Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

TÂM ĐỨC NHIỆM MẦU


Uy và Đức là hai mặt trong một Tăng Thân, bất cứ thời đại nào, khi Phật còn tại thế hay sau đó hàng ngàn năm, vẫn là điều tất định của một bậc chân tu.
Những thập niên 1950 về trước, miền Trung nói chung và Huế nói riêng, các bậc cổ đức trong các Già Lam, Tổ Đình, luôn thể hiện một uy đức qua Tứ Oai Nghi, có những vị dáng ngồi như quả núi, đứng như Long Tượng, đi như Sư Tử, nằm như Cọp Chúa…toát hiện một từ trường làm cho chung quanh an ổn, vững tin, Khu vực chung quanh chổ ngài an trụ, luôn an lành. Người có` Tâm Đức sung mãn, hay gọi là nội lực thâm hậu, lời nói luôn có sức thuyết phục; cái nhìn cũng đủ làm khiếp phục kẻ tà tâm, cái im lặng đủ hoá giải mọi nghi vấn mắc mứu trong tâm hồn những người có mặt; Gương mặt thanh thoát, động thái nhẹ nhàng, đi đứng khoang thai, ăn nói từ tốn, âm giọng nhỏ nhẹ, thanh thoát…Tất cả những ưu điểm chỉ có ở bậc chân tu thật sự. Chẳng những thế, khí hậu nơi trụ xứ cũng dể chịu khác thường,lời khấn nguyện có hiệu quả nhanh, bởi chung quanh từ trường có một lực lượng bất khả tư nghì!
Từ ngày Thiền sư bước chân xuống Hà Nội, vào Sài Gòn, ra Huế, những tổ chức đón tiếp hạn chế trong tự viện, không phổ biến rộng rãi ra quần chúng, thế nhưng số lượng người tự động tham gia ngoài dự đoán của Ban Tổ Chức. Người dân tháp tùng đoàn thăm viếng Đại Nội, đi bộ sang Đông Ba, hay từ chùa Từ Đàm đến chùa Báo Quốc, không những đông đảo, trật tự, im lặng còn tỏ ra phấn chấn lạ thường, sự phấn chấn không phải từ sự tự mãn có dịp biểu dương lực lượng mà phát xuất bởi từ trường Hạnh Đức của một tăng đoàn thánh thiện của nhiều quốc gia có mặt trên xứ sở giàu niềm tin!.
Những buổi thuyết giảng cho Tăng Ni sinh trường Trung Cấp Phật Học, Tăng Ni sinh Học Viện P.G.V.N. tại Huế, thính chúng như được tắm gội một suối từ lạ lùng, sinh khí thắm đượm sự tôn kính chưa từng có như những nhà Trí thức, những cán bộ đảng viên tại Học Viện Quốc Gia Hành Chánh ở S.G, trước đó ít phút họ bước vào hội trường bằng niềm kiêu hảnh của một quan chức trong xã hội, mục đích đến nghe để xem một nhà tu lừng danh chứ không bằng sự kính phục, óc tò mò biến thành sự tôn kính, niềm kiêu hảnh nhường chổ cho sự khâm phục, một khâm phục không do kiến thức uyên bác mà do tư cách đạo đức, từ lực tự thân, đạo phong chửng chạc; Thiền sư không ngồi ghế hoặc đứng ở bục giảng như các giảng sư, ngài ngồi bán toạ, kiết toạ một cách an lạc, thanh thảng và vững chải, bấy nhiêu đủ xác định một đạo phong khác thường. Những buổi Pháp Đàm, những giờ buông thư, những động thái Thiền Hành đều có một tác động làm thay đổi tánh tình, sự suy nghĩ đối với những ai tham dự, ngay cả nói năng, ăn nghĩ cũng có vẻ từ tốn khác lạ; các tu sĩ và cư sĩ Au Châu, dưới cái nhìn của quần chúng, có vẽ lạ lẩm, kích thích tánh tò mò, họ hiểu rằng, với tâm đức giáo dưỡng của một Thiền sư chân chánh, quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ khác nhau, nhưng một Đạo phong như nhau trong một môi trường Lục Hoà như nhau; Một tăng đoàn không có của riêng, không cất giữ vật quý, không bận tâm tài sản, không vướng bận chùa chiền hay bất cứ cái gì, vì không tư hữu bất cứ cái gì ngoài mấy bộ đồ và chiếc bình bat; chúng ta chưa chứng kiến cảnh sinh hoạt của Tăng chúng thời Phật sinh tiền, nhưng bây giờ, một tập thể hoà hợp như vậy, sinh hoạt vui tươi, thân thiện, biết thương nhau, chia xẻ nhau từ vật chất đến tinh thần, lắng nghe và hy sinh cho nhau, thong dong, tự tại, luôn an trú trong chánh niệm, thật sự Tịnh Độ tại thế! Không những Tăng Thân thường trú, hàng ngàn cư sĩ tham dự khoá tu vài ngày tại chùa Hoằng Pháp, chùa Từ Đàm, cũng thấm đượm sự giải thoát qua chương trình tu học; Đặc biệt chư tăng tại VN, chưa bao giờ được sống trong một môi trường tu tập đúng pháp như những ngày tại Từ Hiếu, Hoằng Pháp; sức cuốn hút lạ thường làm thay đổi tâm thái những tu sĩ trẻ tham dự, họ luyến tiếc thời gian tham dự quá ít, những trụ trì rất bận bịu vào ngày giáp tết, thế nhưng, họ cương quyết dứt bỏ mọi việc để hoà nhập vào giòng Pháp lưu do Thiền sư mang lại; mọi người tươi trẻ trong sinh khí tu tập cộng đồng như vậy, họ cảm nhận một từ trường mới lạ chưa từng có trong cuộc đời tu tập bấy lâu, tất cả đều cảm nhận một giá trị thật của Chánh Pháp; Khách quan bên ngoài chứng kiến oai phong Đạo cách của Tăng thân làng Mai, qua đó, biết được Uy đức của một Thiền sư dẫn dắt như thế nào!
Tại trung tâm Liểu Quán, quần chúng, tăng đoàn cùng Thiền sư trên 500 vị,nghiêng mình kính cẩn thắp nhang tưởng nhớ chư Thánh tử đạo, chư vị tổ sư tiền bối hữu công truyền bá, bảo tồn PGVN; Giọng kinh vang ấm bay bổng vào không gian: Bát Nhã Tâm Kinh, Nguyện Trú Kiết Tường, dạ Kiết Tường…Lời kinh tiếnh Anh và Việt được tụng đọc.
Lâu lắm rồi, người dân trên phố Huế không chứng kiến được một tăng đoàn đông đảo, tháp tùng một lực lượng quần chúng không hạn chế, bách bộ từ Liễu Quán, đến Trường Tiền, đáp thuyền Rồng, qua Kim Long, lên lăng Gia Long, thăm viếng các đền đài, lăng tẩm, hàng chục chiếc thuyền xuôi giòng Hương Giang, trong sự an lạc trên đất nước thanh bình, rồi quy y và phóng sinh trên sông, khuyến giáo chúng không nên ăn thịt lẫn nhau, tàn sát nhau, để kiếp sau không còn mang thân thú; một hội vui không những cho người, các loài thuỷ tộc cũng được dịp thoát chết, trở về thuỷ lưu một cách sung sướng, trước khi lặn sâu xuống đáy sông, cá rùa còn lượng lờ quanh thuyền như đa tạ ân đức một Thiền sư cứu mạng. Chiều cùng ngày, với sự thỉnh cầu của thính chúng, một thời pháp tại Liễu Quán, nhưng hiện diện hàng ngàn người không đủ chổ, ban tổ chức mượn một Club của Trung Tâm du lịch Festival kế cận, những ghế của nhà hàng bên cạnh cũng được trưng dụng, loa phóng thanh đủ rõ, các phố cao tầng chung quanh cũng có dịp lắng nghe một pháp âm giản dị, phù hợp với mọi căn cơ, trí thức mãn nguyện, bình dân hả dạ, những bác phu xe kinh ngạc:-một giáo pháp bình dị dể hiểu thế sao, áp dụng hiệu quả ngay, trước đó đã nghe giảng nhiều nhưng cao siêu quá! thế mà gia đình phải chịu những tháng năm dài phiền muộn vô ích!
Trên con đường lên Thiên Mụ, đoàn người lũ lượt như trẩy hội mùa Xuân, tham dự buổi thuyết giảng của Thiền sư qua chủ đề:Tuệ giác PG trong truyện Kiều…bầu trời có dấu hiệu mưa, trên mười ngàn người phơi mình trong gió lạnh âm u, Thiền sư và mọi người nhất tâm cầu nguyện, lần đầu tiên Thiền sư cầu xin một ánh nắng từ mưa phùn, bổng chốc, trời quang mây tạnh, tia sáng le lói xé tan màn u ám của bầu trời trủng nước, quang cảnh tươi ấm sáng sũa lạ thường, trên gương mặt mọi người lộ vẻ kinh ngạc, kính phục Uy Đức của một Thiền sư;, Bên kia đường. Sinh Viên, học sinh vẩy tay chào Tăng đoàn để đi cắm trại bất thường do trường tổ chức, như luyến tiếc bỏ lở một cơ hội tham dự sinh hoạt văn hoá nơi Thiền môn, nhưng không vì thế mà lượng người suy giảm, lớp thanh niên từ các tỉnh đổ về, Qủang Nam, Quảng Trị, Quảng Ngãi bị thu hút bởi sức mạnh vô hình chưa từng có; mười ngàn phần ăn được chuẩn bị thiết đải Phật tử, vừa đủ cho một bửa trưa, sau thời pháp thú vị nhiều ý nghĩa, có lẽ Thiền sư cảm hứng sâu sắc nhất trong buổi giảng nầy, vì thời tiết, thính chúng và cảnh quang hoà nhịp cùng Xuân!
… Đặc biệt nơi đây, cũng vào mùa Đản sinh vừa rồi, Ban trị sự Tỉnh và Tăng đoàn của GHPGVNTN cùng dâng lẳng hoa để tưởng nhớ chư anh linh tử đạo, chỉ có Huế là nơi duy nhất trong cả nước ý thức một sự hoà hợp, tuy pháp lý vẫn chưa ổn thỏa, nhưng tình đạo vẫn bàng bạc khắp kinh thành; Ngay cả chính quyền, cũng không nơi nào có được một uyển chuyển, du di, tế nhị như đây; cán bộ các cấp ít nhiều xuất thân từ PG, có bà con thân thích là Phật tử, họ sinh ra, lớn lên trong mảnh đất đạo đức thấm nhuần Phật Phâp, cung cách giải quyết những mắc mứu giữa pháp luật và Tôn giáo cũng mềm dịu; thời gian căng thẳng tại Linh Mụ, họ cũng hành xử một cách dè chừng, không để lại điều đáng tiếc như thời Ngô triều; quần chúng, PG và chính quyền có sự hiểu biết lẩn nhau, tuy việc ai nấy làm, những lấn cấn vẫn có thế giải quyết theo phong cách con người của trung tâm văn hoá PG. Giọng nói, tác phong, cung cách sinh hoạt đều mang dáng dấp dể thương của một người VIỆT NAM gương mẫu. Những năm trước, sinh khí PG tại Huế, do những ách tắc thông tin, do một vài bất mãn xúi dục, chư tăng tại Huế trở nên bất đồng, nhưng với tinh thần hoà bình của đạo Bụt, tất cả ứng xử một cách thận trọng có ý thức, để rồi, đến mùa nở hoa, Làng Mai rộ sắc trên Kinh đô lãng mạn, tất cả chư tăng và Phật tử được hồi sinh một khí thế hoà hợp, hiểu biết và cảm thông, không những một lần mà hai lần cùng nhau Bố Tát bên một Thiền sư và tăng thân quốc tế, thật êm đềm, thật hạnh phúc, một hình ảnh chưa bao giờ xuất hiện; Những ngày tu tập cho tăng ni tại Từ Hiếu như quá ngắn,nổi bậc niềm luyến tiếc trên các khuôn mặt thánh thiện tăng ni, tuy 5 ngày pháp lạc trong một đời người, nhưng uy đức và từ trường của cộng đồng tăng thân đủ chuyển hoá suy nghĩ, phong cách của những trưởng tử Như Lai; Tu sĩ Huế vốn nhu mì êm ái, nay cường độ đạo lực nuôi dưỡng đúng pháp càng làm mềm những lợn cợn do cuộc sống xô bồ bám víu. Các cụ ông cụ bà thật hả hê chứng kiến những người con của đất mẹ thể hiện sự trong sáng tạo vững chắc niềm tin nơi đạo Bụt mà lâu rồi, người dân nơi đây chỉ sống theo thói quen, bỏ quên ý thức về một chành pháp thực nghiệm.
Sáng 12/3 tức ngày 03/02 â.l. cổng chùa Từ Hiếu, Thiền sư xuất hiện với một tăng đòan ngàn người uy nghiêm, chậm rải, tay cầm bình bát, tiến về Nam Giao, cách đó độ 2 km, so với Sài gòn, ở Hoằng Pháp thì tại đây rất ư trật tự, đẹp đẽ. Thiền sư đọc thơ thay vì thuyết giảng, vì hệ thống âm thanh không đủ chan hoà giữa rừng thông mênh mông, gió lộng.núi đồi ngẩng ngơ tiếc nuối một thời pháp bỏ qua. Khí trời mát mẽ,ánh sáng êm dịu như ưu đãi tăng đoàn và quần chúng; Trên 10 ngàn Phật tử tham dự mà vẫn nghe được tiếng vi vu của thông, tiếng xạc xào của lá, hơi thở của đất trời; Tăng đoàn, GH, Làng Mai cùng Thiền sư hàng ngàn tăng thân đều hiệp tâm tán rãi những lời kinh vào hư không vô tận như đem điển lành đến khắp hoàn vũ. Đàn Nam Giao trở nên chật chội, những đồi thông không đủ chứa; Bửa độ Ngọ giữa đất trời thiên nhiên như một cuộc picnic vĩ đại, người dân quê chất phát lộ vẽ mãn nguyện như quên hẳn mọi nhọc nhằn trong cuộc sống, ngẩn ngơ nhìn đoàn người thánh thiện, vô tư, chánh niệm trên từng thìa cơm, ánh mắt như cười với muôn loài sống, một cụ ông lẩm nhẩm: thế nầy tôi sống thêm 30 năm nữa cũng nên!
Những ngày sống đầy ý nghĩa trên kinh đô Huế của sư ông và Làng Mai, ai bảo vô ích cho dân tộc mà chúng ta mãi vùi đầu vào bon chen vật chất, hơn thua từng ý lời, bỏ quên mọi hạnh phúc trong tầm tay, để rồi chạy trốn khổ đau trên canh bạc, trên tiệc nhậu, chung quanh luôn cảm nhận khổ đau!
Những thời giảng pháp như: Tương Lai và sự phát triển của PG tại Tây PHƯƠNG – tuệ giác PG trong truyện Kiều…-Bản chất của tình yêu – Văn hoá VIỆT NAM có thể đóng góp những gì cho sự an vui và hoà bình của thế giới hiện tại – vai trò của các tôn giáo trong việc giúp lành mạnh hoá xã hội…đều đem đến cho người nghe một cảm giác thú vị, một cái nhìn và sự suy nghĩ đổi chiều; ngay cả những cán bộ ít am hiểu về PG, cũng cảm nhận một giá trị tiềm ẩn của một tôn giáo bị thời gian phủ lên lớp áo vô bổ; không những tại VIỆT NAM suốt thời gian Thiền sư hành đạo, được mọi giới quan tâm, trên thế giới, ngày thường chỉ có hơn ba ngàn người viếng trang nhà Làng Mai, gần đây mười lăm ngàn người mỗi ngày truy cập mạng, họ biết chương trình sinh hoạt, nghe cả những lời giảng pháp qua ba tháng của Ngài, vì vậy bị nghẽn mạch, phòng kỷ thuật Làng Mai phải thuê thêm cơ sở bên ngoài để truyền tải. Trên đất Mỹ, Pháp, Canada…xuất hiện nhiều tờ báo, nhiều bài viết tán dương việc làm của sư ông, các trang mạng cũng tuyên truyền cho công tác hoằng hóa đầy thành công đó, biến những chống đối vu vơ thành vần điệu lạc lõng giữa mông quạnh. Hẳn nhiên không phải do tổ chức, không chỉ thuần tuý tôn giáo, cũng không hề được quảng cáo bởi truyền thông đại chúng mà tiếng tăm vang dội, việc làm đầy công ích cả tâm linh lẫn xã hội đó,phải phát xuất từ một nội lực thâm hậu, một uy đức to lớn của một Bồ tát Bổ Xứ, hoán cải được kẻ bất tín đa nghi, hoá giải những phân ly nội bộ, củng cố niềm tin và truyền thống đạo đức dân tộc, cảm động được khí hậu, thời tiết, đem lại tươi nhuận cho cuộc sống, vì vậy, những cao tăng bế quan cũng phải quy phục, một lão sư ở chùa Thuý Vân, trên núi, suốt mấy mươi năm, cũng phải hạ san để hoà nhập cùng dòng người thánh thiện rãi những bước chân thanh thảng, an lạc, tay cầm bình bát, miệng lẩm nhẩm - Nhất bát thiên gia phạn, cô thân vạn lý du…
Ngày cuối cùng tại Huế, Thiền sư và tăng thân Làng Mai tham dự lể kỵ tổ ( tức ôn Từ Hiếu ) một bửa cơm thân mật họp mặt đông đủ chư tăng và phật tử mọi giới, xem như lần cuối tiển đoàn lên đường tiếp tục nhiệm vụ của Sứ giả Như Lai, để lại cho Tăng chúng Huế một mến thương làm chất liệu hàn gắn những phân hóa, để lại cho Phật tử một niềm tin vào đạo Bụt vững vàng hơn, lưu lại cho chính quyền địa phương một kính nể và biết ơn; cũng từ uy đức đó, đất trời có thêm sinh khí hơn của một vùng đất ngàn năm cổ kính, Uy Vũ Bất Năng Khuất từ một Thiền sư : TÂM ĐỨC NHIỆM MẦU
M.M.
14/3/05

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét