Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

XUÂN TRÊN ĐỈNH SẦU


Sáng mồng một Tết năm Đinh Sửu, tôi về thành phố sớm hơn mọi năm, bởi lẽ, chỉ một mình lang thang trên chiếc xe gắn máy, chưa tới 8 giờ, thay vì mọi năm, phải 10 giờ mới có mặt tại các chùa.
Suốt 15 năm, lúc nào tôi đi chùa vào những ngày Tết đều có Trí, và hơn 10 năm, cha con luôn gắn liền như hình với bóng, kể cả cái phòng bề ngang hơn một thước, cha con cũng ngũ chung, đến khi nó lớn quá, phải cho ngũ riêng trong căn phòng rộng trên gác, trong nhà.
Năm lên lớp 6 và 7, nó rất giỏi toán, thông minh và chăm chỉ! một mầm non đầy hứa hẹn, nhưng khi qua lớp 8, bạn bè rũ chơi điện tử, bắt đầu trốn học thường xuyên, học bạ đứng vào áp chót lớp, mất căn bản, phải mời thầy về dạy kèm, tuy một tháng học thêm, nó đã tiếp thu nhanh và có khả năng theo kịp bạn , kết quả cuối năm, vẫn là học sinh giỏi, lên thẳng lớp 9A1; nhưng cũng vì bạn, nó lại xin xuống 9A2 để học chung với thằng bạn nối khố học kém, nhưng giỏi game.
Năm lớp 9 không dám trốn học, nhưng bỏ giờ học thêm đến phòng máy tính; từ 6g sáng đến 10g đêm, chỉ thấy mặt vào giờ cơm, có lúc không ăn cơm nhà. Nó nói với mẹ nó là đi học. Không sao kiểm soát được, thỉnh thoảng lớp dạy kèm điện về nhà hỏi thăm, mới biết nó trốn giờ;
Thời gian đầu còn gay gắt, đánh đe dọa, nhưng không kết quả, để mẹ nó xuống nước nhỏ khuyên nhủ, vẫn không xong; suốt mấy tháng không nói tới, để xem nó tự giác sửa đổi chăng, ngược lại, càng ngày càng lậm; những ngày giáp tết, vừa chạy ga, vừa dọn dẹp nhà cửa, người lớn mệt bở hơi tai, không ai ở nhà nghe điện thoại của khách hàng gọi; 11 giờ đêm còn phải chở ga thì nó lại ở phòng vi tính chơi đến khuya, trèo rào vào nhà, 29 Tết, 6g sáng lại có mặt tại tụ điểm gameonlines, lấy cớ lúc tối gửi xe đạp tại đó. Quá giận, đánh nó mấy bạt tai, tôi vừa xách xe đi làm thì nó đập bể kiếng cửa phòng tôi. Một hành động vô cùng mất dạy không thể chấp nhận đựơc; tôi quyết định bỏ nhà ra đi. Mẹ nó năn nỉ khóc lóc, vì sợ mất sĩ diện, tôi đồng ý ở lại để che đậy một gia đình hạnh phúc giả tạo mà hơn 10 năm nay đã đổ vỡ, với điều kiện, tôi không còn trách nhiệm dạy dỗ và nuôi dưỡng nữa, vì 20 năm quá khổ và 15 năm hy sinh mọi thứ để lo cho con ăn học.Tôi tự làm và sống riêng!
Ngày nó mới sinh, hàng ngày ngồi vỉa hè bơm quẹt ga, nhìn những đứa bé chập chửng biết đi, lòng ao ước con mình mau lớn như thế; Tuy vất vả vì sinh kế, nhưng vẫn thức suốt đêm khi con bệnh hoạn. Có những lúc nó ho không dứt cơn, không tiền đi bác sĩ, phải chở con đi khắp nơi tìm thầy tìm thuốc Nam; được 3 tuổi, ghẻ lở đầy mình, tôi phải nấu nước lá hằng ngày tắm rửa cho nó. Tuy không tiền, thấy con thòm thèm hàng rong, cũng phải bóp bụng cho con thỏa miệng, càng lớn, học hành, chi phí càng tốn, mẹ nó vụng về mua bán, tôi phải gia tăng kiếm tiền để cung ứng phí khoản yêu cầu, thời gian phơi nắng dầm mưa ngoài đường nhiều hơn ở nhà, thêm nổi phiền muợn tạo cho mình khuôn mặt nhiều khắc khổ lạnh lùng. Tuổi ấu thơ mình đã bất hạnh, thiếu thốn, giờ đây không để cho con phải chịu thiệt thòi với chúng bạn, tôi phải làm bất cứ việc gì mà không vì sĩ diện, miễn không phạm pháp và sái lương tâm; Những lúc đau lòng nhìn mãnh giấy trắng phung phí của con xé bỏ, mà lúc bé, tôi phải nhặt của bạn bè để đóng tập; áo quần, giày dép, mọi thứ nó đều xài không thương tiếc, nhìn thấy vậy, lòng tôi đau buốt, vì đồng tiền làm ra phải đổi bằng nước mắt, mồ hôi và sự nhẫn nhục với xã hội. Mạng sống lắm khi như chỉ mành treo chuông, vì suốt ngày ngoài đường, tai nạn luôn đe dọa. Cái vô tư của con, cái đam mê cuộc chơi, học hành xuống cấp của nó là những nhát dao đâm vào con tim người cha suốt đời hy sinh vì con, một người mẹ vô tâm không cần biết con mình nên hư, làm sao có những cảm xúc đau buồn trách nhiệm như vậy.
Cái đau cho một người vợ ngu muội, nổi buồn cho một đứa con hư hỏng, caí cô đơn của một kẻ tứ cố vô thân, và cuộc sống quá bầm dập trong xã hội loài người, tôi không biết mình phải làm gì với kiếp người của mình hiện nay!
Con hư, một phần do người mẹ chiều con quá vô lý; muốn gì sắm đó; chợ búa chi phí mỗi ngày ngoài trăm, trong khi thu nhập chỉ vài chục ngàn. Mỗi ngày một thâm thủng, nợ nần; Tiền cho con ăn sáng bằng 4 ngày tiền ăn chay của tôi, tiền tiêu vặt cho con, tôi có thể giúp người khốn khó qua ngày. Lắm khi chạy ga ngoài nắng, cổ khô bỏng, thèm uống ly nước mía, cũng phải nhịn khát về nhà uống nước lã, đi đường đói bụng, tô hủ tíu 4 ngàn cũng không ăn, tiền để dành lo chi phí cho gia đình hằng bữa. Gặp cơn mưa bất chợt, thà chịu ướt về nhà thay đồ chứ không mua thêm chiếc áo dọc đường; Thà nằm ngũ đất chứ không tốn tiền mua nệm, để có dư, dành cho con được đầy đủ. Hình như suốt đời tôi chưa lo cho mình cái gì để gọi là sung túc.
Tôi chấp nhận bửa ăn quá đạm bạc, đơn giản đến độ người ngoài nhìn vào bửa cơm tôi họ cũng phải lắc đầu, sáng rau luộc, chiều luộc rau… nhưng làm sao mong muốn hơn được khi người vợ quá vụng về gia chánh. Tôi chấp nhận tất cả mọi thiệt thòi để cho con nên người, nhưng giờ đây tôi hiểu ra phải chấp nhận mọi thiệt thòi kể cả thiệt thòi niềm hy vọng cuối cùng ở đứa con mà suốt đời tôi chăm bón nuôi dưỡng, không những thiệt thòi vì niềm hy vọng đứa con học hành tiến bộ bị đổ vỡ, mà thiệt thòi to lớn khi thấy đứa con ngổ nghịch đập bể kiếng phòng của cha nó như là đập vào mặt cha nó vậy. Tất cả hy vọng đều sụp đổ, một tâm trạng buồn chơi vơi như kẻ mất trọng lực giưã thế giới mênh mông đen tối. Con là nợ, chồng vợ là oan gia, cửa nhà là nghiệp báo, đúng vậy; Tôi vẫn còn một điểm tựa, đó là Phật Pháp, con đường tâm linh cho riêng mình.
Sáng nay, tôi lầm lũi chạy xe giữa phố thị vui Xuân, tôi biết mình đang cô đơn, không còn đứa con non dại như những năm trước; không còn đứa con hủ hỉ giữa phố chợ SG mà cái gì cũng lạ mắt đối với nó; Lúc lên 5, tôi chở về SG, nó thấy bán dưa hấu, muốn ăn, nó không dám xin, bèn lấy cớ nói: Ba, chiếc xe nó kêu dưa hấu, dưa hấu…vừa buồn cười vừa thương con, nhưng đành cho nó nhịn, vì trong túi có đủ tiền phòng ngừa bể bánh xe mà thôi.
Các thầy đều hỏi: Sao không chở Trí đi, một câu hỏi quan tâm nhưng vô tình là nhát dao đâm vào tình cảm tôi, một đau thương không nói nên lời, vì đó là nghiệp lực của riêng tôi! Nó đã chọn thế giới cho riêng nó, đành vậy thôi, ngoài dự tính đầu tư của tôi suốt 15 năm qua, giờ là một khoảng đen kinh khiếp; tôi phải khóc hay phải cười cho một cuộc chơi trong kiếp sống?


M.M
tối mồng mộ Tết Đinh Hợi
17/02/07

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét