Trong nhà Phật, ngoài tu sĩ xuất trần, còn có bá tánh tại gia tạm gọi là cư sĩ, chưa rũ bỏ nghiệp trần, nhưng vẫn muốn noi theo đường đạo, mặc dù hạn chế trong giới luật để tiến đến giải thoát; trong phạm vi đó, vừa là nghĩa vụ công dân, vừa trách nhiệm gia môn thê thằng tử phược, vừa phụng sự đạo pháp, vừa chỉnh sửa ba nghiệp, vì thế không thể rũ bỏ tất cả, kể cả đầu tóc như chư tăng, chư ni; Việc tu học bị hạn chế như thế, chưa dám mong đến bờ giải thoát, chỉ nghĩ đến hoàn thiện nhân cách làm người trong một xã hội đã là tốt.
Ngày nay, xã hội Việt Nam, tuồi trẻ đứng trước bao cám dỗ của những tiện nghi vật chất, vì thế, một số trẻ thiếu sự quan tâm của gia đình, do không có điều kiện đến trường lớp, không làm chủ được nhu cầu ham muốn, hưởng thụ của bản thân, đã phạm quá nhiều tệ nạn mà xã hội đang báo động. Chính lúc nầy, tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục.
Một số chùa đã thành công khi mở những khóa tu cho quần chúng hàng tuần, hàng tháng, hàng năm; Trong đó, không ít thanh thiếu niên tham gia và được hoán chuyển bất ngờ.
Trong số giảng sư hiện nay, so với trước 1975, các giảng sư trẻ đã thành công nhất định đối với một số giai tầng xã hội nhất định. Một số thuyết phục được giới trí thức, doanh nhân; một số thích hợp với quần chúng lớn tuổi, bình dân; một số giúp cho nhiều tội phạm quay đầu hướng thiện.
Trong đó, giới trẻ đã chọn sư cô Hương Nhũ như một thần tượng thời đại để gửi gắm tâm tình khi đứng trước ngã ba đường chuẩn bị vào đời. Chính sự thành công của sư cô mà ngay cả tôn giáo bạn cũng đã thỉnh giảng cho tín hữu và nam nữ tu sĩ tại giáo phận mỗi năm.
Web (vô) văn hóa PG Liễu Quán Huế ganh tị, "thừa gió bẻ măng" bôi nhọ ni tài.
Giới trẻ đến với đạo Phật không phải để cạo bỏ mái tóc xanh mà để tìm hướng đi thích hợp trong một xã hội có quá nhiều phương hướng, mà những phương hướng đó, thiếu cân nhắc, thiếu hiểu biết đạo đức, dễ đưa vào bế tắc khổ đau. Sư cô Hương Nhũ đã giúp cho thế hệ trẻ đó có một tầm nhìn và hướng đi đúng đắn theo tinh thần Phật giáo, tạm gọi là TU đối với lớp trẻ nầy.
Như vậy tu nầy đâu nhất thiết phải cạo tóc. Lối cạo tóc mà “sứ giả sự thật” kia chỉ dành cho bậc xuất trần, cái mâu thuẫn của “sứ giả sự thật” là đã biết đạo Phật có 4 chúng, sao không chấp nhận chúng tại gia để tóc hành thiện??? Vậy sao bảo sư cô Hương Nhũ lý luận đi quá xa Đạo Giải Thoát?
Chẳng những thế, cái gọi là "sứ giả sự thật" còn vu chụp “chỉ do vì một mới kiến thức dư thừa của các thành phần Học Thức và Kiến Thức, mà không có Tri thức, thì Sư Cô cũng chỉ là hạng vay mượn vốn làm ăn, không khéo coi chừng đi buôn mà lỗ vốn...”
Thiết nghĩ đây là lối nhục mạ chứ không phải thiện ý sửa sai! Với cái tâm so đo hơn thua nên mới bảo là lỗ vốn đối với việc hoằng pháp. Đến đây ai cũng thấy ai sai ai đúng.
Sư cô nói chuyện với giới trẻ việc tu không cần cạo bỏ đầu tóc là hoàn toán đúng, chỉ có tâm đố kỵ mới xuyên tạc méo mó, cố tình không hiểu lời khuyên nầy.
Ngày xưa, khi ni sư Trí Hải còn sống, người là bậc ni tạo sự kính nể đối với giớ trí thức, học giả, ngày nay, trong giời ni thu phục tuổi trẻ, có lẽ sư cô Hương Nhũ đang là người duy nhất.
Tại sao phải nhục mạ một người làm được việc tốt? Người đứng ra phê phán như thế đã làm được gì cho quần chúng Phật tử? độ được ai quay đầu hướng thiện chưa?
“Vậy nếu Sư Cô can đảm thì cứ để TÓC lại thì câu trả lời sẽ chính xác 100%.” Tại sao tác giả thách thức một cách lệch lạc giữa một giảng sư với thế hệ tuổi trẻ đang cần đến với đạo như thế. Sư cô đang giáo dục tuổi trẻ chứ có giáo dục tu sĩ phải để tóc đâu?
Nếu thần kinh tác giả không có vấn đề thì xem lại thâm ý của tác giả khi phát ra những lời xuyên tạc đầy đố kỵ.
“Sứ giả sự thật” hay là “sư giả thật sự”?
Minh Mẫn (08/12/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét