NAM
MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
kinh
bạch chư tôn ĐĐ Tăng
kinh
thưa quý huynh đệ hiện diện
Trước
hết, tôi xin thay mặt nhóm Thiện nguyện, trang trọng kính đến tất cả lời chào
đón chân thành và hỷ lạc.
Kinh
thưa quý vị, Năm nay, đặc biệt chính phủ cho phép toàn quốc tổ chức đón mừng Phật
Đản suốt tuần từ mồng 8 đến rằm; không những các am tự viện, các cơ sở Phật giáo, ngay cả tư gia thiện tín cũng được
phép treo cờ giăng đèn, căng băn rôn và làm vườn Lâm Tỳ Ni…nghĩa là mọi cách để
tôn vinh ngày Đản sanh của đấng cha lành trong 6 cỏi; đồng thời, kỷ niệm 50 năm
ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu để bảo vệ công bằng cho Phật giáo mà đạo dụ
số 10 bị nhà Ngô dùng làm phương tiện kềm hãm và triệt tiêu Phật giáo. Suốt thời
gian để có ngọn đuốc làm lay động lương tâm thế giới như thế, đã có nhiều tu
sĩ, tín đồ bị sát hại trong thầm lặng ở miền Trung Việt Nam chúng ta vào thập
niên 1963 về trước.
Phật
giáo tồn tại và phát triển được như hôm nay, chư Thánh tử đạo đã hy sinh bao
xương máu một cách bất bạo động, lấy thân mình làm ngọn đuốc soi sáng chân lý, và ngoài ý muốn, ngọn đuốc của Bồ Tát
Thích Quảng Đức lại là giọt nước cuối cùng cuốn trôi chế độ độc tài gia đình trị
của nhà Ngô. Ngọn lửa Từ bi đó đã xóa tan lửa hận thù mà đảng Cần Lao Nhân Vị,
vệ tinh bảo vệ chế độ đã bị cháy theo thân xác của các Thánh tử đạo. Sở dĩ
chúng tôi nói là ngoài ý muốn, vì Nguyện vọng của Phật giáo chỉ đòi hỏi quyền
bình đẳng giữa các tôn giáo mà nhà Ngô đã khép PG vào luật của các hiệp hội, ngoại trừ Công giáo
lúc bấy giờ. Và sau đó, 1964, PGVN đã có một mùa Phật Đản huy hoàng tổ chức tại
bờ sông Bạch Đằng, tại quận nhất, Sài gòn. và kể từ đó, mùa Phật đản lịch sử sau đó chìm lặng bởi khói lửa đao binh, cho đến 2008, nước nhà
thống nhất, Phật đản được tái hiện dưới danh nghĩa đại diện Liên Hiệp Quốc,
Vesak tại Hà nội hình
thành.
Năm
nay, tuy Phật giáo chịu nhiều tang chế của những đại lão chức sắc trong giáo hội
viên tịch, chúng ta vẫn cố gắng tưởng niệm ngày Đản sanh của đức Từ phụ nhân kỷ
niệm 50 năm Bồ Tát T.Quảng Đức vị pháp thiêu thân. Nơi đây, để hưởng ứng tinh
thần chung của GH đề ra, trong khung viên chật hẹp của con hẽm xóm lao động,
nhóm Thiện nguyện được quý thầy, các anh chị em đạo hữu tham dự kỷ niệm mùa
Khánh đản và tưởng nhớ 50 năm ngày Bồ Tát T. Quảng Đức, vị pháp
thiêu thân.
Ngưỡng
bạch chư tôn đức và kính liệt quý huynh đệ. Nhân dịp đón mừng Khánh đản năm
2557, xin thay mặt nhóm, thông qua ý
nghĩa xuất hiện của Thái Tử Tất Đạt Đa cách đây gần ba ngàn năm về trước, để quần
chúng tín đồ được am tường:
“Gần ba ngàn năm qua,
bao biến thiên trên hành tinh, bao tiến bộ của loài người, bao học thuyết ra đời
và bao giáo chủ xuất hiện, thế mà giáo thuyết Phật giáo, lịch sử đức Phật được
vẫn xem là một huyền thoại khó tin, vẫn tồn tại trong cuộc sống của nhân loại
cho đến hôm nay, cứ như là mới lạ đối với loài người trong thời đại văn minh tiến
bộ hiện tại.
Thảo nào - Albert Einstein bảo: “ Tôn giáo tương lai sẽ là tôn
giáo chung cho cả vũ trụ. Tôn giáo này siêu việt trên một đấng Thiêng liêng nào
đó và tránh hết mọi giáo điều và thần học. Bao trùm cả thiên nhiên lẫn tinh thần
tôn giáo, tôn giáo này phải căn cứ vào ý niệm đang phát sinh từ những thực nghiệm
của mọi vật, thiên nhiên và tinh thần như một sự thuần nhất đầy đủ ý nghĩa. Ðạo
Phật đáp ứng được điều đó” – Albert Einstein (trang 54).
Những biểu tượng từ lúc Thái tử sanh ra, người ta cho là huyền thoại được
thánh hóa bởi những tín đồ cuồng nhiệt, sự thật, đã là biểu tượng đều hàm tàng
triết lý của một bậc thánh nhân. Phải hiểu rằng, biểu tượng hay dụ ngôn là một
chiếc bóng đi kèm với hiện thể.
Cổ nhân thường ví, cái
gì thuộc bên phải, thuộc lẽ phải – là chân
lý. Hình ảnh Thái tử sanh ra từ hông phải của hoàng hậu Maya, không phải
từ nách chui ra mà Thái tử xuất hiện từ
một chân lý, một lẽ phải của đời người;
Chẳng những thế, con người mang đủ thất tình lục dục, hỷ nộ ái ố…trong
thân chúng sanh do tham sân si mà ra, nhưng, Thái tử Tất Đạt Đa, từ chân lý mà
ra, vì thế, vượt trên mọi thất tình phàm tục đó, thất tình được chuyển hóa thanh tịnh thành bảy hoa sen đỡ gót ngọc, nghĩa là Ngài
vượt trên thất tình phàm tục, chính vì thế. Khi Thái tử đưa tay mặt chỉ Trời,
tay trái chỉ đất bảo: “Thiên
thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ!”.
Chúng sanh trôi lăn trong 6 đường, tâm nhiễm ô bị sai sử bởi danh-lợi-tình;
tâm dính mắc mà tự cho là bản Ngã của mình, nhưng khi tâm được chuyển hóa, khai
ngộ, tuệ giác xuất hiện thì cái Ngã đó không còn là chấp ngã phàm phu, thức thứ 8 chuyển thành “Bạch tịnh thức” để rồi Thức biến thành Trí; cái ngã mà Thái tử tuyên bố
như một tuyên ngôn lịch sử của bậc giác ngộ, không còn là cái ngã phàm phu tục
tử, vì thế, không thể nói là Ngài cao ngạo khi bảo: “Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn”, bởi vì, tiếp câu đó là: “Vô
lượng sanh tử, ư kim tận hỷ!”.
Có nghĩa: “Ta đi lang thang trong vòng luân hồi qua bao
kiếp sống, tìm mãi mà chưa gặp kẻ làm nhà. Nay ta đã gặp ngươi rồi, ngươi đừng
hòng cất nhà thêm được nữa, những đòn tay, những cột kèo, những rui mè... của
ngươi đã bị mục rã cả rồi...” Pháp Cú câu 154
Rõ ràng là Ngài đã tận diệt mọi nguyên nhân làm thân chúng sanh miên viễn
trong luân hồi lục đạo. Tuyên ngôn vững chắc đó kết hợp với bảy bước chân giải
thoát trên “thất tình” đã chuyển hóa
thành hoa sen, chính vì vậy, Ngài xuất hiện từ bên phải của chân lý, đã xác định
một “tính giác” trên trời dưới trời là một “tánh giác tuyệt đối mà vô số kiếp
trôi lăn sanh tử, nay được đoạn tuyệt.
Ý nghĩa ra đời của Thái tử là một
hàm ý trọng đại xác định Phật tính trong mỗi chúng sanh khi đã hoàn giác
thì cái “duy ngã” đó là một tối thượng
chứ không phải là đấng được độc tôn như cái hiểu đầy ngã chấp thường tình.
Từ sự xuất hiện mang tính biểu tượng triết học lẫn văn học, hoàn toàn tự
lực của mỗi cá thể, thoát khỏi tín điều Thần học của các tôn giáo đương thời tại
Ấn Độ cũng như về sau, một Tuyên Ngôn có một không hai xác định giá trị của từng
cá thể, đó là một chân lý tuyệt đối đáng cho các triết gia, học giả và nhân loại
tán dương như một Albert Einsten đã từng ca tụng. Như thế, việc đón mừng ngày Đản
Sanh của Đức Từ phụ, không chỉ là một thủ tục mừng ”sinh nhật” bình thường của
con người hay ngày sanh của một giáo chủ, mà là ngày nhắc nhở những người con
Phật phải luôn ý thức về khả năng trong mỗi chúng ta về con đường đang đi như đức
Bổn sư đã đi.
Tuy gần ba ngàn năm đức Phật nhập diệt, nhưng những biểu tượng từ lúc ra
đời đến lúc nhập diệt, suốt 49 năm giáo hóa, Kinh tạng vẫn là một hàm ý hiện thể
cho các “học giả” và cũng như nhập thể cho các “hành giả”. Suốt ba ngàn năm đó
vẫn xuất hiện những hành giả nhập lưu và xác định sự thành đạt của các hành giả
đang hành trì miên mật. Giá trị một biểu tượng xuyên suốt “ngôn hành” hợp nhất
đó đã xác định một chân lý của Phật giáo. Ngưỡng mong tất cả chúng ta tinh tấn
và nắm bắt được cốt tủy của Phật giáo để một đời làm người và một đời làm con Phật không uổng phí.
Kinh mừng một mùa Phật đản an lạc,
hạnh phúc thực thụ chứ không là một huyền thoại như lầm tưởng suốt thời gian
dài dưới mắt hoang tưởng của chúng ta.
Thay mặt ban tổ chức đại lễ Phật
Đản nhóm thiện nguyện , tôi xin được tuyên bố lý do buổi lễ hôm nay
NAM MÔ HOAN HỶ TẠNG BỒ TÁT MA HA TÁT
mồng 10/4/quý tỵ 19/5/2013
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét