Phải chăng thầy Tâm Mẫn đủ khả năng đại diện cho một Phật giáo VN đầy nghị lực, đại diện cho một dân tộc không sờn lòng trước thử thách của bạo lực, thịnh suy???
Thật cảm động hàng ngàn Phật tử Hà Nội đứng dưới mưa để đón thầy Thích Tâm Mẫn vừa đến Hà Nội.
Hình ảnh trái ngược: Lẳng lặng lúc khởi hành tại Sài Gòn chỉ có vài vị tiễn đưa, và suốt đoạn đường gần 2.000km, quần chúng chứng kiến như một chuyện lạ hiếu kỳ.
Ngang Hố Nai (Biên Hòa) lãnh vài vật lạ của bọn trẻ thiếu ý thức. Đến Bình Thuận gặp khó khăn cư trú, phải nhờ xe chở ra khỏi địa phận Phan Thiết. Về miền Trung được Phật tử quét dọn đường đi, nhưng khi ra đến Hà Nội, Phật tử nhộn nhịp hẳn, như chào đón một Thánh Tăng.
Mọi người quý phục thầy là vì làm một việc chưa ai ở VN làm được. Nhất bộ nhất bái hay tam bộ nhất bái ở Mỹ cũng đã có người làm. Ấn Độ và vài nơi cũng có những bậc phát tâm Bồ-tát. Ngài Hư Vân cũng từng thể hiện.
Riêng Việt
Có vài người châm chọc về hạnh nguyện khó làm nầy, nhưng đại đa số, kể cả chư tăng ni đều nghiêng mình bái phục.
Xưa kia, Đường Tăng bỏ ra trên 10 năm băng rừng vượt núi, qua sa mạc để thỉnh kinh, với con ngựa, vì phương tiện lúc bấy giờ thiếu thốn, luật pháp chưa cho phép nên chấp nhận gian nan.
Ngày nay, phương tiện đầy đủ, chỉ cần bỏ ra vài triệu, hơn một giờ bay là ra tới Bắc, 24 giờ đi xe cũng chẳng là bao nhiêu, nhưng, đời sống đủ mọi tiện nghi, luật pháp và giáo chế không cấm cản, thế mà thầy Tâm Mẫn phát tâm vừa lạy vừa đi suốt nhiều năm như thế quả là nghị lực phi thường. Trong khi đó, hàng ngày có bao nhiêu cuộc vui trong xã hội, hàng đêm bao nhà hàng giải trí thâu canh.
Chỉ còn khoảng gần 100 km, 'Đường Tăng VN' hành một bước một lạy sẽ về đến đích non thiêng Yên Tử
Trong 3 năm có bao cuộc đổi thay thời cuộc, biết bao thạnh suy của nhiều quốc gia; riêng thầy với tâm an trụ nhất niệm duy trì một động thái duy nhất. Biết đâu, thầy thể nghiệm cái gì đó tương xứng với khổ công như thế, cũng như Hòa thượng Hư Vân hoát nhiên thể nhập tâm không khi vừa cúi lạy trên suốt đoạn đường dài.
Dĩ nhiên, cái gì cũng có cái giá phải trả để bù đắp lại cái được như sở nguyện. Nắng mưa, bệnh hoạn, chướng duyên không làm sờn lòng người Tăng trẻ, bởi vì tâm nguyện và ý lực đã được bù đắp bởi lòng tôn kính của quần chúng tại thủ đô.
Phải chăng thầy Tâm Mẫn đủ khả năng đại diện cho một Phật giáo VN đầy nghị lực, đại diện cho một dân tộc không sờn lòng trước thử thách của bạo lực, thịnh suy???
Hay đó là hiện tượng của con cháu Lạc Việt không bao giờ nao núng trước vận mạng của một dân tộc đang bị ngoại bang phương Bắc đe dọa???
Minh Mẫn (25/7/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét