Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Ý THỨC

ý thức


Khi dư luận phẫn nộ bài viết có ý bôi nhọ một ni trẻ có tài của một kẻ bất đắc chí mà trên web Liễu Quán Huế vẫn tồn tại có nghĩa ban biên tập tự cho phép mình bôi tro trét trấu vào mặt chính mình và cho quần chúng phật tử có một cái nhìn lạ lùng về Phật giáo sở tại...

Khi web Liễu Quán Huế đăng bài của sứ giả sự thật, cư dân mạng xôn xao bất mãn bài viết đố kỵ của tác giả về một sư cô giảng sư nổi tiếng đối với quần chúng Phật giáo nói riêng và giới trẻ nói chung.
Giờ đây, độc giả không còn đặt vấn đề giá trị của bài viết, nhân cách của tác giả mà mọi người đang thắc mắc về ý thức  trách nhiệm của ban biên tập, chủ quản web Liễu Quán Huế, một trang web trong lòng thủ phủ Phật giáo miền Trung.
Cũng từng có những bài báo mà ban biên tập (BBT) vô tình  hoặc thiếu cẩn trọng, đã đưa lên làm xôn xao độc giả, khi nhận được sự phản hồi, BBT xin lỗi và tháo ngay xuống.
Khi gọi là tai nạn nghề nghiệp là lúc mà sự cố xẩy đến ngoài ý muốn; nhưng sự cố xẩy đến với ý muốn của BBT cũng có nghĩa BBT xem thường đọc giả, muốn vo tròn bóp méo độc giả, muốn cho đọc giả ăn cái gì phải chịu cái ấy, muốn lái đọc giả hiểu theo cái muốn hiểu của mình, muốn đọc giả chấp nhận cái ý đồ đen tối của mình đối với ai đó, nhằm mục đích nào đó, thì không thể gọi là tai nạn mà là khốn nạn!
Trong xã hội đầy dãy sự nhiễu nhương những đố kỵ hẹp hòi bởi vì tâm vị kỷ, tư dục, đố kỵ, phàm tục vô minh chưa được tẩy xóa. Phật giáo là một tôn giáo lấy trí tuệ và tâm từ làm căn bản, thế mà vẫn còn sót lại những vết nhơ phàm tục đó để rồi chính mình đập phá nội bộ mà không phải là ngoại đạo.
Thật là mỉa mai thay! biết bao nhiêu tệ nạn trong một số tu sĩ xẩy ra nhan nhản hàng ngày thì chẳng ai lên tiếng để góp ý, đằng này lại chỉa mũi vào một sư cô chân yếu tay mền, có công xây dựng Phật pháp, giáo dục tuồi trẻ góp phần đạo đức hóa xã hội.
Bao nhiêu tu sĩ tốt nghiệp từ nước ngoài về, người có sứ mệnh giáo dục, kẻ có trách nhiệm làm văn hóa, dịch thuật hoặc góp phần sinh hoạt Giáo hội. Một số giảng sư được một tầng lớp có trình độ nhất định chấp nhận cũng đã là điều đáng hoan nghênh hiện nay, nhưng những giảng sư trẻ, chưa có một ngôi già lam tương xứng với tài năng như sư cô Hương Nhũ, lặn lội khắp nơi đến với tuổi trẻ, đáng ra cần trân trọng.
Ai quên được một bài báo bảo rằng sư cô đã ru hàng ngàn thanh thiếu niên tại Nghệ An nhân tuần lễ Văn hóa Phật giáo vừa qua. Thế thì ngoài sư cô Hương Nhũ, ai ru được lớp trẻ có ăn học như thế, và ai đem lại niềm tin cho lớp trẻ không có cơ may ngồi trong ghế nhà trường mà sư cô có mặt khắp nơi để làm trách nhiệm giáo dục thanh thiếu niên nói riêng và quần chúng nói chung một cách thành công như thế?
Đáng ra, là người có tâm với Đạo, phải hoan hỷ khi thấy người làm được việc lại là người nữ trẻ tuổi. Đáng ra tất cả cần ủng hộ giúp đỡ để phát triển hiệu quả đó, ngược lại, những tâm hồn hẹp hòi đố kỵ đối với  một sư cô chưa từng mích lòng ai, chưa từng xúc phạm ai, lại nói lên những lời cộc cằn thô lỗ đối với người con gái của đức Phật đang làm nhiệm vụ cho Phật. Lương tâm  như thế là lương tâm gì?
Người viết có quyền viết bậy theo cái bậy của tâm ý vô minh, nhưng chủ quản một trang web Phật giáo lại đồng thuận đưa lên trang báo, đại diện bộ mặt trí thức PG miền Trung thì cái bậy đó tăng lên gấp bội.
Bài báo được phát tán có nghĩa web chủ đồng thuận với tâm lý đố kỵ hẹp hòi như là trâu cột ghét trâu ăn. Sao mình không cố gắng làm được hoặc tốt hơn người lại muốn vùi người xuống vũng bùn đen, người không đen mà chính mình bị nhuộm đen?
Thiển nghĩ, chúng ta đang làm văn hóa dưới mọi hình thức cũng phải thể hiện tính văn hóa trong mọi công tác, đừng vì câu khách mà đánh mất nhân cách của một trang chủ có uy tín.
Khi công luận phẫn nộ mà trang báo vẫn tồn tại có nghĩa trang chủ tự cho phép mình bôi tro trét trấu chính mình và cho quần chúng phật tử một cái nhìn lạ lùng về Phật giáo sở tại, đồng thời giúp cho kẻ bên ngoài vổ tay tán thưởng khi nội bộ bôi xấu lẫn nhau, không biết trân quý nhau.
Minh Mẫn (08/12/2012)




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét