Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

PHIM PHẬT VÀ THÁNH CHÚNG (TIẾP)


PHIM PHẬT VÀ THÁNH CHÚNG  (TIẾP)

Sáng ngày 05/10/2012, được sự ủy thác của TT Chân Tính chùa Hoằng Pháp, Hốc Môn, MM đã đến tiếp nhận giám sát phim “Phật và Thánh Chúng” đang đóng tại “khu du lịch Vườn Xoài”, cách ngã ba Vũng Tàu 15km.

Theo lời thầy Giác Thông, (là một trong hai thầy trách nhiệm giám sát phim), chùa quyết định giao cho MM chính thức giám sát, lúc nào bận hai thầy sẽ thay tạm. Bấm máy khởi sự từ ngày 03/10 tại khu du lịch Vườn Xoài, thầy Tâm Trung và thầy Giác Thông đã có mặt. Ngày thứ ba tức 05/.10, MM đến nhận nhiệm sở; lúc nầy quay tại chùa Phước Sơn đồi Lá Giang của sư Bửu Chánh, cách Vườn Xoài 3km về hướng Bắc. Chùa có trên 30 mẫu, rừng rậm còn nhiều tuy cây lâu năm không có, thích hợp diễn cảnh đức Phật sinh hoạt với Thánh chúng. 8g sáng đoàn quy tập về chùa, tìm cảnh. chùa hỗ trợ thêm một ít chư Tăng và nữ tu, mãi đến hơn 2g chiều mới thực sự bấm máy, do thư ký phim trường thiếu linh hoạt nên suốt buổi sáng bỏ trống thời gian. Thay vì đợi chư Tăng độ NGọ xong mới tham gia thì ngay buổi sáng có thể quay cảnh nào khác thế vào.

Khi nhìn thấy các diễn viên đính vào người mấy mãnh vải vàng không phải y mà chẳng phải áo. Bên trong thay vì quấn xà rông, gọi là y hạ, thì lại may quần không ra quần, xà rông không ra xà rông, lấy lý do, theo  nhà phục trang  nói – làm như thế nhanh hơn quấn xà cạp. Biết không thể được, trách nhiệm người giám sát  buộc phải thay chính thức y thượng, còn y hạ tạm xài như thế. Nhà phục trang hội ý với cô thư ký (trong ngoài 30), cô ta quyết định giữ nguyên trang phục cũ, với lý do đã diễn hai ngày rồi, không thể thay đổi. Vì tự ái nghề nghiệp của nhà phục trang, vì tự mãn của chức năng thư ký phim trường có quyền quyết định mọi việc trong lúc diễn xuất nên họ tuyên bố dứt khoát như thế.

Trách nhiệm giám sát, biết sai từ cơ bản về trang phục của một bộ phim lịch sử tôn giáo, không thể bó cuộc, buộc lòng MM phải liên lạc với sư Bửu Chánh mượn 11 bộ y Nam Tông tạm cho người đóng vai Phật và 10 vị đại đệ tử. Những người còn lại cứ giữ những mãnh vải quấn quanh phần trên có miếng kẹp ngay vai để khỏi rơi xuống. Thầy Giác Thông phải thuyết phục những người có trách nhiệm chấp nhận thay thế, một chống đối yếu ớt của nguời phục trang là: “y của Phật có giới đức, các em diễn viên không nên khoác vào người tổn phước, không ai biết cách quấn y cho các em diễn viên,  không nghe quý thầy có ý kiến…”. Công Hậu đạo diễn cũng bảo: - sao thiết kế phục trang không biết việc nầy? Quý thầy Bắc Tông ít ai hiểu nhiều về Nam Tông làm sao thiết kế phục trang chuyên  đời thường làm sao mà biết, có ý kiến Tuy nhiên, mọi việc rồi đâu cũng vào đó, làm sao một đoàn phim thực hiện bộ mặt lịch sử nhà Phật tiếp tục làm sai mà không chịu sửa? Cái ngông của thế gian và tự ái nghề nghiệp là vậy. MM đích thân quấn y từng người , ngay cả Công Hậu diễn vai Phật, cũng phải nhiều lần chỉnh sửa vì diễn viên chưa quen nên dễ làm sổ tung ra. Thế là từ 8 giờ sáng đến 8 giờ tối ngoài hiện trường, ai cũng tỏ ra mệt mỏi. Lúc diễn từng công đoạn, người giám sát muốn biết nhân vật nào trong 10 vị đại đệ tử sẽ nhập vai để hướng dẫn thao tác, phong cách, âm điệu, hỏi cô thư ký chẳng muốn trả lời, có lẽ cô ta chỉ biết quý thầy chùa Hoằng Pháp mà thôi, buộc lòng phải trực tiếp với Công Hậu và anh Póp chỉ đạo bấm phim.

Chẳng hiểu hai ngày trước thế nào, nhưng y phục đã không thể đúng, các công đoạn tinh tế thể hiện của những đại đệ tử Phật có diễn đạt được như ý chăng! Cũng may chỉ mới hai ngày, nếu bô phim  thiếu giám sát chặt chẽ xuyên suốt trọn bộ thì chắc chắc sẽ không đủ chân giá trị lịch sử theo sự mong muốn của chùa Hoằng Pháp cũng như những ai quan tâm đến nghệ thuật  điện ảnh dành cho Phật giáo.

Các diễn viên trẻ, hảo tướng, tính tình dễ thương nhưng do chưa thấm “tương chao” nên lúc đùa cợt thường kêu  nhân vật đóng vai bằng tên của Đệ tử Phật một cách thiếu nghiêm túc và quên đang mặc màu vàng của nhà Phật nên đi đứng ăn nói, hút thuốc và mọi động tác dễ gây hiểu lầm cho người ngoài khi họ tưởng là nhà sư thật. Có em diễn viên mặc y vàng đầu cạo trọc chụp chung hình bán thân với một em nữ trong đoàn, trên mức thân thiện, được thầy Giác Thông nhắc, không nên đưa lên Face book dể gây ngộ nhận cho mọi người. Đấy, các em còn trẻ, thuần tục, vô tư, chưa qua giáo dục cửa chùa mà đóng phim Phật, không những đạo phong chưa có mà cũng khó lột tả tinh thần thâm thúy của những bậc đại trí tuệ như 10 vị đại đệ tử của Phật. Hy vọng ai xem phim bằng con mắt nghệ thuật, bằng tấm lòng cởi mở, có thể cảm thông và khích lệ cho những bộ phim khác có giá trị hơn.

Ngày 6 và 7 quay tại quận hai, đoàn lại tiếp tục lên Vườn Xoài cho những công đoạn kế tiếp để rồi đi xa hơn về các tỉnh cao nguyên.

                                                                     MINH mẪN
                                                                      06/10/2012

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét