Thứ Hai, 29 tháng 12, 2014

CHỐNG NHỐT CŨI GÀ ĐẺ TRỨNG

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA 
 

bat-hensNEW DELHI, Ấn Độ (AFP) - Đức Đạt Lai Lạt Ma mới đây đã lên án việc nuôi gà đẻ trứng trong các cũi đông đúc chật chội và kêu gọi người tiêu thụ hãy chuyển sang mua trứng từ những trại gà nuôi bên ngoài cũi, theo một bản thông cáo phổ biến hôm Thứ Tư tuần qua.

“Biến những con vật không khả năng đối phó thành những cái máy đẻ trứng mà không kể gì đến đời sống của chúng là một sự suy đồi về lòng nhân ái của chúng ta,” nhà lãnh đạo tinh thần Phật Giáo này cho hay.
“Đổi sang mua trứng gà không bị nhốt trong các cũi này sẽ giảm thiểu sự đau đớn của các con vật này,” Đức Đạt Lai Lạt Ma cho hay trong bản thông cáo đưa ra nhằm hỗ trợ một chiến dịch chống hành hạ gà đẻ trứng do tổ chức bảo vệ thú vật Humane Society International tiến hành.

Phần lớn các con gà đẻ trứng nuôi trong cũi chỉ có một khoảng không gian sống chưa đầy một trang giấy khổ A4 (210 X 297 mm), theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, người phải lưu vong tại Ấn Độ từ năm 1959 sau cuộc nổi dậy chống Trung Quốc bất thành tại Tây Tạng.

“Sự ngược đãi đối với các con gà đẻ trứng này luôn là điều làm tôi quan tâm và tôi đặc biệt quan tâm về cách thức các thú vật này bị đối xử trong kỹ nghệ sản xuất thực phẩm,” ngài cho hay.
Lời tuyên bố của Đức Đạt Lai Lạt Ma được đưa ra trong lúc các nhà tranh đấu cho quyền lợi thú vật trên thế giới thúc đẩy việc chấm dứt nuôi gà lấy trứng kiểu nhà máy.
Phần Lan, Thụy Sĩ, Đức, Áo và Na Uy đã cấm việc nuôi gà đẻ trứng trong cũi. Các quốc gia Liên Âu đang từ từ chấm dứt việc này và sẽ hoàn toàn cấm vào năm 2012.
Nuôi gà đẻ trứng bên ngoài cũi không hoàn toàn có nghĩa là không có sự hành hạ nhưng chúng thường có từ 250 phần trăm đến 300 phần trăm khoảng không gian hơn là khi bị ở trong cũi. 
(V.Giang) – Báo Người Việt

Nguyên tác Anh ngữ:

Dalai Lama joins campaign against battery hens
AFP, Sept 1, 2010

dalai-lama-100109NEW DELHI, India -- The Dalai Lama has condemned battery hen farming and is urging consumers to switch to buying eggs from chickens kept outside of cages, a statement said Wednesday.

"Turning these defenseless animals into egg-producing machines with no consideration for their welfare whatsoever is a degradation of our own humanity," the Buddhist spiritual leader said.

"Switching to cage-free eggs would reduce the suffering of these animals," the Dalai Lama said in the statement issued in support of a campaign against battery hen farming by Humane Society International.

Most caged birds have less than the size of an A4 sheet of paper as their living space, noted the Dalai Lama who fled to India in 1959 after a failed uprising against Chinese rule in Tibet.

"The abuse we inflict on hens has always been particularly disturbing to me and I have always been particularly concerned toward how these animals are treated in industrial food production," he said.

The Dalai Lama's statement comes as animal rights campaigners around the world have been pushing for an end to factory egg farming.

Finland, Switzerland, Germany, Austria and Norway have already banned battery hen cages. European Union countries are phasing them out and there will be a total ban on the farming practice by 2012.

Cage-free does not always mean "cruelty-free" but cage-free hens generally have 250 percent to 300 percent more space per bird and are able to act more naturally than caged hens, said a Humane Society spokesman.

India's factory farms confine 140 to 200 million hens in battery cages, according to Humane Society estimates, and there is little "cage-free farming.
http://www.buddhistchannel.tv/index.php?id=70,9486,0,0,1,0
chickens_brown_cage... Trong tất cả cơ xưởng chăn nuôi súc vật, gà mái đẻ phải chịu những nghiệt ngã nhất của đời sống. Từ ba đến năm con gà được nhốt giữ trong một hộp lưới hình chữ nhật có kích thước khoảng hai gang tay bề rộng và ba gang tay bề dài (12 inches x 18 inches) mà chung quanh bằng giây kẽm; những hộp như vậy được sắp chồng lên nhau. Đèn điện được thắp sáng trung bình 20 giờ một ngày để chúng ăn nhiều, đẻ nhiều. Hầu hết gà đều bị cắt mỏ để không cho chúng cắn lộn nhau vì bị căng thẳng thần kinh do sống trong một môi trường chật hẹp. Khoảng 95 phần trăm trứng được sản xuất bởi các nhà máy gà đẻ này.
Gà làm thịt (broiler chickens) được sản xuất bởi các cơ xưởng tương đối khá hơn gà mái đẻ nêu trên. Sau khi nở, gà được chuyển đến xưởng chăn nuôi mà mỗi xưởng có thể chứa đến nhiều ngàn con. Khi gà con lớn dần, sự khủng hoảng tinh thần cũng gia tăng theo vì không đủ chỗ để xoay trở. Nhiều chú ở giữa một đám gà ngàn con thường bị chết vì ngộp thở. 
Gà được nuôi khoảng bốn tháng tức cân nặng chừng 3,5 pound là được chuyển đến lò sát sinh để làm thịt bán ra thị trường. Mỗi năm Hoa Kỳ nuôi và giết khoảng 7 tỷ con gà để làm thức ăn cho con người.

Trích: 
http://old.thuvienhoasen.org/anchay-09-longtubi.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét