Lâm Đồng là tỉnh nằm cách Sài gòn 300km, vùng cao
nguyên Lâm Viên; gồm có 43 sắc tộc. Người Cơ Ho , người Mạ, người Nùng, người Tày, Chu Ru, người Hoa, Mnông, người Mường, Mông, Dao , Khơ Me, Lô Lô, Cơ Lao và Cống …
Về Tôn giáo: Toàn
tỉnh Lâm Đồng có 12 Tôn
giáo .
Trong đó, nhiều nhất là Công
giáo,
kế đến là Phật
giáo,
số ít còn lại là tín đồ: Tin Lành , Cao
Đài,
Phật giáo Hòa Hảo , Bà
La Môn, Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa,
Minh Sư Đạo, Bahá'í, Minh Lý Đạo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội
Việt Nam (Wiki pedia).
Từ thời Pháp thuộc, đã
có một số cư dân lên khai phá rừng sinh sống, cũng có một số dân phu làm đường
sắt (tàu hỏa) đem theo gia đình đến cư trú. Vào lúc chính phủ nhà Ngô cầm quyền,
chính sách di dân từ Bắc vào Nam năm 1954 ồ ạt, đa số là Kito giáo, đã đưa di
dân lên các vùng cao lập ấp, trong đó, Cao nguyên Lâm Viên bắt đầu có phố chợ.
Người dân miền Trung như Thừa Thiên-Huế, cũng có một số tha hương vì kinh tế,
vì thế, Đà Lạt đã qua nhiều thế hệ cư dân Huế sinh cơ lập nghiệp. Sau đó, Quảng
Nam, Quảng Ngãi… lần lượt người dân cũng chọn những vùng xa ngoại ô tìm đất
canh tác sinh nhai.
Điều đặc biệt cư dân miền
Trung, tín ngưỡng là phần thiêng liêng cần thiết cho đời người, vì thế, đi đến
đâu họ đều lập chùa cho dù không có tu sĩ, họ tự tu tự quản lý ngôi Tam Bảo do
mồ hôi nước mắt của họ thành lập. Đến khi nhà Ngô sụp đổ, Phật giáo đã tổng hợp
các hệ phái hình thành một Giáo hội được mệnh danh là GHPGVNTN, các cơ sở tín
ngưỡng sinh hoạt nhộn nhịp; những vùng sâu vùng xa, Giáo hội thường cử chư Tăng
về làm lễ, giảng dạy giáo lý cho quần chúng mỗi dịp lễ lớn như Phật Đản, Vu
Lan, Tết, rằm tháng giêng…
Từ thành thị đến nông
thôn, các cơ sở tín ngưỡng Phật giáo, sinh hoạt khá êm ấm, tín đồ đoàn kết chặt
chẽ, và nhất là việc điều hành Phật sự từ Trung ương xuống các địa phương tuân
thủ theo nề nếp - “y giáo phụng hành”. Nhưng vì tính thụ động vốn có, nên Phật
giáo đa số co cụm, không có chủ động Hoằng pháp, ai có duyên thì đến chùa,
không ai đi phổ biến hoặc chiêu nạp có thêm tín đồ như tôn giáo bạn.
Cũng như thế, cho dù tại
thị thành như Bảo Lộc, một số nơi, quần chúng tự động thành lập Niệm Phật đường
cùng nhau tu tập, thỉnh thoảng mời chư Tăng về làm lễ, ngoài ra, Giáo hội không
mấy quan tâm. Chùa Linh Quang, xã Lộc Tiến, cách thành phố Bảo Lộc 5km, là một trong những địa
chỉ tượng trưng như thế. Một số tín đồ hùn nhau mua đất, căn nhà đơn sơ bên cạnh
chuồng bò, dần dà được thay da đổi thịt để ngày nay có một ngôi Tam Bảo và nhà
Tăng, nhà trù, vườn cảnh khá tươm tất. Nơi đây, cũng từng có những tu sĩ lưu
trú rồi lại ra đi, chùa hoang vắng trở lại hoang vắng. Quần chúng tín đồ thèm
khát có một tu sĩ thường trụ, không những làm tăng vẻ ấm cúng mà còn là điểm tựa
tâm linh thường xuyên chứ không chỉ vào những ngày lễ hội.
***
Năm 2000, một gia đình
thỉnh 2 thầy Quảng Long –Thiện Thành về cúng kiến, sau đó đến thăm viếng nhà bà
Năm (gia đình thuộc dạng chính sách) gần chùa Linh Quang. Qua trao đổi với gia
chủ, được biết chùa chưa có Tăng, thầy Thiện Thành ngỏ ý muốn về chùa. Sau đó,
có lẽ được những Phật tử trong ban hộ tự lên chùa Phước Huệ thỉnh ý Hòa Thượng
Trưởng BTS PG thị xã Bảo Lộc, sau đó, sự việc diễn ra thế nào, chúng ta lần lượt
tìm hiểu khi mà sự cố xảy ra sau bảy năm thầy Thiện Thành về Linh Quang kiến thiết,
xây dựng để có bộ mặt sáng sủa như hôm nay, theo sự bày tỏ của những Phật tử
đang có mặt tại chùa.
***
Sự cố xảy ra, tai tiếng
lan đến Bà Rịa Vũng Tàu khi mà Đại Hội Phật giáo Bà Rịa đang diễn ra. Quên bẵng
một thời gian, ra Hà Nội dự Đại hội, gặp HT trưởng BTS Phật giáo tỉnh Lâm Đồng,
sực nhớ , tìm hiểu sự tình, HT bảo: - Ông ấy chỉ biết tín đồ vây quanh mình mà
không cần biết đến Giáo hội. HT giới thiệu đến TT Thanh Nhật, Tổng thư ký Giáo
hội tỉnh, lúc đó thầy bận nên không được gặp.
Cũng nhân dịp có mặt tại
Hà Nội, một vài bạn bè lâu lắm không có tin tức nhau, mời lên Bảo Lộc hàn huyên
gợi lại kỷ niệm những tháng ngày năm xưa khi đất nước còn binh biến, đó là lúc
biết đến nội tình phức tạp tại chùa Linh Quang.
***
Sau bao năm xa cách, Bảo
Lộc nay đã lên Thành phố, cư dân đông đúc, nhà cửa khang trang, nhà thờ mọc lên
khá nhều. Ngả ba gần bờ hồ rẽ về hướng Di Linh ngôi chùa hẹp cũng có mặt mà trước
1975 vẫn còn khu đất trống mọc lên mấy trụ cột cement chống chọi với nắng mưa,
gió lạnh.
Cách thành phố vài km,
cơn gió Đông lùa hương trà từ các nhà máy sấy lan tỏa như tẩm ướp cư dân, báo
cho khách tha phương biết rằng đây là xứ trà đã tồn tại lâu đời mang nhiều
thương hiệu danh tiếng. Nhiều con đường làng cũng được tráng nhựa. Những chiếc
xe hai bánh trườn qua dốc đồi thật mạnh khỏe dưới tay lái lụa của cư dân nhà vườn.
Không khí tươi mát,
trong lành, hoa lá mọc ven lộ hòa lẫn cỏ cây xanh tươi. Cảnh trí an lành thật
đáng sống.
***
Được người bạn tiếp đón
nhiệt tình, sau đó nhờ đưa đến thăm Linh Quang, cách quốc lộ độ hơn 1 km.một
ngôi chùa nằm cuối con đường dốc đất đỏ, lam nham đá sỏi, Có những vệt hỏm
khoét sâu thành đường rảnh ngoằn ngoèo để dẫn giòng nước mưa xuôi xuống vực. Trời
mưa, có lẽ trơn trượt khó chạy xe, nhưng cư dân nơi đấy, nắng mưa đối với họ chả
là điều chướng ngại đáng kể.
Tường rào bao quanh
chùa có vẻ kiên cố; cổng tam quan chỉ mở vào lễ lớn, ngày thường chừa cánh cửa
nhỏ để ra vào. Sân rộng, cây kiểng lưa thưa. Chánh điện nằm phía tay trái đường
vào, nhà khách nhìn ra cổng chính, tay mặt là nhà riêng của thầy Thiện Thành
xây dựng chưa lâu lắm, sâu vào trong là nhà trù, nhà vệ sinh. Các cụ công quả
nơi đây cho biết: - Chùa hiện nay không thiếu bất cứ cái gì, thỉnh thoảng các
đoàn Phật tử từ Sài Gòn, do thầy Thiện Thành đưa về hỗ trợ giúp đỡ, bổ sung những
gì chùa chưa có. Các cụ nói – suốt 7 năm, thầy trò sum họp đầm ấm, tu tập đều đặn,
đến khi, Thành hội Bảo Lộc đưa một tu sĩ trẻ về với một quyết định “bổ nhiệm trụ
trì” mà Phật tử không hề hay biết, Giáo hội buộc thầy Thiện Thành phải ra đi với
lý do một số tín đồ thưa kiện.
(Còn
tiếp)
MINH MẪN
1/12/2017
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét