Đề nghị báo Dân Trí
hiệu đính ngay bản tin "Ni cô trộm bia nhanh như chảo chớp"
Thứ
Sáu, 12/10/2012 - 05:40, báo Dân Trí đăng tải bản tin "Ni cô trộm bia
nhanh như chảo chớp" của
PV Lê Kiên. Nội dung bản tin phản ánh "hành động trộm bia 'nhanh như cắt'
của ni cô đã bị camera an ninh ghi lại được tại một cửa hàng phục vụ đến đêm ở
Mỹ."
Bản tin - dù người viết
có cố ý hay không - đã khiến nhiều độc giả lầm tưởng kẻ ăn cắp ấy là một nữ tu
sỹ Phật giáo, và đã xúc phạm nghiêm trọng hình ảnh tu sỹ Phật giáo.
Xin hỏi Ban biên tập
báo Dân Trí: trang phục của nữ tu như trong bản tin phản ánh được gọi là ni cô?
PV Lê Kiên là người Việt hay người nước ngoài mà không phân biệt thế nào là ni
cô, thế nào là xơ (soeur)? Và PV Lê Kiên là ai mà dám ngang nhiên thách thức
công động Phật giáo khi viết một cách mập mờ đánh lận con đen biến hành vi ăn
cắp của kẻ mặc áo tu nữ Thiên chúa giáo thành tu nữ Phật giáo?
Nếu PV Lê Kiên
là người Việt chẳng hiểu tý gì về các tôn giáo, không phân biệt được nữ tu
Công giáo hay là nữ tu Phật giáo, cũng như giả vờ không biết không uống rượu,
bia và các chất gây say sưa là một trong các giới cấm căn bản của Phật giáo,
liều mạng viết bừa như thế mà sao ban biên tập lại duyệt đăng?
Kẻ
trộm cắp bia mặc trang phục như thế này mà được gọi là ni cô?
Chẳng lẽ Ban biên tập
báo Dân Trí - cơ quan của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam - cũng mù mờ về tôn giáo và
tiếng Việt như thế hay sao? Ở Việt Nam ngày nay, có ai gọi các nữ tu
Thiên chúa giáo là ni cô không? hay phải gọi họ là các bà xơ, bà/ dì phước?
Và trước khi đăng bài
lên, chẳng lẽ Tổng biên tập không kiểm duyệt, và khi nhận người làm báo cũng
không cần biết trình độ văn hóa của kẻ đó?
Dù thế nào đi chăng
nữa, một khi đã đăng trên mặt báo rồi thì cũng không thể ngụy biện là không
biết. Sinh hoạt tôn giáo ngày nay tại VN không còn lạ gì với xã hội. Cho dù kẻ
viết mới chân ướt chân ráo vào nghề thì không thể bảo là không phân biệt được
sự khác nhau giữa trang phục của tu sĩ Công giáo và Phật giáo!
Các
xơ, hay còn gọi bà/ dì phước, nữ tu Thiên chúa giáo
Phải chăng đây là ý đồ
bôi nhọ Phật giáo, xúc phạm danh dự tu sĩ Phật giáo. Pháp luật có điều khoản
nào cho phép báo chí có quyền xuyên tạc làm mất uy tín tôn giáo, nhất là một
tôn giáo của dân tộc? Xúc phạm một tôn giáo gắn liền với dân tộc là đồng nghĩa
xúc phạm một dân tộc, xem thường văn hóa dân tộc!
Nếu người viết bài nầy
xuất thân từ rừng rú, chưa quen với nếp sống xã hội Việt Nam, yêu cầu chủ nhiệm
tòa báo hãy cho những nhân sự của mình đi học lại bổ túc văn hóa về tôn giáo
hiện có mặt tại Việt Nam.
Thường
phục đi ra ngoài chùa của nữ tu Phật giáo
Các hãng thông tấn có
uy tín trên thế giới khi đề cập đến vấn đề nào đó có liên quan đến tôn giáo, họ
luôn viết rõ vấn đề đó hoặc tu sỹ đó thuộc tôn giáo nào, Phật giáo, Thiên chúa
giáo, Hồi giáo v.v. không có lối viết chung chung gây cho người đọc hiểu nhầm
giữa tôn giáo này và tôn giáo kia.
Chùa
Phúc Lâm online yêu cầu Ban biên tập báo Dân Trí hiệu đính
ngay bản tin trên, và trả lời cộng đồng Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt
Nam nói riêng về hành động xúc phạm, báng bổ tu sỹ Phật giáo này, đồng thời có
biện pháp xử lý thích hợp đối với PV Lê Kiên.
Quần
Anh - Minh Mẫn
Liệu ở báo Dân trí có còn tiếp tục diễn ra những bài báo sặc mùi bôi nhọ Phật giáo có chủ đích của những kẻ đã vô ý thức chính trị lại thiếu cái tâm với dân tộc ,với tổ quốc như thế? Những kẻ cầm bút vô lương nầy không hiểu rằng Phật giáo chính là một tôn giáo mang đậm hồn cốt dân tộc VN.Là một tôn giáo duy nhất luôn đồng hành cùng bao nỗi thăng trầm của lịch sử đất nước hay sao?
Trả lờiXóaChúng tôi cho rằng:Một khi còn đó một ông Trưởng ban Thư ký tòa soan như ông Bùi hoàng Tám -một ông "nhà thơ" chỉ nổi danh bởi những câu thơ dung tục liên quan đến sinh thực khí đàn bà , lại chưa bao giờ học hết chương trình THPT đến nơi đến chốn, xuất thân là một ông chủ quán thịt chó ở tỉnh Thái bình-thì những "nhà báo" như Lê Kiên sẽ còn đất viết bậy bạ nhảm nhí.
Than ôi!