Ngày 10/3/2013, lần đầu tiên Kon tum tổ chức lễ giỗ
quốc tổ Hùng Vương tại chùa Tháp Kỳ Quang, xã Dakma, huyện Dakha, tỉnh Kontum.
5 Năm về trước, Phật
giáo tỉnh Kontum chìm lặng theo sương mờ Tây Nguyên khi mà HT T.Quảng Xã, trưởng BTSPG Kontum kế thừa
lãnh đạo PG tỉnh khi cố HT.T.Đồng Trí viên tịch. Lúc bấy giờ văn phòng Tỉnh hội
còn nằm trong khuôn viên chùa Hồng Từ; vì thế, gặp không ít khó khăn, không bao
lâu, v/p Tỉnh hội dời về chùa Trùng Khánh, và bây giờ, nhờ sự chiếu cố của địa
phương, tỉnh hội có được 02 hecta trên ngọn đồi trong thành phố, nằm cạnh quốc
lộ 14, đi qua biên giới Lào và cũng là con đường ra đường Trường Sơn, về miền
Trung và Hà Nội. Từ ngày 02/11/2012 (19/9/nhâm Thìn, PL2556) khởi công xây dựng,
cũng là lúc Phật giáo Tỉnh bắt đầu khởi sắc, một sức bật của tuổi đang lớn, tuy
số lượng tu sĩ trong Tỉnh trên dưới 60 vị, phần lớn chưa đủ trình độ đảm đương
phật sự.
Nói đến sự khởi sắc Phật
giáo Kontum , phải nói đến sự xuất hiện khuôn mặt mới của chùa tháp Kỳ Quang tại
Dakha; ĐĐ Quang Hạnh xuất thân từ chùa Kỳ Quang Gó Vấp, TP HCM, do một hạnh
duyên lớn, thầy được địa phương cúng nhiều
mẫu đất, trong đó, dành bốn mẫu cho công trình xây dựng chùa tháp, chùa Miên và
chùa Lào nằm ven quốc lộ 14, cách thành phố Kontum 24km;
Qua 5 năm khởi công và
xây dựng, ngày 10/3, vừa là địa điểm tổ chức giỗ quốc Tổ Hùng Vương, vừa là
khánh thành đợt một của công trình đồ án, chùa Tháp Kỳ Quang hân hạnh cung đón
Phật Hoàng Trần Nhân Tôn, cũng là dịp đón nhận quyết định bổ nhiệm trụ trì tại
chùa Kỳ Quang Kontum, thầy Quang Hạnh là một Tăng sĩ ngoài 40, rất năng động,
khiêm tốn, hòa ái và chân tình, vì thế thầy đã được HT trưởng BTS PG Kontum,
chính quyền địa phương hỗ trợ, và nhất là quần chúng dành cho thầy một sự ưu ái
đặc biệt.
Qua buổi lễ trên bốn
ngàn người tham dự, số lượng Phật tử từ Sài gòn lên cũng như các tỉnh miền Bắc,
miền Trung vào, đủ nói lên tình cảm của họ dành cho một tu sĩ trẻ như thầy, chịu
hy sinh lên vùng cao, vùng sâu để hoằng dương chánh pháp.
Từ ngày chùa tháp Kỳ
Quang xuất hiện, sinh hoạt Phật giáo tại Kontum có phần khởi sắc, nhất là HT
Trưởng BTS PG tỉnh cũng năng động hơn, như một guồng máy được chuyển động theo
sự chuyển động khởi đầu của một bánh xe. Tuy chùa tháp chưa hoàn thành công
trình, nhưng cổng Tam quan có thần khí xuất hiện đã xác định sự hiện diện một
Phật giáo nơi vùng ba biên giới (Việt-Miên-Lào) sẽ vươn dậy trong tương lai.
Cao nguyên nói chung và
Kontum nói riêng, Thiên Chúa giáo La mã, và các hệ phái Tin Lành chiếm phần lớn
trong cộng đồng sắc tộc; những năm trước và sau 1975, Phật giáo sinh hoạt quá
thụ động, ngoài ma chay, chư Tăng chỉ duy trì sinh hoạt trong bổn tự riêng tư,
vì thế nhiều thập niên, Phật giáo bị co cụm.
Khi chùa tháp Kỳ Quang
có những sinh hoạt nổi trội tại Dakha, đã giúp cho sinh khí Phật giáo tại
Kontum bắt đầu chuyển hóa. Theo HT trưởng BTS, hiện nay, ngoài chùa tháp, tại
Dakha còn có chùa Khánh Phước tâm linh,tại Dakto có chùa Thiền Lâm,Cam Long có
Khánh Hưng tu viện, và rồi đây, mỗi huyện sẽ có một Niệm Phật đường giúp bà con
vùng sâu vùng xa, khỏi phải băng rừng vượt núi về Kontum tu tập. Phật giáo Kon
tum có cả hệ phái Khất sĩ thuộc giáo đoàn ba và một tịnh xá Ni thuộc chi phái
Ni sư Huỳnh Liên. Tuy HT trưởng BTS lớn tuổi, nhưng năng nổ hoạt động để Phật giáo địa phương hôm nay có một bộ mặt
tươi trẻ.
GIỖ QUỐC TỔ: Ngoài đền
Hùng Phú Thọ phía Bắc, có lẽ, Kontum là một Tỉnh đã tổ chức giỗ Quốc tổ có phần
long trọng nhất, với sự tham dự gần 30 tổ chức cá nhân, địa phương, đồng bào sắc tộc, công ty
xí nghiệp; mỗi đoàn thể đều có phẩm vật dâng cúng và lần lượt lên thắp nhang lễ
Tổ. Chương trình buổi lễ vừa khánh thành, vừa trao quyết định bổ hiệm trụ trì,
vừa giỗ tổ quá dài và thừa nhiều tiều mục, nhưng nhìn chung, tinh thần uống nước
nhớ nguồn đã đoàn kết quần chúng trong buổi lễ thật cảm động. Rất tiếc, thiếu sự
hiện diện của các tôn giáo bạn!
MC giới thiệu HT trưởng
BTS sẽ đọc văn tế giổ Tổ, nhưng thinh chúng thất vọng khi nghe nội dung của một
bài diễn văn bình thường. Tuy nhiên, không khí buổi lễ vẫn hào hứng khi pháo
hoa, thả chiêm Bồ câu được xuất hiện. Và, ông Phạm Đức Hạnh, bí thư huyện ủy,
chủ tịch HĐND huyện Dakha, trong diễn văn giổ Quốc Tổ, ông gửi đến chùa Tháp Kỳ
Quang: “Tại buổi lễ nầy,…đề nghị Ban quản
lý chùa Tháp Kỳ Quang xã Dak mar tiếp tục đồng hành cùng dân tộc, có trách nhiệm
trong việc quản lý khuôn viên thờ cúng Quốc Tổ Hùng vương chi nhánh tại huyện
Dak Hà để nhân dân các sắc tộc của huyện nhà được tưởng niệm, ghi nhớ công lao
của tổ tiên, răn dạy con cháu mai sau đạo lý:”uống nước nhớ nguồn” của dân tộc
Việt Nam. Người dân Dak Hà hôm nay và mai sau sẽ luôn rèn luyện để xứng đáng với
chuẩn mực: “Trung thành – đòan kết – năng động - sáng tạo - phát triển và tình
nghĩa.”…
Dĩ nhiên, không riêng
chùa Tháp Kỳ Quang mà toàn bộ Phật giáo luôn gắn liền với truyền thống lịch sử
và luôn thể hiện tinh thần tứ ân, trong
đó có : “uống nước nhờ nguồn”. Có điều ông Bí thư nhắn gửi ban quản trị chùa Tháp quản lý bảo vệ khuôn
viên thờ cúng Quốc Tổ, nhưng trong đồ án xây dựng không thấy một công trình nào
dành riêng cho đền thờ Quốc Tổ các vua Hùng.
Qua buổi lễ tại Kỳ
Quang Kontum, tinh thần Phật giáo và quần chúng Phật tử địa phương rất phấn khởi, hy vọng những Phật
sự sắp tới sẽ có nhiều sắc màu tươi nhuận hơn; những sương mờ bao năm vây phủ
Phật giáo sẽ được ánh dương quang đãng hơn cho dù rừng núi Tây nguyên luôn phủ
trùm lớp khói mây bốn mùa mờ nhạt.
MINH MẪN
19/4/2013
sắc tộc tây nguyên
giổ quốc tổ tại Tây Nguyên
chùa Tháp Kỳ Quang
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét