Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO:
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN

The Art of Happiness in a Troubled World

PHẦN MỘT 
TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ
Chương 5
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN
Chương 5
CHỦ NGHĨA QUỐC GIA CỰC ĐOAN
“À, tuần này chúng ta đang nói về những sự phân chia Chúng Ta chống lại Họ, và những hiểm họa của sự tiến triển này đến thành kiến, xung đột, và bạo động. Tôi vừa mới nghĩ rằng việc xác định với xứ sở hay quốc gia của một người dường như cũng là những thí dụ đầy sức thuyết phục về Chúng Ta. Dường như rằng đi theo một thời điểm khủng hoảng của một quốc gia, ở đấy luôn luôn dường như là sự sống lại của chủ nghĩa yêu nước hay chủ nghĩa quốc gia. Dĩ nhiên, nhiều lúc chủ nghĩa quốc gia này tự tuyên bố như một loại chủ nghĩa yêu nước đầy âm thinh, những biểu hiện hổ trợ cho xứ sở một người, nhiều sự vung vẩy cờ xí, v.v… Nhưng một cách lịch sử, khuynh hướng của loại chủ nghĩa quốc gia này càng nhiều, hiểm họa rơi vào những kiểu thức tàn phá càng lớn, và không có nhiều khoảng cách để đi từ một loại nhiệt huyết yêu nước đến sự thù địch công khai đối với những quốc gia khác. Sự việc thứ này đã hành động như một loại nhiên liệu cho nhiều xung đột trong lịch sử.
“Tôi vừa tự hỏi, chính ngài nắm giữ gì về chủ nghĩa quốc gia, lợi ích của nó chống lại những bất lợi hay khả năng tàn phá của chủ nghĩa quốc gia?”
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, “Tôi không nghĩ rằng chủ nghĩa quốc gia trong tự nó là tàn phá. Là một thành viên của một quốc gia nào đấy có thể là một bộ phận cảm giác nhận biết của một người. Do vậy, chủ nghĩa quốc gia có thể hữu ích, cho chúng ta một cảm nhận thuộc về, và chúng ta có thể có một cảm giác tự hào trong đặc tính quốc gia của chúng ta. Điều này là tốt. Tôi nghĩ chủ nghĩa quốc gia như một loại khí cụ hay như khoa học – nếu chúng ta sử dụng khoa học trong một cách sai lạc, sau đó nó có thể đem thảm họa. Nếu chúng ta sử dụng nó một cách thích đáng, nó sẽ mang đến lợi ích. Thế nên, nó tùy thuộc vào việc chúng ta sử dụng nó trong phương pháp đúng đắn hay không.
“Bây giờ khi chúng ta nói về chủ nghĩa quốc gia, chúng ta đang nói về những sự khác nhau căn cứ trên đặc tính quốc gia, một phần then chốt mà đấy là những khác biệt trong di sản văn hóa, và quá khứ lịch sử. Mỗi quốc gia có đặc trưng văn hóa hay nhóm văn hóa, một di sản văn hóa. Dĩ nhiên, cũng có những biên giới địa lý giữa các quốc gia. Đấy là một phần của nó. Nhưng tôi nghĩ văn hóa là vấn đề chính. Và, dĩ nhiên, mỗi cộng đồng phải có quyền để bảo tồn nền văn hóa của chính họ, kể cả ngôn ngữ, phong tục, và áo quần,v.v…
Tôi hỏi, “Ngài đề cập những lợi ích của chủ nghĩa quốc gia và tầm quan trọng của việc duy trì một nền văn hóa hay đặc tính dân tộc, nhưng ngài cũng đồng ý rằng có thể có những bất lợi của chủ nghĩa quốc gia, những khía cạnh phá hoại chứ?”
blank“Ở đây, tôi muốn phân biệt giữa một chủ nghĩa quốc gia lành mạnh và chủ nghĩa quốc gia cực đoan,” Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp lại. “Khi chủ nghĩa quốc gia trở nên cực đoan, nó trở thành một ý tưởng nguy hiểm, quá mạnh có thể khích động dân chúng tiến hành những hành động khiêu khích. Điều này có thể xảy ra như thế nào, chúng ta đã thấy một cách rất rõ ràng trong câu chuyện thảm kịch ở bán đảo Balkan vào cuối thế kỷ hai mươi, với thuật ngữ ‘làm sạch dân tộc’ và ‘Balkan hóa’ xâm nhập vào ngữ vựng hàng ngày của chúng ta. Những gì chúng ta chứng kiến trong thảm kịch này là những đặc tính cực đoan quốc gia đã đưa đến một chu kỳ tội ác của bạo động giữa người Serbia, Croatia, và Bosnia. Ở đây là một thí dụ về những tác động đặc tính quốc của con người đã dày xéo những khía cạnh đặc tính quốc gia của dân tộc khác mà nếu khác đi đã có thể cung ứng một căn bản cho việc đi đến với nhau.”
“Do thế, như một xã hội, ngài nghĩ chúng ta có thể học hỏi điều gì từ kinh nghiệm của thảm họa đó ở Đông Âu?” tôi hỏi.
“Rõ ràng một bài học quan trọng mà chúng ta cần học là những đặc tính quốc gia dân tộc rất quan trọng đối với họ và phải nên tôn trọng. Trong chi tiết, điều này nói với chúng ta là khi những đặc tính quốc gia dân tộc cùng tồn tại trong một nhóm rộng lớn, cho dù trong một liên hiệp quốc gia như Liên Hiệp Âu châu, hay một quốc gia riêng lẻ, chúng ta cần bảo đảm rằng những tính chất quốc gia dân tộc được quan tâm tôn trọng và làm cho hòa hiệp chân giá trị. Dĩ nhiên, nếu chúng ta có một sự đa dạng văn hóa khác biệt trong một quốc gia, nhằm để cho tất cả phát triển lớn mạnh, tôi nghĩ tự do là rất quan trọng và một thể chế công bằng hữu hảo, với những nguyên tắc của luật lệ.”
Ngay lúc Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về những vấn đề này – tự do, nguyên tắc luật lệ, sự tôn trọng tất cả những nền văn hóa, tất cả mọi quốc gia – truyền thống văn hóa Tây Tạng, và vị trí lịch sử Tây Tạng như một quốc gia, đang ở trong những gọng kìm của một cuộc đấu tranh sinh tử mà có thể quyết định sự sống còn của một truyền thống và di sản cổ xưa. Đối với ngài, đây là một vấn đề sống động, không chỉ là một triết lý trừu tượng – những thuật ngữ như “tự do”, “tôn trọng những nền văn hóa con người”, và “nguyên tắc luật lệ” không chỉ là những khẩu hiệu đối với ngài, hay một mẫu tin tức buổi tối. Bị kích thích bởi cảm xúc mạnh mẽ nội tại và đánh dấu với một cái nhìn kiên quyết trong đôi mắt ngài, những ngôn từ của Đức Đạt Lai Lạt Ma chuyên chở một cảm giác chân thành cấp bách. Có ý nghĩa rằng khổ đau của con người thật sự bi đe dọa, và rằng sự cống hiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với những nguyên tắc và những biên giới này trong sự quan tâm của ngài không chỉ dành cho nền văn hóa Tây Tạng mà thôi nhưng được mở rộng đến tất cả những nền văn hóa trên thế giới. Tôi không thể cầm lòng được với sự xúc động.
Dù sao đi nữa, tôi nghĩ rằng thảm kịch ở Balkan có thể dạy chúng ta một bài học quan trọng về những gì có thể xảy ra khi loại tôn trọng căn bản ấy vắng bóng …” Ngài dừng lại, rồi thì thêm một cách nhanh chóng, “Tôi trọng truyền thống người khác là rất quan trọng trong thế giới ngày nay.”
Suy nghĩ khoảng một giây về bình luận mà tôi đã nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trước đây, ý tưởng rằng hòa bình thật sự không chỉ đơn thuần là sự vắng bóng chiến tranh, đối với tôi là sự vắng bóng đơn thuần của thành kiến không giống như sự tôn trọng thật sự.
Tôi nhận xét, “Cho đến lúc này, chúng ta đã đang nói về sự vượt thắng thành kiến, nhưng bây giờ dường như chúng ta đang nói nó một bước xa hơn hay trở nên chủ động hơn, nói về việc trau dồi một ý thức tôn trọng đối với những nhóm khác. Nhưng câu hỏi hợp lý logic là, ngài có bất cứ suy tư nào về việc làm thế nào gia tăng hay trau dồi một ý thức tôn trọng rộng lớn hơn đối với những nền văn hóa hay dân tộc khác hay không?”
“Vâng, tôi nghĩ rằng chúng ta đã thảo luận về vấn đề một số cá nhân có thể có trình độ học vấn hơn hay giàu có hơn, v.v…, và một số có thể yếu kém hơn, nhưng mặc cho những loại khác biệt này, họ vẫn là những con người, và đáng trọng với phẩm giá con người và tôn trọng trên trình độ căn bản ấy. Cùng nguyên tắc áp dụng trên trình độ văn hóa và dân tộc – có thể có những người khác dị biệt, lối sống của họ hay lối ăn mặc của họ mà chúng ta có thể không hiểu được, nhưng chúng ta vẫn có thể duy trì sự tôn trọng phù hợp với chân giá trị con người họ căn cứ trên lòng nhân đạo thông thường của chúng ta.
“Nhưng ở đây,” ngài tiếp, “có một vấn đề khác. Điều gì đấy rất quan trọng trên nhiều trình độ: học hỏi để biết thưởng thức sự đa dạng, thật sự phản chiếu trên giá trị của nó, khảo sát những niềm tin của nó. Càng có thể đánh giá đúng sự đa dạng, chúng ta sẽ càng dễ dàng tôn trọng hơn những ai có thể là khác biệt. Thí dụ, từ quan điểm nhân loại là một thể thống nhất, tôi nghĩ sự đa dạng văn hóa, đa dạng những nhóm chủng tộc có thể làm giảu cho nhân loại. Nên vấn đề thật sự là nhằm để cho tập thể nhân loại phát triển lớn mạnh, những cá nhân thành viên của tập thể ấy phải thịnh vượng. Tốt lành như một ngôi vườn. Nhằm để cho một ngôi vườn xinh đẹp và kỳ diệu, ở đấy cần có sự đa dạng của bông hoa trong ngôi vườn, cây cỏ, và sự phối hợp của nhiều kích cở, hình dạng, và màu sắc khác nhau bổ sung cho ngôi vườn, và mỗi thứ cần phát triển trong môi trường riêng của chúng. Trái lại, nếu chúng ta chỉ có một loại hoa trong vườn ấy, chì trong một sưu tập, điều ấy sẽ đơn điệu nhàm chán. Chính sự đa dạng đã cho ngôi vườn sự xinh đẹp của nó.”
Thời gian cho buổi gặp gở của chúng tôi đã hết. Nhưng bị thu hút với những ngôn từ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi đã không chú ý sự bối rối bất thường trong hành động của các cộng sự và thị giả của ngài đến và đi ở hàng hiên bên ngoài trong việc hướng dẫn một người khách ra và một người khác vào. Nhưng bây giờ lãng vãng chung quanh tấm bình phong, dấu hiệu được báo bởi thư ký của Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi nhanh chóng chuẩn bị để rời khỏi phòng tiếp kiến.
Khi tôi bước ra hành lang, được trang trí bởi một sự sắp xếp dày đặc những bụi cây màu tía treo trên rào lưới, tôi nhìn người khách kế tiếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma được hướng dẫn vào trong phòng và gặp ngài. Đấy là một nhóm nhỏ những người nam nữ, và tôi chú ý rằng những thành viên của nhóm đại diện cho vài quốc tịch khác nhau và tất cả dường như được thống nhất trong sự sôi nổi của họ để diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma – một sự kết thúc thích hợp cho buổi thảo luận của chúng tôi về sự hòa hiệp giữa tất cả các dân tộc. Khi tôi bước xuống lối đi hướng tới cổng chính khu phức hợp nơi cư ngụ của Đức Đạt Lai Lạt Ma, tôi thích thú với sự tươt tốt xum xuê của cây cỏ trên mặt đất – những hàng trúc và bụi rậm dày đặc, cây sồi, cây linh sam, cây đổ quyên, những bông hoa trong chậu đủ màu sắc rộ nở – tím, vàng, đỏ, cam,… Khi tôi chậm rãi bước xuống đồi, sung sướng với sự đa dạng của một ngôi vườn trong khi vẫn nghĩ về ẩn dụ ngôi vườn của Đức Đạt Lai Lạt Ma với cái hay cái đẹp trong sự đa dạng của con người, tôi đang say sưa với sự an bình, cảm giác hy vọng như thể có lẽ một ngày nào đấy viễn tượng của Đức Đạt Lai Lạt Ma có thể đạt đến để xuyên qua ngôi vườn trong hiện thực.
Người ta không cần nhìn quá xa trong quá khứ để bắt gặp những thí dụ dễ sợ nhất của sức mạnh tàn phá do chủ nghĩa quốc gia cực đoan hay thành kiến dân tộc và thù hận. Thí được chọn lựa bởi Đức Đạt Lai Lạt Ma, Cuộc Chiến Bosnia, không quá lâu về trước. Gần như ngay lập tức sau khi Cộng Hòa Bosnia và Herzegovina tuyên bố độc lập khỏi cựu Liên Bang Nam Tư năm 1991, thế giới bắt đầu chứng kiến ngay chính phía tệ hại nhất của chủ nghĩa quốc gia cực đoan, khi ba nhóm dân tộc truyền thống sống trong vùng (Chính Thống Serbia, Thiên Chúa Croatia, và Hồi Giáo Bosnia) bắt đầu một cuộc chiến tranh ác liệt căn cứ trên quốc gia dân tộc, mỗi phía chiến đấu để đạt được sự kiểm soát chính trị đối với quốc gia mới hay những bộ phận của nó. Vào lúc cuộc chiến chấm dứt với Thỏa Thuận Dayton 1995, hơn một trăm nghìn người đã bị giết và hai triệu người phải ly tán – kết quả của cuộc chiến tàn phá quá nhiều cho khu vực, để lại thảm họa của nó với sáu mươi phần trăm nhà cửa, phân nửa trường học, và một phần ba nhà thương bị hư hao hay phá hủy; cùng với sự tàn phá hệ thống điện lực, hệ thống đường xá, hệ thống dẫn nước; tra tấn; binh lính hảm hiếp phụ nữ trước mặt gia đình họ, ở công trường, đôi khi sự lạm dụng và những bè lũ hảm hiếp họ với nhau, hàng ngày hay ngay cả hàng tuần vào lúc ấy. Cả ba phe đều dự phần. Người Serbia đặc biệt tàn nhẫn trong những nổ lực “làm sạch dân tộc” của họ, đốt rụi nhà cửa, giam những người đàn ông trong những trại tập trung nơi mà một số bị tra tấn hay đói khát đến chết, sử dụng chiến thuật để loại trừ thành viên của những nhóm khác sống trong những khu vực địa lý của họ.
Với khổ đau trong một mức độ rộng lớn và không thể tưởng tượng như thế, đôi khi thật dễ dàng để xem những chiến tranh nhận thấy như vậy là “những sự kiện thế giới” và đánh mất ý thức tác động của chủ nghĩa quốc gia cực đoan trong đời sống thường nhật của con người. Nhưng có lẽ câu chuyện của ba đời sống sẽ là một thí dụ năng động cho thảm kịch của suy nghĩ Chúng Ta và Họ.
Trong thảo luận trước đây của chúng tôi, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói về mối quan hệ giữa cá nhân và nhóm – một người có thể có một ý thức mạnh mẽ về đặc tính cá nhân, của sự độc lập, của sự tự tin và sự mạnh mẽ của cá nhân như thế nào và cùng lúc ấy có một ý thức sâu sắc về việc thuộc vào một nhóm, “Không phải là Tôi hay Chúng Ta, nhưng là Tôi và Chúng Ta.” Ở đây, ngài mở rộng cùng nguyên tắc ấy đến những nhóm: sự tin tưởng khả năng của nhiều nhóm sống trong một xứ sở, mỗi nhóm ca ngợi đặc thù của họ, vinh danh truyền thống của họ trong khi cùng lúc ấy trau dồi một ý thức của việc thuộc vào một đặc tính quốc gia.
Một kiểu mẫu như thế, sự cân bằng lý tưởng của đặc tính cá nhân và tập thể, đã được thấy một lần trong một nhóm thiếu niên mười sáu và mười bảy tuổi, Bosnia, Croatia, và Serbia, những thiếu niên đã đến với nhau trong năm 1984 để thi đấu cho đội bóng rổ thiếu niên quốc gia của Nam Tư, một đội bóng đã trở thành huyền thoại. Trong bốn năm, đội này là vô địch, một đội bóng ước mơ của của những đấu thủ trẻ, những người chưa bao giờ thua trận trong những cuộc thi đấu quốc gia trên sân, và những người trưởng thành với nhau ngoài sân, tiến tới vững vàng trong tình bạn sâu sắc khi chúng du hành với nhau, sống trong phòng với nhau, rèn luyện cần mẫn, và chia sẻ đời sống với nhau. Ý thức tình bạn thân thiết cá nhân và sự tự tin thi đấu của chúng là không thể lay chuyển trong những năm tháng ấy, đến mức độ mà đêm trước của trận thi đấu quan trọng nhất của chúng, Vô Địch Thế Giới 1987 cho Nam Thiếu Niên, chúng đã cùng nhau lẻn ra khỏi khách sạn của chúng để nhảy nhót, nhào lộn trên những tấm bạt lò xo cả đêm. Và chúng vẫn chiến thắng nổi bật, đánh bại đội Hoa Kỳ tại trận thi đấu vào ngày hôm sau, 86-87.
Sau khi chiến thắng trận thi đấu vô địch thế giới thiếu niên, nhiều ngôi sao trẻ tương lai – NBA[1] này tiến tới thi đấu cho đội trưởng thành quốc gia của Nam Tư. Tình bạn thân thiết đã duy trì một cách kiên cố giữa những đấu thủ Serbia như Vlade Divac hay Aleksander Djordjevic và đấu thủ Croatia như Dino Radja hay Toni Kukoc, những người tiếp tục thi đấu với nhau qua chiến thắng giải Vô Địch Châu Âu 1991ở thủ đô Roma, Ý Đại Lợi.
Dấu hiệu đầu tiên cho sự chấm dứt Đội Ước Mơ trẻ đã đến vào buổi trưa cuối cùng của loạt thi đấu vô địch, chỉ ngày trước khi Slovania tuyên bố độc lập khỏi liên bang Nam Tư. Bộ trưởng Thể thao của quốc gia mới đã gọi một người phòng thủ trẻ của đội nói với cậu ta rằng nếu cậu thi đấu đêm ấy, cậu sẽ bị xem như người phản bội quốc gia của cậu.
Khi vùng Balkan nhanh chóng vở ra thành từng mãng và trở thành nóng bỏng trong xung đột, đột nhiên những đặc tính mới nổi lên. Không còn là những người Nam Tư nữa, những vận động viên bây giờ có những đội mới và nhãn hiệu mới, người Croatia, người Serbia, người Bosnia. Quá nhiều, những nhãn hiệu này dường như che khuất tất cả những phương diện khác về đặc tính của họ. Thành viên của đội Hồi Giáo Bosnia, Teo Slibegovic đã nói, “Bạn biết không, tôi chưa từng biết dân tộc của bất cứ người nào là gì khi chúng tôi thi đấu với nhau. Và tôi cam đoan với bạn rằng họ chưa từng biết tôi thuộc dân tộc nào. Ô, bây giờ chúng tôi biết rồi.” Tình bạn, đã từng một lần nghĩ rằng không gì phá vở được, bây giờ dường như tan ra mây khói dưới sức ép.
Khó khăn đặc biệt đối với hai vận động viên ngôi sao, Serbia Divac và Croatia Kukoc, những người đã trở thành đôi bạn rất thân thiết trải qua bao năm tháng. Divac đã cố gắng giữ sự liên lạc với người đồng đội năm xưa, và mặc dù họ không hoàn toàn đổ vở hẳn liên lạc, anh vẫn rắc rối sâu xa bởi bản chất gượng ép của tình bạn; anh ta ngay cả bật khóc trong cuộc phỏng vấn năm 1996 khi anh nói về những diễn biến của thảm kịch. Kukoc trong khi ấy kể lại rằng, “Mùa hè vừa qua, tôi đã đi thăm viếng các bệnh viện để thấy nổi đau thương. Một khi người ta thấy những thanh niên mười chín, hai mươi không tay, không chân, người ta không nghĩ đến bóng rổ nữa.”
May mắn thay, khi năm tháng trôi qua, vết thương đã lành lại trong hầu hết những đồng đội cũ, và hôm nay hai người bạn này, một lần nữa, hoạt động với nhau ở bán đảo Balkan trong những nổ lực nhân bản và dạy sự bao dung đến những trẻ em qua bóng rổ.
Khi chúng ta thấy một đội như thế trong hoạt động, nó vượt khỏi thể thao; nó thể trở thành một ẩn dụ cho đỉnh cao của khả năng con người (như triều đại Celtic Boston những năm 1960, được hướng dẫn bởi ngôi sao lớn của bóng rổ kể cả Bill Russell, John Havlicek, và Sam Jones)! Đấy là một sự quân bình toàn hảo, nơi chúng ta có thể thấy sự phát triển tột đỉnh của nổ lực con người, chủ nghĩa cá nhân ở chỗ tuyệt diệu nhất của nó, và cùng lúc ấy là đại diện tuyệt đỉnh của nổ lực tập thể. Trong những đội thật sự tầm vóc này, chúng ta sẽ thấy năm cá nhân riêng rẻ, mỗi người với đặc điểm thông minh riêng của họ, mỗi phác họa rõ ràng, với cá tính riêng của họ; một người có thể là kẻ tung pháo chắc chắn, người khác dữ dội trong việc phòng thủ và phá chặn đối phương, người thứ ba là một nhân vật lèo lái làm bàn cần mẫn. Không một người nào có thể làm tất cả mọi việc, nhưng mỗi người đã phát triển sự thông minh riêng của mình, trong khi biết thế mạnh của mỗi người kia, và khi họ đến với nhau, họ ở trong sự hòa hiệp hoàn toàn với một loại sức mạnh tổng hợp giống như họ thật sự là một cơ thể, với tổng thể lớn hơn tổng số các bộ phận.
Tôi không thể nghĩ về một sự diễn tả thích hợp hơn những ý tưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma về khả năng của việc có một đặc tính cá nhân mạnh mẽ và một đặc tính tập thể mạnh mẽ cùng một lúc, cũng như một ẩn dụ thích hợp về những lợi ích của việc có sự đa dạng cá thể trong một tổng thể rộng lớn – cho dù đấy là những đấu thủ bóng rổ trong một đội hay những nhóm chủng tộc trong một liên bang rộng lớn hơn.
Đức Thánh Thiện đề nghị một sự phản chiếu sâu sắc trong những lợi ích của đa dạng như một chiến thuật thực tiển đầy năng lực để giúp cho việc trau dồi sự tôn trọng cho những ai mà họ có thể là khác biệt. Trong khi một đội như vậy cung ứng cả một sự minh họa và một ẩn dụ rộng rãi hơn cho những lợi ích của đa dạng, cũng có một đáp ứng tuyệt vời của nghiên cứu khoa học cung cấp những chứng cứ cụ thể hơn cho lợi ích của đa dạng mà nó đáng giá để quán chiếu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét