Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

KHÁM PHÁ NHIỀU DI TÍCH PHẬT GIÁO CỦA VƯƠNG QUỐC GUGE CỔ ĐẠI

Tọa lạc tại quận Zanda thuộc Tây Tạng, vương quốc Guge cổ đại trông giống như Cung điện mùa hè cũ của Tây Tạng.

001ec94a1ee40fac708322.jpg
Một góc Guge đã được khám phá - Ảnh: CNTV
Mặc dù vương quốc đã phải đối mặt với nội chiến và ngoại xâm dẫn đến việc chia cắt của một quốc gia từng một thời thịnh vượng, nhưng nó không hoàn toàn biến mất. Chúng ta có thể học được nhiều điều về vương quốc cổ đại này qua việc nghiên cứu những gì còn sót lại của nó. Bây giờ hãy bắt đầu với một cái nhìn mới về công việc duy trì đang diễn ra và một dự án bảo vệ tại địa điểm này.
Được thành lập vào khoảng thế kỷ thứ 10, vương quốc Guge ra đời trên cơ sở của một vương quốc lân cận bị sụp đổ. Trong 700 năm lịch sử, vương quốc Guge đóng một phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế và văn hóa của Tây Tạng.
Bên cạnh việc thúc đầy Phật giáo phát triển, vương quốc này còn là một trung tâm ngoại thương lớn của Tây Tạng.
Tàn tích vương quốc Guge nằm trên một ngọn núi cao hơn 300 mét. Mặc dù các nhà thám hiểm trước đó đã tìm thấy các pháo đài, những con đường bí mật, chùa, kho thóc, nhưng việc khai quật các căn phòng đã làm sụp đổ các mái nhà, chỉ còn để lại các bức tường dựng đứng.
Các công trình xây dựng còn lại gồm chùa và cung điện: chùa Trắng, chùa Đỏ, chùa Luân Hồi, cung điện hoàng gia và cung điện họp triều. Những cấu trúc này đều có chữ khắc, tượng và tranh tường bên trong. Giá trị nghiên cứu to lớn của các kiến trúc đã ấn định di tích này vào nhóm đầu tiên trong các địa danh là di sản văn hóa cấp quốc gia.
001ec94a1ee40fac70d32a.jpg
Thành quách cổ - Ảnh: CNTV
001ec94a1ee40fac70c529.jpg
Dấu ấn uy nghi ở Guge - Ảnh: CNTV
Li Xingguo, giám đốc Cục di sản văn hóa Ngari, cho biết: "Di tích vương quốc Guge là nguồn tài nguyên cần thiết cho việc nghiên cứu lịch sử và khảo cổ học của khu vực này. Đó là lý do tại sao chính quyền địa phương đã hỗ trợ dự án của chúng tôi. Cho đến nay công tác bảo trì chỉ tập trung vào năm ngôi đền và cung điện, đặc biệt là các bức tranh tường".
Các hiện vật còn nguyên vẹn và có giá trị nhất còn lại là các bức tranh tường gồm chân dung của Đức Thích Ca Mâu Ni, nhà vua và hoàng hậu của Guge, các quan chức hoàng gia. Những bức tranh tường được vẽ theo phong cách Tây Tạng điển hình, và một số kỹ thuật được cho là nghệ thuật đã bị thất truyền.
tuong o guge.jpg
Tôn tượng Phật được tìm thấy - Ảnh: CNTV
Cho đến nay, nhóm bảo trì đã sử dụng một trong các phương pháp xây dựng lâu đời nhất để lấp đầy vào những khoảng trống trên các bức tường để ngăn ngừa rạn nứt thêm, và dự án sửa chữa lại toàn bộ các bức tranh tường sẽ được bắt đầu vào năm 2014. Công việc trên các ngôi chùa và cung điện dự kiến sẽ kết thúc trong năm nay.
Văn Công Hưng (Theo CNTV)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét