Thứ Bảy, 2 tháng 5, 2009

PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ XÃ HỘI


Khởi nhập:

Trong mỗi thời đại đều nẩy sinh ra những vấn đề xã hội của thời đại đó: Bệnh tật – hưởng thụ – an ninh – chính trị – tín ngưỡng … tóm lại, mọi mặt trong đời sống đều có sự tác động đến tâm sinh lý của con người đương đại, đồng thời con người cũng tác động lên những vấn đề xã hội đó để khởi sinh những biến thể tiếp theo các vấn đề mà hình như ngày càng phức tạp hơn, từ tinh thần đến thể chất, từ khoa học đến tâm linh, từ hưởng thụ đến tranh chấp,thậm chí sự sống và sức khỏe cũng bị lôi cuốn vào cơn lốc thời đại, đòi hỏi một đấu tranh tư tưởng cam go trước nhiều cám dổ,gút mắc, từ đó, nhiều tổ chức nhảy vào can thiệp, giải quyết theo quan điểm riêng ảnh hưởng chủ đạo bởi tôn giáo, khoa học, chính trị, quốc gia bộ tộc, tham vọng quyền lực… xã hội trong từng khu vực đó bị dằn co, lúng túng bởi những hành động thử nghiệm, toàn bộ nhân loại cũng bị bẽ bàng, mệt mỏi trước những bất lực không lối thoát trong cuộc sống. Nhà xã hội cố giải quyết tệ nạn bằng biện pháp xã hội; chính trị giải quyết xã hội bằng quyền lực, luật pháp; tôn giáo hành xử bằng giáo quyền cực đoan… Những vấn đề xã hội luôn nẩy sanh hiện tượng mới khi hiện tượng cũ chưa giải quyết xong, cứ thế chất chồng đâm ra khủng hoảng, toàn cảnh xã hội giải quyết thiếu nhất quán đồng bộ đưa đến mâu thuẩn, xáo trộn, có lẽ do tôn giáo, xã hội, quyền lực,khoa học và các tổ chức ý thức trách nhiệm không ngồi lại trao đổi để gặp nhau tại một điểm chung, phương hướng giải quyết mang tính phiến diện; đối tượng, tiêu điểm được giải quyết bị bức bách không hợp lý đã nẩy sanh lực đối kháng và biến thể để thích hợp với hoàn cảnh mới, cứ thế sự việc lòng vòng tròng tréo nhau, hiện tượng nầy ảnh hưởng liên hệ đến hiện tượng khác,tác động lẫn nhau biến thành cơn sóng những vấn đề xã hội càng lúc càng phức tạp, do vậy, bạo lực, bệnh tật, tệ nạn…luôn là tình trạng khủng hoảng.

Với quan điểm PG, ta thử nhìn vấn đề và đặt vấn đề giải quyết xã hội như thế nào để không trùng lặp những khuyết tật vốn có trong mọi xã hội và mọi thời đại, bởi lẽ, Phật pháp bất ly thế gian pháp, sự có mặt của Đạo Phật không chỉ giải quyết tâm linh cho nhân loại, đạo đức PG góp phần không nhỏ cho vấn đề xã hội, đạo đức PG không thể giới hạn trong cộng đồng tăng tín đồ mà phải là chất liệu xây dựng xã hội, muốn đạo đức đó được hiệu quả rộng rãi cần có sự góp tay của chính quyền trong mọi xã hội, và muốn nhà nước áp dụng đạo đức PG vào sinh hoạt xã hội,nhà lãnh đạo PG phải tạo sự cảm thông hiểu biết cho thế quyền thấy được giá trị đạo đức của PG; Trách nhiệm của cấp lãnh đạo PG phải vượt ra ngoài phạm vi tôn giáo; Gánh vác trách nhiệm xã hội không chỉ của nhà nước hay nhà xã hội học, và trách nhiệm với những vấn đề xã hội không có nghĩa đạo Phật dẩm chân thế quyền hay làm chuyện thế tục, vì xã hội là nền tảng của một Tịnh Độ thực tiển mà PG cần phải làm khác hẳn với những hành xử siêu thực, lý thuyết viễn vông của các tôn giáo thần quyền. Ta thử di vào vấn đề.

nhân mãn

Dân số nhân loại tăng quá nhanh, tình trạng nấy không có biện pháp giải quyết, không bao lâu hành tinh của chúng ta sẽ 10 tỷ ngưòi có mặt kéo theo sự có mặt của bao nhiêu vấn đề phức tạp trong đó, đói nghèo, chiến tranh, thiên tai vì phá họai sinh môi, bệnh tật nan y….
Chuyện nghịch lý, các nước tiên tiến vẫn kêu gọi những quốc gia đang phát triển và kém phát triển kềm hãm dân số, thế nhưng dân số không thuyên giảm mặc dù ngừa thai, phá thai đang xử dụng phổ biến; Phương cách phá và ngừa chỉ là biện pháp trấn áp hiện tượng chứ không là phương sách giải quyết căn bản, các nước tiên tiến vẫn chưa thật lòng giúp các nước đói nghèo nâng cao dân trí, vì dân trí là cốt lỏi cho nền tảng xã hội; Nhiều thế kỷ về trước khi phương tiện truyền thông chưa phổ biến, giao thông không thuận tiện, tiện nghi vật chất chưa cung cấp cho thú tính sung mãn, nền đạo đức tín ngưỡng còn bao trùm, dân số tăng rất chậm, đó là chưa nói đến vũ khí thô sơ hủy diệt con người không đáng kể so với kỷ thuật chiên tranh hiện nay. Qua so sánh nầy ta thấy vấn đề gia tăng dân số của các nước nghèo và những gia đình bẩn chật không vì thiếu phương tiện giải trí bên ngoài nên sinh con đẻ cái nhiều như lắm người nghĩ, mà vấn đề trình độ hiểu biết là cốt lỏi; Nói thế không có nghĩa dân trí ngày xưa cao hơn ngày nay, trình độ hiểu biết đây không chỉ là kiến thức khoa học mà một sự hiểu biết về ham muốn,biết hạn chế nhục dục,thiên hướng về đạo đức tâm linh và đạo đức xã hội. Xã hội Tây phương thừa hưởng một nền văn minh khoa học vật chất vượt trội, cung cấp mọi tiện nghi thừa mứa cho cuộc sống, nhưng tôn giáo Tây phương chủ đạo vào thời tiền bán thế kỷ 20 trở về trước không đủ khả năng cung ứng và cân bằng tâm linh cho xã hội để giữ cán cân vật chất và tinh thần cân đối, đưa đến khủng hoảng nên tự tử, điên loạn,cô đơn, buồn chán trụy lạc và những bất thường khác nẩy sinh; cuộc sống con người mọi sự đều được đo lường thống kê bởi máy móc,tình cảm cũng được hoạt họa bởi vi tính; cân, đo, đong đếm quá chính xác đến độ con người trở thành máy móc;sinh hoạt thường nhật theo chu kỳ bánh xe răng cưa đồng hồ một cách đều đặn! Nhưng nhu cầu sinh lý, khuynh hướng nhục dục vượt thoát khỏi khung thước máy móc khi mà cuộc sống bị ức chế và hụt hẩng, đó là một lối thoát tự nhiên và nguy hiểm.

Có người lạc quan hơn bảo: - trời sinh voi, sinh cỏ, trời mưa đất chịu… lo gì nhân mãn; gia dình một con đói vẫn đói, đông con vẫn sống và trưởng thành như thường có gì mà ấm ỉ. Thật ra đó là lý sự cùn của kẻ vô tâm; các nhà thống kê dân số trên thế giới không yên tâm trước những lý luận như vậy. Lo âu hoặc bỏ mặc không phải là vấn đề hợp lý; Các nước tiên tiến cần hợp tác và trợ cấp các quốc gia khu vực mở những lớp giáo dục dân trí, đồng thời vấn đề tôn giáo, nhất là tôn giáo nhân bản góp phần không nhỏ trong việc nâng cao sự hiểu biết về giá trị nhân cách, giá trị cuộc sống và giới hạn tình dục,tôn trọng hôn nhân; Thí dụ trong 05 giới cơ bản của một phật tử, có giới không tà dâm, tà dâm không chỉ hiểu là tình dục ngoài hôn nhân hợp pháp, mà phải biết hạn chế tình dục quá mức cần thiết trong việc chung sống với bạn đời, giới luật của PG tuy không cưỡng bức bằng chữ cấm, nhưng chữ không đòi hỏi tinh thần chấp nhận như một trách nhiệm và ý thức một nhân cách tự nguyện, bởi cưỡng bức sẽ nẩy sinh lén lút, tự nguyện sẽ không bao giờ sai phạm.Người dân được giáo dục thì những cách phòng ngừa kia mới đạt hiệu quả. Người dân và tuổi dậy thì cần được hướng dẫn rõ về sự cấu thành và diễn tiến của tâm sinh lý, cấm đoán che đậy có khuynh hướng kích thích sự tò mò một cách tệ hại, nhưng buông tuồng mà thiếu hướng dẫn giáo dục sẽ tệ hại hơn. Trong chương trình giáo dục cần kết hợp ủy ban dân số,khoa học xã hội, bộ y tế, tâm sinh lý học, tôn giáo và ban ngành liên hệ với 03 tiêu chuẩn : chuyên môn, kiến thức xã hội,ý thức trách nhiệm tự nguyện.Chương trình giáo dục nhất quán ,đồng bộ và toàn cầu hóa, tùy tập quán tôn giáo mỗi địa phương du di cho thích hợp.

Thật sự nhân mãn không phải là vấn nạn, mà vấn nạn ở vấn đề phân bố hợp lý nguồn lợi trên thế giới và thực phẩm theo đầu người; có nhiều nước nghèo đói triền miên như Châu phi, An Độ, bắc Triều Tiên…trong khi Tư Bản hàng năm mang đổ biển những mễ cốc, thực thẩm tồn đọng quá mức cầu để cầm giá, đa số các nhà giàu phung phí tiêu dùng mà đáng ra có thể giúp rất nhiều người đang thiếu ăn,trên thế giới hiện nay không thiếu lương thực nhưng thiếu tinh thần san xẽ lương thực. Việc nầy giải quyết không chỉ đơn thuần bằng biện pháp ngoại giao,tuyên truyền,kêu gọi mà đòi hỏi giáo dục đạo đức tình người nơi tôn giáo ,PG đặt nặng bố thí. Số tiền ăn nhậu, hoang phí mỗi ngày trên thế giới có thể giúp cho một triệu người đủ sống trong một tháng hoặc đào tạo 100 nhân tài trong 10 năm. Như vậy vấn đề quan trọng không phải nhân mãn mà là việc phân bố lương thực bằng đạo đức tình người một cách hợp lý và vô điều kiện.

Theo quan điểm PG,nhân mãn hay không nhân mãn chỉ là diễn trình tất yều qua thái độ sống của nhân loại; Một nhân sinh quan đúng, một xã hội quan đạo đức, cuộc sống chừng mực mới quan trọng. Ví dụ môt gia đình đông người, sống có nề nếp, biết nhường nhịn chia sớt, không lãng phí, hy sinh cho nhau, cho dù thu nhập kém vẫn hạnh phúc, ngược lại cho dù cha mẹ có một con,không biết tri túc, xa hoa và quá nhiều nhu cầu, tất nhiên cuộc sống không thể hạnh phúc, trên hành tinh chúng ta cũng vậy, những thế kỷ mà dân số không đáng báo động, các nước giàu có chưa hề thiếu ăn, vẫn luôn tìm cách xâm lược các nước chậm tiến, lẽ ra những quốc gia đói nghèo phải đi thôn tính các nơi giàu để tự mình sinh tồn, tuyệt nhiên chưa hề gây ra chiến tranh vì họ đói nghèo, cũng thế, nhân mãn chưa hẳn làm xáo trộn hành tinh nếu Liên Hợp Quốc biết chủ động phân bố lương thực, xử dụng tài nguyên một cách công bình, không để các nước mạnh bá chủ thao túng, cho dù 50 tỷ người cùng tồn tại cũng không là vấn đề đáng ngại, vả lại, dân số gia tăng nhanh, lo ngại vẫn không giải quyết được vấn đề; Đối với PG, cái gì đến sẽ đến theo quy luật tất yếu do con người chủ đạo, đừng lo nhân mãn mà chỉ lo con người không biết giải quyết cuộc sống tốt đẹp về đạo đức và ổn định về xã hội hiện tại.

lương thực

Hiện nay, Liên hợp Quốc và một số quốc gia đã lên tiếng về tình trạng nghèo đói, thiếu ăn trên một số khu vực. Một thời, nhân dân Bắc Triều Tiên phải ăn cây chuối,lá rừng, cỏ non, nhân dân châu Phi thoạt nhìn chỉ thấy tròng trắng con mắt, nhất là trẻ em tay chân như ống tre hóp nắng, người có chút lòng từ không khỏi xúc động. Một gói thuốc lá, một chai bia nửa uống nửa đổ của kẻ dư ăn có lẽ giúp được những trẻ em như vậy sống qua ngày, nhưng các nhà xã hội học, các nhà thống kê dân số, kể cả những vị ngồi trong tháp ngà vạch chương trình Trật tự thế giới mới, toàn cầu hóa sách lược không hề đặt vấn đề cán cân chênh lệch lãng phí và đói nghèo đang tồn tại trên thế giới. Các nước đói nghèo chưa hẳn vì thiếu tài nguyên, ví dụ, một thuộc địa của Pháp, tổng thống Bokasa ngồi trên đống kim cương mà dân vẫn khốn khó,điều nầy tùy thuộc khả năng lãnh đạo của giới cầm quyền, biết lo cho dân, dù đất nước nghèo tài nguyên, cũng có thể xoay xở; Người lãnh đạo tài năng và nhiệt tâm sẽ vực dậy một đất nước kiệt quệ như Nhật Bản sau khi bị hai quả bom nguyên tử tại Hirosima và Nagasaki, một đất nứơc mà địa hình không mấy thuận lợi kinh tế, quốc gia bị phân xẻ bởi ốc đảo, nhân dân bị thương tật phần lớn sau chiến tranh và tổn thương danh dự, va chạm tự ái dân tộc mà tinh thần võ sĩ đạo đè nặng tâm tư trước kẻ vũ biền, cộng thêm liên miên động đất, thế mà dân tộc xứ mặt trời vân hiên ngang đứng lên, chứng tỏ bản lãnh với thế giới về tinh thần quật cường, tự chủ và sáng tạo, chưa đến nửa thế kỷ, khoa học kỷ thuật Nhật tạo sự kính nể khắp năm châu, một căn nhà sụp đổ toàn diện, với đôi tay trắng nhanh chóng xây dựng khang trang quả là đáng nể, một bài học quý giá đầy trân trọng cho các nhà lãnh đạo trên thế giới, từ đây ta rút ra bài học nổ lực, sáng tạo có thể thoát khỏi đói nghèo, tài nguyên và sự hổ trợ từ ngoài là phần phụ, đó là tinh thần ái quốc đúng nghĩa. Bắc Triều Tiên đói không phải vì nghèo mà tất cả cho quốc phòng, Ấn Độ đói nghèo một phần ảnh hưởng nặng tín ngưỡng chịu an phận, một phần đất nước và dân số quá rộng lớn, nhiều tôn giáo, đa chủng tộc, lắm ngôn ngữ và tập quán, nhất là khi Hồi giáo bành trướng, giới cầm quyền khó thực thi một quốc sách tuyệt đối mà không đụng chạm các tôn giáo chủng tộc, từ lúc thánh Ganhdi đại biểu tiếng nói ái quốc đã ra đi sau đó kéo theo sự ra đi của Anh quốc, An Độ triền miên tranh chấp bởi các phe phái chính trị,gần đây các thành phần cực đoan đòi một Kashmir độc lập luôn gây bất ổn, vì vậy giới lãnh đạo khó mà ổn định xã hội, một đất nước thịnh vượng vẫn còn xa vời, một bài học nữa cho ta thấy ngoài tài năng và nhiệt tâm của nhà cầm quyền, còn cần một trình độ dân trí đủ đểxây dựng một đất nước phồn thịnh;Nhiều phần tử tự nhận ái quốc đã gây xáo trộn, đưa đất nước vào cảnh bất an nghèo đói.

Các nước tự nhận là chủ đạo đem lại một trật tự thế giới mới, cần hổ trợ nhiều mặt như lương thực, giáo dục, trật tự an ninh chính trị cho các quốc gia có nhu cầu, bởi lẽ lương thực không giải quyết nghèo đói triệt để, những quốc gia nghèo đói là những quốc gia không giải quyết được vấn đề nội bộ, các nước tiến bộ và các quốc gia lân cận có nhiệm vụ theo dỏi giúp đở, bổ sung những nhu cầu khiếm khuyết nếu muốn khu vực đó ổn định và hành tinh chúng ta không bị xáo trộn.

Nhưng dẫu sao, phân bố lương thực vẫn là điều cần phải có, theo tinh thần PG, trong một tập thể nên san xẻ quyền lợi đồng đều, thuật ngữ gọi là lợi hòa đồng quân, với tinh thần đồng loại như vậy,áp dụng trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ không có cảnh trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Lương thực là nguồn sống cơ bản về vật chất, phân bổ đồng đều và hợp lý là điều tất yếu, vì mọi sinh vật đều có quyền sống, có quyền hưởng thụ, vì vậy các tôn giáo như đạo Phật, thường khuyến khích tín đồ thực hành hạnh bố thí, trong đó cung cấp cơm ăn áo mặc cho kẻ thiếu thốn mà không hề có điều kiện, HT Nhất Hạnh, pháp sư Thanh Hải luôn giúp đở mọi người không phân biệt chủng tộc, tín ngưỡng, trong khi đời sống cá nhân của các ngài rất giản dị. Tinh thần hy sinh vị tha đó được nhân rộng trên hành tinh, vấn đề thiếu ăn một cách giả tạo sẽ không cón tồn tại, và lương thực sẽ không sợ tồn đọng thừa mứa, mất giá phải đổ xuống biển, thực phẩm và sự thụ hưởng sẽ quân bình hợp lý.
Nơi đây ta không đề cập xử dụng lương thực như một vũ khí tài trợ có điều kiện của nhà chính trị hay sự lạm dụng của những tôn giáo cực đoan làm phương tiện bành trướng tín ngưỡng, phải là một san sẻ công bình, vô tư, kèm theo sự khích lệ và giáo dục sản xuất tránh tình trạng ỷ lại, trây lười của người thọ nhận.


Ngừa và phá thai

Xã hội càng phát triển tình trạng ngừa và phá thai càng phổ biến, kể cả các nước chậm tiến, đó là trong những kế họach hóa gia đình kềm hãm gia tăng dân số, nhưng nghịch lý vẫn xẩy ra, dân số gia tăng đáng báo động, ngược lại, ngừa và phá thai kéo theo một số hậu quả và phản ứng khó lường.
Tôn giáo thần quyền lên tiếng chống đối vấn đề ngừa thai quyết liệt, đại biểu là tòa thánh Roma, vì họ cho là đi ngược lại quyền tạo hóa, nói một cách hoa mỹ – vi phạm đạo đức tôn giáo. Theo Gia tô giáo,thụ thai là kết quả tất yếu của cặp hôn nhân do thượng đế kết hợp, ngừa là ngăn chận sự phát triển tự nhiên, nghĩa là đi ngược lại ý muốn của thượng đế, là một cái tội. Nếu hiểu vi phạm đạo đức tôn giáo là hủy diệt mầm sống từ khởi nguyên thì đây không là một vi phạm và cũng không mang tính đạo đức; Tinh trùng chưa kết hợp noãn sào thì sự sống chưa có, ngăn ngừa một sự kiện chưa xẩy ra và hủy diệt một sự việc đã hình thành là hai vấn đề và mức độ khác nhau, vì vậy đây không phải là vấn đề đạo đức được đặt ra. Ngừa thai là một phần nhỏ trong việc kềm hãm dân số, ngừa thai có nhiều cách mà thế giới đã phổ biến, nhưng ngừa thai chỉ có giá trị và kết quả khi người dân có kiến thức tối thiểu và ý thức trách nhiệm. Mọi phương cách ngừa không tổn thương sức khỏe, không ảnh hưởng sinh mệnh đều có thể chấp nhận, nếu ngừa thai đem lại kết quả tốt cho xã hội, sẽ được xem là một đạo đức xã hội. Khi dân số phát triển đáng báo động, xã hội có trách nhiệm tìm mọi cách phòng ngừa, đó là phản ứng tự nhiên, do vậy ,tôn giáo là một phần trong xã hội không thể vô trách nhiệm hoặc chống đối vu vơ. Nếu không chấp nhận biện pháp phòng ngừa thì phải cung ứng một biện pháp tối ưu để thay thế. Chống đối mà không cung ứng một giải pháp sẽ ngăn trở bước phát triển xã hội

Ngừa thai hay kế hoạch hóa mang tính toàn cầu, cần có sách lược nhất quán và hợp tác quốc tế, biện pháp phòng ngừa đi đôi với giáo dục tuyên truyền, khuyến khích; Riêng PG vấn đề ngừa thai là một biện pháp xã hội, không ảnh hưởng tôn giáo, vì vậy PG không khuyến khích cũng không chống đối, khuyến khích ngừa thai sẽ tiếp tay cho lạm dụng quá mức của tuổi trẻ và những người thiếu trách nhiệm về tính dục, nếu chống đối sẽ đưa xã hội đến bế tắt, việc hạn chế tình dục mức độ hợp lý là trách nhiệm tôn giáo nói chung mà PG cần khuyến khích.
Vấn đề phá thai cũng là biện pháp xã hội nhưng liên quan đến đạo đức tôn giáo, dù là tôn giáo thần quyền hay tôn giáo nhân bản đều không chấp nhận, ngoại trừ những kẻ thực dụng, đôi khi họ xử dụng bào thai như một thực phẩm bổ dưỡng cho người và gia súc, thậm chí làm phân bón cho thảo mộc, dưới nhãn quan của họ, thai nhi chỉ là khối thịt vô hồn! Với PG, khi tinh và noãn kết tụ tượng hình, sự sống đã bắt đầu, bấy giờ phá thai là một hành động hủy diệt sự sống tương đương một hành động sát sinh. Ngày nay trên thế giới phổ biến tình trạng nầy một cách vô tội vạ, không những người vô tín ngưỡng, ngay cả tín đồ hoặc các nữ tu phạm giới cũng hành động hết sức vô tư, phải chăng lương tâm và đạo đức đến lúc phải báo động !

Con người sống không chỉ thuần vật chất và hưởng thụ, nếu thế thi xã hội loạn; Tình cảm và tinh thần trách nhiệm góp phần không nhỏ cho một xã hội tươi vui, hạnh phúc; Tình cảm không cho phép hành động thiếu tình người, hành xử do sự điều khiển của trí óc mà không có trí tuệ và con tim biến con người thành chiếc máy vô hồn độc ác của cảnh giới Atula. Khuynh hướng thực dụng của Tây phương đã phải trả giá khá đắt cho một xã hội như vậy, từ đó nẩy sinh bạo động, cực đoan, mất quân bình tâm linh. Cho dù Duy Vật chủ trương vật chất chủ đạo sản sinh tinh thần, nhưng không thể phủ nhận tính tác tác động và chủ động của tâm linh, ví dụ, trong một biến cố,kẻ không tự chủ sẽ hoảng hốt bối rối, ngược lại người có tâm thái an định sẽ không bị tác động, chẳng những thế, có thế giúp người chung quanh bình tỉnh và xoay xở tình thế. Như vậy tình cảm,tinh thần có một giá trị tuyệt đối giải quyết một xã hội đang bế tắt như Tây phương mà tiện nghi vật chất phủ lấp con người, một đời sống mọi sự được giải quyết bằng máy móc, kể cả tình cảm. Một khi con người sống được dẫn dắt bởi tâm linh, tình cảm, đạo đức tín ngưỡng nhân bản, việc hủy diệt mầm sống như phá thai sẽ được chấm dứt, thế vào đó bằng một phương pháp nhân đạo hơn, những biện pháp nhân đạo sẽ được các nhà đạo đức, xã hội, khoa học cùng bàn bạc tìm mẫu số chung giải quyết.

Đồng ý phá thai là một trong những cách ngăn chận dân số gia tăng, nhưng không là cách ngăn chận có thể chấp nhận đối với những người có lương tâm đạo đức, một biện pháp thiếu tình người chắc chắn xã hội sẽ bất an, hành tinh chúng ta đang đối mặt quá nhiều vấn đề thiếu tình người và lạm dụng tình người để hành động thú tính nên loạn lạc bất ổn thường xẩy ra; Dẫu sao, ngừa thai vẫn dể chấp nhận hơn phá thái vì không xâm phạm lãnh vực lương tâm, đạo đức quá mức!


Nhân bản vô tính

Ngày nay, khoa học tiến bộ vượt bực, có thể thay thế tạo hóa một số vấn đề như thiên nhiên, nhân chủng, cơ thể, lai giống thực vật… trong đó có khả năng sáng tạo con người qua nhân bản vô tính; Từ khi cừu Dolly ra đời, báo hiệu những bước kế tiếp cho các loại động vật khác như bò, chuột, heo…nhưng do phản ứng mạnh của xã hội và tôn giáo nên con người được ngưng lại phôi tế bào, tuy nhiên khoa học vẫn tiếp tục nuôi dưỡng trong ống nghiệm các phôi ấy để nghiên cứu, hy vọng tìm bước đột phá cho y học. Các nhà thần học phản đối mạnh vì khoa học đã cướp quyền tạo hóa, các nhà xã hội và đạo đức học hoảng hốt trước vấn đề đột ngột mà sau đó chưa biết việc gì sẽ xẩy ra, làm đảo lộn nhiều vấn đề liên quan đến luật pháp, tội phạm, đạo đức, tình cảm, sinh hoạt xã hội…Tuy nhiên một giáo phái nào đó cũng đã thành công trong vấn đề nhân bản vô tính mà họ đã tuyên bố chưa được kiểm chứng; nghĩa là một khi nhân bản vô tính được phép thực hiện, chắc chắn sẽ nẩy sinh nhiều vấn đề phức tạp khác trong cuộc sống. PG không chấp nhận một Thượng Đế hay một đấng tạo vật, mọi hiện tượng do Nhân và Duyên khởi hiện, mọi phát sinh do điều kiện khách quan và ý thức chủ quan của mọi sinh động vật tác thành, do vậy, nhân bản vô tính hay bất cứ hiện tượng nào trong đời sống phát sinh đều do tương duyên sinh khởi, đó không phải là vấn đề cướp quyền thượng đế hay vấn đề tội lổi mà quan trọng xử lý vấn đề theo khuynh hướng nào, với dụng ý gì, có lợi gì cho con người hay không! Con người có quyền đặt để mình trước lương tri của mình, chịu trách nhiệm chính mình, khoa học tiến bộ cũng chính con người và hủy diệt con người bằng phương tiện khoa học cũng chính con người, như vậy khi hành xử, phát minh, cấu thành phải đặt trên căn bản lợi ích chung chứ không phải đặt vấn đề trước quyền hạn Thượng Đế; Trong xã hội luôn có hai mặt xấu và tốt, vì vậy mọi hiện tượng khách quan không thể qui kết xấu hoặc tốt khi chưa có sự can thiệp, xử dụng của con người, những phát kiến của khoa học phục vụ cho đời sống tiện nghi và sức khỏe nhân loại luôn là điều tốt, nhưng những tâm địa xấu xử dụng thành tựu đó cho mục đích xấu là do người xử dụng chứ không do những thành tựu khoa học đó, Nhân bản vô tính là một trong những phát minh trí tuệ của lòai người, e ngại những hậu quả xấu hoặc tổn thương đạo đức bởi thành tựu vượt bậc đó là việc vô lý mà hãy đặt ra tiêu chuẩn đạo đức, giới hạn xử dụng hoặc tiên liệu những bất cập để có phương án hành xử chứ không thể cấm đoán sự phát triển của nó, như ta đã biết, những gì cấm đoán thường nẩy sinh lén lút, ngấm ngầm bộc phát còn nguy hiểm gấp bội, giả thử giáo phái nào đó hoặc nhóm tội phạm có tổ chức tiếp tực thực hiện nhân bản vô tính sản xuất hàng loạt Bin Laden hay Saddam ngoài tầm kiểm soát của quốc tế thử hỏi Interpol sẽ vất vả thế nào; Đồng tính luyến ái trước đây không được chấp nhận vì đạo đức tôn giáo, nhưng nó vẫn tồn tại và phát triển mạnh, công khai, vì vậy các quốc gia tiến bộ đã chấp thuận trong quân ngũ cũng như trong luật pháp, xem như một trong những hiện tượng tự nhiên của loài người. Hành tinh nầy hiện hữu, tồn tại do chúng ta, do tâm thức chúng ta duy trì, như vậy chúng ta không vội qui kết hoặc cấm đoán những phát minh của con người khi những phát minh đó được suy diễn theo chiều hướng xấu, chỉ ngăn chận những lạm dụng những phát minh với dụng ý xấu mà thôi



Phương dược

Y dược đi liền với lương thực, con người sống không chỉ nhờ thực phẩm mà còn cần và rất cần đến thuốc men; Bệnh tật gắn liền với đời người, một trong bốn nổi khổ của Tứ Diệu Đế PG. Hình như bất cứ chủng tộc nào trên thế giới cũng có phương dược đặt biệt của riêng mình, Trung Hoa có thuốc Bắc, VN có thuốc Nam va phương ngoại, Tây phương có tây dược, một số dân tộc ít ngừoi có lá rừng và bí quyết chửa trị thích hợp với thổ nhưỡng địa phương; nhưng gần đây,khi mà cuộc sống bị lạm dụng quá mức về hóa màu, thực phẩm biến chế theo công nghệ kèm hóa chất bảo quản và tăng hương vị, cây lương thực được kích thích tăng trưởng nhanh gia bội thời vụ bằng phân bón hóa học, môi trường bị ô nhiểm bởi khí thải từ nhà máy và cơ giới, hiệu ứng nhà kính…công thêm đời sống sa đọa, con người phải đối diện nhiều bệnh tật mà non nửa thế kỷ về trước chưa hề có, và chắc chắn sau nửa thế kỷ còn sanh thêm nhiều bệnh lý quái lạ. Chỉ trong vòng 30 năm trở lại, trên hành tinh chúng ta nghe đến từ HIV, Sida, ung thư, Sars, viêm gan siêu vi B, di chứng chất độc màu da cam, nhũng nảo, viêm màn nảo Nhật Bản…một số bệnh lạ xuất hiện hạn chế trong vài khu vực chưa được y học thế giới công bố vì không lây lan; tóm lại mỗi ngày xuất hiện một bệnh lạ như Sars và Sida hiện y giới đang mò mẫm thử nghiệm. Thời xa xưa y học chưa phát triển, những bệnh như sốt rét, hansen, lao đã là ghê gớm lắm, nhưng y khoa càng ngày càng tinh vi thì bệnh tật cũng xuất hiện nhiều dạng mới lạ, theo PG, cái nầy có thì cái kia có, cái nầy sinh thì cái kia sinh…cùng với mức tiến hóa của văn minh khoa học kỷ thuật, y học, xã hội phát triển tâm sinh lý lẫn bệnh lý.Con người mãi lòng vòng lẩn quẩn trong mớ rối bòng bong của cuộc sống, càng vùng vẩy càng bị vướng chặc vào mạng nhện nhân quả mà sẽ không có lối thoát ngoại trừ trở lại nếp sống chừng mực và đạo đức hơn!

Ngày nay, thông dụng nhất là Tây dược, vì tiện dụng, hiệu quả nhanh, bảo quản và vận chuyển dể, giá thành cũng có thể chấp nhận. Thế nhưng một số laboratory muốn độc quyền sản phẩm, nhất là dược phẩm điều trị về Aid hiện nay, chưa thỏa thuận nhượng quyền bào chế tại chổ cho những nước nhiễm nặng Hiv như châu Phi, để giá thành rẽ hơn hợp với mức sống của dân bản địa. Trên thế giới có khuynh hướng toàn cầu hóa mọi mạt, nhân loại cùng hưởng những thành quả khoa học, nhưng vẫn không tránh khỏi những lòng tham khống chế sản phẩm trong đó có y dược.

Con người sống bằng thảo mộc, bệnh hoạn cũng từ thảo mộc mà chửa, có diều tây y biết bào chế thành phẩm bằng khoa học kỷ thuật, tuy tiện dụng vẫn có những cái bất toàn, ngược lại phương ngoại của người Việt chửa khỏi một số bệnh mà tây y bó tay, bằng những phương thuốc thật đơn giản, ví dụ tiểu đường, hiện nay y học chỉ cầm cố lượng đường không tăng nhưng không thể trị tuyệt gốc, nhưng VN có rất nhiều phương cách trị, trong đó xử dụng lá mía heo nấu với râu bắp, hoặc ăn trứng kiến… Y dược cũng như lương thực không của riêng ai, mọi người có quyền được chia xẻ thông tin và hướng dẫn điều trị, chúng ta không thể tồn tại giữa những người bệnh hoạn.Trong xã hội không thiếu những con người muốn độc quyền chiếm hữu những thành quả tốt, thế nhưng lương tri nhân loại không cho phép thủ đắc những bí quyết có tác dụng đến sinh mệnh của con người. Y học thế giới luôn tìm tòi những phương dược tốt để cống hiến cho nhân loại, nhưng những nhà quản lý vẫn chưa phân bố rộng rãi đến tận những xứ nghèo nhất trên hành tinh để họ cùng hưởng những thành quả tốt đẹp đó, Trung Hoa và một số quốc gia thường có tính thủ đắc những bí quyết trong đó có dược phẩm, vì vậy những văn minh y dược của Trung quốc xuất hiện hàng ngàn năm trước mãi đến nay nhân loại chưa biết hết, ngay cả châm cứu là bộ môn có tác dụng đa diện, cũng chỉ được thế giới biết đến độ nửa thế kỷ nay. Chúng ta nặng tính cạnh tranh thương mãi nên thường để các bí quyết ưu việt mai một khi con cháu không có người kế thừa. Trong y học cả Đông lẫn Tây thường nêu lên Y đức, nhưng tùy mỗi người và mỗi nơi vận dụng y đức một cách khác nhau, thường hiểu thì thầy thuốc tận tụy với bệnh nhân một cách vô tư như hiền mẫu, nhưng không chịu nghĩ rằng phổ biến rộng rải những bí quyết và kinh ngiệm trong y dược cũng là một y đức, tuy nhiên vẫn có những tấm lòng hào hiệp mua thuốc giúp đở kẻ khốn trong công tác từ thiện, nhưng chỉ là cá nhân đơn lẻ chưa giải quyết được đại bộ phận con người đau khổ trên thế giới; Với tinh thần nầy PG gọi là Kiến hòa đồng giải, nghĩa là sẳn sàng chia xẻ những hiểu biết,kinh nghiệm cho nhau. Với chiến lược toàn cầu, thảo mộc, y dược, nguyên liệu được phân bố đồng đều trên toàn thế giới cùng với kiến thức chuyên môn, có lẽ nhân loại sẽ tránh được nhiều tai bệnh như hiện nay, đồng thời các thầy thuốc Đông Tây chịu hợp tác nghiên cứu bổ sung cho nhau những kinh nghiệm cá nhân, các bệnh lạ xuất hiện sẽ sớm được khắc phục.Ngoài vấn đề y dược , ngày nay thiền định được áp dụng rộng rãi tại các nước tiên tiến giúp giải quyết rất nhiều bệnh lý mà không để lại di chứng như một tác dụng phụ, vì vậy thiền định cũng được xem như một phương dược cần nhân rộng.Xã hội Tây phương tuy tiếp nhận PG chậm, được phát triển vào hậu bán thế kỷ 20, nhưng thực hiện thiền định vào đời sống khá phổ biến, nhờ công đức truyền bá của các bậc thiền sư uyên bác. Giá trị của thiền định mặc nhiên được chấp nhận vì hiệu quả tuyệt đối trong một nếp sống công nghiệp gây nhiều stress. Một xã hội khoa học vượt trội được song hành với tâm linh sẽ là một thiên đường lý tưởng, cân bằng nếp sống. Thảo dược và thiền định là một tài nguyên vô tận, không bị khủng hoảng như những tài nguyên khác, nên việc điều nghiên, bào chế, chửa trị, phổ biến, hướng dẫn,đi kèm với y đức chắc chắn nhân loại sẽ không còn khốn khổ vì bệnh tật và xáo trộn vì khủng hoảng tâm lý.

Kỳ Thị Chủng tộc và giới tính

Mặc dù nhân loại ngày nay tiến nhanh và xa trên nhiều lãnh vực, nhưng óc kỳ thị vẫn là vấn đề rào cản đạo đức xã hội và bình đẳng nhân cách, có lẽ óc kỳ thị bắt nguồn từ tín ngưỡng, tập quán từ thuở sơ khai,phần lớn các tôn giáo đề cao nam giới, xem nữ giới là thành phần lệ thuộc, một số tu sĩ Kitô giáo ngày nay còn coi đàn bà là rắn độc, ma quỷ, thánh kinh vẫn chấp nhận chế độ nô lệ là cần thiết, qui định kẻ nô lệ phải hết lòng phục vụ chủ nô, do những kỳ thị cơ bản đó ăn sâu vào niềm tin quần chúng nên khó xóa sạch khi những tôn giáo đó còn tồn tại. Vẫn còn những tôn giáo xem phụ nữ là vật sở hữu,đối xử một cách tệ hại như gia súc. Hoa kỳ là quốc gia tiến bộ nhất, thế mà không làm sao phá bỏ ranh giới da trắng và da màu, tuy nhiên luật pháp cố gắng thể hiện sự bình đẳng như cố vấn An Ninh quốc gia của tổng thống Bush là một phụ nữ da màu, trong quân đội hàm cấp tướng vẫn có da đen, thực tế trong cuộc sống xã hội vẫn không thiếu sự kỳ thị, nhưng được xem là cá biệt chứ không phải chủ trương của nhà nước; Tại Trung quốc, trọng nam khinh nữ vẫn thường xẩy ra trong đời sống thường nhật, bé gái sẽ bị hủy ngay trong bào thai hoặc sau khi ra đời, bởi quan niệm : Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Riêng PG, một tôn giáo tuy cổ kính nhưng nhiều tiến bộ, tôn trọng nhân phẩm mọi giới, riêng trong cộng đồng tu sĩ, nữ tu được chiếu cố và bảo vệ bằng luật giới nghiêm ngặt hơn do tính yếu đuối và bất toàn, tuy nhiên khả năng tâm linh và tu chứng vẫn có thể, đó là một sự bình đẳng tuyệt đối trong việc tôn trọng khả năng và nhân cách của mọi người. PG quan niệm mọi loài đều bình đẳng trước luật nhân quả, máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn như nhau, nếu phẩm giá có khác biệt là từ nhân cách chứ không từ màu da, sắc tộc hay giới tính.
Kỳ thị là một thành kiến sai lầm cản trở sự cảm thông và thiếu hòa khí, kéo theo nhiều khổ đau và khó tiến bộ; chồng chúa vợ tôi của thời phong kiến đã lỗi thời, nhưng nay vẫn diễn ra khắp nơi, nhất là các nước châu Á, trong đó có Hồi giáo, đàn bà trở thành một sở hữu chứ không là thành viên bình đẳng trong gia tộc; Không thiếu những trường hợp đàn ông hủy hoại sắc diện, sinh thể đàn bà khi họ không vùa ý, luật pháp không bảo vệ kẻ yếu, do đó đàn ông quá tay đối với phụ nữ, vì theo kinh thánh – phụ nữ xuất hiện từ một phần của đàn ông khi Chúa đợi Adam ngũ, lén rút bớt xương sườn để làm thành bà Eva, đàn bà luôn tùy thuộc đàn ông ! Óc kỳ thị chủng tộc phát xuất từ quan điểm cao ngạo, xem mình là chủng tộc ưu việt. Nền giáo dục hiện tại, trên thế giới phá bỏ ranh giới chủng tộc. sử học và nhân chủng học không tạo sự phân biệt, nhưng phân biệt, kỳ thị phát xuất từ tình cảm nhỏ nhen, hẹp hòi đó đã đưa đất nứoc tự nhận là văn minh tiến bộ thụt lùi nhân cách hàng bao thế kỷ.Mặc dù không một chương trình giáo dục nào công khai tạo sự kỳ thị, nhưng giới lãnh đạo nhà nước chịu trách nhiệm kỳ thị của những người dân cực đoan trong đất nước mình, nơi nào còn óc đố kỵ, kỳ thị, nơi đó khó hòa nhập bước tiến chung của cộng đồng nhân loại. Đức Phật bảo: không có giai cấp khi máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, đây quả là một danh ngôn của một vĩ nhân gần ba nghìn năm về trước mà loài người ngày nay chưa theo kịp ! Từ quan điểm nầy, tất cả đều bình đẳng và giá trị ngang nhau, không ai có quyền khinh rẽ, xem thường kẻ khác. Bình đẳng là đức tính cao cả trong PG. Ngày nay, trên thế giới nạn kỳ thị, không những là vấn đề nhức nhối cho thời đại tiến bộ, ngay cả PG, giáo thuyết Bình đẳng vẫn chưa được phổ biến suốt ba thiên niên kỷ đó, một trách nhiệm không thể tùy thuộc vào nghiệp lực cá biệt hay cộng nghiệp. Trách nhiệm của các tổ chức hoằng pháp, văn hóa và lãnh đạo PG không thể phú thác cho chiều hướng diễn biến đi xuống của xã hội con người; Gần đây, không tới 20 năm thiền sư Thanh Hải đã thành đạt khá lớn khi cảm hoá hàng triệu người ăn chay, tu thiện, cộng đồng đó gồm mọi quốc gia chủng tộc khác nhau xem như huynh đệ một nhà, không có óc kỳ thị, đào tạo một mẫu người thuần thiện lý tưởng và có tác dụng rộng lớn trên hành tinh hiện nay, trong khi đó các tôn giáo có mặt lâu đời vẫn chưa tạo được một lực lượng hòa đồng bình đẳng như vậy !

Nền giáo dục trên thế giới cần tạo sự thân thiện, phá bỏ mọi ranh giới phân cách giới tính, chủng tộc,sang hèn và những tế nhị tạo thành kiến mặc cảm lẫn nhau. PG cần chủ động trong vấn đề phổ biến tinh thần bình đẳng đó, bởi lẽ, đức Phật đã thể hiện bằng thân giáo, qua lời dạy lẫn hành chứng

Đồng tính luyến ái

Đây là vấn đề tồn tại trong mọi xã hội, mọi thời đại, nhưng rộ nở vào thập niên 60 trở lại đây; Dù hiện tượng nầy do rối loạn gen di truyền, do tập quán giao tiếp từ nhỏ hay do một ảnh hưởng nào đó từ tập khí tiền kiếp, nó vẫn là một thực trạng mà các nhà tôn giáo thủ cựu vẫn lên án, gần đây những nước tiến bộ đồng ý cho những cặp nầy kết hôn, nhập ngũ, luật pháp chấp nhận họ như một tất yếu của xã hội, thật vậy, cho dù không chấp nhận, nó vẫn công khai tồn tại, đây không phải là một tệ nạn mà là một bệnh hoạn,. Xã hội cần quan tâm giúp đở, đã là bệnh, có thể chửa khỏi bằng tâm lý và nghị lực, trong tôn giáo cũng không tránh khỏi trường hợp nầy, các linh mục, nhà sư đều vướng phải. Ngày xưa, cộng đồng tu sĩ PG còn giữ luật giới nghiêm túc, lý tưởng tu chứng còn mạnh, những bệnh nhân tu sĩ nầy tự mình vượt qua bản chất quái ác đó một cách thành công, vì vậy trong các tu viện không hề xẩy ra lạm dụng tình dục cùng giới tính như ngoài xã hội, như vậy bệnh nhân đồng tính luyến ái, tự mình không cải tạo tâm lý, buông xuôi theo bản năng và hoàn cảnh xã hội, từ đó tự do bộc phát như một bệnh dịch, lan truyền sang những thành phần không có bệnh nhưng muốn thử nghiệm một khoái cảm kỳ lạ đó. Trên thế giới chưa có tổ chức nào có kế hoạch chửa trị một loại bệnh như vậy, vì họ không xem đó là trạng thái tâm lý. Các tôn giáo cực đoan xem nó là loại tội phạm đạo đức, một loại sa đọa cần lên án nhưng không có phương án điều trị; Môn tâm lý học PG đủ khả năng phân tích nguồn gốc, vì vậy có cách chửa khỏi, nhưng không ai chịu làm việc đó. Chúng ta đồng ý một loại tình cảm như vậy thật khác thường, xã hội khó chấp nhận, nhưng không thể xếp nó vào loại tội phạm xã hội hay tội phạm đạo đức, ngay cả đạo đức tôn giáo cũng không quy định các loại tình cảm như thế nào là hợp lý, quan hệ tình cảm giữa con người với con người trong xã hội là điều tất yếu chứ không quy định tình cảm phải là giữa hai giới tính khác nhau. Trong PG có nói đến vấn đề bán nam bán nữ, phi nhân, như vậy nó là một thực trạng có từ ngàn xưa, vấn đề là chúng ta tìm cách hoán cải chứ không chối bỏ hay cấm đoán lên án, xã hội đang đối diện với tình trạng ngày một phát triển mạnh của nó mà không có cách giải quyết, PG phải có một bộ phận chuyên đề nghiên cứu để góp phần hoán chuyển cho xã hội có một thể trạng tình cảm hợp lý hơn; Nhân quả của PG là hệ triết lý cơ bản cho việc hành xử trong xã hội, nhưng phần lớn vin vào định luật đó trở nên thụ động vì không muốn can dự vào biệt nghiệp của họ, cái hiểu phiến diện về nhân quả dể đưa đến mâu thuẩn vô lý, vì vậy mà công tác xã hội của PG thường thụ động hơn ! Các hoạt động cải tạo xã hội, những tôn giáo thần quyền thường gặp bế tắt, nên phương án hành xử thường nặng về những điều kiện xã hội hơn là cơ bản giáo lý, giải quyết trên toàn đồ vĩ mô khó có lối thoát khả dĩ, giải quyết cục bộ thường là bất toàn,không nhất quán.

Đồng tính luyến ái là loại tình cảm khá phức tạp, không chỉ thuần tình cảm, nó kéo theo một loại tình dục không bình thường, do đó không thể giải tỏa toàn triệt sự ham muốn và ức chế, nên cuộc sống càng lún sâu và đi xuống một cách tệ hại, thử tưởng tượng ngày nào đó trên hành tinh có đến 2/3 trường hợp đồng tính hay hơn thế nữa thì xã hội loài người sẽ về đâu ! xã hội không thể bó tay hay cấm đoán, PG kết hợp với các tổ chức xã hội tìm phương án giải tỏa vấn đề nầy một cách hợp lý bằng giáo dục tâm lý !

Biển thủ và trộm cắp

Ngày nay, toàn thế giới, kể cả các nước giàu, cán bộ viên chức cũng bị tính biển thủ cám dổ, tham nhũng, hối lộ và nhận hối lộ cũng trở thành một hành động không thể thiếu đối với một số kẻ thoái hóa, không những làm cho quần chúng mất niềm tin, còn đưa đất nước vào con đường trì trệ, chính phủ mất uy tín trong việc hợp tác đầu tư với nước ngoài, còn kéo theo nhiều phức tạp khác. Một chính phủ mạnh không thể dung túng tệ nạn nầy, vấn đề trừng phạt chỉ là liệu pháp tạm thời, trị tận gốc phải là giáo dục đạo đức xã hội và đạo đức tôn giáo, PG là tôn giáo đặt nặng lòng tham như một tai họa cho bản thân, giáo dục ý thức là nền tảng cơ bản. Nhật Bản trước và sau đệ nhị thế chiến có nhiều thế hệ cán bộ và nhân dân rất trong sáng và trung thực, nhờ vậy họ đã xây dựng đất nước cường thịnh với hai bàn tay khánh kiệt, thế nhưng, ngày nay, một số vẫn vướng phải tính biển thủ đó. Trộm cắp có nhiều dạng và nhiều mức độ, biển thủ là trộm cắp, tham nhũng là trộm cắp, lười biếng trong giờ làm việc tại công sở là trộm cắp thời gian, chứ không chỉ là hành động tham lam vật chất.
Như vậy, khuyết tật trên là một căn bệnh tâm lý chứ không chỉ là nghèo đói, có những người không nghèo nhưng vẫn ăn cáp vặt,không đói mà vẫn thích trộm, công việc không nặng nhọc mà vẫn thích ăn cắp giờ làm việc Tuy không là lớn nhưng một tệ nạn làm mất mát thất thu cho toàn xã hội. Giáo dục công dân trong học đường chưa đủ tạo ý thức cho những kẻ lớn tật đó, nhân cách mẫu mực của một con người toàn diện trong PG có thể đóng góp cho xã hội những cán bộ và công dân tốt mà Gia Đình Phật Tử VN đã đáp ứng gần non thế kỷ tại VN, các chính phủ nên mời PG tham gia giáo dục xây dựng cho đất nước những mẫu người tốt như vậy. đó là những mẫu người có niềm tin, có trách nhiệm, có ý thức và sợ nhân quả!

Bạo Động - Khủng bố

Bạo động là thái độ phát sinh từ mâu thuẩn không được giải quyết ổn thỏa, đây là một hình thái thất bại của kẻ yêu sách và người bị yêu sách. Mâu thuẩn luôn là vấn đề tồn tại của quy luật phát triển, nếu mâu thuẩn được giải quyết hợp lý, hai bên có thể chấp nhận, vấn đề trở thành thuận lợi và hậu thuẩn cho nhau, ngược lại, kẻ nắm quyền quyết định, vì tự ái, ỷ lại sức mạnh, hay lý do nào đó bức bách đối phương, liền có bạo động phát sanh; kinh nghiệm cho thấy, không tôn trọng lẫn nhau trong cung cách cư xử một vấn đề, mâu thuẩn luôn bùng nổ, đó là bài học muôn đời, nhưng kẻ mạnh muôn đời vẫn tạo ra cho kẻ thất bại chọn con đường bạo động để đối kháng vì bất mãn chứ không chỉ là giành thắng lợi. Các cường quốc đẩy các nước nhược tiểu vào thế bạo động, chính quyền đẩy các đối lập vào thế bạo động mà bước đầu không ai chịu đối thoại tìm phương cách dể chấp nhận nhất. Máu đổ thịt rơi luôn là dân lương thiện gánh chịu. Một khi bạo động thể hiện cái bất lực của kẻ yếu, thì khủng bố trở thành vấn đề trầm trọng của kẻ yếu muốn giành vị thế cân bằng với kẻ mạnh ở lảnh vực chiến thuật, nhưng dầu thế nào, bạo động cũng không giải quyết được vấn đề, ngoại trừ kết hợp với chính trị và ngoại giao. Kẻ hành xử bạo động và người tạo ra bạo động, hai bên không ai muốn, nhưng không bên nào chịu đàm phán tìm ra mẫu số chung khi sự việc chớm nở mâu thuẩn, nói theo PG – vì cái ngã, cái ta quá lớn, sanh ra cố chấp, bảo thủ, không chịu tương nhượng lẫn nhau, kh6ng lắng nghe ý kiến kẻ khác, cộng thêm lòng tham vô lý nên phát sinh vấn đề; trong lịch sử VN, có những triều đại vua thóai vị một cách tự nguyện sau khi đem lại an lành thịnh vượng cho dân, xem vương vị như đôi dép rách, như vậy đất nước làm sao có chiến tranh, đó chính là những triều đại mà PG đã thấm sâu trong huyết quản người lãnh đạo đất nước, hàng mấy thế kỷ, đất nước VN sống trong hòa bình, trật tự, dưới sự lãnh đạo của nhà vua phật tử ấy; Chứng tỏ, bạo động, khủng bố không phải là vấn đề không thể giải quyết, nhưng vì không tìm phương cách giải quyết vấn đề cho êm đẹp. Mọi hiện tượng đều có nguyên nhân, kẻ cầm quyền hay người ở thế mạnh thường phớt lờ yêu sách của đối phương, dùng biện pháp trấn áp hiện tượng phát sanh chứ không chịu tìm nguyên nhân để giải quyết ổn thỏa vấn đề! Ở mặt khác, bạo động, khủng bố không là phương cách luôn đem lại hiệu quả, hành động bạo lực, khủng bố chỉ là hành động cuối cùng của sự bất lực nếu con đường ngoại giao, đàm phán, hòa giải không mang lại kết quả,không phải con đường bạo động khủng bố nào cũng bị lên án, nếu đó là biện pháp cuối cùng,bị dồn vào chân tường, vì sự tồn vong của cá nhân cũng như tập thể, quốc gia, ví dụ, thế giới không thể lên án Palestine khi Sharon cố tâm hủy diệt dân tộc họ, một dân tộc nhỏ bé không có lảnh thổ, một lảnh đạo đất nước nầy ngang nhiên cấm cố lãnh đạo một đất nước khác ngang quyền, như trường hợp của Sharon và Yesser Arafat, cậy thế Mỹ, Sharon cho mình có quyền đem quân tàn sát dân thường Palestine bất cứ lúc nào, phá hoại, giết chóc tự do như vào vườn không nhà trống, đó là thái độ hống hách mà nhân loại có lương tâm không thể chấp nhận, đương nhiên người dân Palestine không thể khoanh tay chờ chết, giải pháp cuối cùng phải là bạo động và khủng bố có thể chấp nhận được.cái thế chẳng đặng đừng đó,nói lên tinh thần bất khuất của kẻ yếu và bản năng tự tồn của dân tộc, buộc Sharon phải vào bàn đàm phán một cách miễn cưỡng. VN nằm trong kỷ nguyên thuộc địa của đế quốc sau đệ nhị thế chiến, khi mà các siêu cường khoanh vùng, phân chia lãnh thổ như Triều Tiên, Đức, - VN cũng bị chia đôi, nhưng không chấp nhận thụ động như các nước cùng số phận, vì vậy liên tục dùng vũ lực, võ trang để đối kháng, hành động nầy mở ra một kỷ nguyên thống nhất toàn thế giới cho những nước bị phân chia, qua nhiều hình thức khác nhau, riêng Bắc Triều Tiên vẫn còn lúng túng, bảo thủ và thụ động do giới lãnh đạo thiếu linh hoạt.

Chính sách thuộc địa hết tác dụng khi dân trí nâng cao, các siêu cường xoay qua chính sách bá chủ kinh tế, tuy gọi là tự do hóa mậu dịch, nhưng thủ đoạn khống chế o ép nhau để dành phần lợi cho mình luôn là điều quan tâm của những lòng tham. Toàn cầu hóa ngoài ý nghĩa giao lưu, thông thương và nâng cấp mọi lãnh vực trên hành tinh một cách đồng bộ, mà thời gian và không gian không còn ngăn cách các nước với nhau, nhưng đồng thời cũng đẩy các nước chậm tiến, nghèo vào con đường đầy bất trắc, một đứa bé phải cố chạy theo một người to khỏe, đương nhiên một số thiệt thòi khác về tài nguyên, nhân lực, thị trường…sẽ theo sau những trao đổi về mậu dịch, thương trường, kể cả chính trị; Ví dụ Iraq, vũ khí giết người hàng loạt, một chiêu bài đầy thuyết phục để che đậy một quyền lợi đầy lợi nhuận về dầu khí, về thị trường tiêu thụ vũ khí, những trao đổi khác liên quan đến dầu mỏ và kinh tế khi Saddam Hussein không thỏa mãn những yêu sách của Mỹ; Chất xám của Liên Xô sau khi sụp đổ đã chảy về Mỹ phần lớn, đó là nguyồn lợi to lớn làm nên phồn thịnh nền kinh tế vốn dĩ đã phì nhiêu của một cường quốc; Kinh tế thị trường có tính năng động, đồng thời đầy rủi ro khi các tay nghèo vay vốn để kinh doanh hoặc hợp tác kinh doanh mà mình chưa đủ kinh nghiệm, đương nhiên phần thắng sẽ nghiêng về kẻ giàu có và thế lực nghiệp vụ; Con người đang hướng đến kinh tế toàn diện, người người làm giàu, nhà nhà làm giàu, các nước đua nhau làm giàu, đương nhiên sát phạt nhau là điều không tránh khỏi, bây giờ, không phải là vũ lực, mà kinh tế sẽ là vũ khí đầy hiệu năng để khống chế lẫn nhau, nước mạnh lấy chính trị để phục vụ kinh tế, nước nghèo phải lấy kinh tế để bảo vệ chính trị, cứ thế mà quyền lợi và bất mãn cứ vần vũ lẫn nhau, đối kháng và mâu thuẩn luôn xuất hiện, bạo động và khủng bố luôn đi đôi. Với tinh thần Lợi hòa đồng quân của PG áp dụng rộng rãi cho sách lược toàn cầu hóa, chắc chắn các quốc gia trong ngôi làng hành tinh của chúng ta sẽ hưởng mọi quyền lợi bình đẳng như những thành viên trong một gia đình – một thế giới Đại Đồng lý tưởng có thể thực hiện.
Như vậy vấn đề bạo lực và khủng bố không chỉ đơn thuần là khủng bố và bạo lực mà nguyên nhân chính là quyền lợi về kinh tế hoặc chính trị, tôn giáo hoặc sinh tồn… ngoại trừ một số bạo động khủng bố do bên ngoài giựt giây quấy rối mà kẻ bị giựt giây thiếu ý thức tinh thần dân tộc. Cho dù thế nào, bạo động và khủng bố vẫn là niềm đau nhức nhối đối với nhân loại khi mà xem thường sự sống của nhau, phương cách giải quyết là cảm thông, đặt địa vị mình vào đối phương, chịu lắng nghe nhau, có thiện chí giúp nhau; cách ngăn ngừa bạo động và khủng bố là giáo dục quần chúng về tình thương, tôn trọng sự sống, không ép chế lấn lướt nhau, bình đẳng về quyền lợi, đó là tinh thần của PG cần phổ biến như một sách lượt toàn cầu hóa, vì bạo lực không giải quyết triệt để được bạo động

Tự Sát và Sát hại

Tự tử và tự sát, tuy biểu hiện một hành động tự kết liễu đời mình, nhưng theo một ý nghĩa phổ biến, tự sát có ý nghĩa vì một liên đới tập thể, quốc gia, ví dụ đánh bom tự sát, trong cuộc tự sát nầy vì mục đích danh dự và quyền lợi quốc gia, đồng thời lấy cái chết của mình để sát hại thêm nhiều người và làm thiệt hại cơ sở vật chất; Tự tử có nhiều nguyên nhân, vì quyền lợi cá nhân, thất vọng tình cảm, thất bại công danh, liên đới trách nhiệm…tất cả chỉ một mục đích kết liễu cuộc sống để nói lên vấn đề riêng và chung! Đối với nhà Phật, mọi động vật đều có giá trị sinh mệnh tuyệt đối, không ai có quyền cưỡng đoạt, hủy diệt, kể cả chính mạng sống của mình. Sát là một trong những giới quan trọng nhất của một tín đồ, nó đứng đầu trong 5 giới của tín đồ tại gia, người Phật tử luôn tôn trọng sự sống của người và vật; dưới nhãn quan triết học – sự sống là cuộc liên diển chuổi dây nhân quả, xác định một hệ quả đã được cấu thành do nhân trước khởi lập, không thể ngăn chận hệ quả, nhưng khởi nhân có thể ngăn chận, quả theo nhân như hình với bóng, không đến vào lúc nầy, quả cũng sẽ phải đến lúc khác trong một thời điểm thích hợp; Ngoài vấn đề nhân và quả, trạng thái tâm lý góp phần quan trọng, mọi sinh động vật đều tham sống sợ chết, cảm thọ đau đớn là một tâm trạng cực kỳ xấu, biến sinh phẩn nộ, căm thù, cứ thế mà nhân quả tiếp tục lẩn quẩn không lối thoát; Một người tự sát, kéo theo bao phiền lụy cho những người còn lại, thường là tâm thái xấu; Tự sát là đánh mất tư chất đạo đức, hạt giống của bất lực và đầu hàng, dù là hành động tự nguyện cho một lý tưởng, vẫn không là nhân cách đạo đức; Ngày nay chúng ta lạm dụng sinh mạng một cách quá đáng, tình trạng cho dù cực xấu, vẫn có thể giải quyết bằng nhiều phương án mà không cần phải tự sát.
Sát hại là tước đoạt một sinh mệnh, nhân danh lòng hận thù, tinh thần ái quốc, vì luật pháp hay bất cứ lý do nào, tất cả không thể hoan nghênh, ngay cả cơn bệnh hành hạ đau đớn một sinh thể, một cơn bệnh bất lực, tuyệt vọng, một mủi thuốc kết liểu sự sống xem như một ân huệ, bác sĩ có lương tâm cũng không thể can đảm làm việc đó, không chỉ do lương tâm chức nghiệp mà còn là đạo đức bẩm sinh, trước tình trạng tiến thoái lưỡng nan như vậy, lý trí có thể xử dụng, nhưng lý trí không phải lúc nào cũng đúng; Sát hại do hận thù hay vì danh dự tập thể, cũng không thể chấp nhận, vì nó không giải quyết được tận căn vấn đề, chỉ giải tỏa cơn thịnh nộ và tính hiếu sát. Sát hại vì luật pháp như tử hình chỉ là kết thúc vấn đề cho tương xứng với tội danh chứ không diệt trừ tận căn tội trạng, bằng cớ trong xã hội, càng nhiều án tử hình, tội phạm càng gia tăng, đó là quy luật tương thích. Các nước tiến bộ không xem tử hình là biện pháp hữu hiệu và nhân đạo; Do đó, tử hình là lấy đi một sinh mạng biểu hiện tội lổi chứ không giải quyết tội lổi trong xã hội, một biện pháp thiếu hiệu năng lưu lại nhiều di chứng xấu: Giáo dục luôn là biện pháp tối cần, nâng cao trình độ hiểu biết, ý thức được phải trái, ngăn ngừa phạm tội từ trong ý nghĩ hơn là áp dụng trừng phạt sau khi sự cố xẩy ra! Sát hại vì tư thù, bất đồng hay bất cứ lý do gì cũng chỉ là giải pháp nhất thời trong tâm thái không bình thường, về lâu về dài luôn lưu lại trong tâm thức một ám ảnh khó phai, lương tâm luôn ray rức, một di chứng không thể tránh của luật nhân quả; cơ bản tính nhân đạo đã đánh mất, có nghĩa đã đánh mất tính người, đó là một nguy hiểm tiềm ẩn cho xã hội. Tại Âu Mỹ cũng như vài nước trên thế giới vẫn xẩy ra giết người hàng loạt của những kẻ hiếu sát, có thể những kẻ như vậy vướng vào bệnh hoang tưởng, một trạng thái tâm lý không bình thường, biện pháp ngăn chận không chỉ giam giữ, cách ly xã hội, cần nghiên cứu tâm lý để có những giải pháp giáo đục nhân tính; Những kẻ phạm vào nghiệp sát, cho dù sát hại động vật hạ đẳng đến sát hại con người,tự sát đều biểu hiện con đường tâm lý bế tắt, từ bé, thiếu giáo dục tín ngưỡng nhân bản như PG, không tôn trọng sự sống mọi loài, thiếu tình thương, đây là một thất bại không những của bản thân tội phạm, còn là của xã hội và tôn giáo; PG có mặt, không chỉ để con người đến với đạo Phật, đạo Phật cũng phải chủ động đến với con người để giáo dục tinh thần trách nhiệm và lòng nhân trong xã hội.

Từ Thiện xã hội

Từ thiện là một động thái mang tính nhân đạo, một tư duy vị tha, hoặc do bẩm sinh, hoặc do giáo dục. Một lời an ủi, một giúp đở nhỏ cho một cá nhân, hay một nghĩa cử lợi ích cho cộng đồng, đều là việc làm từ thiện. Bản chất từ thiện cần được nhân rộng, vì sự tương quan trong cuộc sống, giúp đở nhau trong lúc cần, đó là yếu tố tối cần xây dựng một xã hội yên bình, đồng thời đem lại một an lành trong tâm thái. Tuy nhiên từ thiện đôi khi cũng bị lạm dụng, lớp áo phủ cho một dụng ý xấu, chính trị dùng từ thiện như một phương tiện để củng cố uy thế, đôi khi tôn giáo xử dụng từ thiện làm lợi thế truyền bá đức tin. Một tổ chức từ thiện phi chính phủ, phi tôn giáo thường mang tính khách quan vô tư hơn, nhưng đôi khi vẫn có thủ lợi. Đối với PG, từ thiện là một công hạnh bồ tát, một bố thí ba la mật,làm mà không thấy mình làm, không thấy người được giúp và phương tiện giúp, do tinh thần đó,cứu đói, trợ giúp thiên tai bảo lụt, các chuyến từ thiện của PG cứ như làm lấy lệ, một cách máy móc, mang đồ đến nơi, giao khoán cho địa phương rồi về,. Quên rằng, thái độ ân cần an ủi hỏi thăm quan trọng hơn phẩm vật, vì đó là nguồn an ủi tinh thần. Bố thí ba la mật là tinh thần thóat ly của bồ tát, chúng ta không áp dụng một cách khôi hài cho phàm phu của chúng ta; chúng ta phải biết đối tượng cần giúp đở những gì cụ thể, làm từ thiện như một hành động bố thí cho xong việc, đó không phải công hạnh bồ tát, vả lại, giúp cho họ ăn xong lúc đó,tình trạng nghèo đói đâu hoàn lại đó, bản chất tội lổi tiếp tục tồn tại nơi họ, chúng ta vô tình tiếp tay cho tội lổi, chúng ta không dùng từ thiện để truyền bá tín ngưỡng như những tôn giáo khác, nhưng chúng ta cũng phải cho họ hiểu nạn tai hiện tại là quả của nhân xấu quá khứ, nhận của giúp đở là món nợ nếu họ không hoán cải tâm xấu, hoặc ít nữa họ cũng biết chia xẻ cảm thông với người đồng cảnh ngộ, việc từ thiện mục đích không những giải quyết nhu cầu cấp thời, còn là dịp giúp họ cải thiện tư tưởng và hành động tốt hơn, từ thiện như vậy mới đúng nghĩa của PG. Từ lâu, những chuyến cứu trợ của PG như bỏ muối vào biển, có những vùng thuộc giáo phận của các tôn giáo giúp đở như dân tộc thiểu số của Tin Lành, họ được cứu trợ dôi dào do tiền bên ngoài hổ trợ, PG lại đến cho thêm, cứ tuồn hàng xuống giao khoán rồi trở về một cách vô tư như xong trách nhiệm, nhưng chúng ta đã phạm nhiều lỗi lầm trong thái cách đó, thứ nhất, còn nhiều nơi không thuộc tôn giáo nào, ở xa, họ thiếu mọi bề vì không ai giúp đở, chúng ta lại dồn vào chốn thừa mứa đó; thứ hai, giáo sĩ của họ nghĩ rằng PG đến để quyến rủ tín đồ như họ đã làm, thứ ba, phẩm vật cứu trợ của chúng ta là mồ hôi nước mắt của quần chúng Phật tử chứ không do nước ngoài yểm trợ, những người được cứu trợ lại tin rằng đó là món quà từ thượng đế mà hằng ngày họ cầu nguyện; thứ tư, trước khi cứu trợ không điều nghiên kỷ mà chỉ nhận thông tin qua báo đài, không cử tiền trạm để nắm dân số phân phối đồng đều, thậm chí có những gia cảnh đáng thương mà món quà an ủi không đến tay họ. Tóm lại công việc từ thiện là cốt lỏi tu phước của phật tử, là công hạnh của bồ tát cần xử dụng nghiêm túc, có ý thức thì việc làm có nhiều kết quả tốt hơn; Từ thiện là sở trường của PG, nhưng bấy lâu chúng ta chỉ thấy hình ảnh của các soeur, các linh mục trong bệnh viện, trường học, trại phong, tế bần, viện dưỡng lão; các vùng sâu, vùng xa, các tu sĩ trẻ PG ngại khó, bồ tát hạnh chỉ là lý thuyết trang bị như một cánh hoa sặc sở trên cành cây PG, chúng ta chưa bắt tay thực sự của một công hạnh ba la mật đầy trí tuệ của đức Phật.
Trong mọi thời đại, mọi xã hội, từ thiện luôn tối cần để phước huệ song tu, muốn nạn nhân có dịp thọ nhận ân phước và biết tạo ân phước từ PG, chúng ta phải nhập cuộc thật sự bằng tuệ tri để việc làm không vô nghĩa như bấy lâu nay.Chỉ có từ thiện của PG mới vô tư, công bằng cần được thực hiện trong cuộc sống.
Trường học xóa nạn mù chữ, quán cơm lao động, bệnh viện y tế…đều là những điểm thể hiện việc làm từ thiện mà PG cần có mặt song hành với bộ phận chuyên tu giải thoát, đây là lãnh vực phước báu của tu sĩ trẻ và cư sĩ đem đạo vào đời giúp xã hội tốt đẹp hơn!

Kinh tế và thị trường

Mức sống nhân loại ngày càng khá hơn từ đầu thế kỷ XXI, do khoa học kỷ thuật bùng phát, xa lộ thông tin phổ cập, nhân loại toàn cầu bắt kịp liên lạc tin tức lẫn nhau, giao thương rút ngắn không gian và thời gian, văn hóa giao lưu hòa hợp, trình độ tuy chưa đồng đều nhưng được nâng cấp đồng bộ, do vậy mức sống đại bộ phận trên hành tinh được cải thiện đáng kể, ngoại trừ một số quốc gia do giới lảnh đạo bảo thủ, kém nhạy bén nên người dân còn nghèo đói dưới mức trung bình. Con người có quyền hưởng thụ những thành quả lao động của mình, đó là nguyên tắc, nhưng hưởng thụ thế nào cho hợp lý, không ảnh hưởng kẻ khác là vấn đề quan trọng; Giữa đám dân châu Phi bụng ưởng, má tóp, tay chân khẳn khiu, một người béo phệ,cầm đùi gà,nốc lon beer, nhịp chân nghe nhạc, chắc không dể coi chút nào. Mức sống quá chênh lệch hiện nay một số vùng trên thế giới, không chỉ do trách nhiệm của nhà cầm quyền sở tại, do Liên Hiệp Quốc mà còn có trách nhiệm của các tôn giáo nói chung và PG nói riêng, con người có quyền thừa hưởng những thành quả sáng tạo và sản xuất của nhau, cũng như các thành viên trong một gia đình,tuy mức thu nhập chênh lệch nhau, nhưng có quyền thừa hưởng những thành quả của người khác biết chia xẻ cho nhau, vấn đề là người biết san xẻ với người, tinh thần nhân đạo đối với nhân loại, đây không chỉ là lòng từ bẩm sinh,các tôn giáo phải có trách nhiệm giáo dục. Kinh tế mỗi nước, mỗi vùng, mỗi gia đình tùy thuộc nhiều điều kiện, nhưng con người có thể xóa sạch hố ngăn cách giữa giàu và nghèo đó là mục tiêu của nhân loại ngày nay, dù là duy vật, duy tâm hay tư bản chủ nghĩa, tinh thần bình đẳng đại đồng của PG, không chỉ trên giai cấp, nhân thể, tâm linh mà còn ở lảnh vực kinh tế, quyền lợi trên tinh thần Lục hòa của đạo Phật.
Kinh tế phát triển do thị trường thông thoáng thông qua giao thương và tự do phát triển; xa xưa, khi nhân loại chưa tiến bộ,thị trường hàng hóa được trao đổi bằng giá trị sản phẩm được hai bên đồng thuận, tiền mặt chưa được biết đến; đi lại bằng phương tiện thô sơ, khó khăn, do vậy một số nơi đã lập thành khu chợ phiên giữa vùng nầy với vùng nọ, mãi đến lúc con người vì nhu cầu cao, cần những sản phẩm mới lạ, cần tiêu thụ những sản phẩm tự tạo, từ đó có những giao lưu các dân tộc, các quốc gia với nhau trong vùng có dân cư đông đúc tại ven biển, ven sông và các thị tứ, thị trường từ đó triển khai; ngày nay, thị trường triển khai đa dạng, không còn đóng khung ở lương thực, thực phẩm, thị trường tiền tệ, giao dịch chứng khoán, mỗi ngày mỗi phát sinh những nhu cầu do tiện nghi và tiến bộ đem lại, do vậy thị trường cũng đa dạng kéo theo những đa dạng phức tạp và nhạy cảm. Một đất nước dân trí cao, tự do phát triển, thị trường mở rộng, kinh tế sẽ được nâng cao, dân giàu nước mạnh là điều tất yếu, qui luật phát triển tự nhiên của xã hội là vậy. Nhưng vấn đề không chỉ đơn thuần như thế, một con gà, con bò, sắc tộc thiểu số đem bán trị giá một trăm đồng, bớt một đồng họ không chịu, tăng thêm gấp đôi, họ cũng không bán, họ không biết hai trăm đồng giá trị gấp đôi một trăm, hiểu biết của họ đơn giản ở một vị trí nhất định, nhưng ngày nay, hacker ngồi ở xó xỉnh tận rừng rú, có thể lừa đảo thế giới, rút tiền ngân hàng của nhà nước một cách tinh vi và làm chao đảo thị trường qua mạng internet một cách dể dàng. Một số nước mạnh thường dùng kinh tế để o ép nước khác, dùng thị trường làm lợi thế để mặc cả chính trị và những quyền lợi khác, từ góc độ nầy, ta thấy vấn đề đạo đức được đặt ra, đạo đức thị trường, đạo đức kinh tế thông qua đạo đức nhân cách khởi xuất từ tôn giáo. ( thật ra đạo đức tôn giáo cũng đã sản sanh ra một tu sĩ cao cấp của Roma thụt két tham ô ở cương vị giám đốc ngân hàng của tòa thánh, và La Mã cũng đã dùng kinh tế để áp lực nhiều vụ bất minh trên con đường truyền giáo suốt 2000 năm qua, thị trường tài chánh cũng bị giáo hội thao túng không ít, như vậy vấn đề đạo đức tôn giáo như Ki tô giáo cũng không thể giúp nhân loại đạt tiêu chuẩn lý tưởng trên lảnh vực kinh tế và thị trường. ) Đạo phật, trên lý thuyết đào tạo một tu sĩ đúng nghĩa, một tín đồ gương mẫu, luôn đề cập lòng tham và tính vị tha, có nghĩa không có tính tham phương hại kẻ khác, không nên vị kỷ mà hãy nghĩ đến tha nhân, đạo luật nhân quả hướng dẫn hành động của mình, chúng ta muốn nói đến mẫu người lý tưởng của PG; một người chấp nhận học thuyết vị tha của PG, tự mình tiêu chuẩn hóa, đạo đức hóa nhân cách, thì trách nhiệm trong xã hội không thể có vấn đề tiêu cực, hướng mục tiêu phát triển kinh tế đồng bộ và toàn triệt, không hạn cục ở chủng tộc, quốc gia, giai cấp…thị trường phân bố rộng rãi, trải đều trong mọi xã hội bình đẳng, không bị áp lực chính trị chi phối,( có nghĩa không để buông tuồng sa đọa trong sung mãn hầu cai trị,hay vật vả trong đói nghèo, bóp nghẹt bao tử để quản lý ) điều hành kinh tế và thị trường như vậy luôn xẩy đến bất tòan trong xã hội, nguyên nhân mọi tiêu cực phát sinh, một xã hội bình đẳng ngoài tầm tay.
Kinh tế luôn là vấn đề hàng đầu của mọi quốc gia, do kinh tế mà thị trường phát sinh, do thị trường mà kinh tế phát triển, vì quy luật hổ tương đó, con người từng giải quyết bằng chiến tranh, chiếm lỉnh thuộc địa, áp lực chính trị, tự do nhân quyền và còn nhiều chiêu bài khác bị lạm dụng, luôn lúng túng lòng vòng sự bất mãn giữa các quốc gia khi kẻ mạnh vẫn giành nhiều lợi thế, vì vậy, bất bình đẳng mãi phát sinh!

Tình cảm – tình ái – tình dục

Tình cảm là trạng thái tự nhiên của tình thương trong mọi sinh động vật, tùy mỗi lảnh vực mà tình cảm có ý nghĩa khác nhau, ở một khía cạnh vô hình, tình cảm là mối liên hệ ràng buộc giữa các sinh động vật đồng tồn tại, một năng lượng tất yếu duy trì sự sống; Tình cảm bị đóng khung, sinh ra tình ái, thiện cảm, ác cảm…nói theo PG, do tình cảm ( ái ) mà liên tục kết vòng luân hồi; Tình cảm tốt đẹp, cuộc sống thăng hoa, ngược lại, sự sống xấu xa, đen tối do thủ đắc một tình cảm không trong sáng, Các minh sư, thánh nhân sống trong hào quang tình thương, nên chiêu cảm mọi người, cảm hóa được nhiều người, đem lại niềm tin và hạnh phúc cho nhân loại; những kẻ tâm địa độc ác, chiêu nạp những tâm hồn đen tối, xấu xa, kết tụ thành trường lực đen, thường gây đau khổ cho phần lớn nhân loại trong xã hội. Tình thương luôn là chất xúc tác đem lại sự hy sinh cao cả lợi ích cá nhân cho tập thể, các giáo chủ tại thế luôn có lực gia trì cho nhân loại, nhưng những đơn thể tự mình bao bọc ý tưởng đen tối, tội lổi nên không thể thẩm thấu được tình thương cao cả đó; Con người, với bản năng thấp kém, thường biến tình thương nhân loại thành tình cảm cá nhân, vì thế tình ái giữa giới tính được triển khai một cách nhạy bén; Tình ái trong sáng nuôi dưỡng tình thương phát triển, ngược lại tình ái nặng về nhục thể, biến thành tình dục, cứ như thế, tình cảm càng đi xuống, biến con người thành một sinh vật thiếu lý trí, lương năng. Các tôn giáo thần học, đề cao tình thương, nhưng là tình thương chiều dọc : - Thượng đế thương yêu con người, con người phải kính yêu thượng đế, thờ phượng thượng đế , đó là phương cách duy nhất trở về với chúa. PG đề cao tình thương, không chỉ đồng loại, ban rải cho mọi sinh vật, kể cả thảo mộc, một tình thương vô điều kiện, vì thiếu vắng hình ảnh một thượng đế chủ nhân, cho nên loại tình cảm nầy bàng bạt và tồn tại trong cuộc sống thực tại và thực tế, một loại tình cảm chiều ngang, luôn nâng cao nhân cách mọi loài lên mức độ bình đẳng và trân trọng, từ đó không nẩy sinh một loại tình cảm cực đoan, hiếu sát vì thần tượng như ta thường thấy trong các thần giáo, vinh danh thần tượng để sát hại anh em. Ngày nay, nhân loại tiến bộ, cần xác định lại những loại tình cảm bản năng thiếu ý thức trách nhiệm, để có phương án giáo dục lớp trẻ một tình thương cao thượng và nhân hòa hơn, mới hy vọng tránh được chiến tranh trong cuộc sống.

Việc làm và lương bổng

Con người có mặt đi liền với công việc mưu sinh, thời tiền sử, con người mưu sinh bằng săn bắt, ngày nay, từ trong tháp ngà đến công việc ngoài đồng án, trên bải rác, không ngoài vì cuộc sống, tùy khả năng và trình độ mà việc làm có khác nhau. Làm theo khả năng, hưởng theo nhu cầu nó đúng với tính khách quan tự phát, nhưng trong tổ chức nó trở thành một vấn đề không đơn giản, ví dụ, một người có khả năng vác 50 ký, nhưng dưới sự chỉ định của chủ, anh ta tỏ ra khó nhọc khi vác được 40 ký, lấy cái gì đo lường khả năng anh ta, nhưng một khi anh ta tự nguyện, có thể vác nhiều hơn như thế; sức hưởng thụ có thể 50 đồng một ngày, có thể 500 đồng một ngày, với người chủ, anh ta có thể có nhu cầu một mức lương đủ sống hôm nay, nhưng ngày mai cần phải nhiều hơn, cứ như thế tăng trưởng do lòng tham, nhu cầu là cách nói mà không thể đo lường chính xác. Khoa học càng tiến bộ, mức sống càng cao, công việc càng khó kíếm, vì máy móc có thể thay thế hàng trăm ngàn lao động, vì vậy nạn thất nghiệp phát sinh, quy luật mâu thuẩn luôn tồn tại trong xã hội tư bản; các nước xã hội chủ nghĩa trước 1980 không có nạn thất nghiệp, vì nguồn lao động được phân bố đồng bộ,tới tuổi lao động, không ai có thể đứng ngoài xã hội, ở không, mà được hưởng thụ, dỉ nhiên mức lương tối thiểu, đủ sống cho cá nhân, nhu cầu quá đáng được kềm hảm, mâu thuẩn trên bề mặt xã hội coi như ổn định; Ngày nay, kể cả Trung Quốc, Nga vẫn tràn lan nạn thất nghiệp, vì con người có quyền chọn cuộc sống hoặc tự do hoặc chết đói mà không còn bị quy gom vào guồng máy quản lý phân bố của nhà nước một cách máy móc, tuy nhiên, từ đó cũng nhiều tệ nạn nẩy sinh vì tính trây lười mà thích hưởng thụ, làm ít mà hưởng nhiều…Dưới nhãn quan PG, đây là dạng ăn cắp, ăn cắp thời gian, ăn cắp công sức kẻ khác, đi liền với tính lừa đảo. dỉ nhiên đánh mất phẩm chất tốt của một con người, trong cộng đồng tu sĩ và cư sĩ gương mẫu của PG, tinh thần tự nguyện và ý thức trách nhiệm luôn đem lại một đời sống cộng đồng đầy lý tưởng, vấn đề công và thưởng, việc làm và lương bổng không cần đặt ra, nhưng đó chỉ là một tập thể trong tu viện, nếu dàn mỏng toàn xã hội, chắc chắn vấn đề không đơn giản; như vậy vấn đề được đặt ra là đạo đức xã hội và trách nhiệm cá nhân ( gắn liền với đạo đức PG ) thì công việc được chia xẻ tự nguyện cho toàn xã hội, lương bổng giải quyết qua thương lượng và hiểu biết nhau mà không bị áp đặt bất công để đi đến biểu tình, bãi công chống đối. Dưới cặp mắt những thành phần lao động làm thuê,và nhà Duy vật C.S, tầng lớp chủ nhân luôn bóc lột công sức của kẻ làm mướn, vào thời nông nô, phong kiến, việc bốc lột trắng trợn rõ ràng, nhưng khi trình độ dân trí cao như ngày nay, có nghiệp đoàn lao động bảo vệ quyền lợi công nhân, vấn đề công việc và lương bổng được thỏa thuận đôi bên, tương xứng vớI công sức, thậm chí khi sa thải cũng phải bồi thường thỏa đáng, đồng lương đến một thời điểm không còn thích hợp, công nhân có quyền yêu sách, bấy giờ việc bóc lột không còn tồn tại, nhưng người chủ, vì quyền lợi, cũng phải tính toán sao cho hợp lý và tương xứng với mức thu nhập và công sức, vốn liếng bỏ ra.

TỰ DO và NHÂN QUYỀN

Đây là vấn đề nhạy cảm với các nước đang phát triển, vì trong quá trình phát triển, vấn đề nhân quyền và tự do ( hiểu theo phương Tây ) luôn bị giới hạn, đôi khi xâm phạm; Tự do trong một giới hạn nhất định, không bao giờ có một tự do tuyệt đối và toàn diện trong mọi xã hội, có chăng, phạm vi tự do rộng và hẹp khác nhau, theo một quan niệm khác nhau, dưới góc độ tập quán khác nhau, tình hình xã hội và chính trị khác nhau, như vậy nhân quyền và tự do phải hiểu như thế nào ?
Phương Tây được mệnh danh là xã hội tự do nhất, người dân vẫn phải chấp hành những quy luật nhất định, ví dụ, Pháp cấm xử dụng biểu tượng tôn giáo nơi công cộng; hành khách không được tự do mang vũ khi lên phi cơ, bởi lẽ vì an ninh chung; lập hội, lập giáo cũng phải xin phép chứ không tự do bừa bải, đây gọi là tự do trong khuôn khổ, thế nhưng tự do xử dụng vũ khí đã gây đổ máu và mất mạng không biết bao nhiêu người mà nước Mỹ đã xẩy ra những cuộc tàn sát vô tội vạ, đây gọi là tự do thiếu kiểm soát; Tự do tuyên truyền bạo lực và dâm ô trên sách báo, trên mạng đưa xã hội vào con đường đầy báo động là những loại tự do bị lạm dụng vô ý thức, còn rất nhiều thứ tự do mà bị con người xử dụng quá đà làm thiệt hại xã hội và con người chung quanh, tự do như vậy cần phải có giáo dục, mặt trái những tự do là những bất toàn theo sau đó; Các nước châu Á, tự do được đặt trên căn bản đạo đức tín ngưỡng, tôn giáo, có hạn chế những bất toàn phương hại đạo đức; các quốc gia Hồi giáo , tự do được y cứ vào tinh thần kinh Koran, một kỷ cương như là bất công đối với nữ giới, nhưng vẫn được chấp nhận một cách tự nguyện. Tóm lại, mỗi quốc gia, mỗi khu vực có một quan điểm tự do riêng, vì vậy, các nước đang phát triển, tùy tình hình xã hội mà mức độ tự do được áp đặt tương xứng. Tự do luôn đi liền với nhân quyền, quyền làm người phải có quyền tự do cư trú, tự do đi lại, tự do phát biểu… những quyền tự do căn bản đó cũng tùy thuộc vào mức ổn định trật tự xã hội và chính trị sở tại, tuy nhiên, một số quốc gia chuyên chế luôn lạm dụng quyền lực hạn chế tối đa những quyền cơ bản của người dân như Bắc Triều Tiên, Miến Điện…
Đối với PG, tự do tuyệt đối không thể có ở xã hội mà chỉ có ở nơi tâm thức mỗi người hoàn thiện, bởi vì xã hội là một tập thể liên hệ những ràng buộc chưa hoàn thiện, còn quá nhiều nhu cầu tham dục, còn bị nô lệ tham sân si thì không thể có một tự do tuyệt đối, tự do phải đặt trên căn bản ý thức tự giác, tự do như vậy không làm khổ mình, khổ người, một cộng đồng có ý thức tự trọng, cuộc sống cảm thấy thoải mái và tự do thật sự, bấy giờ tự do và nhân quyền sẽ là một vấn đề tối thượng và duy nhất, thuộc loại đạo đức nhân bản, ngoài ra những đạo đức nhân danh thần quyền thường đem lại khổ đau cho loài người như đã xẩy ra suốt 20 thế kỷ qua, đó là loại đạo đức tín ngưỡng, có nghĩa tự do và nhân quyền cũng bị giới hạn bởi giáo quyền và tín lý. Như vậy, nhân quyền và tự do cũng chỉ là ý niệm tương đối trong xã hội, nghị quyết HR 427 của Liên Hiệp Âu Châu và hạ viện Mỹ chỉ đúng ở góc độ của Tây phương, VN phủ bác cũng đúng ở góc độ và tình hình của VN, không thể có cái đúng cho toàn bộ, do cái nhìn bất toàn đó mà luôn xẩy ra xung đột., hãy đặt mình ở phạm vi đối phương mới có cảm thông và hoà giải. Những yêu cầu trên nguyên tắc đại thể của Tây phương chỉ là lý thuyết, khi áp dụng phải tùy thuộc hiện trạng từng xã hội. VN cũng không nên phủ nhận giá trị những nguyên tắc tự do – nhân quyền đó mà hãy phân giải cho cộng đồng xã hội thấy được điều kiện xã hội của VN cần áp dụng như thế nào. Không thể có một quốc gia rập khuôn toàn bộ những giá trị của quốc gia khác, bởi lẽ văn hóa, tập quán trình độ dân trí của mỗi quốc gia khác nhau. Nhưng,con người trên hành tinh nầy đều cần phải có tự do và nhân quyền, vì đó là giá trị cơ bản của sự sống, nhưng không là khung mẫu toàn triệt cho cộng đồng nhân loại mà phải là phẩm chất của từng cá thể hiện thực cho chính mình thì toàn bộ xã hội mới được tác hưởng.

Khoa học

Khoa học mỗi ngày mỗi nâng cấp mức sống và kiến thức cho nhân loại, khoa học là cột mốc đánh dấu mức tiến hóa cho mỗi thời kỳ, nhưng con người đã lạm dụng khoa học quá mức nên đưa đến nhiều khổ đau cho đồng loại trên hành tinh nầy, do vậy một số tôn giáo thần quyền phủ bác khoa học như từ chối quỷ dữ đã cám dổ con cái Thượng Đế sa vào tội lổi, mặc khác, họ vẫn xử dụng tiện nghi khoa học cho chương trình truyền bá và hưởng thụ. Thật ra, khoa học, tự thân nó không có tội như cướp quyền tạo hóa, nó đã có công làm sáng tỏ những bất toàn của tạo vật. Những bậc chân tu PG không phủ nhận những thành tựu và tiện nghi khoa học, nhưng không lạm dụng như phương tiện hưởng thụ, nó tồn tại trong đời sống cá nhân và cộng đồng tu tập chân chính của PG một càch chừng mực; PG không xem khoa học là một thoái bộ của đạo đức, ngược lại khoa học là phương tiện giúp con người sáng tỏ thêm tính chất uyên áo của đạo Phật. Những khoa học gia được trang bị thêm tính nhân bản của PG, chắc chắn khoa học sẽ giúp nhiều hơn nữa cho nhân loại và biết loại trừ những tệ hại của tác dụng phụ từ khoa học.Nếu khoa học không được bổ sung bởi tinh thần PG, chắc chắn khoa học chỉ đi những bước lòng vòng như con kiến bò trên miệng chén, ví dụ khoa học phát minh phân bón, lạm dụng hóa chất, nông nghiệp tăng năng suất bằng hóa màu, thực phẩm đó kéo theo hàng loạt bệnh tật và ô nhiểm, để giải quyết bệnh tật mổi ngày một mới lạ, khoa học lao tiếp vào những hóa phẩm cực mạnh như xạ trị ung bứơu, quang tuyến… những nguy cơ khác cho cơ thể bệnh nhân lại phát sinh; nhân và quả mãi lòng vòng không lối thoát, vì khoa học chỉ nhìn vấn đề thuần vật chất, giải quyết mâu thuẩn nầy thì mâu thuẩn khác phát sinh, nhưng con người không chỉ có vật chất, khi vật chất sung mãn,tâm linh trống trải thì tội phạm liền theo sau, hẳn nhiên vật chất như thế không thể có hạnh phúc; Khoa học và tâm linh là đôi chân của con người; ta nên hiểu, khoa học là phương tiện triển khai tâm linh chứ không thuần là cung ứng tiện nghi hưởng thụ, ngược lại, tâm linh thiếu sự hổ trợ của khoa học,.phát triển chậm và thậm chí đại bộ phận quần chúng dể sa vào mê tín.Tâm linh phải mở lối cho khoa học thực nghiệm; PG không phủ nhận và lên án khoa học như những thần giáo, nhưng cũng không lạm dụng như xã hội truy hoang, một chừng mực nào đó, khoa học giúp con người hiểu rõ PG hơn, như khoa học chứng minh lời đức Phật bảo trong nước có vi trùng cách hàng ngàn năm trước, hoặc vũ trụ quan hiện nay của khoa học chỉ là bước dọ dẩm trước lời xác minh của Đức Phật; và PG còn phải hướng dẫn khoa học về chủng tử ( gen ) trong nhất thiểu đa dung, đơn biểu tổng thể…một là tất cả, tất cả là một….khoa học có thể là một phương tiện tốt nhưng là cứu cánh chưa hoàn hảo.

Scage Ma túy

Ma túy có nhiều dạng, Bạch phiến, hồng phiến, morphine, Heroin, trên thương trường có nhiều thương hiệu biến dụng như thuốc lắc chẳng hạn, tóm lại, từ cây anh túc, các nhà bào chế sản xuất thành nhiều dạng, có chất kích thích, nhẹ, đưa con nghiện vào cảnh bồng lai, nặng, kích động con nghiện cười nói, cuồng loạn…nhưng y khoa dùng nó như một biệt dược giúp an thần, gây tê mê, giảm đau…
Xét trên phương diện trụy lạc, xì ke ( scage ) ma túy là lối thoát cho những tâm hồn bế tắc, bất toại trong cuộc sống, một lối trốn chạy thiếu khôn ngoan, trốn đời bằng những ảo giác nhất thời, tự hủy đời mình bằng những kích thích thiếu trong sáng, thay vì vượt khó vươn lên, lại đầu hàng cuộc sống một cách hèn nhác, nghiện ngập rượu chè cũng là dạng sa đọa mất phẩm chất, tự hủy hoại đời mình bằng cách giết mòn sức khỏe và trí tuệ! Say sưa, nghiện ngập, cờ bạc đều là những động thái mà người ta thường nghĩ là hưởng thụ, thực ra hưởng thụ là một nhu cầu tất yếu của mọi sinh vật ở một tầng bậc có ý thức, có chừng mực; cơm ăn, áo mặc là một nhu cầu, nhưng biết ăn ngon, mặc đẹp là một nghệ thuật hưởng thụ, ăn vừa no, mặc đủ đẹp là một chừng mực, nếu quá đà của sự cần thiết đó, không thể gọi là hưởng thụ; bị cám dổ, cuốn hút vào những đam mê có hại cho sức khỏe là một tội lổi cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội, đây là một thiếu hụt cơ bản về ý thức bản thân và giáo dục của gia đình, của xã hội, dĩ nhiên sau những đam mê, trụy lạc sẽ kéo theo nhiều phức tạp khác cho xã hội. Ngày nay, các quốc gia đang cố gắng xóa sạch những vùng trồng anh túc, oái oăm thay, anh túc cũng là nguồn lợi kinh tế, vũ khí chính trị và chiến tranh cho những quốc gia lâm cuộc như Anh Mỹ đã xử dụng chúng tuồng vào các nước thuộc địa trước đây vừa thu lợi kinh tế, vừa đánh bại nhuệ khí của thanh thiếu niên trong xã hội bị trị, nhưng cũng không thiếu quốc gia dùng nó để tạo ngân sách trao đổi, trang bị vũ khí tự vệ, các tổ chức tài phiệt, mafia tôn giáo cũng không ngại nhúng tay mua bán, vận chuyển khắp toàn cầu để thu về những lợi nhuận mà không một sản phẩm nào có thể so sánh được. Hậu quả của lợi nhuận bất chính đó, các thế hệ thanh thiếu niên biến thành những sinh vật không có đầu, xã hội cưu mang những sinh thể không lành lặn, chính phủ tốn kém cho những vụ cai nghiện và nhiều gia đình đau buồn nhục nhã tiển đưa con em từ bệnh nhân sida sang nhà mồ vĩnh biệt; Ma túy, nghiện ngập là một bệnh trạng tâm lý, chính phủ chỉ biết cấm đoán, trừng phạt mà không có phương án hữu hiệu diệt trừ tận căn; trong giới luật của PG, người tín đồ cần ý thức tự nguyện giữ giới không nghiện ngập dưới bất kỳ dạng thức nào; những tín đồ gương mẫu luôn thể hiện và nghiêm chỉnh trong sạch hóa bản thân, cộng đồng tín đồ PG chân chính luôn là những công dân chuẩn của xã hội và một vài tôn giáo nghiêm túc khác cũng đào tạo những nhân cách như vậy, tôn giáo đã góp phần xây dựng xã hội lành mạnh, vì vậy giáo dục nhân dân, nhà nước chỉ giáo dục về mặt kiến thức mà khó giáo dục về mặt tình cảm tạo ý thức tự nguyện như tôn giáo, xã hội luôn cần những tôn giáo chính đáng. Một người chấp nhận lý tưởng tôn giáo, tự thăng hoa đời mình bằng biện pháp rèn luyện tâm linh, cảm nhận và hưng phấn trong thể nghiệm tâm linh, đương nhiên không một cám dổ nào có thể thay thế nó. Nếu các quốc gia xem PG như một phương tiện giáo dục quần chúng cai nghiuện ma túy mà tự thân tôn giáo không bị xem là thuốc phiện , chắn chắn đất nước sẽ có nhiều thay đổi mà xã hội VN một thời PG hưng thịnh đã thành tựu. Đạo Phật chủ trương trí tuệ là sự nghiệp, ma túy, nghiện ngập đánh mất trí tuệ, PG không chấp nhận; ngay cả đam mê trong việc thánh hóa tự thân, thăng hoa tâm ly, PG cũng cảnh giác hành giả, huống nữa đam mê của nhục thể; đây là trách nhiệm của các nhà lãnh đạo PG, không thể thụ động đợi xã hội tìm đến mình, phải lăn xả vào đời giúp xã hội cân bằng vật chất và tâm linh.

Tôn giáo và tín ngưỡng

Con người, ở mọi chân trời, góc bể, đều có tín ngưỡng hoặc tôn giáo, đó là nhu cầu tâm lý, nhưng với trình độ dân trí ngày nay, vấn đề tín ngưỡng cần xác lập trên cơ sở khoa học, bởi lẽ tin vu vơ, chỉ là lối trốn chạy bế tắc tâm linh một cách phí phạm vô lý. Tôn giáo không thể là thế giới quan đảo ngược như Duy Vật đánh giá, tôn giáo phải là một nhân sinh quan, một thế giới quan cụ thể theo tầm nhìn của những tâm hồn ổn định, bình lặng, nghĩa là hầu hết chúng ta nhìn cuộc sống bằng thiên kiến méo mó, một cảm quan được giáo dục phiến diện từ xã hội khiếm khuyết; một ly nước tinh khiết vẫn là ly nước tinh khiết của những người bình thường, nhưng kẻ đang say, xem nó là ly rượu đế đầy thèm khát, cái cảm nhận sai lệch đã đánh giá và đưa đến hành động sai lệch; Con người đang bệnh hoạn vì tham dục và sân hận, nhìn mọi sự bằng cảm quan không bình thường, vì vậy PG đưa chúng ta trở lại cái nhìn chân thật của một trí tuệ minh mẫn, phân tích mọi hiện hữu bằng những yếu tố phi thực cấu thành, một thực tế đầy minh triết, không thể là một thế giới quan đảo ngược, nếu xem đó là đảo ngược thì là một một đảo ngược của kẻ đang say. Một tôn giáo xuất hiện không thể đưa con người trốn chạy khỏi thế giới thực tại mà phải đối diện và có phương hướng giải quyết thực tại một cách ổn thỏa, bóp méo thực tại để con người nuôi một hy vọng ngoài tầm tay hay một hứa hẹn thiếu bảo chứng, đó không phải là một tôn giáo chân chính, tạo cho xã hội một tín ngưỡng không chân chính, nói một cách khác, tâm linh không phải là giải pháp tách rời thực tại mà phải được thể nghiệm và trải nghiệm trong thực tại, tạm gọi là tôn giáo chân thực mới giải quyết được những mâu thuẩn, bất toàn trong xã hội,đó là một thế giới quan, nhân sinh quan thực dụng. Đã đến lúc, chúng ta không nên chìm đắm vào những cảm quan méo mó của thời tiền sử, khoa học giúp chúng ta nhận định và chọn lựa một niềm tin cụ thể, tôn giáo nào đáp ứng được những yêu cầu nầy, sẽ tồn tại, mọi hư ảo sẽ bị đào thải. PG không mang tính chất sai lệch của những tín ngưỡng đó, nhưng PG cũng không thể để quần chúng say đắm vào những niềm tin thiếu bảo chứng, con người có quyền chọn lựa và tin bất cứ điều gì dù là phi thực, nhưng tốt nhất không nên đánh lừa mình bằng sự trốn chạy những thực tế trong tầm tay. Tôn giáo và những tín ngưỡng của loài người thời tiền sử là tìm nguồn an ủi, tìm nơi nương tựa trước những đe dọa thiên nhiên mà tự mình không đủ khả năng giải cứu, cần suy diễn một thần linh đầy quyền năng, vì vậy từ­ đa thần tiến đến độc thần và rồi vô thần, một vô thần của tôn giáo khác với một vô thần của duy vật biện chứng, một tôn giáo vô thần đã đề cao khả năng con người có thể tự giải quyết mọi vấn đề trong tầm tay mà không qua một trung gian quyền năng ngoại tại, đó là thần lực nội tại của mỗi chúng ta.
PG tôn trọng mọi tôn giáo và mọi tín ngưỡng, nhưn phận cung cấp một nhận thức khoa học cho con người trước khi chấp nhận một niềm tin. Xã hội của bất cứ thời đại nào cũng cần có tín ngưỡng, có thể không cần đến tôn giáo, vì tôn giáo là biểu tượng của đức tin, nhưng đức tin không cần có biểu tượng, tín ngưỡng giúp sự sống có lý tưởng g PG có` bổn hơn và trợ lực cho sự sống, nó là sức mạnh vô hình, có thể thánh hóa niềm tin, nhưng sai lệch đưa đến cuồng tín bạo lực; Trong xã hội ngày nay,vì cuồng tín mà máu đổ quá nhiều, làm hoen ố thần tượng của đức tin, bởi chủ đạo của niềm tin đó bị lệch hướng. Trên hành tinh đang lúng túng mất định hướng trước những tín ngưỡng như vậy, các tín ngưỡng mới luôn phát sinh nhưng rất ít tín ngưỡng thật sự giải quyết những bế tắt tâm linh mà thường là những tín ngưỡng mang tính nhất thời vì điều kiện xã hội, các chính phủ bất lực trước những tín ngưỡng mập mờ, vì đó là tự do cá nhân, một tự do thiếu kiểm soát nên đã xẩy ra những vụ sát hại của một giáo phái Nhật Bản, xử dụng khí ngạt nơi tàu điện ngầm; một giáo phái Tin Lành ở Nam Triều Tiên thiêu sống tín đồ chuẩn bị cho ngày tận thế, và rải rác khắp thế giới xẩy ra những vụ tương tự không được loan truyền. Như vậy, đối với PG, tôn giáo hoặc tín ngưỡng là một nhu cầu như bao nhu cầu của đời sống cần trân trọng nhưng cũng cần thẩm định tính cụ thể, khoa học và giá trị tâm linh để quần chúng khỏi sa vào bẩy của ma đạo.
Không xa lắm, những tôn giáo mang biểu tượng thần quyền sẽ bị loại dần trong đời sống văn minh, thế vào đó là một tín ngưỡng tâm linh có thể nghiệm và có khả năng hóa giải mọi bế tắt trong đời sống, bổ sung và song hành với tiến độ của khoa học vật chất, nếu bảo đó là một tôn giáo, thì tôn giáo đó không có giáo chủ, không tổ chức giáo hội, giáo đoàn, chỉ có một phương án duy nhất – thăng hoa tâm thức, khai mở trí tuệ và phát triển tình thương khắp mọi loài. PG có đủ cả hai mặt – tôn giáo thế tục và tín ngưỡng tâm linh, thích ứng với mọi thời đại.

Kết

Chúng ta cứ ngở mọi sự vật, sự kiện đều mang tính độc lập, quên rằng chúng có tương quan, tương duyên, nên khi hành xử, mang tính cá biệt, tạo va vấp trong cộng đồng sinh hoạt, những va vấp đó tác động chung quanh một phản ứng giây chuyền làn sóng tác động lẫn nhau, cứ gia tăng diễn biến; để giải quyết những hiện tượng bất cập, phải nhìn vấn đề bằng mối tương duyên – tương sinh đồng bộ và toàn bộ bởi chúng không có một cá thể độc lập.
Một học thuyết Khổng Phu đáp ứng nhu cầu tôn ti trật tự của xã hội phong kiến, một Lão giáo giải quyết những chán chường mệt mỏi trong cuộc sống để tìm đến cỏi vô vi, đều là lối thoát một chìều như chủ nghĩa một chiều hiện sinh thực dụng của phương Tây, để một nữa kia hụt hẩng và loạn động, tạo một xã hội chênh vênh luôn thiếu thốn, mất cân đối, tâm linh không thể rời xa xã hội và vật chất không thể thiếu tâm linh. Đời sống cần có hai mặt, khoa học mỗi ngày một tiến, tín ngưỡng cũng cần đủ khả năng tiếp ứng tính thực dụng, ngoài PG hình như chưa tôn giáo nào có đủ yếu tố đó, những xã hội tiên tiến nên nắm bắt và triển khai kịp thời PG cho xã hội mình, các quốc gia đang phát triển cũng không nên chậm tay bỏ mất cơ hội giải quyết những lệch lạc mà Tây phương đã vấp phải, đừng sa vào vết xe đổ của người đi trước, phải tận dụng PG như một gia bảo của loài người để triển khai đất nước, bảo tồn văn hóa và thăng hoa nhân phẩm, với trí tuệ của PG, chúng ta tránh được những mâu thuẩn bất toàn trong cuộc sống, hỷ lạc sẽ luôn mim cười với nhân loại. Giáo phẩm và nhân sĩ PG cũng cần tích cực chủ động đem PG vào đời như Đức Phật đã làm cách đây 30 thế kỷ, kỷ đại của chúng ta đang là kỷ đại tâm linh./.

MINH MẪN
02/2004

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét