Thứ Hai, 1 tháng 2, 2016

10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo

 


Vấn đề tổ chức của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam luôn là đề tài cần được bàn bạc, bổ sung để hoạt lực pháp sự được diệu dụng, vừa cơ hữu hóa, vừa năng động hóa của một tổ chức. Nhất là tổ chức mang tính tôn giáo lấy giải thoát làm trọng tâm, cấu kết ban ngành như một tổ chức hành chánh thế tục nhưng hoạt dụng ngoài thế tục. Đây là điều rất khó, vì thế không tránh khỏi những lúng túng, mâu thuẫn, e ngại, cả nể, đưa đến thụ động, tiêu cực. Vì vậy, thử đặt vấn đề tươi hóa cho từng ban ngành, tuy không có gì mới lạ, nhưng mới lạ là dám đối điện sự thật và dám tiếp nhận thật sự để chuyển hóa. Những ban ngành cơ bản như:
1NHÂN SỰ:
Nhân sự là vấn đề cốt lõi trong mọi tổ chức. Một tổ chức hoàn chỉnh và hiệu quả cần có những nhân sự ở vị trí đúng người đúng việc, thực tài và hạnh đức. Phật giáo khác với các tổ chức hội đoàn của thế gian là TÀI và ĐỨC.
Tài không chỉ là học vị, là kiến thức mà còn có tính tháo vác, quán xuyến, năng động, có tầm nhìn tổng quát.
Đức không chỉ là nhã nhặn, bặt thiệp, từ tốn, hoạt bát vui vẻ, lương thiện trong sạch, đó chỉ là đức tính tốt đẹp. Đức đây đòi hỏi một nhân sự dù là tu sĩ hay cư sĩ, trong nhiệm vụ, bản thân cần có sự tu tập, hoán chuyển tập khí tầm thường, trải lòng nhân trong mọi công việc. Xem nhẹ quyền lợi cá nhân để phục vụ tập thể.

10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Một nhân sự của giáo hội có nội lực vững, thâm hậu thì mọi việc sẽ an ổn, thoải mái, nhẹ nhàng. Năng lượng dương sẽ bạt âm nghiệp để Phật sự được hanh thông. Cho dù nhân sự đó có bị hạn chế về Tài nhưng Đức trọng sẽ hóa giải mọi khó khăn.
Sở dĩ một tổ chức bị khủng hoảng rắc rối, dẫm chân tại chỗ là vì nhân sự tuy có tài nhưng tâm hồn còn nhiều vướng mắc hơn thua, cạnh tranh danh lợi tình. Thế gian không tránh khỏi những vướng mắc đó, nhưng Phật giáo là một tôn giáo vị tha, vô ngã, không lý do gì sa vào vết xe lầy lội như vậy.
Chính vì sự quan trọng của nghiệp vụ, chức năng, một nhân sự của Phật giáo, dù là một hoằng pháp viên, một cán bộ Pháp chế, một trụ trì, một người làm công tác văn hóa, người phụ trách hành chánh… đều cần cái Đức đi đầu. Phật giáo là một tôn giáo hướng nội, chuyển hóa tập khí, nôm na gọi là tôn giáo tâm linh, lấy việc tu thân làm đầu, hướng đến giải thoát tâm linh giữa cuộc sống ô tạp, như thế mới xứng danh: -Thầy thiên hạ, trưởng tử Như lai, thế nhưng, nếu quên điều cốt lõi đó, cũng không khác gì người thường, cũng tranh đoạt, trù dập lẫn nhau, đức mỏng muốn trèo cao, tuổi nhỏ muốn làm bậc trưởng thượng, muốn được sự cung kính thọ nhận cúng dường của bá tánh, thì chắc chắn họa không xa.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Cổ nhân nói: “trong thiên hạ có ba cái nguy : Đức ít mà được ơn nhiều – Tài kém mà ở địa vị cao – Thân không có công mà hưởng bổng lộc.”
Chính vì thế, Giáo Hội công cử người đảm nhiệm chức vụ cần chú ý đến Đức trước cái Tài. Các bậc chân tu đã thể hiện cái đức ra ngoài thân giáo, tuy các ngài không nói nhưng cảm hóa mọi người rất nhiều. Ngày nay, không những chú trọng học hàm học vị mà quan trọng là lý lịch đỏ, chính cái lý lịch đó mới cân nhắc lên vị trí cao, nắm vị trí quan trọng mà bản thân không tu, thường ỷ lại chức quyền làm khổ kẻ khác. Người không tài mà cũng không đức là mối hiểm họa cho Phật giáo. Nhân sự phải chọn những vị xuất thân từ trường lớp Thiền môn, thâm nhập thanh quy, giới đức tinh nghiêm.
Ngày nay, không hiếm tu sĩ chưa thọ giới mà vẫn đắp y, mặc áo hậu, không ai biết nguồn gốc phát xuất từ đâu, vì vậy mà làm tai tiếng cho Phật giáo không ít. Nhất là Ban Tăng sự, người quản lý Tăng Ni mà thiếu giới đức, làm sao Tăng Ni tùy phục? Trong Phật giáo hiện nay, rất nhiều bậc chân đức, giới hạnh trang nghiêm, những bậc như vậy  điều hành Tăng sự thì nội tình Phật giáo chắc chắn nghiêm túc, trong sáng.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Không muộn khi Giáo Hội cần xét lại bổ cử nhân sự, chính quyền cũng không nên chọn người theo tiêu chuẩn công trạng hay lý lịch, hãy để Phật giáo tự quyết thì họa may tệ nạn nhũng nhiễu hiện nay trong Phật giáo mới tiêu giảm.
2HÀNH CHÁNH:
So với những năm trước, hiện nay hành chánh của các cấp tương đối ổn, tuy nhiên, một vài Tỉnh thành vẫn sử dụng văn thư hành chánh một cách tùy tiện, nội dung luộm thuộm, không theo tinh thần hiến chương hay nội quy chuyên ngành. Cũng có lúc một vài địa phương lạm dụng hành chánh để gây khó, hạch sách lẫn nhau.
Ví dụ:
Yên Bái, có những văn thư mà xem như những quy định hạn chế nhân sự từ nơi khác nhập Tỉnh để hoạt động Phật sự. Trong khi tại Tỉnh nhà không đủ nhân sự đáp ứng cho việc hoằng hóa, chưa có đủ người giúp cho Phật tử hiểu đạo và biết tu; vì thế mà mê tín dị đoan vẫn tồn tại. Ngay vị trưởng Ban còn trẻ, thiếu hiểu biết thiếu chất tu, sống buông thả, không muốn ai lạ nhập Tỉnh làm trở ngại vị thế của ngài.
Giáo Hội hàng năm nên có khóa bồi dưỡng hành chánh để các cấp am tường thủ tục, nguyên tắc hành sự. Những khóa trước đây, một công văn từ Trung ương v/p 2 đưa xuống cho các địa phương, ngôn phong không đúng hành chánh và còn nhiều kẽ hở, thế thì các cấp thấp cũng không tránh khỏi những văn thư mang tính tùy tiện.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Giáo Hội nên nhờ một vị tốt nghiệp quốc gia hành chánh hỗ trợ chuyên môn. Giáo Hội cần có chuyên ban trực tiếp làm việc với những địa phương làm sai nguyên tắc hành chánh vì mục đích nào đó.
3NHIỆM VỤ CÁC BAN NGÀNH:
Hệ thống hành chánh Giáo Hội đều đầy đủ ban bệ, nhưng hình như phần lớn để cho có chứ ít có hoạt động đúng chức năng và có hiệu quả. Thậm chí có những Ban ngành, từ khi được nhậm chức đến nhiều nhiệm kỳ sau, vẫn ì ạch dẫm chân tại chỗ, không hoạt động, nhất là Ban Tăng sự. Những thông tin bất lợi cho Phật giáo nêu những tiêu cực của một vài tu sĩ, đáng ra Ban Tăng sự, Ban Pháp chế và Giáo dục Tăng Ni cần kết hợp nghiên cứu giải quyết, thì lại bình chân như vại. Hiện v/p2 còn lưu giữ một số đơn tố cáo của Tăng Ni Phật tử các địa phương về một cá nhân quá nhiều tai tiếng từ lâu, Giáo Hội thay vì lập ban chuyên án gồm Tăng sự, Pháp chế, giáo dục Tăng Ni để nghiên cứu tìm cách giải quyết, thì lại để mặc cho thủ phạm ngang nhiên hoành hành.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Tính ngại khó, ngại đụng chạm, an phận, hay là bao che vì những lý do nào đó… đã làm cho Phật giáo khó trong sạch và khó phát triển về nội chất. 
Những năm gần đây, một số Ban ngành có biểu hiện hoạt động qua hội thảo, hội nghị nặng về hình thức hơn là rút tỉa kinh nghiệm cho chương trình hoạt động tương lai.
Hiện nay hàng chục ngàn cơ sở tự viện xuất hiện, ngoài một số kiến trúc có thẩm mỹ, có nét đặc thù vùng miền, tông phong, số còn lại chỉ là khối bê tông, không giống biệt thự cũng chả giống cơ sở tôn giáo, chen chúc giữa nhà dân, đôi khi hai chùa đâu lưng nhau, thậm chí trong khu phố nhiều chùa có mặt mà dân gọi là xóm chùa. Tín đồ tại chỗ không ai lai vãng, nói lên sự thất bại về uy tín của chư Tăng tại đó, trách nhiệm vẫn là thầy trụ trì.
Ngành giáo dục, Tăng sự chưa quan tâm đến sinh hoạt của những cơ sở như vậy. Hoằng pháp cũng chưa điều động những chùa đó làm cơ sở tu học, thuyết giảng cho quần chúng, sự hiện diện những cơ sở như thế trở nên vô nghĩa và phí phạm.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
4BAN TRỊ SỰ CÁC ĐỊA PHƯƠNG
Ai cũng biết, một số BTS các địa phương lạm dụng chức quyền quá đáng, trù dập các tu sĩ trẻ năng động hoặc những ai không chịu phục tùng mình. Quyền trong tay, được sự hậu thuẫn của chính quyền địa phương, đôi khi cứ ngỡ mình là ông vua con. Thật ra chính quyền địa phương cũng không muốn đụng chạm đến tổ chức Phật giáo địa phương, khi mà Trung ương Giáo Hội đã công nhận và được hợp pháp theo hiến định. Trên nguyên tắc, Ban trị sự  đồng cấp với cơ cấu hành chánh nhà nước, có sự tôn trọng lẫn nhau lúc hành sự; ngoại trừ ngành tổ chức nhân sự của an ninh và tôn giáo lúc tuyển chọn đề bạt nhân sự vào các cấp. Khi hoạt động, BTS các cấp đều được sự đồng thuận của chính quyền đồng cấp, vì vậy chính quyền không thể xen vào hoạt động chuyên môn của nội bộ Phật giáo, ngoại trừ mang yếu tố chính trị và an ninh xã hội.
Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ, do tình cảm và quyền lợi cá nhân, một vài nhân sự có chức quyền trong BTS PG liên kết với một vài cá nhân có chức quyền thế tục để hỗ trợ, cấu kết nhau làm những chuyện không chính đáng.
Ví dụ:
Tỉnh Đồng Tháp hơn 15 năm về trước, khi lật đổ BTS đương nhiệm. Những năm vừa qua vụ chùa Thanh Lương Phú Yên, Bạc Liêu hiện nay, và cũng đã có nhiều vụ việc không được bộc lộ rõ ở một vài địa phương.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Nhưng nhìn chung, trên nguyên tắc, không ban ngành nào của chính quyền đồng thuận các nhân sự nhân danh BTS PG làm sái nguyên tắc, vi phạm Hiến chương và nội quy Tăng sự.
Ví dụ:
BTS PG Thành phố Đà Lạt qua vụ chùa Lộc Uyển, những hiện tượng kể trên là do quyền lợi cá nhân lạm dụng chức quyền tạo ra mà chính quyền địa phương không đồng thuận.
Một điều rất lạ, mặc dù Tăng Ni không chấp nhận những nhân sự nắm quyền BTS địa phương, nhưng mỗi lần đại hội bầu bán nhân sự, Tăng Ni đều không dám tỏ rõ quan điểm tín nhiệm các vị đó, vì thế tình trạng vẫn lưu nhiệm suốt nhiều nhiệm kỳ để rồi Phật sự không thể phát triển. Trước đây, BTS PG Bình Phước, vị Trưởng BTS bắt buộc các chùa phải lấy chữ Thanh đứng đầu (đạo hiệu của ngài là Nhuận Thanh).
Không một Tăng Ni nào có quyền xây am cốc, chùa chiền ở các vùng sâu vùng xa trong lãnh thổ của ngài, mặc dù được chính quyền đồng ý và yểm trợ trong việc xây cất để đồng bào xa xôi ấy có chỗ thể hiện niềm tin tôn giáo của mình. BTS Tỉnh không chấp thuận thì chính quyền cũng phải bó tay.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Việc này, lúc HT Hiển Pháp còn đảm nhiệm v/p2, đơn thưa gửi đến tay mà Giáo Hội vẫn bình chân như vại. Cho đến hiện nay, Bình Phước giáp ranh Bình Dương, Phật sự và công tác hoằng pháp hai nơi chênh lệch quá xa. Chưa nói một vài nơi đố kỵ Ni giới, không muốn chư Ni có tài phát triển qua mặt các ngài. Chư Ni luôn ở hàng thứ yếu và ẩn trong bóng tối thầm lặng.
Ngày nay, suốt nhiều thập niên kể từ lúc Giáo Hội PGVN xuất hiện vào năm 1981, phân Ban Ni bộ mới được công nhận lúc đại hội Ni giới (người con gái của Đức Phật) xuất hiện tại chùa Phổ Quang Tân Bình. Thế nhưng, Ni giới vẫn chưa có cơ hội phát triển nổi bậc, chỉ vài cá nhân có khả năng hoằng pháp.
Hy vọng, Giáo Hội quan tâm đến tính trung thực trong việc sinh hoạt tại mỗi địa phương, tránh tình trạng các sứ quân, và tạo điều kiện Ni giới thể hiện khả năng đóng góp mọi Phật sự trong Giáo Hội để Phật giáo Việt Nam hưng sắc hơn.
5THÔNG TIN TRUYỀN THÔNG VÀ BAN VĂN HÓA TRUNG ƯƠNG
Thời gian gần đây, báo mạng xã hội thường nêu lên những tình trạng tiêu cực của một số tu sĩ, thật- hư đều có, nhưng Ban Thông tin Truyền thông vẫn chưa có hướng xử lý khủng hoảng thông tin như thế, phải chăng quyền hạn bị hạn chế?
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Rất nhiều tin tức gây phẫn nộ người đọc. Ví dụ chùa Bồ Đề, tai tiếng vụ buôn bán trẻ em. Nhà nước xác định nhà chùa không can dự vào việc này, thế mà Giáo Hội vẫn không có tiếng nói chính thức để quần chúng hiểu đâu là sự thật.
Vụ sư Giác Nghiên ở Hải Phòng bị vu oan là trùm ma túy ở Tam giác vàng, có vũ khí và bị còng tay, nhưng thực chất địa phương xác nhận đó là tin vịt, thế mà vẫn hoành hành trên các trang mạng suốt nhiều tháng, ngay bản thân nạn nhân cũng không hề lên tiếng thanh minh, luật pháp cũng không xử lý việc vu khống bôi nhọ kẻ khác, và Giáo hội cũng không hề xác minh đúng sai thế nào.
Không trách Ban TTTT, vì một ngành quá mới, ra đời trên dưới 2 năm, chưa quen việc, còn chạy chưa nóng máy. Việc xác minh đúng sai không thu gọn ở Ban TTTT mà các ban ngành liên quan đến Tu sĩ, pháp lý.
Hầu như không tháng nào không có những tin không vui về nội tình tu sĩ Phật giáo. Tinh thần của 14 điều Tâm niệm trong nhà Phật: “Oan ức không cần biện bạch – biện bạch là hèn nhát” chỉ áp dụng cho một cá nhân bị oan sai trên con đường tu tập, nhưng uy tín của một tập thể nhân danh Giáo Hội, không thể: “cứt trâu để lâu hóa bùn” như thế được. Rất nhiều lần các Ủy viên Truyền thông đề nghị Ban TTTT lập nhóm xử lý nhanh Thông tin khủng hoảng, nhưng đâu lại vào đấy, mãi mãi chìm vào im lặng. Đây là hạnh nhẫn hay tính thụ động??? Cái khó là Ban TTTT của Phật giáo không thể can thiệp trực tiếp sâu vào báo chí xã hội. 
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Những tin tức do báo mạng xã hội truyền tải không thông qua Ban TTTT Phật giáo vì họ không trực thuộc Phật giáo, khi họ đưa lên trang mạng thì việc đã rồi, chả lẽ họ phải đính chính mỗi khi Phật giáo yêu cầu xác minh? Và hầu như 80% tin tức mạng xã hội đưa lên đều có chứng lý. Việc truyền tải thông tin trên trang mạng xã hội là điều cần thiết vì tính trung thực để Phật giáo biết những tệ nạn nội bộ mà điều chỉnh, không có lý do và quyền hạn nào cấm việc truyền tải như thế, những thông tin bất hảo dù có hay không cũng tác động không nhỏ vào niềm tin của quần chúng đối với Phật giáo.
Thay vì than phiền các trang mạng xã hội, Phật giáo cần chấn chỉnh Tăng lữ, đào tạo giáo dục tu sĩ nghiêm túc hơn. Nếu những nguồn tin không tốt phát xuất từ những kẻ lạm dụng hình thức tu sĩ, Giáo Hội cần nhờ pháp luật can thiệp. Nơi đây, cũng cần đặt vấn đề – tại sao chỉ có Phật giáo mới bị tai tiếng trong khi trên đất nước có 14 tôn giáo hợp pháp tồn tại sinh hoạt, chắc chắn tất cả  không ai toàn thiện. Việc phát tán tin tức như thế, có thật sự do tính trung thực hay có một ẩn ý nào khác?
Trong Hội nghị cuối năm tại v/p 2 – 294 Thiền viện Quảng Đức, đặt vấn đề quản lý các website Phật giáo, những băng đĩa phát tán và sách báo chưa đúng tiêu chí của Giáo Hội. Đưa ra cho vui chứ cuối cùng cũng chẳng giải quyết được gì. Có người bảo: – TTTT ra đời mới 2 năm, trong khi báo giấy, báo mạng có mặt trên dưới 10 năm, ai quản lý ai?
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Đặt ra vấn đề quản lý trong Phật giáo để có chuyện mà nói. Ngay cả người thật việc thật như các tu sĩ mà chưa quản lý được, huống thay trên mạng ảo, trong tích tắc toàn cầu đều biết, Ban TTTT lấy cái gì để buộc các trang nhà trong và ngoài nước phải thông qua sự kiểm duyệt của chuyên ngành trước khi phát tán tin tức? Đây là việc khó hơn khoa học gia điều khiển phi thuyền hướng đến các hành tinh.
Mặt khác, số lượng ủy viên Thông Tin Truyền thông 100 người, thực chất mấy ai hoạt động. Một cơ thể đồ sộ xem chừng như hoạt động cầm chừng. Một trường hợp khác, trên cao nguyên, một vài nhân sự trong Ban TTTT của Tỉnh, khó mà lặn lội vào các nơi xa xôi để lấy tin tức, do tính pháp lý chưa đủ bảo đảm. Tại Miền Tây Nam bộ kênh truyền hình An Viên, (một bộ phận của TTTT PG) có vấn đề, nhân viên không chịu khó năng động nhiệt tình đến giải quyết, Thông tin Truyền thông PG địa phương cũng không có tiếng nói hỗ trợ cho đôi bên hiểu nhau.
Hơn nữa, khó mà phân định nếu không nói là dẫm chân nhau giữa Ban Văn hóa Trung ương và Ban TTTT Trung ương. Giới hạn nào giữa Ban Văn hóa và Ban TTTT khi một tác phẩm ra đời, một thông tin được truyền tải và quyền truyền đạt của báo mạng?
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Để hai Ban khỏi lấn cấn, thiết nghĩ cần thành lập nhóm liên hợp gồm nhân sự hai bên để duyệt xét đến các vấn đề liên quan nhau. Ban Văn hóa Trung ương hầu như hoạt động được do các Tỉnh thành chủ động, tổ chức, nhân danh kết hợp với Trung ương chứ bản thân nhị vị trưởng và phó Ban đều lớn tuổi, ít năng động. Đáng ra, rút kinh nghiệm bao nhiệm kỳ, Ban Văn hóa nên có những cố vấn trẻ, năng động hỗ trợ cho kế hoạch sinh hoạt hữu hiệu hơn. Nhiệm kỳ nào rồi cũng chỉ những khuôn mặt quen thuộc, sống lâu lên lão làng, vì vậy tính đa dạng của nền văn hóa Phật giáo vẫn còn ủ sâu trong miên trường tập thể. Chỉ có một vài cá nhân yêu chuộng văn hóa mới tự tổ chức những khu vực riêng trong vài khía cạnh hạn chế để thể hiện nét văn hóa của Phật giáo như chùa Quán Thế Âm của TT T. Huệ Vinh vừa khánh thành khu Bảo tàng văn hóa Phật giáo tại Đà Nẵng.
Sắp mãn nhiệm kỳ 7, liệu Ban TTTT và Ban Văn hóa Trung ương cải tiến cách làm việc có hiệu quả hơn hay vẫn còn lấn cấn chưa thạo việc, chỉ xuất hiện báo cáo tổng kết 6 tháng đầu năm và 6 tháng cuối năm đúng thủ tục hành chánh!
- See more at: http://blogphatgiao.com/chuyen-dao/dao-phat/10-dieu-can-bo-sung-trong-giao-hoi-de-phat-trien-phat-giao/#sthash.imNoC8dQ.dpuf



6HỘI THẢO VÀ HỘI NGHỊ:
Sau cuộc Hội thảo Quốc tế tại Học viện Vạn Hạnh với chủ đề: Phật giáo trong thời đại mới: Cơ hội và thách thức – July 15-16/2006, từ đó và những năm gần đây, Phật giáo liên tục có những tổ chức Hội thảo Quốc tế, địa phương với nhiều chủ đề khá hấp dẫn.
Mục đích Hội thảo, Hội nghị là để đón nhận những sáng kiến đóng góp cho chủ đề được nêu, đưa ra những vấn đề cấp bách cần cập nhật với thời đại. Rút tỉa, đúc kết các tham luận có giá trị để làm nền tảng cho việc canh cải điều hành sinh hoạt sắp tới của tổ chức. Chi phí tiền bạc, đầu tư công sức và thời gian để đón nhận những sáng kiến xây dựng hầu vực dậy bộ mặt mới cho tổ chức quả là xứng đáng. Thế nhưng, hầu hết các cuộc Hội thảo là bề mặt nổi để rồi việc sinh hoạt vẫn y như cũ, chìm lặng theo thời gian, đây là tình trạng chung của Phật giáo hiện nay.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Nếu thế thì việc đầu tư thời gian, công sức, tiền bạc quá tốn kém và không tương xứng với kết quả mong muốn. Chưa nói đến những tham luận cóp nhặt ý tưởng hoặc những tham luận không đúng tiêu chuẩn của một tham luận, thậm chí mang tính báo cáo hời hợt, đưa ra những yêu cầu thiếu thực tế. 
Mỗi đợt Hội thảo thường đón nhận không dưới 50 bản tham luận khắp nơi gửi về, Ban tổ chức chỉ chọn vài tham luận có giá trị để trình bày, thế nhưng vài nơi tổ chức trình bày quá nhiều tham luận thiếu giá trị, kéo dài thời gian làm giảm giá trị chủ đề Hội thảo.
Theo phong trào, một số địa phương đua nhau tổ chức Hội thảo chứng tỏ tính năng động. Cũng có nơi vì tham vọng, thay vì tổ chức Hội thảo chuyên ngành, lại kèm theo lễ hội và nhiều tiết mục không những làm loãng mục đích chính, không tránh khỏi những sơ suất vì quá rộng lớn và quá ôm đồm cũng chỉ để thể hiện tài năng tổ chức và quán xuyến hàng trăm nhân sự trong cuộc như thế.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Hội nghị có tính thu hẹp hơn, một tổ chức để bàn bạc công việc như Hội nghị tổng kết công tác… từ đây, các nhân sự tham gia góp ý đường lối sinh hoạt sắp tới, Thư ký ghi nhận ý kiến của hội viên để điều chỉnh kế hoạch hoạt động cho chu kỳ mới. Việc này, Phật giáo có tiến bộ trong lề lối sinh hoạt hơn những cuộc Hội thảo khoa học. Hội thảo hay Hội nghị đều cần thiết cho mọi tổ chức để lắng nghe và cải tiến.
Thiết nghĩ, cần hạn chế việc tổ chức Hội thảo quá nhiều mà kết quả không bao nhiêu. Đó chỉ là mặt nổi, tiền bạc, thời gian và năng lực cần củng cố nội bộ hướng đến phát triển thực tế hơn.
7TU VÀ HỌC:
Hiện nay Phật giáo đã có 4 học viện, nhiều trường sơ, trung và cao đẳng đang sinh hoạt khá tốt khắp nơi, Giáo hội đã có hàng trăm học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ, cử nhân. Chưa có thời kỳ nào Phật giáo có nhiều tu sĩ đầy kiến thức như thế, dĩ nhiên đó là điều tất yếu sau những năm tháng đất nước chìm ngập trong chinh chiến. Tràn ngập học vị như thế để làm gì khi mà tệ nạn Phật giáo vẫn tràn lan?
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Cái khác nhau giữa thế gian và đạo Phật về thu nhập kiến thức, bảo vệ học hàm học vị quá rõ. Trần tục cần bằng cấp để có địa vị trong xã hội bảo đảm cuộc sống thoải mái, có thu nhập cao và ổn định cho bản thân và cho gia đình. Trái lại trong đạo Phật, kiến thức giúp người thi hành nhiệm vụ hoằng pháp, giảng dạy hậu học đúng tinh thần giải thoát, lìa trần nhiễm và mê tín. Người có học vị cao là người có tầm nhìn sâu sắc về đúng sai, chánh tà lẫn lộn trong cuộc sống Tôn giáo. Nhân sự lãnh đạo Phật giáo có kiến thức sâu rộng giúp cho việc điều hành, hoạt động thoáng và hiệu quả hơn, có tính bao dung hơn.
Nếu như thế vẫn chưa đủ, vì chủng tử bất thiện trong mỗi con người còn tiềm ẩn, sẽ lợi dụng vị thế học hàm học vị để tăng trưởng bản ngã, đi lạc sang tà kiến, huênh hoang tự đắc… Những thập niên 1950 của thế kỷ 20, Thiền môn vẫn là nơi đào tạo nhân cách, nội điển và sự tu tập. Các cao Tăng thạc đức lúc bấy giờ không biết tiến sĩ, cao học là gì, nhưng Tứ phần luật lão thông, nội lực thâm hậu, oai phong đạo cách luôn là thân giáo cho bốn chúng.
Một thầy Tỳ kheo sau những năm tháng được rèn luyện dưới mái chùa, được phép thầy ly chúng hành đạo, luôn là hình ảnh đẹp và nhân cách cao thượng cho thế nhân chiêm ngưỡng sùng kính. Trong thời gian tập sự hầu thầy cũng đã học nhiều về nhân cách của một đạo sư, luôn đứng ở vị thế làm thầy chứ không thể lẫn lộn tranh chấp với phàm tục về những danh-lợi-tình.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Những bậc thạch trụ trong ngôi nhà Như Lai xa xưa, chưa bao giờ quan tâm đeo đuổi một học vị cũng như một địa vị, mục đích và tiêu chí của bậc xuất sĩ vẫn là tiến đến giải thoát; mặc dù còn đang sống cõi trần, sinh hoạt mọi việc đều liên đới đến hồng trần, nhưng tâm các ngài không bị nhiễm ô phiền não chi phối. Kết quả đó, không do thu nhập kiến thức học vị mà do họ tự hành trì pháp môn giải thoát, lìa mọi tham dục, chấm dứt sân hận và si mê.
Những tệ nạn thường xuyên xảy ra, không chỉ ở người thất học mà ngay người có học cũng không tránh khỏi, bởi do việc tu tập thiếu kém. Từ kinh nghiệm này, chư Tổ đã dành nhiều thời gian đào tạo giáo dục môn đồ về nội điển cũng như giáo luật. Có người bảo rằng – tổ chức nào cũng có thành phần xấu, thời đại nào cũng có kẻ bê tha.
Nói thế không có nghĩa buông xuôi cho mọi cái xấu phát triển. Các tôn giáo nói chung và các ngành giáo dục thế gian không chú hướng đến nội hàm như nhà Phật. Quan trọng của một hành giả là tu chứ không phải học, học chỉ là  phụ giúp việc hoằng pháp, hành đạo dễ hơn, nếu tu và học song hành thì nhân cách của một tu sĩ sẽ sáng ngời trước cuộc sống bon chen hỗn loạn hiện nay.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Cổ nhân từng nói – tu mà không học là tu mù, học mà không tu là đãy đựng sách. Thật hiếm hoi cho một tu sĩ vừa được giáo dục từ Thiền môn, giáo dục ở học đường và được giáo dục ở Học viện, tất sẽ là một tu sĩ chuẩn về đạo đức nhân thân, kiến thức tổng hợp và cân bằng trong mọi hành sự giữa đời và Đạo.
Nhiệm vụ của một tu sĩ hiện nay khá nặng so với người thế tục. Cùng một học vị, người thế tục chỉ lo cơm ăn áo mặc, bậc xuất sĩ ngoài việc học còn phải tự trao dồi nhân cách, tu dưỡng tâm linh, chuyển hóa tâm thức để bơi ngược dòng đời.
Nội trú cho Tăng Ni sinh là việc cần thiết, hiện nay, tại Sài gòn, một số Tăng Ni các Tỉnh về lưu trú để đi học, không tìm được chỗ ở, phải mướn phòng trọ hoặc ở nhà cư sĩ.
Ai cũng biết câu: Hổ ly sơn, hổ bại- Tăng ly chúng Tăng tàn; thật sự đã tàn khá nhiều với những tu sĩ sau khi đeo đuổi việc học trở thành bán tục bán Tăng, không còn biết mình là ai.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Học viện Phật giáo ở Bình Chánh có khuynh hướng dành nội trú cho 500 Tăng Ni suốt thời gian theo học. Việc cách ly thế tục giúp cho việc học bớt bị chi phối, nhưng chương trình tu tập thì sao??? Ai sẽ hướng dẫn cho chừng ấy Tăng Ni sinh tu tập theo pháp môn thích hợp của từng vị? Hẳn nhiên đòi hỏi giáo thọ sư phải là hành giả nhiều kinh nghiệm trên phương diện tâm linh đã đắc pháp. Nếu hướng dẫn lý thuyết thì sách vở đã có, Thiền sinh cần thực tập có hiệu quả để song hành việc thu thập kiến thức. Hy vọng Học viện Phật giáo ở Bình Chánh sẽ đạt kết quả khá hơn những khóa học ở Học viện Vạn Hạnh về tu-học song đôi.
Hiện nay, một số tu sĩ có học vị cao, ra thuyết giảng đã không thuyết phục được quần chúng do sở kiến, biên kiến, thiên kiến, kiến thủ quá nặng vì thiếu sự tu tập. Không riêng ngành giáo dục mà Tăng sự có trách nhiệm liên kết để vạch ra kế hoạch đào tạo Tăng Ni có kiến thức lẫn tu tập mới mong tệ nạn dần dà sẽ giảm thiểu.
8TĂNG NI HÀNH ĐẠO VÀ HOẰNG PHÁP VÙNG SÂU
Hiện nay, một số tu sĩ các Tỉnh thành về Thành phố học, không chịu về địa phương giúp việc sau khi tốt nghiệp. Nhiều nguyên nhân mà Giáo Hội nói chung và các Ban ngành chức năng cần quan tâm tìm hiểu gỡ rối.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Một số BTS PG không hoan nghênh các Tu sĩ về lại địa phương tham gia công tác, hoặc do tầm nhìn và quan điểm hẹp hòi của các chức sắc Giáo Hội địa phương; hoặc những tu sĩ đó không cùng chung một môn đồ, tông phong nên khó quản lý; hoặc có thể mặc cảm trình độ và khả năng nhân sự vượt trội hơn tiền bối đương nhiệm. Những chức sắc trong BTS PG địa phương còn nhiều thành kiến hẹp hòi thì khó mà dung nạp các tu sĩ trẻ tốt nghiệp hồi hương phụ việc.
Mặt khác, vài tu sĩ sau những năm tháng lưu trú tại Thành phố, quen những tiện nghi và thân thiện nhiều tín đồ, nhìn lại hậu phương mà mình xuất thân, mọi bề thiếu thốn, trình độ quần chúng không tương thích với sở học đã thu thập và không có đất dụng vỏ ngoài mái chùa cổ kính của thầy tổ, hẩm hiu tẻ nhạt. Trong khi đó, hàng ngày những cuộc điện đàm của Phật tử ở Thành phố gọi về hỏi thăm đã lung lạc không ít cho những tu sĩ trẻ người non dạ.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Có những tu sĩ nặng lý tưởng hoằng pháp, tự nguyện đến vùng sâu hiu hắt, vào vùng cao sắc tộc ít người để chia sẻ giáo lý và hướng dẫn quần chúng tu tập. Lâu ngày chày tháng, phương tiện đi lại mệt mỏi, dân nghèo không ai tài trợ sinh hoạt, còn bị  một vài nhân sự trong Ban Trị sư Phật giáo địa phương gây khó, nên đành thúc thủ rút lui.
Lý tưởng hoằng pháp của các Tăng ni trẻ sau khi mãn khóa ở Học viện Vạn Hạnh hoặc tốt nghiệp khóa đào tạo giảng sư, nhìn sự nghiệp hoằng pháp bằng cặp kính màu hồng, quyết tâm không gì cản trở được – nơi nào chúng sanh cần, con đến – nơi nào Đạo pháp cần, con đi – không quản gian lao, không nề khó nhọc.
Rồi thời gian đã xói mòn lý tưởng khi chướng ngại dồn dập xảy đến. Đó là lý tưởng tự nguyện, nếu Giáo Hội có chương trình đào tạo tình nguyện viên đến những vùng nghèo khó giúp đỡ như trường Thanh niên Phụng sự Xã hội của Thiền sư Nhất Hạnh trong thời chiến, không cần phải là giảng sư, công tác đó đã là công tác hoằng pháp hữu hiệu hơn đứng trên bục giảng.
Thanh niên Tăng hiện nay không thiếu nhiệt tình và lý tưởng, nhưng không có tổ chức từ Giáo Hội, sau khi học ra, không biết đem sở học áp dụng vào đâu và không có đất dụng võ thích hợp với sở học. Những Tăng Ni tốt nghiệp Tiến sĩ, cao học còn xin vào dạy ở Học viện. Tăng Ni tốt nghiệp học viện ra, 4 năm học bỏ công đi tụng đám, chạy sô linh tinh để sống qua ngày. Một số tu sĩ chưa đủ kinh nghiệm giáo hóa quần chúng, vội ra làm trụ trì, dễ tạo thành kiến với tín đồ vì kém cách giao tế.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Một số Tăng có khả năng ăn nói trước đại chúng, tuy chưa qua trường lớp đào tạo giảng sư, nhờ đa văn lợi khẩu nên thu hút thính chúng khá đông. Cũng vì chưa qua trường lớp Phật học nên diễn đạt giáo lý một cách tùy tiện, sai lệch giáo lý cơ bản mà Ban Hoằng pháp và Giáo Hội vẫn không có ý kiến chế tài.
Giáo Hội chưa có chính sách rõ ràng để tận dụng nhân sự, quản lý nhân sự. Nhân tài thừa mứa không được trọng dụng, nhân Tai hiên ngang gieo tai họa cho Phật giáo thì như cỏ mọc vườn hoang. Ban Hoằng pháp cũng như Giáo Hội chưa quan tâm đúng mức các vùng sâu vùng xa; Giáo Hội cần hỗ trợ cho những Tăng Ni nhiệt huyết tình nguyện đến những nơi ấy với chế độ ưu đãi. Các Tỉnh thành thì chùa, viện mọc tràn lan trong khi vùng cư dân thưa thớt muốn đi lễ chùa vào rằm lớn phải cuốc bộ vài mươi cây số.
9NGHI LỄ VÀ GIÁO LÝ:
Kể từ khi thành lập Giáo Hội năm 1981 đến nay, Giáo Hội vẫn chưa có một bộ nghi lễ thống nhất. Nghi lễ gồm Nhật tụng cho các thời khóa, sám hối mỗi nửa tháng, và nhất là nghi lễ cho Trai đàn chẩn tế. Tuy ba miền có nghi riêng, nhưng trong đó vẫn phải thống nhất cái chung theo tinh thần giải thoát tạm dụng tướng làm phương tiện.
Về kinh tụng hàng ngày, phần lớn các chùa tự soạn cho tín chúng của mình đọc tụng, đến khi tham gia khóa tu nơi khác, nghi tụng niệm lại khác nên tín chúng tỏ ra lúng túng. Có nơi dùng âm hán chữ Việt, có nơi dùng thuần âm và chữ Việt. Hiện nay có khuynh hướng Việt hóa mọi kinh điển, thế nhưng, khi sám chủ, chủ lễ khấn nguyện lại vẫn quen theo lối âm Hán.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Riêng nghi Trai đàn bạt độ chẩn tế, còn gọi là “Thủy lục giải oan bình đẳng cứu bạt trai đàn”, phổ biến nhất vào thời nhà Minh và Thanh do ngài Bất Không Tam Tạng Pháp sư (Kim Cương Trí) đời Đường ở Trung Quốc khởi truyền với các phần chú và ấn làm cơ bản. Ảnh hưởng nhiều từ Mật giáo, về sau Thiền và Tịnh dùng làm phương tiện độ sanh và thể hiện lòng từ đối với cô hồn hoạnh tử.
Ở nước ta, thế kỷ III, ngài Khương Tăng Hội có soạn bộ “Nê hoàn phạn bái” (Diễn nghi thức hành trì kinh Niết Bàn bằng lễ nhạc). Khoa nghi và nhạc lễ là một loại văn hóa đặc thù, vừa thể hiện lòng từ đối với cõi âm, vừa tiết tấu âm điệu tán tụng mang tính Thiền vị, và không chỉ thể hiện ở sắc tướng và âm thanh, cơ bản là tâm thức sám chủ và kinh sư hộ đàn tuyệt đối thanh tịnh: “Nhất niệm tâm thanh tịnh, Phật ngự Ma vương điện” bằng không, ngược lại -“Nhất niệm tâm vọng động, Ma vương ngự Phật điện”. Cho dù khẩu niệm chú, tay bắt ấn quyết mà tâm vọng niệm xem như Đại đàn bạt độ không hiệu quả.
Sơ khởi khoa nghi với dụng ý là vậy, xa xưa, khoa nghi được thực hiện trong cung điện cầu cho các vương gia quốc thích quá vãng, chủ sám và ban kinh sư y hậu đơn giản như khi hành lễ tại chùa. Về sau, kết hợp với âm tiết của nhạc lễ cung đình, nhạc lễ chầu văn, nhạc lễ hát bội để tăng phần hưng phấn, y mão cũng bắt đầu hoa hòe như cung triều… Càng biến tấu quá nhiều càng trở thành sân khấu diễn xuất, đánh mất giá trị nghệ thuật văn hóa và ý lực phổ tế của khoa nghi thanh khiết.
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Gốc bổn khoa nghi: “Nhất điểm viên minh bổn tánh không – liễu chứng vô vi hướng thượng tông – Tam thế chư Phật na nhất bộ – huyền lưu bảo tọa tức ngộ đăng”. Bậc chân sư đăng đàn chẩn tế “Tam luân không tịch” thì chúng sanh cõi âm hưởng lợi, nhưng khoa nghi đã bị lạm dụng quá mức do một số thầy đám xem ứng phú đạo tràng là nghề nghiệp nên đánh mất giá trị văn hóa tâm linh của Bạt độ.
Về giáo lý, cố Hòa Thượng T. Thiện Hoa soạn bộ Phật Học Phổ Thông, xem như cây thang giáo lý từ sơ cơ đến cao cấp qua 12 giáo án. Từ đó về sau, chưa thấy xuất hiện bộ sách nào hướng dẫn quần chúng đi vào khu rừng giáo lý uyên thâm nhà Phật. Hàng sơ học muốn tìm hiểu, không biết bắt đầu từ đâu. Những ai tham gia các khóa giảng, họ còn có thể hiểu chung chung tinh thần giáo lý, nếu tự mần mò học hỏi thì vô vàn kinh sách làm rối loạn người xem. Ban Hoằng pháp chưa có phương án soạn thảo bộ giáo lý từ cơ bản trở lên.
Thiết nghĩ, giáo lý cơ bản, giáo án Hoằng pháp, luật nghi nhật dụng và kinh tụng hàng ngày cần sớm có mặt để giúp kẻ hậu học, hoằng pháp viên, có cơ sở áp dụng đồng nhất.
10TỔ CHỨC LIÊN NGÀNH:
10 điều cần bổ sung trong giáo hội để phát triển Phật giáo
Ngoài nhiệm vụ và chức năng chuyên biệt của ban ngành, để đáp ứng nhu cầu cần thiết ngày một phát sanh, Giáo Hội cần thiết lập một “tổ chức liên ngành”. Mỗi ngành gồm một hoặc hai đại diện có khả năng tham gia để hoạch định chiến lược tổng quát đáp ứng tình trạng thực tế toàn quốc và khu vực, thích nghi tập quán, yêu cầu của từng địa phương, lắng nghe tiếng nói từng khu vực để tổ chức đại diện liên ngành đủ toàn quyền thực hiện nhanh gọn mà khỏi phải chờ báo cáo về Trung  ương; rồi Trung ương lại chờ Hội nghị thường niên xem xét…
Tổ chức liên ngành có lợi thế là tất cả các Ban ngành đều tham gia và có tiếng nói, có tầm nhìn chung trong cục diện ngắn và dài hạn để đáp ứng đúng kế hoạch hoạt động cho mỗi nhiệm kỳ.
Vấn đề của GHPGVN hiện nay còn rất nhiều điều để phân tích và bổ sung. Ngay cả lãnh vực giáo dục Tăng Ni và chương trình giáo dục ở Học viện, các trường sơ Trung cao đẳng  cũng còn nhiều điều bất cập so với lối giáo dục sư phạm phổ thông của xã hội. 10 điều trên đây tạm thời góp ý, nếu có thể, từng bước hoàn chỉnh để bánh xe pháp sự lưu chuyển nhẹ nhàng.
Nguồn Blog Phật Giáo

Tác Giả: Minh Mẫn

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét