Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO:
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN (TT)

The Art of Happiness in a Troubled World

PHẦN MỘT
TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ
Chương 5
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN

Những Lợi Ích của Sự Đa Dạng
Trong quyển sách của ông, Tuệ Trí Đám Đông[2], tác giả James Surowiecki[3] mở màn với câu chuyện của một nhà khoa học tám mươi lăm tuổi, Francis Galton[4], một chuyên gia trong khoa học di truyền, người đã quyết định đi đến một hội chợ và một cuộc triển lãm thú nuôi một ngày nọ vào năm 1906. Ông có một sự quan tâm lâu dài với việc gây giống và hiếu kỳ để thấy những kết quả của việc gây giống thú vật ngày hôm ấy. Tác giả thuật lại chi tiết việc Galton đi qua một cuộc thi phỏng đoán sức nặng của con vật trong hội chợ, mà trong ấy người ta đánh cuộc trên trọng lượng của một con bò béo mập đang diễn ra, “sau khi nó được ‘giết và xả thịt’.” Với những phần thưởng cho những ai đoán đúng nhất, khoảng chừng tám trăm người đang dự cuộc. Trong khi có một số những đồ tể và nhà chăn nuôi giỏi giang trong số tám trăm người thi đoán ấy, toàn bộ những người ấy khác nhau rất nhiều, với khá ít người không có một kiến thức gì về súc vật. Galton phỏng đoán rằng mặc dù có một số nhà chuyên môn trong đám đông, hầu hết mọi người sẽ không có ý kiến gì về trọng lượng sau cùng sẽ là bao nhiêu, và dự đoán trung bình chắc chắn sẽ là cách kết thúc cuộc thi. Sau khi cuộc thi qua rồi, Galton mượn tất cả những phiếu dự thi từ những người tham dự và phân tích chúng. Sau khi trung bình tính tất cả những sự phỏng đoán để đi đến một kết luận duy nhất, đại biểu cho “tuệ trí tập thể” của đám đông trong ngày ấy, Galton đã sửng sốt với những kết quả: Sự phán đoán của đám đông là toàn hảo một cách cơ bản!” Sau khi bị giết và xẻ thịt, con bò nặng 1.198 cân Anh. Đám đông đoán là 1.197.
Surowiecki tiếp tục trong quyển sách của ông để cho một thí dụ về những câu chuyện tương tự, và thêm những lý thuyết và nghiên cứu khoa học, minh chứng chủ đề căn bản của quyển sách ấy: “Dưới những hoàn cảnh đúng đắn, ” ông viết, “những tập thể là thông minh một cách nổi bật, và thường sáng suốt hơn người thông minh nhất trong đám ấy.” Ông lập luận trái ngược với trực giác hay cảm nhận thông thường rằng những nhóm người khá hơn trong việc giải quyết những rắc rối và đưa ra những quyết định tốt đẹp hơn so với ngay cả người chuyên môn hàng đầu trong nhóm.
Dĩ nhiên, tất cả chúng ta biết là con người ta có thể rồ dại vô cùng như thế nào vào những lúc tụ họp trong đám đông, có thiên hướng về tính ngu ngốc tuần tự từ việc săn lùng những phù thủy đến những hành vi ác độc không thể tưởng được (thí dụ việc hành hình vì sự cuồng tín). Do vậy, chìa khóa ở đây là việc xác định “những hoàn cảnh đúng đắn” Surowiecki liên hệ đến những hoàn cảnh cho phép tuệ trí của tập thể ló dạng. Những điều kiện được xác định bởi Surowiecki hổ trợ thêm cho biện luận của Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng sự đa dạng – cho dù là sự đa dạng của những cá thể trong đám đông, sự đa dạng văn hóa trong một quốc gia, hay sự đa dạng quốc gia trong hành tinh của chúng ta – đôi khi có thể cống hiến những lợi ích lớn lao. Lần theo nhiều nghiên cứu khoa học, và sự phong phú của những thí dụ thực tiển, Surowiecki kết luận rằng “những điều kiện cần thiết cho sự thông tuệ của đám đông là: đa dạng, độc lập, và một loại phân quyền đặc thù.”
Vì vậy chúng ta đi đến một lợi ích khác của đa dạng: Sự đa dạng làm nổi bật tuệ trí của một nhóm, cải thiện việc giải quyết vấn đề và khả năng tạo ra quyết định của chúng ta. Với quá nhiều rắc rối trên thế giới ngày nay, đây là một lợi ích không được bàn luận một cách qua loa. Nếu một nhóm người đang tìm cách giải quyết một vấn đề hay đi đến một sự đồng tâm nhất trí trong một quyết định quan trọng, một sự đa dạng của những viễn tượng mới mẻ, một nguồn tin tức mới, và những kho tàng khác nhau của kiến thức tất cả cống hiến đến tuệ giác và sức mạnh của một tập thể. Trong một ý nghĩa, người ta có thể phác họa ra một nét tương tự đến câu chuyện “Con Voi và những Người Mù”, nơi mà một nhóm người mù được yêu cầu diễn tả con voi. Một người cảm nhận cái đuôi con voi giống như một sợi dây, người khác cảm nhận cái chân và diễn tả nó như cây cột, v.v… Hành động đơn độc, những người mù là đủ cả dấu hiệu, nhưng nếu những người mù được tập họp trong một nhóm, mỗi người cống hiến đến bức tranh, cuối cùng họ sẽ có thể đi đến một sự diễn tả thật tuyệt về con voi.
Một cuộc nghiên cứu then chốt 2004 tại Đại học Stanford đã minh chứng một cách trực tiếp lợi ích của sự đa dạng trong việc cải thiện khả năng suy nghĩ của một nhóm. Những nhà nghiên cứu Anthony Antonio[5] và Kenji Hakuta[6] phân chia một nhóm sinh viên da trắng thành những nhóm nhỏ được bố trí để thảo luận một vài vấn đề xã hội tranh cải, chẳng hạn như án tử hình. Những sinh viên không biết nhau, họ được họp thành nhóm vì thế tất cả chia sẻ cùng những quan điểm, căn cứ trên một cuộc phỏng vấn thể nghiệm. Cũng không biết đến những đối tượng là một trong những “sinh viên” trong mỗi nhóm là một “người gài vào”, hợp tác với những nhà nghiên cứu. Phân nửa người gài vào là da đen, phân nửa là da trắng. Thêm nửa, một số người gài vào được hướng dẫn để đồng ý và một số được yêu cầu không đồng ý với những người khác trong nhóm.
Trong việc phân tích một cách kỷ lưởng nội dung những đề tài thực tập mười lăm phút trước và sau khi thảo luận, những nhà nghiên cứu thấy chứng cứ kết luận rằng trong những nhóm này đã có những ảnh hưởng lợi ích trên vấn đề suy nghĩ của những thành viên trong nhóm, đặc biệt cải thiện một loại suy nghĩ được biết như “sự phức tạp để hợp thành một thể thống nhất” (integrative complexity – IC). IC là thước đo của sự suy nghĩ thông tuệ trình độ cao cấp, đại khái liên hệ khả năng để nhìn vào vấn đề từ một sự đa dạng của nhận thức, và có thể hợp nhất những sự đa dạng này trong việc trở thành một kết luận. IC có giá trị lớn trong việc giải quyết vấn đề và làm nên quyết định Những lợi ích trong việc nghiên cứu được thấy khi một nhóm bao gồm một thành viên của một chủng tộc khác, cho dù sinh viên da đen đồng ý với đa số hay không. Trong cùng cách ấy, lợi ích được thấy khi nhóm bao gồm một thành viên với một ý kiến khác, cho dù ý kiến khác biệt này được bày tỏ bởi một “kẻ gài vào” da trắng hay đen.
Vì rằng đây chỉ là một thí dụ trong nhiều lợi ích của tính đa dạng, người ta có thể nói, “Ô, nếu đa dạng là quá tuyệt vời, và đám đông là quá thông minh như thế, tại không có sự đa dạng hơn trong những ‘đám đông’ trong khắp mọi trình độ của xã hội, với nhiều người lựa chọn để làm việc và sống trong những môi trường đa dạng hơn một cách tự nhiên?”
Câu trả lời, như thông thường, là, ô, mọi thứ không đơn giản như vậy, có nhiều biến thiên trong việc đối phó với thái độ con người. Vì vậy, mặc dù những lợi ích của đa dạng, nhưng có một sự ngầm hiểu rằng – tập thể cũng phải được động viên để hoạt động với nhau và không để những sự dị biệt làm cho cải vả vặt vảnh hay xung đột làm ngăn ngừa việc hoạt động với nhau phát sinh. Nhằm để hưởng thụ những lợi ích của đa dạng, những ai từ các nhóm chủng tộc và dân tộc vốn khác biệt đầu tiên phải có cơ hội để hình thành một sự tiếp xúc với nhau, và rồi thì phải bắt đầu phá vở những thái độ đã tạo nên các rào cản trong những nhóm khác nhau.
Nhằm để giải quyết vấn đề này, thật quan trọng để thấu hiểu rằng giống như có những lợi ích đối với những tập thể đa dạng, cũng có những lợi ích đối với những nhóm thuần nhất, chẳng hạn như hiệu quả sản xuất lớn hơn phát sinh từ một tập thể đoàn kết và thống nhất. Nghiên cứu gần đây xác nhận một cách rõ ràng rằng con người tin tưởng nhau hơn, có một ý thức cộng đồng cao hơn, tỉ lệ tội ác thấp, và giảm thiểu những mức độ chán nản và sự bừa bải băn khoăn khi sống trong những cộng đồng thuần nhất hơn, hay nơi mà tập thể của người ấy là đa số. Do vậy, thế nào ấy chúng ta phải điều hòa sự kiện rằng người ta cảm thấy hạnh phúc hơn khi sống giữa những người cùng chủng tộc và sắc tộc với một nhu cầu tuyệt đối cho một ý nghĩa của hòa hiệp và hợp tác giữa những nhóm khác nhau, nhu cầu để cảm thấy thoải mái với những ai thuộc chủng tộc và dân tộc khác trong những xã hội đa văn hóa gia tăng. Vấn đề này nhạy cảm hơn trong xã hội phương Tây ngày nay bởi xu hướng tranh luận giữa những ai cảm thấy chúng ta nên ăn mừng những sự khác biệt chủng tộc và sắc tộc của chúng ta, thấy không có gì sai với “việc giữ gìn những gì riêng biệt của chúng ta”, và những ai biện luận chấp thuận hội nhập những xã hội đa văn hóa, ngay cả hoàn toàn đồng hóa vào trong một đại gia đình hạnh phúc của nhân loại.
Phần trước Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về nhu cầu cho một tâm linh cộng đồng lớn hơn, cho việc trau dồi một ý thức liên hệ, của nối kết xã hội gần gũi hơn, nhưng ở đây chúng ta có thể chia thành hai loại nối kết xã hội: Một loại nối kết con người lại với nhau trong một nhóm, trên căn bản của những nét chung như cùng chủng tộc, sắc tộc, hay cùng tôn giáo. Thứ hai là tạo nên sự liên kết chặc chẽ giữa những thành viên của những nhóm khác nhau, điều thường được gọi là sự bắt cầu những liên kết xã hội. Hầu hết những nhà khoa học xã hội hiện nay đồng ý rằng những liên kết xã hội bắt cầu là cần thiết một cách hệ trọng trong xã hội đương đại phương Tây, loại thiếu vắng một cách bi thảm ở bán đảo Balkan giữa những người Serbia, Croatia, và Bosnia. Thử thách dĩ nhiên là làm thế nào để xây dựng những liên kết xã hội bắt cầu – làm thế nào để tạo nên một loại ý thức nối kết đến một cộng đồng rộng rãi hơn trong khi vẫn duy trì những đặc trưng văn hóa hay sắc tộc.
Những nghiên cứu cho thấy rằng con người cảm thấy hạnh phúc hơn nếu họ sống với những người giống với chính họ. Những gì có nghĩa là “giống với chính họ”?Điều này dường như là điểm then chốt của vấn đề – một vấn đề cũng được xác định một cách rõ ràng bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma khi nói về những khía cạnh tàn phá của suy nghĩ Chúng Ta và Họ, kết luận, “Chúng ta cần thúc đẩy một cung cách toàn bộ hơn của việc liên hệ với người khác. Điều ấy là chắc chắn.” Chúng ta cần tìm ra một phương cách để nhìn vào những người khác từ những nhóm khác biệt chủng tộc, dân tộc, hay quốc gia và nhận thức tất cả họ là những bộ phận của cái “chúng ta” rộng lớn hơn, toàn bộ hơn.
Trong chương này, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trình bày một số dự án hợp lý để giúp chúng ta vượt thắng thành kiến, thiên vị, và thù hận có thể biểu hiện như những chướng ngại để trau dồi ‘cung cách toàn bộ hơn’ này của việc nhận thức người khác. Trong phần ba của quyển sách này, chúng tôi sẽ trở lại phần thảo luận về việc liên hệ với người khác trong một cung cách toàn bộ hơn như thế nào, cho thấy làm thế nào điều này có thể đưa đến sự hạnh phúc cá nhân rộng lớn hơn cũng như giúp để vượt thắng nhiều vấn nạn xã hội trong thế giới ngày nay. Tuy thế, trước khi chuyển sự chú ý của chúng tôi đến những chủ đề ấy, những sự kiện trên thế giới nhắc nhở chúng ta rằng vẫn còn những vấn đề quan trọng để thảo luận trong nhu cầu tìm kiếm hạnh phúc trong thế giới rắc rối của chúng ta.

[1] National Basketball Association : Hiệp Hội Bóng Rổ Quốc Gia
[2] Tuệ Trí Đám Đông đưa ra một giả thuyết đơn giản đến mức có người cho là kỳ quặc, đó là: Nếu để đưa ra một quyết định đúng đắn hay giải quyết một vấn đề nào đó, thì đám đông luôn tỏ ra thông minh hơn một vài chuyên gia riêng lẻ.
[3] James Surowiecki sinh năm 1967, tốt nghiệp tiến sĩ Lịch sử Hoa Kỳ tại Đại học Yale trước khi là phóng viên tài chính, viết cho Trang tài chính của tờ The New Yorker. Tác phẩm của ông đã xuất hiện trên các tờ New York Times, Wall Street Journal, Wired và Slate.
[4] Francis Galton (1822-1911) là một nhà khoa học xuất chúng, người Anh, thường được xem là “cha đẻ” của phương pháp khoa học hiện đại mà chúng ta sử dụng ngày nay. Sở trường nghiên cứu của ông là di truyền học, và ông rất nổi tiếng qua những nghiên cứu về những đặc tính và yếu tố liên quan đến thông minh và mối liên hệ giữa thông minh và danh tiếng. Những công trình này có ảnh hưởng lớn đến suy nghĩ của nhiều người thuộc giai cấp quí tộc ngày xưa và giới trung lưu ngày nay.
[5] Sau khi tốt nghiệp tiến sĩ giáo dục tại Đại học Los Angeles (UCLA) 1998, Anthony Antonio đã bắt đầu giảng dạy và tiến hành nghiên cứu tại trường Giáo Dục Stanford.
[6] Kenji Hakuta tốt nghiệp tiến sĩ tâm lý học tại Đại học Harvard, 1975-1979

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét