Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

XIN MỜI ĐI XEM ĐỒ CỔ của VUA đồ cổ Sài Gòn. Bạn thích ngắm gì nhất



 
 
Ai đã lạc vào “thế giới đồ cổ” giữa Sài thành này đều say mê, choáng ngợp trước sức hút và giá trị của nó.
Ông Hoàng Văn Cường được giới chơi cổ vật mệnh danh là “vua đồ cổ Sài Gòn” bởi số lượng cổ vật ông có thuộc loại “khủng”, với đủ loại cổ vật có niên đại từ vài trăm năm như thời các triều Nguyễn, thời Quang Trung… hay cổ vật có niên đại cả ngàn năm ở thời Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn… Có những món đồ sứ men màu lam, chỉ dụ của vua hay những cây đèn dầu được chạm khắc tinh vi, sắc sảo. Những bộ sưu tập độc sắc (chỉ một màu trắng) của các triều đại Tống, Minh, Nguyên, Thanh (Trung Quốc)…

Trong đó, nhiều cổ vật có giá trị “thiên hạ vô đối” như chiếc sập có tuổi đời 300 năm của một viên quan người Huế có giá trị khoảng 40 tỷ đồng; những chiếc long sàng của vua Dục Đức, của Hoàng Thái hậu Từ Dũ; bộ sưu tập 25 cây súng Nhật được chế tạo từ năm 1600 có báng súng được làm bằng ngà voi…

Do số lượng cổ vật sưu tầm lớn nên ông Cường phải chia làm 3 nơi để trưng bày, triển lãm tại một căn nhà ở trung tâm quận 1 và hai nơi khác ở quận 7 và quận 9 (TPHCM).

Ông Hoàng Văn Cường - người được giới chơi cổ vật mệnh danh là "vua cổ vật Sài Gòn" bởi số lượng cổ vật ông sưu tầm có gần 2.000 hiện vật và giá trị khoảng 100 triệu USD

“Cổ vật gắn với cuộc sống hằng ngày của tôi. Nó như một món ăn tinh thần không thể thiếu. Từ lúc biết chơi cổ vật đến nay đã 46 năm sưu tầm, tôi chỉ biết mua chứ không bán. Bởi mỗi cổ vật đều có giá trị riêng và ý nghĩa khác nhau” - "ông vua đồ cổ" đất Sài thành chia sẻ.

Chưa bao giờ ông nghĩ sẽ bán đi cổ vật hoặc tặng một người nào nhưng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, ông quyết định sẽ bán đấu giá số cổ vật hiện có để ủng hộ 70% tổng giá trị cho quỹ quốc phòng và quỹ hỗ trợ các ngư dân bám biển, chỉ giữ lại 30% cho gia đình.

Ông Cường tâm sự: “Khi tôi quyết định đem 70% giá trị gia sản của mình ủng hộ cho quỹ quốc phòng, tất cả thành viên trong gia đình đều đồng ý vì đây là việc rất đáng làm vì chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”.
Theo giới chơi cổ vật, tổng số cổ vật của ông Cường có giá trị khoảng 100 triệu USD.

Chiếc sập có tuổi đời 300 năm của một viên quan người Huế mua lại từ Trung Quốc. Chiếc sập này được làm bằng gỗ Lệ Chi với những đường chạm trổ tinh xảo. Đã có người trả 2 triệu USD nhưng ông Cường không bán.

Trong những món đồ giá trị của ông Cường có 9 chiếc long sàng (giường của vua). Những món đồ này đều có giá trị “khủng” với giá 40 tỷ đồng.


Bộ “Cành vàng lá ngọc” được làm rất tinh xảo với nhiều chi tiết khó bằng các loại chất liệu như ngọc, mã não, san hô, hổ phách từ đời nhà Thanh, Trung Quốc có giá trị rất lớn được nhiều người chơi cổ vật say mê.
Ống đựng bút bằng ngà voi cũng có từ thế kỷ thứ 18 với giá trị “khủng”.
Mã đáo thành công có chất liệu làm bằng ngà voi được chạm trổ rất tinh xảo.

Nhiều chum, hũ có giá trị từ vài chục đến vài trăm triệu đồng của "ông vua đồ cổ Sài Gòn", trong đó có những cổ vật men sứ màu lam hay bộ sưu tập độc sắt (chỉ một màu trắng).
Nhiều bình, bát, dĩa có niên đại cách đây cả trăm năm. Có cổ vật có niên đại gần ngàn năm.
Bộ bình ly uống trà có niên đại rất cao nó được làm bằng sứ. Ông Cường cho biết ngoài giá trị về thời gian, khi pha trà vào bình này “uống có hương vị rất thơm và đậm đà”.

Nhiều bình, chén có hoa văn rất tinh tế. Giá trị của nó thuộc vào loại “khủng”.
Bộ sưu tập đèn bằng pha lê trong suốt của "vua đồ cổ Sài thành"


Những con vật thân thương, gắn liền với cuộc sống nông thôn Việt Nam cũng nằm trong bộ sưu tập của "vua đồ cổ".
Tẩu hút thuốc của các vị quan, chức sắc ngày xưa. Có tẩu làm hoàn toàn bằng ngọc.
Chiếc chuông cổ có niên đại cách đây hơn 200 năm.
Ông Cường kết duyên với sưu tầm cổ vật cách đây 46 năm và thừa hưởng “máu” sưu tầm cổ vật của ông nội và cha.
Bộ sưu tập về tượng các cô gái thời xưa. Ngoài điểm trưng bày là căn nhà ông đang ở, hiện tại ông Cường còn có 2 địa điểm trưng bày cổ vật khác ở quận 7 và quận 9. Số lượng cổ vật khổng lồ này được ông sưu tập từ khắp nơi, cả trong và ngoài nước.
Từ lúc biết chơi cổ vật đến giờ, ông Cường chỉ biết mua chứ không bán món nào.
Bởi theo ông mỗi cổ vật đều có ý nghĩa và giá trị rất riêng.
Nhiều món cổ vật của ông Cường được giới chơi đồ cổ thèm muốn nhưng không được. Có người đưa tấm séc để ông tự ghi số tiền vào nhưng ông vẫn nhất quyết không bán. Trong ảnh là bộ vòng ngọc, trang sức của cô gái trong gia đình quyền quý ngày xưa. Tổng giá trị cổ vật của ông Cường theo giới chơi đồ cổ đánh giá khoảng 100 triệu USD.
Trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam, như nhiều người dân khác ông Cường rất quan tâm. "Khi nghe Mặt trận Tổ quốc TP.HCM phát động chương trình vì biển đảo quê hương, tôi quyết định sẽ bán đấu giá số cổ vật sưu tầm được để ủng hộ 70% tổng số giá trị cho quỹ quốc phòng, còn lại chia cho con cái, bà con dòng họ còn nhiều khó khăn", "vua đồ cổ" Hoàng Văn Cường chia sẻ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét