Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Bố thí đúng nghĩa nhất






Chúng ta thường nghe nói phải có tinh thần vô ngã,không còn cái ta,không dùng đầu óc lý luận phải trái,đúng sai thì mới gần gủi với cái Đạo,Chân Lý,Thiên Đàng...Các bạn khi cười vui là lúc không còn đầu óc chen vào,lúc đó tâm trạng của các bạn gần gủi với con người thật của mình nhất (Bản Lai Diện Mục) tức tánh bổn thiện,chân như,chân ngã hay Phật Tánh hoặc Thiên Chúa Tánh.Cho nên tiếng cười của bạn sẽ làm rung chuyển cả vũ trụ,làm tan rã cả vương quốc của ma vương.Tất cả giáo lý của các tôn giáo lớn trên thế giới đều nhấn mạnh vào việc ban vui cứu khổ.Đó là 2 loại bố thí căn bản mà mỗi con người đúng nghĩa phải có, vì các vị Chân Sư khi còn tại thế đều có nói về 2 loại bố thí cao cả nhất,cao thượng nhất đó là đối với đời sống vật chất thì bố thí sanh mạng (không được giết và không bảo người khác giết để đem lại niềm vui cho mình),còn đối với đời sống tinh thần là bố thí chánh pháp để mọi người đều trở thành Chân Sư của chính mình
1.Bố thí sanh mạng : ban tặng sự sống cho muôn loài thì sự sống của chúng ta sẽ không bị đe dọa ,lâm nguy do đó chúng ta sẽ không còn dùng thực phẩm có thành phần động vật nữa (Thuần Chay hay Vegan) vì bạo lực sẽ mang lại bạo lực (Violence begets Violence)
2.Bố thí nụ cười : bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu khi giao tiếp với thế giới bên ngoài
Nếu mọi người đều cố gắng làm 2 việc căn bản này thì chúng ta sẽ tạo hòa bình cho bản thân chúng ta,cho gia dình chúng ta,cho hàng xóm chúng ta,cho xã hội chúng ta,cho thế giới chúng ta, lúc đó mọi người đều là Thánh Nhân, là Bồ Tát....Thế giới chúng ta sẽ không còn tôn giáo nữa,không còn hệ thống chính trị khác nhau nữa vì mọi người đều ý thức được rằng bên ngoài tuy hình thức có khác nhau,nhưng bên trong đều giống nhau đó là Tình Thương và Sự Hỉ Lạc

Năm Cõi Giới Trên Ðường Tâm Linh

Có một vị Minh Sư, hình như rất khai ngộ. Một hôm ông ngồi đó, tâm trạng rất là rộng mở, cho nên các đệ tử bèn hỏi ông về những cõi tâm thức mà ông đã đi qua. Vị thầy bèn nói rằng, từng cõi một, Thượng Ðế đã đưa ông đi từ cảnh giới này tới cảnh giới khác. Ông nói với đệ tử rằng, trước tiên Thượng Ðế nắm tay ông, đi với ông đến Cõi Hành Ðộng. Nơi đây, vị thầy đã ở lại nhiều năm. Thượng Ðế trở lại lần nữa và đưa ông tới cõi Phiền Muộn. Nơi đây ông sống cho tới khi tâm được rửa sạch mọi chấp nhất ràng buộc. Và đó là lúc vị thầy thấy mình ở Cõi Tình Thương, nơi mà bất cứ những gì còn sót lại trong bản ngã (ý nói cái tiểu ngã) đều bị lửa đốt cháy tiêu tan. Ðiều này đã mang thầy tới cõi Yên Tịnh, nơi mà những bí ẩn về sinh tử được tiết lộ trước cặp mắt ngạc nhiên của ông.
      Các đệ tử bèn hỏi ông: "Ðó có phải là giai đoạn cuối trong cuộc tìm kiếm tâm linh của Thầy không?"
      Vị thầy nói: "Không, không. Ðó không phải là giai đoạn cuối."
       Một ngày nọ, Thượng Ðế nói với vị thầy, mà lúc bấy giờ còn đang tìm kiếm Chân Lý: "Hôm nay, ta sẽ dẫn con tới ngôi thánh đường tôn nghiêm nhất ở bên trong, vào trong tâm của Thượng Ðế." Rồi lúc đó vị thầy được đưa tới cõi Vui Cười.
      Trong hành trình tới Cõi Tuyệt Ðối, Sư Phụ nghĩ chúng ta phải đi qua nhiều giai đoạn hiểu biết, nhiều cõi tâm thức để cuối cùng hiểu được trọn vẹn Chân Lý.






Cõi Hành Ðộng
Cho nên, hãy xem ở đây Thượng Ðế đã đưa người tìm Chân Lý này đi đâu, người mà sau này được trở thành Minh Sư. Trước hết, Ngài đưa ông tới cõi Hành Ðộng và để ông ở lại đó vài năm. Cõi Hành Ðộng nghĩa là gì? Có ai biết không? Sư Phụ nghĩ rằng Cõi Hành Ðộng có nghĩa là khi chúng ta mới bắt đầu giao tiếp với lực lượng Thượng Ðế, lực lượng gia trì bất khả tư nghị mà chúng ta nhận được từ bên trong sau khi Tâm Ấn hoặc sau khi câu thông với Chân Lý hoặc lực lượng tuyệt đối, trong lòng chúng ta cảm thấy tràn đầy, rất là hăng say, được bổ sung với đủ loại tư tưởng sáng tạo bất khả tư nghị. Rồi tất cả những tư tưởng này được chuyển biến thành hành động trong đời sống hàng ngày của chúng ta. Khiến chúng ta muốn làm cái này, muốn làm cái kia, muốn làm việc thiện, muốn phổ biến giáo lý, muốn xuất gia, muốn độ người, muốn in sách, muốn làm nhiều, nhiều, nhiều việc.




The Laughing Christ and Nuns
      Và chúng ta chắc chắn cũng khám phá ra rằng chúng ta có nhiều tài năng tiềm tàng. Như tự nhiên quý vị biết rằng mình có thể làm thơ rất hay, viết những bài văn rất hoa mỹ, mà trước kia chúng ta không làm được như vậy. Hoặc chúng ta nói chuyện rất văn hoa, và có lẽ rất dài dòng (Mọi người cười). Có khi chúng ta làm thính giả chán đến ngủ gật (Mọi người cười). Như vậy tốt, ít nhất cũng tốt cho những người mất ngủ; họ được lợi ích từ giáo lý của chúng ta. Chúng ta có lẽ làm được một số thủ công, hoặc hội họa điêu luyện, hoặc có thể làm được nhiều, nhiều việc.
      Rồi chúng ta ở lại đó. Chúng ta thấy công việc, tài ba, khả năng của mình lợi ích nhân loại bằng nhiều cách khác nhau, và lợi ích chính mình nữa. Chúng ta thích điều này, vui hưởng nó, cảm thấy sung sướng. Chúng ta cảm thấy cuộc đời hạnh phúc, sống động, tràn đầy năng lực sáng tạo, và chúng ta thích như vậy. Cho nên, Thượng Ðế sẽ để chúng ta ở lại đó vài năm để chúng ta đem sự phấn khởi của mình ra thực hành và để hơi nóng bốc ra khỏi lồng ngực, vì trong lòng chúng ta sôi sục với nhiều năng lực đột nhiên đến và chúng ta cảm thấy quá tràn trề. Ðây là giai đoạn thứ nhất của sự khai ngộ. Có lẽ là đó là nơi mà vị Minh Sư gọi là Cõi Hành Ðộng.




The Laughing Buddha and Nun & Monks
      Chúng ta thấy một số đồng tu mới thọ pháp, họ vô cùng hăng say. Quý vị không thể ngăn cản người đó ra ngoài phát sách biếu cho chó mèo và chuột ngoài đường hay là gì đó. Thấy chúng sanh nào cũng cho sách biếu (mọi người cười) hoặc là đưa hình cho chó đi hoang hay là gì đó. Ðiều này dần dần đưa đẩy chúng ta làm nhiều hành động thái quá. Ðôi khi như vậy rất là khó. Chúng ta sẽ rất rất hãnh diện về điều này, rằng chúng ta đang truyền bá giáo lý của Minh Sư và chúng ta làm điều này, điều nọ, v.v...
      Làm và làm có khác nhau. Ða số quý vị bây giờ vẫn làm cùng những việc đó, nhưng với một thái độ khác hẳn. Sư Phụ không có ý nói là cách quý vị làm việc bây giờ giống như một kẻ ngốc khai ngộ nhiệt tình, những người mới đầu tiên thọ pháp; nhưng bây giờ quý vị biết mình đang làm gì. Quý vị làm một cách bình thản hơn và với sự nhận thức rằng làm như vậy là được, chúng ta nên làm. Nhưng trước kia, chà, nếu quý vị làm mà bị người nào ngăn cản vì lý do gì đó, thì giết hắn! (Mọi người cười) Quý vị nói với người đó: "Nhà ngươi là ma. Ngươi ngăn cản sự dạy dỗ của Minh Sư. Ngươi cản trở công việc của một thánh nhân như ta." v.v...
      Chúng ta tìm cách chuyển hóa mọi chúng sanh vào tín ngưỡng của chúng ta. Và vì thế mà có khi chúng ta đụng chạm với người khác, như thân nhân, bạn bè, ngay cả chó mèo; vì chúng ta ép họ vào hệ thống của mình, mà trí huệ lại không đủ thâm sâu để đối phó với tâm lý con người, để họ hiểu hảo ý của chúng ta, hiểu những lợi ích và Chân Lý của đạo pháp chúng ta. Chúng ta chỉ có rất nhiều năng lực, tư tưởng sáng tạo, nhưng chúng ta chưa đủ trí huệ để sử dụng năng lực này.
      Cho nên, lúc mới bắt đầu tu hành, khi còn ở trong Cõi Hành Ðộng, chúng ta thường hay gây nhiều lỗi lầm, và tạo ra kẻ thù nhiều hơn là bạn. Ðôi khi, may mắn chúng ta câu được một con cá nhỏ, nhưng cũng đã mất đi rất nhiều mồi, vì sự vụng về của người mới bắt đầu. Cho nên, Sư Phụ nghĩ rằng vị thầy ý nói Cõi Hành Ðộng là như vậy. Ông chỉ nói một cách giản dị là Cõi Hành Ðộng nhưng chúng ta có thể tưởng tượng sống trong cõi Hành Ðộng như thế nào. Sư Phụ nghĩ chắc chỉ bao nhiêu đó thôi.





Cõi Phiền Muộn: Suy Ngẫm Về Bản Chất Vô Thường Của Cuộc Ðời
      Rồi cõi tâm thức kế là Cõi Phiền Muộn. Cõi Phiền Muộn có nghĩa là gì? Ðó là sau khi chúng ta làm rất nhiều, gặt hái được rất nhiều, và có lẽ cũng thất bại rất nhiều trong mọi cố gắng, rồi bỗng nhiên chúng ta lãnh ngộ được; hoặc chúng ta tiếp xúc với quá nhiều chúng sanh vô ơn nghĩa, và rồi nhiều điều chúng ta muốn lại không thành vì sự hấp tấp, vì sự vụng về, vì sự đòi hỏi quá đáng lực lượng của Ðức Chúa, hoặc xử dụng quá đáng lực lượng Thượng Ðế. Có khi chúng ta dùng lực lượng này vào thần thông, dùng lượng lượng Thượng Ðế vào mục đích chữa bệnh, hoặc dùng nó vào những lợi ích nhỏ mọn như tiện nghi vật chất hoặc gia đình đoàn tụ hoặc tình cảm thuận hòa của chúng ta.
      Và sau đó, sau nhiều năm gắng sức trong Cõi Hành Ðộng, gắng hết sức mình làm việc, phục vụ người khác theo đường lối của chúng ta, đường lối với hảo ý nhưng lại vụng về - chúng ta thất bại rất nhiều và không được người khác biết ơn. Ðôi khi thấy người ta không hăng hái như chúng ta, hoặc không chịu hợp tác - thì chúng ta cảm thấy rất thất vọng, rất, rất cô đơn, cảm thấy rất khổ sở. Và những điều chúng ta cầu nguyện, như là những gì tốt nhất cho quan hệ tình cảm, chẳng hạn vậy, thì chúng ta được như ý. Nhưng những điều chúng ta cầu xin này lại trở thành gánh nặng cho chúng ta, buồn nhiều hơn vui. Rồi chúng ta bắt đầu thể nghiệm nhiều thất vọng, nhiều sự không vui, nhiều điều phật ý.
      Ðó là lúc chúng ta bắt đầu suy ngẫm về tính chất vô thường của cuộc đời. Chúng ta bắt đầu cảm thấy, chà! Rốt cuộc mọi vật chung quy không còn gì cả. Dù có tranh đấu cách mấy trong cuộc đời vô thường này, chúng ta cũng không đạt được gì nhiều, không thể giữ được gì nhiều cả.
      Thượng Ðế đưa chúng ta tới Cõi Phiền Muộn này để chúng ta có thể tách rời khỏi tất cả những ham muốn thế tục, khỏi tất cả những ước vọng vô thường này, để chúng ta được tự do - thoát khỏi những ham muốn, thoát khỏi tất cả những hiện tượng không vui gây nên bởi tham vọng về vật chất, về những thứ chóng tàn này.







Bước Vào Cõi Tình Thương
      Sau khi buông bỏ được tất cả những ham muốn và ràng buộc, lúc đó chúng ta sẽ cảm thấy bình thản và tự tại hơn, và đó là lúc chúng ta bước vào Cõi Tình Thương. Cõi Tình Thương là một cõi tâm thức mà trong đó chúng ta cảm thấy những ham muốn, những ràng buộc và những đòi hỏi của chúng ta đều biến mất, và bây giờ chúng ta bắt đầu cảm thấy rất bình an và thấy rằng chúng ta có thể thương yêu.
      Sau khi trải qua quá nhiều thất vọng và phiền muộn, chúng ta bắt đầu cảm thấy nội tâm lắng dịu, bắt đầu cảm nhận được tình yêu thương không phân biệt giữa mình và tất cả chúng sanh. Và lúc đó chúng ta sẵn sàng hy sinh bất cứ thứ gì, vì tình thương này, vì chúng ta cảm thấy "anh và tôi đều như nhau" và tất cả chúng sanh đều như nhau. Sư Phụ nghĩ đây là giai đoạn mà trong Ðạo Giáo gọi là "vạn vật đồng nhất thể", đại khái vậy.
      Ðây là giai đoạn mà nhiều vị Minh Sư và nhiều đoàn thể tôn giáo đã đề cập đến. Nhưng sau khi mất đi cái "ta", mất đi cái ngã của bản thân mình, chúng ta mới bắt đầu thấy mình đang ở trong sự yên tĩnh tuyệt đối, sự yên lặng tuyệt đối, vì chúng ta thấy không còn gì để nói. Chúng ta cảm thấy mình hiểu hết mọi thứ, cảm thấy tất cả chúng sanh vốn đã bình an và không sao cả. Lúc đó chúng ta sẽ không phải lo lắng cho họ hoặc ngay cả tìm cách giúp đỡ họ nữa. Sau khi đã hiểu được tình thương sâu xa bên trong chúng ta, chúng ta không còn gì để nên làm nữa. Ðó là những gì chúng ta cảm nhận. Vì thế chúng ta trở nên yên lặng hơn, hướng nội nhiều hơn, không thích nói nhiều, không thích bàn cãi nữa. Ngay cả chỉ trích người khác cũng không thích nữa, vì chúng ta biết mọi chuyện vốn là được an bài như vậy.
      Có lẽ điều này cũng có trong Ðạo Giáo. Họ nói ở giai đoạn này chúng ta thấy "thiên hạ vốn vô sự". Giống như trong Phật Giáo, có nói rằng: "Ðộ chúng sanh nhưng không có chúng sanh được độ", như là chúng ta hàng phục theo ý chỉ của Ðấng Tối Cao. Có lẽ là như vậy. Rồi nhiều người tưởng lầm giai đoạn này là thành quả cuối cùng của sự khai ngộ.


Cõi Yên Lặng: Tìm Bí Quyết Của Sinh Tử
      Sau Cõi Phiền Muộn, người đi tìm Chân Lý đi vào Cõi Tình Thương, và sau đó vào Cõi Yên Lặng. Và khi ở trong Cõi Yên Lặng, ông thể nghiệm được những bí ẩn của sinh tử, không còn gì khác để thể nghiệm. Ông biết sự sống là gì, sự chết là gì. Ông không còn sợ sự chết nữa và không bám víu sự sống nhiều hơn là sự chết.
      Các đệ tử hỏi ông đó có phải là giai đoạn thành đạt cuối cùng không, vị thầy cũng trả lời: "Không." bởi vì có một hôm Thượng Ðế đưa ông tới ngôi đền của sự giác ngộ cao hơn nữa. Và nơi đó được gọi là Cõi Vui Cười. Bây giờ quý vị ngạc nhiên không biết tại sao sau khi tu hành khổ sở như vậy chúng ta rốt cuộc chỉ tới căn nhà vui cười. Quý vị có tin hay không? Theo như trong sách này. Cõi Vui Cười đúng ra là ngôi đền tôn nghiêm tận cùng bên trong của Thượng Ðế. Có thật vậy không?




Cõi Vui Cười: Ðời Sống Với Tính Chất Khôi Hài
      Bây giờ, sau khi những bí ẩn sinh tử được hé lộ cho người tìm Chân Lý, rồi, sau một thời gian gắng sức và thành tâm hơn nữa, Thượng Ðế sẽ đưa chúng ta tới Cõi Vui Cười. Ðây là nơi có nhiều chuyện khôi hài và đối với chúng ta cái gì cũng buồn cười. Không còn Phật đau khổ nữa, không còn Bồ Tát nghiêm trang đi tới đi lui ráng cho người ta thấy là họ làm việc chăm chỉ, hoặc là họ hết lòng với Minh Sư, rằng họ thương Minh Sư tới nỗi phải nhảy tới trước mặt mọi người chỉ để nhìn Minh Sư v.v... Vì thế quý vị thường nghe thấy hầu hết các Minh Sư có tính khôi hài, họ có thể cười mọi người, ngay cả Thượng Ðế và chính họ nữa. Ðó là dấu hiệu của một người khai ngộ. Họ đã đến Cõi Vui Cười vì họ biết mọi chuyện thật ra chỉ là một trò chơi. Nhưng rất là khó cho chúng ta nếu chúng ta không hiểu người đó. Nếu không hiểu tức là chúng ta chưa tới gần đó; và rất khó mà cười với họ. Và nếu một vị Minh Sư hoặc một vị thánh khai ngộ như vậy phải trà trộn với Phật nghiêm trang hoặc Quán Âm Bồ Tát khổ sở (Sư Phụ cười) thì họ sẽ đau khổ, vì họ bị kéo trở lại vào Cõi Phiền Muộn, và như vậy rất là ngộp thở.
       Sư Phụ hy vọng trong tương lai tất cả quý vị sẽ tự biến chính mình từ bất cứ đẳng cấp nào thành Bồ Tát. Rồi tất cả chúng ta đi đến Cõi Vui Cười, chia sẻ những chuyện khôi hài, và nhìn đời một cách buồn cười, một cách rất nhẹ nhàng, biết rằng chúng ta có thể cùng nhau chịu đựng bởi vì thật ra đời cũng vui.
      Khi một mình, Sư Phụ cười suốt ngày (Sư Phụ cười). Quý vị không thể hiểu được. Có khi một vài đệ tử hoặc bạn bè đến và ở lại với Sư Phụ một hồi hoặc có khi Sư Phụ mời họ tới, Sư Phụ luôn luôn cười. Sư Phụ nói chuyện cười với họ. Họ đều cười, rồi nếu họ cũng khôi hài thì họ nói chuyện cười và chúng tôi cười và cười cả ngày. Ðôi khi Sư Phụ dùng bữa, nếu có thời giờ, chúng tôi cười khoảng ba, bốn tiếng cho tới khi xong bữa cơm mà không có một lý do gì đặc biệt cả. Ðôi khi chuyện cười không buồn cười cho lắm, chúng tôi vẫn làm thành tức cười, cho nên chúng tôi cảm thấy lòng tràn đầy niềm vui sướng, chúng tôi lúc nào cũng cười.








Funny Buddha, Cam-Pu-Chia

Ngày 14 tháng 5, 1996
(Nguyên văn tiếng Anh)


Laughter is the best medicine.

hue dai tri

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét