Trong bản “luận văn tốt nghiệp” của Thiện
Huệ, do Giáo sư Minh Chi hướng dẫn và chấm. Giáo sư phê: “Luận văn đạt
yêu cầu về công phu nghiên cứu và sưu tầm tài liệu. Nên tránh phê phán các tôn
giao khác với lời lẻ nặng nề”.
Giáo sư đã biết
lời lẻ nặng nề thì không nên cho “xuất xưởng” mà cần đưa qua “Hội đồng Điều
Hành” điều nghiên. Đây là một sơ suất của Giáo sư. Bởi vì , trong một bài viết
về Hòa Hảo, thời gian trước khá lâu, chính Giáo sư công tâm và vô tư nêu lên
nhận xét : “5 lý do phát triển ngoạn mục của Phật giáo Hòa Hảo”:
1. Minh
Chi, nhà nghiên
cứu Phật Giáo
NĂM LÝ
DO PHÁT TRIỂN NGOẠN MỤC CỦA PHẬT GIÁO HÒA HẢO (trích trong Tạp chí Xưa &
Nay, Hội Khoa học lịch sử Việt Nam, số 214 tháng 06 năm 2004)
Từ năm 1939 đến
1944 tín đồ Hòa Hảo đã phát triển lên đến 5 triệu người. Con số 5 triệu tín đồ
xuất xứ ở đâu, có đáng tin cậy không ?
Chúng ta đặt
nghi vấn là phải. Bởi lẽ ngay các con số thống kê tín đồ các tôn giáo lớn trên
thế giới, mặc dù in thành sách trong các tự điển bách khoa tôn giáo, như cuốn
“Word Chrishan Encyclopedia”(Tự điển bách khoa Kitô giáo thế giới) do
Oxford xuất bản,hay cuốn “Dictionaire des Religions “của Paul Poupart
xuất bản, cũng đều bị các học giả đặt nghi vấn. Lý do dễ hiểu, niềm tin tôn giáo
là chuyện sâu kín trong lòng mỗi người, khó mà thống kê chính xác, chỉ có thể
thống kê đại khái với sai số hàng vạn, thậm chí hàng triệu.
Còn con số 5
triệu tín đồ Hòa Hảo, tôi trích trong cuốn “Print and power “(In ấn và quyền
lực) của tác giả Shawn Frederick Mc Hale, đại học Hawai xuất bản, trang 4. Hơn
nữa trong con số 5 triệu, phải kể cả tín đồ của Bửu Sơn Kỳ Hương, đã từng đi
theo Phật Thầy Tây An, Đức Phật Trùm, ông Sư Vãi bán khoai v.v…
Nhưng phải đến
khi Huỳnh Phú Sổ bắt đầu truyền đạo, con số tín đồ mới tăng vọt.
Vào năm 1939,
Huỳnh Phú Sổ lúc bấy giờ còn là một thanh niên 19 tuổi, tự tuyên bố mình là
giáo chủ ; là phái viên của đức Phật ở cõi đời này, kêu gọi mọi người sống
thiện và tin theo tôn giáo của ông rao truyền.
Trong bài này,
tôi chỉ nói lên điều tâm đắc của tôi về “Sự thành công ngoạn mục của một tôn
giáo - Đạo Phật Giáo Hòa Hảo “do Huỳnh Phú Sổ đề xướng năm 1939, khi ông còn là
thanh niên 19 tuổi, chỉ không đầy 5 năm, tức năm 1944 đã đạt con số tín đồ 5
triệu. Tài liệu nước ngoài và trong nước đều nhất trí xung quanh con số 5
triệu.
Câu hỏi “Nguyên
do ở đâu”. Câu hỏi đã nhận được nhiều câu trả lời mà tôi xin phép khái quát lại
như sau:
1- Khéo khai
thác truyền thống kể chuyện miệng bằng thơ ở Nam bộ:
Một lý do là đạo
Hoà Hảo biết khai thác – có thể là một cách tự nhiên, không cố ý - truyền thống
kể chuyện miệng của đồng bằng miền Tây Nam bộ. Phải chăng, với một quần chúng
đa số là nông dân ít học, lối truyền giáo bằng thi ca, bằng vè là thích hợp
nhất, bởi vì dễ nghe, dễ nhớ.
Tôi trích dẫn
dưới đây một vài vần thơ do ông Huỳnh Phú Sổ sáng tác và được lưu hành rộng rãi
:
“Non sông rực rỡ
chói ngời
Mảnh gương Phật
đạo soi đời cổ kim”
“Theo đòi gương
phẩm Thích Ca
Dốc đem tâm chí
tìm ra đạo mầu"
“Ta thừa vưng
sắc lệnh Thế Tôn
Khắp hạ giới truyền
khai đạo pháp“
Người ta nói
Huỳnh Phú Sổ ít học (chỉ đến bậc tiểu học). Nhưng các bài sấm vè của ông dùng
rất nhiều từ Hán Việt, từ Phật học, chứng tỏ một trình độ Phật học cao, một sự
vận dụng kho từ Hán Việt phong phú. Đó lại là một ẩn số nữa của Huỳnh Phú Sổ.
2- Đạo Hoà Hảo
tuy về mặt giáo lý, chủ yếu dựa vào đạo Phật, nhưng về mặt tổ chức lại chịu ảnh
hưởng của phương Tây:
Thí dụ Hòa Hảo
thành lập đảng chính trị, sử dụng phương tiện in ấn để truyền đạo. Sử liệu đạo
Hòa Hảo cho biết, từ năm 1939 đến 1965, nhiều bài giảng của Huỳnh Phú Sổ tái
bản hơn 200 lần, với tổng số bản in là 800.000 bản. Phải chăng đây là một
lý do nữa giải thích sự thành công nhanh chóng và ngoạn mục của đạo?
3-Mùi vị “tận
thế “(Apocaliptic) của giáo lý được rao giảng:
Huỳnh Phú Sổ
tuyên bố nhân loại đang ở trong thời kỳ : “Hạ ngươn “là kỷ nguyên của tội ác
hoành hành, chiến tranh liên miên, thiên tai dồn dập, bệnh dịch cùng khắp.
Huỳnh Phú Sổ viết “Thiên tào đã xét định, khắp chúng sanh trong thế giới, trong
cái buổi Hạ ngươn này, say mê vật dục, chìm đắm trong biển lợi danh gây nên
nghiệp quả, luật trời đã trị tội v.v…”(Xem “Tôn chỉ hành đạo Phật Giáo Hòa Hảo
của Đức Huỳnh Giáo Chủ “, trang 7, NXB Tôn giáo, 2002).
Đúng như vậy,
thời kỳ Huỳnh Phú Sổ bắt đầu truyền giáo là thời kỳ bắt đầu cuộc đại chiến thế
giới thứ hai, với những tổn thất nhân mạng và tài sản không kể xiết. Vì là một
cuộc đại chiến thế giới , cho nên Việt Nam lúc bấy giờ là thuộc địa và xứ bảo
hộ của Pháp, cũng bị họa lây và trở thành chiến trường xung đột giữa Pháp và
Nhật, trở thành hậu phương góp công cho cuộc chiến tranh Đại Đông Á do đế quốc
Nhật khởi xướng. Nạn đói khủng khiếp làm hơn hai triệu người Việt Nam chết năm
1945 là con đẻ của tình hình này .Trong một thời kỳ nhiễu nhương, tội ác, chiến
tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói kém, dân chúng khốn khổ lầm than như vậy, thì
lời kêu gọi của giáo chủ Hòa Hảo, mang hình thức sấm truyền, tất nhiên là có
một sức hấp dẫn đặc biệt. Nhưng theo chúng tôi nhận định 3 lý do trên là
lý do phụ. Hai lý do 4 và 5 là chủ yếu.
4- Phật Giáo Hòa
Hảo coi nhẹ hình thức, bồi dưỡng đức tự tin ở bản thân, đơn giản hóa nghi lễ,
coi trọng lối hành đạo gần gũi dân chúng, đặc biệt là dân chúng nghèo
Huỳnh Phú Sổ
đích thân chữa bệnh - kể cả những bệnh hiểm nghèo mà theo sử liệu để lại, ông
đã thành công trong nhiều trường hợp. Ngày nay, với nền y học hiện đại, với
những thành tựu mới, vang dội về khoa chữa bệnh bằng tâm lý (Psycho therapy),
phải thừa nhận ảnh hưởng lớn của trạng thái tâm lý người bệnh đối với việc chữa
bệnh. Trong cuốn “Con người, một ẩn số “(L’Homme, cet inconnu “), tác giả bác
sĩ Carrel (giải thưởng Noben) đã nêu một số trường hợp do ông đích thân quan
sát người mắc bệnh hiểm nghèo đã được chữa khỏi bệnh, chỉ dựa vào niềm tin và
cầu nguyện mà thôi. Đấy là những chuyện cá biệt, nhưng có thực, xảy ra không
phải riêng cho Thiên Chúa giáo mà cho nhiều tôn giáo khác.
Nhưng ở đây,
chúng ta đang nói về Phật Giáo Hòa Hảo. Thành công ngoạn mục của đạo Hòa Hảo,
trong một thời gian ngắn, từ 1939 đến 1944 đã đưa con số tín đồ lên 5 triệu,
không phải chỉ ở nội dung giáo lý dễ hiểu, hình thức giáo lý dễ thực hành, mà
còn ở tác phong của người truyền giáo nói và làm đi đôi, lý thuyết và thực hành
nhất trí. Một tác phong mà trước Huỳnh Phú Sổ, các lãnh tụ của đạo Bửu Sơn Kỳ
Hương có liên quan mật thiết với đạo Hòa Hảo đã làm rồi như Phật Thầy Tây An,
đức Phật Trùm, Sư Vãi bán khoai.
Nói một cách
khác, các lãnh tụ truyền giáo Hòa Hảo không phải chỉ rao giảng giáo lý của họ,
mà toàn bộ cuộc sống của họ là hiện thân của giáo lý đó, không những họ giảng
hòa hiếu mà thực sự họ sống hòa hiếu, và khi họ giảng và sống hòa hiếu, họ tin
là quần chúng tín đồ đi theo họ, đều muốn và sống hòa hiếu như họ. Hãy hỏi : Ai
dù là tín đồ hay không phải tín đồ Hòa Hảo, ai lại không muốn sống hiếu thuận
với ông bà tổ tiên, ai lại không muốn sống hòa hài đoàn kết với hàng xóm, láng
giềng, bè bạn ? Phải chăng, một bí mật của sự thành công ngoạn mục của đạo Hòa
Hảo là các nhà truyền giáo của họ đã rao truyền một giáo lý mà cả đời họ là
hiện thân sống động : Cái gì họ nói là họ sống, họ làm ; cái gì họ làm họ sống
thì họ mới nói, theo đúng phương châm “Ngôn hành hiệp nhất “của triết gia Vương
Dương Minh đời Tống, tuy rằng họ có thể không biết Vương Dương Minh là
ai.
Họ có thể không
biết Vương Dương Minh là ai, nhưng giáo chủ Huỳnh Phú Sổ, tự tuyên bố mình là
đệ tử của Phật Thích Ca rất có thể đã ghi lòng tạc dạ lời Phật Thích Ca giải
thích Như Lai, tức Phật là gì ?
“Này các Tỳ
kheo, Như Lai nói gì làm vậy, làm gì nói vậy. Ví rằng nói gì làm vậy, làm gì
nói vậy, nên được gọi là Như Lai “(Tiểu Bộ kinh, tập 1, bản dịch của HT. Thích
Minh Châu, trang 509).
Trong sách Phật
giáo, có từ thân giáo, nghĩa là lấy tự thân mình làm gương sáng giáo dục cho
người khác. Không những các lãnh tụ như Phật Thầy Tây An và đức Huỳnh Phú Sổ
thực hành như vậy, mà mỗi tín đồ Hòa Hảo đều làm như vậy. Họ đều thực hành
thuyết bốn ân, sống hòa hiếu với cha mẹ, tổ tiên, hàng xóm láng giềng v.
v … Họ truyền đạo không chỉ bằng lời nói, mà bằng cuộc sống cả đời họ, cuộc
sống hằng ngày của họ. Phải chăng nhờ đó mà đạo Hòa Hảo lan truyền rất nhanh từ
năm 1939.
5- Kết luận:
Sự thành công
ngoạn mục của Phật Giáo Hòa Hảo, chủ yếu còn ở chỗ, từ tiền thân của nó
là đạo Bửu Sơn Kỳ Hương cho nên năm 1939, khi với Huỳnh Phú Sổ, nó mang tên
chính thức Phật Giáo Hòa Hảo - tức là Phật giáo ở làng Hòa Hảo, luôn luôn các
thế hệ giáo chủ đều khẳng định “cốt lõi giáo lý của đạo Hòa Hảo chính là giáo
lý của Phật Thích Ca tuy cội nguồn ở Ân Độ, nhưng đã được truyền đến nước ta
vào những năm đầu Công nguyên, tức là một tôn giáo có truyền thống hơn 19 thế
kỷ của một đạo dân tộc, hòa vận mệnh của mình vào vận mệnh của dân tộc, đến mức
thi sĩ cận đại Hồ Dzếnh có câu thơ :
“Trang sử Việt/
Đồng thời là trang sử Phật/ Trải qua bao độ hưng suy/ Có nguy mà chẳng
mất."
Hay là hai câu
thơ của thi sĩ Huyền Không: Mái chùa che chở hồn dân tộc/ Nếp sống muôn đời của
tổ tông.
Thơ ca có phần
thi vị hóa thực tế. một phần nào huyền thoại hóa thực tế, nhưng cốt lõi của
thực tế vẫn được bảo tồn, cùng với bản sắc dân tộc. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng,
vào buổi tiếp đoàn đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam sau ngày mới thành lập
(1981), có nói một câu mà không rõ vì sao báo chí lúc bấy giờ không nhắc tới :
“Trong bụng người Việt Nam nào cũng có ông Phật “. Phật giáo Hòa Hảo tự nhận
mình là kế tục đạo Phật,
Không có một tín
đồ Hòa Hảo nào phủ nhận sự kiện này, trái lại còn lấy đó làm tự hào. Cuốn “Để
hiểu Phật Giáo Hòa Hảo “của Thanh Sĩ và Vương Kim, in ngay ở trang bìa 4 câu
thơ :
Phật xuất An
Giang đủ phép mầu
Giáo truyền Phật
Thích rất cao sâu
Hòa trong sanh
chúng gieo điều thiện
Hảo ý đưa về
kiến Bửu Châu
Quan hệ giữa đạo
Phật nói chung và Phật Giáo Hòa Hảo nói riêng trên bình diện giáo lý và thực
hành là một đề tài rộng lớn, không thể bàn ở đây. Chúng tôi chờ đợi ở quý học
giả của Phật Giáo Hòa Hảo một công trình khoa học có tầm cỡ về chủ đề này.
Không
riêng nhà Phật học Minh Chi, còn nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu khác như
Phạm Công Thiện, đã viết về Đức Huỳnh hoặc về Phật Giáo Hòa Hảo:
2. Phạm
Công Thiện (Nguyên
Giáo sư triết học Đại học Vạn Hạnh Saigon)
ĐỨC
HUỲNH GIÁO CHỦ LÀ MỘT TRIẾT GIA VIỆT NAM (lược trích trong “Phật Giáo Hòa Hảo trong dòng
lịch sử dân tộc “, Nguyễn Long Thành Nam, Đuốc Từ Bi xuất bản 1991)
Có lẽ không ai
mà không biết Đức Huỳnh Phú Sổ là Đức Giáo Chủ của Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng ít
ai biết rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một triết gia Việt Nam. Chẳng những thế,
không phải chỉ triết gia Việt Nam như bất cứ một triết gia nào xứng đáng được
gọi là “triết gia “mà Đức Huỳnh Giáo Chủ lại đúng là một minh triết, một thánh
triết, trong mọi ý nghĩa cao siêu nhất của danh từ. Khi tình cờ đọc một bộ từ
điển bách khoa có thẩm quyền nhất thế giới, bộ Encyclopaedia Britannica, dở qua
cuốn 6, trang 181, tôi thấy tên tuổi và cuộc đời sự nghiệp của Đức Huỳnh Giáo
Chủ chiếm trên nửa cột chữ in nhỏ trên trang giấy tự điển, mấy hàng chữ đầu đã
đập mạnh vào mắt tôi : “Huynh Phu So is a Vietnamese philosopher … “Hiển nhiên
mấy hàng chữ tiếp tục cũng xác định thêm rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là nhà cải
cách Phật giáo và nhà sáng lập Phật Giáo Hòa Hảo, nhưng chính điều xác định đầu
tiên của Encyclopaedia Britannica đã làm tôi chú ý đặc biệt : “Huỳnh Phú Sổ là
triết gia Việt Nam …”Mặc dù tôi có thói xấu giống như Aldous Huxley là
hay thích đọc tự điển như đọc tiểu thuyết (Aldous Huxley rất say mê đọc bộ
Encyclopaedia Britannica), nhưng không phải bất cứ cái gì tự điển đã định nghĩa
thì tôi tin ngay lập tức ; bản tính cố hữu của tôi là ngờ vực tất cả định nghĩa
của tất cả tự điển và từ điển. Tuy nhiên, lúc thấy Encyclopaedia Britannica gọi
Đức Huỳnh Phú Sổ là “triết gia Việt Nam “thì tôi bỗng ngừng lại và bắt đầu suy
nghĩ. Bao nhiêu âm hưởng bất ngờ xoáy tròn xung quanh một danh từ quen thuộc.
Từ lâu, tôi đã
có thói quen nghĩ rằng Đức Huỳnh Giáo Chủ là một thiên tài tôn giáo dân tộc, là
một đại Bồ Tát trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là tất cả những gì đáng tôn
kính trong vị thế của một Giáo chủ một tôn giáo gồm nhiều triệu tín đồ ở
Việt Nam. Nhưng tôi chưa nghĩ đến khía cạnh “triết gia “của Huỳnh Giáo Chủ.
Hiển nhiên tất cả mọi Giáo chủ tôn giáo đều là triết gia ở một bình diện nào
đó, và tất cả mọi triết gia ở trên tất cả bình diện đều không thể là Giáo chủ
được, nếu người ta hiểu được tính thể chân chính của triết lý như là triết lý.
Một triết gia có thể là một triết gia về tôn giáo với một nền tảng triết
lý về tôn giáo, nhưng một nhà tôn giáo học không hẳn bị bắt buộc phải là một
triết gia, và nhất là một nhà tu hành tôn giáo và nhất là một Giáo chủ tôn giáo
lại không nhất thiết phải cần đến một triết lý nào cả, nhất là thứ triết lý
kinh viện nhà trường. Tuy nhiên nếu triết lý được hiểu là triết lý trong tất cả
mọi ý nghĩa toàn diện của triết lý thì không có ai có thể chạy thoát ra ngoài
cái vòng tròn khủng khiếp của triết lý, dù triết lý được hiểu theo nguyên nghĩa
Philosophia hay được hiểu theo nguyên nghĩa Minh triết Đạo lý của Đông phương.
Nếu được hiểu theo nghĩa nguyên vẹn toàn diện thì Đức Huỳnh Giáo Chủ đúng là
một triết gia Việt Nam vĩ đại mà chỉ có người nào nắm trọn tất cả triết lý Tây
phương và đạo lý Đông phương thì mới có khả năng nhìn thấy được tất cả ý nghĩa
ẩn hiện của bốn chữ triết lý Việt Nam.
Một thanh niên
Việt Nam mới 20 tuổi mà đã cưu mang tất cả sức nặng bí ẩn của đạo lý Đông
phương, đã thể hiện tất cả khả tính có thể có được của tư tưởng Việt Nam, đã
thể hiện trọn vẹn tất cả tinh tuý của Mật tông, Thiền tông và Tịnh độ tông, đã
thành tựu oanh liệt truyền thống Thiền Lý Trần và Thiền Trúc Lâm Yên Tử của
Việt Nam, đã nối kết lại tinh thần Phật giáo nguyên thuỷ với đại nguyện và đại
hành của lý tưởng Bồ Tát trong Đại thừa, đã đốt cháy lại ngọn lửa thiêng trao
truyền từ lục tổ Huệ Năng , đã gây dựng lại với hai bàn tay trắng tất cả những
gì cao siêu nhất của dân tộc và của nhân loại trong sự nghiệp tư tưởng và hành
động của mình, đã nuôi dưỡng đời sống tâm linh và hùng khí dân tộc cho bao
nhiêu triệu người Việt Nam. Một người như thế, chẳng những là một triết gia
Việt Nam thôi, mà chính là minh triết, thánh triết cho cả nhân loại.
3. Giáo
sư Phạm Cao Dương (Nguyên
Giáo sư Sử học Đại học Sư phạm và Văn khoa Saigon):
PHẬT
GIÁO HÒA HẢO VÀ CHỦ TRƯƠNG CHẤN HƯNG XÃ HỘI
Lịch sử Việt Nam
nói chung và lịch sử Phật giáo nói riêng trong những năm cuối của thời kỳ Pháp
thuộc, đúng hơn là trong hai thập niên ba mươi và bốn mươi, đã được đánh dấu
bởi hai biến cố vô cùng quan trọng. Đó là sự phát sinh của phong trào chấn hưng
Phật giáo truyền thống, và sự hình thành của Phật Giáo Hòa Hảo. Cũng là Phật
giáo, nhưng hai phong trào này đã có những hoàn cảnh xuất hiện khác nhau, những
chủ trương khác nhau, những đường hướng khác nhau, những điều kiện phát triển
khác nhau, do đó, đã mang lại những thành quả khác nhau. Có điều cả hai đều đã
góp những phần vô cùng tích cực vào sự hình thành của một nền Phật giáo Việt
Nam thuần tuý sau khi tôn giáo này đã du nhập vào nước ta từ hơn mười thế kỷ…..
Nhưng Đức Thầy
đã không chỉ chú trọng tới sự suy đồi của Phật giáo mà thôi, Ngài còn chú trọng
nhiều hơn tới tình trạng suy đồi của toàn thể xã hội Việt Nam về nhiều phương
diện, trong đó có sự suy đồi của cuộc sống đạo đức theo quan niệm bình thường
và theo quan niệm của Khổng giáo. Ưu tư về sự suy đồi của đạo đức xã hội này đã
được Đức Thầy nói tới rất nhiều trong Sấm giảng. Suy đồi trong quần chúng cũng
như suy đồi trong hàng ngũ giới trí thức mới, trong giới trẻ cũng như giới già.
Một sự suy đồi đến độ cùng cực khiến cho Đức Thầy phải than rằng:
Chẳng có người
nào tu niệm hiền lương. (Sấm giảng Khuyên người đời tu niệm,câu 768)
Vì bá tánh thì
“nghinh tân yểm cựu"/ Phụ mẹ cha khinh rẻ Phật Trời,/ Chẳng có kể công
sanh, dưỡng dục. (Kệ Dân của Người Khùng, câu 83-84)
4. Trần
Nguyên Bình, Giáo sư Sử học
NHẬN
THỨC PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Phật Giáo Hòa
Hảo hưởng ứng lời kêu cứu thiết tha của lịch sử dân tôc và lịch sử loài người
đứng ra nhận lãnh một sứ mạng. Sứ mạng đó là võ trang tinh thần cho nòi giống
để chặn ngăn mọi luồng tư tưởng tà nguỵ từ bốn phương tám nẻo tràn vào, rồi
đứng lên trên cái ưu thế của dân tộc Việt đã được giác ngộ qua cơn khói lửa
triền miên, mà thiết lập một “niết bàn nơi hạ giới “cho loài người….
Trong hoàn cảnh
đó quân Pháp đến nước ta. Chúng ta có thể đoán ngay rằng thế nước không thể nào
giữ được. Một ít phát súng đại bác là quân địch hạ được thành. Những vị anh
hùng chỉ còn biết tuẫn tiết để khỏi sống trong cái nhục mất nước. Rồi khi quân
Pháp đã đặt được nền móng đô hộ, xã hội lại càng thối nát thêm.
Dân chúng sống
trong mê tín dị đoan. Nơi góc tường này, dưới gốc cây đa kia, người ta thấy
nhan nhãn những bàn thờ ông thần, bàn thờ bà chúa. Ốm đau người ta không lo
chạy chữa thuốc thang, mà chỉ lo đi cúng đền này phủ nọ, xin tàn hương nước
thải về uống, hoặc lập đàn cúng kiếng rước thầy bùa ếm quỷ ếm ma. Có việc khó
khăn, người ta không nghiên cứu lẽ thành bại, mà lại đi coi bói toán, hay đi
xin quẻ xin xâm. Rượu chè cờ bạc đàng điếm hoành hành khắp nơi. Người ta ca
ngợi những ai tiền nhiều bạc lắm, ngày tháng rong chơi, ăn xài lớn. Tất cả
những thứ đó, người Pháp không làm gì để bài trừ, lấy cớ họ là dân chủ,
không xen vào đời sống riêng tư vào những tục lệ cổ truyền của dân “bản xứ “.
Nguy hiểm và độc
địa hơn nữa là họ đem nước ta cắt ra làm ba khúc, dưới cái danh hiệu ai oán và
nực cười là Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Mỗi nơi có một nền hành chánh khác nhau
để cho sự khác biệt giữa cá tính địa phương (nước nào chẳng có ?) mỗi ngày một
sâu đậm hơn. Những xu hướng Nam kỳ tự trị hay Nam kỳ quốc đều là hậu quả của
chính sách độc ác chia để trị của thực dân. Hoàn cảnh bi đát ấy của đất nước
lồng môt hoàn cảnh quốc tế rất bấp bênh trước một viễn ảnh sắp đổ vỡ tan tành,
có thể chôn vùi cả nền văn minh nhân loại. Đó là viễn ảnh thế chiến thứ hai.
Để cứu vãn tình
thế của nước nòi, rộng ra cứu vớt loài người. Phật Giáo Hòa Hảo ra đời, với sứ
mạng đem đuốc từ bi đốt cháy mọi mê lầm để dẫn dân Việt từ chỗ đại bi đến đại
giác, đứng lên làm cách mạng bằng một đại hành hoàn thành đại đạo cho toàn dân.
Lý tưởng Phật
giáo thật là thích hợp với tư tưởng cốt cán của dân tộc ta, mà Phật Giáo Hòa
Hảo lại là một luồng tư tưởng tổng hợp Phật Khổng Lão, một thứ tổng hợp gạn lọc
qua tinh thần Tiên Rồng đã làm cho nước nhà thoát ra khỏi âm mưu diệt chủng của
người phương Bắc mà thành một quốc gia có một văn hóa riêng biệt, nó chối bỏ
tất cả những thứ văn hóa nô dịch, nhưng luôn luôn sẵn sàng hấp thu những tinh
hoa của nền văn hóa khác, để tự do dân tộc, tập trung nhân lực, tài lực, vật
lực, vùng lên cao cả và đại hùng hoàn thành sứ mạng, thiết lập một “niết bàn
nơi hạ giới “. Chỉ lúc đó và chỉ sau lúc đó, Phật Giáo Hòa Hảo mới hoàn thành
được sứ mạng của mình: Chừng ấy mới tịnh vô nhứt vật,/ Bụi hồng trần rứt sạch
cửa không,/ Chuông linh ngân tiếng đại đồng,/ Ta bà thế giới sắc không một màu.
5. Học
giả Nguyễn Hiến Lê
Trích HỒI
KÝ CỦA HỌC GIẢ NGUYỄN HIẾN LÊ
Hai anh Tân
Phương và Việt Châu (**) đều như tôi rất mừng khi Nhật đổ bộ lên Sàigòn, mong
Nhật đuổi Pháp đi, nhưng không thích gì Nhật, không học tiếng Nhật. Tân Phương
không làm chính trị, mà Việt Châu cũng vậy, nhưng Việt Châu không nhớ do một cơ
hội nào được nghe Thầy Tư Hòa Hảo (tức Huỳnh Phú Sổ) xuất khẩu thành thi, lấy
làm lạ, nhất là thấy Thầy như có một ma lực gì kỳ dị, thu phục được rất nhiều
người, nên từ ngạc nhiên sinh ra ngưỡng mộ.
Việt Châu bảo
tôi : “Con người đó thật kỳ dị. Mỗi ngày ngồi xe hơi đi mấy trăm cây số, diễn
thuyết hai ba nơi, mỗi nơi nói thao thao bất tuyệt trong hai, ba giờ ở giữa
trời, trước một đám đông nông dân hằng ngàn người, ai nấy im phăng phắc như
nuốt từng lời một, có kẻ khóc mướt nữa. Có lần đương diễn thuyết thì trời đổ
mưa, Thầy Tư vẫn nói mà dân chúng vẫn đứng nghe dưới mưa. Lần nào diễn thuyết
xong rồi cũng lên xe đi nơi khác liền, không thấy mệt nhọc, vẫn ung dung làm
thơ. Mà ăn rất ít, toàn đồ chay. Sinh lực sao mà dồi dào thế ! Sức lôi cuốn,
thôi miên quần chúng sao mà mạnh thế “
Tôi cũng rất
ngạc nhiên, cho là một dị nhân, và tôi bỗng nhớ tới Raspoutine thời
Nicolas 2 ở đầu thế kỷ, nhưng không nói ra. Raspoutine cũng có sức mạnh phi
thường, cũng cò tài thôi miên, nhưng đời sống bê bối, hình dáng ghê tởm, rõ là
một nhân vật bất thường, còn Huỳnh Phú Sổ thì ai cũng phục là người nghiêm
trang, đạo đức.
6. Trích
dịch từ BỘ TỰ ĐIỂN BÁCH KHOA UY TÍN THẾ GIỚI BỘ (Encyclopaedia
Britannica) - Anh Quốc
Huỳnh Phú Sổ là
một triết gia Việt Nam, là người chủ trương chấn hưng Phật giáo và là người
sáng lập đạo Phật Giáo Hòa Hảo năm 1939.
Ông bắt đầu
thuyết giảng về sự chấn hưng nền Phật giáo, chủ trương sự quay trở lại tinh
thần Phật giáo nguyên thủy (Thượng tọa phái : Đạo của những người đã có thành
quả tu tập) và nối kết với tư tưởng đại thừa thịnh hành khắp Việt Nam, Ông đề
cập sâu đến cách sống mộc mạc, bền bỉ, cùng hình thức thờ cúng đơn giản và sự
tự giải thoát. Đạo Phật Giáo Hòa Hảo là một sự kết hợp giữa đạo Phật và truyền
thống thờ cúng Tổ tiên cùng với những nghi thức nuôi dưỡng đời sống tâm
linh, cùng những tinh tuý của Khổng giáo và những sinh hoạt thực tiễn phù hợp
bản xứ người Việt Nam.
Bằng lời nói của
mình, Ông có khả năng cuốn hút thính gỉả một cách mãnh liệt và được biết đến
dưới danh hiệu Ông “Đạo Khùng “. Ông đã tiên đoán chính xác sự thất bại của
Pháp trong thế chiến thứ hai và sự xâm chiếm của người Nhật ở Đông Dương.
Sự thành công
của Ông trong vai trò một vị Giáo chủ đã khiến cho những người tín đồ gọi Ông
là Phật Sống.
Nguyên văn bản
tiếng Anh: Huynh Phu So, Vietnamese philosopher, Buddhist
reformer, and founder (1939) of the religion Phat Giao Hoa Hao:
He set about
preaching Buddhish reform, advocating a return to Theravada (Way of the Elders)
Buddhism, from the Mahayana (Greater – Vehicle) form prevalent in Vietnam, and
stressing austerity, spartan living, simple worship, and personal salvation.
Hoa Hao is an amalgam of Buddhism, ancestor worship, animistic rites, elements
of Confucian doctrine, and indigenous Vietnamese practices.
In speaking, he
exerted an almost hypnotic influence over his audiences and became known as Dao
Khung (Mad Monk). He predicted with accuracy the fall of France in world war 2,
the Japanese invasion of Indochina…
His success as a
prophet led his followers to call him the Phat Song (Living Buddha).
* Nguồn: www.
Britannica. com. Inc
7. Nhà
văn SƠN NAM (trích
Tập san Nghiên cứu văn học, số 16 tháng 6 năm 1972)
Ca dao là tâm
ca, trường hợp của những câu sấm, câu vãn ở miền biên giới Việt Miên, gần dãy
Thất Sơn, Châu Đốc. Nơi đây văn minh Tây phương xâm nhập trễ và khó khăn, hồi
cuối thế kỷ 19 qua đầu thế kỷ 20. Sấm vãn do Phật Thầy Tây An và các giáo chủ
nối tiếp trở thành kinh nhựt tụng của mọi gia đình, lúc khẩn hoang nhọc nhằn ở
nơi đất thấp chỉ thích hợp với giống lúa thum đưng thuở ấy và vài giống lúa sạ
du nhập từ Cao Miên sau này.
Những bài sấm
vãn được truyền tụng, gây tin tưởng cho kẻ đang chịu nhẫn nại là được phước về
sau; chịu đựng không có nghĩa là ngồi một chỗ mà chờ ngày tận thế, nhưng phải
nhập thế, lo siêng năng trồng tỉa, làm tròn phận sự với cha mẹ, với xã hội, với
đất nước, với Phật, nên đọc bộ Kim cổ kỳ quan, các sách về giáo lý Phật Giáo
Hòa Hảo, của hệ phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa để thấy rằng ca dao Miền Nam đã mang sắc
thái đặc biệt, hồi đầu thế kỷ ; đã là tín đồ thì ai cũng thuộc vài chục vài
trăm câu, gặp những trường hợp khó khăn về sanh kế, về thiên tai thì đem ra mà
dẫn chứng, để lấy lòng tin.
Sấm vãn lưu
truyền ở Hậu Giang là ca dao, là văn chương bình dân. Đó là luận đề lớn, để
nghiên cứu. Muốn hoàn thành công việc ấy chúng ta cần để nhiều thời giờ đến
quan sát tại chỗ, chọn lọc những câu sấm vãn nào được lưu truyền, được nhắc nhở
nhiều nhất, trong sinh hoạt hằng ngày.
Trong hoàn cảnh
khó khăn, thầy Đoàn Minh Huyên đã hiện đại hóa đạo Phật, nêu thái độ dấn thân
(khẩn hoang, giữ nước). Thầy và Giáo chủ Phật Giáo Hòa Hảo nối tiếp sau này,
chẳng những góp công về mặt chính trị, kinh tế để tô điểm vùng đất nghèo nàn,
khó sống nhất. Công ơn mà bấy lâu nay chúng ta đánh giá không đúng mức là sự
xây dựng về văn chương: đó là những lời khuyến dạy về đạo lý được diễn đạt bằng
lời lẽ bình dân, theo văn Nôm và theo thể thơ lục bát. Nhiều đoạn trong sấm vãn
đã thật sự trở thành ca dao ở vùng biên giới.
8. Triết
gia Kim Định
"Tôi vừa
đọc xong tập “Phật Giáo Hòa Hảo Yếu Lược”. Gấp sách lại, thấy tự lòng dấy lên
một niềm vui đầy hy vọng: đây chính là nơi đại diện cuối cùng của nền văn hóa
nông nghiệp.
Về môi sinh, thì
đây là miền nông nghiệp trù phú nhất nước, với năng xuất gần gấp đôi các nơi (3
triệu tấn lúa cho 1.885.000 mẫu, so với suýt soát 17 triệu tấn cho 17.326.000
mẫu trong toàn quốc). Số dân là hai triệu ở khắp trong 15 tỉnh miền Hậu Giang.
Đông nhất là Châu Đốc, An Giang, Kiến Phong tức là khối lớn, lại thêm đông đặc
và được tổ chức thành hàng ngũ rất chặt chẽ, thì dễ đủ sức đương đầu với mọi
thử thách, dù cam go đến đâu. Nhất lại về đàng giáo lý thì đã đạt được nét đặc
trưng cao nhất có thể. Trên đời mới thấy xảy ra ở đây là một:
Đường tu tiến
của con người có thể chia làm ba giai đoạn lớn là Hữu Vi, Vô Vi, và An Vi. Hữu
Vi đi với Địa. Vô Vi đi với Thiên. An Vi đi với Nhân ...
Đó là kiện chứng
minh bạch dứt khoát. Kiện chứng thứ hai và rất đặc biệt, đó là bản thân Đức
Huỳnh Giáo Chủ không là một tăng lữ mà chỉ là một cư sĩ tại gia, là một nhà ái
quốc, một nhà đại cách mạng đã lập ra đảng Dân Xã, tức có chủ trương, có sách
vở, có cơ cấu tổ chức đầy đủ, không thể nghĩ ngợi gì nữa. Đó quả là một thành
tựu, cho tới đó chưa ai hiện thực nổi. Đó là bước từ đạo Phật bước vào đạo
Nhân, tức từ Tài Thiên đi sang Tài Nhân.
Đến khi đi vào
chi tiết càng thấy rõ cái bước sang qua xảy ra từ cơ cấu nền tảng, nên rất
giống Việt Nho. Thí dụ: Việc nhấn mạnh cần phải học hành, không được tin mù
quáng, dù ông thầy có đáng kính mấy cũng phải đưa óc thông minh ra để xét lời
thầy trước đã, có nên tin hay chăng. Rất giống Nho đặt Trí lên đầu: Trí nhân
dũng.
Về thờ tự, thì
cắt hết mọi phiền toái. Không nhận thầy cúng, thầy tế, thầy bói, thầy phù thủy.
Không cho đốt vàng mã. Thờ Phật thì không có tượng, mà chỉ có một tấm vải màu
dà để tượng trưng sự hòa hợp nhân loại. Đã không chuông không mõ, không cho
dâng cúng chè xôi, thực phẩm. Không cấm sát sinh, chỉ cấm sát sinh để tế. Không
có cả chùa, chỉ có “độc giảng đường”, không phải để ở, mà chỉ để giảng đạo,
giống như Văn Miếu bên Nho vậy… Quả là một kết tinh của Tam giáo.
Phật thì đã bỏ
tượng, bỏ chùa, chỉ còn tên, và giáo lý để đúng với câu “học Phật tu Nhân”.
Thuyết là thuyết Phật, nhưng thực hiện thì lại là Nhân. Đúng ra thì cũng là
thực hiện Phật, vì giữa Phật và Nho có rất nhiều mẫu số chung, như “tự lực tự
cường”. Phật nói hãy thắp đèn mình mà đi thì Nho cũng nói “doãn chấp kỳ trung”;
nền tảng như nhau, nhất là cả hai đều căn cứ trên Đạo Trống để bàn nơi khác.
Pháp thì sự nhận
định tính cách vô thường của các pháp rất giúp vào việc tạo dựng nên tâm hồn xả
bỏ, là điều quý vô cùng nơi nhà cai trị, để dễ có lòng thái công là chìa khóa
cho sự thành công trong lãnh vực chính trị. Ngoài ra còn một số những điều rất
khó có thể hiểu cho người thông thường, như là thuyết “thập nhị nhân duyên”,
thì đề ra cho dân kính bái vậy thôi.
Tăng thì kể như
không có. Phật Giáo Hòa Hảo bản chất là tại gia, không nhận sư ni, nhưng theo
lối nhu thuận của Nho, là không chống đối, mà chỉ “kính nhi viễn chi”, sau khi
dặn dò phòng bị những tăng sư giả mạo, như về việc ma chay giỗ chạp, thì dạy
rằng: “giá trị ở chỗ tu tâm”, tự mình cầu nguyện, khỏi đi thuê khoán ai cầu
cho…vvv…
Tóm lại, xét
chung nội dung giáo lý Phật Giáo Hòa Hảo, thì chính là đạo Nhân, nhưng bọc
ngoài bằng danh Phật. Thế mà lại giữ được nét sùng mộ nhiệt tính của Phật giáo
để đóng góp, nên có thể bù trừ cho đạo Nhân nơi Nho. Đạo Nho là một thứ đạo
“ung dung tự tại” vì đạo nhân đã có đủ thiên địa nơi mình, khỏi cần phải bước
đi đâu (vạn vật gia bị ư kỷ). Đó là chỗ cao cả nhưng cũng là chỗ yếu kém của Nho.
Cao cả cho những tâm hồn có óc siêu lý cảm thấy được an nhiên tự tại: còn đối
với đại chúng thì khó thấy được, nên cần có sự thúc đẩy mạnh hơn ...
Những suy luận
trên đây giúp ta thấy cái thiên tài của Đức Huỳnh Giáo Chủ, khi bước từ Phật
giáo đi sang tu Nhân. Đó quả là đợt mới của cây Việt mọc lên tự nội, vì Giáo
Chủ không có học hành gì (học được hết tiểu học rồi cứ bệnh hoạn liên miên) mà
đến 20 tuổi đột nhiên thông suốt đạo lý và bước qua nổi cái bước từ Thiên sang
Nhân, một bước đã bao đời không ai bước qua được, thì đủ biết là thiên tài làm
cho ta thêm lòng tin tưởng vào sinh lực lớn lao của nòi Việt, để ta mạnh dạn
đặt vào tương lai cái nhìn tươi sáng."
9. BS
Trần Nguơn Phiêu (Arlington - Texas)
GIÁO LÝ
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
Đạo Phật là đạo
giác ngộ, chỉ lối đưa đường dẫn dắt con người từ cõi đau khổ đến cõi an lạc.
Đức Phật tức đức giác ngộ đã vì lòng thường xót chúng sanh, khai ngộ cho tất cả
mọi người được giác ngộ như chính đức Phật.
Ông Huỳnh Phú Sổ
đã giảng dạy cho tín đồ một nội dung Phật pháp đúng theo lời chuyển Pháp luân
của Đức Phật. Những ai đã có dịp đọc lại cá thuyết giảng của Đức Thầy đều phải
khâm phục vì ông đã đem giáo lý nhà Phật đến đại chúng nông dân một cách rất
gần gũi nhưng rất trọn vẹn, từ con đường trung đạo đến tam nghiệp, tứ diệu đế
đến tứ vô lượng tâm, tứ ân, ngũ giới, lục độ, bát chánh đạo, thập thiện, thập
nhị nhân duyên, Đức Thầy chỉ có một chút phần thay đổi trong thứ tự Tứ Ân.Ngoài
ra, trọn vẹn nội dung là đúng với những lời Đức Phật đã dạy cho đệ tử của Ngài
trong Phật giáo nguyên thủy. Ông Huỳnh Phú Sổ không hề có chủ trương một nền
Phật giáo nào khác.Đường vào cõi Phật có ngàn pháp môn. Đức Thầy là người thấu
hiểu căn cơ chất phác của người nông dân, là những người ít học. không thể tự
lực hành trì các pháp tu tối thắng, tối cao để vượt ra khỏi tam giới, thoát nạn
trầm luân trong tam đồ lục đạo. Vì thế nên ông Huỳnh Phú Sổ đã chọn pháp môn
Tịnh Độ là một pháp tu phù hạp với căn cơ của người nông dân Nam bộ. Ông khuyên
đạo hữu: “Môn Tịnh Độ là môn cứu cánh – rán phụng hành kẻo phụ Phật xưa”.
Khi chỉ mới 23
tuổi, ông đã viết bài”Phật là gì?” để tín đồ hiểu rõ hình ảnh đức Phật như Ngài
đã tự giới thiệu khi còn tại thế. Ngài là người giác ngộ, một đạo sư chỉ dắt
chúng sanh con đường và phương pháp đi đến giải thoát. Ông Huỳnh Phú Sổ đã cho
tín đồ sự hiểu biết để họ không bị mê hoặc, tôn sùng Đức Phật như một vị Thần
linh.
Thử đọc lại bài
nói trên như một thí dụ điển hình, để biết rõ những lời văn thực tiển, gần gũi
của ông Huỳnh Phú Sổ, những lời dạy dễ lãnh hội, đã ăn sâu vào tâm hồn chất
phát của người nông dân miền Nam: “ Phật giả là Giác giả (người giác ngộ). Giác
giả là tỉnh giả (người tỉnh thức)”.
Khi Đức Thích Ca
thành Phật thì Ngài nói pháp Tứ đế mà độ đời trước hơn các pháp, và chỉ con
đường Trung đạo cho người hành theo.
Đường Trung đạo
của Phật:
Không trưởng
dưỡng xác thịt quá ư sung sướng như: ăn nhiều, ngủ nhiều, chẳng lo làm công
chuyện, chẳng học hỏi, vì sung sướng thái quá thì sanh nhiều dục vọng mê đắm,
làm cho trí đạo tối tăm, không đạt huệ được.
Không nên hành
xác hay ép xác thái quá như: phơi nắng dầm sương, bỏ ăn bỏ ngủ, làm lụng quá
sức lực của mình, vì ép xác quá độ hay sanh bệnh họa nhiều, người mà đã mang
bịnh tật rồi, tinh thần kém cỏi, nhọc mệt trí hóa lu mờ, không đủ sức mà học
Đạo đặng.
Nên người biết
Đạo, chẳng ép xác thái quá, mà cũng chẳng để nó sung sướng quá độ, chỉ ăn ngủ
có chừng mực, làm việc vừa với sức mình, giữ gìn sức khỏe mới mong được Đạo
pháp.
Vậy Phật chẳng
buộc ai phải ăn ở khổ hạnh và cũng chẳng biểu ai ăn ở sung sướng, chẳng ép ai
ăn chay, chẳng xúi ai ăn mặn, tùy theo trình độ và lòng nhơn của mình. Điều cần
yếu là phải:
“ LÀM HẾT CÁC
VIỆC THIỆN
TRÁNH TẤT CÁC
ĐIỀU ĐỘC ÁC
QUYẾT RỬA TẤM
LÒNG CHO TRONG SẠCH”
Ông Huỳnh Phú Sổ
đã có cả triệu tín đồ hưởng ứng tu hành vì Ông đã thuyết giảng đúng trình độ
đại chúng bình dân trong đó phần lớn là nông dân, đúng thực trạng xã hội Việt
Nam phần đông là ít học, ít hiểu biết. Tuy nhiên, những bài giảng của Ông Huỳnh
Phú Sổ mang tính cách bình dân nên không khỏi bị một số Tăng Ni chê là kém cỏi,
tầm thường, hoặc giáo lý PGHH không có gì là cao siêu, là chân chánh. Nhưng,
những ai hiểu đạo Phật đếu phải công nhận là những bài thuyêt pháp của Ông tuy
giản dị nhưng rất trong sáng và chan hòa tư tưởng Phật giáo. Ông chỉ đặc biệt
chú trọng nhiều đến Tứ Ân như Phật thầy Tây An. Ngoài ra Ông không có chủ
trương đưa ra những tư tưởng Phật học gì mới.
Trình độ nông
dân của 90% tín đồ Ông vào thời khoảng nhiễu nhương 1940 khó có thể thông hiểu
được các tư tưởng cao siêu chưa đựng trong thiên kinh vạn quyển của triết
lý.
HÌNH
THỨC TÍN NGƯỠNG CỦA PGHH
Sự thành công
đặc thù của PGHH, đưa đến sự hiện diện trường tồn ở miền Nam cho đến ngày hôm
nay, mặc dầu trải qua bao nhiêu biến cố tưởng cần phải suy gẫm cặn kẽ hơn.
Hình thức tín
ngưỡng của PGHH là một yếu tố quan trọng. Đây quả là một cuộc cách mạng,
đang được nhiều học giả về tôn giáo nghiên cứu.
Ông Huỳnh Phú Sổ
đã thổ lộ trọng trách lâm phàm của Ông là việc phải chấn hưng Phật pháp. Từ
ngày chư Tổ bặt truyền y bát đến nay, chơn pháp của Phật bị người đời làm sai
tinh nghĩa nên một ngày một suy đồi. Ông tự nhận là đệ tử trung thành của Phật
Thích Ca. Lãnh sứ mạng giáo truyền một nền đạo Vô Vi, khác với lối âm thinh sắc
tướng của phái Thần Tú. Ông kêu gọi:
“Khuyên sư vãi
mau mau cải hối/ Làm vô vi chánh đạo mới mầu/ Đạo Thích Ca nhiều nẻo cao sâu.
Hãy tìm kiếm cái không mới có”
Vì thế Ông Huỳnh
Phú Sổ chủ trương” theo Lục Tổ chớ theo Thần Tú... Đạo vô vi của Phật ân cần,
noi theo chí Thích Ca ngày trước”.
Ông Huỳnh Phú Sổ
đã đặc biệt tạo nên một nền Phật giáo mới lạ, một nền Phật giáo do các giới
Phật tử tại gia điều hành, một nền Phật giáo cấp tiến, không có giới Tăng lữ
tham gia. Đức Thầy tuy không chủ trương xây chùa, đúc tượng nhưng trong “lời
khuyên bổn đạo” Ông vẫn khuyên tín đồ phải kính trọng giới Tăng sĩ, vẫn khuyến
khích đi chùa vào các ngày rằm ngày vía của Đức Phật…Ông đã khéo léo tránh tạo
sự bất hòa giữa giới Tăng sĩ và cư sĩ tại gia. Đức Thầy viết: “Hạng tại gia gồm
tất cả đại chúng, tất cả thiện nam tín nữ chưa đủ những điều kiện xuất gia, vì
cảm thấy mình còn nặng nợ với non sông tổ quốc, với gia đình, với đồng bào xã
hội, nên chưa thể làm như các nhà Sư, Ni Cô đặng.Tuy vậy,họ cũng sẵn sàng hoan
nghinh ca tụng lý tưởng từ bi bác ái đại đồng của nhà Phật và luật nhân quả do
Phật thuyết ra. Thế nên, ở tại nhà họ phượng thờ Đức Phật phát nguyện quy y,
giữ gìn ít nhiều giới luật, hằng coi kinh sách, sửa tánh răn lòng, ủng hộ các
Sư. Như thế họ cũng lần lần lên con đường giải thoát.”…
Ông đặt trọng
tâm vào việc tu tâm sửa tánh, khuyên không nên dựa vào hình tướng, lễ nghi.
Hình tướng như tượng Phật, chuông mỏ chỉ là những trợ lực, những phương tiện
giúp dễ tu tập nhưng lắm khi sự chấp vào hình tướng lại dẫn đến sự sai lệch đạo
pháp. Về thờ phượng, PGHH chủ trương các cư sĩ tại gia nên “ thờ đơn giản cho
lòng tin tưởng trở lại tâm hồn….chỉ thờ một tấm trần màu dà…màu ấy là sự kết
hợp của tất cả các màu sắc khác, nên có thể tượng trưng cho sự hòa hiệp của
nhân loại không phân biệt chủng tộc cá nhân…Màu ấy tiêu biểu cho tinh thần vô
thượng của nhà Phật”……
Đặc biệt
"đối với các tôn giáo khác” đức Thầy đã khuyên tín đồ “không nên đụng chạm
đến cách thức tu hành của họ".
SẤM
GIẢNG THI KỆ CỦA HUỲNH PHÚ SỔ
Có rất ít bậc
trí thức được biết là 40 năm về trước. Ông Huỳnh Phú Sổ đã dịch nhiều thi kệ từ
tiếng Hán ra Việt ngữ cho tín đồ của Ông. Xin được nhân dịp nầy, thử đọc lại
các câu chú thường được niệm, trích ra từ tập Sấm Giảng Thi văn của Ông Huỳnh
Phú Sổ:
“Năng lễ sở lễ
tánh không tịch/ Cảm ứng đạo giao nan tư nghì/ Ngã thử đạo tràng như đế châu./
Thập phương chư Phật ảnh hiện trung/ Ngã thân ảnh hiện chư Phật tiền,/ Đầu diện
tiếp túc quy mạng lễ”.
Ông Huỳnh Phú Sổ
đã dịch thành thơ như sau, một cách rất sát nghĩa:
“Sự lạy Phật vốn
không, yên tĩnh
Đạo cảm
giao khó tính khôn bàn
Nay tôi ở trong
đạo tràng
Cũng như kết
chặt vào đoàn ngọc châu.
Mười
phương Phật hiện bầu hình ảnh
Có bóng
tôi cũng sánh cùng Ngài,
Từ chơn cho chí
mặt mày,
Cúi đầu
làm lễ nguyện rày quy y”.
- Về bài “rửa
tay”:
Hán văn: “Dĩ
thủy quán tưởng/ đương nguyện chúng sanh/ đắc thanh tịnh thủ/ thọ trì Phật
pháp.”
Ông Huỳnh Phú Sổ
viết:
“lấy nước, tôi
rửa sạch tay
Nguyện cầu
sanh chúng được tay thơm lành
Ngỏ hầu
nắm pháp vô sanh
Giữ gìn lời Phật
ban hành từ xưa”
- Về
bài “thỉnh chuông”:
Hán văn: Nguyện
thử chung thinh siêu pháp giới / Thiết vi u ám tất giai văn / văn trần thanh
tịnh chứng viên thông /nhất thiết chúng sanh thành chánh giác”.
Ông Huỳnh Phú Sổ
viết:
“Nguyện tiếng
chuông lành thông các cõi
Thiết vi
địa ngục cũng nghe rành
Nghe rồi
thân tịnh, tâm tròn sáng
Tất cả
chúng sanh Phật đạo thành”
Minh Mẫn (27/12/2012)
bấm góc mặt phía dưới xem tiếp (Thực Chất của PGHH)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét