Thứ Năm, 29 tháng 12, 2016

Chùa Minh Thành –

Ngôi chùa nổi bật nhiều nét văn hóa phương Đông


Chùa Minh Thành có kiến trúc độc đáo nhất ở Tây Nguyên, không chỉ là niềm tự hào của người dân phố núi mà còn là địa điểm tham quan hấp dẫn của Pleiku.
Nằm cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km, chùa Minh Thành tọa lạc ở số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú. Đặc biệt, không giống như những ngôi chùa khác mang đặc trưng của phật giáo Tiểu thừa, chùa Minh Thành chịu ảnh hưởng nhiều từ kiến trúc Trung Quốc và Nhật Bản.
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-16
Lối kiến trúc giống như chùa Nhật Bản
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-3
Một góc kiến trúc của chùa
Chùa Minh Thành do Đại Đức Thích Tâm Mãn làm trụ trì. Đai Đức xuất gia và tu học từ 6 tuổi và ở TP Pleiku, tỉnh Gia Lai, năm 1987 Thầy vào chùa Niết Bàn núi Thị Vải, năm 1989 Thầy lên Sài Gòn và ở chùa Long Bửu, Khánh Hội quận 04 trong khoảng thời gian thầy ở chùa Long Bửu 11 năm và du học Đài Loan được 7 năm, Đại Đức Thích Tâm Mãn đã tốt nghiệp thủ khoa cao học mỹ thuật học Phật giáo, kiến trúc chùa tháp Phật giáo, nghệ thuật Phật giáo, là người tu sĩ đầu tiên ở Việt nam tốt nghiệp khoa này. Đại Đức đang là giảng viện của Phật học viện Phật giáo.
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-5
Nhiều hồ nước trong chùa
Ngôi Chánh Điện có hai tầng, Đại Hùng Bửu Điện, Đại Bi Điện. Chánh điện chùa bố trí theo một hình thức đơn giản của mạn-đà-la (maṇḍala). Đó là một vòng tròn, được tượng trưng như một đóa hoa sen nở trọn, và vòng tròn này là căn bản vũ trụ luận của Mật giáo. Thông thường, có hai bộ mạn-đà-la. Kim cang giới mạn-đà-la (vajradhātu-maṇḍala) biểu tượng cho trí tuệ sở chứng của Phật. Thai tạng giới mạn-đà-la (garbhadhātu-maṇḍala) biểu tượng cho phương tiện độ sinh của Ngài. Mỗi mạn-đà-la đều dựa trên một số chủ điểm tư tưởng của Đại thừa giáo.
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-12
Khuôn viên chùa rất khang trang
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-14
Những tác phẩm nghệ thuật  chạm khắc tượng ở nơi đây, dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật giáo Đại thừa Mật tông được gói trọn vào đây.
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-11
Chạm trổ trên từng vị trí chùa
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-4
Cảnh quang thanh tịnh
Tất cả các bức tượng này được chạm nổi vào tường rất công phu. Thẳng theo hướng tây tầng dưới của chánh điện là; Đại Bi đường thờ Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn, mà theo cách gọi dân dã đó là Phật nghìn mắt nghìn tay, theo phong cách Việt Nam, cao 7,5m, thờ hai bên tượng Thiên Thủ Thiên Nhãn là 2 tượng Hộ Pháp cao 3m, ba pho tượng được chạm khắc bằng gỗ.
chua-minh-thanh-diem-den-tam-linh-khong-the-bo-qua-khi-du-lich-Pleiku-ivivu-13
Phần lớn chùa được làm từ gỗ
Khi đến tham quan chùa, nhìn từ xa bạn đã thấy bảo tháp xá lợi cao 9 tầng, phía bên trong khuôn viên chùa là tượng Phật Di Đà nặng tới 40 tấn và cao 7,5m. Chánh điện chùa cao tới 16 m, được làm bằng gỗ pơ mu rất bền và chắc. Bộ cửa làm bằng gỗ gõ với khung cửa dày 4 tấc với 6 cánh cửa dày 2 tấc, được chạm khắc 6 vị đại Bồ Tát trên hệ thống cửa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét