xét là một quan niệm lâu đời trong các tôn giáo cổ xưa. Theo quan niệm này,
thần minh xét xử con người và thưởng phạt tùy theo tội phúc họ đã làm. Từ ban
đầu, các tín hữu đầu tiên ít quan tâm đến phán xét riêng. Mãi đến thế kỷ thứ
4, có một ý kiến phổ thông – như thánh Ambrôsiô – cho rằng có những nơi tạm
trú (habitations provisoires) chờ sẵn các linh hồn sau khi lìa xác. Chỗ tạm
trú không phải giống nhau cho mọi người. Có người phải chịu phạt, có người lại
được thưởng công. Theo công đồng Lyon II năm 1274 và công đồng Florence năm
1439, thì liền sau khi chết, kẻ lành vào ngay thiên đàng hay luyện ngục và kẻ
dữ vào ngay hỏa ngục. Năm 1964, trong hiến chế tín lý về Giáo hội “Lumen
Gentium”, công đồng Vatican II dã dạy :”Thật vậy, trước khi ngự trị với
Chúa vinh hiển, mọi người chúng ta đều phải trình diện trước tòa Chúa Kitô”
( 2Cr 5,10).
Theo
chiều hướng thần học nói chung, con người vừa mới chết được Thiên Chúa soi
sáng nhận biết rõ ràng mọi sự trong giây lát và đánh giá tổng kết toàn bộ
cuộc đời mình trên trần gian, qua đó, linh hồn nhận thấy rõ phần thưởng hay
hình phạt tương ứng dành cho mình, nghĩa là chính mình quyết định nhận lấy
phần thưởng hay hình phạt cho mình. Đức Hồng y Billot nói :”Ngay sau khi
linh hồn lìa khỏi xác, trong phút chốc thì cuốn sách lương tâm liền mở ra ,
làm cho ta nhận thức ngay một trật toàn bộ các việc ta đã làm khi còn sống”. Linh
mục Parvilliez giải thích thêm : Chính ta sẽ phán xét ta, bởi tình trạng quá
hiển nhiên công khai không thể chối cãi được. Công trạng và lỗi lầm sẽ xuất
hiện trước mắt ta trong ánh sáng chói lọi; đồng thời cũng cho thấy những phần
thưởng và hình phạt tương xứng với ta. Như thế, chính ta sẽ tuyên án cho ta và
quan tòa khoan dung hay khắc nghiệt không có gì ảnh hưởng đến bản án đó, thiên
thần và quỉ dữ có trổ tài hùng biện cũng không thể thay đổi bản án đó.
(Parvilliez, Niềm vui trước sự chết, tr 57-58). (theo Lm Giuse Đinh Lập
Liễm)
*****
CON NGƯỜI VÀ LINH HỒN THEO HUYỀN BÍ HỌC
Có ba thế giới mà con người luân chuyển trong vòng sanh tử để tấn hóa là: Hạ
giới (cõi trần), Trung giới (dục giới) và Thượng giới (Thiên đàng). Chính là
tại cõi Thượng giới hay là Thiên đường mà con người trải qua một thời gian rất
quan trọng, sau khi chết, thời gian nầy kéo dài ra lần lượt khi con người tấn
hóa. Ba thể mà con người dùng để hoạt động trong ba cõi nầy đều hư hoại. Ba
thể hư hoại là xác thân, vía và trí, chúng nó liên lạc với ba cõi: Hạ giới,
Trung giới và Thượng giới.
Thuật ngữ thể vật lý (physical body) bao gồm cả hai nguyên khí thấp của con
người, bởi vì cả hai đều gồm có chất vật lý, được tạo thành trong thời kỳ một
kiếp sống trên cõi vật lý. Cả hai đều bị con người vứt bỏ vào lúc chết để rồi
cùng nhau tan rã trên cõi vật lý khi con người chuyển sang cõi trung giới.
Chúng đều thuộc về cõi vật lý do cấu tạo vật liệu của cõi này và không thể
thoát ra khỏi nó. Tâm thức hoạt động bên trong chúng bị hạn chế trong sự gò bó
của cõi vật lý và phải tuân theo những định luật thông thường về không gian và
thời gian. Xét theo vật liệu cấu tạo nên chúng thì ta có thể phân biệt chúng
ra thành xác phàm (the gross body) và thể phách (the etheric double). Thể
phách là bản sao chính xác từng hạt một của thể hữu hình và là môi trường
thông qua đó có tác dụng mọi dòng điện và dòng sinh khí mà hoạt động của xác
phàm tùy thuộc vào đó. Nó được gọi là “thể phách” vì nó được cấu tạo bằng
“chất dĩ thái” (ether); nó được gọi là “nhị trùng thể” (double) vì nó là bản
sao chính xác của xác phàm, có thể nói là cái bóng của xác phàm. Vật chất của
cõi trần được chia ra bảy lớp là: chất đặc, chất lỏng, chất khí, chất dĩ thái.
Chất dĩ thái có bốn tình huống phân biệt với nhau. Đây là bảy trạng thái của
vật chất thuộc cõi trần, và bất cứ bộ phận nào thuộc vật chất đó cũng đều có
thể chuyển thành bất kỳ một trong các trạng thái này. Thể vật lý của con người
bao gồm vật chất ở bảy trạng thái này: xác phàm gồm vật chất ở thể đặc, thể
lỏng và thể khí; còn thể phách bao gồm bốn lớp chất dĩ thái mà ta lần lượt
biết tên là Dĩ thái I, Dĩ thái II, Dĩ thái III và Dĩ thái IV.
Cơ thể người
là toàn bộ cấu trúc vật
lý,
bao gồm đầu, thân và tứ
chi (hai tay và
hai chân).
Khi con người đạt đến tuổi trưởng thành, cơ thể có khoảng 100 ngàn tỉ tế bào.
Mỗi tế bào là một phần của một cơ quan được thiết kế để thực hiện các chức
năng sống thiết yếu. Các hệ cơ quan của cơ thể bao gồm: hệ
vận động, các
hệ mạch (hệ
tuần hoàn, hệ
bạch huyết), hệ
miễn dịch, hệ
hô hấp, hệ
tiêu hóa, hệ
bài tiết, hệ
thần kinh, hệ
nội tiết và hệ
sinh dục nam
hoặc nữ.
I.TÚI BAO BỌC BẰNG DA:
Cơ thể người được bao bọc bởi một lớp da.
Da bảo vệ các cơ quan trong cơ thể tránh được những ảnh hưởng có hại của môi
trường ngoài,
góp phần giữ nhiệt độ cơ thể không đổi. Dưới da là lớp mỡ,
dưới lớp mỡ là cơ và xương.
Cơ tạo nên hình dạng ngoài cơ thể, xương làm thành cái khung bảo vệ cơ thể và
các nội
quan.
II.CÁC KHOANG CƠ THỂ
: là những khoảng không gian trong cơ thể chứa đựng và bảo vệ các cơ quan và
hệ cơ quan, bao gồm:
·
Khoang sọ và ống xương sống: là
các khoang xương chứa bộ
não và tủy
sống,
nhờ đó mà các bộ phận quan trọng này của hệ
thần kinh được
bảo vệ chặt chẽ.
·
Khoang ngực: là
khoang được giới hạn trong lồng
ngực,
ở phía trên cơ
hoành ngăn
cách với khoang
bụng.
Trong khoang này chứa các bộ phận chủ yếu của hệ
hô hấp và hệ
tuần hoàn như
tim, hai lá phổi (ngoài ra còn có một bộ phận của hệ
tiêu hóa đi
qua khoang này là thực quản).
·
Khoang bụng: nằm
bên dưới cơ
hoành,
là khoang cơ thể lớn nhất. Khoang này chứa gan, ruột, dạ
dày, thận, tử
cung (ở
nữ),... là các cơ quan của hệ
tiêu hóa, hệ
bài tiết, hệ
sinh dục.
III.CÁC HỆ CƠ QUAN
Các cơ
quan khác
nhau có cùng một chức năng tạo thành một hệ
cơ quan.
Trong cơ thể có nhiều hệ cơ quan, nhưng chủ yếu là: hệ
vận động, hệ
tuần hoàn, hệ
hô hấp, hệ
tiêu hóa, hệ
bài tiết, hệ
thần kinh, hệ
nội tiết và hệ
sinh dục.
·
Hệ vận động: gồm bộ
xương và hệ
cơ.
Cơ thường bám vào hai xương khác nhau nên khi cơ co làm cho xương cử động,
giúp cho cơ thể di chuyển được trong không
gian,
thực hiện được các động tác lao động
·
Hệ tuần hoàn: gồm
có tim và
các mạch
máu (động
mạch, tĩnh
mạch và mao
mạch),
có chức năng vận chuyển các chất dinh
dưỡng, ô-xi và
các hooc-môn đến
từng tế bào và mang đi các chất thải để thải ra ngoài
·
Hệ hô hấp: gồm
có mũi, hầu, thanh
quản, khí
quản, phế
quản và phổi,
có nhiệm vụ đưa ô-xi trong không khí vào phổi và thải khí cac-bô-nic ra môi
trường ngoài
·
Hệ tiêu hóa: gồm
có miệng, thực
quản, dạ
dày, gan, ruột
non, ruột
già, hậu
môn và
các tuyến
tiêu hóa.
Hoạt động của hệ tiêu hóa làm thức ăn biến đổi thành các chất
dinh dưỡng cần
thiết cho cơ thể và thải chất bã ra ngoài
·
Hệ bài tiết: nước
tiểu gồm 2 quả thận,
ống dẫn nước tiểu và bóng
đái.
Thận là cơ quan lọc từ máu những
chất thừa và có hại cho cơ thể để thải ra ngoài. Trong da có các tuyến mồ
hôi cũng
làm nhiệm vụ bài tiết
·
Hệ thần kinh: gồm não
bộ, tủy
sống và
các dây
thần kinh, có
nhiệm vụ điều khiển sự hoạt động của tất cả các cơ quan, làm cho cơ thể thích
nghi với những sự thay đổi của môi
trường ngoài
và môi trường trong. Đặc biệt ở người, bộ não hoàn thiện và phát triển phức
tạp là cơ sở của mọi hoạt động tư
duy
·
Hệ nội tiết: gồm
các tuyến
nội tiết như tuyến
yên, tuyến
giáp, tuyến
tụy, tuyến
trên thận và
các tuyến
sinh dục,
có nhiệm vụ tiết ra các hooc-môn đi
theo đường máu để cân bằng các hoạt
động sinh lí của
môi trường trong cơ thể nên có vai trò chỉ đạo như hệ thần kinh
·
Hệ sinh dục: là
hệ cơ quan có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống ở người. Người phân tính
nên cơ
quan sinh dục có
phân hóa thành tinh
hoàn ở
nam và buồng
trứng ở
nữ. Thông qua hoạt động tình dục mà sản phẩm của tinh hoàn và buồng trứng gặp
nhau để tạo hợp
tử rồi
đến thai
nhi,
bắt đầu thời kì mang thai ở người mẹ
IV. SỰ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC HỆ CƠ QUAN
Cơ thể là một khối thống nhất. Sự hoạt động của các cơ quan trong một hệ cũng
như sự hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể đều luôn luôn thống nhất với
nhau. Ví dụ: khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn. Lúc đó, các hệ
cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, tim đập nhanh và mạnh hơn, mạch máu
dãn (hệ tuần hoàn), thở nhanh và sâu (hệ hô hấp), mồ hôi tiết nhiều (hệ bài
tiết), ... Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt
động. Các cơ quan trong cơ thể có một sự phối hợp hoạt động nhịp nhàng, đảm
bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện nhờ sự điều khiển của hệ
thần kinh (cơ chế thần kinh) và nhờ dòng máu chảy trong hệ tuần hoàn mang theo
các hooc-môn do các tuyến nội tiết tiết ra (cơ chế thể dịch).
V. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG SỐNG CỦA TẾ BÀO
Tất cả các cơ quan ở người đều cấu tạo bằng tế
bào.
Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn khoảng 75 nghìn tỉ (75 × 10¹²).Có
nhiều loại tế bào khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng. Có tế bào
dài, ngắn, có tế bào lớn, bé khác nhau và chức năng của các tế bào ở các cơ
quan cũng khác nhau, ngay cả ở trong cùng một cơ quan cũng khác nhau.Mặc dù
khác nhau về nhiều mặt nhưng loại tế bào nào cũng có 3 phần cơ bản: màng
sinh chất, chất
tế bào và nhân.
Tế bào gồm một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất hữu cơ và các chất vô cơ. Các
chất hữu cơ chính là protein, glucid, lipid.
·
Protein, hay còn gọi
chất đạm,
là một chất phức tạp gồm có carbon (C), hidro (H), oxy (O), ni-tơ (N), lưu
huỳnh (S)
và một số nguyên tố khác. .
·
Glucid hay còn gọi là chất
đường bột,
là những hợp chất loại đường và bột.
Nó gồm có C, H và O trong đó tỉ lệ giữa H và O luôn là 2H ÷ 1O. Trong cơ thể,
glu-xit ở dưới dạng đường glucoz (có
ở máu) và glicogen (có
ở gan và cơ).
·
Lipid hay còn gọi là chất
béo,
có ở mặt dưới da và
ở nhiều cơ quan. Nó cũng gồm 3 nguyên tố chính là C, H, O nhưng tỉ lệ của các nguyên
tố đó
không giống như glucid. Tỉ lệ H ÷ O thay đổi tùy loại lipid. Nó là chất dự trữ
của cơ thể.
·
Acid nucleic (ADN hay ARN)
chủ yếu có trong nhân
tế bào.
Cả 2 loại này đều là các đại
phân tử,
đóng vai trò quan trọng trong di
truyền.
Hoạt động sống của tế bào biểu hiện ở quá trình đồng hóa và dị hóa, sinh sản
và cảm ứng, sinh trưởng và phát triển. Mỗi tế bào sống trên cơ thể luôn luôn
được cung cấp các chất
dinh dưỡng do
dòng máu mang đến và luôn luôn xảy ra quá trình tổng hợp nên các hợp
chất hữu cơ phức
tạp từ những chất đơn giản được thấm vào trong tế bào. Đồng thời trong tế bào
cũng luôn xẩy ra quá trình phân giải các hợp chất hữu cơ thành những chất đơn
giản và giải phóng năng
lượng cần
thiết cho cơ thể. Tế bào có khả năng sinh
sản và cảm
ứng.
Sự sinh sản của tế bào là khả năng phân chia trực tiếp hoặc gián tiếp để tạo
nên những tế bào mới. Sự cảm ứng là khả năng thu nhận và phản ứng trước những
kích thích lí, hóa
học của
môi trường quanh tế bào.
Xác phàm mà ta có thể đại khái gọi là phần hữu hình của thể vật lý mặc dù mắt
phàm không được rèn luyện không thấy các thành phần cấu tạo bằng thể khí. Đây
là lớp áo ngoài, là biểu lộ thấp nhất của Chơn nhơn.
Người ta chia thể xác ra làm hai phần: một là xác
thịt, hai là cái phách. Xác thịt gồm những cơ quan để thụ lãnh và hoạt động.
Cái phách làm trung gian để đem sanh lực truyền qua xác thịt.
I.HỆ THẦN KINH CỦA XÁC PHÀM:
Xác phàm có các hoạt động chịu sự kiểm soát của ý chí và những hoạt động nằm
ngoài tầm kiểm soát của ý chí . Cả hai loại hoạt động này đều vận hành nhờ vào
các hệ thần kinh, nhưng đó là các loại thần kinh hệ khác nhau. Một hệ thống
xúc tiến mọi hoạt động của cơ thể để duy trì sinh hoạt bình thường của nó, nhờ
vậy phổi mới co bóp, tim mới thoi thóp và hệ tiêu hóa mới được điều động. Hệ
thần kinh này bao gồm các dây thần kinh không cố ý mà ta thường gọi là “hệ
giao cảm”.
Ngoài hệ thần kinh này ra chúng ta còn có hệ thần kinh cố ý vốn quan trọng hơn
nhiều cho các mục đích tâm trí của ta. Đây là hệ thần kinh lớn vốn là công cụ
để cho ta tư duy, nhờ đó chúng ta có cảm giác và vận động được trên cõi trần.
Nó bao gồm trục não tủy – bộ óc và tủy sống – từ đó chạy ra khắp cơ thể các
sợi dây bằng chất thần kinh tức là các dây thần kinh cảm giác và vận động: dây
thần kinh giúp chúng ta có cảm giác chạy từ ngoại vi vô trục, còn dây thần
kinh giúp chúng ta vận động chạy từ trục ra ngoại vi. Các sợi dây thần kinh đó
xuyên suốt mọi bộ phận của cơ thể, liên kết với nhau lại thành từng bó, các bó
thần kinh lại nối vào tủy sống để tạo thành chất sợi ở bên ngoài rồi lại
chuyển lên trên lan tỏa ra và chia nhánh nhóc trong bộ óc, vốn là trung tâm
của mọi cảm xúc và mọi sự vận động cố ý do ý chí kiểm soát. Đây là hệ thần
kinh giúp con người biểu hiện ý chí và ý thức của mình, ta có thể nói rằng ý
chí và ý thức đóng đô nơi bộ óc. Nếu không thông qua bộ óc và thần kinh hệ thì
con người không làm gì được trên cõi trần; nếu bộ óc và thần kinh hệ bị xáo
trộn thì con người không còn có thể biểu hiện một cách trật tự được nữa. Nếu
bộ óc bị ảnh hưởng của thuốc men, của bệnh tật hoặc bị tổn thương thì tư tưởng
của con người có bộ óc đó không còn có thể biểu hiện thỏa đáng trên cõi trần
được nữa.
II.CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO VÀ NGUYÊN TỬ TRONG XÁC PHÀM
Các thần kinh hệ được cấu tạo từ tế bào vốn là các vật thể nhất định nho nhỏ
có bức vách bao xung quanh, bên trong có chứa một số chất mà ta thấy được dưới
kính hiển vi, các tế bào đó thay đổi theo các chức năng khác nhau. Đến lượt
các tế bào này được cấu tạo từ những phân tử nho nhỏ và những phân tử này lại
được cấu tạo từ những nguyên tử - nguyên tử của nhà hóa học là một hạt tối hậu
không thể phân chia được của một nguyên tố hóa học. Những nguyên tử hóa học
này tổ hợp với nhau theo vô số cách để tạo ra các chất khí, chất lỏng và chất
đặc của xác phàm. Đối với nhà Huyền bí học thì mỗi nguyên tử hóa học cũng là
một sự vật sống động có thể sống cuộc đời độc lập và mỗi tổ hợp của các nguyên
tử đó thành ra một thực thể phức tạp hơn cũng lại là một sự vật sống động. Mỗi
tế bào cũng có sự sống của riêng mình và tất cả các nguyên tử hóa học, phân tử
và tế bào này tổ hợp lại với nhau thành ra một tổng thể có tổ chức tức là một
cơ thể được dùng làm hiện thể có một dạng tâm thức cao siêu hơn so với bất kỳ
tâm thức nào mà các tế bào, phân tử và nguyên tử biết tới trong sinh hoạt
riêng rẽ của mình. Các hạt hợp thành những cơ thể này đều thường xuyên xuất
nhập. Nếu ta nhỏ một chút máu rồi quan sát nó dưới kính hiển vi thì chúng ta
thấy trong đó có vận động một số vật thể sống động như là bạch huyết cầu và
hồng huyết cầu. vậy là những lớp áo của chúng ta thường xuyên thay đổi vật
liệu, chúng đến và tạm trú trong một lúc rồi lại đi ra để tạo thành bộ phận
của các cơ thể khác – một sự thay đổi và tương tác liên tục.
Khoa học gia cho rằng ngoài ba trạng thái quen thuộc của vật chất, còn một
trạng thái thứ tư gọi là ether. Người có thông nhãn quan sát thấy nó là cầu
nối liền giữa cơ thể vật chất và tâm thức thuộc trạng thái này. Cầu nối ấy ta
gọi là thể sinh lực (vital body) hay thể phách (etheric body).
Thể sinh lực bao quanh và thấu nhập vào trọn cơ cấu thể xác ( tự nó thì thể
phách là một thể riêng biệt lớn hơn, bao quanh bên ngoài thể xác). Thể xác
giống như một nhân gồm chất liệu đậm đặc hơn nằm bên trong khối ether. So với
thể xác gồm những cơ quan và bộ phận có hình dạng, giới hạn rõ rệt; thể phách
lại có những luồng năng lực tuôn chảy không ngừng. Bởi thể sinh lực lồng vào
và thấu nhập thể xác, ta có thể ví cơ cấu tổng hợp này với bộ máy có dòng điện
chạy qua làm máy hoạt động. Chuyện khác biệt giữa bộ máy và cơ cấu hai thể
phách - xác là có vẻ như thể sinh lực có trước rồi thể xác đậm đặc dần vào bên
trong thể sinh lực, và tùy thuộc vào thể này để tồn tại. Sự tùy thuộc này thấy
rõ khi ta ngủ ban tối, thể phách rút ra khỏi thể xác và thể xác bất động; nó
chỉ linh hoạt trở lại khi thể phách quay về nhập vào thể xác lúc ta ngủ đủ;
thí dụ khác là khi giải phẫu dùng thuốc mê, thể phách tạm thời bị đẩy ra khỏi
thể xác và con người mất tri thức một thời gian. Sự hiện diện của màng lưới
ether khiến cho thể xác có sự sống, và cái chết xẩy ra khi màng lưới rút về;
do vậy màng lưới còn có tên là thể sinh lực. Trên thực tế thể phách chỉ là
năng lực. Nó gồm vô số những dòng năng lực mỏng manh, hòa hợp với các thể khác.
Những dòng năng lực này tác động lên thể xác và tới phiên nó khiến thể xác có
sinh hoạt. Thể sinh lực tạm thời rút ra khỏi thể xác khi có chụp thuốc mê, mất
tri thức, sự trao đổi bình thường giữa thể xác và thể sinh lực ngưng lại trong
một khoảng thời gian cho đến khi có tri thức trở lại. Trong lúc đó thể xác giữ
được sự sống nhờ đường nối giữa hai thể gọi là sợi dây bạc (the silver cord),
với luồng sinh lực vẫn còn chẩy trong đó nhưng với lượng giảm đi rất nhiều so
với bình thường, tựa như dòng nước nhỏ trong ống nước bị nghẹt. Cái chết xẩy
ra khi sợi dây kết nối bị đứt lìa hoàn toàn. Giống như thể xác có dòng máu
mang chất bổ dưỡng đến tế bào để nuôi cơ thể, và tín hiệu điện từ tế bào thần
kinh truyền đi điều khiển cử động hay ghi nhận cảm giác; năng lực trong thể
phách cũng có hai loại:
- Năng lực nuôi dưỡng được kinh sách Ấn gọi là PRANA; Phách đem sanh-lực phân
phát khắp thân-thể
- Năng lực thứ hai gồm hai phần là cử động - cảm giác và hoạt động siêu hình.
Phách làm một cái cầu
ở chính giữa cái xác và cái vía; nó truyền qua cái vía những sự tiếp-xúc của
giác-quan xác-thịt và đem xuống cái óc xác-thịt và bộ thần-kinh mạng-lịnh của
tâm-hồn và sự hiểu biết của mấy cảnh trên.
Tóm lai, cái Phách là bộ máy để phát sanh-lực. Không có nó, con người sẽ chết,
cái xác sẽ rã ra các nguyên tử. Bởi nó có hình dáng giống xác-thịt và làm
bằng chất tinh-khí (dĩ-thái: éther), nên người ta còn gọi nó là double
éthérique. Cái phách tùy theo xác thịt mà biến đổi thể-chất. Nếu xác-thịt
tinh-tấn, nhẹ-nhàng thì nó cũng tinh-tấn nhẹ-nhàng, còn xác thị ô trược,
nặng-nề thì nó cũng hóa ra ô trược nặng-nề. Thể phách chỉ bao gồm các chất dĩ
thái thuộc cõi hồng trần thôi và nếu nó có xuất ra khỏi xác phàm thì nó cũng
không thể rời được cõi trần và không thể rời xa đối thể thô trược của nó; hơn
nữa nó được kiến tạo theo cái khuôn mà các Đấng Nghiệp Quả Tinh Quân đã áp đặt
và phải chờ cho Chơn ngã cùng với xác phàm được kiến tạo trong cái khuôn đó.
Ta nên lưu ý rằng thể phách đặc biệt mẫn cảm với các thành phần cấu tạo dễ bay
hơi của rượu, vì thế các tôn giáo thường cấm uống rượu, nhất là các rượu mạnh.
Thể vía tức thể dục vọng chỉ bao gồm vật chất của cõi trung giới. Khi thoát
ra khỏi thể vật lý, nó có thể vân du trên cõi trung giới. Nó được Chơn ngã
mang theo khi Chơn ngã tái sinh luân hồi.
Trước hết ta nên hiểu rõ cụm từ cõi trung giới tức cõi tinh tú. Cõi trung giới
là một cõi xác định trong vũ trụ, bao xung quanh và lồng vào cõi trần, nhưng
sự quan sát bình thường của chúng ta không nhận thức được nó vì nó bao gồm một
cấp vật chất khác. Nếu ta lấy cực vi tử hồng trần rồi phân rã nó ra thì nó sẽ
bị biến mất xét theo quan điểm của cõi trần; nhưng ta lại thấy nó bao gồm
nhiều hạt thuộc loại thô trược nhất của vật chất trung giới tức là chất đặc
của cõi tinh tú (the astral world). [Thuật ngữ “tinh tú” biểu thị loại vật
chất siêu vật lý. Có lẽ thoạt tiên các quan sát viên đã chọn dùng cụm từ này
do vật chất cõi trung giới vì nó có vẻ chiếu sáng so với vật chất cõi trần.]
Mọi nguyên tử của cõi trần đều có những vỏ bọc bằng chất trung giới, vậy là
chất trung giới tạo thành cái mà ta có thể gọi là cái khuôn của chất hồng trần.
Nếu chúng ta tưởng tượng cõi hồng trần không còn tồn tại nữa, ngoài ra không
có chuyện gì khác thay đổi thì chúng ta vẫn còn có một bản sao hoàn chỉnh của
nó trong chất trung giới; và nếu chúng ta tưởng tượng thêm nữa là mọi người
đều đươc phú cho năng lực hoạt động trong chất trung giới thì thoạt tiên những
người nam nữ đó sẽ không có ý thức gì về sự khác nhau của môi trường xung
quanh mình; những người “chết” mà thức tỉnh ở các cảnh giới thấp của cõi trung
giới thường thấy mình ở trạng thái giống như thế cho nên cứ tưởng rằng mình
vẫn còn sống trên cõi hồng trần.
Chúng ta thấy thể vía thấm nhuần thể xác và ló ra bao xung quanh nó ở mọi
hướng giống như một đám mây có màu sắc. con người sống trên nhiều cõi khác
nhau trong những lớp áo thích hợp với mỗi cõi, và tất cả các lớp áo hoặc hạ
thể này đều lồng vào nhau; lớp áo thấp nhất và nhỏ nhất được gọi là “thể xác”,
còn khối vật chất hỗn hợp của các lớp áo khác được gọi là hào quang khi chúng
ló ra bên ngoài thể xác. Vậy thì hào quang thể vía chẳng qua chỉ là một bộ
phận của thể vía ló ra bên ngoài thể xác]. Đó là vì thể vía vốn là hiện thể
tâm thức của con người, là chỗ trú của mọi dục vọng và đam mê đầy thú tính. Sự
kinh nghiệm của điều vui vẻ hoặc đau khổ đều do cái Vía sanh ra. Nó hành động
vì dục tình, sự ham muốn và cảm giác sai khiến. Những trung tâm điểm của các
cơ quan của ngũ quan đều ở trong cái Vía. Khi tình dục, sự ham muốn và cảm
giác thấp hèn vì nhục dục và thú tánh thì chất thanh khí làm ra cái Vía phải
thô kịch, cho nên những sự rung động của nó phải chậm chạp và những màu của nó
(nâu, đỏ và xanh đậm) thì tối sẫm và không đẹp mắt chút nào. Sự tấn hóa càng
ngày càng lên cao thì chất thanh khí làm cái Vía càng ngày càng tinh tế, màu
sắc càng ngày càng tươi, càng trong trẻo và rực rỡ. Vì thế, các Đấng Thiêng
liêng chỉ cần nhìn vào thể vía là biết mức độ tiến hóa của một người.
Con người có hai hiện thể tâm thức để cho y hoạt động trên cõi này mà ta đều
có thể áp dụng thuật ngữ thể trí để gọi chúng. Tuy nhiên thể thấp hơn, thể trí
là hiện thể của Hạ trí, sau khi chết vẫn sống còn rồi chuyển vào Devachan
nhưng vẫn bị tan rã khi sinh hoạt trên các cảnh sắc giới cao hơn. (Devachan
là cõi trời, còn gọi là Thiên đường tạm).
Vật chất cấu tạo nên thể trí thuộc một loại cực kỳ loãng và tinh vi. Vật chất
này thuộc về cõi thứ năm tính từ trên xuống hoặc cõi thứ ba tính từ dưới lên
trong vũ trụ của ta. Có một đặc điểm nổi bật về thể trí vì bộ phận bên ngoài
của nó biểu hiện thành hào quang của con người; thể trí tăng trưởng, có kích
thước và hoạt động tăng lên hết kiếp này tới kiếp khác tùy theo sự tăng trưởng
và phát triển của chính con người. Khi hoạt động liên kết với thể vía và thể
xác thì nó không phải là một biểu diễn riêng biệt của con người về hình dạng
và đặc điểm vì nó có đường nét hình bầu dục (giống như quả trứng), dĩ nhiên là
lồng vào thể xác và thể vía rồi lại bao quanh các thể này bằng một bầu hào
quang chói sáng khi nó đã phát triển. Biết rằng
chúng ta phải trải qua nhiều thế kỷ ở trong cái Trí, thì điều hợp lý là phải
rán hết sức mình để cải thiện nó lúc còn ở trần gian. Những phương pháp dùng
để đạt được mục đích đó là: học tập, tư tưởng, cảm giác đẹp đẽ liên tục những
ước vọng (cầu nguyện) cố gắng làm lành và điều cần thiết hơn hết là tham thiền
sốt sắng luôn luôn không gián đoạn. Những sự thực hành khác nhau nầy giúp cho
cái Trí tấn hóa rất mau và kiếp sống trên Thiên đường được phong phú.
Xác thân, Vía, Trí là ba thể hư hoại của con người. Con người bỏ xác thịt sau
khi chết, rồi tới phiên bỏ cái Vía khi con người sắp sửa lên cõi Thiên đường.
Khi mãn kỳ ở cõi Thiên đường thì cái Trí cũng tan rã; bấy giờ con người ở
trong những thể bất diệt. Khi trở xuống đầu thai, con người có một cái Trí mới,
một cái Vía mới; hai thể nầy phù hợp với tánh tình con người và liên kết chặt
chẽ với xác thịt. Con người bước vào giai đoạn luân hồi sanh tử mới khác.
Thể trí và thể xác gộp chung được gọi là cá tính (personality), chữ có ngữ căn
là persona (per – son) là mặt nạ khi xưa diễn viên mang khi đóng kịch, do đó
gợi ý là đằng sau mặt nạ có diễn viên thật hay cái ngã. Ta cần hiểu điều này
bằng không sẽ không nắm được ý nghĩa đích thực của những vấn đề tâm linh :
●
Có một người suy tư, hay cái ngã, đằng sau tư tưởng và cảm xúc.
●
Cái ngã này sử dụng một thể tâm linh thanh bai lẫn thể xác đậm đặc.
●
Thể tâm linh là chỗ mà phần tâm linh và tâm lý hoạt động, giống như thể xác là
vận cụ cho kinh nghiệm thể chất.
●
Vì ta có thể có cảm nhận tâm linh trong lúc thức tỉnh hoàn toàn, hiển nhiên là
có một sự liên kết chặt chẽ giữa thể tâm linh và thể xác. Cầu nối ấy là thể
phách hay thể sinh lực.
Hạ thể là một công cụ cần phải được tinh luyện, cải thiện, rèn luyện, uốn nắn
thành ra một hình dạng và cấu tạo bằng những thành phần khiến cho nó có thể
thích hợp nhất để làm công cụ trên cõi trần, phục vụ những mục đích cao nhất
của Chơn nhơn. Việc hạ thể có thể có những mong ước gì, có thể đã tập nhiễm
những thói quen gì trong quá khứ thì chẳng có chi quan trọng. Hạ thể thuộc về
chúng ta, là tôi tớ của chúng ta để chúng ta tùy ý sử dụng và đến lúc mà nó
chiếm quyền kiểm soát đòi dẫn dắt con người thay vì chịu sự chỉ dạy của chơn
nhơn thì lúc đó trọn cả mục đích của cuộc đời đã bị phá hoại và hoàn toàn
không thể có được bất kỳ loại tiến bộ nào. Đây là điều mà bất cứ người nào tha
thiết đi trên đường Đạo đều phải khởi sự từ đó.
Đức Thượng Đế tạo con người đặng tượng trưng hình ảnh bất diệt của Ngài. Chúng
ta gọi là Monade, là một đơn vị, tinh hoa của Bản ngã. Monad nhập vô vật chất
để chinh phục nó và tinh thần hóa nó. Monad lấy một nguyên tử của ba cõi cao:
Niết bàn, Bồ đề, Thượng giới để làm cái nhân cho ba thể cao là Tiên thể, Kim
thân và Thượng trí. Có một sợi dây làm bằng chất khí cõi Bồ đề nối liền ba thể
nầy với nguyên tử của ba cõi thấp để làm hột giống của ba thể: Hạ trí, Vía và
Xác thân.
TIÊN THỂ hay thể Tối Thiêng liêng chỉ là một nguyên tử của cõi Niết bàn, một
sợi dây làm bằng chất khí tinh vi, ấy là hiện thân của Chơn linh, theo nghĩa
thật đúng Chơn linh là Đức Thượng Đế lấy xác phàm, tức là Thượng Đế giam mình
trong biển cả vật chất, nhưng không hề mất bản tánh thiêng liêng mặc dầu đã
hóa thân. Cái kết quả thanh lọc của biết bao nhiêu kinh nghiệm, tàng trữ trong
thời gian vô tận, cứ tuần tự phải qua trong Tiên thể; hai thể bất hoại thấp
hơn là Kim thân và Thượng trí lần lần hợp nhứt với nó để làm một bộ y phục vẻ
vang cho một người thiêng liêng đã trọn lành.
KIM THÂN thuộc về cõi thứ nhì hiện ra; cõi nầy là cõi Linh giác thuần khiết,
nơi đây, sự hiểu biết và tình bác ái hiệp làm một. Người ta cũng gọi thể nầy
là thể của Đấng Christ, bởi vì nó bắt đầu hoạt động khi được điểm đạo lần thứ
nhứt và cứ phát triển cho tới khi được toàn thiện như Đấng Christ trên con
đường Chí Thánh. Thể nầy phát triển là nhờ tất cả những nguyện vọng yêu thương
cao thượng và không vụ lợi, lòng từ bi thuần khiết, tình thân ái và tánh
thương xót muôn loài vạn vật nuôi dưỡng nó.
Thượng
trí còn được gọi là thể nguyên nhân vì mọi nguyên nhân đều ở nơi thể này rồi
biểu lộ thành những phóng chiếu ở các cõi thấp. Nhờ
Thượng trí mà con người hiểu biết chơn lý bằng trực giác chớ không phải bằng
lý luận, và chỉ mượn ở Hạ trí những phương pháp luận biện đặng chứng minh ở
cõi dưới những chơn lý trừu tượng mà Thượng trí không hiểu một cách trực tiếp.
Con người ở trong thể nầy gọi là Chơn nhơn (EGO) Khi thể nầy hòa hợp với Kim
thân thì Chơn nhơn thành ra “Linh giác Chơn nhơn” (ÉGO SPIRITUEL) và bắt đầu
hiểu biết bản tánh thiêng liêng của mình. Thể nầy được bảo tồn và phát triển
là nhờ tham thiền bền lâu, dứt tuyệt dục vọng và đem trí tuệ giúp đời.
Thể Thựong trí là khía cạnh hình tướng của Chơn ngã, tức Chơn nhơn (EGO). Đó
là nơi tiếp nhận, kho chứa mọi kho tàng của con người trong thời gian vĩnh
hằng. Thể nguyên nhân là thể mà mọi thứ khi được dệt vào trong đó đều trường
tồn, chứa đựng mầm mống của mọi phẩm chất được truyền thừa sang kiếp tới.
Khía cạnh hình tướng của chơn nhơn giống như một lớp phim thanh bai bằng vật
chất tinh vi nhất mà ta chỉ thoáng thấy được, nó đánh dấu mức độ chơn ngã bắt
đầu sinh hoạt riêng biệt. Lớp phim không màu sắc, thanh bai đó bằng vật chất
tinh vi chính là cái hiện thể trường tồn qua trọn cả cơ tiến hóa của con người,
là sợi chỉ xuyên suốt mọi kiếp sống, là Sūtrātmā luân hồi, tức hồn dây (thread
self). Đó là nơi tiếp nhận mọi thứ phù hợp với Thiên luật, tiếp nhận mọi thuộc
tính cao cả và hài hòa, do vậy trường tồn. Nó là điều đánh dấu sự tăng trưởng
của con người, trình độ tiến hóa mà y đã đạt được. Mọi tư tưởng thanh cao và
vĩ đại, mọi xúc động cao thượng và thanh khiết đều được đưa lên trên và tôi
luyện thành ra chất liệu của nó. Tất cả chúng ta khi bắt đầu hiểu được một
điều gì đó về thể nguyên nhân đều có thể đặt mục đích nhất định của đời mình
là phải làm cho nó tiến hóa. Chúng ta phải phấn đấu suy nghĩ không ích kỷ để
đóng góp cho sự tăng trưởng và hoạt động của nó. Hết kiếp này sang kiếp khác,
hết thế kỷ này sang thế kỷ khác, hết thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác,
cơ tiến hóa vẫn được xúc tiến và khi giúp cho nó tăng trưởng bằng nỗ lực hữu
thức thì chúng ta đang làm việc hài hòa với ý chí của Thượng Đế và thực thi
chủ đích khiến chúng ta có mặt nơi đây. Không một điều gì tốt đẹp đã từng được
dệt vào kết cấu của thể nguyên nhân này mà lại mất đi, không điều gì bị tiêu
tan vì chơn ngã sống đời đời trong đó.
Như vậy, chúng ta thấy rằng theo luật tiến hóa, mọi điều ác cho dù nhất thời
có thể mạnh đến đâu đi chăng nữa cũng dường như chất chứa nơi bản thân mầm
mống để tự hủy diệt mình, còn mọi điều tốt đẹp đều hàm chứa nơi bản thân hạt
giống bất tử. Bí quyết của điều này vốn ở nơi sự thật là mọi điều ác đều có
tính cách không hài hòa, tự nó đã chống lại định luật vũ trụ; vì vậy sớm muộn
gì nó cũng bị định luật đè bẹp, xé tan ra thành từng mảnh, nghiền nát thành
tro bụi.
Con
người có ba Ngôi như cha mình là Ðức Thượng Ðế.
-Ngôi
thứ Nhất là MONAD, tinh thần thuần khiết, Cha trên trời (Father in heaven).
-Ngôi
thứ Nhì là EGO, còn gọi là Chơn Nhơn, Chơn Ngã hay Biệt Ngã, Bản Ngã
cao siêu.
(Individuality, Higher- Self)
-Ngôi
thứ Ba là PERSONNALITY còn gọi là Phàm Nhơn, Phàm ngã, con người hồng trần.
Thường thì Phàm Nhơn ở tại trái tim của xác thân và giống hình ngôi
sao chiếu sáng rỡ.
Phàm Nhơn có bốn thể thường dùng:
1. Xác thân để hoạt động.
2. Cái Phách để thu hút sanh lực Prana vô mình đặng nuôi các tế bào.
3. Cái Vía để biểu hiện tình cảm và ý muốn.
4. Cái Trí (Hạ Trí) để sanh ra những tư tưởng hữu hình, học hỏi,
phân biện, xét đoán, tưởng tượng, ghi nhớ.
Cái Vía thường cấu kết với cái Trí xúi giục con người làm những
điều chúng nó muốn. Con người ngỡ là mình muốn nên đem ra thực hành.
Con người thường làm trái với Luật Trời, gây ra muôn vàn tội lỗi,
cho nên phải đầu thai đi đầu thai lại muôn kiếp đặng thanh toán những
mối nợ nần. Tuy nhiên, mỗi lầm lạc là một bài học để dạy con
người trở nên khôn ngoan. Nhưng mà phải học cho thiệt thuộc, sau khỏi
học lại, không thì con người cứ phạm vào một lỗi lầm cũ cả trăm
cả ngàn lần. Thế nên con người phải tìm Chơn Ngã hay là Chơn
Nhơn, bởi Chơn Nhơn không lầm lạc. Phàm Nhơn nếu biết vâng lời Chơn
Nhơn và sẽ tiến mau lắm.
Muốn tìm Chơn Ngã thì phải giữ gìn kỷ luật Bản Thân cho đúng
phép. Kỷ luật này gồm việc điều khiển tư tưởng, ý muốn, tình cảm,
lời nói và việc làm đúng với Thiên Ý, nói theo Huyền bí học là:
-
Làm chủ Xác thân.
-
Làm chủ cái Vía.
-
Làm chủ cái Trí.
Giáo lý của chư Phật tóm tắt trong ba câu:
-
Làm lành.
-
Lánh dữ.
-
Rửa lòng trong sạch.
Lánh dữ và rửa lòng trong sạch là trau dồi hạnh kiểm, còn làm
lành là phụng sự vô tư lợi.
Có bảy điểm sau đây chúng ta cần nhớ:
1. Chúng
ta là một Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế, chúng ta trường sinh
bất tử chứ không phải xác thân hữu hình, hữu hoại này đâu.
2. Chúng ta sinh ra cõi Trần đặng học hỏi Cơ Trời. Tới một ngày kia,
mỗi người đều thành một vị Siêu Phàm gọi là Chơn Tiên. Vị Chơn Tiên
phải tiến hóa nhiều cấp bực cao hơn nữa. Thành một vị Siêu Phàm là
mục đích đã định sẵn cho nhơn loại trong Thái Dương Hệ này.
3. Dầu muốn dầu không, con người và vạn vật đều bị Luật Tiến Hóa
thúc đẩy đi tới mãi chớ không hề thụt lùi lại được. Luật Tiến Hóa
rất chậm chạp song điều hòa.
4.Chung cuộc ai cũng tới mục đích song chỉ có khác một điều là: Kẻ
đi mau, tới trước, người đi chậm đến sau.
5.Chúng ta nên đi mau, chúng ta có quyền đó. Chúng ta phải học hỏi
cho rộng sâu những Luật Trời đang hành động chung quanh chúng ta rồi
đem áp dụng vào đời sống hằng ngày đặng tiến mau. Nếu chúng ta tham
luyến Hồng Trần, cứ đi chậm rãi thì phải trải qua muôn kiếp Luân
Hồi, mỗi kiếp đều phải chịu qua bốn cái khổ : Sanh – Lão – Bệnh
– Tử và phải chịu áp lực của hai Luật : NHÂN QUẢ, LUÂN HỒI, chạy
trốn đường nào cũng không khỏi vì những điều quấy quá của chúng ta
đã làm.
6. Chúng ta cầm số mạng mình trong tay. Chúng ta tự ban thưởng mình
hay là tự hành phạt lấy mình tùy theo những sự hành động của
chúng ta thuận hay nghịch với Thiên Ý. Đó là tuân theo Luật NHÂN
QUẢ. Nhân nào Quả.
7.
Vòng hoa chiến thắng sẽ ban thưởng cho ai đã tự chiến thắng lấy
mình và đã qua tới Bờ Giác.
PHYSICAL BODY: Phàm thể
ETHERIC BODY: Thể Phách
EMOTIONAL ASTRAL BODY: thể Vía
MENTAL BODY: Thể Trí
CASUAL BODY, EGO: Thể Nguyên Nhân, Chơn Ngã
SPIRITUAL BODY: Ngươn Linh
QUAN NIỆM LINH HỒN THEO CAO ĐÀI GIÁO?
|
|
Một cách tổng quát, có ba loại hồn:
-SINH HỒN:
Khi Kim thạch tiến hóa lên Thảo mộc, bắt đầu có sự sống rõ rệt thì Đức Chí Tôn
ban cho Thảo mộc một điểm Nguyên hồn, gọi là SANH HỒN để tạo sự sống cho Thảo
mộc.
-GIÁC HỒN:
Thảo mộc tiến hóa lên Thú cầm, bắt đầu có tri giác thì Đức Chí Tôn ban thêm
cho một điểm Nguyên hồn gọi là GIÁC HỒN để tạo cho Thú cầm sự hiểu biết.
- NHƠN HỒN, LINH HỒN: Thú cầm có hiểu biết nhưng chưa có sự suy nghĩ và trí
thông minh, nó phải tiến hóa lên phẩm Người thì Đức Chí Tôn mới ban thêm cho
một điểm Nguyên hồn nữa gọi là Linh hồn, để con người có tánh linh hơn vạn vật,
có trí thông minh sang suốt để phân biệt các lẽ phải trái, nên hư và nhứt là
nhờ điểm Linh hồn nầy mà con người có thể tu luyện để đắc thành Tiên, Phật.
Con người thật sự có ba thể:
- Thể thứ nhứt là xác thân do cha mẹ sanh ra. Thể thứ nhứt là xác thân, có
ngũ-quan, biết cảm-giác xúc động, do nơi khí bẫm của cha mẹ mà biến tướng ra.
Nó cũng như con vật.
- Thể thứ nhì gọi là Đệ-Nhị xác thân của Đức Phật-Mẫu ban cho. Đệ-Nhị xác thân,
tức nhiên là Chơn-Thần của con người. Người ta gọi là cái vía hay là hào-quang
đó. Nó do theo cái thể thứ nhứt mà biến hình.
(CHƠN THẦN=VÍA=HÀO QUANG=LỤC DỤC THẤT TÌNH)
-Còn thể thứ ba là Linh-hồn, do Đức Chí-Tôn ban cho, tức nhiên là một điểm
linh-quang của Chí-Tôn chiết xuống, để cho con người biết hiểu, và khôn ngoan
hơn loài vật. Vậy thể thứ ba như người cầm cương con vật, còn gọi là Đệ tam
xác thân.
Trong ba thể ấy phải hiệp lại mới thành con người, nhưng bản-chất nó khác
nhau.
- ĐỆ-NHỨT XÁC THÂN cũng như con vật, do khí bẫm của cha mẹ mà biến thành. Nó
thuộc về hữu-hình, luôn chịu ảnh-hưởng của ngoại vật hơn là ảnh-hưởng của
tinh-thần. Trong Đệ-Nhứt xác thân đã có ngũ-quan là xúc giác, thị giác, thính
giác,khứu giác, vị giác và các tế-bào để cho Đệ-Nhứt xác thân cử động, đi
đứng, làm cho con người có cái sống theo con mắt thấy của loài người đó.
Đệ-Nhứt xác thân phải bị luật thay đổi, chớ không phải chết đâu. Cái xác nào
cũng phải biến thành đất cả. Đã nói rằng ở mặt thế nầy không chi là bền, vì nó
do vật-chất biến sanh, thì phải chịu luật tiêu diệt hay là luật thay đổi của
Tạo-Đoan. Nên luận về Bí-Pháp, thì không có gì là mất hay chết cả. Bởi trong
cái chết nó có ảnh- hưởng cho cái sống; và trong cái mất, nó có ảnh-hưởng cho
cái còn. Vậy cho nên Đệ-Nhứt xác thân phải chịu luật thay đổi mà người ta gọi
là chết đó.
- ĐỆ-NHỊ XÁC THÂN chúng ta thường gọi cái vía, tức là bản-năng của chúng ta.
Bản-năng ấy là Chơn-Thần. Chơn-Thần là một thể vô hình bất tiêu, bất diệt,
tiến-hóa hay ngưng trệ là do mỗi lần tái kiếp được dày công hay đắc tội. Vậy
Đệ-Nhị xác thân là hình bóng đi lập công, bồi đức. Thoảng như nó trọn nghe lời
của Đệ-Tam xác thân thì được trọn lành mà về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, chúng
ta gọi là đắc-quả. Còn nương theo thú chất hình vật là Đệ-Nhứt xác thân, thì
phải luân-hồi chuyển kiếp mãi mãi, chúng ta thường nói là bị đọa.
- ĐỆ-TAM XÁC THÂN là linh-hồn do Đức Chí-Tôn ban cho, để điều khiển Đệ-Nhứt và
Đệ-Nhị xác thân, tức nhiên là người cầm cương.. Trong Tam-Thể chỉ có Đệ-Tam
xác thân là có phận-sự quan trọng hơn cả, vì nó phải chịu trách-nhiệm đối với
Chí-Tôn khi trở về ngôi vị của mình. Sứ mạng đặc-biệt của Đệ-Tam xác thân là
phải chế ngự Đệ-Nhứt và Đệ-Nhị xác thân theo luật Thiên-nhiên của Đức Chí-Tôn.
Nếu nó chẳng kềm thúc được tánh dục vọng phàm phu của Đệ-Nhứt xác thân thì nó
phải bị thiên-khiển và thất phận nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống. Đã nói rằng
Đệ-Tam xác thân là nền tảng cho sự tiến-hóa của nhơn-loại, thì lẽ dĩ nhiên nó
phải chịu sự khảo-thí trong trường thi của Đức Chí-Tôn lập nơi mặt thế nầy.
Nếu một Chơn-Linh thắng được cái thể thứ nhứt và chế ngự được những dục vọng
của nó, thì mới được thăng vị. Còn như thắng thể thứ nhứt không đặng thì phải
chịu hình phạt. Đó là luật công-bình của Đức Chí-Tôn, có công thì thưởng, có
tội thì trừng. Thoảng như, Đức Chí-Tôn không dùng phương-pháp ấy, để lọc lừa
các hành động của chơn-linh, thì làm sao mà phân biệt được hàng phẩm cao hay
thấp tùy theo công-nghiệp của Đệ-Tam xác thân cho đặng.
-Khi Đệ-Nhị xác thân bị ngũ-lôi tru-diệt thì Đệ-Tam xác thân phải bị đọa mãi
mãi cho đến khi có cuộc ân-xá của Đức Chí-Tôn thì mới được tái kiếp lại mà lập
công chuộc tội.
Lúc khai Thiên lập Địa thì các đẵng Chơn-Hồn ấy phải đi từ vật-chất lên
thảo-mộc, thú cầm, rồi mới chuyển kiếp làm người được. Tính ra, mỗi phẩm đi từ
đầu chí cuối mà không bị lầm lạc, thì phải đủ chín chục ngàn kiếp ( 90.000 )
mới trở về Thiêng-Liêng vị được. Vì cớ mà các đẵng Chơn-hồn lúc bị lầm lạc, sa
đọa, phải luân-hồi chuyển kiếp mãi mãi, chưa về đặng nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng
Sống.
Nói về Đệ-Nhứt xác thân, hay là thể xác, thì sự cấu-hợp của nó do những tế-bào,
trong đó có điển-tử dương và điển-tử âm mà tạo thành. Nói về Đệ-Nhị xác thân,
Chơn-khí là sự tiết khí của Chơn-tinh hoặc trong sạch, hoặc ô- trược mà đổi
nên hình sắc. Những hào-quang ấy bao phủ lấy thể xác đặng tiếp-điển cùng
Chơn-linh hay Chơn-thần.
Đệ-nhứt xác thân là vật thể hữu-hình nó nuôi dưỡng Chơn-tinh, do đó, có bốc
ra chất hơi gọi là Chơn-khí. Ví dụ, một nồi nước để lên hơi vậy. Chơn-khí ấy
có một ánh sáng riêng của nó, gọi là hào-quang mà tiếng Pháp gọi là Aura. Nhờ
hào-quang biến đổi hình sắc, mà nơi cõi hư-linh thấu triệt hành-tàng, tâm ý
của mỗi người. Chơn-khí là một điển-quang của thể xác bốc ra, nên nó dung-hợp
với điển âm dương trong thể xác. Bỡi cớ, nó là trung gian tiếp-điển của
Chơn-Thần, và Chơn-Linh. Chơn-Thần là một điểm linh của Phật-Mẫu sanh ra.
Chơn-Thần đến với xác thân, đặng khai trí cho con người, theo bên Phật-Giáo
gọi là Giác-Hồn. Cả Chơn-khí và Chơn-Thần thì gọi là cái Phách; còn riêng về
Chơn-Thần thì gọi là Vía đó vậy. Tóm lại:
CHƠN THẦN = VÍA
ĐỆ NHỊ XÁC THÂN= PHÁCH= CHƠN THẦN + CHƠN KHÍ
§
THẤT
PHÁCH= 7 DÂY OAN NGHIỆT (Seven bonds of Karma)
Thất tình 七 情:
Bẩy thứ tình cảm của con người, ấy là: Hỷ, nộ, ái, ố, ai, lạc, dục.
Oan nghiệt 冤 孽:
Oan trái và ác nghiệt.
Bảy dây oan nghiệt:
Theo Đầu Sư Thượng Sáng Thanh trong quyển Bí Truyền Chơn Pháp, sự sống của con
người do nơi khí Sanh quang nuôi nấng, khí sanh quang nơi mình chúng ta tụ tại
7 khiếu làm nên điển lực, gọi là Thất khiếu sanh quang, phàm gọi là bảy dây
oan nghiệt (hay bảy sợi từ khí).
Khi con người còn sống nơi cõi trần, chơn thần liên lạc với thể xác qua bảy
dòng điện từ mà mắt phàm không thấy được.
Do bảy dòng điện từ nầy, thể xác đòi hỏi chơn thần phải làm cho nó thoả mãn
những ý muốn về vật chất của nó. Nếu chơn thần xuôi theo những ý muốn nầy của
thể xác thì thể xác sẽ gây ra nhiều mối oan nghiệt trong kiếp sống. Do đó, Ðạo
Cao Ðài gọi bảy dòng điện từ nầy là Bảy dây oan nghiệt. Nhưng cũng nhờ Bảy
dòng điện từ nầy mà chơn thần ra lịnh cho thể xác không được làm điều sái
quấy. Khi ta ngủ, nằm chiêm bao, chơn thần xuất ra khỏi thể xác đi đó đi đây,
nhưng vẫn luôn luôn nối với thể xác bằng Bảy sợi dây nầy. Lúc đó, Bảy sợi dây
nhập lại thành một sợi lớn, nếu có huệ nhãn thì thấy nó có màu bạc
(SILVER CORD).
Khi có tiếng động mạnh, Bảy sợi dây nầy kéo chơn thần trở về nhập vào xác và
liền đó ta giựt mình thức dậy.
Bảy dây oan nghiệt là 7 dòng điển lực nối liền giữa Chơn thần và thể xác. Hễ
điển lực còn thì thi hài còn vận chuyển, sanh hoạt, điển lực dứt thì thi hài
phải chết. Khi sắp sửa chết thì thi hài phải chịu một phen khổ sở, đau đớn, vì
bảy dây oan nghiệt này vẫn còn ràng buộc thể xác và Chơn thần. Chính vì lòng
Đại từ bi, Chí Tôn mới ân xá, ban cho Đạo Cao Đài bí tích Cắt Dây Oan Nghiệt,
tức là dùng diệu pháp cắt bảy cái mối năng lực đặng cho Chơn thần xa lìa xác
tục, rồi cũng dùng diệu pháp mà đưa vào cõi Hư linh.
Trong
mọi người đều có thất-tình lục-dục, những tình-dục ấy phát sanh ra, do nơi
lục-phủ ngũ-tạng, nhưng chủ của nó là Chơn-Thần đó vậy. Khi Chơn-Thần kềm thúc
không nỗi, thì lục-dục thất-tình dấy động, làm cho Chơn-khí tiết ra một chất
ô-trược, khiến cho Chơn-Thần không đến đặng, mà chế ngự được nữa. Lấy ví-dụ là
một kẻ có manh tâm làm điều gian ác, khi họ khởi thi-hành công việc ấy, họ
được nghe một tiếng nói vô-hình mà người ta thường gọi là lương-tâm cắn rứt.
Tiếng nói ấy là của Chơn-Thần đó vậy. Song kẻ ấy cố tâm làm công làm công-việc
đã suy tính, và từ đó, không còn được nghe tiếng nói của Thiêng-Liêng kia nữa.
Lúc đó là Chơn-Thần không còn đến được, bởi Chơn-khí ô-trược ngăn cản. Còn
luận về tội-lỗi, thì Chơn-Thần phải luôn luôn theo thể xác, bỡi cớ khi thể xác
chuyển kiếp đến đâu, Chơn-Thần phải theo đến đó. Chơn-khí tiết ra bỡi bảy
dây oan nghiệt, mà người ta gọi là thất phách. Phách cực âm là nơi xương
cụt, phách cực dương là nơi Nê-hườn-cung, còn phách trung ương là thận.
“Người Tín-hữu Cao-Đài nào giữ được 10 ngày chay trong mỗi tháng đổ lên được
thọ truyền bửu pháp tức là hưởng được phép xác, cắt hết bảy dây oan-nghiệt.
Linh hồn không còn bị ràng buộc với thi hài bởi bảy dây oan nghiệt nữa nên
được xuất ra nhẹ-nhàng về cõi Thiêng liêng hằng sống.”
Bảy dây
từ khí hay thất phách
ở vào bảy nơi trên thân thể:
·
Trên đầu (mỏ ác hay nê huờn cung).
·
Ngay trán (thượng đình, giữa hai chân mày).
·
Ngay cổ (trung đình, đầu cuống họng và cuống phổi).
·
Ngay tim.
·
Ngay hông trái (thận).
·
Dưới dạ dưới (hạ đình, rún, hạ đơn điền)
·
Dưới xương khu (xương cụt).
Khi người hành pháp đoạn căn, phải định Thần thấy được xác mới cắt đúng vị trí
mà bảy lằn khí còn vướng với xác thân. Nghĩa là đi từ phải qua trái giáp vòng
quan tài về vị trí giữa như bạn đứng ban đầu. Đức Hộ Pháp cho biết bảy vị trí
Phách ấy trên châu thân con người là biểu tượng của chùm sao Đại-Hùng-Tinh tức
là sao bánh lái hướng Bắc Đẩu. Đó là Trời và người đều giống nhau. Chúng sanh
may duyên gặp thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Chí Tôn và Phật Mẫu khai nền Đại Đạo hầu
mở cơ tận độ, nên giao cho “Bí tích hành phép Đoạn căn” để giải thoát Chơn
thần ra khỏi những sợi dây oan nghiệt đó.
Chơn-Linh là Tiểu-hồn, là Tiểu linh quang do nơi Đại hồn, Đại linh quang của
Thái-Cực chiết ra. Vì đó, sự sáng-suốt của Đệ-Tam xác thân là sự sáng-suốt của
Chí-Tôn. Nguyên hình của Đệ-Tam xác thân là một luồng điện cấu-tạo do
tế-bào mà điển-tử chỉ một âm và một dương. Luồng điện ấy vẫn hằng ở nơi
Tam-Thập Lục-Thiên, và đến hiệp với Chơn-Thần đặng giúp cho Đệ-Nhị xác thân
vi-chủ lấy Đệ-Nhứt xác thân của nó. Nói rõ hơn nữa là Linh-hồn điều khiển Giác-
hồn, đặng chế ngự Sanh-hồn đó vậy. Khi Đệ-Nhứt xác thân tinh khiết, Đệ-Nhị
xác thân an-tịnh, thì Đệ-Tam xác thân mới đến được Nê-hườn-cung mà khai
huyền-quang khiếu, thường gọi là đắc Đạo tại thế. Mỗi khi tham-thiền
nhập-định được rõ thấu lý mầu, ấy là lúc Đệ-Tam xác thân đã đến. Vì lẽ đó mà
các nguyên-nhân từ ngày xuống thế, bị Đệ-Nhứt xác thân lôi cuốn, Đệ-Nhị xác
thân phải chuyển kiếp, làm cho Đệ-Tam xác thân bận theo giáo-hóa mà ngôi vị
phải để trống. Mỗi khi lập đủ công, tạo đủ đức rồi thì Đệ-Tam xác thân sẽ tùy
theo công nghiệp mà thăng vị. Khi được trở về cõi Thiêng-Liêng Hằng-Sống, cả
Chơn-Linh và Chơn-Thần được hiệp một mà ngự trên đài sen. Lúc ấy gọi là hiệp
nhứt qui bổn hay là đắc-vị đó vậy.
Còn như bị ngũ-lôi tru-diệt thì luồng điện của Chơn-Linh bị đánh tản, không
hiệp được với Chơn-Thần nữa. Chơn thần người đó bị đánh tiêu tan, làm cho Chơn
linh không còn nơi nương tựa. Chơn linh phải chịu vất vơ như thế một thời gian
rất dài, chờ đến khi nào Đức Chí Tôn mở ra một cuộc Đại Ân Xá thì điểm chơn
linh ấy mới được Đức Phật Mẫu tái tạo cho một chơn thần để đầu kiếp xuống trần
mà lập công trả quả và tiến hóa.
Một người muốn nhập môn vào Đạo Cao Đài, phải lập Minh thệ trước Thiên bàn thờ
Đức Chí Tôn và các Đấng Thần, Thánh, Tiên, Phật. Lập Minh thệ là cách để tỏ
bày lòng chơn thành giác ngộ, mong muốn tu hành của mình. Ở đây, có một điều
rất quí báu là Lời Minh thệ do Đức Chí Tôn đặt ra, chớ không phải do Hội Thánh
hay một Đấng nào khác đặt ra, cho nên Lời Minh thệ nầy có hiệu quả thiêng
liêng rất quan trọng. Đức Chí Tôn đặt ra Lời Minh Thệ cho các tín đồ gồm 36
chữ như sau: ( in rõ trong TNHT)
Tên gì? . . . . . . . . . Họ gì? . . . . . . .
.
"Thề
|
rằng:
|
Từ
|
đây
|
biết
|
một
|
Ðạo
|
Cao
|
Ðài
|
Ngọc
|
Ðế,
|
chẳng
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
9
|
10
|
11
|
12
|
đổi
|
dạ
|
đổi
|
lòng,
|
hiệp
|
đồng
|
chư
|
môn
|
đệ,
|
gìn
|
luật
|
lệ
|
13
|
14
|
15
|
16
|
17
|
18
|
19
|
20
|
21
|
22
|
23
|
24
|
Cao
|
Ðài,
|
như
|
sau
|
có
|
lòng
|
hai
|
thì
|
Thiên
|
tru
|
Ðịa
|
lục."
|
25
|
26
|
27
|
28
|
29
|
30
|
31
|
32
|
33
|
34
|
35
|
36
|
Hình phạt Thiên tru Địa lục: Trời giết chết, Đất giết chết giống như hình phạt
Ngũ Lôi tru diệt. Đây là hình phạt rất nặng nề dành cho những người nào phạm
Thiên điều một cách rất nặng nề hay phạm thệ.
Thoảng như, bị tận đọa tam-đồ bất năng thoát tục, thì Chơn-Linh phải bị ngăn
cản, không hiệp được với Chơn-Thần, làm cho Đệ-Nhị xác thân phải trở lại
chuyển kiếp từ bực kim-thạch cho đến làm người, và phải chuyển trở lại đủ
ba vòng mới được khởi lập công lại. Hình phạt "Ngũ Lôi tru diệt" nặng hơn hình
phạt "Tận đọa tam đồ bất năng thoát tục", bởi vì hình phạt sau không bị giết
chết, nên vẫn còn giữ được Chơn thần mà chịu hình phạt, khi xong thì tiếp tục
tiến hóa. Trong khi bị đọa tam đồ, nếu gặp thời kỳ Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn
thì được tha thứ và cho đi đầu kiếp trả quả.
Việc Lập Minh thệ rất quan trọng, bởi vì khi đã được Đức Chí Tôn và chư Thần,
Thánh, Tiên, Phật nhìn nhận là môn đệ của Đức Chí Tôn thì mới hưởng được những
đặc ân trong kỳ Đại Ân Xá nầy.
Điều thứ nhứt: Biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế.
Là trọn nhìn một Đạo Cao Đài của Chí Tôn, ngoài ra không đặng xu hướng theo
ngoại giáo, tà quyền, lập nên phe đảng, chia rẽ tâm lý, gây nên sự rắc rối
chia ly làm mất đức tin trong cửa Đạo.
Điều thứ nhì: Hiệp đồng chư môn đệ gìn luật lệ Cao Đài.
Tín đồ nhập môn rồi phải tuân hành luật pháp chơn truyền của Đại Đạo là:
Tân Luật, Đạo Luật, Pháp Chánh Truyền và thi hành các qui điều giáo huấn
của Hội Thánh để làm tròn phận sự mình. Ấy là phương hiệp đồng nhứt trí của
toàn đạo, tín đồ, Chức việc, Chức sắc Hội Thánh để nhặt gìn Luật lệ Cao Đài
của Đấng Chí Tôn.
Điều thứ ba: Như sau có lòng hai thì Thiên tru Địa lục.
Ăn ở hai lòng, bất trung bất chánh, dối Thầy phản bạn, và làm những việc trái
với luật lệ của Đại Đạo cùng hành động vô nhân vô nghĩa, mất sự thương yêu,
mất điều tín nhiệm, gieo rắc những điều ngờ vực, hiềm khích giữa tình đồng đạo
và manh tâm bội nghịch cùng Hội Thánh, sẽ chịu luật công bình của Trời Đất tru
diệt (giết phạt).
Minh thệ đối với luật vô vi tức là Thiên điều của Chí Tôn và các Đấng Phật,
Tiên, Thánh, Thần cầm quyền trị thế, là một ân huệ được chọn làm môn đệ của
Đấng Chí Tôn. Khi giữ tròn lời Minh thệ sẽ được các Đấng hộ trì ban ân lành,
đạo tâm sáng suốt, trọn vẹn đức tin, đến ngày thành công đắc đạo, được ghi tên
vào Tiên tịch (Bộ Tiên)… Vậy, toàn đạo nam nữ nên trân trọng gìn theo lời Minh
thệ.
Về phần thiêng liêng: Người có lập Minh thệ thì các Đấng thiêng liêng mới nhìn
nhận là môn đệ của Đức Chí Tôn, tức là tín đồ của Đại Đạo. Khi được làm môn đệ
của Đức Chí Tôn thì mới hưởng được hưởng những hồng ân của Đức Chí Tôn ban cho
như sau:
•
Tín đồ được Chức sắc hành Pháp Giải Oan . Giải oan là cởi bỏ tất cả oán thù đã
gây ra trong nhiều kiếp trước, tức là cởi bỏ những oan nghiệt tiền khiên..
Dầu trọn kiếp sống không nên đạo,
Dầu oan gia tội báo buộc ràng.
Chí Tôn xá tội Giải Oan,
Thánh Thần Tiên Phật cứu nàn độ vong. (KCHKHH)
Dầu oan gia tội báo buộc ràng.
Chí Tôn xá tội Giải Oan,
Thánh Thần Tiên Phật cứu nàn độ vong. (KCHKHH)
Phép Giải Oan độ hồn khỏi tội.
(KHH)
• Môn đệ nào giữ tròn luật đạo và ăn chay được 10 ngày trong một tháng thì vào
hàng Đạo hữu, đối phẩm Địa Thần trong Cửu phẩm Thần Tiên.
• Môn đệ nào giữ tròn luật đạo và ăn chay 10 ngày mỗi tháng thì khi qui liễu
mới được làm Phép Xác, Phép Đoạn Căn, làm Tuần Cửu, Đại Tường và Tiểu Tường,
để đưa chơn hồn đi lên qua 12 từng Trời, bái kiến các Đấng Thần, Thánh, Tiên,
Phật, bái kiến Đức Phật Mẫu và Đức Chí Tôn, sau đó mới được Tòa Tam Giáo Ngọc
Hư Cung định phận.
Đức Chí Tôn chưa hề bắt buộc người nào theo Đạo cả. Ngài chỉ vạch ra cho nhơn
sanh thấy con đường nào chánh, con đường nào tà, con đường nào chơn thật đưa
đến giải thoát khỏi luân hồi, con đường nào quanh co đưa đến tội tình sa đọa.
Nhơn sanh hiểu biết rõ như thế để giác ngộ, và tự nhơn sanh lựa chọn con đường
đi.
TNHT: Nếu kẻ nào biết hiểu Thánh Ngôn của Thầy nơi miệng các con mà tỉnh ngộ
thì số hằng sống của nó vốn còn, còn chẳng thì thôi, để chúng nó theo Tà quái.
TNHT: Đạo là quí, của quí chẳng bán nài, các con đừng thối chí.
Đức Chí Tôn không bắt buộc ai theo Đạo, nhưng khi đã theo Đạo thì buộc phải
theo trọn đời bằng việc lập Minh thệ, để tiến mãi trên con đường Đạo. Tại sao
khi ở ngoài vòng thì không buộc, mà khi đã vào cửa Đạo rồi thì lại buộc? Bởi
vì thời kỳ nầy là mạt kiếp của Hạ Nguơn Tam Chuyển, bước qua Thượng Nguơn Tứ
Chuyển lập đời Thánh đức, nhơn loại phải trải qua một cuộc Đại Phán Xét cuối
cùng, để chấm dứt một chu kỳ tiến hóa cũ, bắt đầu một chu trình tiến hóa mới.
Do đó, Đức Chí Tôn đại khai ân xá cho các đẳng chơn hồn, nếu ngộ kiếp một đời
tu đủ trở về ngôi vị cũ. Bởi vậy Đức Chí Tôn buộc Minh thệ là thể lòng thương
yêu vô lượng của Đấng Cha Lành, buộc con cái phải gấp rút tu hành để kịp trở
về cùng Ngài. Địa cầu nầy phải chịu một lần đổi thay nữa. Số nhơn loại sống
sót là những người đủ đức tin, đủ bác ái công bình, để các Đấng lập đời Thánh
đức, tạo lập một xã hội Đại đồng. Đương nhiên luật công bình thiêng liêng mở
ra có thưởng ắt có phạt. Nếu thực thi đúng theo lời Minh thệ thì chắc chắn sẽ
được thiêng liêng ân thưởng như đã trình bày bên trên, còn nếu không giữ đúng
lời Minh thệ hay làm ngược lại lời Minh thệ thì ắt bị phạt nặng.
Thất thệ là mất lời thề, tức là không giữ được lời thề, không thực thi đúng
lời thề, vi phạm lời thề.Thất Nương DTC giảng giải về cõi Âm Quang cho biết
như sau:
TNHT: "Chớ chi cả nhơn sanh biết xét mình trước khi thoát xác thì tránh khỏi
Âm Quang. Nói cho cùng, nếu trọn kiếp, dầu gây lắm tội tình mà phút chót biết
ăn năn tự hối, cầu khẩn Chí Tôn độ rỗi thì cũng tránh xa cõi Âm Quang, lại còn
hưởng đặng nhiều ân huệ của Chí Tôn, là các chơn hồn đặng tự hối hay đặng giáo
hóa mà hiểu trọn chơn truyền lập phương tự độ, hay là con cái của các chơn hồn
cầu rỗi. Ôi ! Tuy vân, hồng ân của Đại Từ Phụ như thế mà vẫn thấy các chơn hồn
sa đọa hằng hà, mỗi ngày chẳng ngớt, là tại thiếu kém đức tin và lòng tin cậy
nơi Thầy. Đó là mấy Đạo hữu, Tín đồ bị thất thệ. ..”
Theo lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm trong LUẬT TAM THỂ:
- Chơn-Linh đâu có lương-tâm, chỉ Chơn-Thần mới có.
- Vậy Chơn-Linh lấy gì mà chế-ngự thể xác?
- Chơn-Linh chế ngự đặng gìn-giữ Chơn-Thần, do đó, mới có các đấng ám trợ.
" Chơn-Thần tinh-khiết mới độ rỗi được xác thân và mới hiệp Chơn-Linh đặng."
Trong Càn-Khôn vũ-trụ, có tám đẳng Chơn-hồn là: - Kim-thạch hồn, Thảo-mộc hồn,
Thú-cầm hồn, Nhơn-hồn, Thần-hồn, Thánh-hồn, Tiên-hồn và Phật-hồn.
Từ lúc hổn-độn sơ khai, sau tiếng nổ (Big bang), âm-dương phân tách: khí
Dương-quang là khí nhẹ-nhàng bay lên trên; còn khí âm là khí-chất chứa các
tế-bào lóng xuống dưới. Sau một chuyển thì các khí-chất trên liên-đới với
tế-bào mà tựu lại thành chất-khí và biến thành vạn-vật. Khi chưa thành hình
thể hữu-vi thì chất khí vẫn là một cục lửa do khí Dương-quang đốt cháy. Sau đó,
nơi Diêu-Trì Cung thâu Thập-Nhị Địa-Chi mà biến khí Dương-quang và chất khí
làm ngũ-hành.
- Đất, nước, sắt, đá và lửa được nảy sanh trước hết. Đó là Kim-thạch hồn.
- Sau một chuyển nữa, nước, đất, đá, lửa và sắt mới tiết ra một chất khí, và
liên-đới với các tế-bào lại mà tạo nên cây cỏ. Đó là Thảo-mộc hồn.
- Sau một chuyển nữa, các cây cỏ chia tế-bào mà liên-đới với ngũ-hành tạo nên
bách-thú. Đó là Thú-cầm hồn.Trong thú-cầm, Chơn-hồn đã bước vào cơ tấn-hóa, do
đó, tạo nên thủy-tổ loài người là la-hầu tức là người khỉ đó. Những tế-bào tạo
nên loài thú là do những hột nguyên-tử, một điển-tử dương và 36 hột điển-tử âm.
- La-hầu lần lần sanh-hóa, và nhờ điểm Linh-quang của Chí-Tôn mà lần đến loài
người như hiện giờ. Đó là Nhơn-hồn.
- Nhơn-hồn tiến lên Thần-hồn, Thánh-hồn, Tiên-hồn, và Phật-hồn.
ĐẠI HỒN VÀ TIỂU HỒN?
- The Macro-Divine light – the Universal Soul, Oversoul.
- The Micro-Divine light – the individual soul
Đại: Lớn, trái với Tiểu là nhỏ. Linh: thiêng liêng. Quang: ánh sáng. Hồn: linh
hồn
ĐẠI HỒN là Thái Cực, Đại Linh quang của Thượng Đế, là trung tâm ban phát sự
sống và sự sáng tạo của toàn thể Càn Khôn Vũ Trụ.
TIỂU HỒN là Tiểu Linh quang, hay là điểm Linh quang được Đấng Thượng Đế chiết
ra từ Đại Linh quang của Ngài để ban cho mỗi người làm linh hồn, chủ nhơn ông
của thể xác.
Thượng Đế là Đại hồn, cũng gọi là Thiên hồn; con người là Tiểu hồn. Như vậy,
con người chính là một Tiểu Thượng Đế, hay nói nôm na là một "Ông Trời Con".
Thượng Đế cho các Tiểu hồn đầu kiếp xuống cõi trần, vì thể theo Luật Tiến hóa
của Càn khôn, để Tiểu hồn học hỏi và tiến hóa, dần dần lên các phẩm Thần,
Thánh, Tiên, Phật, và cuối cùng sẽ tiến hoá lên hiệp nhứt vào Thượng Đế, tức
là Tiểu hồn đi giáp một chu kỳ tiến hóa, và sau cùng thì trở về nguồn cội ban
đầu.
Chơn Thần (the perisprit) là xác thân Thiêng Liêng của mỗi người, do Ðức Phật
Mẫu dùng nguyên khí nơi Diêu-Trì Cung để tạo thành: "Nơi Ao Diêu Trì có một
đài phát hiện Âm quang. Ðài ấy thâu lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực, rồi đem
Dương quang hiệp với Âm quang mà tạo nên Chơn Thần cho Vạn linh trong Càn-Khôn
Vũ-Trụ”. Lằn Sanh quang của ngôi Thái Cực là điểm Linh quang của Ðức Chí
Tôn ban cho. Ðức Phật Mẫu thâu điểm Linh quang nầy làm linh hồn, rồi dùng Âm
quang phối hợp Dương quang để tạo Chơn Thần (tức là xác thân thiêng liêng) bao
bọc điểm Linh quang ấy, tạo thành một con người nơi cõi thiêng liêng.
Khi còn ở nơi xác phàm thì khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu. Cái
Chơn Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu bất
diệt. Cái Chơn Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt Thượng đế.
“ Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân: Một phàm gọi là Corporel, còn
một Thiêng Liêng gọi là Spirituel. Mà cái Thiêng Liêng do nơi cái phàm mà
ra nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thể thấy đặng, mà cũng có thể không
thấy đặng. Cái xác vô hình huyền diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh- Khí- Thần
mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn không khí. Khi nơi xác phàm xuất ra thì lấy
hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc Đạo mà có Tinh- Khí, không
có Thần thì không thế nhập mà Hằng sống đặng. Còn có Thần mà không có Tinh-
Khí thì khó huờn đặng Nhị xác thân. Vậy ba món báu ấy phải hiệp mới đặng. Nó
vẫn là chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong khí Tiên Thiên thì
hằng có điển quang. Cái Chơn Thần ấy buộc phải tinh tấn, trong sạch mới
nhẹ nhàng hơn không khí, ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng. Nó phải có bổn nguyên
chí Thánh, chí Tiên, chí Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng. Phải có một
thân phàm tinh khiết mới xuất chơn thần tinh khiết.
(TNHT)
Cửa xuất nhập của Chơn Thần đối với thể xác là Nê Hoàn Cung, tức là nơi mỏ ác.
Các Ðấng Thiêng liêng chỉ cần nhìn màu sắc của Chơn Thần thì biết tâm ý của
người đó như thế nào. Chơn Thần ẩn trong xác phàm và có hình ảnh giống hệt
xác thân phàm. Chơn thần làm trung gian giữa Chơn linh và xác phàm.
Phàm con người có
ba món báu:
-Tinh là
xác thân của cha mẹ sanh ra,
-liên quan với xác
thân (corps astral ) là hơi (chơn khí). Sự sống là nuôi nấng lấy hình
hài chúng ta bằng sanh quang do nơi Phật Mẫu tạo mà có,
-Thần: linh
hồn ta là của Chí Tôn ban cho.
Mà có ba thành một, một thành ba gọi là Tam Bửu : Tinh, Khí, Thần.
Ðệ nhị xác thân ta khi còn sống ở quanh mình ta, bảo hộ về sanh quang tiếp với
đệ tam xác thân là linh hồn. Khi lìa khỏi xác thúi hôi hữu hoại thì nó trực
tiếp ngay với linh hồn nếu nó được thanh khiết; bằng nó nghiệt ác thì nó phải
dính líu với cái xác thúi hôi nầy mà phải chịu lìa xa cái linh hồn mà phải đọa.
Bởi cớ Chí Tôn ban cho ta cái Bí Pháp ( phép xác ) cắt đứt dây oan nghiệt cho
nó rời hẳn với đệ nhứt xác thân được khinh phù nhập một với linh hồn tức là
hằng sống vậy.
Chơn linh mới thiệt là ta còn chơn thần là do tinh ba của vật khí biến hình.
Chơn linh ta mượn cơ quan hữu hình để thân mật cùng cả tạo đoan vũ trụ.
Ba cơ quan tạo nên hình thể con người. Chơn linh ta do nguyên khí mà có,
nguyên khí là Tiên Thiên Khí. Chơn Thần do Hậu Thiên Khí kết thành, còn xác
thịt thì do vật chất mà nên. Hỏi vậy ta muốn sống đây do cơ quan nào? Ấy là
nhờ chơn linh mới có sự sống, chơn linh có một quyền năng vô đoán, chưa có
khoa học nào tra cứu rõ thấu được. Cái quyền năng của nó là do Ðức Chí Tôn ban
cho. Quyền năng của chơn linh không giới hạn, nó là quyền năng bảo trọng đường
sống của vạn loại, của xác hình. Chơn thần là Hậu Thiên Khí, nó bảo trọng vật
chất khí.
Trong ba khí chất ấy tạo ra hình hài chúng ta, chơn linh là nhứt điểm linh
quang do Chí Tôn mà có để bảo trọng cái sinh mạng, cái sống của thi hài. Ðến
ngày giờ nào niên kỷ đã định hết khối sanh quang rồi thì cái quyền năng ấy ra
khỏi xác thì xác phải hoại, chúng ta gọi là tử. Chơn thần chúng ta, thiên hạ
kêu là phách, vía cả thảy đều có.
(Thuyết
Đạo 15. 2. Ðinh Hợi - 1947 )
Khi Đức Phật Mẫu muốn tạo hóa một nguyên nhân nơi cõi thiêng liêng, Đức Phật
Mẫu thu nhận một điểm linh quang của Đức Chí Tôn ở ngôi Thái Cực để làm linh
hồn, rồi Đức Phật Mẫu dùng hai nguyên khí Âm Dương nơi DTC tạo ra chơn thần
bao bọc linh hồn ấy. Như vậy là Đức Phật Mẫu đã tạo hóa ra một nguyên nhân nơi
cõi Lưỡng Nghi. Nguyên nhân nầy muốn xuống ở cõi Tứ Tượng thì phải dùng tinh
khí của cõi Tứ Tượng bao bọc một lớp bên ngoài chơn thần thì nguyên nhân mới
có thể ở cõi Tứ Tượng được. Tương tự, đễ xuống tới cõi hạ giới này, Chơn thần
phải khoác thêm 6 lớp nữa vì phải xuống 7 cõi.“Chơn Thần tạo hình bằng nguơn
khí của bảy từng thiên. Bảy từng có liên quan lạ lùng với thất tình.
Thánh ngôn dạy ngày 22.7.1926 (âl 13.6.Bính Dần):“…Các con phải bỏ xác trần,
mà bông trái thiêng liêng các con sanh hóa Chơn thần, Chơn thần lại biến hằng
muôn thêm số tăng lên hoài. Ấy là Ðạo. Bởi vậy, một Chơn Thần Thầy mà sanh hóa
thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần, và toàn cả nhơn loại trong Càn
khôn Thế giới. Nên chi, các con là Thầy, Thầy là các con.”
Đức Hộ-Pháp giảng: “Từ khi các Tôn giáo bị bế: Âm thạnh Dương suy, nên
Thần chẳng hiệp cùng Tinh Khí được, vì vậy nên người tu hữu công mà không đắc
quả. Nay Đức Chí Tôn khai ĐẠI-ĐẠO đem chơn Thần huờn nguyên cùng Tinh Khí là
cơ mầu-nhiệm cho chúng sanh đắc Đạo. Ai biết noi theo chơn truyền luật pháp
giữ trai kỳ 10 ngày trở lên đến ngày công viên quả mãn đặng thọ truyền bửu
pháp, Chơn Thần siêu thăng. Trong buổi Hạ-nguơn chuyển thế Đức Chí-Tôn
khai Đạo dạy thờ Thiên-Nhãn là thờ Chơn-thần của Chí linh cho
hiệp cùng Vạn-linh, tức là thờ ngôi Thái Cực, là thờ Thầy vậy”
Chơn Thần là trung gian cho Chơn linh và Xác thân. Nếu xác thân còn ăn mặn (thực
nhục) thì nhiều Âm điển sẽ nặng trì, khi xác thân chết thì Chơn Thần bị lôi
kéo theo lằn Âm điển ấy mà không theo với Chơn linh được. Sự ô-trược của Chơn
Thần là vậy. Thế nên khi thoát xác thì Chơn thần phải qua cái ải khổ sở là Âm
quang, cũng là nơi ngày xưa đặt tên Địa ngục. Bát Nương Diêu Trì Cung giải
thích về Âm quang như sau: …“Lằn Âm quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào
ánh linh quang của Chí Tôn chưa chiếu giám đến thì phải còn tối tăm mịt mờ,
chẳng sanh chẳng hóa. Vậy thì nơi khiếm ánh thiêng liêng là Âm quang, nghĩa là
Âm cảnh hay là Ðịa ngục, Diêm đình của chư Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy thì
chính lời nhiều Tôn giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô
kiếp, nhơn quả buộc ràng, luân hồi chuyển thế, nên gọi là Âm quang, đặng sửa
chữ Phong Ðô Ðịa phủ của mê tín gieo truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các
Chơn hồn Giải thân định trí (một cõi trung gian giữa Thiên đường và Ðịa ngục
hay là mờ mờ mịt mịt). Ấy là một cái quan ải, các Chơn hồn khi qui Thiên, phải
đi ngang qua đó. Sự khó khăn bước khỏi qua đó là đệ nhứt sợ của các Chơn hồn.
Nhưng tâm tu còn lại chút nào nơi xác thịt con người, cũng nhờ cái sợ ấy mà lo
tu niệm. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa đôi trăm năm,
tùy Chơn thần thanh trược. Chí Tôn buộc trường trai cũng vì cái quan ải ấy.
Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu thấu, thì kinh khủng chẳng cùng. Nếu để cho
Chơn thần ô trược thì khó mong trở lại cõi thiêng liêng và về cùng Thầy
đặng. Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua
cho đặng. Thất Nương ở đó đặng dạy dỗ, nâng đỡ các Chơn hồn, dầu sa đọa
luân hồi, cũng có người giúp đỡ.”
(Thánh
ngôn 21.2.Bính Tuất - dl 24.3.1946)
A: Three souls - Seven envelopes of the divine body
Tam: Ba, số 3, thứ ba. Hồn: điểm linh quang do Đức Chí Tôn ban cho. Thất: 7.
Phách: có nhiều nghĩa, ở đây Phách có nghĩa là những lớp tinh chất bao bọc
chơn thần để chơn thần thích ứng với môi trường chung quanh.
I. TAM HỒN
là ba điểm linh quang mà Đức Chí Tôn ban cho mỗi Hóa nhân, khi tiến hóa từ
Thảo mộc lên Thú cầm và thành Nhơn loại. Tam hồn gồm: Sanh hồn, Giác hồn, Linh
hồn. Quan trọng nhất là linh hồn, vì nhờ có linh hồn mà con người đứng trên
loài thú cầm, có tánh linh hơn vạn vật, và cũng chính nhờ điểm linh hồn nầy mà
con người có thể tu hành đắc đạo thành Tiên, Phật. Sau đây là bài Thánh giáo
của Đức Chí Tôn nói về sự tiến hóa của con người (trong Đại Thừa Chơn Giáo):
"Người là gốc của muôn vật, muôn vật là ngọn của loài người, mà Trời Đất là
gốc của loài người, người là ngọn của Trời Đất. Luật Tấn hóa của thảo mộc, thú
cầm, nhơn loại, nó từ từ tăng tiến mãi, nhưng cũng có thối hóa vậy. Các con
nghe: Như loài thảo mộc cũng có thọ nơi Thầy một điểm nguyên hồn. Nó cũng sống,
nhưng trí hóa khờ ngây. Các con coi đó, từ thảo mộc bắt đầu lên cho chí loài
người, có 3 cái phép:
-Như thảo mộc thì cái gốc trở xuống, ngọn day lên. (Gốc là đầu, ngọn là chơn).
-Rồi nó tấn hóa đến bực thú cầm, thì cái đầu với cái đuôi ngang nhau.
-Thú cầm qua nhơn loại thì cái đầu trở lên trên, cái chơn xuống dưới.
Vậy, từ thảo mộc có một phần hồn. Thảo mộc tấn hóa mãi, muôn vàn kiếp mới bước
sang qua thú cầm thì từ thú cầm đã đặng hai phần hồn. Thú cầm mới dần dần tấn
hóa mãi, trăm ngàn muôn kiếp, lên đặng làm người thiệt là trăm đắng ngàn cay,
muôn thảm vạn sầu, biết bao nhiêu là công phu khổ hạnh, xả thân giúp đời một
cách khó khăn cực nhọc, nhưng cũng vui lòng, mãn kiếp nọ sang kiếp kia, cứ lập
công quả mãi. Vàn vàn muôn lần đầu thai mới qua đặng phẩm bực loài người. Khi
tấn hóa đến loài người thì đã đủ trọn Tam hồn Thất phách. Người muốn tấn hóa
đến phẩm vị Thần, Thánh, Tiên, Phật thì phải tu tâm dưỡng tánh, tích đức thi
ân.
Vậy con người có được ba điểm Nguyên hồn: Sanh hồn, Giác hồn, và Linh hồn, gọi
chung là Tam hồn.
II. THẤT PHÁCH
Chữ Phách trong Thất phách có nghĩa là những lớp tinh chất bao bọc chơn thần
để cho chơn thần thích ứng được với môi trường chung quanh. Khi chơn thần đến
một cõi giới nào, chơn thần phải lấy tinh chất của cõi giới đó làm một lớp bao
bọc bên ngoài, để chơn thần ở được cõi giới đó và làm việc nơi cõi giới đó.
Theo vũ trụ quan của Đạo Cao Đài, địa cầu của nhơn loại đang ở thuộc cõi Hạ
giới, là cõi thấp nhất còn cõi cao nhất là cõi Thái Cực, ở tại trung tâm của
Càn Khôn Vũ Trụ. Từ cõi Hạ giới đến cõi Thái Cực, nếu xét về phương diện chất
tinh khí cấu tạo mỗi cõi, thì có thể phân ra làm 7 cõi, có tên từ cao xuống
thấp là:
7. Cõi Thái Cực
|
(Cõi Thượng Đế)
|
|
6. Cõi Lưỡng Nghi
|
(Cõi Thượng Đế)
|
|
5. Cõi Tứ Tượng
|
(Cõi Phật)
|
|
4. Cõi Bồ Đề
|
(Cõi Phật)
|
|
3. Cõi Thượng giới
|
(Cõi Tiên)
|
|
2. Cõi Trung giới
|
(Cõi Thánh và Thần)
|
|
1. Cõi Hạ giới
|
(Cõi nhơn loại)
|
Bảy cõi nầy không phải là 7 từng Trời, mà là 7 khoảng không gian có chất tinh
khí cấu tạo nặng nhẹ khác nhau. Cõi Hạ giới có nguyên tử tinh khí cấu tạo nặng
nhất; cõi Thái Cực có nguyên tử tinh khí cấu tạo nhẹ nhất. Con người nơi cõi
thiêng liêng có hai thể: linh hồn và chơn thần. Linh hồn là điểm Linh quang do
Đức Chí Tôn ban cho, chơn thần do Đức Phật Mẫu dùng nguơn khí nơi DTC tạo ra,
để làm xác thân thiêng liêng cho linh hồn. Linh hồn và xác thân thiêng liêng (chơn
thần) muốn đến ở cõi nào thì phải lấy chất tinh khí của cõi đó làm thành một
lớp bao bọc bên ngoài chơn thần, để chơn thần thích hợp với sự nhẹ nhàng hay
nặng nề của cõi đó thì mới ở cõi đó được.
Đức Chí Tôn dạy về Bảy thể của linh hồn, (theo trong Đại Thừa Chơn Giáo):
“Đây Thầy giải qua Bảy thể của linh hồn cho các con rõ: Trước hết, linh hồn
muốn nhập vào thế giới hữu hình nầy, tất phải mượn 7 cái thể chất của 7 cõi
trên kia mới đặng. Bảy cái thể là:
TIÊN THỂ, KIM THÂN, THƯỢNG TRÍ, HẠ TRÍ, VÍA, PHÁCH, XÁC .
Các con nếu không có 7 thể ấy thì không bao giờ nhập vào thế giới hữu hình đây
đặng. Vì ở trên hết là Thượng tằng không khí, khí ấy nhẹ nhàng trong sạch hơn
trăm ngàn lần cái không khí ở trần gian nầy. Vậy nên, nếu điểm linh hồn của
các con ở đặng cõi Hư Vô là nhờ nó đã thanh nhẹ hơn thượng tằng không khí kia
nữa, mà nếu nó đã nhẹ hơn thượng tằng không khí thì tự nhiên khi muốn giáng
trần, nó phải mượn 7 thể của 7 cõi mà bao bọc bên ngoài cho thêm nặng nề thì
mới trì kéo nó giáng xuống được.
Như linh hồn ở cõi Thái Cực, muốn xuống cõi Lưỡng Nghi thì phải lấy tinh khí
cõi đó mà bao bọc bên ngoài đặng làm một cái Kim thân cho hạp với khí chất cõi
ấy.
Chừng ở cõi Lưỡng Nghi mà muốn xuống cõi Tứ Tượng thì cũng phải dùng tinh khí
cõi Tứ Tượng mà bao bọc ra ngoài cái vóc Kim thân một lớp nữa đặng làm cái
Thượng trí.
Lúc ở cõi Tứ Tượng mà muốn xuống cõi Bồ Đề thì cũng phải dùng tinh khí cõi Bồ
Đề mà bao bọc ra ngoài cái vóc Thượng trí một lớp nữa đặng làm cái Hạ trí.
Cứ xuống cõi nào là phải mượn tinh khí cõi đó mà bao bọc thêm ra ngoài, nên
phải mượn đủ 7 thể chất mới xuống hết 7 cõi đặng vào ở trong không khí trần
gian (các khí chất lần lần càng xuống thấp là càng ô trược nặng nề thêm nữa).
Người nào hữu căn hữu kiếp, biết tỉnh ngộ tầm ra nguồn cội của loài người,
thì phải mượn cơ pháp bí truyền mà tu luyện đặng mở 7 thể ấy rớt ra thì linh
hồn mới đặng trở về ngôi vị. Bảy thể ấy muốn mở ra cũng như cởi 7 lớp áo
vậy.
“Ngày nào các con bỏ xác phàm nầy là ngày các con cổi bỏ bớt một cái áo của
các con, rồi các con:
- qua Trung giới, thì các con cắt lìa cái
Phách.
- Đến Thượng giới thì bỏ cái Vía,
- đến Bồ Đề thì bỏ cái Hạ trí,
- đến Tứ Tượng thì bỏ cái Thượng trí,
- đến Lưỡng Nghi thì bỏ cái Kim thân,
- đến Thái Cực thì linh hồn hiệp cùng Tạo Hóa."
Tóm tắt:
BẢY CÕI TƯƠNG ỨNG
|
ð
|
BẢY THỂ:
|
7. Cõi Thái Cực
|
|
Tiên thể
|
6. Cõi Lưỡng Nghi
|
|
Kim thân
|
5. Cõi Tứ Tượng
|
|
Thượng trí
|
4. Cõi Bồ Đề
|
|
Hạ trí
|
3. Cõi Thượng giới
|
|
Vía
|
2. Cõi Trung giới
|
|
Phách
|
1.Cõi Hạ giới
(Cõi phàm trần, thế gian)
|
|
Xác phàm.
|
Đức Chí Tôn ban cho một điểm linh hồn. Đức Phật Mẫu dùng nguyên khí trong Kim
Bồn nơi DTC tạo hóa ra một chơn thần làm xác thân thiêng liêng bao bọc
linh hồn.
- Khi xuống tới cõi Lưỡng Nghi, chơn thần phải lấy tinh khí nơi cõi Lưỡng Nghi
bao bọc bên ngoài, và được gọi là Kim thân.
- Đi xuống tới cõi Tứ Tượng, chơn thần lấy tinh khí nơi cõi Tứ Tượng để bao
bọc bên ngoài Kim thân một lớp, và được gọi là Thượng trí.
- Tiếp tục đi xuống cõi Bồ Đề, chơn thần phải lấy tinh khí cõi Bồ Đề bao bọc
bên ngoài cái Thượng trí để làm thành cái HẠ TRÍ.
- Tới cõi Thượng giới, chơn thần phải lấy tinh khí cõi Thượng giới để tạo cho
mình một lớp áo bao bọc bên ngoài, gọi là cái VÍA.
- Tiếp tục đi xuống cõi Trung giới, chơn thần phải lấy tinh khí của cõi Trung
giới làm thành cái Phách bao bọc bên ngoài cái Vía.
- Nếu muốn nhập vào cõi phàm trần, tức là đầu thai hay đầu kiếp nơi cõi trần,
phải tìm đến một bà mẹ phàm trần đang bắt đầu thọ thai, chờ đợi nơi đó cho đến
khi đứa hài nhi vừa thoát ra khỏi lòng mẹ, Linh hồn và 6 thể của chơn thần liền
nhập vào thể xác của hài nhi, làm thành một con người mới nơi cõi trần.
Ở cõi phàm trần, con người mang xác phàm rất nặng nề. Nhưng nhờ có xác thân
phàm nầy, con người mới làm được công quả, tạo được nhiều công đức, để đem về
trình với Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu. Ngoài ra, nhờ có xác thân phàm, con
người mới có được TINH, có TINH mới luyện TINH hóa KHÍ, luyện KHÍ hiệp THẦN,
luyện THẦN huờn HƯ mà đắc đạo thành Tiên, Phật.
- Khi đã tới thời kỳ xác phàm không còn hữu dụng được nữa, linh hồn và chơn
thần rời bỏ xác phàm, thoát ra khỏi cõi trần, bay lên cõi Trung giới.
- Ở cõi Trung giới, lớp bao bọc bên ngoài của chơn thần là Phách. Linh hồn
muốn bay lên cõi Thượng giới thì chơn thần phải cổi bỏ cái Phách để lại cõi
Trung giới thì mới bay lên được. Lúc đó cái Vía lộ ra ngoài, mà cái Vía trước
đây được tạo bởi tinh khí của cõi Thượng giới, nên thích hợp với cõi Thượng
giới và nó bay lên nhập vào cõi Thượng giới.
- Tại cõi Thượng giới, nguyên nhân muốn bay lên cõi Bồ Đề thì chơn thần phải
cổi bỏ cái Vía để lại cõi Thượng giới, cái Hạ trí lộ ra, đưa chơn thần đi lên
cõi Bồ Đề.
- Tại cõi Bồ Đề, chơn thần muốn lên cõi Tứ Tượng thì phải cổi cái Hạ trí để
lại cõi Bồ Đề, cái Thượng trí lộ ra, đưa chơn thần lên cõi Tứ Tượng.
- Tại cõi Tứ Tượng, chơn thần muốn lên cõi Lưỡng Nghi, thì phải cổi cái Thượng
trí để lại cõi Tứ Tượng, Kim thân lộ ra, đưa chơn thần lên cõi Lưỡng Nghi.
- Tại cõi Lưỡng Nghi, chơn thần muốn lên cõi Thái Cực thì phải cổi bỏ cái Kim
thân để lại cõi Lưỡng Nghi, cái Tiên thể lộ ra, đưa chơn thần và linh hồn lên
cõi Thái Cực.
Chúng ta sẽ thấy
bất kỳ vật hữu hình nào cũng có ba thể chất : Vật chất thì mắt ta thấy; mùi vị
là Hậu Thiên Khí; năng lực là Tiên Thiên Khí. Ba khí chất nầy tạo ra hình hài
của con người. Vật chất mùi vị, năng lực thế nào thì loài người thế ấy, vì
chúng ta thấy một hột gạo, nấu ra cơm, ăn vào để lấy cái tinh ba của nó là Hậu
Thiên Khí phục nguyên khối sanh quang của ta được tồn tại. Tinh ba của vật
chất nó vào mình làm cho xác hài có năng lực tráng kiện, ta thấy khi bủn rủn
tay chơn là do thiếu sanh khí đó vậy. Chơn Thần là hậu thiên khí, ta không
thấy mà chớ nên tưởng rằng không có, ta ăn hột cơm vào bụng, lọc lấy cái tinh
ba là huyết khí để nuôi lấy khối sanh vật nầy. Ta biết có mà không thấy được.
Chơn thần chúng ta, thiên hạ kêu là phách, vía cả thảy đều có.
Chúng ta có một
tôn giáo mà tôn giáo ấy là chúa tể các nền tôn giáo khác vì bởi nó là nguyên
căn của tôn giáo và chính nó là một tôn giáo tự hữu, từ buổi Trời đất biến
sanh đã có, cái khối nhơn linh ấy là Cha của chơn linh, Cha của nhứt điểm linh
quang.
Làm sao chúng ta
hiểu linh quang ấy ? Vì ta xét từ trước Ðức Chí Tôn dùng cái thanh khí ấy mà
tạo ra loài người, với đất do thanh khí ấy mà biến thành vạn vật. Loài người
đến nay nhờ tấn hóa mà khôn, cũng như vạn vật nhờ tấn hóa mà được toàn năng
toàn tri vậy. Các nhà triết học luận bàn đã nhiều nhưng xét ra cũng chưa hiểu
rõ cái nguyên căn ấy. Phật Giáo nói : Cái khối linh ấy phân tánh của mình ban
bố ra cả vạn vật, khối linh ấy trước khi phân tánh thì gọi là Brama là Phật,
đến khi phân tánh rồi thì Ðấng thứ nhì Civa chủ về Pháp, Ðức Chí Linh cầm
quyền năng biến chuyển chớ không cầm quyền năng tạo đoan.
Ðức Chí
Tôn đến, Ngài biểu chúng ta dâng cho Ngài ba món gọi là Tam Bửu : Tinh, Khí,
Thần. Ngài thế nó là Bông, là Rượu là Trà.
- TINH
( Bông ) : là Ngài biểu dâng hình thể của ta tức nhiên dâng xác thịt ta
nghĩa là dâng cái sống của ta nơi mặt thế gian nầy đặng cho Ngài làm khí cụ
đặng Ngài phụng sự cho con cái của ngài, nó thuộc về Tinh tức nhiên Bông đó
vậy. Phải dâng cho Ngài cái hình xác của chúng ta cho đẹp đẽ, cho trong sạch,
cho thơm tho, cho quí hóa như Bông kia mới được, tưởng tượng Ngài muốn cho
chúng ta trong sạch như vậy là vì Ngài mong con cái của Ngài biết thương yêu
lẫn nhau rồi lại tự mình tu tâm dưỡng tánh thế nào cho đẹp đẽ mỹ miều như bông
kia đặng xứng đáng làm Thánh Thể của Ngài, đặng phụng sự cho con cái của Ngài.
- KHÍ
( Rượu ) : Ngài thế cái Chơn Thần của ta, tức nhiên thế cái trí thức khôn
ngoan của ta về Chơn Thần, tượng ảnh trí thức khôn ngoan tức nhiên Ngài biểu
cả trí não con cái của Ngài phải dâng trọn cho Ngài đặng làm khí cụ. Giờ phút
nào toàn thể con cái của Ngài có trí óc khôn ngoan đặng phụng sự cho nhơn loại
thay thế cho Ðại Từ Phụ mà nói rằng : Chúng tôi không biết làm gì ngoài
phận sự Thiêng Liêng của Ðức Chí Tôn giao phó. Ngày giờ nào toàn thể con
cái của Ngài biết nói như thế đó, thì ôi ! Hiến cho Ðức Chí Tôn một vật quí
hóa không thể gì nói được.
- THẦN ( Trà ) : Ngài thế Trà là tâm hồn, tức nhiên Ngài biểu cả tâm hồn của ta hiệp lại làm một khối với nhau. Giờ phút nào toàn thể con cái của Ngài hiệp cả tâm hồn làm một, cái tâm hồn nầy sẽ làm tâm hồn của mặt địa cầu nầy, cho trái đất nầy, nó sẽ làm tâm hồn của toàn thể nhơn loại. Ngày giờ nào cả toàn thể con cái của Ngài tương ảnh tâm hồn cho toàn thể nhơn loại được thì ngày giờ ấy có thể Thánh Thể của Ngài mới phụng sự cho vạn linh tức nhiên con cái của Ngài hạnh phúc được. Chỉ ngày giờ ấy mới có thể nói rằng : Nhơn loại hưởng được hồng ân đặc biệt của Ngài mà hưởng được hồng ân đặc biệt của Ngài thì ngày ấy mới mong hưởng được hòa bình và đại đồng thế giới.(Thuyết Ðạo QV / tr 17)
Chữ Tu tiếng Phạn
gọi là Dyana, người Miên tức nhiên người Tần Nhơn, nói trại lại chút Xaxona.
Tiếng Pháp hay tiếng Âu Châu Se perfectionner nghĩa là Rendre parfait ou plus
parfait có nghĩa là làm thế nào cho mình đặng tận thiện tận mỹ. Tiếng Tu nó
bao quát như thế, Thiên Kinh vạn điển tiếng của các tôn giáo đã để lại duy chỉ
một chữ đấy mà thôi...Khuôn luật thiên nhiên của Tạo Hóa buộc cho các đấng
linh hồn dầu vật loại, phải trau mình thế nào đặng đoạt cho đến nhơn phẩm của
mình, rồi khi đã đứng địa vị làm người, mình phải giồi mài, sửa cải thế nào
đặng đi từ từ đặng đoạt cho đến Phật vị.
Chúng ta sanh
nơi đây rồi chết, rồi tái sanh lại đặng mỗi kiếp sanh chúng ta Tu. Tu đặng từ
từ bước lên Thiêng Liêng vị của mình. Tu nhơn phẩm đoạt đến địa vị tối cao tối
trọng là Phật vị đó vậy.
( Thuyết Đạo 14. 5. Nhâm Thìn-6.6.1952 ).
TU THÂN:
cái Tu từ khi mới thơ sinh lọt lòng mẹ đặng làm người, nó Tu về Nhơn Ðạo, tức
là Tu thân. Tu thân là chi? Là nó phải biết cái Tu thân ấy mới có phương thế
lập công cùng xã hội nhơn quần. Nó lập công là làm thế nào cho toàn cả nhơn
loại trên mặt địa cầu nầy đặng hạnh phúc, nếu như nó có phương thế làm nên cái
công nghiệp vĩ đại ấy là Tu thân của nó đấy.
TU TRÍ:
Từ khi loài người đã có mặt nơi thế gian nầy đều muốn thoát ly cái thú tánh
của họ. Hễ thoát ly đặng cái thú tánh ấy tức nhiên họ sẽ định tâm sáng suốt
thành ra một vị Thánh tại thế gian nầy. Chúng ta đã thấy biết bao nhiêu vị
Thánh sống xuất hiện trong loài người từ thử đến giờ, huyền bí vô biên của tạo
đoan là do đó, nơi đó. Ấy vậy, cái khuôn luật thiên nhiên kia bảo ta phải Tu
trí , nếu chúng ta ngu xuẩn, mê muội thì bao giờ cũng phải chịu làm tôi đòi nô
lệ trong kiếp sống của ta, chúng ta vẫn thấy một đứa con nít mà nó vẫn kiếm
phương thế đặng hiểu mọi điều thiên hạ đã biết, nó không biết nó hỏi, vấn nạn
cho biết, ấy cái luật thiên nhiên biểu nó Tu trí. Tu trí đặng chi ? Ðặng đủ
khôn ngoan, Tu hạnh đức hay hạnh kiểm của mình, rồi mới Tu ngôn ngữ của mình,
Tu trí đặng lập ngôi tại thế gian nầy, tức nhiên Tu về khí đó vậy.
TU TÂM:
hễ khi nào chúng ta đầy đủ trí thức, tâm ta mới sáng suốt, khi tâm đã sáng
suốt thì biết rằng : Cảnh tượng kiếm sống của chúng ta đây cả thảy đều là mộng
ảo, dầu cho cái ý sống hay cái thân của ta đây cũng là mộng ảo, con vật thân
thể đã thế nào thì thân thể ta cũng thế ấy. Con vật chết như thế nào thì chúng
ta cũng chết tương tợ như thế đó, không khác. Ðã biết kiếp sống chúng ta là
mộng ảo thì chúng ta cần phải tìm gì mà chớ. Tìm cái chi cho bền vững chắc
chắn hơn, tức nhiên cái thiên lương của chúng ta, là căn bản là linh hồn của
chúng ta. Ta đã hiểu được cái Chơn Linh của chúng ta nó bất di bất dịch, nó
tồn tại mãi mãi nơi cõi Hằng Sống, biết được cái sống ấy là Hằng Sống thì ta
phải tô điểm nó, gìn giữ nó cho được trường tồn đẹp đẽ...Tới giai đoạn Tu tâm,
thì Tu tâm ấy nó buộc chúng ta phải xem xét quan sát cả hành tàng kiếp sống
của các bậc Thánh Nhơn, Hiền Triết, lời nói và việc làm của các vị Phật hay
các vị Tiên đã lưu lại tại thế nầy, chúng ta mới lấy nó làm căn bản, đặng kiếm
một khuôn khổ, một phương pháp đặc biệt của mình để làm phương tu của mình.
Các bạn cả thảy đều biết sự Tu Tâm nó chẳng phải để một cái tình cảm đối với
vạn vật hay nhơn loại nơi mặt địa cầu nầy, mà nó còn dắt ta đi, đi mãi con
đường đi của nó vô biên, vô tận, bởi nó lấy Càn Khôn Vũ Trụ làm phương tu của
nó. Nó lấy càn khôn vũ trụ làm nhà, làm căn bản của nó, cho nên trí của ta đối
lại tâm ta, nó lại không vừa, vì danh của tâm nó còn cao vọng hơn nữa, nó còn
vô tận vô biên hơn nữa. Nơi cảnh vô hình thế nào thì chữ tâm cũng thế ấy,
không ai biết rõ. Do chữ tâm mà Ðức Chí Tôn để cái tình yêu ái, cái Thương với
cái Công Chánh, hai cái đó là hình trạng thay thế chữ tâm mới thiệt tướng của
nó mà thôi. Còn ngoài ra nữa nó liên hệ và liên quan với cả Phật tánh, Thiên
tánh nữa kìa. Muốn đến con đường liên hệ với Thiên tánh, Phật tánh, nó có một
cái cửa là cửa tịch mịch, cái cửa ấy ở thế gian nầy thiên hạ muốn lắm, mà phần
nhiều đi chưa tới là cửa Hư Vô Tịch Diệt trong cảnh Thiêng Liêng đó vậy.
Nếu Tu Tâm mà thật
hiện đặng là 'Ái truất thương sanh', hành vi của Thánh Thể của Ngài, phụng sự
cho Vạn Linh là Tu Tâm đó. Nhưng cái tâm mà diễn ra bao nhiêu đấy không phải
đủ, nó còn nữa, còn vô ngàn vô tận, cả kiếp sanh nầy chúng ta không có cái
năng lực để tạo nó. Ta chỉ nhờ hồng phúc mới tạo nó đặng, nên ta cần nó lắm.
Nếu chưa đặng chúng ta không thể nói rằng : Con đường của chúng ta thật hiện
còn đi xa vời hơn nữa, bởi vì phụng sự vạn linh Ðức Chí Tôn đã để là cốt yếu
Ngài nói rằng : Nếu biết phụng sự vạn linh các con mới bước vô con đường Tu
tâm của các con, mà nói các con chưa Tu tâm, bởi cả hình trạng vô biên các con
chưa theo dõi, dầu cho các con đặng chữ Từ Bi, Bác Ái và Công Chánh thì cũng
chưa đủ gì hết.
Tu tâm ấy mới gọi là Tu tâm. Hễ có tâm mới có phương thế lập Ðức. Ðức Chí Tôn dạy chúng ta phụng sự vạn linh cốt yếu biểu chúng ta rán Tu tâm, Tu tâm chúng ta mới đối lại cái quyền năng tinh thần của tâm lý đặng lập Ðức là Tam Lập đó vậy, vì nó liên hệ với nhau như thế đấy. (Thuyết Ðạo QV / tr38)
Tu tâm ấy mới gọi là Tu tâm. Hễ có tâm mới có phương thế lập Ðức. Ðức Chí Tôn dạy chúng ta phụng sự vạn linh cốt yếu biểu chúng ta rán Tu tâm, Tu tâm chúng ta mới đối lại cái quyền năng tinh thần của tâm lý đặng lập Ðức là Tam Lập đó vậy, vì nó liên hệ với nhau như thế đấy. (Thuyết Ðạo QV / tr38)
Chúng ta có hai cái sống :
1.Sống về vật chất, mà nói rõ ra sống về phương pháp thú chất.
2.Sống về tinh thần, tức nhiên sống về phương pháp hiển hách, anh linh của nó
Chúng ta thấy có hai cái quyền năng ấy, nó tương tranh với nhau mãi mà thôi.
Vì cớ cho nên mới nảy sanh ra thuyết duy tâm và duy vật. Ðại Từ Phụ là Cha cả
vạn linh, chúng ta là con cái của Ngài, không phải chỉ hưởng phần hữu hình tại
thế mà thôi. Ngài lại còn dành một phần quí trọng hơn là nhứt điểm linh
quang, nhờ đó mà từ vật chất tiến đến thú cầm nhơn loại, mới tiến đến Phật
vị mà ngang phẩm cùng Ngài. Ðức Từ Phụ là Phật, Ngài muốn cho con cái của Ngài
cũng thành Phật, đặng đạt quyền năng bí mật như Ngài, rồi lập ra một càn khôn
thế giới khác. Luật thiên nhiên của một ông Cha tạo nghiệp, thì con theo
nghiệp Cha mà tạo ra sự nghiệp khác nữa.
Mỗi người chúng ta có một cái thắc mắc, từ thử đến giờ con người bao giờ cũng
tìm hiểu. Chúng ta thấy ta có nơi cõi trần nầy không phải chúng ta muốn, có
nhiều lý do làm cho chúng ta phải tìm hiểu là cái định mệnh của chúng ta.
Chúng ta không có làm chủ, dầu cho bực trí thức cao siêu thế nào chưa chắc
mình làm chủ định mệnh của mình đặng. Chúng ta tự hỏi tại sao chúng ta phải
sống? Sống nơi cõi trần để làm gì? Có hai lẽ:
- hoặc ta đến cõi thế gian nầy để trả nợ. Ta đến đây trả nợ sống đặng đạt hạnh
phúc nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, cái lý do đầu tiên hết. Hễ chiếu theo lý
do ấy, chúng ta ở trong thế gian nầy do tại quả kiếp.
- Lý do thứ nhì nữa là chúng ta đến đây đặng chia khổ cùng các bạn chúng ta đã
chịu khổ nơi cõi thế gian nầy, chúng ta đến đặng tìm bạn. Ấy vậy, chúng ta
phải trả, đến đặng trả, tức nhiên ta đến đặng phụng sự cho vạn linh...
Nếu các bạn thấy mình đặng mạnh mẽ hơn người em, người bạn của mình, tức nhiên
Ðức Chí Tôn định cho cái mạnh của ta, để đặng gánh vác sự nặng nề cho em cho
bạn. Nếu chúng ta thấy trong đầu óc của chúng ta có khôn hơn em ta, cái khôn
của chúng ta ấy là Ðức Chí Tôn ban cho để binh vực sự dại dột của nó, nếu
chúng ta thấy chúng ta sống trong vinh hiển thì chúng ta nói rằng Ðức Chí Tôn
ban cho sự vinh hiển không phải để dành riêng cho ta hưởng, mà ta có phận sự
đem cái sang trọng vinh hiển ấy chia cho cả toàn thể em, bạn của ta ; lẽ sống
của chúng ta là lẽ sống của toàn thể , lẽ sống của chúng ta là để lau giọt
nước mắt cho kẻ khổ não, lẽ sống của chúng ta là nắm cho chắt Bình Cam Lồ Thủy
của Ngài chan rưới cho đồng đều đặng hưởng...
Toàn thể con cái của Ngài xin mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút đều để tâm thực hiện
cho được 'Thùy từ mẫn khổ' là điều mong mỏi của ông Cha vô hình chúng
ta, đem tất cả sự yêu ái vô tận vô biên và đại tạo đại từ bi của Ngài mà rưới
chan nơi thế gian nầy. Giờ phút nào trong tay của chúng ta phân phát cho đồng
đều đó là lẽ sống của chúng ta hoàn toàn đó vậy. Nếu chúng ta không biết phân
phát để hao bớt đi thì cũng uổng một kiếp sanh vô lối .
(Thuyết
Ðạo QIV / tr 46)
Cái sống của chúng ta không khác cái sống của bạn đồng sanh với chúng ta. Bần
Ðạo nói, bạn đồng sanh của chúng ta không phải là nhơn loại mà thôi mà cả vạn
vật hết, bởi chúng ta thấy hiển nhiên trước mắt nơi cõi trần nầy, chúng ta đã
sống chung cùng họ và họ đã giúp cho ta sống. Từ thử đến giờ các nhà triết học,
các đạo giáo tìm lý thuyết đạo đức tinh thần dầu cho Nho, Thích, Ðạo hay là
các Tôn Giáo khác chỉ có tìm mực thước bày ra phương pháp để tạo cho nhơn loại
biết kính trọng cái sống cho nhau tại mặt địa cầu nầy, làm một cái định luật
đặng họ biết cung kính, biết nhường nhịn, tức nhiên có hòa bình an tịnh, được
an ủi, được thỏa mãn, được hạnh phúc. Còn trái lại nếu như cái sống của chúng
ta đã khó khăn bởi chúng ta sống trong thuyết Tứ Diệu Ðế của nhà Phật là SANH,
LÃO, BỊNH , Tử, chúng ta đã thấy trường đời chẳng buổi nào tìm đặng chơn hạnh
phúc. ..Muốn cho đặng có tâm đức ấy ít ra phải có đạo đức và lấy tinh thần làm
căn bản, nếu bỏ tinh thần làm căn bản là xu hướng về duy vật, chỉ chạy theo
thuyết tranh sống với nhau mà thôi, tranh sống thì cơ tận diệt lẫn nhau vẫn
tiếp tục mãi mãi, chẳng hề buổi nào nhơn loại trên địa cầu nầy trọn hưởng hạnh
phúc hòa bình đặng.
Ấy nhượng sống cho nhau thì tồn tại, mà tranh sống với nhau là tự diệt đó vậy.
(Thuyết Ðạo QIV / tr 49)
(Thuyết Ðạo QIV / tr 49)
Chúng sanh nhứt là
nhơn loại, mỗi mỗi đều có đẳng cấp Thiêng Liêng tùy theo sự tiến hóa của chơn
linh của họ, dầu tánh chất hay hình thể cũng tùy theo tiến hóa của chơn linh
mà có riêng đặc tánh, riêng về hình thể của họ chúng ta thấy phương pháp của
cổ nhân xem tướng người đoán tánh chất, số mạng, cũng là nương theo đó. Chúng
ta có thể chia khách trần ra làm nhiều hạng :
-Một hạng trước là hạng trái chủ : nghĩa là hạng thiếu nợ, hạng thiếu nợ là gì ? Là những người gây ra nhơn quả đã nhiều, luật nhơn quả để họ vô hàng cùng khổ của các chơn linh.
-Một hạng trước là hạng trái chủ : nghĩa là hạng thiếu nợ, hạng thiếu nợ là gì ? Là những người gây ra nhơn quả đã nhiều, luật nhơn quả để họ vô hàng cùng khổ của các chơn linh.
-Hạng thứ nhì
là hạng tác trái : nghĩa
là người đã cho vay.
-Hạng thứ ba là
hạng du học : là
các chơn linh đến mặt địa cầu tìm phương pháp đặng học hỏi, vì họ thiếu thốn,
đến đặng thâu hoạch cái phần thiếu kia cho hay biết nhiều thêm đặng tấn hóa về
chơn linh.
-Hạng thứ tư là
hạng ta bà : du
hí, du thực đến chơi rồi về mà cái hạng ấy ít lắm, nếu có đi nữa thì phần
nhiều chết yểu hết.
-Hạng Thiên
Mạng : hạng
Thiên mạng là hạng chơn linh cao cấp tức nhiên đã đạt phẩm vị cao trọng, vâng
mạng đến thi hành lịnh của Ngọc Hư Cung hay của Lôi Âm Tự.
1.HẠNG TRÁI CHỦ LÀ HẠNG THIẾU NỢ: nếu thấy họ ta đoán được ngay, cái thói nghèo hèn cùng khổ dầu đến đâu cũng ra nghèo hèn, rán làm sang bao nhiêu cũng lộ cái nghèo hèn ấy, vì tánh đức họ hiện ra hình trạng xấu xa cho đến cách ăn mặc cũng vậy ; họ sợ thiếu nợ nhưng hại thay họ đã lo đêm lo ngày, chạy tảo chạy tần lo sống đủ mọi phương diện, nhưng chẳng phút nào họ được an hưởng tinh thần và tưởng tượng rằng mình có hạnh phúc. Có khi người trái chủ ấy đầu kiếp một lượt thì họ có phương thế làm đặng trả là may duyên cho họ lắm ; nếu rủi người chủ trái không đến thì họ phải đầu kiếp mãi tìm cho đặng người chủ nợ ấy, làm tôi mọi cho họ đặng trả nợ, ấy là một phương pháp mà các chơn linh hãi hùng sợ sệt hơn hết. Tánh đức của họ là thường lo cho mình được lợi mà thôi, nhưng không biết chừng nào đủ, đến đỗi trong ý muốn làm có của cho lung, cho nhiều để dành ngừa đó cho có phương thế trả nợ, sợ một điều là buổi muốn trả mà không trả nỗi. Tâm linh họ giục thúc như vậy, họ hà tiện lắm, nhiều khi gặp được tình liên hữu với chơn linh nào mà họ gọi là chủ trái đến, lạ lùng thay, đối với cả toàn thiên hạ không thương yêu ai, mà nếu họ gặp người chủ trái ấy giục họ thương yêu, kính mến, chiều chuộng, bao nhiêu của cũng đem dưng hết cho người ấy. Có nhiều khi không có của họ đem cả thân sanh họ đặng đền trả nữa. Hạng thiếu nợ đặc biệt có tánh đức nhỏ nhen, chắt mót, không tưởng đến ai khác hơn mình duy người chủ trái đến thì toàn cả cơ nghiệp đều để lại cho người đó, dầu muốn dầu không, hay là không hay biết cũng do tay người đó phá hoại hết sự nghiệp. Họ phát hiện ra có tánh chất buồn bực quạu quọ, không yên tâm, cứ lo lắng bậy bạ nhứt là hình ảnh của họ cùng khổ, bịnh hoạn luôn và thường chịu phận đê hèn. Ðó là hạng có quả kiếp.
2.HẠNG CHỦ
NỢ: có
tánh cách đặc biệt không biết lo gì hết, lơ lơ lửng lửng, ngày chí tối không
biết đợi ai trả nợ mà chắc mình có món nợ chúng sẽ trả, không lo gì cho họ cả,
thả lình bình du hí du thực, không biết gì ráo cứ ngơ ngơ ngửng ngửng, không
động tới ai mà cũng không làm nên gì cho ai ; mà khi nào chúng ta thuyết đạo
với họ thì họ biết xu hướng, chịu nghe tưởng cái huyền linh nầy sẽ giúp mình
đắc lợi gì. Họ đi chùa, đi miễu cốt cầu danh, nghe nơi nào linh hiển, đem
nhang đèn tới cầu tài cầu lợi cho mình. Hình ảnh của họ, gương mặt bơ bơ mà
lúc nào cũng tự tôn tự đại, mình là chủ nợ dầu nợ nhiều hay nợ ít cũng là nhà
giàu rồi và đặc sắc điều nầy là không sợ hao tài. Tánh chất sợ tội , sợ quả
báo mà không biết trọng mình, thoạt nghe đó, tin tưởng đó nhưng không phải tin
tưởng đạo đức mà chỉ tin nơi huyền linh đặng cầu khẩn mà thôi, lại có tánh
chất ngớ ngẩn, trong mình không có tiền thì thôi, nếu có tiền mà ai nói vừa
bụng thì móc ra đưa hết, có khi đưa rồi lại mắng người ta, đưa chẳng phải vì
thiệt tâm mà đưa. Tánh chất của người chủ trái là vậy đó.
3. HẠNG DU
HỌC:
hạng du học bình thường cái gì cũng muốn biết, ham đọc sách vở kinh luật nhưng
chỉ đọc qua loa rồi bỏ, ưa kiếm hiểu, ưa tọc mạch hơn ai hết, cái gì cũng muốn
hiểu, cái gì cũng muốn biết, có khi nào họ mơ màng thì họ cũng muốn bỏ. Hạng
du học thì nhiều mà lạ lùng thay, phần nhiều không tín ngưỡng, học cao đến đâu
nếu đem đạo đức tinh thần mà nói, họ không biết gì hết, cứ cái chơn lý họ tìm
mãi mà thôi, chính mình họ, họ cũng chẳng biết họ là ai nhưng cũng là hạng tự
tôn tự đại lắm, họ quyết đoán trong óc họ rằng không ai hơn họ được, cho là
mình khôn hơn thiên hạ nên làm cao cách hơn ai. Gương mặt lúc nào đi cũng
ngước lên người ta gọi là mấy cậu ' trịch bồ lương' mà thứ đó lại nhiều hơn
hết.
4.HẠNG TA BÀ:
không động tới ai, không nói tới ai, cái sống cái chết của họ cũng không cần
biết, họ thường ở theo các chùa hoặc lên núi, một cõi một mình chịu thanh tịnh
mà thôi, còn đi chơi tìm lên non núi. Ta thấy trong các chùa chiền, họ bơ vơ
dộng chuông, gõ mõ rồi nam mô lên nam mô xuống. Hạng ta bà du hí nầy sống trên
cõi trần nếu không vừa bụng thì thối lui về tức là chết.
5. HẠNG THIÊN MẠNG: là hạng người không biết tầm lấy cho mình, chỉ lấy của mình lo cho thiên hạ, không biết tôn trọng hình hài của mình, chỉ tôn trọng thiên hạ bởi vì hạng thiên mạng cốt yếu tìm cả năng lực chỉ đạo cho thiên hạ làm môi giới tinh thần, ấy là một phương pháp giải cứu cho đời và bảo trọng nuôi nấng thiên hạ đó. Tánh chất như Lục Tổ bất động, bất trần, bất cấu, bất nhiễm. Có nhiều khi họ đến mà chưa có phận sự thì họ ngơ ngơ ngửng ngửng như khùng như điên. Ấy là khi chưa đắc thế, thiên hạ kêu là ba trợn ba nháng đó ; một khi mà họ đắc thế rồi, quyết cứu độ thiên hạ thay thế cho Thiêng Liêng, vâng mạng lịnh Ðức Chí Tôn đến làm bạn với người đặng truyền Ðạo, thâu con cái của Chí Tôn về một mối. (Thuyết Ðạo QII / tr 32).
…Nếu chúng ta tưởng-tượng nền chánh-trị Càn-Khôn Vũ-Trụ, kể sanh mạng mỗi
người không sót, chẳng phải để chúng ta nghĩ lại coi, họ lấy quyền-năng nào mà
cầm quyền chánh-trị vĩ-đại ấy đặng? Chúng ta nên tìm hiểu với huyền-vi bí-mật
ấy ở đâu? Chúng ta nên kiếm coi ở chỗ nào? Cơ-quan trị thế phải thế nào?
…Cái án, cái tội vô hình, chính nó đã có nơi pháp-thân của loài người, tức
nhiên nó ở trong tay của Chơn-Thần chúng ta ghi chép, nếu chúng ta muốn chối
tội thì chối sao đặng, chính Chơn-Thần ta định cho ta. Các tội-tình đều đưa ra
trước mặt, từ Tiểu-Hồi tức nhiên là giác-hồn, sanh tử biết bao nhiêu kiếp sanh,
mới đoạt đến Đại-Hồi. Cả cái sanh-hoạt, cả cái liên quan, cả cái căn bản, cả
cái quả kiếp bất kỳ cái gì thì trong quyển Vô-Tự-Kinh đều có ghi ghép. Chính
ta định cho ta, mà chối sao được, dầu muốn chối cũng không chối đặng. Chính
Chơn-Thần ta định-án cho ta chớ không phải ai định-án cho ta, sợ hay chăng là
điều đó vậy.
Ông Tòa ở thế-gian này khi định-án còn có Trạng-Sư để bào chữa, còn nơi đó
không có Trạng-Sư để bào chữa cho ta, chính ta định-án cho ta, cái bí-mật
vô-đối cầm quyền cả Càn-Khôn Vũ-Trụ là như vậy. Người ta để cho mình làm tòa
xử lấy mình thì còn ai binh cho mình nữa. Không thể gì mình chối cãi tội, cãi
án của mình đặng, vì chính mình định cho mình, nếu cãi đặng là qua Chơn-Thần
sao? Không chối cãi gì được hết cả.
Ấy vậy trong các chơn-hồn có chia ra hai phần, hai hạng:
1- Hạng vì quả kiếp, đến trả tội cho mình, chúng ta nên đặt tên cho các đẳng
Linh-Hồn ấy là: Kẻ tội nhơn đến để trả tội.
2- Hạng nữa là hạng du-học, đến để lập-vị cho mình.
Chúng ta ngó thấy một tấn tuồng quan lại, chúng ta nghĩ lấy làm ngộ-nghĩnh,
nếu chúng ta chịu tội tình một mình ta, thì không lấy làm đau-đớn gì mấy. Ngặt
một nỗi, phép huyền-vi vô-đối của Càn-Khôn Vũ-Trụ, buộc cả Tông-Đường, Tổ-Tông
từ trước phải chịu cho ta, làm chứng cho ta, có đau-đớn chăng là vậy đó. Một
linh-hồn chịu quả kiếp nơi cảnh trần lúc trở về Ngọc-Hư-Cung, thì cả thảy
Tông-Đường họ đều có mặt tại Ngọc-Hư-Cung để đón tiếp, quan-sát coi con đường
mình đã đi qua, quả kiếp đã đi qua, quả kiếp có điều chi sửa đổi hay chăng? Có
làm chi tội tình nữa hay chăng? Thay vì quả kiếp mình đi trong con đường
Chí-Thiện, đoạt được Bí-Pháp Chí-Linh. Còn một vài chơn-linh đi ngược lụng lại
thú hình gây thêm tội ác, mình thấy vì mình mà cả Tông-Đường đều chịu tội nên
đau-đớn vô cùng.
Tông-Đường Thiêng-Liêng thường ở tại Ngọc-Hư-Cung, cao trọng hơn hết là
Tông-Đường của Quan-Âm Bồ-Tát tức nhiên Từ-Hàng Bồ-Tát. Tông-Đường cao trọng
thứ nhì là Tông-Đường của Địa-Tạng-Vương-Bồ-Tát, Tông-Đường thứ ba là Đức
Di-Lạc. Ba Tông-Đường cao trọng hơn hết, còn nhiều Tông-Đường khác nữa. Mỗi
người đều có Tông-Đường đặng ngồi ở đây là chờ ta.(Thuyết Đạo
30. 01. Kỷ Sửu-27.02.1949)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét